Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Công tác xã hôi trong chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại trường chuyên biệt ánh sao,quận hà đông, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.06 KB, 59 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hương.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự
tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm ới lời cam đoan này!
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Lăng


2


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện tốt bài khóa luận này, trong quá trình nghiên cứu ngoài
sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các cá
nhân, cơ quan.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy (Cô) khoa
Công tác xã hội nói riêng và toàn thể các thầy cô trường Đại học Lao động xã
hội nói chung đã dùng kiến thức và tâm huyết của mình truyền đạt lại cho em
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Và đặc biệt, em xin gửi đến giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị
Hương lời cảm ơn chân thành nhất về những định hướng quan trọng, những


sự động viên giúp đỡ, đồng hành cùng em trong suốt quá trình thực hiện bài
khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng toàn thể các thầy cô
giáo tại trường chuyên biệt Ánh Sao(cơ sở 2), quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành việc
thu thập số liệu phục vụ cho bài khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kinh nghiệm còn non nớt, kiến
thức còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót.
Rất mong nhận được những sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài nghiên
cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Lăng


4

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
5. Khách thể nghiên cứu....................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
8. Kết cấu khóa luận..........................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ.........................6
1.1 Một số khái niệm cơ bản.............................................................................6
1.1.1 Khái niệm công tác xã hội........................................................................6
1.1.2 Khái niệm chăm sóc giáo dục.................................................................8
1.1.3 Khái niệm trẻ rối loạn phổ tự kỷ..............................................................9
1.1.3.1 Khái niệm rối loạn phổ tự kỷ.................................................................9
1.1.3.2 Những biểu hiện của trẻ rối loạn phổ tự kỷ.........................................10
1.1.3.3. Phân loại trẻ rối loạn phổ tự kỷ..........................................................11
1.1.3.4. Nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỷ..................................................12
1.1.3.5. Các phương pháp điều trị cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ..........................13
1.1.4 Khái niệm công tác xã hội trong chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự
kỷ.....................................................................................................................14
1.2 Nội dung Công tác xã hội trong Chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ
.........................................................................................................................15
1.2.1 Hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm trẻ nâng cao nhận thức cho trẻ.....15


5

1.2.2 Hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm phát triển kỹ năng.........................16
1.2.3 Hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm phát trển thể chất..........................18
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Công tác xã hội trong chăm sóc giáo dục cho
trẻ rối loạn phổ tự kỷ.......................................................................................18
1.3.1 Yếu tố bản thân trẻ rối loạn phổ tự kỷ....................................................19
1.3.2 Yếu tố gia đình trẻ rối loạn phổ tự kỷ...................................................19
1.3.3 Yếu tố sự kỳ thị của xã hội.....................................................................20

1.3.4 Yếu tố về nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc giáo dục cho trẻ rối
loạn phổ tự kỷ..................................................................................................21
1.3.5 Yếu tố về chính sách luật pháp, chương trình, mô hình dịch vụ của nhà
nước trong chăm sóc giáo dục trẻ RLPTK......................................................22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...............................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC CHO TRẺ
RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT ÁNH SAO,
HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI............................................................25
2.1. Khái quát chung về địa bàn và khách thể nghiên cứu..............................25
2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................25
2.1.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu.......................................................27
2.1.2.1. Về độ giới tính....................................................................................27
2.1.2.2. Về độ tuổi...........................................................................................29
2.1.2.3. Về trình độ học vấn............................................................................30
2.1.2.4. Về thâm niên công tác........................................................................31
2.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ RLPTK tại trường chuyên
biệt Ánh Sao....................................................................................................32
2.2.1. Mức độ quan trọng của các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn
phổ tự kỷ..........................................................................................................32
2.2.2. Thời gian dành cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ RLPTK.......33
2.2.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho
trẻ RLPTK.......................................................................................................34
2.2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm phát triển kỹ năng cho
trẻ rối loạn phổ tự kỷ.......................................................................................37
2.2.4. Thực trạng hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm phát triển thể chất cho
trẻ RLPTK.......................................................................................................38


6


2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ rối
loạn phổ tự kỷ..................................................................................................39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...............................................................................40
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG
CHĂM SÓC GIÁO DỤC CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI
TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT ÁNH SAO, HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.................................................................................................................41
3.1. Kết luận....................................................................................................41
3.2. Giải pháp..................................................................................................41
3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cộng
đồng về trẻ RLPTK và công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ RLPTK..............41
3.2.2. Xây dựng mô hình chăm sóc giáo dục tại gia đình...............................41
3.2.3. Giải pháp nhằm tăng cường sự lien kết giữa gia đình trẻ RLPTK và nhà
trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ RLPTK.....................................41
3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động.......................................................41
3.2.5. Phát huy tốt vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc giáo
dục cho trẻ RLPTK.........................................................................................41
3.3. Khuyến nghị.............................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................44
Phụ Lục 01.....................................................................................................45


7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

RLPTK

Rối loạn phổ tự kỷ


CTXH

Công tác xã hội

CSGD

Chăm sóc giáo dục

NVCTXH

Nhaav viên công tác xã hội


8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Trình độ học vấn, chuyên môn của người khảo sát........................36
Bảng 2.2. Mức độ sử dụng các cách thức hướng dẫn cho trẻ........................43
Bảng 2.3.thực trang những yếu tố ảnh hưởng tới công tác chăm sóc giáo
dục trẻ RLPTK..............................................................................45
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới tính của người tham gia khảo sát............................34
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tuổi của những người tham gia khảo sát.........................35
Biểu đồ 2.3. Thâm niên công tác của những người tham gia khảo sát............37
Biểu đồ 2.4. Mức độ quan trọng của người khảo sát với các hoạt động
chăm sóc giáo dục.........................................................................38
Biểu đồ 2.5. Thời gian của những người khảo sát dành cho trẻ RLPTK
qua những hoạt động chăm sóc giáo dục......................................39
Biểu đồ 2.7. Mức độ sử dụng các cách thức hướng dẫn trẻ các hoạt động
nâng...............................................................................................41

