Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại ban chiến lược phát triển nguồn nhân lực viện chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.87 KB, 40 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-------o0o-------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đơn vị thực tập: Ban chiến lược phát triển nhân lực và xã hội –Viện
chiến lược Phát triển

Giáo viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thế Vinh
Sinh viên thực hiện

: Phạm Thu Quỳnh

Khóa

:6

Ngành

: Kinh tế

Chuyên ngành

: QHPT

Hà Nội, năm 2018
i


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên phòng Nhân sự, Ban chiến lược phát
triển nhân lực và xã hội trong Viện Chiến lược phát triển. Em xin chân thành cảm ơn chị
Lê Thị Lệ đã tạo điều kiện và chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
này. Cảm ơn sự hướng dẫn của thầy TS.Nguyễn Thế Vinh. Trong quá trình thực hiện
chuyên đề không tránh khỏi sai sót do thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, em mong nhận được ý
kiến đánh giá, góp ý của Viện Chiến lược phát triển và của cô giáo để hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1

CP

Chính Phủ

2

ASEAN

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á

3

NQ-CP

Nghị Quyết Chính Phủ


4

NQ-TW

Nghị Quyết Trung ương

5

SPF

Qũy hòa bình Sasakawa

6

UNFPBA

Qũy Dân số liên Hợp Quốc

8

KH&CN

Khoa học và công nghệ

9

NTA

Tài khoản chuyển nhượng quốc gia


10

TPP

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

11

TW

Trung ương

12

CHLB

Cộng Hòa Liên Bang

13

MOU

Biên bản ghi nhớ

iii


Mục Lục
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
Nội Dung..........................................................................................................................................2
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN..............................................2
1.1. Thông tin chung....................................................................................................................2
1.2. Lịch sử hình thành................................................................................................................2
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Chiến lược phát triển...........................................4
2.1. Vị trí và chức năng................................................................................................................4
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn........................................................................................................4
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy máy của Viện Chiến lược phát triển...................................................5
3.1. Lãnh đạo Viện.......................................................................................................................5
3.2. Hội Đồng khoa học...............................................................................................................6
3.3. Các phòng ban......................................................................................................................6
3.3.1. Ban tổng hợp................................................................................................................6
3.3.2. Ban chiến lược phát triển các ngành sản xuất...........................................................6
3.3.3. Ban chiến lược phát triển các ngành dịch vụ.............................................................6
3.3.4. Ban chiến lược phát triển vùng...................................................................................7
3.3.8. Ban chiến lược phát triển nhân lực và xã hội............................................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN............8
1. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị............................................................................................9
1.1 Nghiên cứu, triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội...................................9
1.2. Công tác quy hoạch.............................................................................................................11
1.3 Các nhiệm vụ chính trị khác................................................................................................12
2. Nghiên cứu khoa học.............................................................................................................13
3. Hợp tác quốc tế......................................................................................................................14
4. Công tác đào tạo....................................................................................................................16
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN
LỰC VÀ XÃ HỘI..........................................................................................................................17
1. Nhân sự của ban.....................................................................................................................17
2. Tình hoạt động của Ban trong những năm qua......................................................................18

2.1 .Các kết quả đạt được trong năm 2017................................................................................18
2.1.1. Công tác nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học..............................................21
2.2. Các kết quả đạt được trong năm 2018................................................................................22
3. Những biện pháp đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực
tiễn sản xuất, công tác................................................................................................................24
4. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước..........................24
5. Hoạt động các tổ chức Đảng, đoàn thể..................................................................................25
6. Công việc được làm...............................................................................................................26
6.1. Các công việc được tiếp cận...............................................................................................26
6.2. Các kết quả đạt được và vấn đề nhận thấy khi thực tập......................................................26
6.3. Thuận lợi.............................................................................................................................27
6.4. Khó khăn.............................................................................................................................27
6.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân............................................................................27
7 . Một số kiến nghị...................................................................................................................29
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT HƯỚNG CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.........................30
iv


v


LỜI MỞ ĐẦU
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của chính phủ, thực hiện các chức năng
quản lý nhà nước và kế hoạch đầu tư, bao gồm : Tham gia tổng hợp về chiến lược,
quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước về cơ chế chính
sách quản lý chung và một số lĩnh vực cụ thể và đầu tư trong nước, nước ngoài ,
khu công nghiệp, khu chế xuất và quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đầu
thầu doanh nghiệp , đăng kí kinh doanh trong phạm vi cả nước , quản lý nhà nước
các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
với các chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp, tham gia về lĩnh vực chiến

lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ.
Trong thời gian thực tập tại Ban chiến lược phát triển nhân lực và xã hội
thuộc Viện chiến lược Phát Triển, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo
và hướng dẫn tận tình của cán bộ trong Viện, em đã tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu
và đã nắm bắt được một số vấn đề về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tình
hình hoạt động và phương hướng hoạt động trong những năm tới của Viện cũng
như của Ban. Em xin được trình bày trong bản báo cáo thực tập tổng hợp, bản báo
cáo được chia làm 4 Chương:
Chương I: Tổng quan về Viện Chiến Lược Phát Triển.
Chương II: Thực trạng hoạt động của Viện Chiến Lược Phát Triển.
Chương III: Thực trạng hoạt động của Ban chiến lược phát triển nhân lực và
xã hội
Chương IV: Đề xuất hướng chuyên đề nghiên cứu tiếp theo


