Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.28 KB, 66 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề về vốn đang là vấn đề cấp bách trong sự
nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta. Nó đóng vai trò quyết
định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Cuộc khủng hoảng kinh
tế vào cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến
tình hình kinh tế của đất nước. Để có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn
này, nước ta cần có một nguồn vốn vững mạnh nhằm thúc đẩy sản xuất trong
nước, từ đó thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế nền
kinh tế quốc dân.
Đứng trước xu thế mở cửa hợp tác, để vững bước trên con đường phát
triển CNXH theo định hướng của Đảng, chúng ta phải biết nắm bắt thời cơ, đi
tắt đón đầu tận dụng khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Nhưng
bằng cách nào để khơi thông thu hút được nguồn lực trong điều kiện nền kinh
tế cạnh tranh hiện nay. Câu hỏi được giải đáp bằng sự ra đời của các trung gian
tài chính, đặc biệt là các NHTM.
Là một trong những NHTM đi đầu trong lĩnh vực huy động vốn, Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa
thực hiện vai trũ thành viờn đúng gúp một phần vốn điều hoà cho cả hệ thống
NHTM Việt Nam nói chung cũng như hệ thống Ngân hàng Đầu tư Phát triển
Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên công tác này vẫn còn một số hạn chế cần tiếp
tục hoàn thiện. Để thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình việc tìm kiếm
các giải pháp hữu hiệu để làm tốt hơn công tác huy động vốn tại ngân hàng
trong thời gian tới là rất cần thiết.
Như vậy công tác huy động vốn của ngân hàng đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động của ngân hàng nói riêng
Trên cơ sở lý luận được học tại trường và kinh nghiệm thực tiễn thu
được trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành và


với tư cách là một sinh viên tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề
này thông qua đề tài: “ Công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Hà Thành – Thực trạng và giải pháp ”.
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

1

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác huy động vốn của
ngân hàng từ năm 2006 cho đến nay.
Vấn đề huy động vốn là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp song trong
quá trình tìm hiểu thực tiễn tại ngân hàng để giải quyết yêu cầu của luận văn
tôi đó xây dựng kết cấu như sau:
Chương 1: Nhận thức chung về công tác huy động vốn tại ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Hà Thành.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về công tác huy động vốn tại chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành.
Đề tài nghiên cứu là một vấn đề phong phú. Do điều kiện thời gian thực
tập ngắn, kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của Thầy, cô và các anh
chị trong Ngân hàng để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


SV: Trần Thị Hồng Hạnh

2

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại trong
nền kinh tế thị trường
1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại
Nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và
đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp
pháp của các tổ chức cá nhân
Theo điều 20 luật các TCTD của Việt Nam có đưa ra các khái niệm sau:
“ Tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ,
làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng
các dịch vụ thanh toán.”
“ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt
dộng ngân hàng và các hoạt dộng kinh doanh khác có liên quan. Theo tính
chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm có Ngân hàng
Thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách,

ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.”
1.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có các chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất: Chức năng trung gian tín dụng - Thông qua hoạt động “đi vay
để cho vay” một mặt NHTM huy động các khoản tiền nhàn rỗi từ các chủ thể
trong xã hội, mặt khác dùng nguồn vốn huy động được để cho vay lại với các
chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn.
Thứ hai: Chức năng trung gian thanh toán - dựa trên những khoản tiền
gửi của khách hàng, NHTM thực hiện thanh toán cho khách hàng bằng cách
chuyển tiền của người phải trả cho người được hưởng. Qua chức năng này,
NHTM tạo điều mở rộng mối quan hệ với khách hàng, hỗ trợ huy động tiền
gửi và cho vay, góp phần giám sát kỷ luật tài chính.
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

3

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Thứ ba: Chức năng tạo tiền - cơ chế tạo tiền được hình thành từ những
hoạt động của NHTM. Với lượng tiền cơ bản của NHTW, NHTM sử dụng để
cho vay và sau đó một phần khoản tiền này lại được quay lại NHTM khi người
sử dụng gửi tiền vào NHTM. Quá trình huy động tiền gửi và cho vay này diễn
ra liên tục cho đến khi toàn bộ số tiền mà NHTW cung ứng ban đầu được quay
trở về hết dưới dạng tiền gửi dự trữ bắt buộc.
1.1.3.Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

Bất cứ một NHTM nào cũng hoạt động với mục đích chung là vì lợi
nhuận và vì sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn. Đây là yếu tố không
thể thiếu được để tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh. Do đó,
NHTM có vai trò vô cùng quan trọng:
- NHTM giúp các doanh nghiệp có đủ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- NHTM góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực, tạo điều kiện phát triển
cân đối nền kinh tế.
- NHTM tạo môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW.
- NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
1.2.Vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.2.1.Khái niệm về vốn
NHTM là một trung gian tài chính, ở mỗi nước khác nhau các trung gian
tài chính lại được phân chia khác nhau. Tuy nhiên, luôn tồn tại một điểm chung
là vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại đóng góp khối lượng tài sản
và tầm quan trọng đối với nền kinh tế. Để có được vị trí đó NHTM phải đặt
yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu và công cụ duy nhất mà các NHTM phải có
trước tiên là vốn.
Vốn của các NHTM là toàn bộ các giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động
và tạo lập để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Nói cách khác, nguồn vốn của các NHTM là một bộ
phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối,
tiêu dùng mà khách hàng gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau.
1.2.2.Kết cấu vốn của NHTM
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

4

Lớp: K43/15.03



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

NHTM kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho
vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Như vậy toàn bộ các hoạt động kinh
doanh của ngân hàng đều dựa trên nguồn vốn mà ngân hàng đó có.
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm những loại sau:
1.2.2.1. Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu của NHTM là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập
được và thuộc sở hữu của ngân hàng. Nguồn vốn này bao gồm:
Thứ nhất: Vốn điều lệ.
Vốn điều lệ là nguồn vốn mà NHTM phải có để bắt đầu hoạt động kinh
doanh ngân hàng và được đưa vào trong điều lệ hoạt động của ngân hàng.
Vốn điều lệ của ngân hàng nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động
kinh doanh và mức góp vốn của các chủ sở hữu ngân hàng song không được
thấp hơn mức vốn pháp định. Tuy nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nhưng nó có ý nghĩa quan trọng - là
căn cứ pháp lý để thành lập ngân hàng, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô,
năng lực hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ hai: Các quỹ dự trữ.
Các quỹ của NHTM được hình thành từ lợi nhuận ròng của ngân hàng và
được trích lập hàng năm và được sử dụng vào các mục đích nhất định. Các quỹ
của NHTM gồm:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
- Quỹ đầu tư phát triển
- Quỹ dự phòng tài chính.
- Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Thứ ba: Tài sản nợ khác

Nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM được gia tăng hàng năm theo nhũng
phương thức khác nhau và tuỳ từng điều kiện cụ thể. Một số tài sản nợ được
coi như vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm:
- Lợi nhuận chưa chia hết.
- Chênh lệch thu chi.
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

5

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

- Hao mòn tài sản cố định
- Tăng giá vàng, ngoại tệ chờ sử lý.
Vốn chủ sở hữu của NHTM mang tính chất ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Song nguồn vốn này là căn cứ pháp lý để
tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, quy mô vốn
chủ sở hữu quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng.
1.2.2.2 Vốn huy động
Vốn huy động là giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các TCKT
và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng,
thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và dược dùng làm vốn kinh doanh.
a, Vốn tiền gửi
Tiền gửi là nguồn vốn vay mượn chính, chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng tài sản nợ của NHTM. Thực chất nguồn này thuộc các chủ sở hữu khác
nhau và ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu, phải có

trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng gửi tiền có
nhu cầu rút vốn.
Tiền gửi của NHTM bao gồm:
* Tiền gửi của các TCKT
Khi các TCKT có một khoản tiền nhàn rỗi chưa cần đến trong hoạt động
kinh doanh thì họ có nhu cầu gửi tại các NHTM. Thông thường đây là các
khoản tiền tạm thời chưa được sử dụng hoặc được sử dụng vào mục tiêu định
sẵn vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
Các TCKT thường gửi tiền vào ngân hàng dưới 2 hình thức:
• Tiền gửi không kỳ hạn
• Tiền gửi có kỳ hạn.
* Tiền gửi của dân cư.
Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập của người dân gửi tại ngân
hàng. Khi tiêu dùng không hết thu nhập, người dân dùng để tích luỹ, khi thu
nhập càng cao thì nhu cầu tích luỹ càng lớn và một trong những cách tích luỹ
có lợi nhất là gửi vào ngân hàng. Vì thế đại bộ phận tiền gửi của dân cư ở ngân
hàng là dành cho tích luỹ. Tiền gửi dân cư bao gồm:
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

6

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

• Tiền gửi tiết kiệm.
• Tiền gửi thanh toán.

* Tiền gửi khác.
Ngoài hai loại tiền gửi trên, các NHTM còn có các loại tiền gửi khác:


Tiền gửi vốn chuyên dùng.



Tiền gửi của các TCTD khác.



Tiền gửi của Kho bạc nhà nước.

b, Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá.
Các NHTM không chỉ sử dụng các công cụ truyền thống để huy động
vốn mà còn đưa ra các các công cụ mới có hiệu quả hơn để huy động vốn
một cách dễ dàng đáp ứng nhu cầu vốn của mình đó là kỳ phiếu, trái phiếu
ngân hàng. Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ có giá xác nhận khoản nợ của
ngân hàng với người nắm giữ. Kỳ phiếu được phát hành thường xuyên và
có kỳ hạn ngắn: 3, 6 ...12 tháng. Trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn 1
năm.
Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có ưu thế: giúp ngân hàng huy động
được đúng số lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn
của ngân hàng. Tuy nhiên chi phí của nguồn vốn này tương đối cao do ngân
hàng phải trả lãi cao hơn các hình thức huy động truyền thống.
1.2.2.3 Vốn đi vay.
Các NHTM có thể vay vốn từ NHTW, vay các NHTM hoặc các tổ chức
khác. Các NHTM vay vốn để bổ sung vào vốn hoạt động của mình, khi ngân
hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động.

Nguồn vốn này bao gồm:
a, Vay các TCTD khác.
Trong quá trình hoạt động, các NHTM tạm thời thừa vốn và thiếu vốn. Do
đó giữa các NHTM nảy sinh vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng.
Các ngân hàng tạm thời dư thừa vốn có thể cho các NHTM khác vay để kiếm
lãi, ngược lại các NHTM khi thiếu hụt vốn sẽ đi vay các ngân hàng khác để
đáp ứng nhu cầu chi trả cấp bách thay vì phải vay NHTW. Quá trình vay mượn
này rất đơn giản, có thể thực hiện bằng cách các NHTM liên hệ trực tiếp với
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

7

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

nhau hoặc thông qua NHTW, thời hạn của các khoản vay này rất ngắn, thường
không quá 7 ngày. Khoản vay có thể không cần hoặc có đảm bảo bằng các
chứng khoán của kho bạc.
b, Nguồn vốn vay NHTW.
Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng
cho vay cuối cùng trong nền kinh tế, vì vậy các NHTM có thể được NHTW
cho vay vốn khi cần thiết.
1.2.2.4 Nguồn vốn khác
Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên NHTM còn có các nguồn vốn khác
cũng không kém phần quan trọng như: vốn trong thanh toán, nguồn vốn uỷ
thác đầu tư...NHTM có thể sử dụng các nguồn vốn này để kinh doanh trong

khoảng thời gian và điều kiện nhất định.
1.2.3.Vai trò của vốn trong kinh doanh ngân hàng
* Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất
kinh doanh cũng cần có vốn, vốn quyết định đến khả năng kinh doanh của
doanh nghiệp. Đối với NHTM vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn là cơ
sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu vốn NHTM
không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vì thế vốn là điểm xuất phát
đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
* Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên
thương trường.
Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì
ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình. Uy tín
được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng
thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Với
khả năng huy động vốn cao, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô
ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa
giữ được chữ tín, vừa nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thương trường.
*Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sử
dụng các dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thị trường.
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

8

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp


Học Viện Tài Chính

Uy tín của ngân hàng trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho
khách hàng khi họ yêu cầu. Khả năng thanh toán của ngân hàng thông thường
tỷ lệ thuận với khối lượng vốn mà ngân hàng đó có. Nếu có lớn vốn năng lực
thanh toán của ngân hàng được nâng cao, do đó uy tín của ngân hàng được
nâng cao từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng và nâng cao được vị thế của
ngân hàng trên thị trường.

