Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thăng long năm 2014 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.45 KB, 56 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất
phát từ tình hình thực tế của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Thăng Long.

Tác giả luận văn tốt nghiệp
Dương Quỳnh Nga

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

2

Học viện tài chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi


DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG.............................................................................3
1.1. Cơ sở lí luận về chính sách tiền tệ...........................................................3
1.1.1. Khái niệm của chính sách tiền tệ..........................................................3
1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ.............................................................3
1.1.3. Các công cụ thực thi CSTT...................................................................4
1.2. Những vấn đề chung về chất lượng tín dụng...........................................5
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng.............................................................5
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng..................................6
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng............................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG BIDV
CHI NHÁNH THĂNG LONG..........................................................................9
2.1. Sơ lược về ngân hàng BIDV - chi nhánh Thăng Long..............................9
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng BIDV – chi nhánh
Thăng Long.......................................................................................................9
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thăng Long...........10
2.1.3. Những hoạt động cơ bản của chi nhánh BIDV Thăng Long..............11
2.1.4. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của ngân hàng BIDV - chi
nhánh Thăng Long...........................................................................................11
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Thăng
Long ...............................................................................................................18
Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp


3

Học viện tài chính

2.2.1. Tổng dư nợ............................................................................................18
2.2.2. Kết cấu dư nợ........................................................................................21
2.2.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận...........................................................................23
2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu........................................................................................24
2.3. Diễn biến chính sách tiền tệ chủ yếu trong hai năm 2014 – 2015.........25
2.3.1. Công cụ lãi suất.....................................................................................26
2.3.2. Công cụ dữ trữ bắt buộc........................................................................27
2.3.3. Công cụ hoạt động thị trường mở.........................................................28
2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng BIDV - chi nhánh Thăng
Long trong ba năm qua....................................................................................28
2.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................28
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân............................................30
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG BIDV THĂNG LONG.......................................32
3.1. Các định hướng phát triển trong giai đoạn tới..........................................32
3.1.1. Dự báo hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng trong năm 2016.......32
3.1.2. Định hướng chung của ngân hàng BIDV – chi nhánh Thăng Long......33
3.1.3. Định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng của ngân hàng BIDV –
chi nhánh Thăng Long.....................................................................................33
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng BIDV
chi nhánh Thăng Long.....................................................................................34
3.2.1. Đối với ngân hàng nhà nước.................................................................34
3.2.2. Đối với khách hàng...............................................................................36
3.2.3. Đối với ngân hàng BIDV – chi nhánh Thăng Long..............................37
KẾT LUẬN.....................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................44


Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

4

Học viện tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV:

Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam

CLTD:

Chất lượng tín dụng

CSTT:

Chính sách tiền tệ

DTBB:

Dự trữ bắt buộc

LSCB:


Lãi suất cơ bản

NHNN:

Ngân hàng nhà nước

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NHTW:

Ngân hàng trung ương

RRTD:

Rủi ro tín dụng

TCTD:

Tổ chức tín dụng

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp


5

Học viện tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô huy động vốn BIDV Thăng Long 2013 - 2015
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn BIDV Thăng Long 2013 - 2015
Bảng 2.3. Quy mô tín dụng BIDV Thăng Long 2013 - 2015
Bảng 2.4. Tỷ trọng lãi thu tín dụng trong tổng doanh thu BIDV Thăng
Long

2013 - 2015

Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ xấu BIDV Thăng Long 2013 - 2015

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

6

Học viện tài chính

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bộ máy tổ chức BIDV Thăng Long

Hình 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Thăng Long 2013 -2015
Hình 2.3. Doanh thu họat động dịch vụ BIDV Thăng Long 2013 -2015
Hình 2.4. Tổng dư nợ tín dụng BIDV Thăng Long 2013 -2015
Hình 2.5. Kết cấu dư nợ theo đối tượng cho vay
Hình 2.6. Kết cấu dư nợ theo kì hạn cho vay