Nội Dung

Chương I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
1.1. Thông tin chung.
Tên: Viện Chiến Lược Phát Triển
Địa chỉ: 65 Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội – Việt Nam
Số điện thoại liên hệ: +84-4-38431848
Fax: + 84-4-38452209
Email:
Người đại diện chính thức: Viện Trưởng. PGS.TS Bùi Tất Thắng
1.2. Lịch sử hình thành.
Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được hình thành
trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà Nước là Vụ tổng hợp kế
hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và vụ kế hoạch phân vùng kinh tế hai vụ này được
thành lập. Theo quyết định số 47 – CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của hội đồng

Chính Phủ, sau phát triển lên thành hai viện là viện phân bổ lực lượng sản xuất và
viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn.năm 1988 được tổ chức lại thành viện kế hoạch
dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất và năm 1994 đổi tên thành viện chiến lược
phát triển
50 năm qua được sự chỉ đạo trực tiếp của chủ nhiệm ủy ban kế hoạch nhà
nước, chủ nhiệm ủy ban phân vùng kinh tế trung ương trước đây và của Bộ Trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, với sự phấn đấu liên tục của nhiều thế hệ cán bộ
lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu khoa học và nhân viên phục vụ Viện Chiến lược phát
triển đã hoàn thành.tốt các nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn từ năm 1964 đến
1988 Viện đã tham mưu giúp chính phủ trong việc nghiên cứu phân vùng kinh tế,
phân bổ lực lượng sản xuất và nghiên cứu chiến lược và kế hoạch dài hạn. Trong
giai đoạn từ năm 1998 đến nay viện đã tham mưu trong việc nghiên cứu chiến lược
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước các nghành và các vùng lãnh thổ,
làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch năm năm và hàng năm


Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm của viện chiến lược trong mọi
thời kỳ Nhiều chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ đã được viện tổ
chức nghiên cứu thành công, nhờ đó một số vấn đề lý luận và thực tiễn được làm
rõ hơn, tạo cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược quy hoạch phát triển các vùng
kinh tế xã hội và các nhiệm vụ khác thêm có căn cứ thuyết phục
Để đáp ứng các nhiệm vụ được giao và nhằm học tập kinh nghiệm của các
nước, viện chiến lược phát triển đã mở rộng hợp tác quốc tế vơi nhiều cơ quan tổ
chức viện nghiên cứu các nước ASEAN . Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Viện đã
chủ trì tổ chức thực hiện nhiều dự án nghiên cứu do nước ngoài tài trợ, một số kết
quả về chính sách kinh tế đã được báo cáo trực tiếp với lãnh đạo đảng và chính phủ
Trong 10 năm gần đây, viện còn thực hiện nhiệm vụ đào tập trung đào tạo
trình độ tiến sỹ và bồi dưỡng nghiêp vụ về quy hoạch cho địa phương
Về xây dựng viện từ 24 cán bộ ban đầu của Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế
quốc dân dài hạn và vụ kế hoạch phân vùng kinh tế 1964 đến nay trở thành một tổ

chức sự nghiệp khoa học cấp quốc gia có tổng số cán bộ công chức viên chức, là
150 người trong đó có 2 phó Giáo sư, 11 tiến sỹ, 60 thạc sỹ và hơn 50 cử nhân kỹ
sư Viện có hội đồng khoa học làm tư vấn cho Viện Trưởng 8 Ban nghiên cứu, 2
Trung tâm và 1 Văn phòng viện
Các kết quả nghiên cứu của viện đã đóng góp thiết thực cho việc chỉ đạo
kinh tế của chính phủ và định hướng phát triển kinh tế xã hội của các đia phương
thành quả của viện ngày càng được nâng cao và đem lại tác dung ngày một tốt hơn
Viện có sự phát triển không ngừng và hoạt động hiệu quả như vậy là nhờ có sự
quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo đảng và chính phủ sự chỉ đạo trực tiếp thường
xuyên và chặt chẽ của lãnh đạo ủy ban kê hoạch nhà nươc trước đây và Bộ Kế
Hoạch và Đầu Tư hiện nay sự phối hợp, chặt chẽ trong công tác nghiên cứu chiến
lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp các ngành các địa phương
Quá trình phát triển của viện chiến lược và phát triển gắn liền với lịch sử
phát triển của công tác kế hoạch hóa và với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước với những thành tích đóng góp có hiệu quả trong 50 năm qua viện chiến lược
đã được nhận nhiều bằng khen của Bộ Trưởng của Thủ tướng Chính phủ.


2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Chiến lược phát triển.
2.1. Vị trí và chức năng
Viện chiến lược phát triển là tổ chức sự nghiệp khoa học thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, thực hiện chức năng nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, quy hoạch cấp quốc gia, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
kế hoạch đầu tư công của quốc gia, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh
vực nghiên cứu khoa học, đào tạo và thực hiện hoạt động tư vấn về chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch theo quy định của pháp luật.
Viện Chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp
nhân, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động được ngân sách nhà nước bảo
đảm theo quy định của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Nghiên cứu các đề án, dự án về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
kế hoạch đầu tư công trong từng thời kỳ.
2. Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch.
3. Phân tích, tổng hợp và đánh giá triển vọng phát triển kinh tế, xã hội, khoa
học, công nghệ, môi trường và các yếu tố quốc tế phục vụ nghiên cứu chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch.
4. Phản biện các đề án về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo phân công
của cấp có thẩm quyền.
5. Thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công:
a) Triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học về chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch và những nghiên cứu khoa học khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện hoạt động tư vấn về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
c) Đào tạo tiến sỹ theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.


7. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động và tài
chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư giao theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy máy của Viện Chiến lược phát triển
Cơ cấu của Viện Chiến lược phát triển được thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển

3.1. Lãnh đạo Viện.

Viện Chiến lược phát triển có Viện Trưởng và các phó Viện trưởng. Viện
trưởng Viện Chiến lược phát triển do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm,
miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật. Viện trưởng quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị
trực thuộc theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và


Đầu tư. Hiện nay là PGS.TS Bùi Tất Thắng đang đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng
Viện Chiến lược phát triển
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược phát
triển và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về cương lĩnh công tác được phân
công. Hiện nay ở Viện Chiến lược phát triển có ThS.Nguyễn Văn Vịnh, TS. Đinh
Lâm Tấn và ThS.Phan Ngọc Mai Phương đang đảm nhiệm chức Phó Viện trưởng
Viện Chiến lược phát triển.
3.2. Hội Đồng khoa học.
Giúp Viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học của Viện, đánh giá
các kết quả nghiên cứu khoa học và dự án.
3.3. Các phòng ban.
3.3.1. Ban tổng hợp.
Đầu mối nghiên cứu xây dựng các đề án dự án vể chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội đất nước , dự báo về kinh tế vĩ mô , các biến động xã hội , khoa
học công nghệ , chinh sách tác dộng đến chiến lượng , quy hoạch tổng thế phát
triển kinh tế xã hội đâu mối tham gia nghiên cứu xây dựng kế hoạch 5 năm và
hàng năm
3.3.2. Ban chiến lược phát triển các ngành sản xuất.
Có nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển công
nghiệp, nông nghiệp cùng các ngành công nghiệp chế biến trên phạmvi cả nước và
các vùng lãnh thổ. Nghiên cứu chiến lược quy hoạch tổng thế phát triển đối với

biển, đảo và hợp tác kinh tế quốc tế về biển, đảo nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu
và định hướng tham gia của việt nam
3.3.3. Ban chiến lược phát triển các ngành dịch vụ.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ
của cả nước và trên vùng lãnh thổ nghiên cứu chiến lược tham gia mang phân phối
toàn cầu


3.3.4. Ban chiến lược phát triển vùng.
Có chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế và xã hội các vùng , lãnh thổ ; đầu mối nghiên cứu quy hoạch
sửa dụng đất và bảo vệ môi trường đầu mối xây dựng kế hoạch 5 năm hàng năm
về phát triển các vùng lãnh thổ
3.3.5. Ban chiến lược phát triển hạ tầng và đô thị
Có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển kết
cấu hạ tầng của cả nước và các vùng lãnh thổ đầu mối nghiên cứu phát triển kết
cấu hạ tầng của các đô thị
3.3.6. Văn phòng
Có chức năng, nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng và theo dõi đôn đốc việc
thực hiện chương trình kế hoạch công tác và quản lý khoa học của Viện, lập báo
cáo với cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Viện. Thực hiện công tác
hành chính, quản trị, thưviện – tư liệu, lưu trữ, lễ tân. Quản lý cơ sở vật chất của
Viện. Đầu mối tổ chức thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện.
3.3.7. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền nam
Thực hiện nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội các tỉnh ở nam bộ đầu mối tổ chức nghiên cứu đề xuất về quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội ở vùng nam bộ xây dựng hệ thống thông tin về vùng nam bộ
phục vụ nghiên cứu chiến lược.quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội đầu
mối tổ chức các khóa tập huấn đào tạo nghiệp vụ quy hoạch cho các tỉnh ơ nam bộ
tổ chức hoạt động tư vấn quy hoạch phát triển cho các tirnhh , các ngành ơ nam bộ


3.3.8. Ban chiến lược phát triển nhân lực và xã hội.
Chức năng nhiệm vụ
Có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển con
người, nòi giống trên phạm vị cả nước và các vùng lãnh thổ, nghiên cứu chiến lược
quy hoạch phát triển nhân lực trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ nghiên
cứu phát triển xã hội trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ dự báo phát triển
con người việt nam và nhân lực của cả nước các vùng lãnh thổ


Cơ cấu tổ chức:
Lãnh đạo ban
- Trưởng ban: lãnh đạo toàn bộ công việc của Ban, trực tiếp chỉ đạo và
nghiên cứu tổng hợp các vấn đề phát triển nguồn nhân lực.
- Phó trưởng ban: Phụ trách nhóm và trực tiếp xử lý tổng hợp về phát
triển con người, nòi giống.
- Phó trưởng ban: Phụ trách nhóm và trực tiếp xử lý tổng hợp các vấn đề
xã hội.
Nhóm nghiên cứu chiến lược phát triển con người và nòi giống.
- Nghiên cứu phương hướng phát triển phát triển và những giải pháp
nâng cao chất lượng nòi giống của con người Việt Nam
- Nghiên cứu phương hướng phát triển dân số và chất lượng dân số của
cả nước và vùng lãnh thổ
Nhóm nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực.
- Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của cả nước.
- Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của các vùng lãnh thổ và
phương hướng điều chỉnh giữa các vùng.
Nhóm nghiên cứu phát triển xã hội
- Nghiên cứu chiến lược và xây dựng cộng đồng.
- Nghiên cứu chiến lược phát triển dân tộc và tôn giáo.

