Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

ĐỀ TÀI TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TAM GIANG, YÊN PHONG, BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.9 KB, 66 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------ššš -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN: THỰC TRẠNG
SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
TAM GIANG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Người thực hiện

: Hoàng Trung Nghĩa

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trường

Giáo viên hướng dẫn : TS Phạm Văn Hội
Địa điểm thực tập

: Xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh


HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản
thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
với những sự giúp đỡ đó.
Với tình cảm và lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
giáo, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung và các thầy cô giáo trong
khoa Môi Trường nói riêng, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ
ích trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Phạm Văn
Hội đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Tam Giang, các ban
ngành và bà con nhân dân xã Tam Giang– huyện Yên Phong đã tận tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè và
người thân đã động viên, khích lệ,giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................iv

DANH MỤC BẢNG.................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................vi
Phần I........................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài...............................................................................................2
Phần II.......................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................................3
2.1. Giới thiệu chung về thuốc BVTV.......................................................................3
2.1.1. Phân loại thuốc BVTV..............................................................................3
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.....7
2.2. Lịch sử phát triển, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và
tại Việt Nam..............................................................................................................9
2.2.1. Lịch sử phát triển thuốc BVTV trên thế giới.............................................9
2.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới.......................11
2.2.3. Lịch sử phát triển, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt
Nam..................................................................................................................12
2.3. Các vấn đề phát sinh do sử dụng thuốc BVTV.................................................14
2.3.1. Sinh học..................................................................................................14
2.3.2. Kinh tế....................................................................................................18
2.3.3. Xã hội......................................................................................................19
2.4. Tổng quan sách quản lý thuốc BVTV của Việt Nam trong những năm qua.....24
2.5. RAT và vai trò của BVTV................................................................................26
Phần III.................................................................................................................... 31

ii


ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ............................................................31

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................31
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................31
3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................31
3.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................31
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.....................................................31
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.......................................................31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................32
Phần IV.................................................................................................................... 33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................33
4.1. Điều kiện tự nhiên xã Tam Giang.....................................................................33
4.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................33
4.1.2. Địa hình..................................................................................................33
4.1.3. Khí hậu....................................................................................................34
4.1.4. Thủy văn.................................................................................................34
4.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội năm 2015 xã Tam Giang.............................34
4.2.1. Đặc điểm kinh tế.....................................................................................34
4.2.2. Văn hóa, xã hội.......................................................................................37
4.2.3. Giới thiệu chung về việc sản xuất RAT trên địa bàn xã...........................40
4.3. Thực trạng lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV và sự khác biệt so với chính sách
................................................................................................................................. 42
4.3.1. Lựa chọn sử dụng thuốc BVTV của người dân.......................................42
4.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV.............................................................46
4.4. Nguyên nhân gây ra khác biệt giữa thực tế sử dụng thuốc BVTV so với quy
định trong sản xuất RAT..........................................................................................51
4.5. Đề suất giải pháp..............................................................................................54
PHẦN V..................................................................................................................55
KẾT LUẬN.............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................57

iii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP
BNN&PTNT
BVTV
HTX
LD50
RAT
UBND

An toàn thực phẩm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bảo vệ thực vật
Hợp tác xã
Lượng chất độc gây chết 50% số cá thể (Lethal Dose 50)
Rau an toàn
Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 – Phân loại thuốc BVTV theo tính độc.......................................................3
Bảng 2.2 – Phân loại thuốc diệt cỏ............................................................................5
Bảng 4.1: Danh sách một số loại thuốc được sử dụng phổ biến...............................42
Bảng 4.2: Lý do lựa chọn loại thuốc của người nông dân........................................44
Bảng 4.3: Đợt tập huấn lớn mà người nông dân tham gia........................................45
Bảng 4.4: Cách sử dụng thuốc của người nông dân.................................................46
Bảng 4.5: Thời điểm và số lần phun thuốc BVTV...................................................46

Bảng 4.6: Thuốc BVTV được hỗn hợp sử dụng......................................................48
Bảng 4.7: Cách sử lý thuốc BVTV dư thừa.............................................................50
Bảng 4.8: Đồ bảo hộ không chọn sử dụng thường xuyên........................................51