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới cùng với sự hội nhập của
Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội thuộc mọi lĩnh vực,
trong đó không thế không nói tới ngân hàng. Hệ thống ngân hàng là một khâu
quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia cũng đang từng bước chuyển
mình theo dòng chảy hội nhập chung của đất nước.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa cạnh tranh ngày càng gay gắt thì
hoạt động tín dụng của NHTM tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động kinh doanh và đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Đổi mới hoạt động
kinh doanh là xu hướng tất yếu mà các NHTM đang vận động theo sự phát
triển kinh tế chung. Hiện nay hoạt động tín dụng của NHTM luôn phải đối
mặt với những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đồng thời cũng
đứng trước những yêu cầu mới về nâng cao an toàn chất lượng, hiệu quả.Vì
vậy nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM luôn là vấn đề quan tâm

hàng đầu nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách bền vững.
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014,2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế
thế giới đang phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Xu hướng chính sách nổi
bật của giai đoạn này là chính sách nới lỏng có quản lí nhằm ổn định các biến
số vĩ mô. Hoạt động tín dụng ngân hàng cũng có sự khởi sắc, tăng trưởng tín
dụng ở mức 14,16% vượt mục tiêu đề ra vào năm 2014 và ở mức 17,29% vào
năm 2015. Bên cạnh đó nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động như Trung Quốc
phá giá đồng nhân dân tệ, đồng đô la Mỹ tăng lãi suất,… Vì vậy để đánh giá
chất lượng tín dụng phải xem xét trên nhiều khía cạnh.
Xuất phát từ những lí do trên, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long, em đã chọn đề
tài: “Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến chất lượng tín dụng của ngân hàng

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thăng Long
năm 2014 – 2015”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xuất phát từ cơ sở lý thuyết về tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt
động tín dụng của ngân hàng và lý thuyết về chất lượng tín dụng của ngân
hàng, chuyên đề phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại NHTMCP Đầu
tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thăng Long và tìm ra một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng tín dụng của BIDV Thăng Long
- Phạm vi thực hiện nghiên cứu: giai đoạn 2014 – 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ các dữ liệu đã thu thập được, chuyên đề sử dụng các phương pháp: so
sánh, tổng hợp, thống kê.... để phân tích và đánh giá.
5. Kết cấu chuyên đề
Đề tài nghiên cứu gồm ba phần chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về chính sách tiền tệ và chất lượng tín dụng.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV Thăng Long.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của
BIDV Thăng Long.

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
1.1.

Cơ sở lí luận về chính sách tiền tệ

1.1.1. Khái niệm của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô

do NHTW soạn thảo và tổ chức thực hiện nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã
hội của đất nước trong một thời kì nhất định.
CSTT mở rộng là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến
khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm. Trong trường hợp này,
chính sách nhằm vào chống suy thoái.
CSTT thắt chặt là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế, nhằm hạn
chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, trường hợp này
CSTT nhằm vào việc kiềm chế lạm phát
1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
1.1.2.1. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ
 Ổn định tiền tệ
Ổn định tiền tệ bao gồm ổn định sức mua đối nội và sức mua đối ngoại
của đồng tiền quốc gia, nó được thể hiện qua việc kiểm soát lạm phát và ổn
định tỷ giá hối đoái. Mục tiêu của chính sách tiền tệ hướng đến là kiểm soát
lạm phát, duy trì lạm phát ở mức độ thấp nhất, chống tình trang thiểu phát.
Ngoài ra việc ổn định tỷ giá hối đoái có tác động tốt đến hoạt động xuất nhập
khẩu. Khi tỷ giá biến động quá mức thực tế của đồng tiền sẽ gây ra những hậu
quả khó lường cho nền kinh tế. Cho nên Ổn định tỷ giá hối đoái được coi là
mục tiêu quan trọng.
 Tăng trưởng kinh tế
Một nền kinh tế phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng ổn định là
mục tiêu của bất kì chính sách kinh tế vĩ mô nào. Khi nền kinh tế tăng trưởng
Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính


cao sẽ nâng cao thu nhập người dân, đảm bảo chính sách xã hội được thỏa
mãn, trên cở sở đó ổn định chính trị xã hội.
 Tạo công ăn việc làm
CSTT hướng vào mục tiêu tạo công ăn việc làm bằng cách mở rộng đầu
tư, chống suy thoái kinh tế, đạt được mức tăng trưởng ổn định.
1.1.2.2.Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ
Mục tiêu trung gian của CSTT có thể là các khối tiền (M1, M2, M3,…)
hoặc lãi suất thị trường. Việc lựa chọn chỉ tiêu nào là trung gian của CSTT
dựa trên ba tiêu chuẩn là: Phải đo lường được; phải kiểm soát được; phải dự
báo được tác động của chúng đến mục tiêu cuối cùng.
Thực tiễn cho thấy người ta thiên về hướng lựa chọn các khối tiền tệ làm
mục tiêu trung gian hơn là lựa chọn lãi suất.
1.1.3. Các công cụ thực thi CSTT
1.1.3.1.Công cụ trực tiếp
Các công cụ trực tiếp là các cộng cụ mà thông qua chúng , NHTW có thể
tác động trực tiếp đến các mục tiêu mà không phải qua một biến số trung gian
nào khác như: Hạn mực tín dụng đối với nền kinh tế, phát hành tín phiếu ngân
hàng trung ương; ấn định lãi suất, tỷ giá hối đoái…
1.1.3.2. Công cụ gián tiếp
 Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD phải duy trì theo quy định của
NHTW. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền
gửi trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, các yếu tố khác không đổi, làm giảm khả
năng cho vay và đầu tư của TCTD, do đo làm giảm tiền trong lưu thông.

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Ngược lại, NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng cho vay và đầu tư của
các TCTD, dẫn đến tăng mức cung ứng tiền.
 Tái cấp vốn
Tái cấp vốn là cách đề NHTW đưa tiền ra lưu thông, đồng thời khống
chế về số lượng và chất lượng tín dụng của các TCTD.
Nếu lãi suất tái cấp vốn tăng lên, chi phí các khoản vay từ NHTW tăng,
các TCTD sẽ bất lợi trong vay vốn và không có khả năng bành trướng tín
dụng. Ngược lại, lãi suất tái cấp vốn giảm xuống, các TCTD có khả năng
bành trướng tín dụng.
 Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các chứng từ ngắn hạn
của NHTW trên thị trường tiền tệ.
Nếu muốn gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng tín dụng.
NHTW thực hiện nghiệp vụ mua các giấy tờ có gia tiền tệ. Ngược lại khi
muốn giảm mức cung ứng tiền thu hẹp tín dụng, NHTW bán các giấy từ có
giá đang nắm giữ.
1.2. Những vấn đề chung về chất lượng tín dụng
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
- Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó
chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị (có
thể dưới hình thức hàng hóa hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời
gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.
- Chất lượng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của tổ chức kinh tế. Chất lượng là mức độ các tổ chức kinh tế thực

hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đạt được các quy định,
tiêu chuẩn đặt ra về quy mô khách hàng, doanh số, mức độ an toàn và lợi

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

nhuận phù hợp với lợi ích của những đối tượng quan tâm trong những điều
kiện nhất định.
- Chất lượng tín dụng là mức độ ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng
đáp ứng vốn cho sự phát triển kinh tế của đất nước và đạt được những mục
tiêu đề ra về quy mô, an toàn, sinh lời phù hợp với quy định pháp luật hiện
hành trong nước và thông lệ quốc tế.
Hay chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động
tín dụng của NHTM. CLTD thể hiện năng lực quản lý hoạt động tín dụng
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hạn chế rủi ro đảm bảo an toàn về
vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
 Nhân tố khách quan
- Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô: Môi trường pháp lý– chính sách của
đảng, nhà nước; Môi trường kinh tế, xã hội; Nhân tố vĩ mô khách quan khác.
- Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng: Đạo đức của khách hàng; phương
án kinh doanh của khách hàng; Năng lực và kinh nghiệm quản lý điều hành
của khách hàng; Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng cho vay.
 Nhân tố chủ quan