- Nghiên cứu cơ cấu và các giai tầng xã hội. Trong mỗi lĩnh vực nghiên
cứu đều phải bao trùm phạm vi cả nước, cụ thể hoá trên từng vùng, kinh nghiệm
quốc tế và so sánh Việt Nam với các nước.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN
Trong hơn 50 năm phát triển Viện Chiến lược Phát Triển đã đạt được những
thành tựu và đóng góp cho lớn cho Đảng và Chính phủ qua một số giai đoan như
1964 -1988 và 1998 -2014 đặc biệt giai đoạn 1998 – 2014 là có thành tựu nổi bật
hơn cả phải kể đên như là:


1. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị
1.1 Nghiên cứu, triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội
1.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hôi 1991 -2000
Lần đầu tiên, viện là một trong 6 cơ quan triển khai thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu và giúp ủy ban kế hoạch nhà nước và tiểu ban xây dựng chiến lược của
hội đông bộ trưởng tổ chức việc nghiên cứu xây dựng chiến lược ổn địnhg và phát
triển kinh tế xa hôi nước ta thời kì 1991- 2000 trình đại hội đảng lần thư VII ,Qua
việc này viện đã có sự đóng góp tích cực đối với viêc xây dựng chiến lược và cũng
thu nhận được nhiều bài học bổ ích , Quan niệm về chiến lược nội dung và phương
pháp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội
1.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 – 2010
Trong những năm 1997 -1998 viện đã chủ trì chuẩn bị đề cương xây
dựng chiến lược đề bộ kế hoạch đầu tư trình bộ chính trị và ban cán sự đảng chính
phủ ra văn bản số 44 /BCS ngày 3/ 6/1998 về viêc nghiên cứu xây dựng chiến
lược phát triển kinh tế xã hôi thời kỳ 2001 -2010 trong các năm 2000 và quý 1
năm 2001 viện tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là tham gia và là cơ quan
thường trực tiểu ban kinh tế xã hôi chuẩn bị đại hội IX của đảng viện đã làm đầu
mối giúp bộ kê hoạch đầu tư tổ chức phối hợp nghiên cứu chiên lược chung và trực
tiếp tham gia nghiên cứu một sô báo cáo chuyên dề về chuyền dịch cơ cấu kinh tê

cơ cấu đầu tư dự báo năm 2010 và khung chiến lược 2001 -2010 tham gia chuyên
đề tổng kể 10 năm chiến lược khoa học công nghệ kết hợp kinh tế vơi quốc phòng
an ninh và nghiên cứu các dự báo , tinh toán các chi tiêu phục vu xây dựng quốc
phòng an ninh và nghiên cứu các dự báo tinh toán chỉ tiêu phuc vụ xây dựng
chiến lược sau đại hội đảng IX , Viện đã chủ trì xây dựng chương trình hành động
của chính phủ thực hiện nghị quyết đại hội IV bao gồm cà chiến lược phát triển
kinh tế xã hội 2001 -2010
1.1.3. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 -2020
Từ đầu năm 2007 thực hiện nhiệm vụ của thủ tướng chính phủ và bộ
trường bộ kế hoạch đầu tư giao viện đã tích cực triển khai xây dựng đề cương ý
tưởng chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2011 -2020 trình thủ tướng chính phủ


và được thủ tướng chính phủ giao bộ kê hoạch đầu tư chủ trì triển khai nghiên cứu
chiến lược này
Trong các năm tiếp theo viện tham gia trực tiếp vơi tư cách thường trực
vào nhóm biển biên tập của thủ tướng chính phủ trưởng tiêu ban chiến lược đề
thực hiện các công việc hoàn thành báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược 2001
-2010 tham gia xây dựng dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2011
-2020 báo cáo tiếp thu ý kiến của đại hội đảng bộ các cấp, đại biểu quốc hôi , mặt
trận tổ quốc viêt nam , các đoàn thể các bộ
Chiên lược phát triển kinh tế xã hôi thời kỳ 2011 -2020 trình tiểu ban chiến
lược để trình bộ chính trị tham gia xây dựng các bản giải trình của tiểu ban chiến
lược của bộ chính trị báo cáo của bộ chính trị về tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự
thảo chiến lược và dự thảo chiến lược các hội nghị trung ương
Sau khi chiên lược phát triên kinh tê xã hội 2011 -2020 được đại hội đảng
lần thứ XI thông qua ,viện đã thực hiện nhiệm vụ chủ trì xây dựng chương trình
hành động của chính phủ triển khai thực hiện chiến lược phát triên kinh tế xã hội
2011- 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển đấtt nước 5 năm 2011 – 2015
đươc ban thành tại nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/12/2012 của chính phủ