1.3. Huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.3.1. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.3.1.1. Huy động qua nguồn tiền gửi :
a, Phân loại theo thời hạn :
* Tiền gửi không kỳ hạn:
Đây là khoản tiền đúng như tên gọi của nó là thời gian gửi tiền không xác
định, khách hàng (cá nhân, tổ chức) có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào. Mục đích
của khách hàng đối với loại tiền này là hưởng những tiện ích trong thanh toán khi
có nhu cầu chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Vì vậy đây là
bộ phận tiền chỉ nhàn rỗi tạm thời chứ không phải là khoản để dành.
* Tiền gửi có kỳ hạn:
Ngược với khoản tiền gửi không kỳ hạn, đây là khoản tiền gửi với thời gian
xác định. Nguyên tắc tiến hành khoản tiền gửi này là người gửi chỉ được rút tiền
khi đến thời hạn như đã thoả thuận có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1
năm hoặc trên thế nữa. Theo quy định, ngân hàng có quyền từ chối việc rút tiền
trước thời hạn của người gửi tiền. Tuy nhiên, ở một số nước, quy định này đã được
nới lỏng: các ngân hàng cho phép người gửi tiền được rút ra trước hạn nhưng phải
báo trước cho ngân hàng một khoảng thời gian nhất định, nếu không báo trước
người gửi sẽ không được hưởng lãi suất hoặc rất thấp.
b, Phân loại theo đối tượng :
* Tiền gửi của dân cư:

Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến.
Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm với
mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

9

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều
khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách ở
rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh
tranh hấp dẫn …
* Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội:
Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt đông sản xuất kinh doanh nên các đơn
vị này thường gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng tiện ích trong
thanh toán. NHTM là một trung gian tài chính, nó quan hệ với các đối tượng này
thông qua việc mở tài khoản, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và đáp ứng yêu
cầu thanh toán của họ. Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải
thanh toán nên ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định, điều này lí giải
vì sao ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn nhất trong lĩnh vực này, có chi
phí thấp và được sử dụng cho vay không chỉ ngắn hạn mà còn cả trung hạn. Tuy
nhiên nguồn này có hạn chế là tính ổn định và độ lớn phụ thuộc vào quy mô, loại
hình của doanh nghiệp.
c, Phân loại theo mục đích :

* Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân được gửi vào ngân
hàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định. Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập
bằng tiền của các cá nhân chưa sử dụng được gửi vào các tổ chức tín dụng. Nó là
một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ, trong tiêu dùng cá nhân. Khi gửi tiền người
gửi được giao một sổ tiết kiệm coi như giấy chứng nhận tiền gửi vào ngân hàng.
Đến thời hạn khách hàng rút tiền ra được nhận một khoản tiền lãi trên tổng số tiền
gửi tiết kiệm. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn .
* Tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán:
Đây là khoản tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ
ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi
trả của doanh nghiệp hoặc cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu
bằng tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh
toán theo yêu cầu. Lãi suất của khoản tiền này rất thấp, thay vào đó chủ tài khoản
có thể được hưởng các dịch vụ của ngân hàng với mức phí thấp.
1.3.1.2. Huy động qua nguồn đi vay
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

10

Lớp: K43/15.03


Lun vn tt nghip

Hc Vin Ti Chớnh

Tin gi l ngun quan trng nht ca ngõn hng thng mi. Tuy nhiờn khi
cn cỏc ngõn hng thng vay mn thờm. Ngun vn i vay ca ngõn hng bao

gm:
* Vay NHNN:
õy l khon vay nhm gii quyt nhu cu cp bỏch trong chi tr ca cỏc ngõn
hng thng mi. Trong trng hp thiu ht d tr, ngõn hng thng mi thng
vay ngõn hng Nh nc. Hỡnh thc cho vay ch yu ca ngõn hng nh nc l
tỏi chit khu (hoc tỏi cp vn). Thụng thng, ngõn hng Nh nc ch chit
khu cho nhng thng phiu cú cht lng (thi gian ỏo hn ngn, kh nng tr
n cao) v phự hp vi mc tiờu ca ngõn hng Nh nc trong tng thi k.
Trong iu kin cha cú thng phiu, ngõn hng nh nc cho ngõn hng thng
mi vay di hỡnh thc tỏi cp vn theo hn mc tớn dng nht nh .
* Vay cỏc t chc tớn dng khỏc:
õy l ngun cỏc ngõn hng vay mn ln nhau v vay ca cỏc t chc tớn
dng khỏc trờn th trng liờn ngõn hng. Cỏc ngõn hng ang cú lng d tr
vt yờu cu s cú th sn lũng cho cỏc ngõn hng khỏc vay tỡm kim lói sut
cao hn. Ngc li, cỏc ngõn hng ang thiu ht d tr cú nhu cu vay mn tc
thi m bo thanh khon. Nh vy ngun vay cỏc ngõn hng khỏc l ỏp
ng nhu cu d tr v chi tr cp bỏch v trong nhiu trng hp nú b sung hoc
thay th cho ngun vay mn t ngõn hng Nh nc .
* Vay trờn th trng ti chớnh:
Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động một cách chủ động
trên thị trờng tài chính. Là trung gian tài chính, phải luôn đáp
ứng nhu cầu về vốn, do vậy việc ngân hàng thiếu vốn là điều
không thể tránh khỏi. Trong những trờng hợp này, ngân hàng có
thể sử dụng nghiệp vụ huy động vốn trên thị trờng tài chính:
phát hành các giấy tờ có giá trị nh các giấy tờ vay nợ ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn.
Việc chuyển nhợng các giấy tờ trên từ chủ sở hữu này sang
chủ sở hữu khác phụ thuộc vào thoả thuận giữa ngân hàng và
khách hàng. Ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và phát hành
trái phiếu. Trái phiếu là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của