- Nhóm nhân tố cơ chế chính sách – quy trình, quy chế tín dụng của
NHTM: chính sách tín dụng của NHTM; quy trình, quy chế hoạt động tín
dụng của NHTM.
- Nhóm nhân tố về công tác tổ chức, chất lượng nhân sự và năng lực
quản trị điều hành: công tác tổ chức; chất lượng nhân sự; năng lực quản trị
điều hành.
- Nhóm nhân tố về hệ thống công cụ bảo đảm CLTD: trang thiết bị công
nghệ ngân hàng phục vụ hoạt động cho vay; thông tin tín dụng; kiểm tra và
kiểm soát nội bộ; huy động vốn của ngân hàng.
Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Dương Quỳnh Nga

Học viện tài chính

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
1.2.3.1.Tổng dư nợ
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền Ngân hàng cấp cho

nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng yếu
kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của Ngân hàng kém, trình
độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này
càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín
dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải gánh chịu.
Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của Ngân hàng, sự uy tín
của Ngân hàng đối với khách hàng. Tổng dư nợ của Ngân hàng khi so sánh
với thị phần tín dụng của các Ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết
được dư nợ của Ngân hàng là cao hay thấp.
1.2.3.2.Kết cấu dư nợ
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ.
Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được Ngân hàng cần đẩy mạnh
cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Kết cấu dư
nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay
nào là nhiều nhất.
1.2.3.3.Chỉ tiêu về lợi nhuận
Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem
lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là
nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng
đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi,
đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay.
Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng =

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp


Học viện tài chính

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và
duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động
tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng
được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh
lời của ngân hàng.
1.2.3.4.Tỷ lệ nợ xấu
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số
18/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ tín dụng của các tổ
chức tín dụng ở Việt Nam được chia thành 5 nhóm đó là:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày và khả
năng trả nợ đáng lo ngại hay nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nợ
nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có
khả năng mất vốn).
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =

x 100%
Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá CLTD
của ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà NH phải đối mặt. Nếu
chỉ tiêu này cao, NH sẽ bị đánh giá là có CLTD thấp và ngược lại. Tuy nhiên

nợ xấu là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng của NH, do đó
điều quan trọng là NHTM cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất là có thể
chấp nhận được. Theo NH thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp
nhận được, tốt ở 1-3%.

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG BIDV
CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. Sơ lược về ngân hàng BIDV - chi nhánh Thăng Long
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng BIDV – chi nhánh
Thăng Long
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Thăng Long là một
trong 80 chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Tiền thân của chi nhánh là một phòng chuyên quản trực thuộc hệ thống Ngân
hàng kiến thiết Trung Ương theo Quyết định số 103/TC-QĐ ngày 3/4/1974
hướng tới nhiệm vụ chính là cấp phát, thanh toán và kiểm soát vốn đầu tư xây
dựng cơ bản cho công trình cầu Thăng Long. Phòng có trụ sở tĐông Ngạc –
Từ Liêm – Hà Nội. Theo quyết định số 75/NHQĐ ngày 17/7/1981 của Thống
đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phòng mang tên Chi nhánh ngân hàng
đầu tư xây dựng cầu Thăng Long được giao nhiệm vụ quản lý, cấp phát các
nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện thanh toán và tiến
hành cho vay, quản lý tiền mặt, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương trong lĩnh

vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Để phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam, năm 1991, theo quyết định số 38 NH/QĐ ngày 2/4/1991 của Thống
đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh
ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam và chuyển trụ sở làm việc ra địa điểm tại đường cao tốc
Thăng Long thuộc Cổ Nhuế - Từ Liêm –Hà Nội.
Đến năm 1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định
số 38/NH/QĐ- NH9 ngày 10/11/1994, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của
chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long, cho phép chi nhánh
được chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại trực thuộc ngân

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Đây là bước ngoặt trong quá trình tồn tại
và phát triển của chi nhánh.
Đến đầu năm 2009, trụ sở chi nhánh BIDV Thăng Long được di chuyển
ra địa điểm số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thăng Long
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long
gồm có 153 nhân viên, đứng đầu là Giám đốc, sau đến 4 phó giám đốc điều
hành và quản lí các phòng chức năng và các phòng giao dịch.
Chi nhánh có 6 PGD trực thuộc bao gồm: PGD Lê Văn Lương, PGD

