Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.26 KB, 201 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

DỰ THẢO

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN,
IN VÀ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM TỈNH KON TUM
ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG TỈNH KONTUM

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
TRUNG TÂM TƯ VẤN - NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN MIỀN TRUNG

Kon Tum, 2017


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH.......................................1
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ CHỦ YẾU LẬP QUY HOẠCH......................................2
III. PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH.....................................................4
IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT
CỦA QUY HOẠCH..............................................................................................4
1. Mục tiêu.............................................................................................................4
2. Nhiệm vụ...........................................................................................................5
3. Phương pháp lập quy hoạch..............................................................................5


4. Tổ chức thực hiện quy hoạch.............................................................................6
5. Thời gian thực hiện............................................................................................6
6. Nội dung của quy hoạch....................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................7
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI..............................7
I. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................7
1. Vị trí địa lý.........................................................................................................7
2. Địa hình.............................................................................................................7
3. Khí hậu..............................................................................................................8
4. Tài nguyên thiên nhiên......................................................................................8
4.1. Tài nguyên khoáng sản...................................................................................8
4.2. Tài nguyên đất................................................................................................8
4.3. Tài nguyên nước.............................................................................................9
4.4. Tài nguyên rừng..............................................................................................9
II. Cơ sở hạ tầng..................................................................................................10
III. Dân số và lao động........................................................................................11
1. Dân số..............................................................................................................11
2. Lao động..........................................................................................................11
IV. Đặc điểm kinh tế............................................................................................12
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.....................................................12
2. Ngân sách và vốn đầu tư xã hội.......................................................................13
V. Tình hình văn hóa - xã hội..............................................................................14
VI. Đánh giá tác động của kinh tế - xã hội đến phát triển của báo chí và
công tác xuất bản, in, phát hành......................................................................15
1. Thuận lợi..........................................................................................................15
2. Khó khăn.........................................................................................................16
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, XUẤT
BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM TỈNH KON TUM............17
I. Báo chí.............................................................................................................17
1. Báo in và bản tin mang tính báo chí................................................................17

1.1. Báo Kon Tum...............................................................................................17
1.1.1. Quy mô, số lượng......................................................................................17
1.1.2. Nội dung thông tin.....................................................................................18
i


1.1.3. Nguồn nhân lực.........................................................................................18
1.1.4. Cơ sở hạ tầng và hoạt động dịch vụ..........................................................19
1.1.5. Phạm vi phát hành.....................................................................................19
1.2. Tạp chí Văn Nghệ Kon Tum.........................................................................20
1.3. Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch..........................................................21
1.4. Bản tin mang tính báo chí.............................................................................22
2. Phát hình - Truyền hình................................................................................23
2.1. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kon Tum................................................23
2.1.1. Thời lượng phát sóng.................................................................................23
2.1.2. Nội dung chương trình cung cấp thông tin, phạm vi phục vụ...................23
2.1.3. Sản xuất chương trình................................................................................25
2.1.4. Truyền dẫn phát sóng.................................................................................26
2.1.5. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực............................................................27
2.1.6. Tài chính....................................................................................................27
2.2. Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện..................................................27
2.2.1. Thời lượng, nội dung chương trình...........................................................27
2.2.1.1. Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh cấp huyện...........27
2.2.1.2. Sản xuất chương trình truyền hình tại các đài cấp huyện.......................28
2.2.1.3. Tiếp và phát sóng các chương trình truyền thanh, truyền hình..............28
2.2.1.4. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh sản xuất các chương
trình phát thanh - truyền hình..............................................................................28
2.2.2. Cơ sở vật chất sản xuất chương trình........................................................29
2.2.3. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực..........................................................29
2.3. Trạm truyền thanh xã....................................................................................29

2.4. Truyền hình trả tiền......................................................................................31
2.5. Tiếp nhận thông tin phát hình - truyền hình.................................................32
3. Thông tin điện tử.............................................................................................32
3.1. Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum...........................................................32
3.2. Trang thông tin điện tử tổng hợp của 4 đơn vị.............................................33
3.3. Trang thông tin điện tử.................................................................................35
3.4. Báo Kon Tum điện tử...................................................................................36
4. Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác....................................36
II. Xuất bản..........................................................................................................36
III. In xuất bản phẩm...........................................................................................37
1. Số lượng cơ sở in, loại hình.............................................................................37
2. Thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất..................................................................38
3. Công suất, sản lượng, chất lượng và doanh số................................................39
4. Nguồn nhân lực...............................................................................................39
5. Thị trường........................................................................................................40
IV. Phát hành xuất bản phẩm...............................................................................40
1. Tổ chức của các đơn vị....................................................................................40
2. Phương thức phát hành....................................................................................41
3. Nguồn nhân lực phát hành...............................................................................42
ii


4. Tổng bản sách phát hành và doanh số.............................................................42
5. Tình hình thực hiện cấp giấy phép nhập khẩu không kinh doanh...................43
6. Tình hình xác nhận Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm.................43
V. Công tác quản lý nhà nước về ngành báo chí, xuất bản, in và phát hành xuất
bản phẩm.............................................................................................................43
1. Công tác lãnh đạo hoạt động...........................................................................43
2. Công tác quản lý nhà nước..............................................................................43
3. Công tác phối hợp............................................................................................45