Biểu đồ 2.8. Phản ứng của trẻ khi thực hiện các cách thức.............................42
Biểu đồ 2.9. Thực trạng kỹ năng được hướng dẫn tại tại trường...................43
Biểu đồ 2.10. Mức độ sử dụng các cách thức nhằm phát triển thể chất
cho trẻ...........................................................................................44
Biểu đồ 2.11. Thực trạng sử dụng hình thức với trẻ không tham gia vận
động..............................................................................................45


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rối loạn phổ tự kỷ đã được bác sĩ Leo Kanner( người Mỹ gốc Áo) mô tả
vào năm 1943. Rối loạn phổ tự kỷ là một chuỗi những hội chứng rối loạn phát
triển. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường gặp khiếm khuyết ở 3 lĩnh vực: Tiếp xúc
xã hội, giao tiếp và ngôn ngữ, tưởng tượng và tư duy. Vì vậy mà công tác
chăm sóc giáo dục cho đối tượng này sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với các đối
tượng trẻ em khác.
Ngày trước, khi sự hiểu biết về rối loạn phổ tự kỷ còn nhiều hạn chế,
những người bị rối loạn phổ tự kỷ bị xếp chung với nhóm bệnh tâm thần, bị
cách li khỏi cộng đồng và trở thành những người tàn phế, thành gánh nặng
của gia đình và xã hội. Ngày nay nhờ các nghiên cứu khoa học và thực
nghiệm đã chỉ ra rằng: tuy gặp nhiều trở ngại nhất là về giao tiếp xã hội và
ngôn ngữ, người tự kỷ vẫn hoàn toàn có khả năng hoà nhập cộng đồng, có thể
học tập, làm việc và sống độc lập. Thực tế đã chứng minh có một số trẻ nhờ
phát hiện sớm và can thiệp đúng hướng mà khả năng giao tiếp cũng như học
tập được cải thiện đáng kể, nhiều trẻ còn bộc lộ những năng khiếu đặc biệt so
với trẻ em cùng lứa tuổi. Chúng ta đang từng bước giúp đối tượng này có
cuộc sống tốt hơn, có cơ hội hòa nhập với xã hội.
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới ký cam kết thực hiện Công ước
của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em. Chính phủ Việt Nam đã triển khai hàng
loạt các biện pháp tác động xã hội nhằm bảo đảm Quyền trẻ em. Luật Bảo vệ

Chăm sóc và Giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 đã dành riêng một chương
cho vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời, cũng khẳng
định sự quan tâm tới nhóm trẻ cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt
trong đó có trẻ khuyết tật nói chung và trẻ rối loạn phổ tự kỷ nói riêng.
Trong khi số lượng trẻ tự kỷ ngày càng xuất hiện nhiều hơn, tần suất
xuất hiện của người mắc Tự kỷ trong tổng dân số là 3 đến 5 người trên 10.000
dân (các số liệu này dựa trên những cuộc khảo sát trên quy mô lớn ở Anh và
Mỹ), nghiên cứu ở bang Caliofonia thấy rằng trẻ tự kỷ năm sau cao gấp 240
lần năm trước, đây có thể nói là một tỷ lệ quá cao. Tại Việt Nam, khái niệm
RLPTK chỉ thực sự được biết đến một cách rộng rãi từ những năm đầu tiên
của thế kỉ XXI, nghiên cứu về RLPTK còn hạn chế. Việc công nhận RLPTK
như một dạng khó khăn cần được hỗ trợ đặc biệt trong giáo dục cũng chưa
thực sự thống nhất. Theo nghiên cứu ở nước ta cũng như trên thế giới tỉ lệ


trẻ khuyết tật chiếm một số lượng không nhỏ (khoảng 10% tổng số trẻ em
đợc sinh ra). Vì thế công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật đã và đang là
vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội, và là nỗi niềm canh cánh, nỗi lo âu
của rất nhiều các bậc cha mẹ phụ huynh.
Hiện nay để đáp ứng được nhu cầu cũng như tình hình hiện nay về số
lượng trẻ tự kỷ. Đã có nhiều trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục đặc biệt
cho trẻ tự kỷ đã được thành lập với nhiều chương trình can thiệp, dành cho
trẻ tự kỷ hướng tới việc hoà nhập cộng đồng được thiết kế và xây dựng.
Nhưng khiếm khuyết chủ yếu của trẻ tự kỷ nằm trong lĩnh vực giao tiếp xã
hội, kéo theo nhiều rối loạn khác về ngôn ngữ và hành vi. Ngày 22/05/2006
Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành quyết định số 23/QĐ Bộ GD & ĐT. Theo
nội dung quyết định trên thì mục tiêu giúp hoà nhập cho người khuyết tật là
giúp họ được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người khác. Và hiện
nay các công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ RLPTKvẫn còn nhiều hạn chế.
Chúng ta biết rằng, trường mầm non chính là một xã hội thu nhỏ, ở nơi