Làng quốc tế Thăng Long, PGD Yên Hòa, PGD Trung Kính, PGD Mễ Trì,
PGD Phạm Văn Đồng.
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Thăng long được thể hiện cụ thể
như sau:
Hình 2.1. Bộ máy tổ chức BIDV Thăng Long
BAN GIÁM
ĐỐC
KHỐI QHKH
CÁC PHÒNG
QHKH

KHỐI QLRR
PHÒNG
QLRR

KHỐI TÁC
NGHIỆP

KHỐI QLNB

PHÒNG
QTTD

PHÒNG TCKT

CÁC PHÒNG
GDKH

PHÒNG TCHC


PHÒNG TTKQ

PHÒNG
KHNV

PHÒNG
TTQT

TỔ ĐIỆN
TOÁN

KHỐI TRỰC
THUỘC
CÁC PHÒNG
GIAO DỊCH

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính BIDV Thăng Long

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

2.1.3. Những hoạt động cơ bản của chi nhánh BIDV Thăng Long
- Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc
mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Đại lý ủy thác cấp vốn cho vay từ nguồn hỗ trợ chính thức của Chính
phủ, các nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài đối với cá doanh nghiệp
hoạt đọn tại Việt Nam.
- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh
tế, TCTD trong và ngoài nước.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua
mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.
- Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam và Lào.
- Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng Quốc tế: VISA, Master Card, JCP
Card, cung cấp séc du lịch, ATM.
- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu
thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
2.1.4. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long
2.1.4.1.Đánh giá chung về tình hình hoạt động
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực,
kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng đạt được những kết quả khả
quan, trên tổng thể các mặt hoạt động.

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Hình 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Thăng Long 2013 - 2015
(đơn vị: %)


180
160
140
120
100

2013
2014
2015

80
60
40
20
0
HUY ĐỘNG VỐN BÌNH QUÂN THU DỊCH VỤ RÒNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

Nguồn: Tổng kết báo cáo thường niên 2013 – 2015 BIDV Thăng Long

Lợi nhuận trước thuế của BIDV Thăng Long các năm đều tăng trưởng so
với năm trước, đặc biệt là năm 2013 và 2015 đều lớn hơn 160% so với năm
trước. Đây là một kết quả đáng tự hào, là sự nỗ lực không ngừng của toàn chi
nhánh trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới và Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh tại chi nhánh giai đoạn 2013 – 2015 luôn tăng
trưởng ổn định, hoạt động huy động vốn bình quân năm 2013 tăng 108% so
với năm 2012, năm 2014 tăng 125% so với 2013, đến năm 2015 tuy có giảm
nhưng vẫn bằng 116% năm 2014.
Hoạt động huy động vốn cuối kì có giảm về tỷ lệ tăng trưởng giữa các
năm, nhưng các năm đều tăng trưởng vượt kế hoạch đặt ra. Năm 2013 tăng

135% so với năm 2012, năm 2014 tăng 125% so với năm 2013, đến năm 2015
tăng 108% so với năm 2014.

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Hoạt động thu dịch vụ ròng tỷ lệ tăng trưởng nhìn chung ổn định và
không có sự thay đổi lớn qua 3 năm. Năm sau tăng trưởng bình quân 108% so
với năm trước. Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho chi nhánh mà rủi
ro lại thấp nhất.
Dư nợ tín dụng cuối kì của chi nhánh năm sau đều tăng so với năm trước
(trên 100%). Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng lại giảm, năm 2013 tăng trưởng so
với năm 2012 là 127%, năm 2014 tăng 117% so với 2013, 2015 giảm chỉ còn
114% so với năm 2014.
2.1.4.2.Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động được BIDV rất chú trọng, với mục tiêu
đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản có, nâng cao
vị thế của chi nhánh trong hệ thống ngân hàng. Do đó trong các năm qua các
hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân
hàng đều được BIDV Thăng Long khai thác triệt để. Nhờ có chính sách lãi
suất phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm huy động cùng với các chương trình
khuyến mãi, đặc biệt là việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch mà việc
huy động vốn cũng trở nên thuận lợi hơn.
Quy mô huy động vốn

Bảng 2.1: Quy mô huy động vốn 2013 – 2015 tại BIDV Thăng Long
(Đơn vị: tỷ đồng)
Nội dung

