VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ KIM CHUNG
VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG NGƯỜI CAO TUỔI TỪ
THỰC TIỄN TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI
GIÀ NEO ĐƠN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BÙI THỊ XUÂN MAI
HÀ NỘI– 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Thị Xuân Mai.
Các số liệu, và kết quả nghiên cứu trong Luận văn Thạc sĩ về “Vai trò nhân
viên công tác xã hội trong chăm sóc - nuôi dưỡng người cao tuổi từ thực tiễn
Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” trình bày
trong luận văn này được thu thập từ kết quả hoạt động, kết quả điều tra của một số
cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là hoàn toàn trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Bà Riạ - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2017
Tác giả Luận văn
Lê Thị Kim Chung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ
HỘI TRONG CHĂM SÓC- NUÔI DƯỠNG NGƯỜI CAO TUỔI ................... 10
1.1. Lý luận về người cao tuổi .................................................................................. 10
1.2. Lý luận về vai trò nhân viên CTXH trong chăm sóc nuôi dưỡng đối với người
cao tuổi ...................................................................................................................... 22
1.3. Một yếu tố tác động đến sự thực hiện vai trò nhân viên CTXH trong chăm sóc
nuôi dưỡng người cao tuổi ........................................................................................ 26
1.4. Cơ sở pháp lý về vai trò nhân viên CTXH trong chăm sóc nuôi dưỡng người
cao tuổi ...................................................................................................................... 29
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÂN VIÊN CTXH TRONG CHĂM
SÓC – NUÔI DƯỠNG NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
NUÔI DƯỠNG NGƯỜI NEO ĐƠN ...................................................................... 32
2.1. Khái quát về Trung tâm Nuôi dưỡng người neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu . 32
2.2. Khái quát về tình hình người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và
thực trạng người cao tuổi tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn ................. 37
2.3. Thực trạng vai trò nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc nuôi dưỡng người
cao tuổi tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn............................................. 44
2.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến sự thực hiện vai trò nhân viên công tác xã
hội trong chăm sóc – nuôi dưỡng người cao tuổi tại Trung tâm Nuôi dưỡng người
già neo đơn ................................................................................................................ 56
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI
TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC NUÔI
DƯỠNG NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỂN TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG
NGƯỜI GIÀ NEO ĐƠN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU ........................................ 63
3.1. Định hướng phát triển về nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
gắn với vai trò nhân viên công tác xã hội ................................................................. 63
3.2. Một số giải pháp nâng cao nâng lực cho nhân viên công tác xã hội trong chăm
sóc nuôi dưỡng người cao tuổi ................................................................................. .64
3.3. Khuyến nghị ...................................................................................................... 70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 75
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH
An sinh xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BRVT
Bà Rịa – Vũng Tàu
NCT
Người cao tuổi
BTXH
Bảo trợ xã hội
CSSKNCT
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
CTXH
Công tác xã hội
LĐ -TB &XH
Lao động – Thương binh và Xã hội
NVCTXH
Nhân viên công tác xã hội
PHCN
Phục hồi chức năng
CSND
Chăm sóc nuôi dưỡng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, người cao tuổi (NCT) trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Trong các vấn đề của NCT thì vấn đề chăm sóc
nuôi nưỡng của người cao NCT là một vấn đề đáng quan tâm. Chăm sóc nuôi
dưỡng NCT ở nước ta hiện nay nó vừa mang ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội mà
còn mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc. NCT là một kho tàng kiến thức, kinh
nghiệm sống. NCT góp phần quan trọng trong việc khuyên dạy con cháu, dòng họ,
giúp nhiều người áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm vào sản xuất,
kinh doanh, giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đất nước. Do vậy, họ cần
phải được tôn trọng và ứng xử thích hợp, thể hiện truyền thống nhân ái và thủy
chung mà nền văn hóa Việt Nam luôn luôn đề cao. Tôn trọng và chăm sóc NCT
cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho họ có thể tiếp tục phát huy những kinh nghiệm
sống mà họ tích lũy được góp phần xây dựng xã hội mới trong những hoàn cảnh
thích hợp. Nhằm giải quyết vấn đề sức khoẻ của NCT hiện nay, Việt Nam nói
chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng cần phải có những hình thức chăm sóc
nuôi dưỡng NCT phù hợp, khoa học nhằm tạo ổn định cuộc sống của NCT giúp họ
hưởng trọn niềm vui tuổi già và đóng góp cho xã hội một các phù hợp.
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đối với NCT và coi đây là một
chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, được thể hiện thông qua các Văn
kiện đại hội đảng và các Chỉ thị như: Chỉ thị 59/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương
“Về chăm sóc người cao tuổi”, quy định: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh
thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội... Trước
hết cần quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng những người cao tuổi có công, cô đơn
không nơi nương tựa, tàn tật và bất hạnh”; Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của
Đảng cũng đã nêu: “Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để người cao tuổi
hưởng thụ văn hoá, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc….
giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”.