khách hàng đối với ngời chủ ngân hàng với cam kết nh thanh
SV: Trn Th Hng Hnh

11

Lp: K43/15.03


Lun vn tt nghip

Hc Vin Ti Chớnh

toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong tơng
lai với thời hạn xác định cho trớc. Kỳ phiếu ngân hàng là một loại
giấy nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động
vốn trong dân c, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch
kinh doanh xác định của ngân hàng nh một dự án, một chơng
trình kinh doanh
1.3.1.3. Huy ng thụng qua phỏt hnh giy t cú giỏ:
õy chớnh l vic cỏc NHTM phỏt hnh chng ch tin gi, k phiu, trỏi
phiu ngõn hng huy ng vn. Trong hỡnh thc huy ng vn, NHTM ch
ng ng ra thu gom vn trong xó hi bng vic phỏt hnh chng t cú giỏ
nhm b sung ngun vn kinh doanh.
õy l hỡnh thc huy ng vn nhanh nht, cú th tp trung vn trong mt
thi hn ngn vi s lng vn ln. Ngun vn huy ng thụng qua phỏt hnh
giy t cú giỏ tr ca NHTM thng cú thi hn v quy mụ xỏc nh trc do
vy to ngun vn n nh cho ngõn hng. Ngun ny cú nhiu ri ro hn tin
gi nờn lói xut thng cao hn so vi tin gi cựng k hn.
1.3.1.4. Ngun khỏc:
Ngoi cỏc ngun trờn, ngõn hng cũn thc hin huy ng vn thụng qua

ngun u thỏc, ngun trong thanh toỏn, cỏc ngun khỏc.
Ngõn hng thng mi thc hin cỏc dch v u thỏc nh u thỏc cho vay,
u thỏc u t, u thỏc cp phỏt, u thỏc gii ngõn v thu h Cỏc hot ng
ny to nờn ngun u thỏc ti ngõn hng. Ngoi ra, cỏc hot ng thanh toỏn
khụng dựng tin mt cú th hỡnh thnh ngun trong thanh toỏn (sộc trong quỏ
trỡnh chi tr, tin ký qu m L/C ). Cỏc khon n khỏc nh thu cha
np, lng cha tr cng gúp phn lm tng ngun huy ng trong cụng tỏc
huy ng vn ca ngõn hng thng mi .
1.3.2. Cỏc yu t nh hng n hot ng huy ng vn
1.3.2.1. Nhõn t khỏch quan:
a, Mụi trng kinh t xó hi
Vn c to ra t quỏ trỡnh tớch lu tit kim ca mi cỏ nhõn, TCKT v
ca nh nc trong nn kinh t. Vỡ vy khi nn kinh t cng phỏt trin, ca ci
xó hi v thu nhp tng s to ra nhiu ngun vn do ú to ra mụi trng cho
SV: Trn Th Hng Hnh

12

Lp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

việc thu hút vốn của ngân hàng được thuận lợi. Mặt khác, nó cũng tạo môi
trường đầu tư cho ngân hàng từ đó ngân hàng phải tìm ra những biện pháp để
huy động vốn sao cho có hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của mình.
b, Môi trường pháp lý.
Hành lang pháp lý là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động huy

động vốn của NHTM. Vấn đề pháp luật, chính sách của Chính Phủ trong kinh
doanh ngân hàng luôn phải được phân tích kỹ lưỡng vì nó có ảnh hưởng đến hệ
thống tài chính quốc gia. Mặt khác chính sách tài chính tiền tệ điều chỉnh các
vấn đề về lãi suất, tỷ giá, thuế... và hoạt động của các cơ quan hữu quan như
Bộ thương mại, Bộ tài chính... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy
động vốn của NHTM. Vì vậy những điều chỉnh về mặt pháp luật, chính sách
của nhà nước hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến
hoạt động huy động vốn của NHTM.
c, Sự phát triển của thị trường tài chính
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn vay trung, dài hạn của NHTM.
Thị trường tài chính là tổng hoà các mối quan hệ cung cầu về vốn, nó bao gồm
thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. NHTM đóng vai trò là người cho
vay và người cho vay thực hiện việc kinh doanh chuyển người dư thừa vốn
sang người có nhu cầu về vốn bằng việc đặt một lãi suất cao hơn các món cho
vay so với các món mà họ đi vay để thu lợi nhuận.
d, Thói quen tâm lý tiêu dùng của người gửi tiền.
Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rất
phát triển. Hầu hết người dân có thu nhập đều mở tài khoản séc để thanh toán
qua ngân hàng. Tuy nhiên ở những nước kém phát triển, thu nhập của người
dân còn thấp, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế nên ít
người mở tài khoản tại ngân hàng. Điều này hạn chế khả năng tạo tiền của hệ
thống NHTM, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch do
đó làm giảm tỉ lệ tiền gửi thanh toán.
1.3.2.2. Nhân tố chủ quan.
a, Hình thức huy động vốn.

SV: Trần Thị Hồng Hạnh

13


Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn huy động thì trước hết phải
đa dạng hóa hình thức huy động. Ngân hàng càng có nhiều hình thức huy động
hấp dẫn, phù hợp thì càng thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng.
b, Lãi suất.
Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã
trở nên cực kì quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì
các khoản tiền gửi hiện có tại ngân hàng. Các ngân hàng cạnh tranh nhau trong
việc huy động vốn từ nền kinh tế nên dù chỉ một sự biến động nhỏ về lãi suất
cũng thúc đẩy người gửi tiền và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang
ngân hàng khác. Chính vì thế, để thu hút vốn ngân hàng cần có chính sách lãi
suất hợp lý, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền vừa tiết kiệm chi phí cho
ngân hàng mình.
c, Các chính sách cơ bản và sức mạnh của ngân hàng.
Chính sách của ngân hàng liên quan đến tín dụng, đầu tư vào các vấn đề
khác là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực lãnh đạo cũng như năng lực
làm việc của một ngân hàng. Các chính sách của ngân hàng như chính sách
cho vay, thanh toán... cũng ảnh hưởng đến khách hàng gửi tiền. Nếu các chính
sách này thuận lợi cho khách hàng thì chắc chắn sẽ thu hút được người dân gửi
tiền, mặc dù họ chưa có nhu cầu sử dụng các dịch vụ này ngay thời điểm đó.
d, Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng.
Nếu như ngân hàng đưa ra các dịch vụ tốt đa dạng hơn thường có lợi thế
hơn so với các ngân hàng khác. Ví dụ nếu ngân hàng có các dịch vụ thuận tiện
như các máy rút tiền tự động, hệ thống chi trả tự động, các dịch vụ gửi tiền đơn

giản và tốn ít thời gian, thời gian phục vụ dài... chắc chắn thu hút được người
dân đến giao dịch.
e, Nguồn lực của ngân hàng.
Nguồn lực ngân hàng ở đây chính là cơ sở vật chất và nguồn lực con
người. Cơ sở vật chất và yếu tố con người là những điều kiện cần thiết và quan
trọng để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng. Nếu ngân hàng có cơ sở
vật chất và đội ngũ nhân viên với thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình, tác phong
chuyên nghiệp... thì chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng.