VI. Đánh giá chung hiện trạng ngành báo chí, xuất bản, in và phát hành xuất bản
phẩm tỉnh Kon Tum.............................................................................................46
1. Ưu điểm...........................................................................................................46
1.1. Hoạt động báo chí.........................................................................................46
1.2. Hoạt động xuất bản, in, phát hành................................................................47
2. Hạn chế............................................................................................................47
2.1. Báo chí..........................................................................................................47
2.2. Xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm....................................................48
3. Nguyên nhân hạn chế......................................................................................50
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN,
IN VÀ PHÁT HÀNH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030...........................................................................................................53
I. Những yếu tố tác động đến ngành báo chí, xuất bản, in và phát hành xuất bản
phẩm tỉnh Kon Tum.............................................................................................53
1. Bối cảnh trong nước và quốc tế.......................................................................53
2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum.....................................54
2.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................54
2.2. Mục tiêu kinh tế............................................................................................54
3.3. Mục tiêu xã hội.............................................................................................55
3. Định hướng phát triển ngành báo chí, xuất bản, in và phát hành xuất bản
phẩm của cả nước đến năm 2020........................................................................56
II. Dự báo xu hướng phát triển ngành báo chí, xuất bản, in và phát hành xuất bản
phẩm....................................................................................................................56
1. Xu hướng chung..............................................................................................56
2. Lĩnh vực báo chí..............................................................................................58
3. Lĩnh vực xuất bản............................................................................................59
4. Lĩnh vực in......................................................................................................60
5. Lĩnh vực phát hành..........................................................................................61
III. Quan điểm phát triển chung đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030...................63
IV. Mục tiêu phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.........................63

1. Mục tiêu chung................................................................................................63
2. Chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực....................................................................63
2.1. Lĩnh vực báo chí...........................................................................................63
2.1.1. Báo, tạp chí................................................................................................63
2.1.2. Bản tin.......................................................................................................64
iii


2.1.3. Phát thanh - Truyền hình...........................................................................64
2.1.3.1. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh..........................................................65
2.1.3.2. Đài Truyền thanh các huyện, thành phố.................................................65
2.1.3.3. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.....................................................65
2.1.3.4. Truyền hình trả tiền................................................................................65
2.1.3.5. Thông tin điện tử....................................................................................66
2.2. Lĩnh vực xuất bản.........................................................................................66
2.3. Lĩnh vực in...................................................................................................66
2.4. Lĩnh vực phát hành.......................................................................................67
3. Mục tiêu cụ thể................................................................................................67
3.1. Lĩnh vực báo chí...........................................................................................67
3.1.1. Báo Kon Tum............................................................................................67
3.1.2. Tạp chí.......................................................................................................70
3.1.3. Bản tin.......................................................................................................72
3.2. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện, Đài truyền
thanh cấp xã.........................................................................................................73
3.2.1. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh............................................................73
3.2.2. Đài truyền thanh - truyền hình huyện, thành phố......................................79
3.2.3. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn........................................................80
3.2.4. Truyền hình trả tiền...................................................................................82
3.3. Báo điện tử, Trang TT-ĐTTH và các Website..............................................82
3.3.1. Báo Kon Tum điện tử................................................................................82

3.3.2. Cổng TTĐT Kon Tum...............................................................................84
3.3.3. Trang Thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH )..........................................85
3.3.4. Các website trên địa bàn tỉnh.....................................................................86
3.4. Lĩnh vực xuất bản.........................................................................................86
3.4.1. Xuất bản có mục đích kinh doanh.............................................................86
3.4.2. Xuất bản không nhằm mục đích kinh doanh.............................................87
3.5. Lĩnh vực in...................................................................................................88
3.5.1. Mô hình tổ chức và quy mô.......................................................................88
3.5.2. Định hướng đầu tư công nghệ thiết bị và chất lượng sản phẩm................88
3.5.3. Sắp xếp lại địa điểm kết hợp xử lý ô nhiễm môi trường của các đơn vị
hoạt động in.........................................................................................................89
3.5.4. Cơ khí sửa chữa thiết bị in.........................................................................89
3.5.5. Nguồn nhân lực.........................................................................................89
3.6. Lĩnh vực phát hành.......................................................................................90
3.6.1. Mô hình tổ chức, quy mô..........................................................................90
3.6.2. Định hướng phát triển thị trường và mạng lưới:.......................................90
3.6.3. Nguồn nhân lực phát hành.........................................................................91
VI. Tầm nhìn đến năm 2030................................................................................92
1. Lĩnh vực báo chí..............................................................................................92
2. Lĩnh vực xuất bản............................................................................................93
3. Lĩnh vực in......................................................................................................93
iv


4. Lĩnh vực phát hành..........................................................................................93
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH.....................95
I. Giải pháp..........................................................................................................95
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của các tổ chức,
các công dân đối với báo chí và các hoạt động xuất bản, in, phát hành..............95

2. Tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức, triển khai đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội
ngũ cán bộ hoạt động trong ngành báo chí và xuất bản, in, phát hành................97
2.1. Củng cố bộ máy tổ chức...............................................................................97
2.2. Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ............................................99
3. Nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm theo cơ chế đặt hàng, trợ giá.........101
4. Đổi mới công nghệ thiết bị, nâng chất lượng các xuất bản phẩm.................102
5. Sắp xếp địa điểm hoạt động của các đơn vị báo chí, xuất bản, in và phát
hành...................................................................................................................104
6. Thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư, mở rộng thị trường
xuất bản, in, phát hành và xây dựng sản phẩm chiến lược................................106
7. Xây dựng các dự án, đề án trọng điểm và có phương án đầu tư hợp lý........109
8. Công tác quản lý nhà nước............................................................................115
9. Công tác phối hợp quản lý hoạt động báo chí và xuất bản, in, phát hành.....117
10. Hợp tác trong nước và quốc tế.....................................................................118
II. Tổ chức thực hiện.........................................................................................119
1.Sở Thông tin và Truyền thông........................................................................119
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư..................................................................................120
3. Sở Tài chính..................................................................................................120
4. Sở Xây dựng..................................................................................................121
5. Sở Tài nguyên và Môi trường........................................................................121
6. Sở Nội vụ.......................................................................................................122
7. Sở Giáo dục và Đào tạo.................................................................................122
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố..............................................................122
9. Các đơn vị báo chí và xuất bản, in, phát hành...............................................123
10. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum.........................................................................124
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.............................................................................124
1. Với Bộ Thông tin và Truyền thông................................................................124
2. Với Tỉnh ủy và UBND tỉnh...........................................................................124
KẾT LUẬN.......................................................................................................125
PHỤ LỤC..........................................................................................................126