2013

% so
với
2012

% so với
2014

% so với
2015

2013

2014

HĐV BQ

3349

108

4201

125


4892

116

HĐV cuối
kỳ

4023

135

5039

125

5449

108

Dân cư

1752

125

2819

161

3397


121

TCKT

1304

85

1294

99

1224

95

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

ĐCTC

Học viện tài chính

967


143

926

96

828

89

Nguồn: Tổng kết báo cáo thường niên 2013 – 2015 BIDV Thăng Long

Qua bảng trên có thể thấy quy mô huy động vốn của chi nhánh qua các
năm đều mở rộng ra, hoạt động huy động vốn hiệu quả, các năm sau tăng
trưởng so với năm trước. Hoạt động huy động vốn bình quân năm 2013 tăng
8% so với năm 2012, 2014 tăng lên 25% so với năm 2013, năm 2015 tăng
16% so với năm 2014. Về số tuyệt đối đã tăng thêm 1543 tỷ đồng. Hoạt động
huy động vốn cuối kì qua các năm từ 2013 – 2015 năm sau tăng so với năm
trước lần lượt là 35%, 25%, 8%, tương ứng với số tăng tuyệt đối là 430 tỷ,
1016 tỷ, 410 tỷ. Các con số tỷ lệ trên là khá cao, xuất phát từ nguyên nhân do
chi nhánh đã tung ra các sản phẩm phù hợp thu hút được sự quan tâm của
khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm huy động của cá nhân như gắn kết lâu
bền, sản phẩm siêu linh hoạt. Mặt khác, chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc
các chính sách vĩ mô của nhà nước , bám sát diễn biến thị trường trong nước
và quốc tế đưa ra những quyết sách kịp thời và hiệu quả.
Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn 2013 – 2015 tại BIDV Thăng Long
(Đơn vị: tỷ đồng)
2013
Nội dung


Số
tuyệt
đối

1. Cơ cấu KH

4023

Dân cư

1752

Tổ chức kinh tế

1304

Định chế tài
chính
2. Cơ cấu loại
tiền
Dương Quỳnh Nga

967
4032

2014

Tỷ
trọng

(%)
100
4
4
3
2
2
4
100

Số
tuyệt
đối

2015

Tỷ
trọng
(%)

5039
2819
1294
926
5039

Số
tuyệt
đối


100
5
6
2
6
1
8
100

Tỷ
trọng
(%)

5449
3397
1224
828
5449

100
6
2
2
2
1
5
100

Lớp:CQ50/18.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

VNĐ

3481

Ngoại tệ

542

3. Cơ cấu kỳ
hạn

4032

KKH

623

Ngắn hạn

2727

Trung, dài hạn

673


8
7
1
3
100
1
5
6
8
1
7

4550
489

9
0
1
0

5039
968
3998
73

100
1
9
7
9

2

4713
736

8
6
1
4

5449
835
4501

100
1
5
8
3

113

2

Nguồn: Tổng kết báo cáo thường niên 2013 – 2015 BIDV Thăng Long

Cơ cấu nguồn vốn theo khách hàng: Huy động vốn từ dân cư tiếp tục
đà tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn từ
44% năm 2013 lên đến 56% năm 2014 và 62% năm 2015. Tỷ trọng huy động
vốn từ tổ chức kinh tế và định chế tài chính giảm dần. Nguyên nhân là do năm

2014, 2015 nền kinh tế đang dần phục hồi và phát triển. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế tăng năm 2013 là 5.42%, năm 2014 là 5.98%, năm 2015 là 6.68%, thu
nhập của người dân tăng lên dẫn đến tăng khả năng gửi tiền từ khu vực dân
cư. Ngoài ra chủ trương của ngân hàng trong giai đoạn này là tăng tiền gửi
tiết kiệm có kì hạn cũng là lí do nguồn vốn huy động từ dân cư cao.
Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: Nguồn vốn huy động của BIDV
Thăng Long chủ yếu là VNĐ với trên 85% trên cả ba năm 2013,2014,2015.
Tỷ lệ ngoại tệ tăng 4% vào năm 2015 là do nhân dân tệ của Trung Quốc phá
giá mạnh, cục dữ trừ liên bang mỹ (FED) tăng lãi suất USD lên 0.25%/năm
đồng thời NHNN liên tục điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VNĐ, trong bối cảnh
nền kinh tế nhiều biến động đã tác động đến tâm lý của những người nắm giữ
USD chọn phương án an toàn là gửi tiền để thu lãi.
Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: huy động vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ
yếu và tăng dần từ năm 2013 đến 2015, chiếm tới 68% năm 2013, 79% vào năm
Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