SV: Trần Thị Hồng Hạnh

14

Lớp: K43/15.03


Lun vn tt nghip

Hc Vin Ti Chớnh

Túm li, t vic nghiờn cu nhng vn lý lun v ngun vn huy ng
ca NHTM, ta cú th a ra mt kt lun l: vn huy ng l vn ch yu,
chim t trng ln trong tng ngun vn ca ngõn hng. Vi c trng i vay
cho vay, ngun vn huy ng l ngun lc chớnh, úng vai trũ quyt nh
v cú ý ngha sng cũn i vi hot ng kinh doanh ca ngõn hng.
1.3.3.Cỏch xỏc nh ngun huy ng vn
im khỏc nhau c bn trong ngun vn ca Ngõn hng Thng mi vi
cỏc doanh nghip phi ti chớnh l: Ngõn hng Thng mi kinh doanh ch yu
bng ngun vn huy ng t nn kinh t cũn cỏc doanh nghip khỏc hot ng
da trờn vn t cú l chớnh. Vỡ vy ỏnh giỏ hiu qu cụng tỏc huy ng vn l

cụng tỏc khụng th thiu trong nghiờn cu ngun vn ca cỏc ngõn hng.
Khi ỏnh giỏ hiu qu cụng tỏc huy ng vn, cỏc nh nghiờn cu thng
tp trung vo mt s tiờu chớ sau õy:


T l qu m bo kh nng thanh toỏn:

Tỉlệquỹ đảm bảo khả năng thanh toán =

Dự trữđảm bảo khả năng thanh toán .100%
Tổng vốn huy động

Cỏc Ngõn hng Thng mi phi chp hnh t l ny nhm m bo an
ton cho cỏc khon huy ng. Ngõn hng no cú t l ny ỳng theo quy nh
chng t ngõn hng ú rt coi trng cụng tỏc huy ng vn bi vỡ bờn cnh
huy ng vn - mc tiờu ca ngõn hng thỡ ngõn hng cng m bo c an
ton cho khỏch hng, to c tõm lý yờn tõm cho khỏch hng khi h gi
gm tin cho ngõn hng.


T l tin gi tit kim bỡnh quõn u ngi :

ỏnh giỏ mc huy ng c t dõn c, ta xột h s:

Tỉlệtiết kiệm bình quân đầu ng ời =

Tổng số TGTK của dân c trên địa bàn
.100%
Tổng số dân c của địa bàn


Nu t l ny cng cao chng t hot ng huy ng vn t kt qu tt,
bi vỡ ngõn hng ó tỏc ng vo ý thc tit kim, ý thc gi tin vo ngõn
SV: Trn Th Hng Hnh

15

Lp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

hàng và đã thu hút được một nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư để phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế.


So sánh nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn:

Nếu một NHTM mà việc sử dụng vốn tương xứng với nguồn vốn huy
động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng có hiệu quả và công tác
huy động vốn của ngân hàng đã thành công.


Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm:

Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và
tăng trưởng dư nợ. Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng
doanh số cho vay và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân
hàng lớn hay nhỏ. Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động

vốn. Nếu huy động vốn có hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng
doanh số cho vay, tăng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động:

C¬cÊu c¸c kho¶n huy ®éng =

Sè d tõng kho¶n huy ®éng

.100%

Tæng vèn huy ®éng
Mỗi loại tiền gửi có các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời
hạn...Do đó, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn
chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào.
Chúng ta sẽ so sánh những khoản vốn có tính thời hạn dài so với các
khoản vốn có tính thời hạn thấp để xem xét sự ổn định của nguồn vốn huy
động. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản huy động có
thời hạn dài. Chi phí huy động là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm. Để
có được chi phí đầu vào hợp lý, có lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phải
xem xét khoản mục nào có tỷ trọng lớn nhất. Trong thực tế các khoản huy
động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tính ổn định tương đối cao, chi
phí vừa phải rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên để
đẩy mạnh hiệu quả công tác huy động vốn thì các ngân hàng phải tìm cách
nâng cao tỷ trọng của nhóm này lên hơn nữa trong cơ cấu vốn huy động của
SV: Trần Thị Hồng Hạnh
Lớp: K43/15.03
16


Luận văn tốt nghiệp


Học Viện Tài Chính

mình. Bên cạnh đó các khoản vốn huy động từ khu vực dân cư rất tiềm tàng
giúp Ngân hàng mở rộng kinh doanh tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh toán
không dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông có lợi cho nền kinh tế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ
THÀNH
2.1.Khái quát về chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Theo Quyết định số 3167/QĐ- HĐQT, tháng 9/2003 Phòng giao dịch
Tràng Tiền trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đã được nâng
cấp lên thành chi nhánh cấp 1 với tên gọi là BIDV- Chi nhánh Hà Thành có trụ
sở đặt tại 34 Hàng Bài, trung tâm thủ đô Hà Nội và đến tháng 1 năm 2009, chi
nhánh đã chuyển trụ sở đến 81 Trần Hưng Đạo, nơi tập trung khoảng 80 tổ
chức tín dụng hoạt động ổn định và có bề dày truyển thống.
Khi mới thành lập, BIDV Hà Thành chỉ có 6 phòng và 3 tổ, 1 phòng giao
dịch và 2 quỹ tiết kiệm, đến nay Chi nhánh đã có 13 phòng nghiệp vụ, 6
phòng giao dịch và 4 điểm giao dịch. Đội ngũ cán bộ từ chỗ chỉ có 50 người,
nay Chi nhánh đã có trên 160 cán bộ. Sau ngày 1/12/2008, BIDV Hà Thành đã
thực hiện thành công việc tách lập chi nhánh Thanh Xuân-Chi nhánh cấp 1
theo chỉ đạo của BIDV trung ương. Kết quả đạt được trong 5 năm qua của Chi
nhánh đã được Thống đốc NHNN, Chủ tịch UBND thành phố, Hội đồng quản
trị BIDV Trung ương, ủy ban Chứng khoán Nhà nước... ghi nhận bằng các
bằng khen, cờ thi đua. Chi nhánh được NHNN nâng hạng doanh nghiệp hạng
I1. Đây là niềm vui lớn, khẳng định sự lớn mạnh, trưởng thành cũng như đẳng
cấp, thương hiệu của Chi nhánh sau 5 năm đi vào hoạt động.
Do sự phát triển không ngừng của mình mà BIDV- Chi nhánh Hà Thành