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v


ASEAN
CNH
CNTT
CP
DNTN
DV
GRDP
HĐH
HĐND
MTV
PTTH
PT và TH
TTĐT
TTĐTTH
QC
TK
TM
TNHH
TP
UBND
WB

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh:
Association of Southeast Asian Nations)

Công nghiệp hóa
Công nghệ thông tin
Cổ phần
Doanh nghiệp tư nhân
Dịch vụ
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Một thành viên
Phát thanh truyền hình
Phát thanh và truyền hình
Thông tin điện tử
Thông tin điện tử tổng hợp
Quảng cáo
Thiết kế
Thương mại
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Ngân hàng Thế giới (World Bank)

vi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Số hiệu
Tên phụ lục
Trang
Phụ lục 01 Bảng tổng hợp hiện trạng báo Kon Tum giai đoạn 2011 - 128
2016

Phụ lục 02 Hiện trạng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2011 - 2016
Phụ lục 03 Bảng tổng hợp tổ chức và bộ máy biên chế đài truyền
thanh - truyền hình các huyện/thành phố tỉnh Kon Tum
hiện nay
Phụ lục 04 Bảng tổng hợp thời lương và nội dung chương trình đài
truyền thanh - truyền hình huyện/thành phố tỉnh Kon
Tum hiện nay
Phụ lục 05 Hiện trạng cơ sở vật chất của đài truyền thanh - truyền
hình huyện/thành phố tỉnh Kon Tum hiện nay
Phụ lục 06 Kinh phí hoạt động của đài truyền thanh - truyền hình
huyện/thành phố tỉnh Kon Tum từ năm 2014 - 2016
Phụ lục 07 Bảng thống kê văn phòng đại diện, phóng viên đăng ký
hoạt động trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Phụ lục 08 Hiện trạng truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum
hiện nay
Phụ lục 09 Bảng tổng hợp các trang/cổng thông tin điện tử tỉnh Kon
Tum hiện nay
Phụ lục 10 Các trang thông tin điện tử tổng hợp/báo điện tử trên địa
bàn tỉnh Kon Tum hiện nay
Phụ lục 11 Danh sách các cơ sở in trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai
đoạn 2011 - 2016
Phụ lục 12 Hiện trạng nguồn nhân lực in trên địa bàn tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2011 - 2016

136

Phụ lục 13 Bảng tổng hợp sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và nộp
ngân sách của các cơ sở in trên địa bàn tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2011 - 2016

Phụ lục 14 Hiện trạng cơ sở vật chất các công ty in giai đoạn 2011 2016
Phụ lục 15 Danh sách các điểm phát hành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
hiện nay
Phụ lục 16 Hiện trạng nguồn nhân lực phát hành trên địa bàn tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2011 - 2016
Phụ lục 17 Bảng tổng hợp tình hình sản xuất, kinh doanh của các cơ
vii

179

142

146

150
154
156
158
172
175
177
178

182
184
185
186


sở phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum

giai đoạn 2011 - 2016
Phụ lục 18 Phân kỳ đầu tư và nguồn đầu tư các dự án đầu tư trọng
điểm ngành báo chí, xuất bản, in, phát hành tỉnh Kon
Tum
Phụ lục 19 Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm ngành báo chí,
xuất bản, in và phát hành tỉnh Kon Tum

viii

187

189


PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Báo chí và ngành xuất bản - in - phát hành vừa là ngành thuộc lĩnh vực
văn hóa - tư tưởng, vừa là ngành kinh tế - kỹ thuật, chịu sự điều chỉnh chủ yếu
của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và Luật Doanh nghiệp, nó có vai trò quan trọng
đặc biệt trong đời sống xã hội, phản ánh hiện thực, góp phần nâng cao dân trí,
thúc đẩy phát triển khoa học - kỹ thuật và tiến bộ xã hội, đặc biệt gắn liền với
phục vụ các nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, định hướng tư tưởng của Đảng và
Nhà nước. Do đó cần tăng cường đầu tư, chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy hơn
nữa vai trò của báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập.
Trong 10 năm trở lại đây, để nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo và quản
lý, tạo điều kiện cho hoạt động của ngành báo chí và xuất bản, in, phát hành phát
huy được hiệu quả trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước đã có những sửa đổi,
bổ sung quan trọng trong định hướng phát triển và quản lý thể hiện trong nhiều
văn bản Luật, văn bản quy phạm pháp luật, điển hình như: Luật Báo chí ngày