đó trẻ được học rất nhiều những quy tắc, những luật lệ, những chuẩn mực phù
hợp thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi. Trường chuyên biệt Ánh
Sao( Hà Đông- Hà Nội) cũng được biết đến là cơ sở uy tín cho những gia đình
có con là trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Với số lượng trẻ hiện nay tại trường là 71 em.
Công tác chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại trường đang là một
trong những hoạt đông cần thiết trong bối cảnh trẻ rối loạn phổ tự kỷ hiện nay.
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu thực hiện đề tài: Công tác xã
hôi trong chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại trường chuyên biệt
Ánh Sao,quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Qua đó đưa ra một số giải
pháp, khuyến nghị giúp công tác chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ đạt
hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lí luận liên quan đến công tác xã hội trong chăm sóc giáo dục
trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại trường chuyên biệt Ánh Sao, Hà Đông, Hà Nội.
Tìm hiểu về thực trạng, khó khăn, rào cản về chăm sóc giáo dục cho trẻ rối
loạn phổ tự kỷ tại trường chuyên biệt Ánh Sao, Hà Đông , Hà Nội.
Trên cơ sở khảo sát các hoạt động chăm sóc giáo dục tại trường chuyên
biệt Ánh Sao, đánh giá hiệu quả của công tác chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn
phổ tự kỷ. Và đề xuất các giải pháp, hoạt động phù hợp trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ để nâng cao hiệu quả cuộc sống, tự phục vụ


bản thân.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về trẻ rối loạn phổ tự kỷ, công tác xã hội trong
chăm sóc giáo dục cho trẻ RLPTK
Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá thực trạng, những rào cản, khó khăn đối
với trẻ RLPTK trong chăm sóc giáo dục. Tập trung vào vào một số hoạt
động chăm sóc giáo dục.
Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ trẻ RLPTK nâng cao chất

lượng cuộc sống, kỹ năng cá nhân và nhận thức cho trẻ.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là: CTXH trong chăm sóc giáo
dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại trường chuyên biệt Ánh Sao, quân Hà Đông,
thành phố Hà Nội.
5. Khách thể nghiên cứu
Điều tra bảng hỏi 46 cán bộ công nhân viên, giáo viên tại trường chuyên
biệt Ánh Sao, Hà Đông, Hà Nội.
Phỏng vấn sâu 5 giáo viên nhóm và cá nhân tại trường chuyên biệt Ánh
Sao.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ nghiên cứu
thực trạng CTXH trong chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
Không gian: tại trường chuyên biệt Ánh Sao, quận Hà Đông, Hà Nội.
Thời gian: từ 10/4/2018 đến 6/5/2018
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu :
Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu là phương pháp sử dụng kỹ
thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra từ những nguồn tài liệu các thông
tin cần thiết cho việc nghiên cứu thực trạng công tác xã hội trong chăm sóc
giáo dục trẻ tự kỷ tại trường chuyên biệt Ánh Sao, Hà Đông , Hà Nội. Qua đó
đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng kiến thức trong
chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Những nơi thu thập tài liệu là:tài
liệu về trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại trường chuyên biệt Ánh Sao, Hà Đông ,Hà
Nội, thư viện trường Đại học Lao Động- Xã Hội, các trang báo điện tử, các


thông tin tài liệu từ internet.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi :
Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong qua trình làm bài nghiên cứu.

Nó thể hiện được vấn đề nghiên cứu, bảng hỏi là một hệ thống các câu hỏi
đƣợc xếp đặt dựa trên cơ sở các nguyên tắc, tâm lý, logic và theo nội dung
nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm
của mình với những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu
thu nhận được các thông tin cá nhân đầu tiên đáp ứng yêu cầu của đề tài và
mục tiêu nghiên cứu. Cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản của việc xây
dựng bảng hỏi, tuy nhiên phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi có
những yêu cầu tỉ mỉ 6 và chi tiết hơn như: tất cả những câu hỏi phải được diễn
đạt sao cho khi đọc lên ai cũng hiểu được ý nghĩa của nó và sẵn sàng cung
cấp thông tin, việc trình bày cũng phải rõ ràng, sạch đẹp để thể hiện sự tôn
trọng đối với người đọc nghiên cứu.
7.3. Phỏng vấn sâu:
Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập những thông tin
mang tính chiều sâu, những vấn đề chưa được đề cập, cần được làm rõ hơn
thông qua chia sẻ của nững người được phỏng vấn. Thông qua quá trình
phỏng vấn, người nghiên cứu cũng có khả năng kiểm chứng mức độ tin cậy
của thông tin thu được và có thể dẫn dắt nguời được phỏng vấn theo định
hướng của nhà nghiên cứu, nhằm thu được những thông tin cần thiết cho đề
tài nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn sâu giúp chúng ta hiểu sâu hơn về
thực trạng công tác xã hội trong chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại
trường chuyên biệt Ánh Sao và những thuận lợi khó khăn trong quá trình
nghiên cứu đề tài. Trong đề tài này, tôi thực hiện tiến hành phỏng vấn 5 giáo
viên nhóm tại trường, nhằm tìm hiểu các những phương thức, rào cản, khó
khăn của giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
7.4. Phương pháp quan sát:
Quan sát là bao trùm tất cả các cách thức, quy tắc để tiếp cận và thu nhận
được các thông tin thực nghiệm từ thực tế xã hội. Đây là phương pháp tạo ra
ấn tượng mạnh trực tiếp về các sự kiện, quá trình, hành vi xã hội. trong quan
sát người quan sát cảm nhận trực tiếp những hành vi, những sự kiện và các
quá trình. Quan sát cho phép ghi lại những biến đổi khác nhau của đối tượng