được coi là mô hình bán lẻ kiểu mẫu trong hệ thống của BIDV. Tuy mới thành
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

17

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

lập nhưng chi nhánh đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về
chất lượng dịch vụ. Đặc biệt tuy là chi nhánh ra đời sau, nhưng Hà Thành là
một trong 7 đơn vị đầu tiên của toàn hệ thống triển khai thành công dự án hiện
đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
2.1.2.Cơ cấu bộ máy hoạt động
Chi nhánh Hà Thành hoạt động trên khu vực đông dân cư, có nhiều doanh
nghiệp ngoài quốc doanh lớn, lại được sự quan tâm của lãnh đạo nên chi nhánh
có những ưu thế nhất định so với các chi nhánh khác.
Số lượng cán bộ của chi nhánh không ngừng tăng. Từ 50 nhân viên nay
chi nhánh đã có trên 160 nhân viên, và có khoảng 10,3% cán bộ có trình độ
trên đại học, 76% có trình độ đại học, 2 cán bộ có trình độ cao cấp chính trị.
Từ khi đi vào hoạt động từ tháng 9/2003 đến nay. Chi nhánh Hà Thành đã
không ngừng phát triển và hoàn thiện về hệ thống và tổ chức. Để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của khách hàng, chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng
lưới của mình. Ban giám đốc chi nhánh bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám
đốc với các phòng ban hoạt động theo chức năng riêng.
Cụ thể cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Hà Thành được thể hiện qua sơ đồ :
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Hà Thành


SV: Trần Thị Hồng Hạnh

18

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính
BAN GIÁM ĐỐC

Khối Quan hệ khách
hàng

Khối tác nghiệp

Khối Quản lý nội bộ

Phòng QHKH 1

Phòng DVKH cá
nhân

Phòng Tài chính kế
toán

Phòng QHKH 2


Phòng DVKH doanh
nghiệp

Phòng Tổ chức hành
chính

Các phòng giao dịch

Phòng Kế hoạch
tổng hợp

Các điểm giao dịch

Phòng Điện toán

Phòng Quản trị tín
dụng

Phòng Tiền tệ kho
quỹ

Phòng Quan hệ
Quốc tế

2.1.3.Đặc điểm hoạt động của chi nhánh
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua được đánh giá là có những
bước phát triển rất đáng khích lệ, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng. Trong
bối cảnh đó vai trò của các ngân hàng thương mại lại càng quan trọng, để đáp
ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, và hội nhập quốc tế thì các ngân
hàng thương mại cũng không ngừng phát triển và đổi mới để hoàn thiện mình.

Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành (BIDV Hà Thành) ra
đời và hoạt động trong điều kiện môi trường kinh tế, chính trị trong và ngoài
nước có nhiều biến động, ảnh hưởng tác động đến các hoạt động của nền kinh
tế xã hội, các sự kiện chính trị như chiến tranh IRẮC ảnh hưởng tới việc cung
cấp các sản phẩm dầu mỏ, cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục có những
thay đổi về lãi suất, những biến động về tỷ giá USD và EURO, giá xăng dầu
thế giới, nhựa, vàng, giá phôi thép...; dịch cúm gà trong nước ảnh hưởng rất
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

19

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

nhiều tới giá cả các mặt hàng nói chung đặc biệt là các mặt hàng lương thực
thực phẩm nói riêng, các mặt hàng khác nói chung... Những biến động trên đã
tác động và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, nhu cầu đầu tư vào tiêu dùng của tổ chức cũng như của người
dân. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã và đang thực hiện các chương trình
cơ cấu lại hoạt động, thực hiện theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Khách
hàng tại các ngân hàng thương mại đã vào thế ổn định, cơ sở vật chất, công
nghệ thông tin, con người đã được đầu tư lựa chọn bài bản, hoạt động hiệu
quả. Những khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung,
các tổ chức tín dụng nói riêng, đặc biệt đối với Chi nhánh BIDV Hà Thành đơn
vị đi vào thương trường mới mẻ. Chi nhánh mới được thành lập vào
16/09/2003, với xuất phát điểm thấp dư nợ tín dụng đạt 151 tỷ VND, huy động

vốn đạt 620 tỷ VND, mạng lưới giao dịch mỏng gồm: hội sở chi nhánh, 1
phòng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm, số lîng công nhân viên mới chỉ có 50 người.
Tuy nhiên với sự nỗ lực phấn đấu, của ban lãnh đạo cũng tập thể cán bộ nhân
viên trong chi nhánh đến nay sau hơn ba năm đi vào hoạt động Chi nhánh
BIDV Hà Thành đã đạt được những kết quả khả quan trên các mặt công tác:
Công tác huy động vốn, công tác tín dụng, công tác dịch vụ , ứng dụng công
nghệ thông tin vào các dịch vụ ngân hàng.... Nhờ đó từ năm 2003 đến nay, hoạt
động của ngân hàng luôn luôn tăng trưởng bền vững, có những đóng góp to
lớn vào công cuộc xây dựng một Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
hùng mạnh, tổng tài sản năm 2008 đạt h¬n 5660 tỷ đồng, tăng 8,8 lần so với
năm 2003 khi mới đi vào hoạt động.
2.1.3.1. Công tác huy động vốn:
Với phương châm “huy động để cho vay, chủ động lo nguồn tại chỗ”, chi
nhánh BIDV Hà Thành đã thường xuyên đẩy mạnh công tác huy động vốn do
đó đã tạo lập được một nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững
chắc, phục vụ nhu cầu vốn cho các mặt hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp và các thành phần kinh tế.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2006

SV: Trần Thị Hồng Hạnh

Năm 2007
20

Năm 2008
Lớp: K43/15.03



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính
Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Nguồn vốn ngắn hạn 2.344.843 67,25% 3.744.955 76,61% 3.476.290 63,14%
Nguồn vốn TD hạn