1
Già hóa dân số đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có
Việt nam. Theo Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc tổng số người già từ 60 tuổi trở lên sẽ
tăng nhanh từ 214 triệu người vào năm 1950 lên 400 triệu người vào năm 1982,
khoảng 600 triệu người vào năm 2001 và khoảng 1,2 tỉ người vào năm 2025. Số
người 80 tuổi trở lên sẽ tăng từ 13 triệu người năm 1950 lên 50 triệu người vào
1995 và sẽ tăng lên 137 triệu người vào năm 2025. Tỉ lệ người cao tuổi trên thế giới
sẽ tăng liên tục từ 8% dân số năm 1950 lên 10% vào năm 2000 và gần 20% vào
năm 2050. Ở Việt Nam dự báo đến năm 2025 sẽ có trên 10 triệu người cao tuổi
chiếm tỉ lệ 15% dân số trên cả nước.
Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, theo báo cáo của Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội (2015), toàn tỉnh có 78.135 NCT (chiếm 7,1% tổng dân số). Trong
tổng số NCT có: 35.941 NCT đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã
hội, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. Như vậy, còn 42.194 NCT (chiếm 54%
tổng số người cao tuổi) trên địa bàn tỉnh đang sống bằng sự nỗ lực của bản thân, gia
đình.
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách với NCT, đặc biệt
quan tâm chăm sóc NCT là người có công với nước, NCT không nơi nương tựa.
Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ chủ yếu là trợ giúp xã hội trực tiếp bằng nguồn lực
tài chính đối với NCT có hoàn cảnh khó khăn, trong khi hiện nay nhu cầu, đối
tượng NCT cần trợ giúp đa dạng. Với hình thức trợ giúp truyền thống không mang
tính hiệu quả bền vững, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của NCT.
Nghề công tác xã hội tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang trong giai đoạn hình
thành, kinh nghiệm về vai trò nhân viên CTXH trong chăm sóc nuôi dưỡng NCT
chưa có và những hạn chế về ý thức, nhận thức của xã hội…Từ những khó khăn
chung nêu trên, vai trò nhân viên công tác xã hội đối với NCT trên địa bàn Tỉnh đã
được quan tâm chưa, thực trạng vai trò nhân viên công tác xã hội trong CSND
NCT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như thế nào? Để trả lời câu hỏi này cần phải làm rõ
đặc điểm, nhu cầu của NCT, nghiên cứu đánh giá thực trạng vai trò nhân viên công
tác xã hội đối với NCT trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do đó, tác giả chọn đề
2
tài “Vai trò nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi
từ thực tiễn Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
làm đề tài nghiên cứu. Luận văn sẽ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng vai trò
nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc nuôi dưỡng NCT hiện nay và đưa ra một
số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt vai trò NV.CTXH đối với NCT tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước những thách thức của vấn đề già hóa dân số cho việc phát triển kinh
tế - xã hội và an sinh xã hội, các nghiên cứu dân số NCT đã được tiến hành từ
những năm 50 của thế kỷ XX tại các quốc gia phát triển, đã chuyển sang giai đoạn
“Già hóa dân số”. Nhiều viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội đã nghiên cứu
NCT trên nhiều phương diện, đặc biệt là những đặc điểm tâm lý và sinh lý của lứa
tuổi. Các tài liệu, bài viết và các công trình nghiên cứu về NCT nhằm mục đích là
chăm sóc NCT nói chung và chăm sóc sức khoẻ NCT nói riêng. [11.tr 02]
Nghiên cứu “Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo ở Việt Nam” năm 2001:
do Help Age International phối hợp với Hội người cao tuổi Việt Nam, Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Viện Xã hội học
và Trung tâm nghiên cứu Hỗ trợ người cao tuổi thực hiện. Nghiên cứu được tiến
hành tại 1 thôn tại 5 tỉnh/thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Sóc Trăng,
Ninh Thuận và Phú Yên. Nghiên cứu tập trung vào chủ đề: Định nghĩa về tuổi già
và thái độ của xã hội đối với người cao tuổi; các phương kế mưa sinh và đóng góp
của người cao tuổi; khó khăn và mối quan tâm chủ yếu của người cao tuổi, hệ
thống hỗ trợ người cao tuổi [13].
Nghiên cứu “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá
mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang áp dụng” năm 2005 của Ủy ban
Dân số - Gia đình - Trẻ em. Nghiên cứu tập trung vào các chủ đề: Hệ thống hoá
tình hình chung về người cao tuổi trong và ngoài nước, đánh giá thực trạng về
người cao tuổi ở Việt Nam; tổng kết, đánh giá kinh nghiệm từ một số mô hình
chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đang áp dụng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải
3
pháp về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cộng đồng. Nghiên cứu được tiến
hành điều tra thực địa tại 2 huyện của tỉnh Thái Bình. Mỗi huyện, thị chọn 2 xã,
phường hoặc thị trấn để bổ trợ cho kết quả xử lý số liệu thứ cấp thuộc phạm vi
điều tra cơ bản của Hội người cao tuổi tiến hành [28].
Nghiên cứu “Khảo sát thu thập xử lý thông tin về người cao tuổi” năm 2007
do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban Quốc gia về người cao
tuổi Việt Nam thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý.
