VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG PHƢƠNG LIÊN
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN
YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Công tác Xã hội
Mã số: 8 76 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM TIẾN NAM
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Tiến Nam.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
hoàn toàn trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
HỌC VIÊN
Đặng Phƣơng Liên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO 12
1.1.
Một số khái niệm, đặc điểm tâm lý người cao tuổi thuộc hộ nghèo ...................12
1.2.
Một số lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi thuộc hộ nghèo .......................................................................................................15
1.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi thuộc hộ nghèo ......................................................................................21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM
SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN YÊN
MINH, TỈNH HÀ GIANG ..........................................................................................25
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ..................................25
2.2 Thực trạng về sức khỏe và nhu cầu của người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang ...................................................................................30
2.3. Dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo
đang triển khai tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. ....................................................34
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi thuộc hộ nghèo tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.......................................48
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG
TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC
HỘ NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG ...........59
3.1. Quan điểm, chiến lược về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay.................59
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội
trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo .............................................61
KẾT LUẬN ..................................................................................................................67
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Nội dung
1
CTXH
Công tác xã hội
2
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
3
CTV CTXH
Cộng tác viên Công tác xã hội
4
DVCTXH
Dịch vụ Công tác xã hội
5
LĐTB-XH
Lao động – Thương binh – Xã hội
6
NVCTXH
Nhân viên Công tác xã hội
7
NCT
Người cao tuổi
8
NCTTHN
Người cao tuổi thuộc Hộ nghèo
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng quan khách thể nghiên cứu..............................................................27
Biểu đồ 2.2. Vấn đề tâm lý của người cao tuổi thuộc hộ nghèo ...................................30
Biểu đồ 2.3. Thực trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi thuộc hộ nghèo ...........31
Biểu đồ 2.4. Thực trạng sức khỏe xã hội của người cao tuổi thuộc hộ nghèo..............31
Biểu đồ 2.5. Nhu cầu của người cao tuổi thuộc hộ nghèo ............................................32
Bảng 2.2. Nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi thuộc hộ ngheo.................................................................................................35
Bảng 2.3. Hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức NCTTHN được tiếp cận.........37
Biểu đồ 2.8. Mức độ hài lòng của người cao tuổi thuộc hộ nghèo về dịch vụ tuyên
truyền nâng cao nhận thức.............................................................................................39
Bảng 2.4. Các nội dung dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chính sách người cao tuổi thuộc hộ
ngheo được tiếp cận.......................................................................................................40
Biểu đồ 2.10. Mức độ hài lòng của người cao tuổi thuộc hộ nghèo về dịch vụ hỗ trợ,
giải quyết chế độ chính sách..........................................................................................43
Biểu đồ 2.11. Các loại dịch vụ tư vấn, tham vấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
thuộc hộ nghèo được tiếp cận........................................................................................44
Biểu đồ 2.12. Mức độ hài lòng của người cao tuổi thuộc hộ nghèo đối với dịch vụ tư
vấn, tham vấn trong chăm sóc sức khỏe........................................................................46
Biểu đồ 2.13. Yếu tố ảnh hưởng của đặc điểm đối tượng (NCTTHN) đến việc tiếp cận
dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe .........................................................48
Biểu đồ 2.14. Yếu tố ản h hưởng của cơ chế chính sách đến dịch vụ công tác xã hội
trong chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo .................................52
Biểu đồ 2.15. Yếu tố ảnh hưởng của ngân sách, cơ sở hạ tầng đến việc cung cấp dịch
vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo ...........................................54
Biểu đồ 2.16. Yếu tố ảnh hưởng của nhân viên công tác xã hội đến việc cung cấp dịch
vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo ...............56
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người cao tuổi nói chung và người cao tuổi thuộc hộ nghèo nói riêng là một
trong những nhóm đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương nhất do những thay đổi về
sức khỏe thể chất và tinh thần, sự thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan
hệ xã hội và lối sống gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, tốc độ già hóa dân số của Việt
Nam đang ở mức cao. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, hệ
thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi; chưa có hệ
thống chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; chưa có hệ thống cung ứng việc làm
cho người cao tuổi... Chính vì vậy, việc trợ giúp người cao tuổi, đặc biệt là người
cao tuổi thuộc hộ nghèo trong cuộc sống là rất cần thiết.
Huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là một huyện miền núi, đời sống kinh tế xã hội của người dân đang từng bước phát triển. Tuy nhiên vẫn còn không ít những
khó khăn còn tồn tại ở các mặt kinh tế, văn hóa, y tế, xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao
và số lượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo cũng đang ngày càng tăng. Công tác
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói chung, trong đó có người cao tuổi thuộc hộ
nghèo đã được triển khai và đem lại hiệu quả nhất định như: Luôn chi trả đúng thời
gian và đủ số tiền trợ cấp hàng tháng, việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế đúng thời gian
quy định, có các hoạt động tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và các
hoạt động vận động nguồn lực cộng đồng trong các hoạt động nâng cao sức khỏe và
đời sống tinh thần của người cao tuổi. Tuy nhiên, số lượng NCTTHN vẫn còn ở
mức cao. Trong cuộc sống hằng ngày, NCTTHN không chỉ gặp những khó khăn về
thể chất mà còn cả tinh thần. Chính vì vậy, không chỉ nghèo đói mà tuổi cao sức
yếu cũng khiến cuộc sống của họ càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Vai trò của
CTXH trong việc CSSK không chỉ về sức khỏe thể chất và còn là sức khỏe tinh
thần, sức khỏe xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai các DVCTXH tại thành phố Hà
Giang nói chung và địa bàn huyện Yên Minh vẫn chưa đồng bộ và kịp thời tới
nhóm NCTTHN. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về CTXH đối với NCT, tuy nhiên
chưa có nghiên cứu về DVCTXH trong CSSK NCTTHN. Hơn nữa DVCTXH là
1
một hoạt động còn khá mới và chưa được triển khai một cách chuyên nghiệp tại địa
bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
Chính vì những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Dịch vụ công tác xã hội
trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang” làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu được đề cập trên các sách, báo, luận án,
luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề sức khỏe của Người cao tuổi cũng như vấn đề
chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, như:
2.1. Trên thế giới:
* Nghiên cứu về Sức khỏe Người cao tuổi:
- Annette L. Fitzpatrick, Lawton S.Cooper, Diane G. Ives và John A.Robbins
(Đại học Washington, Đại học Johns Hopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học
California – Davis và Đại học Wake Forest) (1994), “Barriers to Health Care
Access Among the Elderly and Who Perceives Them.
Nghiên cứu này khái quát thực trạng người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe
như thế nào và những khó khăn ngăn cản việc người cao tuổi nhận được sự quan
tâm, chăm sóc tại nước Mỹ. Từ những kết quả được nghiên cứu này có thể áp dụng
để nghiên cứu những khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt
Nam. Điều đó đặt ra sự quan tâm lớn đối với những người làm nghiên cứu nói riêng
và những nhà hoạch định chính sách của nước ta nói chung [26].
- Masoud Pezeshkian (2002), Minister of Health and Medical Education of
Iran, Second World Assembly on Aging, Madrid. Nghiên cứu được thực hiện tại
Iran và chỉ ra rằng có hơn 4 triệu người từ 60 tuổi trở lên trong đó có 57% đang
sống trong khu vực thành thị. Phụ nữ với tỷ lệ có học vấn thấp hơn và sự phụ thuộc
về tài chính cao hơn chiếm một nửa trong tổng số người cao tuổi. Mặc dù thách
thức về già hóa đã trở nên rõ nét, Iran có những truyền thống được thiết lập trong
một thời gian dài dựa theo những lời giáo huấn của đạo Hồi. Những lời giáo huấn
2
này luôn đứng ở vị trí đầu tiên trong các vấn đề của chính phủ để cung cấp các nhu
cầu về xã hội và y tế cho người cao tuổi. Do đó, việc cấp bách là phải giúp đỡ
những điều kiện về kinh tế - xã hội để cho phép mọi người ở mọi lứa tuổi có thể
cùng hòa nhập trong xã hội. Mục tiêu của kế hoạch bảo vệ xã hội là nhằm cung cấp
sự tiếp cận về các dịch vụ y tế và an sinh xã hội cũng như sự ổn định về tinh thần và
tình cảm và an sinh là quan trọng, đặc biệt là phụ nữ. Hệ thống chăm sóc y tế ban
đầu bao gồm các chương trình toàn diện để kiểm soát và phòng chống bệnh tật
không lây nhiễm và các vấn đề y tế. Tuy nhiên, phát huy lối sống khỏe mạnh vẫn là
nền tảng của các chương trình. Việc xem xét lại những quy tắc liên quan đến y tế để
hoàn thiện lão khoa và biến tất cả cá dịch vụ trở nên có thể tiếp cận được trong hệ
thống y tế [29].
- Population Ageing in Pakistan and its implications, Mohammad Afzal,
(1994), “The Ageing of Asion Population United Nations”. Nghiên cứu được thực
hiện tại Pakistan trong những năm 1984 – 1985, khoảng 12% những người trong
nhóm tuổi từ 60 – 64 và 25% những người từ 65 tuổi trở lên có một số khuyết tật.
Trong số những người cao tuổi khuyết tật, những người mù, điếc, què và những tật
nguyền về cả thế xác lẫn tinh thần đều có tỷ lệ cao. Không phải tất cả các căn bệnh
tuổi già đều là giai đoạn cuối hoặc chúng đều dẫn đến khuyết tật. Do vậy, nếu có
một kế hoạch giáo dục về sức khỏe thì nhiều căn bệnh có thể được phòng và điều trị
để người bệnh có thể sống độc lập hơn và khỏe mạnh hơn [30].