1.141.701 32,75% 1.143.151 23,39% 2.029.020 36,86%

Tổng nguồn vốn tự
3.486.544
huy động

100% 4.888.106


100% 5.505.310

100%

( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)
Từ năm 2006-2008, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng khá
đều đặn và tốc độ tăng trưởng khá cao, cụ thể:
- Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 3.486.544
triệu đồng trong đó nguồn vốn huy động ngắn hạn là 2.344.843 triệu đồng
chiếm 67,25% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động trung, dài hạn
là 1.141.701 triệu đồng chiếm 32,75%. Kết cấu vốn huy động ngắn hạn và dài
hạn khá đều nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn cũng như dài hạn
ngày càng tăng.
- Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động lên tới 4.888.106 triệu đồng tăng
1.401.562 triệu đồng (40,2%) so với năm 2006. Trong đó nguồn vốn huy động
ngắn hạn là 3,744,955 triệu đồng, tăng 1.400.112 triệu đồng (59,71%), nguồn
vốn trung, dài hạn đạt 1.143.151 triệu đồng tăng 1.450 triệu đồng (0,13%) so
với năm 2006. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng một cách
nhanh chóng, đây là một nỗ lực, cố gắng lớn trong công tác huy động vốn của
ngân hàng trong điều kiện trên cùng địa bàn có nhiều NHTM và TCTD cùng
cạnh tranh gay gắt.
Về kết cấu, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn trung, dài
hạn. Nguồn ngắn hạn chiếm tỷ trọng 76,61%; trong khi tỷ trọng nguồn huy
động trung, dài hạn là 23,39%.
- Năm 2008, nguồn vốn huy động vẫn tăng đều đặn. Tổng nguồn vốn huy
động đạt 5,505,310 triệu đồng tăng 617.204 triệu đồng (12,62%) so với năm
2007. Trong đó nguồn vốn huy động ngắn hạn là 3.476.290 giảm 268.665 triệu
đồng (7,17%); nguồn vốn huy động trung, dài hạn là 2.029.020 triệu đồng,
tăng 885.869 triệu đồng (77,49%). Nguồn vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm

tỷ trọng cao hơn nguồn vốn trung dài hạn nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
trung dài hạn tăng cao hơn so với nguồn vốn ngắn hạn. Xu hướng trong những
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

21

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

năm tới, tỷ trọng nguồn vốn huy động trung, dài hạn sẽ cao hơn nguồn vốn huy
động ngắn hạn.
Tóm lại, nguồn vốn huy động của Chi nhánh BIDV HT khá cao, tốc độ
tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Công tác huy động vốn đã giúp
chi nhánh chủ động về nguồn vốn để mở rộng việc đáp ứng yêu cầu phục vụ
đầu tư, phát triển cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, đảm bảo khả năng thanh toán, không để xảy ra tình trạng
thiếu vốn không chi trả được cho khách hàng. Nhờ vậy, một mặt Chi nhánh
BIDV HT đã thực hiện tốt các quy định về dự trữ bắt buộc, tăng sự an toàn cho
hoạt động của toàn hệ thống, mặt khác đảm bảo nguồn vốn để tạo thế ổn định
trong kinh doanh và nâng cao năng lực, vị thế của ngân hàng trên địa bàn Hà
Nội.
2.1.3.2. Công tác cho vay
Chi nhánh BIDV HT luôn coi trọng chất lượng đầu tư vốn tín dụng thông
qua việc thâm nhập, tìm hiểu, lựa chọn khách hàng, dự án sản xuất kinh doanh
phù hợp, hiệu quả, đủ điều kiện tín dụng để mở rộng cho vay. Nhờ đó, trong
những năm qua công tác cho vay đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng 2.2 : Tình hình cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2006-2008
Đơn vị: triệu đồng

2006
Chỉ tiêu
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung dài hạn
Tổng dư nợ cho vay

Số tiền

2008

2007
Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

1.908.410 83,96% 2.102.072 84,95%
364.687 16,04%
2.273.097

372.483

100% 2.474.555


15,05%
100%

Số tiền

Tỷ
trọng

2.126.499 84,45%
391.696 15,55%
2.518.195

100%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)
- Năm 2006, tổng dư nợ cho vay đạt 2.273.097 triệu đồng trong đó cho
vay ngắn hạn đã đạt 1.908.410 triệu đồng; trung, dài hạn đạt là 364.687 triệu

SV: Trần Thị Hồng Hạnh

22

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

đồng. Trong những năm này, ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn (chiếm tỷ

trọng 83,96%), còn cho vay trung, dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng ít (16,04%).
- Năm 2007, tình hình cho vay có sự thay đổi khá lớn. Tổng dư nợ cho
vay đạt 2.102.072 triệu đồng tăng 201.458 triệu đồng so với năm 2006
(8,86%). Trong đó cho vay ngắn hạn đạt 2.102.072 triệu đồng tăng 193.662
triệu đồng (10,14%); cho vay trung, dài hạn đạt 372.483 triệu đồng tăng 7.796
triệu đồng (2,14%). So với năm 2006 hoạt động cho vay của ngân hàng đã tăng
lên, tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao (84,95%) trong khi đó
cho vay trung, dài hạn chỉ chiếm 15,05%.
- Năm 2008, tốc độ tăng trưởng cho vay vẫn khá ổn định, tổng dư nợ
cho vay đạt 2.518.195 triệu đồng tăng 43.640 triệu đồng (1,76%) so với năm
2007. Trong đó cho vay ngắn hạn là 2.126.499 triệu đồng tăng 24.427 triệu
đồng (1,16%) và doanh số cho vay trung, dài hạn là 391.696 triệu đồng tăng
19.213 triệu đồng (5,16%) so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng cho vay đã
giảm do năm 2008 đã xảy ra khủng hoảng kinh tế và kéo theo đó là sự sụp đổ
của một số ngân hàng nổi tiếng trên thế giới. Điều đó cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình kinh tế cũng như hoạt động của các ngân hàng trong nước.
Tuy nhiên, kết cấu cho vay về cơ bản vẫn không biến động nhiều, tỷ trọng cho
vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (84,45%) và cho vay trung, dài hạn chiếm
tỷ trọng nhỏ (15,55%).
Tóm lại, hoạt động cho vay của Chi nhánh BIDV HT ngày càng tăng
trưởng theo hướng phát triển ổn định và bền vững. Chi nhánh luôn luôn tuân
thủ trung thực, minh bạch, cẩn thận trong nghiệp vụ tín dụng, lấy chất lượng
tín dụng, an toàn cho vay, hiệu quả đầu tư làm mục tiêu, động lực thúc đẩy
phát triển bền vững, đảm bảo dựa trên nguyên tắc “đi vay để cho vay ”. Do đó
công tác tín dụng luôn cố gắng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi, tích cực thu hồi lãi
treo, đảm bảo các món cho vay đều được kiểm tra trước, trong và sau cho vay,
phối hợp cùng khách hàng tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn.
2.1.3.3. Hoạt động đầu tư khác.
a. Hoạt động đầu tư cho công nghệ.
Chi nhánh Hà Thành là đơn vị luôn đi đầu trong toàn hệ thống trong việc

triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Chi nhánh đã nhanh chóng áp dụng và
làm chủ công nghệ ngân hàng hiện đại, triển khai tốt việc áp dụng các sản
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

