Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Phân tích BCTC vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.28 KB, 145 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN
----------

BÀI TẬP LỚN
Học phần: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 2015-2017

Tên sinh viên:
Lê Thị Hồng Trang
Lớp: K50A Kế Toán
Nhóm: 05 – N03
Niên khóa 2016-2020

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Huế, tháng 12 năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN
----------

BÀI TẬP LỚN
Học phần: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI



CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 2015-2017

Tên sinh viên:
Lê Thị Hồng Trang
Lớp: K50D Kế Toán
Nhóm: 05 – N03
Niên khóa 2016-2020

Huế, tháng 12 năm 2018

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Hoàng Thị Kim Thoa


Phân tích BCTC

MỤC LỤC

GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa


Phân tích BCTC

GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮC
ST

Từ viết tắt


Giải thích

T
1

BH

Bán hàng

2

CP

Cổ phiếu

3

CCDV

Cung cấp dịch vụ

4

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

5


HTK

Hàng tồn kho

6

LCTT

Lưu chuyển tiền tệ

7

TSCĐ

Tài sản cố định

8

TSDH

Tài sản dài hạn

9

TSNH

Tài sản ngắn hạn

10


SXKD

Sản xuất kinh doanh

11

VCSH

Vốn chủ sở hữu

12

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

13

NPT

14

TBCL

Tiểu ban Chiến lược

15

TBNS


Tiểu ban Nhân sự

16

TBLT

Tiểu ban Lương thưởng

17

TBKT

Tiểu ban Kiểm toán

Nợ phải trả


Phân tích BCTC

GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa

DANH MỤC BẢNG


Phân tích BCTC

GVHD: Ths. Hoàng Thị Kim Thoa

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC SƠ ĐỒ


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Lý do chọn đề tài:

Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động tài chính là một hoạt động đóng vai trò cực
kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và cũng là đối tượng quan tâm
đặc biệt của những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, những người có quan hệ tài
chính với doanh nghiệp. Do tính chất quan trọng đó, đối tượng hoạt động tài chính
luôn là đối tượng cần được nắm bắt để kiểm tra tình hình hoạt động và đưa ra những
dự đoán, quyết định cho tương lai. Nếu chỉ nhìn vào những con số khô cứng trong các
báo cáo tài chính thì thông tin tài chính không mang một ý nghĩa nào đáng kể, các mối
quan hệ, các xu hướng biến đổi, những cơ hội và rủi ro tiềm tàng sẽ chìm trong biển
chi tiết các con số. Vì vậy, chỉ có phân tích tình hình tài chính mới giúp người sử dụng
đánh giá và đưa ra các dự đoán, quyết định trong tương lai một cách có hiệu quả, đáp
ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dùng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát
triển của doanh nghiệp, đồng thời qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam Vinamilk, với 42 năm hình thành và phát triển, Công ty đã trở
thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam và đang vươn tầm ra quốc tế.
Đó là lý do khiến em thực hiện đề tài “Phân tích tình hình báo cáo tài chính tại Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk” làm đề tài cho tiểu luận cuối kỳ.
2.

Mục đích nghiên cứu đề tài:

Hai mục tiêu cơ bản cần đạt được qua việc phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ

phần Sữa Việt Nam Vinamilk:
-

Tìm hiểu thực trạng về tình hình tài chính của công ty và phân tích báo cáo tài
chính của Công ty.

-

Đánh giá và nêu các giải pháp thực tế nhằm cải thiện tình hình tài chính của
công ty.
3.

Đối tượng nghiên cứu

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

7


Các báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk năm 2015,
2016, 2017 bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
4.
-

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Số liệu được thu thập qua báo cáo tài chính đã được
kiểm toán trên trang web chính thức của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Vinamilk.


-

Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính năm 2015,
2016, 2017 của Công ty.

-

Phạm vi về nội dung: Đề tài đi sâu vào phân tích các báo cáo tài chính của
Công ty, phân tích các chỉ số tài chính, từ đó đưa ra nguyên nhân và các giải
pháp thích hợp trong tương lai.
5.

Phương pháp nghiên cứu:



Phương pháp thu thập thông tin:

-

Phương pháp thu thập số liệu: Các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam Vinamilk qua website của công ty.

-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu của đơn vị về cơ cấu
tổ chức, các tài liệu cần thiết cho nội dung đề tài. Thông qua các tài liệu như
internet, các bài luận văn,… để tìm hiểu, tổng hợp cơ sở lí luận.