* Nghiên cứu về Công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi:
- Chanitta Soommaht, Songkoon Ratchasima, Buriram, Surin và Khon Kaen
(2008), “Developing Model of Health Care Management for the Elderly by
Community Participaton in Isan.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp
nghiên cứu định tính. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự phát triển của việc chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi có sự tham gia của cộng đồng ở Isan. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng việc quản lý của các tổ chức cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe
3
người cao tuổi là phương pháp hiệu quả. Tất cả công dân cao tuổi đều đồng ý rằng
việc chăm sóc y tế được cung cấp bởi các tổ chức cộng đồng giúp họ thoải mái và
ấm áp hơn. Mô hình này gợi cho chúng ta những bài học kinh nghiệm khi áp dụng
vào Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng [27].
- Dean Blevins, Bridget Morton và Rene McGovern (2008), “Evaluating a
community – based participatory research project for elderly mental healthcare in
rural America”. Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng về
chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nông thôn Mỹ. Nghiên cứu này
nhằm khám phá bản chất giữa các đối tác trong chương trình chăm sóc sức khỏe
tâm thần cho người người cao tuổi ở nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu
hết mọi người hài lòng với vai trò của họ và mức độ thành công của chương trình.
Từ đó, các tác giả cũng đề xuất những phương pháp để cải thiện hơn nữa các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi tại nông thôn. Mô hình chăm sóc
sức khỏe tâm thần tại cộng đồng của Hoa Kỳ là điều chúng ta cần quan tâm nghiên
cứu để có thể góp phần xây dựng các mô hình cho người cao tuổi phù hợp với nước
ta [28].
- Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổ i
quốc tế (Hepl Age International) (2012), “Già hóa trong thể kỷ 21: Thành tựu và
thách thức”. Báo cáo đã đánh giá quá trình kể từ khi Hội nghị thế giới lần thứ 2 về
người cao tuổi thực hiện kế hoạch hành động quốc tế Madrid về người cao tuổi.
Nhiều ví dụ minh họa về những chương trình đổi mới đã đáp ứng thành công các
mối quan tâm của người cao tuổi được đưa ra trong báo cáo.
Bên cạnh đó, báo cáo này cũng đưa ra khuyến nghị về định hướng tương lai
nhằm đảm bảo mọi người ở mọi lứa tuổi trong xã hội bao gồm cả người cao tuổi và
giới trẻ đều có cơ hội góp phần xây dựng xã hội cũng như cùng được hưởng những
phúc lợi xã hội đó. Chính vì thế, phải có một chiến lược nhằm hỗ trợ riêng cho từng
đối tượng đạt hiệu quả cao nhất [25].
Các kết quả nghiên cứu cũng như báo cáo trên thế giới hầu hết đều đã chỉ ra
được thực trạng về già hóa dân số và các vấn đề khó khăn mà người cao tuổi gặp
4
phải cũng như đã đưa ra các mô hình dịch vụ công tác xã hội thực tế để trợ giúp
NCT và những rào cản khiến NCT gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chưa chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến
việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe như về cơ sở hạ tầng,
về nhân viên công tác xã hội, về chính quyền địa phương mà chỉ tập trung vào yếu
tố thân chủ là NCT.
2.2. Tại Việt Nam:
* Nghiên cứu về Sức khỏe Người cao tuổi:
- Lê Vũ Anh, Đặng Huy Hoàng, Trần Vũ, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Tiến
Thắng (2010), “Đánh giá sức khỏe và sự tham gia của người cao tuổi trong phát
triển cộng đồng tại 3 xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”. Nghiên cứu chỉ ra
rằng tỷ lệ NCT tự đánh giá sức khỏe bình thường cao nhưng số người NCT mắc
một hay nhiều bệnh lý sức khỏe cũng rất cao. NCT tham gia vào các công việc gia
đình, xã hội và lao động sản xuất chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, chính quyền địa
phương vẫn thiếu công tác truyền thông và các văn bản hướng dẫn cho sự tham gia
của NCT [1].
- Lê Văn Khảm (2014), “Vấn đề về Người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay”,
Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra thực trạng tuổi thọ người
Việt Nam ngày càng cao và tỷ lệ dân số già đang tăng nhanh; điều đó phản ánh
thành tực phát triển kinh tế, xã hội, y tế và công tác dân số. Thực tế cho thấy, một
bộ phận người cao tuổi đang đối mặt với khó khăn về thu nhập, những thay đổi về
cấu trúc gia đình và các quan hệ xã hội và đặc biệt là những nguy cơ bất lợi về sức
khỏe [11].
- Phạm Thắng, Đỗ Khánh Hỷ, (2009), “Báo cáo tổng quan về chính sách
chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam”. Nghiên cứu
chỉ ra rằng, NCT sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tiểm ẩn, bao gồm cả nghèo đói
do phải dành toàn bộ nguồn thu hạn chế của mình cho các dịch vụ chăm sóc nói
chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Đói nghèo làm tăng độ nhạy của bệnh tật và
ngược lại, bệnh tật là nguyên nhân chính của đói nghèo. Báo cáo cho thấy: Nhu cầu
5
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full