23

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

phẩm, dịch vụ mới của hệ thống như dịch vụ Internet Banking, Home Banking,
Phone Banking…Chi nhánh Hà Thành cũng chính là nơi triển khai các dịch vụ
chuyển tiền Western Union, thu đổi ngoại tệ, thu đổi Sec du lịch, thanh toán thẻ
Visa, Master, phát hành Bank draft, đầu mối chi trả kiều hối Đài Loan , kiều
hối VINA-USA, dịch vụ trả lương cho các cơ quan…từ ngay những ngày đầu
mới thành lập. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển
của thời đại và nhu cầu xã hội, đến nay chi nhánh đã có hơn 20000 tài khoản
cá nhân, 550 tài khoản doanh nghiệp, phát hành được 18000 thẻ ATM (gồm thẻ
Tạn dặm, ETrans365+, Power). Chi nhánh Hà Thành cũng đã áp dụng hệ thống
tiêu chuẩn hoá ISO 9001:2000 theo tiêu chuẩn quốc tế, qua đánh giá của các tổ
chức BVQI và Quacert đã chấp nhận cấp chứng chỉ cho chi nhánh.
b. Hoạt động đầu tư cho sản phẩm
Chi nhánh cũng đã cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tiền
gửi đa dạng như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại kèm theo bảo hiểm,
tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm rút dần... Các dịch vụ
chuyển tiền trong và ngoài nước, phục vụ nhu cầu du học, du lịch, trợ cấp nhân
thân.. cũng được chú trọng phát triển. Ngoài các dịch vụ như thanh toán giao

dịch, phát hành thẻ thanh toán.. BIDV Hà Thành còn chú trọng nghiên cứu,
mạnh dạn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sản phẩm tín dụng như cho
vay mua ô tô, mua nhà chung cư... được khách hàng hưởng ứng nhiệt tình.
Mục tiêu của chi nhánh là đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, tiếp tục triển khai,
nghiên cứu, đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, tăng tiện ích và phục vụ khép
kín trong hoạt động của chi nhánh cũng như toàn hệ thống, rút ngắn thủ tục,
thời gian giao dịch, đơn giản hồ sơ, giao quyền phán quyết cho vay, bảo lãnh
đối với các đơn vị trực thuộc đảm bảo vừa an toàn vừa phục vụ thuận lợi
nhanh chóng cho khách hàng, đồng thời đưa ra các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ,
phục vụ đa số người dân.
c. Phát triển mạng lưới.
Chi nhánh Hà Thành khi mới bắt đầu thành lập chỉ có 1 phòng giao dịch,
nhưng đến nay đã mở rộng ra 9 phòng và điểm giao dịch trên địa bàn Hà Nội,
điều này cho thấy chi nhánh đã rất chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới của
mình. Về mô hình giao dịch NHĐT&PT Hà Thành đã áp dụng triệt để mô hình
giao dịch một cửa, rút ngắn được thời gian phục vụ, giao dịch với khách hàng,
giản tiện các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo chính xác, an toàn đem lại sự tiện ích,
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

24

Lớp: K43/15.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

hài lòng và niềm tin tới đông đảo khách hàng. Đặc biệt với những điểm giao
dịch như Phòng giao dịch trung tâm đặt tại Trung tâm thương mại Tràng Tiền

Plaza (giao dịch cả thứ 7, chủ nhật hàng tuần, ngày lễ Tết, thời gian giao dịch
kéo dài đến 18h hàng ngày) đã trở thành sự lựa chọn số một của đông đảo
khách hàng trên địa bàn.
d. Đầu tư cho công tác Marketing
Chi nhánh Hà Thành không ngừng tăng cường đầu tư đẩy mạnh hoạt động
quảng bá hình ảnh, vị thế, tiếp cận khách hàng bằng việc thông tin tuyên
truyền, ký kết văn bản thoả thuận hợp tác với nhiều đơn vị như Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội về việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ các
đơn vị, giảng viên, sinh viên, học viên của trường, với Bệnh Viện Việt Đức về
việc phục vụ cán bộ và bệnh nhân của bệnh viện. Chi nhánh Hà Thành cũng đã
thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tiếp xúc khách hàng nhằm tăng cường
mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm
năng.
e. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Chi nhánh luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của
người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho
ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, chi nhánh đã liên tục tuyển dụng nguồn
nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn chi
nhánh đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công
xứng đáng theo năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra
môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của
các thành viên… Năm 2007 chi nhánh đã bổ sung nguồn nhân lực mới đảm bảo
số lượng, chất lượng cán bộ phù hợp với yêu cầu công việc. Đến 31/12/2007 tại
chi nhánh có 168 cán bộ với 10,32% cán bộ có trình độ sau đại học; 76,19% có
trình độ đại học; 2 cán bộ có trình độ cao cấp chính trị.
Chi nhánh rất chú trọng đến công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ
nghiệp vụ. Trong năm 2007 chi nhánh đã cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo
do ngân hàng ĐT&PTVN, NHNN, TTGDCKHN... tổ chức. Tổ chức đào tạo
nghiệp vụ tại chi nhánh: nghiệp vụ tín dụng, thẩm định, giao dịch. Công tác
quy hoạch cán bộ được thực hiện theo quy định của NHĐT&PTVN và có hiệu

quả tốt, chọn được những cán bộ có đủ điều kiện về phẩm chất chính trị, năng
SV: Trần Thị Hồng Hạnh

25

Lớp: K43/15.03


×