28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày
5/4/2016; Nghị định 51/2002/NĐ-CP, ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật Báo chí, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Luật Xuất bản năm 2012 …
2. Hiện nay thực tiễn hoạt động của ngành báo chí và xuất bản, in, phát
hành đã có thay đổi cơ bản cả về tính chất, quy mô, mô hình, thị trường và công
nghệ sản xuất, nội dung thông tin... Sự chia sẻ công chúng của các phương tiện
nghe nhìn, sự can thiệp của công nghệ và thiết bị hiện đại, phương thức phát
hành tiên tiến và linh hoạt đã đặt ra cho ngành báo chí và các hoạt động xuất
bản, in, phát hành sự lựa chọn mới theo hướng phải tăng cường ứng dụng công
nghệ, nâng cao chất lượng ấn phẩm, nâng cao tính cạnh tranh và mở rộng thị
trường công chúng nhằm hiện đại hóa sự nghiệp báo chí, đồng thời giúp quản lý
tốt hệ thống thông tin và nội dung thông tin, phát huy vai trò quan trọng của báo
chí trong sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Kon Tum nói riêng và cả nước nói
chung.
3. Bên cạnh những việc đã làm được, ngành báo chí và xuất bản, in, phát
hành tỉnh Kon Tum còn bộc lộ một số hạn chế như: công tác điều hành, quản lý
của cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí chưa năng động; có đổi mới về nội dung
1


nhưng đôi lúc chưa đáp ứng kịp thời thông tin của công chúng; hình thức tờ báo
và nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình có thời điểm còn thiếu sức
hấp dẫn; tính phản biện xã hội chưa cao; thông tin trên các loại hình báo chí
trùng lặp;... về cơ bản, báo chí phát triển chưa tương xứng với vị thế chiến lược
cả về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của KonTum ở Tây Nguyên.
3. Từ trước tới nay, tỉnh chưa từng ban hành quy hoạch phát triển ngành
báo chí và xuất bản, in, phát hành cho các giai đoạn, nội dung báo chí, xuất bản,
in, phát hành được lồng ghép trong các quy hoạch khác như: quy hoạch ngành
văn hóa, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các đơn vị trong ngành

tự xây dựng cho mình kế hoạch phát triển ngắn hạn. Điều này dẫn đến sự không
thống nhất trong phát triển ngành, không có chiến lược cụ thể cho từng phân
ngành, không tạo được những bước phát triển mang tính đột phá cho các giai
đoạn sau.
Trước thực trạng đó, việc xây dựng Quy hoạch phát triển ngành báo chí và
xuất bản, in, phát hành đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh là hết
sức cần thiết, nhằm xác định định hướng phát triển, xác định các quan điểm,
mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ cụ thể; xác định nguồn lực và phân kỳ đầu tư
tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động trong ngành báo chí, xuất bản, in, phát
hành phát huy các tiềm năng, phát triển ổn định và bền vững, bảo đảm vừa phục
vụ tốt các nhiệm vụ chính trị tư tưởng của tỉnh vừa tổ chức tốt việc sản xuất kinh doanh hiệu quả theo điều chỉnh của Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật
Doanh nghiệp và các Luật liên quan khác.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ CHỦ YẾU LẬP QUY HOẠCH
- Luật Báo chí ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí ngày 5/4/2016;
- Luật Xuất bản số 19/2012/QH12 ngày 20/11/2012;
- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Nghị định 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;
- Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về
hoạt động in;
2


- Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền
thông;
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Quy hoạch Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông;
- Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;
- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
- Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành kèm theo Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;
- Quyết định số 1209/QĐ-TTg ngày 4/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020.
- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình
đến năm 2020;
- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến
năm 2020;
- Quyết định số 581/QĐ - TTg, ngày 20/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum
đến năm 2020;
- Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in, phát hành xuất bản
phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ
Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh, truyền hình thuộc UBND
tỉnh; Đài truyền thanh, truyền hình thuộc UBND cấp huyện;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT, ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy
3



hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công
bố quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội; Quy hoạch ngành, lĩnh vực và
sản phẩm chủ yếu;
- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất
lượng toàn diện của hoạt động xuất bản;
- Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XV;
- Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum về Ban hành Quy định một số nội dung về công tác quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum vào mục căn cứ pháp
lý chủ yếu lập quy hoạch;
- Văn bản số 2179/UBND-VX, ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc rà soát quy hoạch các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh;
- Văn bản số 1281/VP-KGVX, ngày 29/8/2016 của Văn phòng UBND tỉnh
Kon Tum về việc Quy hoạch phát triển ngành báo chí, xuất bản, in và phát hành
xuất bản phẩm tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quy hoạch các ngành và địa phương của tỉnh Kon Tum có liên quan.
III. PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH
- Phạm vi lập quy hoạch: địa giới hành chính tỉnh Kon Tum
- Thời kỳ lập quy hoạch: quy hoạch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN GIẢI
QUYẾT CỦA QUY HOẠCH
1. Mục tiêu
- Cụ thể hóa những mục tiêu chiến lược, định hướng phát triển của Đảng về
báo chí; gắn kết phát triển báo chí trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm

nòng cốt trong việc định hướng thông tin; khắc phục tình trạng chồng chéo,
buông lỏng quản lý, xa rời tôn chỉ mục đích.
4