được nghiên cứu vào lúc nó xuất hiện. Nó cũng cho phép cho thấy đƣợc sự
phát triển của các biến cố, cho phép nghiên cứu được thái độ của những thành


viên của nhóm trong môi trường tự nhiên. Qua quan sát sẽ thấy được một
cách trực tiếp thái độ của cá nhân trong tình huống tương tự. Như vậy người
quan sát với kinh nghiệm thực tế nhất định, trong quá trình tri giác cảm nhận
trực tiếp từ thực tế đi đến kết luận phù hợp với kinh nghiệm của người quan
sát. Quan sát rất có giá trị khi nghiên cứu bản chất sâu lắng của hiện tượng,
nghiên cứu về những nguyên nhân, động cơ của những hoạt động, nghiên cứu
về cơ cấu của các mối quan hệ trong xã hội. Quan sát trực quan từ những hoạt
động, hành vi của trẻ rối loạn phổ tự kỷ, thực tế cơ sở vật chất và các tương
tác của trẻ rối loạn phổ tự kỷ với với môi trường xung quanh để có những
thông tin bổ sung thêm luận chứng cho kết quả nghiên cứu.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Thống kê là khoa học về các phƣơng pháp thu thập, tổ chức, trình bày,
phân tích và xử lý số liệu. Thống kê giúp ta phân tích các số liệu một cách
khách quan và rút ra các tri thức, thông tin chứa đựng trong các số liệu đó.
Trên cơ sở này, chúng ta mới có thể đƣa ra đƣợc những dự báo và quyết định
đúng đắn. Sau khi có số liệu tôi tiến hành thống kê tính toán , phân tích và so
sánh nhằm mục đích phục vụ cho đề tài nghiên cứu,đảm bảo đề tài vừa mang
tính lí luận vừa mang tính khoa học.
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thống kê : tính tần số,
phần trăm, trung bình,... để phân tích số liệu thu thập được từ phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi. Từ đó đưa ra kết quả phân tích và nhận xét.
8. Kết cấu khóa luận
Kết cấu khóa luận bao gồm: 3 phần
Phần mở đầu:
Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong chăm sóc giáo dục trẻ rối

loạn phổ tự kỷ
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn
phổ tự kỷ tại trường chuyên biệt Ánh Sao, quận Hà Đông, Hà Nội.
Phần kết luận ,giải pháp và khuyến nghị.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG


CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một ngành học thuật và hoạt động chuyên môn nhằm
trợ giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng
xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Công tác xã hội (CTXH) được xem
như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay.
CTXH tồn tại và hoạt động khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết như
tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị
tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng…Tuy
nhiên ở Việt Nam, CTXH thường được nghĩ như là một việc làm từ thiện. Để
cho thấy CTXH không phải là công việc đơn giản như công tác từ thiện, cần
có cái nhìn đầy đủ ý nghĩa về CTXH.
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH, dưới đây là một số định
nghĩa về CTXH.
Theo Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Montreal, Canada vào tháng 7/2000: Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy
sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người,
sự tăng quyền lực và giải phóng con người nhằm giúp cho cuộc sống ngày
càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và
các hệ thống xã hội. Công tác xã hội can thiệp ở những điểm tương tác giữa
con người và môi trường của họ.

Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo công tác xã hội
quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội như sau: Công
tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối
quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao
quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con
ngƣời. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý
luận vì hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi
trường sống.
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt
động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng
cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và
tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996:
5).


Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004):
Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó
không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh
của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn
đề của mình.
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài
hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề
xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã
hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an
sinh xã hội tiên tiến.
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH,trên
từng khía cạnh nghiên cứu khác nhau nhưngtrong bài nghiên cứu này, sinh
viên xin được sử dụng khái niệm công tác xã hội của TS. Bùi Xuân
Mai(2010) : Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực

đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia
đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm
bảo an sinh xã hội.
Nhiệm vụ công tác xã hội
Qua khái niệm công tác xã hội dược đề cập ở trên, tác giả xin đưa ra một số
nhiệm vụ của công tác xã hội như sau:
Nâng cao năng lực của con người trong giải quyết vấn đề, đương đầu
và hành động có hiệu quả. Để hoàn thành mục tiêu này, nhân viên xã hội đánh
giá những cản trở đối với khả năng thực hiện chức năng của thân chủ, nhân
viên xã hội cũng xác định các nguồn lực, những thế mạnh, nâng cao kỹ năng
giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phát triển các kế hoạch để giải quyết và
ủng hộ các nỗ lực của thân chủ để tạo ra những thay đổi trong cuộc sống và
hoàn cảnh của họ.
Nối kết thân chủ với các nguồn lực cần thiết để giúp đỡ thân chủ sử dụng
các nguồn lực mà họ cần thiết để thay đổi có hiệu quả tình trạng của họ, nhân
viên xã hội ủng hộ các chính sách và dịch vụ cung cấp phúc lợi tốt nhất, nâng
cao giao tiếp giữa các nhà chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ, xác định những lỗ
hổng, những trở ngại trong các dịch vụ xã hội cần phải giải quyết .
Thúc đẩy chất lượng mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội. Mục tiêu


này có nghĩa là nhân viên xã hội cần đảm bảo rằng hệ thống cung cấp các
dịch vụ xã hội mang tính nhân đạo và cung cấp các nguồn lực, dịch vụ cho
con người. Để hoàn thành mục tiêu này, nhân viên xã hội tham gia và ủng hộ
các kế hoạch tập trung vào thân chủ, có hiệu lực và hiệu quả, kết hợp với các
biện pháp trách nhiệm giải trình .
Thúc đẩy sự công bằng xã hội thông qua phát triển chính sách xã hội, đối
với việc phát triển các chính sách xã hội, nhân viên xã hội nghiên cứu các vấn
đề xã hội để thực hiện chính sách, đưa ra những đề xuất các chính sách mới,