Phương pháp xử lý dữ liệu

Trong bài chủ yếu xử lý số liệu trên Microsoft Excel, thông qua các phương pháp để
phân tích chỉ số tài chính như sau:
 Phương pháp chung:
-

Phân tích theo chiều ngang: Là việc tính toán sô tiền chênh lệch, tỉ lệ phần trăm
chênh lệch của năm nay so với năm trước. Từ đó, đưa ra sự so sánh, phân tích

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

8


về quy mô của công ty. Được sử dụng để phân tích quy mô của tài sản và nguồn
vốn trong báo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
-

Phân tích theo chiều dọc: Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được
sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo
cáo. So sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết
cấu của một năm so với năm tiếp theo.

-

Phân tích các chỉ số tài chính: Phân tích chỉ số là một phương pháp quan trọng

để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo
tài chính.

 Phương pháp đặc thù:
-

Phương pháp so sánh: Nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến
động của chỉ tiêu phân tích. Từ đó giúp cho người đọc nhận định được tình hình
kinh doanh của công ty trong tương lai. Đa phần các chỉ số tài chính cần được
phân tích đều được xử lý bằng phương pháp so sánh. Khi sử dụng phương pháp
so sánh cần quan tâm tiêu chuẩn so sánh cũng như điều kiện so sánh để đưa ra
loại so sánh phù hợp.

-

Phương pháp cân đối: tính cân đối thể hiện rõ qua báo cáo tài chính như sự cân
đối tài sản và nguồn vốn, qua đó, có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố có
quan hệ tổng số bằng dạng tích.

-

Phương pháp thống kê: Là phương pháp được sử dụng để thu thập, tổng hợp và
phân tích tài liệu, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng
báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty, để từ
đó đưa ra các nhận xét khách quan và khoa học, có tính thực tế cao.

-

Phân tích Dupont: Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể
phát hiện ra những ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt

chẽ. Mô hình Dupont vận dụng trên phân tích tỷ suất sinh lợi nhuận của tài sản
và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

9


-

Phương pháp loại trừ: Xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng cách khi xác định
ảnh hưởng của các nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố kia.
6.

Kết cấu chuyên đề:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ
viết tắt, danh mục đồ thị bảng biểu, danh mục sơ đồ,… kết cấu bài tiểu luận
bao gồm 3 phần:
-

Phần I: Đặt vấn đề

-

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu



Chương 1: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Vinamilk



Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty

-

Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

10


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
1.1. Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

 Tổng quát về công ty

Tên Công ty : Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Tên giao dịch : VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VNM
Trụ sở chính : Số 10 Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh
Số điện thoại: (028) 54 155 555
Fax: (028) 54 161 226

Email:
Website :
http:// www.vuoncaovietnam.com/

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

11


/>Công ty được thành lập vào ngày 28 tháng 10 năm 1976
Các thời điểm quan trọng liên quan đến việc hình thành và phát triển của Công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam được ghi nhận:


Ngày 29/04/1993: Công ty Sữa Việt Nam (loại hình Doanh Nghiệp Nhà Nước)

được thành lập theo Quyết định số 420/CNN/TCLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ.
• Ngày 01/10/2003: Công ty được cổ phần hoá từ Doanh nghiệp Nhà Nước của
Bộ Công Nghiệp theo Quyết định 155/2003/QĐ-BCN.
• Ngày 20/11/2003: Công ty đăng ký trở thành một công ty cổ phần và bắt đầu
hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam và được Sở Kế hoạch và Đầu tư


TP HCM cấp Giấy phép Đăng ký Kinh doanh số 4103001932.
Ngày 28/12/2005: Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép niêm yết số

42/UBCKGPNY.
• Ngày 19/01/2006: Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên Thị trường chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Những hoạt động chính của Công ty là:



Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột,



bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;
Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất (trừ hóa

chất có tính độc hại mạnh), nguyên liệu;
• Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê (theo quy định tại điều 11.3 Luật Kinh doanh Bất động sản năm
2014);
• Kinh doanh kho, bến bãi, vận tải;
• Vận tải hàng hóa nội bộ bằng ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ


sản phẩm của công ty;
Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống không cồn, nước khoáng, thực phẩm chế
biến, chè uống, cà phê rang-xay-phin-hòa tan (không sản xuất chế biến tại trụ





sở);
Sản xuất và mua bán bao bì, sản phẩm nhựa (không hoạt động tại trụ sở);
Phòng khám đa khoa (không hoạt động tại trụ sở);
Chăn nuôi, trồng trọt.