Để đánh giá nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội XI của đẳng viện
đã được giao nhiệm vụ xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết
đại hội XI về kinh tế xa hội trọng tâm và thực hiện ba khâu đột phát chiên lược
gắn với tái cơ cấu kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng đây là nhệm vụ rất lớn
và quan trọng với ý thức trách nhiệm cao lãnh đạo viện đã tâp trung lưc lượng nỗ
lực xây dựng báo cáo theo yêu cầu báo cáo đã được bộ chính trị và hội nghị trung
ương khóa XI
1.1.4. Các chiến lược khác
Ngoài chiến lược phát triển kinh tế xã hôi, trong thời gian qua viện chiến
lược phát triển cũng đã được bộ giao chủ trị xây dựng môt sô chiến lược trong đó
có chiến lược biển việt nam đến năm 2020 và chiến lược phát triển nhân lực thời
kỳ 2011 -2020
Chiến lược biển việt nam đến năm 2020 là chiến lược biển đầu tiên của
nước ta , đã được ban chấp hành trung ương đảng thông qua và ban hành tại nghị


quyết số 09-NQ/TW và được chính phủ ban hành nghị quyết số 27/NQ-CP ngày
30/5/2007 đồng thời viện đã được giao chủ trì xây dựng và hoàn thành đề án hợp
tác quôc tế về biển được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số
80/2008/QĐ
Chiến lược phát triển nhân lực việt nam thời kỳ 2011 -2020 cũng lần đầu
tiên được xây dựng ơ nước ta nhằm cụ thể hóa một trong ba khâu đột phá chiến
lược ngày 19/4/2011 thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược này tai quyết định
số 579/QĐ –TTg đề cụ thể hóa chiến lược ,viện đã tiếp tục được giao chủ trì xây
dựng quy hoạch phát triển nhân lực việt nam giai đoạn 2011- 2020 và được thu
tướng chính phủ phê duyệt tại quyêt địnnh số 1216/QD-TTg
1.2. Công tác quy hoạch
Đây là mảng công việc rât lớn mà viện đã thực hiện được trong những
năm qua, góp phần quan trong phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển đất
nước đóng góp trong lĩnh vực quy hoạch thể hiện trên hai mặt chủ yếu sau:

1.2.1 Xây dựng các văn bản phục vụ quản lý nhà nước về quy hoạch:
Để triển khai xây dựng các quy hoạch đến năm 2010 và từng bước đưa
công tác quy hoạch đi vào nề niếp , viện đã tham mưu để trình bộ trình thủ tướng
chính phủ ban hành chỉ thị số 32/1998/CT/TTg về công tác quy hoạch. Triển khai
chỉ thi viện đã hướng dẫn các ngành , các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương
tiến hảnh ra soát bổ sung đểu chỉnh và xây dung mới quy hoạch phát triển đến
năm 2010 xây dựng bộ tài liệu nghiệp vụ để hướng dẫn các ngành các địa
phương triển khai nghiên cứu quy hoạch
Nhằm tạo khuôn khổ có tinh pháp lý cao cho công tac quy hoạch , viện đã
chủ trì xây dựng để bộ trình chính phủ ban hành nghị định về lập , thẩm định và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và chủ trương xây dựng các
thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định xây dựng định mức chi phí cho thực hiện
công tác quy hoạch. Hiện này một số cán bộ của viện đang tham gia nhóm thưởng
trực và tổ biên tập xây dựng luật quy hoạch


1.2.2. Nghiên cứu tổng hợp xây dựng các quy hoạch
Trong giai đoạn 1995 – 2000 viện đã phối hợp các đơn vị trong bộ kế
hoạch đầu tư và các ngành TW triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn , 3 vùng trọng điểm, quy hoạch kinh
tế biển quy hoạch phát triển công nghiệp kết cấu hạ tầng của cả nước và hướng dẫn
hỗ trợ các tỉnh thành phố trực thuôc trung ương triển khai xây dựng quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tê xã hội đến năm 2010 đóng góp thiết thực vào việc phục
vụ sự chỉ đạo phát triển kinh tế theo lãnh thổ của chính phủ và xây dựng đinh
hướng phát triển kinh tế xã hội của các địa phương ngoài ra viện đã tham gia
nghiên cùng các Bộ chuyên ngành nghiên cứu quy hoạch một số chuyên ngành
lớn như tổng quan về sản xuât lương thực thực phẩm cáo su chè cà phê
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay viện đã chủ trì rà soát quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội các vùng đến năm 2010 và xây dựng mới quy
hoạch các vùng đến năm 2020 Trong các năm 2012-2013 quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tê xã hôi đến năm 2020 của 6 vùng đã được thủ tướng chính phủ phê
duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể đên năm 2020 của 5 vùng kinh tế
trọng điểm
Ngoài các quy hoạch vùng kinh tế xã hôi vùng kinh tế trọng điểm viện
cũng đã chủ trì thực hiện các đề án xây dựng quy hoach phát triển các hành lang
kinh tế dài ven biển kinh tế đảo đến năm 2020 như quy hoạch phát triển hành làng
kinh tế lào cai – hà nội – hải phòng
Viện cũng đã chủ xây dựng một số quy hoạch phát triển các lãnh thổ đặc
biệt như quy hoạch phát triển các khu công nghiệp quy hoach phát triển các khu
kinh tế của khẩu quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển, quy hoạch hệ thống
sân golf.
1.3 Các nhiệm vụ chính trị khác
Tại các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của đảng đông chí viện trưởng
thường xuyên tham gia các tổ biên tập báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế xã hội
sau các đại hội Đảng, viện tham gia tích cực vào triển khai văn kiện Đại hội như
giới thiệu Nghị quyết đại hộ chủ trì xây dựng chương trình hành động của chính