Nghiên cứu tập trung vào chủ đề: Đánh giá thực trạng vị thế và đời sống người cao
tuổi ở Việt Nam; đánh giá thực trạng việc thực hiện các chương trình/chính sách về
người cao tuổi. Trên cơ đó đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm phát huy vai
trò và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi [3].
Các nghiên cứu điều tra về thực trạng người cao tuổi Việt Nam (2004),
người cao tuổi từ 80 tuổi (2009) do Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam
thực hiện. Các nghiên cứu, điều tra cơ bản nhằm phân tích kết quả thực trạng
người cao tuổi Việt Nam đưa ra các kiến nghị nhằm phát huy tài năng, trí tuệ
trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Gần đây nhất là nghiên
cứu “Nghiên cứu, điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi
Việt Nam” năm 2009 do Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam thực hiện.
Nghiên cứu được tiến hành 2 huyện thị tại mỗi tỉnh: Sơn La, Quảng Nam, Đồng
Nai, Cần Thơ, Đắk Nông và Ninh Bình. Nghiên cứu tập trung vào mục tiêu tổng
quan sức khỏe và bệnh tật của người cao tuổi, thực trạng sức khỏe của người cao
tuổi. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách [31].
Các Hội thảo về thách thức già hóa dân số, tổng kết các mô hình chăm sóc
NCT và chăm sóc NCT tại cộng đồng do các cơ quan Bộ ngành tổ chức hàng năm.
Đề tài “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn”
năm 2011 của tác giả Nguyễn Quỳnh Anh tìm hiểu về các đặc trưng của hỗ trợ xã
hội đối với người cao tuổi (sức khỏe, y tế, tinh thần, vật chất), những yếu tố văn
hóa – xã hội của người cao tuổi và làm rõ việc hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi
thông qua sự trợ giúp về chăm sóc sức khỏe, trò chuyện, sinh hoạt hàng ngày.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng những vấn đề hỗ trợ xã hội cho người
4
cao tuổi, đề tài đưa ra các giải pháp và định hướng đối với việc hỗ trợ xã hội cho
người cao tuổi. Đề tài tiến hành nghiên cứu quá trình sống của 130 người cao tuổi
ở 3 khu vực (khu vực 1, 3, 8) của phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định [1].
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt
Nam” của tác giả Phạm Vũ Hoàng năm 2013, nghiên cứu chung ở tầm vĩ mô trên
phạm vi cả nước về chăm sóc người cao tuổi, tác giả lựa chọn Trung tâm chăm
sóc sức khỏe NCT Thiên Đức tại huyện Từ Liêm, Hà Nội để đánh giá chất lượng
chăm sóc NCT. Đề tài nghiên cứu đánh giá về thực trạng chăm sóc, chất lượng
chăm sóc NCT và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc NCT, nghiên
cứu phát hiện các nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong chất lượng chăm sóc
NCT. Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc NCT Việt Nam [16].
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2014) trong nghiên cứu về phát triển mạng lưới
dịch vụ công tác xã hội tại Việt Nam dành cho đối tượng dễ bị tổn thương trong
đó có NCT đã chỉ ra, đại đa số NCT có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc trong
cơ sở nuôi dưỡng cũng như ở cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn. Nhóm NCT có
nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng như mong muốn. Một trong những lý do đó là
sự hạn chế về hệ thống dịch vụ công tác xã hội trong cộng đồng hay trình độ
chuyên môn của cán bộ tham gia chăm sóc NCT.
Có thể thấy, rất nhiều các nghiên cứu về NCT thời gian trước và gần đây
mới chỉ thu thập thông tin về NCT, các nghiên cứu tập trung vào một số đặc thù
về người cao tuổi hoặc nghiên cứu người cao tuổi ở một số địa bàn đặc thù nhằm
đưa ra thực trạng về NCT, chất lượng chăm sóc NCT và khuyến nghị về chăm sóc
NCT, nâng cao chất lượng chăm sóc NCT. Các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu về
NCT ở góc độ khác nhau nhưng chưa có nghiên cứu về “Vai trò nhân viên công
tác xã hội trong chăm sóc – nuôi dưỡng người cao tuổi” ở Việt nam nói chung và
ở tỉnh bà Rịa – Vũng tàu nói riêng.
5
Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc
nuôi dưỡng NCT tuổi từ thực tiễn Trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu có giá trị tham khảo đối với cơ quan, tổ chức hữu quan tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển nghề công tác
xã hội nói chung, công tác xã hội đối với NCT nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về NCT, vai trò NVCTXH đối với người cao tuổi và
đánh giá thực trạng vai trò nhân viên CTXH trong chăm sóc nuôi dưỡng NCT tại
Trung tâm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận về vai trò NVCTXH trong chăm sóc nuôi
dưỡng NCT.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò NVCTXH trong
chăm sóc nuôi dưỡng NCT tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt vai trò NVCTXH trong chăm
sóc nuôi dưỡng NCT tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò nhân viên Công tác xã hội trong chăm sóc NCT từ thực tiễn Trung
tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nhân viên CTXH thực hiện vai trò trong chăm sóc
nuôi dưỡng người cao tuổi có nhiều vai trò, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tác
giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vai trò cơ bản saun vai trò người tham vấn; vai
6
trò người điều phối – vai trò kết nối dịch vụ; vai trò người giáo dục; vai trò người
biện hộ; vai trò người quản lý trường hợp
- Phạm vi về khách thể: nghiên cứu trên 45 người cao tuổi đang được chăm
sóc tại trung tâm còn khả năng giao tiếp và 32 cán bộ lãnh đạo, nhân viên đang làm
việc tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu thực trạng vấn đề từ 2012 đến nay
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già
neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng về
đời sống của NCT, thực trạng vai trò NVCTXH trong chăm sóc nuôi dưỡng NCT
trên địa bàn rút ra những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp nâng
cao hiệu quả vai trò NVCTXH trong chăm sóc nuôi dưỡng NCT trên địa bàn Tỉnh.