SVTH:Lê Thị Hồng Trang

12


Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu
sang các thị trường nước ngoài như Campuchia, Mỹ, Irắc, Philipines.
 Qúa trình hình thành và phát triển:

- Tiền thân là công ty Sữa, Café Miền Nam thuộc Tổng Công Ty Thực phẩm, với 6
đơn vị trực thuộc là:






Nhà máy sữa Thống Nhất
Nhà máy Sữa Trường Thọ
Nhà máy Sữa Dielac
Nhà máy Café Biên Hòa
Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico

- Một năm sau đó (1978) Công ty được chuyển cho Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý
và Công ty đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp sữa Café và Bánh kẹo I và đến năm 1992
được đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công
Nghiệp nhẹ.
- Năm 1996 liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nh ơn để thành lập xí
nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm
nhập thành công vào th ị trường miền trung Việt Nam.

- Tháng 11 Năm 2003 đánh dấu mốc quan trọng là chính thức chuyển đổi thành Công
ty Cổ phần. đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Sau đó Công ty thực hiện
việc mua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài Gòn, tăng vốn điều lệ đăng ký của công ty
lên con số 1.590 tỷ đồng.
- Năm 2005 mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công Ty Liên Doanh
sữa Bình Định ( sau đổi tên thành nhà máy sữa Bình Định), khánh thành nhà máy sữa
Nghệ An, liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập công ty TNHH Liên doanh
SABMiller Việt Nam. Sản phẩm đầu tiên của công ty mang thương hiệu Zorok được
tung ra thị trường.
- Năm 2006 Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM ngày 19 tháng
11 năm 2016,trong đó vốn do Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước nắm giữ là
50,01% vốn điều lệ.
SVTH:Lê Thị Hồng Trang

13




Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006.
Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin
điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ

khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
• Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại
Bò sữaTuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa
khoảng 1.400 con.Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được
mua thâu tóm.
- Năm 2007 mua cổ phần chi phối 55% của công ty sữa Lam Sơn. Công ty đã đạt được
rất nhiều doanh hiệu cao quý :






Huân chương lao động Hạng II (1991 - do Chủ tịch nước trao tặng)
Huân chương lao động Hạng I (1996- do Chủ tịch nước trao tặng)
Anh Hùng Lao động (2000- do Chủ tịch nước trao tặng)
Huân chương Độc lập Hạng III (2005- do Chủ tịch nước trao tặng) “siêu cúp”
Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín năm 2006 do Hiệp hội sở hữu trí tuệ &

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
 Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (từ 1995 đến nay)
 “Cúp vàng- Thương hiệu chứng khoán uy tín” và Công ty Cổ phần hàng đầu
Việt Nam “ (năm 2008 do UBCKNN - Ngân hàng Nhà Nước hội kinh doanh
Chứng Khoán – Công ty Chứng Khoán và Thương mại Công nghiệp Việt Nam
và Công ty Văn Hóa Thăng Long).
- Năm 2008 khánh thành trang trại bò sữa thứ 2 tại Bình Định và Nhà máy Thống
Nhất, Trường Thọ, Sài Gòn được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng bằng khen
“Doanh nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ môi trường.
- Năm 2009 có các thành tựu nổi bật đó là



Xây dựng trang trại bò sữa Nghệ An.
Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem tại New
Zealand dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm. Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư sang
Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15%
doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao.


SVTH:Lê Thị Hồng Trang

14




Vinamilk áp dụng công nghệ mới, lắp đặt máy móc thiết bị hiện đại cho tất cả nhà
máy sữa. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng

sức khoẻ trên cả nước và cho ra đời trên 30 sản phẩm mới.
• Vinamilk được nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì
- Năm 2010 Vinamilk xây dựng Trang trại bò sữa thứ 4 tại Thanh Hóa và xây dựng
trang trại bò sữa thứ 5 tại Lâm Đồng (trang trại Vinamil Đà Lạt), nâng tổng số đàn bò
lên 5.900 con.
- Năm 2012 Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng,nhà máy sữa Lam Sơn, Nhà
máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ,
Đan Mạch, Đức,Ý, Hà Lan. Khánh thành siêu nhà máy sữa Bình Dương với tự động
hóa 100% trên diện tích 20 Hecta.
- Năm 2013 Vinamilk khởi công xây dựng trang trại bò sữa Tây Ninh (dự kiến khánh
thành quý 2 năm 2017) và xây dựng trang trại bò sữa Hà Tĩnh.
- Năm 2014 Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và
ngoài nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và phát triển.Vinamilk đã và đang tiếp
tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới để công ty
ngày càng lớn mạnh.Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Như Thanh tại Thanh Hóa.
Ngoài ra Vinamilk tăng cổ phần tại công ty sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3% lên
22,8%.
- Năm 2015 Vinamilk tăng cổ phần tại công ty sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3%
lên 22,8%. Chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở
rộng hoạt động ở khu vực ASEAN Khánh thành nhà máy sữa Angkormilk được đầu tư

bởi Vinamilk. Đây là nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia tính đến thời
điểm này. Mua 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, đưa sở hữu của Vinamilk
tại Driftwood lên 100%. Chính thức giới thiệu sang Mỹ hai sản phẩm sữa đặc và
creamer đặc của Vinamilk mang thương hiệu Driftwood.
- Năm 2016 Tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp tại Việt
Nam với sản phẩm Sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kỳ.

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

15


1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Chức năng

1.1.2.1.

Vinamilk không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm, mở rộng lãnh thổ phân
phối nhằm duy trì vị trí dẫn đầu bền vững trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích
của cổ đông Công ty.
1.1.2.2.

Nhiệm vụ

Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược
phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
• Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới
• Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực
lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị



cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn
Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu





dùng khác nhau
Xây dựng thương hiệu
Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp
Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và



tin cậy
Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản



phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối hàng đầu Việt nam.
Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp



được công nhận.
Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên
có thể phát huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở
thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý

tưởng để làm việc.

1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.1.3.1.

Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng
ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và
phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu
SVTH:Lê Thị Hồng Trang

16


quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk
vững mạnh.

Đ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tiểu ban Chiến lược

Tiểu ban Nhân sự

Tiểu ban Lương
Tiểu ban Kiểm toán
thưởng

GIÁM ĐỐC KIỂM SOÁT
NỘI BỘ VÀ QUẢN LÝ


GIÁM
ĐỐC
ĐIỀU
HÀNH
CHUỐ
I
CUNG

GIÁMGIÁM
ĐỐC ĐỐC
HOẠCĐIỀU
H HÀNH
ĐỊNH TÀI
CHIẾNCHÍN
LƯỢC H

GIÁM
ĐỐC
ĐIỀU
HÀNH
TRUYỀN
THÔNG
VÀ T.THỊ

GIÁM
ĐỐC
ĐIỀU
HÀNH
SẢN

XUẤT

GIÁM
ĐỐC
CÔNG
NGHệ
THÔNG
TIN

Tổng Giám đốc

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

17


GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN NỘI

GIÁM
ĐỐC
ĐIỀU
HÀNH
NGHIÊN
CỨU VÀ
P.TRIỂN

GIÁM
ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
NHÂN SỰ

HÀNH
CHÍNH VÀ
Đ.NGOẠI

GIÁM
ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
PHÁT
TRIỂN
VÙNG
Ng.LIỆU

GIÁM
ĐỐC
ĐIỀU
HÀNH
KINH
DOANH

Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

18


Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

Đây là mô hình trực tuyến chức năng
Ưu điểm:
+
+

Các bộ phận làm việc sẽ nhận lệnh trực tiếp từ một cấp lãnh đạo cấp trên.
Phát huy đầy đủ hơn ưu thế chuyên môn ngành theo chức năng của từng

+
+
+
+
+

đơn vị.
Giữ sức mạnh và uy tín các chức năng chủ yếu.
Đơn giản hóa việc đào tạo.
Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên.
Tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.
Hiệu quả tác nghệp cao đối với nhiệm vụ làm đi làm lại hằng ngày.

Nhược điểm:
+

Dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra mục tiêu hay

+
+

chi phí chiến lược.

Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng.
Chuyên môn hóa cao cán bộ nhân viên có tầm nhìn hạn hẹp vì chỉ giỏi

chuyên môn của mình, không biết, không quan tâm dến chuyên môn khác.
+ Hạn chế phát triển đội ngũ quản lý chung.
+ Trách nhiệm thực hiện vấn đề mục tiêu chung của tổ chức thường được
gán cho lãnh đạo cấp cao.

GĐGĐ
PKĐK
ANMÁY
KHANG
GĐXN
NHÀ
CHÁNH
VĂN
PHÒNG
KHO
VẬN

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
-

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi
vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và theo Điều lệ
Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có trách nhiệm

-

thảo luận và phê duyệt các chủ trương, chính sách của công ty.

Cơ cấu cổ đông:
• Cổ đông nước ngoài nắm giữ 40,21% vốn điều lệ.
• Cổ đông trong nước nắm giữ 59.79% vốn điều lệ.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh
Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

19


Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định, có
trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương án đầu tư của
Công ty.
Thành viên Hội đồng quản trị gồm 9 người:
• Bà Lê Băng Tâm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng
quản trị độc lập, Trưởng Tiểu ban Nhân sự.
• Bà Mai Kiều Liên: thành viên Hội đồng quản trị điều hành, kiêm



Tổng giám đốc.
Ông Lê Thành Liêm: thành viên Hội đồng quản trị điều hành.
Ông Nguyễn Hồng Hiền: thành viên Hội đồng quản trị không điều

hành, Trưởng Tiểu ban Chiến lược.
• Ông Michael Chye Hin Fah: thành viên Hội đồng quản trị không


điều hành.

Bà Đặng thị Thu Hà: thành viên Hội đồng quản trị không điều

hành.
• Ônh Lee Meng Tat: thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.
• Ông Đỗ Lê Hùng: thành viên Hội đồng quản trị độc lập, Trưởng


Tiểu ban Kiểm toán.
Ông Nguyễn Bá Dương: thành viên Hội đồng quản trị độc lập,
Trưởng Tiểu ban Lương thưởng.

Chủ tịch Hội đồng quản trị:
+
+

Do Hội đồng quản trị bầu ra.
Chức năng: Lập chương trình, kế hoạch cho Hội đồng quản trị, là

chủ tọa các cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông.
+ Nhiệm vụ:
• Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hồi đồng cổ
đông. Tổ chức thông qua quyết điịnh Hội đồng quản trị dưới
hình thức khác. Theo dõi quá trình thực hiện quyết định của


Hội đồng quản trị. Tổ chức họp mỗi quý ít nhất 1 lần.
Giám sát chiến lược và kiểm soát hoạt động quản lý, tuyển
chọn và giám sát TGĐ và Cán bộ quản lý cao cấp của Công
ty.


SVTH:Lê Thị Hồng Trang

20




Đảm bảo các quyền lợi của cổ đông thông qua việc tổ chức
ĐHĐCĐ, xây dựng chính sách cổ tức, giải quyết các xung

đột giữa cổ đông và Công ty.
• Các nhiệm vụ liên quan đến vốn điều lệ và tài sản của Công


ty.
Công bố thông tin và tính minh bạch của thông tin.

Hoạt động của các Tiểu ban trong Hội đồng quản trị:
Tiểu ban Chiến lược:
+ HĐQT thành lập Tiểu ban Chiến lược. TBCL bao gồm bốn thành viên, cụ
thể là ông Nguyễn Bá Dương, ông Nguyễn Hồng Hiển, bà Mai Kiều Liên
và ông Lee Meng Tat. Người đứng đầu Tiểu ban Chiến lược là ông
Nguyễn Hồng Hiển.
+ TBCL chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo và đề xuất chiến lược
kinh doanh của Công ty lên HĐQT. bao gồm phê chuẩn tầm nhìn, sứ
mệnh và các mục tiêu chiến lược dài hạn; giám sát việc lập, triển khai và
thực thi chiến lược; phụ trách định hướng về phát triển bền vững và có
trách nhiệm; phụ trách lĩnh vực báo cáo tích hợp; và phụ trách lĩnh vực
quan hệ với các bên liên quan.
Tiểu ban Kiểm toán:

+ HĐQT thành lập Tiểu ban Kiểm toán và xác định năng lực của các thành
viên, thẩm quyền và trách nhiệm của Tiểu ban trong Điều lệ Tiểu ban
Kiểm toán. TBKT bao gồm bốn thành viên HĐQT, cụ thể là ông Michael
Chye Hin Fah, bà Đặng Thị Thu Hà, ông Đỗ Lê Hùng và ông Lê Thành
Liêm. Ông Đỗ Lê Hùng, thành viên HĐQT độc lập, làm Trưởng TBKT.
+ Tiểu ban Kiểm toán chịu trách nhiệm chính trong việc rà soát các vấn đề
và các xét đoán trọng yếu của báo cáo tài chính để đảm bảo tính trung
thực của báo cáo tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ,
tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của
Công ty, các giao dịch liên kết, các giao dịch của bên có quyền lợi liên
quan hoặc giao dịch của người có thể gây xung đột lợi ích, phạm vi và kết

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

21


quả của kiểm toán độc lập, cũng như xem xét lựa chọn công ty kiểm toán
độc lập cho Công ty và của các công ty con…
Tiểu ban Nhân sự :
+ HĐQT thành lập Tiểu ban Nhân sự. TBNS gồm có bà Lê Thị Băng Tâm,
bà Mai Kiều Liên, ông Nguyễn Hồng Hiển và ông Lee Meng Tat. Bà Lê
Thị Băng Tâm, thành viên HĐQT độc lập, làm Trưởng TBNS.
+ TBNS chịu trách nhiệm chính trong việc xác định tiêu chuẩn và lựa chọn
những người phù hợp để được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT và cán bộ
quản lý chủ chốt, xây dựng các quy trình và hướng dẫn cho công tác lựa
chọn đó nhằm duy trì sự minh bạch, thực hiện các nhiệm vụ theo đúng
quy định của pháp luật và Quy chế niêm yết cũng như bất kỳ sửa đổi nào
được thực hiện theo đó và các mệnh lệnh của các cơ quan có thẩm quyền
trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của TBNS, xem xét

việc đề cử tái bổ nhiệm của thành viên HĐQT và giúp HĐQT trong việc
quyết định và xem xét lại tính độc lập của các thành viên HĐQT độc lập ít
nhất mỗi năm. Ngoài ra, HĐQT cũng thực hiện công tác đánh giá HĐQT
và Ban Điều hành, soạn lập và khuyến nghị các nguyên tắc Quản trị Công
ty (bao gồm 04 yếu tố: các thực hành tốt về HĐQT, môi trường kiểm soát,
minh bạch thông tin, cam kết về Quản trị Công ty) áp dụng cho HĐQT và
người lao động của Công ty.
Tiểu ban Lương thưởng:
+ HĐQT thành lập Tiểu ban Lương thưởng. TBLT bao gồm bốn thành viên,
cụ thể là ông Nguyễn Bá Dương, ông Michael Chye Hin Fah, bà Lê Thị
Băng Tâm và bà Đặng Thị Thu Hà. Ông Nguyễn Bá Dương, thành viên
HĐQT độc lập, làm Trưởng TBLT.
+ TBLT chủ yếu chịu trách nhiệm về: Xây dựng các chính sách và hướng
dẫn trong việc xác định lương, thưởng và thù lao cho các thành viên
HĐQT và Ban Điều hành cũng như rà soát, sửa đổi, tu chỉnh hoặc thu hồi
các quy trình và quy định về thù lao của các thành viên HĐQT để được
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên thông qua; Xem xét và
đánh giá mức lương, thưởng và thù lao của các thành viên HĐQT và Ban
Điều hành và đề xuất với HĐQT; Đề xuất với HĐQT một khuôn khổ và
SVTH:Lê Thị Hồng Trang

22


các tiêu chuẩn lương, thưởng và thù lao cho các thành viên HĐQT và Ban
Điều hành; Đề xuất lương, thưởng và thù lao cụ thể cho từng thành viên
HĐQT và Giám đốc Điều hành; Thực hiện các hoạt động khác do HĐQT
-

uỷ quyền.