- Phát triển hoạt động xuất bản của tỉnh đúng định hướng, đúng pháp luật
và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vững chắc, phục vụ đắc lực cho sự phát triển
chung của tỉnh.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xuất bản tại
địa phương, triển khai thực hiện tốt các định hướng, quan điểm, mục tiêu phát
triển báo chí, xuất bản, in, phát hành.
- Xây dựng và sắp xếp, bố trí lại quy mô, hệ thống, mô hình tổ chức, tính
chất hoạt động, cơ chế quản lý và những điều kiện cần thiết khác để ngành báo
chí và xuất bản, in, phát hành tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng và phù
hợp với xu thế phát triển chung.
2. Nhiệm vụ
- Đánh giá một cách khoa học, đầy đủ, chính xác về hiện trạng báo chí,
xuất bản, in và phát hành trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những hạn chế, tồn tại và
nguyên nhân những tồn tại, hạn chế.
- Xác định rõ tiềm năng, lợi thế phát triển của xuất bản nhằm đưa ra dự báo
xu hướng phát triển xuất bản của tỉnh, từ đó quy hoạch phát triển lĩnh vực báo
chí, xuất bản, in và phát hành tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Đề xuất các quan điểm và định hướng phát triển, các mục tiêu, chỉ tiêu
nhiệm vụ và giải pháp phát triển của từng lĩnh vực báo chí, xuất bản, in và phát
hành; đề xuất các nguồn lực và phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng của tỉnh.
- Đề xuất hệ thống danh mục các đề án, dự án đầu tư nhằm tranh thủ nguồn
đầu tư từ các nguồn vốn xã hội và theo chương trình mục tiêu của Chính phủ về
phát triển hoạt động báo chí, xuất bản, in va phát hành trong thời gian tới.
3. Phương pháp lập quy hoạch
Phân tích hệ thống, so sánh và phương pháp chuyên gia đã được sử dụng để

xây dựng báo cáo.
Phương pháp tham vấn, phỏng vấn sâu các bên hữu quan để thu thập, đối
chiếu và phân tích các quan điểm, nhận định và đề xuất về định hướng phát triển
ngành, lĩnh vực chủ chốt của tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu mô hình được sử dụng để tiến hành dự báo các
chỉ tiêu chính phát triển của ngành trong thời gian đến.
4. Tổ chức thực hiện quy hoạch
4.1. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum.
5


4.2. Tư vấn lập quy hoạch: Trung tâm Tư vấn - Nghiên cứu Phát triển miền
Trung, thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
4.3. Các cơ quan phối hợp thực hiện
Các Sở, ban, ngành có liên quan; các ban chuyên môn thuộc Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum.
5. Thời gian thực hiện
- Thời gian thực hiện là 12 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng.
6. Nội dung của quy hoạch
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Báo cáo Quy hoạch được kết cấu
thành 4 phần như sau:
Chương I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Chương II: Hiện trạng phát triển ngành báo chí, xuất bản, in và phát hành
xuất bản phẩm tỉnh Kon Tum
Chương III: Quy hoạch phát triển ngành báo chí, xuất bản, in và phát hành
xuất bản phẩm tỉnh Kon TUm đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

6



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.674,18 km 2, chiếm 3,1% diện tích
toàn quốc, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía
Nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía Đông giáp Quảng Ngãi (74 km), phía Tây
giáp hai nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (đường biên giới dài 142,4 km)
và Vương quốc Campuchia (đường biên giới dài 138,3 km). Kon Tum có 10 đơn
vị hành chính gồm 01 thành phố và 09 huyện.
Với vị trí địa lý nằm tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia,
Kon Tum có vai trò rất quan trọng trong an ninh quốc phòng vùng biên giới. Bên
cạnh đó, nằm ở cửa ngõ của vùng Tây Nguyên và trên tuyến Hành lang kinh tế
Đông - Tây tạo cho Kon Tum có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
2. Địa hình
Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp
dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Độ cao trung bình khoảng 550
-700 m so với mực nước biển, trong đó vùng phía Bắc trung bình khoảng 800 1.200 m, vùng phía Nam khoảng 500 - 530 m. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá
đa dạng, trong đó:
- Địa hình đồi, núi: Đồi, núi chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh. Phía
Bắc của tỉnh Kon Tum có đỉnh núi Ngọc Linh cao 2.598 m, là nơi bắt nguồn của
nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng (sông Thu Bồn, sông Vu Gia),
chảy về Quảng Ngãi (sông Trà Khúc).
- Địa hình cao nguyên: Tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm
giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam.
- Địa hình thung lũng: Nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía Nam của
tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía Nam, theo thung lũng có những đồi

lượn sóng, như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như thành
phố Kon Tum.
7


Nhìn chung, tỉnh Kon Tum có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống
các suối, sông ngòi chằng chịt, đồi núi cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau;
do đó ảnh hưởng khá lớn đến việc hình thành và phát triển mạng lưới giao
thông, phát triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư.
3. Khí hậu
Tỉnh Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt
độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 23 0C. Biên độ dao động
nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, nhất là vào các tháng mùa khô. Độ ẩm bình
quân hàng năm đạt 78 - 87%. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.730 - 1.880
mm, có sự phân hóa theo thời gian và không gian.
- Vùng núi phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có khí hậu mát mẻ, lượng mưa
trung bình hàng năm khá cao, đạt từ 2.500 - 3.000 mm, có nơi trên 3 000 mm.
- Những vùng thấp, thung lung phía Nam và Tây Nam có khí hậu nóng
hơn, lượng mưa từ 1.600 - 1.800 mm.
- Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 - 5 đến
tháng 10 - 11, tập trung đến 85 - 90% lượng mưa hàng năm.
4. Tài nguyên thiên nhiên
4.1. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 214 mỏ, điểm quặng và khoáng
hóa, với 40 loại khoáng sản. Một số khoáng sản đã được xác định có triển vọng
và ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khoáng sản có trữ lượng
tương đối lớn là: đá vôi, bô xít, đá đôlômit, felpat, sét, cát, sỏi,...
4.2. Tài nguyên đất
Kon Tum có tầng dày mỏng không đồng đều, phần lớn diện tích là đất đỏ
vàng với khoảng 483.575 ha, chiếm 50,3% diện tích đất tự nhiên. Kế đến là đất