2014 và 83% vào năm 2015 tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn không kì hạn
giảm nhẹ từ 2014 xuống 15% vào năm 2015, đây cũng là tỷ trọng vốn không kỳ
hạn năm 2013. Nguồn vốn trung và dài hạn giảm mạnh từ năm 2013,2014,2015
đều chỉ chiếm 2%. Vì vậy Chi nhánh cần có một kế hoạch để sử dụng nguồn vốn
huy động một cách linh hoạt và chủ động, đồng thời tìm kiếm nguồn huy động
chung và dài hạn để tận dụng lợi thế của nguồn này.


Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

2.1.4.3. Hoạt động tín dụng
Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng đều tăng. Hoạt động tín dụng
tăng trưởng liên tục, thực sự phát triển lớn mạnh cả chiều rộng và chiều sâu,
góp phần thúc đẩy phát triển mọi thành phần kinh tế. Đi đôi với việc phục vụ
tốt khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chi nhánh còn
chú trọng mở rộng quan hệ khách hàng.
Bảng 2.3: Quy mô tín dụng tại BIDV Thăng Long 2013 – 2015
(Đơn vị: tỷ đồng)
So sánh
2014/2013
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)

So sánh
2015/2014
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)


230

16.68

223

13.86

184

20.18

68

6.20

46

9.85

155

30.21

230

16.68

223


13.86

313

25.66

120

7.83

Chỉ tiêu

201
3

201
4

201
5

1. Theo kỳ hạn

137
9

160
9
109

6

183
2
116
4

467

513

668

137
9
122
0

160
9
153
3

183
2
165
3

159


76

179

-83

(52.20
)

103

135.5
3

137
9

160
9

183
2

230

16.68

223

13.86


Dư nợ bán lẻ

225

369

359

144

64.00

-10

(2.71
)

Dư nợ TCKT

115
4

124
0

147
3

86


7.45

233

18.79

Cho vay ngắn
hạn
Cho vay trung
dài hạn
2. Theo loại tiền
Cho vay theo
VNĐ
Cho vay ngoại tệ
quy đổi
3. Theo đối
tượng
khách hàng

912

Nguồn: Tổng kết báo cáo thường niên 2013 – 2015 BIDV Thăng Long

Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng đã tăng lên về số
liệu tuyệt đối trong thời gian qua. Tổng dư nợ tín dụng tính đến ngày

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

31/12/2015 đạt 1832 tỷ đồng. Có sự tăng trưởng này chủ yếu do sự tăng
trưởng trong hoạt động cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn
thương mại. Năm 2014 hoạt động cho vay ngắn đạt 1096 tỷ đồng, tăng 184 tỷ
đồng tương ứng 20,18% so với năm 2013, hoạt động cho vay trung và dài hạn
đạt 513 tỷ đồng tăng 9.85% so với 2013. Trong năm 2015 hoạt động cho vay
ngắn hạn đạt 1164 tỷ đồng tăng 6.2%, hoạt động cho vay trung và dài hạn đạt
668 tỷ đồng tăng 155 tỷ đồng tương ứng 30.21% so với năm 2014.
Năm 2015 là năm hồi phục nền kinh tế, các doanh nghiệp, các TCKT
càng có nhu cầu về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mà
ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh BIDV – Thăng Long nói riêng
là nơi đáp ứng nhu cầu đó. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng với phương châm:
“Hiệu quả của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”. Nâng cao
chất lượng phục vụ, cải tiến quy trình giao dịch, thẩm định xét duyệt cho vay
theo quy trình ISO và luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng.

Dương Quỳnh Nga

Lớp:CQ50/18.02


×