biện hộ để đừng áp dụng thực hiện các chính sách không hữu ích. Ngoài ra,
nhân viên xã hội cụ thể hóa các chính sách chung thành các chương trình và
các dịch vụ cụ thể để đáp ứng các nhu cầu của con người.
Với vai trò của mình công tác xã hội đã và đang là một nghề ngày càng
phát triển giúp nâng cao năng lực của cá nhân, gia đình và cộng đồng, thúc
đảy nền an sinh xã hội nước nhà. Mỗi chúng ta cần quan tâm hơn nữa để công
tác xã hội thực hiện tốt vai trò của mình, giúp ổn định nền an sinh và nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân.
1.1.2 Khái niệm chăm sóc giáo dục
Chăm sóc:
Là sự chào đón nhiệt tình, là những hoạt động cần thiết phải làm để thỏa
mãn nhu cầu và mong đợi của người được chăm sóc theo cách mà họ mong
muốn.
Là hoạt động nhằm duy trì, điều chỉnh và phục hồi các khả năng hoạt động
bình thường của cơ thể, tạo được trạng thái thỏa mái về thể chất, tinh thần cho
đối tượng được chăm sóc.
Giáo dục
Từ buổi bình minh của nhân loại, con người muốn tồn tại và phát triển đã
phải không ngừng tìm hiểu, khám phá và cải tạo thế giới khách quan vì lợi ích
của cá nhân và cộng đồng. Trong quá trình nhận thức và cải tạo đó, con người
tiếp thu được những kinh nghiệm sống và hoạt động. Đến một trình độ phát
triển nhất định, khi xã hội tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sống và hoạt
động, thì các thế hệ sau không cần phải mò mẫm tìm kiếm những kinh
nghiệm giản đơn, rời rạc và phổ biến nữa, mà được kế thừa những kinh
nghiệm của thế hệ đi trước thông qua con đường dạy học và giáo dục. Như
vậy giáo dục được hiểu như sau:


- Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách có
mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa những

người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những
kinh nghiệm xã hội của loài người.
- Theo nghĩa hẹp: giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể,
là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng động cơ, tình cảm , thái độ, những
nét tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, thuộc
các lĩnh vực đạo đức, lao động tư tưởng chính trị, thẩm mĩ…
Giáo dục còn được hiểu:
- Giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm xã hội giữa
các thế hệ.
- Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng
của những tác động có mục đích xác định, được tổ chức một cách có kế
hoạch, có phương pháp, có hệ thống của các cơ quan giáo dục chuyên biệt
Chăm sóc giáo dục
Qua tìm hiểu những khái niệm, định nghĩa về chăm sóc, giáo dục, tác giả xin
đưa ra khái niệm: chăm sóc giáo dục là hoạt động cần thiết để phục hồi các
khả năng bình thường của đối tượng được tác động và hướng dẫn những kỹ
năng để giúp họ gia tăng năng lực nhằm tham gia đời sống xã hội, hòa nhập
cộng đồng.
1.1.3 Khái niệm trẻ rối loạn phổ tự kỷ
1.1.3.1 Khái niệm rối loạn phổ tự kỷ
Theo Nguyễn Thị Hoàng Yến- Phó Viện trưởng Viện khoa học giáo dục
Việt Nam: Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật về phát triển có thể
gây ra những trở ngại đáng kể về mặt xã hội, giao tiếp và hành vi. Thường thì
hình thức bề ngoài của những người rối loạn phổ tự kỷ không có gì khác với
những người khác, nhưng cách họ giao tiếp, tương tác, hành xử và học tập thì
khác với hầu hết những người khác. Khả năng học tập, suy nghĩ và giải quyết
vấn đề của những người rối loạn phổ tự kỷ có thể dao động từ rất có tài năng
đến khó khăn nghiêm trọng. Một số người tự kỷ cần nhiều sự giúp đỡ trong
cuộc sống hàng ngày trong khi một số người khác thì cần ít hơn.
Chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ hiện nay bao gồm các chẩn đoán riêng biệt

về một số tình trạng: rối loạn tự kỷ, rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu
(PDD-NOS), và hội chứng Asperger. Tất cả các tình trạng này hiện nay được


gọi là rối loạn phổ tự kỷ.
1.1.3.2 Những biểu hiện của trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường có vấn đề về các kỹ năng xã hội, cảm
xúc và giao tiếp. Họ thường lặp lại các hành vi nhất định và có thể không
muốn thay đổi trong các hoạt động hàng ngày. Nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỷ
cũng có những cách học tập, chú ý, hoặc phản ứng với mọi thứ khác biệt. Các
dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ bắt đầu trong thời thơ ấu và thường kéo dài
trong suốt cuộc đời của trẻ.
Dấu hiệu cảnh báo dưới 1 tuổi
Dạng bé “hiền”:
+ Cứ ăn rồi ngủ, đặt đâu nằm đó ít quấy khóc, mẹ (thường rất tự hào về
bé vì cho rằng mới sinh ra đã ngoan không quấy mẹ)
Dạng bé “quậy”:
+ Khóc bất kể ngày đêm mà không tìm được lý do, không ai dỗ được,
không phải khóc dạ đề. Khi khóc hay ưỡn người ra xa mẹ.
+ Ítt ngủ, khó ngủ hoặc không ngủ.
+ Phản xạ nhai kém hoặc không ngủ.
+ Hiếm hoặc không có nụ cười dù còn nhỏ nhưng có vẻ mặt xa vắng,
ưu tư như “ông cụ non”. ít biết la, ít biết chơi đồ chơi.
+ Đến 1 tuổi vẫn không biết chỉ trỏ, không bi bô bập bẹ.
Dấu hiệu bệnh lí từ 1 tuổi trở đi.
+ Ăn vạ, thường xuyên có vẻ là một bé “khó ưa”.
+ Không muốn kết bạn, vô cảm với xung quanh.
+ Không hồi đáp, giao lưu bằng mắt rất kém.
+ Các hoạt động có xu hướng bất biến (xem hoài những băng đĩa quen
thuộc, nghiện một số món đồ cũ, đi những con đường quen thuộc, ăn hoài một

vài món không đổi).
+ Khả năng tập trung chú ý kém hoặc không có.
+ Rất kén ăn, khó ăn. Có bé còn rất bé lại ăn những thứ rất “người lớn”
như tỏi sống, muối, ớt cay.
+ Đi ít ngã hoặc không hề ngã dù mới biết đi, chạy nhiều đi ít, đi nhón
chân, đi không đánh tay.