mùn vàng trên núi với khoảng 437.305 ha (chiếm 45,48%). Còn lại là các loại
đất khác như: đất phù sa có 15.670 ha (chiếm 1,63%); đất xám 10.442 ha (chiếm
1,09%); đất đất thung lũng 3.405 ha (chiếm 0,35%); đất xói mòn trơ sỏi đá, ao
hồ, sông suối 11.053 ha (chiếm 1,15%). Đất có khả năng nông nghiệp chủ yếu là
các loại đất xám trên phù sa cổ, đất xám trên đá mắcma axít, đất phù sa được bồi
và đất phù sa có tầng loang lổ. Ở một số vùng có tầng dày canh tác rất phù hợp
với phát triển cây công nghiệp dài ngày (Đăk Hà, Ngọc Hồi, thị xã KonTum).
Đất đai tỉnh Kon Tum có tầng dày, mỏng không đồng đều. Hàm lượng
dinh dưỡng của các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ bazơ
8


thấp. Đất có khả năng phát triển nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám và đất
phù sa.
4.3. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía Bắc và Đông
Bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết:
+ Sông Sê San: Do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăk Bla hợp thành. Nhánh
Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía Nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo
hướng Bắc - Nam. Nhánh này được cung cấp từ suối Đăk Psy dài 73 km, bắt
nguồn phía Nam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri của huyện Đăk
Tô. Nhánh Đăk Bla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh.
+ Các sông, suối khác: Phía Đông Bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà
Khúc đổ về Quảng Ngãi; phía Bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu
Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có sông Sa Thầy
bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng Bắc - Nam, gần như
song song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và
trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m 3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m
nên có trữ lượng nước tương đối lớn. Ngoài ra, tại huyện Đăk Tô và huyện Kon

Plông còn có 9 điểm có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm
nước giải khát, chữa bệnh và phát triển du lịch.
4.4. Tài nguyên rừng
- Thực vật: Theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn
300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Cây hạt trần có 12 loài, 5
chi, 4 họ; cây hạt kín có 305 loài, 175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 loài, 19
chi, 6 họ; cây 2 lá có mầm 285 loài, 156 chi, 65 họ. Trong đó, các họ nhiều nhất
là họ đậu, họ dầu, họ long não, họ thầu dầu, họ trinh nữ, họ đào lộn hột, họ xoan
và họ trám. Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại
rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai
cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay,
nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai
lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,... ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba
lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,... Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến
vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng
sâm, hà thủ ô và quế. Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Kon Tum bị
9


thu hẹp do khai thác gỗ lậu và các sản phẩm khác của rừng. Nhưng nhìn chung,
Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao.
- Động vật: Rất phong phú, đa dạng, có nhiều loài hiếm, gồm chim có 165
loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm
88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi, bò
rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng,... Trong đó, voi có nhiều ở vùng tây nam Kon
Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa học Bosgaurus
thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô; bò Đen Teng
tên khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk Tô, Kon
Plông đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loài thú quý
này. Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói.

II. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện. Các Quốc lộ 24,
14C, đường Hồ Chí Minh đã đầu tư cơ bản hoàn chỉnh, đường tỉnh lộ được nâng
cấp, hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn cơ bản lưu thông thuận lợi,
thông suốt trong cả hai mùa; công tác tu bổ, sửa chữa các công trình thủy lợi
được thực hiện thường xuyên, đảm bảo cấp nước và an toàn hồ chứa; điện lưới
đã đến 98,66% thôn, tổ dân phố và trên 98,68% số hộ được sử dụng điện; trên
86% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; hệ thống trường lớp, thiết bị
dạy và học được chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu; Bệnh viện Đa khoa tỉnh và
các bệnh viện tuyến tỉnh được đầu tư mở rộng, trang thiết bị hiện đại, các trung
tâm y tế huyện và y tế tuyến xã được quan tâm đầu tư đảm bảo yêu cầu khám
chữa bệnh cho nhân dân; hạ tầng công nghệ thông tin phát triển nhanh, mạng
lưới thông tin phủ sóng rộng khắp; thiết chế văn hóa, công trình thể thao và các
công trình phúc lợi xã hội được quan tâm đầu tư từ ngân sách và xã hội hóa đầu
tư. Kết cấu hạ tầng trung tâm các huyện, xã và cụm xã được đầu tư, mở rộng và
ngày càng khang trang. Các công trình trọng điểm cơ bản hoàn thành, đảm bảo
chất lượng.
III. Dân số và lao động
1. Dân số
Theo số liệu tại Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2016, dân số
trung bình của tỉnh năm 2016 là 507.818 người (trong đó, nam giới chiếm
50,13%, nữ giới chiếm 49,87%).
Bảng 3.1. Cơ cấu dân số tỉnh Kon Tum phân theo thành thị và nông thôn
10


