Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 3: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.63 KB, 4 trang )

Ngữ văn 12

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (T T)
A. Mục tiêu cần đạt :
- Kiến thức : Giúp HS: Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của
tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Kĩ năng: Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong
sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong
sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu
văn trong sáng.
- Thái độ : Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong
sáng.
Trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm về khả năng biểu đạt của tiếng Việt.
Tự nhận thức về trách nhiệm của cá nhân trong việc trau dồi ngôn ngữ trong giao
tiếp, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
GV hướng dẫn HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu
hiện của sự trong sáng, nên xuất phát từ những ngữ liệu thực tế. Ngoài các ngữ liệu
trong SGK, GV có thể tham khảo thêm các tài liệu khác về việc giữ gìn sự trong sáng
1


Ngữ văn 12

của tiếng Việt. Từ các ngữ liệu đó dẫn đến nội dung việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt. HS thảo luận, nhận xét, GV hướng dẫn và tổng kết thành nội dung của
phần Ghi nhớ.


E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- Đặt vấn đề :
- Nội dung bài :
Bài tập 1:
Bài tập yêu cầu phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Nguyễn
Du và Hoài Thanh. Tính chuẩn xác là một biểu hiện vê sự trong sáng của ngôn ngữ.
Muốn thấy được tính chuẩn xác, cần đặt các từ trong mục đích chỉ ra những nét tiêu
biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều, đồng thời so sánh,
đối chiếu với các từ gần nghĩa, đồng nghĩa cùng biểu hiện tính cách đó mà hai nha
văn đã không dùng. Các từ ngữ nói về các nhân vật mà hai nhà văn đã văn đã sử
dụng:
- Kim Trọng: rất mực chung tình (yêu Thuý Kiều say đắm, không thể thay thế bằng
tình yêu của Thuý Vân).
- Thuý Vân: cô em gái ngoan
- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghịêt
- Thúc Sinh: sợ vợ

2


Ngữ văn 12

- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
- Tú Bà: màu da "nhờn nhợt"
- Mã Giám Sinh: "mày râu nhẵn nhụi"
- Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề "xoen xoét"

Các từ ngữ dùng cho mỗi nhân vật gắn với những chi tiết tiêu biểu trong truyện về
nhân vật => tạo nên độ chuẩn xác của việc dùng từ ngữ.
Bài tập 2:
Đoạn văn đã bị lược bỏ một số dấu câu, do đó, lời văn không gãy gọn, ý không
được sáng rõ. Muốn đạt được sự trong sáng, cần khôi phục lại những dấu câu cần thiết
vào các vị trí thích hợp như sau:
Tôi lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, và phải tiếp nhận- dọc
đường đi của mình- những dòng sông khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy- một mặt nó
phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối
những gì mà thời đại đem lại.
Ở một số vị trí trong đoạn văn trên có thể có những khả năng khác trong việc dùng
dấu câu nhưng vẫn đảm bảo nội dung cơ bản mà tác giả định biểu hiện.
Bài tập 3:
Từ Microsoft là tên một công ty nên cần dùng. Từ file có thể chuyển dịch thành từ
tiếng Việt là tệp tin để cho những người không chuyên làm việc với máy tính dễ hiểu
hơn. Từ hacker nên chuyển dịch là kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính cho dễ hiểu.
Còn từ cocoruder là danh từ tự xưng nên có thể giữ nguyên. Như vậy, trong câu này có
hai từ nước ngoài nên dịch ra tiếng Việt.
3


Ngữ văn 12

Dặn dò: Chuẩn bị Bài viết số 1: Nghị luận xã hội.
F. Đánh giá – Rút kinh nghiệm :

4




×