- Nghiên cứu vấn đề mang tính hệ thống: nghiên cứu các vấn đề trong mối
quan hệ trong các hệ thống có liên quan trực tiếp đến đề tài như: lương, chính sách
về cơ chế..
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:
* Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Thông tin được thu thập từ các nguồn như: báo cáo, các văn bản sách báo,
các kết quả nghiên cứu có liên quan
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi : Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi 32
nhân viên và 45 NCT hiện đang sống tại Trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với phương pháp này, nhằm mục đích để tìm hiểu, thu
7
thập thông tin chung về thực trạng đời sống của NCT, thực trạng thực hiện các vai
trò trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng NCT.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Bổ sung thêm những thông tin không có được từ phương pháp bảng hỏi gồm:
05 đối tượng, 01 lãnh đạo và 05 nhân viên tại Trung tâm.
* Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động của NVCTXH trong thực thi nhiệm vụ tại Trung tâm,
trong quá trình tương tác làm việc với NCT tại Trung tâm.
* Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia là những
người có hiểu biết sâu, có nhiều kinh nghiệm và thực tiễn về CTXH trong chăm sóc
nuôi dưỡng NCT.
5.2.2. Các phương pháp xử lý thông tin:
* Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý, phân tích bảng hỏi; trích dẫn nội dung
phỏng vấn sâu qua băng ghi âm, biên bản ghi chép theo chủ đề phân tích.
* Các phương pháp xử lý thông tin:
Tổng hợp thống kê các nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) được quan sát,
các nghiên cứu tài liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm
hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về vai trò NVCTXH trong chăm
sóc nuôi dưỡng NCT nói riêng và lý luận về công tác xã hội trong chăm sóc nuôi
dưỡng NCT nói chung. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu
tham khảo cho các nghiên cứu đào tạo và hoạch định chính sách liên quan đến vai
trò nhân viên CTXH trong chăm sóc nuôi dưỡng NCT sau này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Từ những kết quả nghiên cứu thực tế, tác giả nghiên cứu đề tài sẽ phát hiện
ra được những đểm mạnh, điểm yếu đạt được trong nghiên cứu thực trạng công tác
chăm sóc nuôi dưỡng và những nhu cầu cần được hỡ trợ của NCT tại Trung tâm.
8
Giúp cho các nhân viên làm công tác với NCT có những biện pháp thiết thực thúc
đẩy công tác chăm sóc nuôi dưỡng NCT ngày càng tốt hơn. Đề xuất vai trò
NVCTXH trong việc trợ giúp NCT và kiến nghị cho Ban Lãnh đạo Trung tâm, lãnh
đạo các cấp nhằm thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc nuôi dưỡng NCT tại đơn vị.
Thông qua các vai trò, hoạt động của NVCTXH đang được thực hiện dưới sự
lãnh đạo chỉ đạo của Ban Giám đốc, các trưởng phòng nghiệm vụ và các tổ chức
đoàn thể trong việc chăm sóc dưỡng NCT tác giả mong muốn giúp những
NVCTXH hiểu và thực hiện được các vai trò của mình khi làm việc với NCT để đạt
được kết quả.
- Nghiên cứu này làm cơ sở để đánh giá hệu quả về vai trò của NVCTXH
trong CSND NCT tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn nhằm bổ sung thêm
tài liệu tham khảo về ngành CTXH trong CSND NCT cho các tổ chức, cá nhân hoạt
động và quan tâm.
Trong quá trình thực hiện đề tài góp phần tích lũy kinh nghiệm cho bản thân,
giúp bản thân nâng cao một số kỹ năng phương pháp của nhân viên CTXH.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc
nuôi dưỡng người cao tuổi.
Chương 2: Thực trạng vai trò nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc nuôi
dưỡng người cao tuổi tại trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò nhân viên công tác xã
hội trong chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già
neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG NGƯỜI CAO TUỔI
1.1. Một số lý luận về người cao tuổi
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Người cao tuổi hay còn gọi là người già/người cao niên là người thuộc một
bộ phận dân cư sống qua một độ tuổi nhất định, độ tuổi này được pháp luật của từng
nước quy định. Tại Việt Nam, Luật người cao tuổi (Luật số 39/2009/QH12 được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông
qua ngày 23/11/2009 có hiệu lực ngày 01/7/2010) quy định “Người cao tuổi là công
dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [04, tr.01].