STT

Chỉ tiêu


Đơn
vị
2010
tính

Thời gian
2011

2012

2013

2014

2015

2016

1

Thành thị

%

34,0

34,5

35,0


35,1

35,3

35,2

35,6

2

Nông thôn

%

66,0

65,5

65,0

94,9

64,7

64,8

64,4

3


Tổng số

%

100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum 2016
Mật độ dân số của tỉnh hiện nay là 52 người/km 2. Phân bố dân cư có sự
chênh lệch lớn giữa các huyện, thành phố trong tỉnh. Thành phố Kon Tum có
mật độ dân số cao nhất (381 người/km 2), sau đó là huyện Đắk Tô (88
người/km2), huyện Đăk Hà (83 người/km2), tiếp đến là huyện Kon Rẫy (28
người/km2), và huyện có mật độ dân số thấp nhất Ia H’Drai (07 người/km2).
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay có 25 dân tộc cùng sinh sống; trong
đó, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (46,8%). Có 07 dân tộc thiểu số bản địa
đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia
Rai, Brâu, Rơ Măm và H’Rê.
2. Lao động
Tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Kon Tum năm 2016
là 300.890 người, chiếm 59,1% dân số của toàn tỉnh. Trong đó, tỷ lệ lao động
nam chiếm 51,83%, tỷ lệ lao động nữ là 48,2%; lao động tại thành thị chiếm
35%, lao động tại nông thôn chiếm 65%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động năm 2016 là 1,29%. Trong đó, tỷ
lệ lao động nam thất nghiệp là 1,59%, lao động nữ thất nghiệp là 1,13%. Tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị là 2,98%, thất nghiệp ở nông thôn là 0,38%.
IV. Đặc điểm kinh tế
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Kon Tum đạt được vào năm
2016 là 11.284,6 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 48,9% so với năm
2010, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,1%/năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu
người trên địa bàn tỉnh là 31,9 triệu đồng (tăng 1,9 lần so với năm 2010). Thu

nhập bình quân đầu người tăng từ 718 USD/năm (năm 2010) lên 1.555
USD/năm (năm 2016). Kết quả phát triển các ngành kinh tế cụ thể như sau:
11


- Nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân 7,0%/năm. Diện tích cây
cao su, cà phê, sâm Ngọc Linh tiếp tục được mở rộng, tạo ra các vùng chuyên
canh nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến; dự án phát triển rau, hoa xứ
lạnh bước đầu được đầu tư có kết quả. Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng khá, đã
nuôi thử nghiệm thành công cá tầm, bước đầu cho sản phẩm tiêu thụ trên thị
trường. Việc đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất và ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được chú trọng, góp phần tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm.
- Công nghiệp - xây dựng: Phát triển nhanh về quy mô, tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt gần 16,7%/năm; một số ngành công nghiệp có lợi thế được chú
trọng phát triển, tạo sản phẩm có sức tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước
(cà phê Đăk Hà, rượu sâm Ngọc Linh, cà phê Thanh Hương, cà phê Da Vàng,
đường Kon Tum, đồ gỗ…). Một số nghề thủ công truyền thống được khôi phục,
phát triển.
- Thương mại - dịch vụ: Phát triển nhanh về quy mô, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, bình quân đạt 29,18%/năm; mạng
lưới phân phối hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân
dân, góp phần tham gia bình ổn giá cả hàng hóa thiết yếu. Dịch vụ tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, truyền thông... có bước phát triển
đáng kể. Một số khu, tuyến, điểm du lịch được đưa vào khai thác, góp phần gia
tăng lượng khách du lịch đến với tỉnh.
Hội nhập kinh tế quốc tế được chú trọng, chủ động tích cực triển khai các
thỏa thuận, nội dung hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia Lào - Việt Nam, Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và trong
quan hệ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia.
Đồng thời, đã tăng cường liên kết phát triển kinh tế, xã hội với các tỉnh trong

khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ngân sách và vốn đầu tư xã hội
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng từ 2.644 tỷ đồng
năm 2010 lên 3.335 tỷ đồng năm 2016 (tăng 27,5%), tăng bình quân 4,6%/năm.
Năm 2016, thu nội địa đạt 1.832 tỷ đồng (chiếm 48,8% tổng thu ngân sách nhà
nước); thu hải quan khoảng 306,3 tỷ đồng (chiếm 9,1% tổng thu ngân sách).
Cũng trong giai đoạn 2010 - 2016, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh Kon Tum có bước tăng trưởng khá mạnh, tăng từ 5.659 tỷ đồng lên 9.676 tỷ
12


đồng, tốc độ tăng bình quân là 9,5%/năm. Năm 2016, chi đầu tư phát triển đạt
1.604 tỷ đồng (chiếm 12,2% tổng chi ngân sách nhà nước), chi thường xuyên là
4.096 tỷ đồng (chiếm 43,6 tổng chi ngân sách).
Tổng vốn đầu tư năm 2016 đạt 8.612 tỷ đồng, tăng 53,4% so với năm
2010. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình quân giai đoạn 2010 - 2016 là
8,9%/năm. Vốn khu vực Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng
37,66% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum (năm 2016).1
Bảng 4.2. Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2010 - 2016 phân theo nguồn vốn

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2010

2012


2013

2014

2015

2016

Tỷ đồng

5.57
9

6.302

6.928

7.717

8.56
0

8.612

1. Vốn khu vực
Tỷ đồng
Nhà nước

4.024


4.276

4.263

4.572 4.476

3.243

2. Vốn khu vực
Tỷ đồng
ngoài Nhà nước

1.545

2.017

2.663

3.144 4.083

5.320

3. Vốn khu vực
đầu tư trực tiếp Tỷ đồng
nước ngoài

9,75

8,389


2,801

1,12

0

0

0

0

Tổng số

4. Vốn khác

Tỷ đồng

0,9

48
0

0

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Kon Tum
Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng cao
trong tổng vốn đầu tư của tỉnh (tăng từ 27,7% năm 2010 lên 61,7% năm 2016).
Điều này chứng tỏ khả năng thu hút vốn đầu tư ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh
đang có những chuyển biến tích cực, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào quá

trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đối với vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2016,
vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng từ 474,5 tỷ
đồng lên 713,4 tỷ đồng (tăng 50,3%). Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư vào ngành
công nghiệp bình quân trong giai đoạn này là 8,4%/năm.
1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2016.