Bộ máy điều hành:
Tổng Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là
người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị, quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động
hằng ngày của Công ty.
Bà Mai Kiều Liên hiện đang là Tổng Giám đốc của Công ty.
Các Phó Tổng Giám đốc: Là
Thành viên trong Ban Điều hành gồm 10 người:
• Bà Mai Kim Liên: Tổng Giám đốc
• Ông Lê Thành Liêm: Giám đốc Điều hành Tài chính, kiêm Kế toán



trưởng
Ông Mai Hoài Anh: Giám đốc Điều hành Kinh doanh
Ông Trịnh Quốc Dũng: Giám đốc Điều hành Phát triển Vùng

nguyên liệu
• Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: Giám đốc Điều hành Chuỗi cung ứng
• Bà Bùi Thị Hương: Giám đốc Điều hành Nhân sự-Hành chính &
Đối ngoại
• Ông Nguyễn Quốc Khánh: Giám đốc Điều hành Nghiên cứu và

-

Phát triển
• Ông Phạm Minh Tiên: Giám đốc Điều hành Marketing
• Bà Ngô Thị Thu Trang: Giám đốc Điều hành Dự án
• Ông Trần Minh Văn: Giám đốc Điều hành Sản xuất
Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên độc lập với tư cách là đại diện cổ đông

và được sự hổ trọ của ban điều hành và Hội đồng quản trị, tiếp tục thực
hiện công việc kiểm tra, giám sát và kiến nghị thực hiện những thay đổi
cần thiết tại Vinamilk. Ban Kiểm soát hoạt động chủ yếu như: kiểm soát
hoạt động và rủi ro, tham gia các cuộc họp Hội đồng quản trị với tư cách
là giám sát, cùng Tiểu ban Kiểm toán làm việc với Kiểm toán độc lập về

-

kết quả kiểm toán.
Giám đốc Kiểm toán Nội bộ: Phụ trách phòng Kiểm toán Nội bộ chịu sự
điều hành của ban kiểm soát.

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

23


-

Giám đốc Kiểm soát Nội bộ & Quản lý Rủi ro chịu sự lãnh đạo của Tổng
Giám đốc liên quan đến vấn đề kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro nói

chung trong Công ty.
1.1.3.2.
Bộ máy quản lý tại Công ty
Hệ thống quản lý của công ty bảo hộ bộ máy quản lý chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và trực thuộc sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị. Công ty
có một Tổng giám đốc điều hành, các Phó tổng giám đốc điều hành, một Kế
toán trưởng và các chức danh khác do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm và bão nhiệm các chức danh nêu trên được thực hiện

bằng Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua một cách hợp thức.
 Thành phần của Bộ máy quản lý:

Hội đồng quản trị:


Bà Lê Băng Tâm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng

quản trị độc lập.
• Bà Mai Kiều Liên: thành viên Hội đồng quản trị điều hành.
• Ông Lê Thành Liêm: thành viên Hội đồng quản trị điều hành.
• Ông Nguyễn Hồng Hiền: thành viên Hội đồng quản trị không điều
hành.
• Ông Michael Chye Hin Fah: thành viên Hội đồng quản trị không


điều hành.
Bà Đặng thị Thu Hà: thành viên Hội đồng quản trị không điều

hành.
• Ônh Lee Meng Tat: thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.
• Ông Đỗ Lê Hùng: thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
• Ông Nguyễn Bá Dương: thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
Ban Điều hành:



Bà Mai Kim Liên: Tổng Giám đốc
Ông Lê Thành Liêm: Giám đốc Điều hành Tài chính, kiêm Kế toán


trưởng
• Ông Mai Hoài Anh: Giám đốc Điều hành Kinh doanh
• Ông Trịnh Quốc Dũng: Giám đốc Điều hành Phát triển Vùng
nguyên liệu

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

24





Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: Giám đốc Điều hành Chuỗi cung ứng
Bà Bùi Thị Hương: Giám đốc Điều hành Nhân sự-Hành chính & Đ.

ngoại
• Ông Nguhyễn Quốc Khánh: Giám đốc Điều hành Nghiên cứu và
Phát triển
• Ông Phạm Minh Tiên: Giám đốc Điều hành Marketing
• Bà Ngô Thị Thu Trang: Giám đốc Điều hành Dự án
• Ông Trần Minh Văn: Giám đốc Điều hành sản xuấn
1.1.3.3. Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty
1.1.3.4. Tổ chức bộ máy kế toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán Tổng hợp

Kế
toán

thanh
toán

Kế
toán
tài sản

Kế toán
các đơn
vị hạch
toán
phụ
thuộc

Kế
toán
Tiền
lương

Kế
toán
Vật tư

Kế
toán
Doanh
thu và
Thành
phẩm


Thủ
quỹ

Sơ đồ 1.2 - Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

SVTH:Lê Thị Hồng Trang

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×