Theo quan điểm y học: NCT là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc
suy giảm các chức năng của cơ thể [08, tr.08].
Một số nước phát triển quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở
lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu
hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế,
chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao.
Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi
của các nước đó cũng khác nhau [08, tr08].
Khái niệm NCT được sử dụng thay cho người già vì thực tế nhiều người từ
60 tuổi trở lên, vẫn còn hoạt động, vì vậy cụm từ "người cao tuổi" bao hàm sự kính
trọng, động viên hơn so với cụm từ "người già". Trong những năm gần đây khái
niệm NCT được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
Như vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về NCT theo quan điểm của Công
tác xã hội như sau: “Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên là một trong nhóm
đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp do sự thay đổi về tuổi tác làm NCT
10
thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội khiến NCT sẽ gặp
nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống”.
1.1.2. Đặc điểm và nhu cầu của người cao tuổi
* Đặc điểm về sức khỏe thể chất
Sức khỏe là rất quan trọng với mọi người nhất là đối với NCT. Cùng với tuổi
đời tăng cao, các chứng bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,
thoái hóa xương khớp, giảm tưới máu não mạn tính thường diễn ra khá phổ biến.
Khoảng 3/4 số người 80 tuổi có ít nhất một bệnh mạn tính. Về mặt lão hóa của hệ
thần kinh, thường thấy giảm khứu giác, thị giác, thính giác và vị giác. Một số
trường hợp bị rối loạn tiểu tiện và có khi nhất thời kết hợp với rối loạn đại tiện.
Thói quen dùng bia rượu, thuốc lào thuốc lá… hoặc giữ chế độ ăn chay, kiêng
khem… cũng đều có ảnh hưởng nhất định đến toàn trạng ở một số cá thể đối tượng.
Ngoài ra các hoạt động trong đời sống hàng ngày như tập luyện, lao động chân tay
hay trí óc, giải trí, nghỉ ngơi, giấc ngủ đều là những yếu tố liên quan đến sức khỏe
cá nhân.
Bên cạnh đó NCT có tâm lý giấu bệnh tật và các vấn đề sức khỏe của mình
do đó cần phải quan tâm thường xuyên, liên tục để có sự hỗ trợ phát hiện và điều trị
bệnh kịp thời cho người cao tuổi. Nhận thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe của
NCT và gia đình còn nhiều hạn chế nhất là ở nông thôn. Do đó NCT cần được
khám sức khỏe định kỳ để xác định các yếu tố nguy cơ, phòng tránh và phát hiện
sớm bệnh tật để chữa trị kịp thời. Nhiều loại bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường,
tim mạch, ung thư, nếu được điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả rất tốt, ngăn ngừa
biến chứng. Tuy nhiên, nhiều lý do khác nhau (từ ý thức về bảo vệ sức khỏe đến
những lo lắng phát sinh khi được biết về bệnh tật, từ khó khăn trong tiếp cận cơ sở y
tế đến chi phí cho khám chữa bệnh, từ lo ngại về chất lượng dịch vụ y tế đến hiệu
quả điều trị,...) làm cho việc khám chữa bệnh kịp thời đối với NCT vẫn còn hạn chế.
Ngay cả với những người thường xuyên đau ốm, bệnh tật thì việc khám chữa bệnh
của họ cũng có những trở ngại. Theo Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc
người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam, UNFPA, Hà Nội, có tới
11
95% NCT có nhu cầu chữa bệnh, nhưng chưa hoàn toàn được đáp ứng. Điều tra của
Bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2009 tại Hà Nội, Thừa Thiên - Huế và Bà Rịa
- Vũng Tàu chỉ ra rằng có 75,8% NCT cho rằng, họ cần được khám chữa bệnh tốt
hơn so với hiện tại. Lý do khiến họ không được khám chữa bệnh là không đủ khả
năng kinh tế, điều kiện đi lại khó khăn và điều kiện y tế địa phương không đáp ứng
được. Do đó vấn đề sức khỏe là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
của người cao tuổi. Khi có sức khỏe tốt, NCT sẽ có điều kiện tốt hơn trong các hoạt
động vui chơi – giải trí, các hoạt động xã hội tại địa phương.
* Đặc điểm về tâm lý xã hội
Đặc điểm tâm lý nổi bật của NCT là nuối tiếc tuổi trẻ, hay hoài cổ. Họ
thường nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, rất tự hào về kinh nghiệm sống đã qua
của mình. Họ nhạy bén với cái mới, cái hiện đại, với sự biến động của lịch sử các sự
kiện diễn ra hàng ngày. Nhiều cán bộ viên chức sau khi về nghỉ hưu, từ chỗ hết sức
bận rộn với công việc nay lại rỗi rãi, không có việc gì làm, bị hụt hẫng, đồng thời lại
thấy mình mất vị trí, quyền lực trong xã hội. Họ cảm thấy không còn được kính nể,
trọng vọng như trước đây, từ đó nảy sinh stress tâm lý. Cùng với sự suy giảm về sức
khoẻ, NCT suy nghĩ mình trở thành người thừa đối với gia đình và xã hội, mình
không còn vai trò hữu ích nữa, không ai cần mình nữa. Vì vậy họ cảm thấy bị bỏ
rơi, cô đơn, nên sinh tủi phận, buồn bã.
Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, người cao
tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu
chiến binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng
như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và
nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè)
sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái
tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống
mới. Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu”.
Những biểu hiện tâm lý khác có thể tấy ở NCT như sau:
12
Cảm giác cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu
thường bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị
lãng quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn
được người khác coi mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người
quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
- Cảm nhận sự bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe
vẫn còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình,
hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một số
người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ
thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn
vặt mình. Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại
chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ sau...
nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho
rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường.
- NCT thường nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm
sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên
họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ
phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút
của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ
không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng... có thể xuất hiện
triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ,
can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó.
+ Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy
người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ
bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu...có những cụ không chấp
nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết.
Tóm lại Chăm sóc sức khỏe nói chung và vấn đề về tâm lý tâm lý người cao
tuổi nói riêng là vấn đề tế nhị, khéo léo, phức tạp để giữ cho tâm các cụ lúc nào
cũng lạc quan yêu đời và có cái nhìn về cuộc sống nhân văn hơn, vị tha hơn giữ cho
13
sức khỏe cả tâm lẫn thể đều tốt: "Một tâm hồn minh mẫn trên cơ thể khỏe mạnh ",
để các cụ lúc nào cũng nghĩ mình khỏe để các cụ sống thọ hơn với con cháu.
* Nhu cầu của người cao tuổi
Sơ đồ 1.1. Tháp bậc thang nhu cầu của Maslow
(Nguồn:Abraham Maslow, Abraham Maslow's hierarchy of needsMotivational Model)
Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, những nhu cầu của con người được liệt
kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
- Tầng 1: Nhu cầu cơ bản thuộc về thể chất và tâm lý như thức ăn, nước
uống, bài tiết, hơi thở, thể dục, nghỉ ngơi.
- Tầng 2: Khi Nhu cầu cơ bản thuộc về thể chất và tâm lý được đảm bảo thì
sẽ nãy sinh ra các nhu cầu được an toàn, được cảm giác yên tâm, được đảm bảo an
toàn về thân thể, việc làm, gia đình, sưc khỏe, tài sản.
- Tầng 3: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc, muốn được
trong một nhóm cộng đồng, muốn được gia đình êm ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
14
Tầng 4: Nhu cầu được người khác tôn trọng, kính mến thông qua các thành
quả, thành công của bản thân và nhu cầu cảm nhận quý trọng bản thân, tự trọng và
sự tự tin.
- Tầng 5: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân, muốn được sáng tạo, được thể
hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là
thành đạt.
Qua 05 nhu cầu trên của Maslow’s, nhu cầu về thể chất và sinh lý cho thấy
NCT họ rất cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày, do đó phải có
chế độ ăn uống phù hợp với từng lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của NCT nhằm hạn
chế các bệnh tật tuổi già, bên cạnh đó vấn đề sinh lý đối với NCT thì họ cũng có
nhu cầu về sinh lý, biết yêu thương, hờn dỗi…nên NCT cũng rất cần có sự quan hệ
với những người xung quanh, thể hiện tình cảm với các bạn già của mình. Đối với
nhu cầu được an toàn thì NCT họ rất cần được bảo vệ, yêu thương, chăm sóc. Vì
NCT càng về già họ thường thấy cô đơn, trống vắng nên họ cần được con cháu và
mọi người xung quanh bảo vệ, quan tâm đến họ để họ được an toàn hơn trong cuộc
sống, họ có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn, vì giai đoạn này ở người cao tuổi
có sự xuống sức nhanh và đột ngột. Trên thực tế, người cao tuổi có nhu cầu chăm
sóc sức khoẻ nhiều hơn, vì giai đoạn này ở người cao tuổi có sự xuống sức nhanh và
đột ngột. Họ rất cần được khám, chữa bệnh để phát hiện bệnh tật và tạo tâm lý ổn
định. Tuy nhiên không phải người cao tuổi nào cũng có kinh tế để thường xuyên đi
khám sức khoẻ định kỳ. Phần lớn, trong số họ, đều trông chờ vào con cái và các nhà
hảo tâm... Nhiều người cao tuổi không có tiền để trang trải cuộc sống nên càng
không thể đi khám, chữa bệnh, từ đó nhiều trường hợp người cao tuổi chấp nhận
sống chung với bệnh. Do đó họ rất cần được khám, chữa bệnh để phát hiện bệnh tật
và tạo tâm lý ổn định.
Tất cả người cao tuổi, dù ở Việt Nam hay ở trên thế giới, đều giống nhau, họ
cần sự cảm thông và chia sẻ của xã hội, đặc biệt là của những người thân trong gia
đình. Hơn nữa, người cao tuổi rất hay tủi thân vì họ cho rằng mình gánh nặng cho
xã hội nên chỉ cần một hành động nhỏ cũng có thể làm người già tổn thương.
15
Nhu cầu được quý trọng và kính mến. Đây là nhu cầu mà NCT rất quan tâm.