13


V. Tình hình văn hóa - xã hội
Trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, ngân sách còn hạn
chế nhưng các lĩnh vực văn hóa - xã hội vẫn được chăm lo tốt, góp phần thiết
thực vào việc bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thông tin - tuyên truyền, báo chí,
phát thanh - truyền hình, phát hành xuất bản phẩm tiếp tục được phát huy phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
trong tỉnh. Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì và từng bước
xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao của một số
môn có thế mạnh của tỉnh như võ thuật, điền kinh, bơi lội, bóng đá…
Hoạt động văn hóa thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân
dân, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa truyền thống được chú trọng.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được tiếp tục phát
triển, hầu hết địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình. Mạng
bưu chính tiếp tục đảm bảo cung cấp các dịch vụ và đáp ứng kịp thời nhu cầu về
chuyển phát thư, báo, các loại công văn giấy tờ, bưu phẩm, bưu kiện cho các cơ
quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân.
Chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên, nhất là ở vùng dân tộc thiểu

số; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở
được duy trì và nâng cao; đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi. Công tác đào tạo nghề được triển khai tích cực, góp phần nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo chung từ 33% lên 42%. Đã tích cực tạo việc làm cho lao động
nông thôn và sinh viên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp giáo dục chuyên
nghiệp (đại học, cao đẳng, trung cấp...).
Đời sống người có công, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội
ngày càng được cải thiện. Nhà ở, đất ở, đất sản xuất của nhân dân phần lớn được
đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 31,9% cuối năm 2010 xuống 23% vào cuối
năm 2016, bình quân mỗi năm giảm 4,37%. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia
đình, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết quả.
VI. Đánh giá tác động của kinh tế - xã hội đến phát triển của báo chí
và công tác xuất bản, in, phát hành
1. Thuận lợi
- Các chủ trương, chính sách của Trung ương đối với Tây Nguyên nói
chung, tỉnh Kon Tum nói riêng tiếp tục được thực hiện và phát huy hiệu quả tích
14


cực. Quan hệ hợp tác phát triển giữa tỉnh Kon Tum với Thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố trong nước ngày càng được mở rộng.
Hợp tác giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển
Campuchia - Lào - Việt Nam được củng cố, tăng cường.
- Điều kiện tự nhiên của tỉnh Kon Tum có nhiều thuận lợi cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể phong
phú, đa dạng sẽ giúp cho báo chí, xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm tỉnh
Kon Tum phát triển bền vững và mang những sắc thái riêng.
- Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ
trọng cao (khoảng 59%). Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật
và kỹ năng lao động của lực lượng lao động đang từng bước được nâng lên. Tỷ

lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc ở khu vực nông thôn tương
đối thấp. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Mạng lưới giao thông thành thị, nông thôn đã được quan tâm đầu tư
nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa
phương trong và ngoài tỉnh; hệ thống điện, hạ tầng truyền thông ngày càng phát
triển tạo điều kiện thuận lợi cho ngành báo chí, xuất bản, in và phát hành xuất
bản phẩm phát triển.
- Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở
với những cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho hệ thống báo chí, xuất
bản, in và phát hành xuất bản phẩm phát triển bền vững trong toàn tỉnh.
2. Khó khăn
- Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh có điểm xuất phát thấp, quy mô dân
số ít và sinh sống phân tán, trình độ dân trí chưa cao; các vùng nguyên liệu phục
vụ công nghiệp chế biến còn gặp nhiều khó khăn; nguồn vốn đầu tư phát triển
hạn chế.
- Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn
tỉnh. Khu vực này có địa hình phức tạp, khó khăn ảnh hưởng đến công tác phát
hành và công tác phát triển mạng lưới phát thanh truyền hình, thông tin điện tử,
công tác phát hành xuất bản phẩm đến người dân.
- Bối cảnh báo chí, xuất bản Việt Nam và thế giới đang phát triển theo xu
thế hội tụ, mọi cơ quan báo chí đều có cơ hội như nhau, việc ứng dụng khoa học
công nghệ đã giải quyết bài toán về không gian và thời gian. Đây là cơ hội để
15


báo chí, xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm tỉnh Kon Tum hội nhập nhưng
đồng thời cũng là thách thức lớn.
- Sự thay đổi về môi trường sống dưới tác động của khoa học công nghệ
và xu hướng công nghiệp hóa đang tạo ra việc phân bố lại cơ cấu đội ngũ độc
giả và phân bổ thời gian cá nhân, trong đó có thời gian dành cho việc đọc sách

và xuất bản phẩm. Thời gian dành cho việc đọc sách ngày càng bị thu hẹp trong
điều kiện thông tin internet, truyền thông nghe - nhìn phát triển, đặc biệt trong
giới trẻ. Máy đọc sách và sách điện tử có nguy cơ thay thế sách giấy truyền
thống, dẫn đến nguy cơ sách của nhà xuất bản giảm thị phần, giảm doanh thu và
lợi nhuận.
- Người dân chưa rèn luyện được thói quen đọc sách thường xuyên, nhất
là thị hiếu đọc đối với các sách có hàm lượng tri thức cao như sách khoa học kỹ
thuật chưa tốt, đặc biệt tại những khu vực miền núi, nhu cầu đọc sách, báo, ấn
phẩm lại càng hạn hẹp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường cho các
ngành báo chí, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.

16


×