+ Hành vi khác lạ: hay xoay đồ vật hoặc tự xoay tròn. Tự hành hạ hoặc
hành hạ người thân, nói nhảm, khó gội đầu cắt tóc, hay chui vào góc nhà,
thích ở một mình, khó tập đi vệ sinh.
+ Rất hay rối loạn tiêu hoá không lí do, 60% trẻ tự kỷ bị táo bón kinh
niên, cá biệt có bé tiêu chảy không lý do liên tục. Thường xuyên bị viêm hô
hấp trên, viêm tai - mũi - họng (1-2 tuần, 1 tháng một lần), hay sốt, thậm chí
sốt định kỳ mà bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Thở khó khi ngủ, có bé còn
thở dốc.
+ Ngôn ngữ mất hoặc không hoàn chỉnh, thể hiện dưới các triệu chứng
là:
- Không nói được tự đơn khi đã 16 tháng (từ có chữ ba, mẹ, ăn, bé).
- Không nói được từ đôi khi đã hai tuổi (từ có hai chữ: ăn cơm, mẹ bế
đi chơi, ba về).
- Nói khó, ghét nói.
- Đã nói được, nói giỏi nhưng lại bất thình lình (hoặc từ từ) mất ngôn
ngữ bất kỳ lúc nào, thường xảy ra ở độ tuổi từ 18 tháng đến gần 4 tuổi.
- Nói suôn sẻ nhưng nội dung không liên quan đến môi trường, hoàn
cảnh xung quanh, nói không đúng ngữ cảnh.
1.1.3.3. Phân loại trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Có nhiều cách phân loại trẻ rối loạn phổ tự kỷ khác nhau:
Theo Tuấn Minh,(3) trẻ rối loạn phổ tự kỷ được phân thành các nhóm:
- Tự kỷ điển hình: gồm các dấu hiệu trong 3 lĩnh vực về kém tương tác xã hội,

giảm giao tiếp và hành vi bất thường.
- Tự kỷ nhẹ, tự kỷ không điển hình như: có một số dấu hiệu thuộc 1 hoặc 2
trong 3 lĩnh vực kể trên.
- Tự kỷ chức năng cao, hội chứng Asperger như: nói được, có trí tuệ hoặc có
một số khả năng đặc biệt nhưng có dấu hiệu bất thường về tương tác xã hội.
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ không phải đều giống nhau. Người ta cũng thường
phân chia thành ba nhóm trẻ bị tự kỷ:
- Nhóm không phản ứng: hoàn toàn từ chối giao tiếp, kể cả giao tiếp bằng
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
- Nhóm thụ động: chấp nhận giao tiếp nhưng không bao giờ chủ động.
- Nhóm chủ động nhưng kỳ quặc: có thể chủ động trong giao tiếp nhưng lại


giao tiếp một cách hết sức kỳ quặc, lập dị.
Tóm lại có thể thấy có rất hiều cách phân loại trẻ rối loạn phổ tự kỷ nhưng
phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và môi trường, người ta có thể có nhiều
cách phân loại trẻ rối loạn phổ tự kỷ thành những loại khác nhau.
1.1.3.4. Nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỷ
Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam thì cho rằng(5): Không ai biết chính
xác nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ. Các chuyên gia cho rằng trẻ tự kỷ
là một trường hợp bệnh di truyền xuất hiện trong thời kỳ đầu thai kỳ và có
nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Ngoài các gen, những yếu tố khác như: có cha mẹ là người lớn tuổi, bé
là con trai hay người mẹ tiếp xúc với độc tố trong môi trường khi mang thai
cũng có thể đóng một vai trò quyết định.
Rất nhiều nghiên cứu tập trung vào yếu tố gen để xem xét mức độ ảnh
hưởng của nó đến sự phát triển của não và hệ thần kinh trung ương. Thế
nhưng các chuyên gia cho rằng bệnh có thể liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ.
Trẻ em bị hội chứng Fragile X (một dạng rối loạn phát triển), tuberous
sclerosis, phenylketonuria, hội chứng “rượu bào thai”, hội chứng Rett, hội

chứng Angelman và hội chứng Smith-Lemli-Opitz có nhiều khả năng sẽ bị
bệnh tự kỷ. Nhưng làm thế nào để các bệnh này trực tiếp gây ra rối loạn phổ
tự kỷ thì vẫn chưa được giải thích tỏ tường.
Một số cha mẹ cho rằng vắc-xin thông thường dành cho trẻ nhở như sởi,
quai bị, rubella (MMR)… có thể gây ra bệnh tự kỷ.
Những nhiều nghiên cứu lớn đã được tiến hành vẫn không tìm thấy bất kỳ
mối liên hệ nào giữa bệnh tự kỷ và vắc-xin. Trong khi đó cả Viện Y học Mỹ
và Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đều cho biết không có bằng chứng cho thấy
vắc-xin là nguyên nhân gây ra tự kỷ.
Như vậy có thể thấy chưa có nguyên nhân cụ thể gây ra chứng rối loạn
phổ tự kỷ, những nguyên nhân được đưa ra là phỏng đoán và dựa trên những
nghiên cứu tuy nhiên nó vẫn chưa hoàn toàn chính xác. Trong phân loại của
Tổ chức y tế thế giới(WHO) đã xếp chứng này vào loại bệnh tâm thần nhưng
ngày nay Tự kỷ được tách ra như một Hội chứng Rối loạn phát triển. Và hội
chứng vẫn đang trong giai đoạn tìm những phương thức điều trị phù hợp.
1.1.3.5. Các phương pháp điều trị cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ


Chẩn đoán
Chẩn đoán là một phương thức phổ biến trong điều trị cho trẻ RLPTK.
Chẩn đoán có thể hiểu là sự xác định tính chất và nguyên nhân của sự vật,
hiện tượng. Đối với trẻ RLPTK các bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu về sự trì
trệ trong phát triển bằng các kiểm tra thường lệ. Nếu trẻ có những triệu chứng
của rối loạn phổ tự kỷ,các bác sĩ sẽ đề nghị đến bác sĩ chuyên khoa nhi về rối
loạn phổ tự kỷ (bác sĩ tâm lý nhi hay bác sĩ tâm lý, bác sĩ nội thần kinh nhi
hay bác sĩ về sự phát triển của trẻ em) để kiểm tra kỹ hơn cho trẻ.
Vì rối loạn phổ tự kỷ rất đa dạng về triệu chứng và mức độ, việc chẩn
đoán là rất khó khăn. Không có xét nghiệm chuyên biệt để xác định rối loạn
phổ tự kỷ. Thay vào đó, các bác sĩ chuyên khoa thường sẽ:
 Quan sát trẻ và hỏi sự phát triển và thay đổi về tương tác xã hội, giao

tiếp, hành vi của trẻ theo thời gian.
 Kiểm tra sự nghe, nói, ngôn ngữ, sự phát trển và giao tiếp cững như các
vấn đề hành vi của trẻ.
 Tiến hành các bài tập tương tác và giao tiếp cho trẻ và chấm điểm biểu
hiện.
 Sử sụng tiêu chuẩn: Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần
(DSM-5) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kì.
 Kết hợp các chuyên khoa để chẩn đoán
 Thực hiện xét nghiệm di truyền nếu trẻ có một rối loạn di truyền như
hội chứng Rett hay hội chứng X dễ vỡ.
Điều trị
Điều trị sẽ là bước sau chẩn đoán. Và hiện tại không có điều trị cho rối
loạn phổ tự kỷ và không có điều trị phù hợp cho tất cả mọi người. Mục đích
của điều trị là tối đa khả năng của trẻ bằng việc giảm triệu chứng rối loạn phổ
tự kỷ và hỗ trợ phát triển và học hỏi.
Can thiệp sớm trong độ tuổi trẻ đi mẫu giáo có thể giúp trẻ học tối đa kỹ
năng xã hội, giao tiếp, các kỹ năng về hành vi và chức năng.
Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Liệu pháp về hành vi và giao tiếp: Nhiều chương trình giải quyết các khó
khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi liên quan với rối loạn phổ tự kỷ.
Nhiều chương trình khác tập trung vào việc giảm các vấn đề về hành vi và


dạy trẻ các kĩ năng mới. Các chương trình khác tập trung vào dạy trẻ cách xử
lý các tình huống xã hội hay giao tiếp tốt hơn. Áp dụng phân tích hành vi
(ABA) có thể giúp trẻ học các kĩ năng mới và áp dụng các kĩ năng này vào
một số tình huống thông qua một hệ thống phần thưởng động viên.
- Liệu pháp giáo dục: Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường đáp ứng tốt với các
chương trình học có cấu trúc tốt. Giáo dục là là liệu pháp tốt và phù hợp để trẻ
cái thiện nhận thức và nâng cao trình độ.

- Liệu pháp gia đình: Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có thể học
cách chơi và tương tác với trẻ như một cách điều chỉnh hành vi, kiềm chế các
vấn đề hành vi và dạy trẻ các kĩ năng sống hằng ngày cũng như cách giao
tiếp.
- Các liệu pháp khác: Tùy vào nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ,các liệu pháp
ngôn ngữ để trao dồi kĩ năng giao tiếp, liệu pháp việc làm để dạy các kĩ năng
sống hằng ngày và vật lý trị liệu để tăng cường vận động và thăng bằng hành
vi.
- Thuốc: Không thuốc nào có thể điều trị tận gốc các dấu hiệu rối loạn phổ tự
kỷ nhưng một số thuốc cụ thể có thể giúp kiếm soát các triệu chứng.
Kế hoạch cho tương lai
Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường tiếp tục học hỏi và bồi đắp những vấn
đề suốt cuộc đời, nhưng đa số sẽ cần tiếp tục một số sự trợ giúp bắt buộc. Lên
kế hoạch cho các cơ hội tương lai của trẻ như nghề nghiệp, trường đại học,
tình trạng sống, sự tự lập và các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ quá trình diễn ra
thuận lợi. hợn.
Với những phương pháp điều trị trên có thể giúp cho trẻ RLPTK và gia
đình trẻ có những phương thức phù hợp để cải thiện tình hình cho trẻ. Đối với
trẻ RLPTK phần lớn thời gian của các em là sinh hoạt tại trường học. Vì vậy
những công tác hỗ trợ cho trẻ là điều hết sức quan trọng. Công tác chăm sóc
giáo dục trẻ đang được mọi người rất quan tâm. Vậy công tác xã hội trong
chăm sóc giáo dục trẻ RLPTK là gì?
1.1.4 Khái niệm công tác xã hội trong chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự
kỷ
Tại Việt Nam bên cạnh những công tác, hoat động hỗ trợ cho trẻ rối loạn
phổ tự kỷ như hỗ trợ giáo dục hòa nhập, can thiệp sớm,…thì công tác chăm
sóc giáo dục cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ cũng được đặc biệt quan tâm, tạo điều