Vì về già mọi thứ đều thay đổi, nhất là vấn đề tâm lý. Vì thế nên người cao tuổi
càng cần sự quan tâm đặc biệt từ những người thân trong gia đình trong đó việc
dành tình yêu thương và sự kính trọng được xem như liều thuốc tốt nhất. Việc quan
tâm chăm sóc NCT phải làm như một hệ thống. Ngay trong gia đình, con cái cần
gần gũi và nói chuyện nhiều hơn với bố mẹ, chúng ta có thể đi ăn uống, giao lưu
với bạn bè thì cũng có thể dành ra vài phút để nói chuyện với bố mẹ, ông bà. Con
cái không nên coi những người già là người vô dụng, vì ai trong chúng ta cũng phải
già đó là quy luật của cuộc sống. Những người thân trong gia đình nên gần gũi nhau
nhiều hơn để tạo sự gắn kết chặt chẽ. Ngoài tình yêu thương thì cần phải hiếu kính
với cha mẹ. Khi tạo được sự gắn kết và chia sẻ với những NCT đồng nghĩa với việc
các cụ sẽ phấn chấn, sức khoẻ cũng tốt lên và có thể tự chăm lo được cho bản thân,
con cái cũng yên tâm công tác. Nên tôn trọng nếp sống của người già, người già
sức khoẻ suy kiệt nhiều cụ bị nhiều bệnh nặng, bệnh mãn tính. Tính nết cũng không
còn được như thời trẻ nên những gia đình có NCT bị bệnh nhất là bị bệnh về thần
kinh rất cần được chăm sóc đặc biệt và phải thông cảm, động viên. Việc bệnh nặng
hơn hay nhanh khỏi phần nhiều ở tâm lý người cao tuổi. Nếu các cụ được sống
trong tình yêu, sự kính trọng của người thân trong gia đình thì các cụ sẽ bớt đi tâm
lý mình là gánh nặng của con cái và có nghị lực để vượt qua bệnh tật nhiều hơn, bác
sĩ An khẳng định.
Nhu cầu được thể hiện bản thân, với NCT thì nhu cầu giao lưu ngày nhiều
hơn. Vì càng viề già họ càng thấy cô đơn, con cháu xa lánh không được đi đâu, bà
cảm thấy rất buồn chán tù túng, NCT cũng rất thích tham gia các câu lạc bộ dành
cho người già, có thế chúng tôi mới vui và quên đi bệnh tật. Ngoài việc được chăm
sóc về thể chất, đời sống tinh thần của NCT phong phú sẽ tăng cường sức khoẻ, tuổi
thọ cũng tăng.
Thông qua thuyết nhu cầu của Maslow, các hoạt động cung cấp dịch vụ
CTXH cho NCT được khái quát và tổng hợp tương tự như các bậc thang trên, đó là
dịch vụ về sức khỏe, vật chất, tinh thần và phát huy vai trò của NCT. Chất lượng
16
dịch vụ cho NCT cũng phát triển để đáp ứng các nhu cầu từ thấp đến cao và ngày
càng phát triển của NCT. Khi nền kinh tế còn kém phat triển thì việc đáp ứng nhu
cầu của NCT chỉ dừng lại ở cơm ăn, áo mặc, lao động kiếm sống và quan hệ chan
hòa, vui vẻ với bạn bè và cộng đống. Khi điều kiện kinh tế khá lên, đòi hỏi việc
chăm sóc – nuôi dưỡng NCT đáp ứng nhu cầu lớn hơn về giao tiếp, giải trí, tham
quan du lịch, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng thông qua công tác xã hội.
[26,tr.19]
1.1.3. Tầm quan trọng của việc chăm sóc – nuôi dưỡng người cao tuổi
NCT ngày càng khẳng định là lớp người có uy tín và vai trò quan trọng trong
gia đình và xã hội, là người có công sinh thành, nuôi dạy con cháu, hình thành nhân
cách, phát triển giống nòi, giáo dục lý tưởng và truyền thống văn hóa, đạo đức tốt
đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ, tiếp tục cống hiến công sức, trí tuệ cho sự nghiệp
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giữ vững an ninh trật tự của quê hương, đất
nước. Vì thế, người cao tuổi ngày càng được xã hội tôn vinh, kính trọng.
Việc chăm sóc – nuôi dưỡng NCT là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp,
các ngành, địa phương, gia đình và xã hội, làm chuyển biến về nhận thức, nâng cao
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong chăm sóc,
phụng dưỡng người cao tuổi. Kịp thời cổ vũ động viên các tập thể, cá nhân có nhiều
đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò của NCT.
1.1.4. Một số lý luận về công tác xã hội
1.1.4.1. Khái niệm CTXH
Có nhiều khái niệm khác nhau về công tác xã hội như :
Theo Zastrow (1996) : CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân,
nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ
thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu
của họ
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế
Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: “CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi
17
xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực
và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái
và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội.
CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ.
Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc cơ bản của nghề”
Hội đồng đào tạo CTXH Mỹ định nghĩa: CTXH là một nghề nhằm tăng
cường các chức năng xã hội của cá nhân, hay nhóm người bằng những hoạt động
tập trung vào can thiệp mối quan hệ xã hội để thiết lập sự tương tác giữa con người
và môi trường có hiệu quả. Hoạt động này bao gồm 3 nhóm: Phục hồi năng lực đã
bị hạn chế, cung cấp nguồn lực cá nhân và xã hội và phòng ngừa sự suy giảm chức
năng xã hội. Như vậy, sự có mặt của CTXH nhằm giúp đỡ cá nhân, gia đình, cộng
đồng điều chỉnh mối quan hệ của họ với môi trường xã hội, qua đó giúp họ bảo đảm
chức năng xã hội đúng với vai trò vị trí đảm nhiệm trong xã hội [17, tr.2].
CTXH ở Việt Nam cũng được các tác giả xem xét từ những khía cạnh khác
nhau, tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính
tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá
nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi,
hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội’’ [20,tr.26]
CTXH tại Việt Nam được xem như là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về
hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và
thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế hướng tới
bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đây là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên môn góp
phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan tới con người để thỏa mãn những
nhu cầu căn bản, mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã
hội của mình. [13, tr.17]
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010) đưa khái niệm về CTXH như sau:
CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia
đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã
18
hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ
nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã
hội góp phần đảm bảo ASXH. [20,tr.19]
Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định CTXH là góp phần giải
quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người. Hạn chế phát sinh các vấn
đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội
lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng nhân cách sống đậm
đà bản sắc văn hóa dân tộc mang tính thuần phong mỹ tục.
1.1.4.2 Mục đích Công tác xã hội
Công tác xã hội hướng tới tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu
thế. Công tác xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương tác hài
hòa giữ cá nhân, gia đình, xã hội hướng tới sự tiến bộ và công bằng xã hội.
Hoạt động nghề nghiệp CTXH hướng tới 2 mục đích cơ bản sau:
Một là, nâng cao nâng lực các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình, cộng
đồng có hoàn cảnh khó khăn.
Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng
thực hiện các chức năng, vai trò có hiệu quả. [21,tr.4]
1.1.4.3 Vai trò nhân viên Công tác xã hội
- Khái niệm về vai trò
Vai trò trong từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê,1997) được định nghĩa là tác
dụng, chức năng, tổng sự hoạt động, phát triển của cái gì đó. Hay vai trò còn ám chỉ
tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng để nói về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của sự
vật, sự việc, hiện tượng trong một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó.
- Khái niệm về nhân viên công tác xã hội
Nhân viên CTXH là người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH
có bằng cấp chuyên môn. Đó là những người có khả năng phân tích vấn đề xã hội,
19
có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm để giúp đỡ thân chủ của mình vượt
qua khó khăn, tự vươn lên trong cuộc sống [24,tr.66]
- Khái niệm vai trò NVCTXH và các vai trò NVCTXH đảm nhiệm
Vai trò NVCTXH được gắn với chức năng, nhiệm vụ mà NVCTXH đảm
nhiệm ở vị trí nào đó khi thực thi công việc chuyên môn CTXH. Khi NVCTXH ở
những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của họ cũng rất khác nhau.
Song họ cũng có thể có nhiều vai trò trong cùng một ví trí công việc.
Theo quan điểm của Feyerico (1973) người NVCTXH có những vai trò sau:
- Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp thân chủ (cá nhân,
gia đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn
đề. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ
thụật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm...
- Vai trò là người điều phối - kết nối dịch vụ (còn gọi là trung gian):
NVCTXH là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới
thiệu cho thân chủ các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá
nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ
thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề.
- Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để họ
được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những
trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng.
- Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ chức
các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, cổ vũ tuyên truyền.
- Vai trò là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan
tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay
cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình
nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần
giải quyết.
20
- Vai trò người tạo sự thay đổi: người NVCTXH được xem như người tạo ra
sự thay đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng
tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn.
- Vai trò quản lý trường hợp: người nhân viên CTXH được xem như là người
góp phần cho sự phát triển và hoàn thiện chính sách xã hội, nắm bắt các nhu cầu
cần trợ giúp cho thân chủ, tạo cơ hội và kết nối thân chủ với tài nguyên dịch vụ
nhằm hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng phát triển, giải quyết vấn đề cho thân chủ.
- Vai trò là người tư vấn: NVCTXH tham gia như người cung cấp thông tin
tư vấn cho các thân chủ cần có những thông tin như thông tin về chăm sóc sức khoẻ
sinh sản, thông tin về bảo vệ môi trường, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ hay người già.
- Vai trò là người tham vấn: NVCTXH trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình
xem xét vấn đề, và tự thay đổi. Ví dụ như NVCTXH tham gia tham vấn giúp NCT
vượt qua nỗi cô đơn, không người thân chăm sóc hay phụ nữ bị bạo hành vượt qua
khủng hoảng.
- Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: trên
cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác định, NVCTXH giúp cộng
đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năng
của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng.
- Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: NVCTXH còn được xem như
người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không có khả
năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề.
- Vai trò là người xử lý dữ liệu: Với vai trò này, NVCTXH nhiều khi phải
nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích thông tin trên cơ sở đó tư vấn cho thân
chủ để họ đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Vai trò là người quản lý hành chính: NVCTXH khi này thực hiện những
công việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch
và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
21