phủ thực hiện nghị quyết đại hội soạn thảo chương trình hành động của bộ kế
hoạch đầu tư để bộ trưởng giao cho các dơn vị thực hiện
Trong các năm 2006 – 2007 viện chiến lược phát triển được giao là cơ
quan chủ trì
Xây dựng đề án thành lập học viện chính sách và phát triển viện đã triển
khai tốt các công việc đầu năm 2008 học viện được thành lập và đồng chí viện
trưởng được giao kiêm giam đốc học viện cho đến năm 2011
Năm 2011 viện được giao nhiệm vụ thường trực trong nhóm xây dựng
báo cáo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiêp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đât nước giai doạn 2011 - 2020 báo cáo này đã được hội
nghị trung ương lần thứ 4 khóa VI thông qua sau đó viện tiếp tục được giao xây
dựng chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết này và đã được

chính phủ ban hành trong cá năm tiếp theo viện đã theo dõi tình hình thực hiện
nghị quyêt ở các bộ ngành
Trong các năm 2012 – 2013 viện đã hoành thành xây dung đề án cải cách
cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô giai đoạn 2012 -2020 đề
án được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định 1317/QĐ-TTg ngày
6/8/2013 triển khai thực hiện quyết định phê duyệt đề án viện chiến lược phát
triển tiếp tục được giao tham gia tổ điều phối và trưởng nhóm thư ký thực hiện đề
án 1317 của bộ kế hoạch đầu tư
Trong năm 2013 viện chiến lược phát triển được giao xây dựng báo cáo
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phat triển kinh tế xa hội 5 năm 2011-2015
kết quả thưc hiện từ 2011 đên nay và phương hướng giải pháp thực hiện các mục
tiêu kinh tế xã hội đến hêt năm 2015 đề báo cáo quốc hội tại kỳ họp thư 6 quôc
hội khóa XIII mặc dù dược triển khai nhiệm vụ sau nhiều lần báo cáo lãnh đạo bộ
chính phủ ủy ban thường vụ quốc viện chiến lược phátt triển đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ xây dựng báo cáo này báo cáo đã dược trình quốc hội tài kỳ họp thư
2. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm của viện chiến lược phát
triển trong mọi thời kỳ nhờ đó một sô vấn dề về lý luận và thục tiễn được làm rõ


hơn tạo cơ sỏ và có thêm căn cứ thuyết phuc cho việc xây dựng các chiến lược quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội và các nhiệm vụ khác
Trong năm 1989 -1990 vơi mục tiêu nghiên cứu để đáp ưng việc xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn trong điều kiện chuyển từ kinh tế
kê hoạch hóa tập trung sang kinh tế thi trường định hướng xã hôi chủ nghĩa viện
đã triển khai thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước 70A gồm
nhiều đề tài cấp nhà nước bước đầu di vào nghiên cưu lý luận và thực tiễn đất
nươc trong mô hình định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp , giao thông
Trong các năm tiếp theo một số đề tài khoa học cấp nhà nước nghiên cứu
về dịnh hướng phát triển vùng và tổ chức lãnh thổ cũng dược triển khai thưc hiện

tiêu biểu nghiên cứu xác dịnh cơ cấu lãnh thổ theo phương hương phát triển có
trong diểm 1935-1995
Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về chiến lược và định
hướng phát triển dài hạn cũng được thực hiện như đề tài độc lập cấp nhà nước cơ
sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước
ta đến năm 2010 va tầm nhìn đến năm 2020
Ngoài ra một số đề tài cấp nhà nước liên quan đến phát triển nguồn nhân
lực một trong ba dột phát chiến lược viện đã dấu thầu thành công và tổ chức thực
hiện như đề tài về giáo dục dào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển bền
vững tây nguyên 2012-2014
Về đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trung bình mỗi năm viện chiến lược
phát triển chủ trì thực hiện khoảng 7 – 10 dề tài kết quả nghiên cứu các đề tài này
dã góp phần hỗ trợ cho công tác chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chính trị của viện
3. Hợp tác quốc tế
Viện chiến lược phát triển mở rộng hợp tác quốc tê để học tập kinh
nghiệm của các nước về nghiên cứu chiến lược quy hoach chính sách và các vấn đề
phát triển khác một số đối tác chính của viện qua các thời kỳ bao gồm:
Trong lĩnh vực quản lý phát triển vùng, Viện đã hợp tác với cơ quan phát
triển vùng của Pháp, Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada, Trung tâm
phát triển vùng của Liên Hợp Quốc, Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển, nghiên


cứu về quy hoạch, phát triển vùng nói chung, quy hoạch và quản lý vùng biển và
ven biển nói riêng cũng như đào tạo cho một số cán bộ của Viện về các lĩnh vực
trên.
Trong lĩnh vực dự báo kinh tế, Viện đã phối hợp với Quỹ Nippon, Quỹ
hòa bình Sasakawa (Nhật Bản) để nâng cao năng lực dự báo kinh tế của Việt Nam,
đào tạo cán bộ và nghiên cứu liên kết mô hình dự báo liên kết kinh tế Việt Nam –
ASEAN. Viện đã trao đổi với Viện Hàn lâm KHXH Vân Nam, Trung Quốc để đẩy
mạnh hợp tác giữa các tỉnh phía bắc Việt Nam với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc

Viện đã phối hợp với Viện phát triển quốc tế Harvard, Trường đại học
kinh tế Stockholm ( Thụy Điển) nghiên cứu các vấn đề kinh tế vĩ mô, cải cách kinh
tế ở Việt Nam.
Về hợp tác trong khuôn khổ diễn đàn giao lưu và đối thoại Việt – Pháp về
kinh tế và tài chính (gọi tắt là Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt – Pháp) Viện
Chiến lược phát triển được giao nhiệm vụ là thường trực và đầu mối tổ chức. Cho
đến nay diễn đàn đã tổ chức được 9 Khóa họp với nội dung có liên quan đến các
lĩnh vực kinh tế và xã hội đồng thời đưa ra các khuyến nghị về Chính sách công
cho Chính phủ Việt Nam.
Viện đã hợp tác với cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc, Viện phát triển
Hàn Quốc thực hiện dự án “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc với Việt
Nam” và chương trình “Chia sẻ tri thức”. Chương trình sẽ hợp tác với Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thực hiện nghiên cứu ba chủ đề: (1) Hỗ trợ nghiên cứu chính sách
hình thành và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ - Trường hợp cụm công nghiệp
hỗ trợ ngành điện tử tại vùng thủ đô Hà Nội, kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài
học cho Việt Nam (tiếp theo năm 2015, do chuyên gia Viện Nghiên cứu Quản lý
kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện); (2) Chia sẻ kinh nghiệm
của Hàn Quốc trong việc tư nhân hóa các dịch vụ công và hỗ trợ Việt Nam trong
việc xác định khái niệm và tiêu chí phân loại các dịch vụ công phục vụ cho kế
hoạch tư nhân hóa trong giai đoạn 2016-2020 (do chuyên gia Cục Phát triển doanh
nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện); (3) Chia sẻ kinh nghiệm đánh giá kết
quả làm việc của công chức của Hàn Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam (do
chuyên gia Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện). Viện đã


ký biên bản ghi nhớ MOU với Viện Nghiên cứu Gyeonggi, Hàn Quốc để luôn giữ
mối quan hệ nghiên cứu và các chương trình trao đổi, hợp tác khác giữa hai Viện
Viện Chiến lược phát triển cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức
của Liên Hợp Quốc, như phối với Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc
nghiên cứu chiến lược phát triển công nghiệp trung hạn của Việt Nam, phối hợp

với chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc thực hiện các Dự án hỗ trợ xây
dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 và thời kỳ 2011-2020,
hợp tác với Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFBA) để nâng cao năng lực của Viện
trong thực hiện các nghiên cứu dân số và phát triển phục vụ giám sát và đánh giá
thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Hợp tác với Lào và Campuchia là một trong nhưng nhiệm vụ thường
xuyên của Viện, nhất là từ những năm 1988 đến nay. Trong các năm qua Viện đã
giúp Lào xây dựng kế hoạch dài hạn ( 1988) và chủ trì, phối hợp với phía Lào
nghiên cứu xây dựng kế hoạch hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Lào đến năm
2010, chủ trì tổ chức xây dựng kế hoạch quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Khăm Muộn, tỉnh Viên Chăn và thành phố Viêng Chăn, Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước Lào đến năm 2010 và năm 2020, Chiến lược
hợp tác Việt Nam- Lào tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng, CHDCND Lào
thời kỳ 2011-2020. Với Campuchia, Viện đã giúp bộ kế hoạch Campuchia xây
dựng kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội (1988).
Viện cũng đã được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan của Lào, Campuchia xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực
tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia đến năm 2010 và rà soát điều
chỉnh đến năm 2020. Các quy hoạch đã được Thủ Tướng Chính phủ thông qua và
đưa vào triển khai thực hiện và Viện là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì đánh
giá tình hình thực hiện quy hoạch.
4. Công tác đào tạo
Trong lĩnh vực đào tạo, Viện thực hiện hai nhiệm vụ chính là đào tạo tiến
sỹ và bồi dưỡng nghiệp vụ.


Từ năm 2004, sau khi có quyết định số 45/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3
năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ về việc đào tạo tiến sỹ
cho Viện chiến lược phát triển đến nay đã có 49 nghiên cứu sinh, trong ađó 45
thuộc chuyên ngành kinh tế phát triển, 4 thuộc chuyên ngành Địa lý học tham gia