kiện từ các trường giáo dục hiện nay, cho đến việc tạo cơ sở vật chất khang

trang phù hợp tại mỗi trường chuyên biệt, trung tâm dành cho trẻ rối loạn phổ
tự kỷ.
Trong công tác chăm sóc giáo dục: để tăng hiệu quả, khả năng tiếp cận các
dịch vụ xã hội và các chính sách của nhà nước, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà
nước, sự nỗ lực của trẻ và gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỷ thì nhân viên
CTXH bằng việc sử dụng các phương pháp của CTXH có thể thực hiện các
chức năng như kết nối nguồn lực, giáo dục, tham vấn, biện hộ,vận động
những chính sách phù hợp cho trẻ và gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Nhân
viên CTXH có thể sử dụng những vai trò của mình để hỗ trợ trẻ và gia đình
trẻ RLPTK trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trẻ RLPTK với những hoạt
động phù hợp.
Như vậy, theo tác giả nghiên cứu thì công tác xã hội trong chăm sóc giáo
dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ được hiểu là: Nhân viên CTXH bằng việc sử dụng
các phương pháp của công tác xã hội, sẽ thực hiện các chức năng, vai trò
như giáo dục kiến thức, kết nối nguồn lực chính sách, tham vấn tâm lý, biện
hộ về chính sách giúp cho trẻ RLPTK và gia đình trẻ tăng cường năng lực,
nâng cao nhận thức, phát triển kỹ năng và thể chất nhằm có thêm năng lực
hòa nhập với cộng đồng,ổn định xã hội.
1.2 Nội dung Công tác xã hội trong Chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự
kỷ
1.2.1 Hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm trẻ nâng cao nhận thức cho trẻ
Nhận thức là cơ sở là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con người,nếu
không có nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái trẻ sơ sinh. Nhờ có
nhận thức mà con người mới có thể cải tạo được thế giới xung quanh và cao
hơn nữa là con người có thể cải tạo được chính bản thân mình, phục vụ được
nhu cầu của chính mình. Nhận thức có vai trò quan trọng đối với cuộc sống và
hoạt động của con người,là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của
con người.
Nhận thức còn là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu biết thế
gới đó, từ đó con người có thể tác động vào thế giới đó mộ cách phù hợp nhất

để đem lại hiệu quả cao nhất cho con người.
Như vậy nâng cao nhận thức là nâng cao sự hiểu biết của trẻ, giúp trẻ có thêm
những kiến thức sự việc xung quanh cuộc sống, từ đó giúp trẻ thay đổi cuộc
sống của mình cũng như đáp ứng được những nhu cầu của bản thân.


* Các hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ:
-Hướng dẫn trẻ nhận biết thông tin cá nhân: tên, tuổi, tên bố, tên mẹ.địa chỉ
nhà…
- Hoạt động nhận biết các sự vật xung quanh: màu sắc, chữ số, con vật…
- Hoạt động tự chăm sóc bản thân: tự mặc quần áo,tự đi dép, tự rửa tay, vệ
sinh cá nhân…
- Dạy trẻ các môn văn hóa: toán, tự nhiên xã hội, tiếng việt
- Dạy ngôn ngữ cho trẻ.
* Cách thức thực hiện những hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ RLPTK
- Làm thay trẻ
- Nhắc lại nhiều lần
- Hướng dẫn bé qua các trò chơi
- Làm mẫu rồi bắt trẻ làm theo
- Hướng dẫn trẻ qua truyện, trang ảnh.
1.2.2 Hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm phát triển kỹ năng
Kỹ năng
Kỹ năng đối với bất kỳ ai đều quan trọng tuy nhiên việc biết và sử dụng tốt
các kỹ năng của các trẻ rối loạn phổ tự kỷ là điều rất cần thiết.
Cho đến nay trên thế giới, cũng như ở nước ta có nhiều quan niệm về kỹ
năng và nó được nhìn dưới những góc độ khác nhau. Khi nhìn nhận về kỹ
năng, các nhà tâm lý học xem xét kỹ năng theo 2 khuynh hướng chính.
Khuynh hướng thứ nhất, xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của
hành động, theo các tác giả chỉ cần nắm vững cách thức của hành động là có
kỹ năng. Đại diện cho nhóm này là V.X.Cudin, A.G.Covaliop, Trần Trọng

Thuỷ… Chẳng hạn, theo V.A Krutetxki kỹ năng là phương thức thực hiện
hành động đã được con người nắm vững và chỉ cần nắm vững phương thức
hành động là con người có kỹ năng.
Khuynh hướng thứ hai xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của con người
trong quá trình giao tiếp. Đại diện cho nhóm này là N.D. Levitop,
K.K.Platonop, G.G.Coluvep,…
Các nhà giáo dục Việt Nam quan niệm kỹ năng như là khả năng của con
người thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện


trong đó hành động xảy ra. Một số tác giả khác lại quan niệm, kỹ năng là sự
thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức hợp của
hành động bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức vào quy trình đúng đắn.
Theo Lê Văn Hồng, kỹ năng là “khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết
một nhiệm vụ mới” . Còn tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng: “kỹ năng là
năng lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả
một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể” hay tác giả Nguyễn
Quang Uẩn cho rằng: “Kỹ năng là năng lực của con người biết vận hành các
thao tác của một hành động theo đúng quy trình”.
Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho thấy những điểm
chung trong quan niệm về kỹ năng:
+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng. Tri thức ở đây bao
gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động;
+ Kỹ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động của cá nhân;
+ Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm
đạt được mục đích đã đặt ra.
Từ sự phân tích trên, tác giả nghiên cứu đưa ram khái niệm kĩ năng như sau:
kĩ năng là khả năng của con người được thực hiện thuần thục trên kinh
nghiệm của bản thân thông qua quá trình rèn luyện, luyện tập nhằm tạo ra kết
quả mong đợi.

Phát triển kỹ năng là nâng cao phát triển những kinh nghiệm của bản thân
thông qua quá trình rèn luyện để đáp ứng nhu cầu bản thân.
* Những hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm phát triển kỹ năng:
Hướng dẫn và dạy trẻ những kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng xã hội
- Kỹ năng thích ứng với môi trường mới
- Kỹ năng chơi(hướng dẫn trẻ chơi đúng cách, biết phát triển trò chơi theo
nhận thức và theo bạn chơi)
- Kỹ năng sống.
* Những cách thức hướng dẫn trẻ thực hiện những hoạt động phát triển kỹ
năng
- Các thành viên ngó lơ trẻ


×