đào tạo tại Viện (số cán bộ của Viện làm nghiên cứu sinh là 13) và đã có 16 nghiên
cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Viện.
Nhiều cán bộ của Viện có trình độ tiến sỹ đang làm việc hoặc đang nghỉ
hưu tham gia đào tạo tiến sỹ. Ngoài ra, Viện còn có mạng lưới cộng tác viên rộng
lới với nhiều nhà khoa học, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ từ nhiều cơ quan viện
nghiên cứu và các trường đại học. Hầu hết các tiến sỹ được đào tạo tại Viện, đã
phát huy được các kiến thức của mình, hiện đang công tác tại các viện nghiên cứu,
trường đại học, học viện, trở thành cán bộ quản lú tại các bộ, ngành, địa phương.
Hiện nay, thư viện của Viện có hơn 2000 đầu sách và tư liệu, tài liệu và
phòng sinh hoạt khoa học được trang bị đầy đủ thiết bị hoàn toàn đáp ứng được
nhu cầu nghiên cứu và phục vụ đào tạo.
Về bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch, Viện đã tổ chức một số khóa đào tạo,
cho các bộ của các địa phương của cả nước tại Thanh Hóa , Nghệ An, Phú Thọ,
Quảng Bình, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bà Rịa -Vũng Tàu.. Ngoài ra, Viện cũng phối
hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư một số địa phương tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
quy hoạch cho cán bộ các tỉnh.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VÀ XÃ HỘI
1. Nhân sự của ban
Các thành viên trong ban được phân chia ra thành các nhóm nghiên cứu khác
nhau:
- Nhóm nghiên cứu chiến lược phát triển con người và nòi giống gồm
3người.
- Nhóm nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gồm
3 người.


- Nhóm nghiên cứu các vấn đề xã hội cơ bản của chiến lược và quy hoạch
gồm 3 người.
2. Tình hoạt động của Ban trong những năm qua

Trong hai năm 2017-2018, tập thể Ban Phát triển nhân lực và xã hội phát huy
tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Lãnh đạo Viện, Bộ giao
đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. Những công việc chính đã thực hiện là:
2.1 .Các kết quả đạt được trong năm 2017
1. Hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến Đề án “Sơ kết 05 năm thực hiện
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và Quy hoạch phát triển
nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, theo đúng kế hoạch đảm bảo tiến độ như
đã đề ra, cụ thể:
Tổng hợp nội dung báo cáo về quy hoạch phát triển nhân lực của 63 địa
phương, 22 Bộ, ngành phục vụ xây dựng báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chiến
lược, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Hoàn thành nhiệm vụ tổ chức các đoàn công tác liên ngành đi khảo sát làm
việc với một số địa phương thuộc 7 vùng kinh tế - xã hội theo kế hoạch nghiên cứu
của Đề án.
Hoàn thành việc tổ chức 3 cuộc hội thảo khoa học tại 3 miền (Bắc, Trung,
Nam) để xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý góp ý hoàn thiện Dự
thảo báo cáo sơ kết.
Hoàn thiện Dự thảo báo cáo gửi xin ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và một số
địa phương đối với Dự thảo báo cáo.
Hoàn thành việc tiếp thu ý kiến tham gia của các Bộ, ngành và một số địa
phương để hoàn thiện Dự thảo báo cáo.
Xây dựng Tờ trình báo cáo Bộ trưởng ký trình Thủ tướng Chính phủ nhiệm vụ
Sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai
đoạn 2011-2020.
Xây dựng Báo cáo trình Bộ trưởng, phối hợp với Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc
dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Vụ Khoa giáo, Văn xã, Vụ Kinh tế Tổng hợp (Văn
phòng Chính phủ) chuẩn bị nội dung báo cáo và tài liệu gửi Thủ tướng, các Phó Thủ


tướng, thành viên của Chính phủ phục vụ cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

năm 2017.
Phối hợp với Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Vụ
Khoa giáo, Văn xã, Vụ Kinh tế Tổng hợp (Văn phòng Chính phủ) hoàn thiện nội
dung Dự thảo Nghị Quyết của Chính phủ (liên quan đến nhiệm vụ Sơ kết) trình Thủ
tướng Chính phủ ký ban hành.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan của Campuchia, Lào hoàn thiện Bản
Kế hoạch hành động chung của 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam về kết nối ba
nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2030 trong lĩnh vực giáo dục –
đào tạo, y tế, văn hóa thể thao và phát triển nguồn nhân lực trình Hội nghị Ủy ban
điều phối chung lần thứ 11.
3. Đề xuất nội dung, cùng lãnh đạo Viện tham gia, chủ trì phiên họp nhóm
CBN trong khung khổ Hội nghị APEC tại Nha Trang.
4. Tham gia góp ý gửi Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân về việc tổng kết tình
hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, các Nghị quyết chuyên đề, Nghị quyết
phiên họp Chính phủ thường kỳ năm 2017 và xây dựng Nghị quyết điều hành năm
2018.
5. Đề xuất các câu hỏi dự kiến cử tri, đại biểu quốc hội quan tâm, chất vấn
Lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
6. Góp ý đối với Dự thảo kế hoạch hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ.
7. Tham gia tổ Công tác theo dõi, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện
Báo cáo “Việt Nam 2035”.
8. Tham gia xây dựng Chuyên đề dân số, lao động và các lĩnh vực xã hội
thuộc Đề án “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng Tây Nguyên thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030.
9. Tham gia góp ý đối với Bộ Công thương về Dự thảo Đề án “phát triển
nhân lực kỹ thuật công nghệ chất lượng cao phục vụ sản xuất trong bối cảnh hội
nhập quốc tế”.



10. Tham gia góp ý đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về Dự thảo Đề án “nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội
nhập quốc tế giai đoạn 2017-2020”.
11. Tham gia cuộc họp với Bộ Tư pháp góp ý Dự thảo khung theo dõi thi
hành pháp luật và hệ thống thu thập dữ liệu.


×