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong đất....................................20
Hình 2.2: Tác hại của thuốc BVTV đối với con người............................................22
Hình 4.1: Vị trí địa lý xã Tam Giang.......................................................................33
Hình 4.2: Vùng sản xuất rau an toàn tại Tam Giang – Yên Phong...........................40

vi


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) hàng năm, thiệt
hại mùa màng do sâu, bệnh gây ra trung bình mất khoảng 20 - 30% tổng sản
lượng. Việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật đã trở thành một trong
những phương tiện hữu hiệu nhất trong công tác phòng trừ dịch hại và bảo
quản nông sản, đảm bảo an ninh lương thực. Ngành hóa chất bảo vệ thực
vật (BVTV) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành
nông nghiệp Việt Nam.
Với điều kiện khí hậu tự nhiên và đa dạng, Việt Nam là nước có lợi thế
lớn trong canh tác và phát triển nhiều loại giống rau quả khác nhau phục vụ
cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên cả nước đã hình thành
nên các vùng chuyên canh rau lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông

Cửu Long và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm nên
sâu, bệnh và cỏ dại xuất hiện quanh năm. Do đó để phòng trừ dịch hại và bảo
vệ cây trồng thì việc sử dụng thuốc BVTV vẫn là một biện pháp quan trọng
và chủ yếu. Nhưng thực trạng sử dụng cho thấy, bà con nông dân thường có
kiến thức hạn chế về các loại hoạt chất trong thuốc BVTV, dẫn tới tình trạng
sử dụng thuốc BVTV thiếu hiệu quả và an toàn, làm tăng chi phí sản xuất và
nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP), ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi
trường, đặc biệt là ở các khu vực nghèo nơi nông dân chủ yếu dựa vào thuốc
trừ sâu giá rẻ nhưng thường lạc hậu và độc hơn. Mặc dù các chính sách và
quy định về thuốc trừ sâu đã tăng lên nhưng nhà nước vẫn không thể điều tiết
thị trường thuốc trừ sâu. Các nguyên nhân chính đằng sau sự thất bại nhà
nước trong điều tiết thị trường thuốc trừ sâu là ở cách thức quản lý, tham
nhũng lớn, thông tin méo mó và một hệ thống pháp luật lỏng lẻo.

1


Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Từ chính
sách đến thực tiễn: Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng
trồng rau an toàn trên địa bàn xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh". Nhằm tìm hiểu sự khác biệt va nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa
các qui định hiện hành về sản xuất rau an toàn (RAT) và thực tiễn sản xuất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau an toàn
tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Tìm hiểu sự khác biệt & nguyên nhân giữa các quy định hiện hành
về sản xuất rau an toàn (RAT) và thực tiễn sản xuất
- Đề xuất một số giải pháp pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thực
hiện các qui định về sản xuất RAT trong lĩnh vực sử dụng thuốc BVTV.
1.3. Yêu cầu của đề tài

- Xác định những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế –
xã hội trong phát triển sản xuất RAT.
- Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại vùng sản xuất RAT ở
xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Chỉ rõ những khác biệt, khó khăn dữa thực tế sản xuất RAT với các
quy định chính sách hiện hành.
- Đề xuất một số giải pháp pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và
hạn chế ảnh hưởng của thuốc BVTV tại một số vùng trồng rau sạch tại xã
Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

2


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về thuốc BVTV
2.1.1. Phân loại thuốc BVTV
a. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại.
Đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50 là liều
lượng chất độc gây chết 50% số cá thể dùng trong nghiên cứu) và tính
bằng mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:





Vạch màu đỏ trờn nhón là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm.
Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại.
Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận.

Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc.

Nhà sản xuất dùng kí hiệu đầu lâu gạch chéo là vô cùng nguy hiểm,
rất độc, có thể gây chết người.
Bảng 2.1 – Phân loại thuốc BVTV theo tính độc.
LD50 với chuột (mg/kg)
Mức độ độc
Qua miệng
Qua da
Thuốc rắn Thuốc nước Thuốc rắn Thuốc nước
Nhóm I
<5
< 20
< 10
< 40
Nhóm II
5 - 50
20 - 200
10 - 100
40 - 400
Nhóm III
50 - 500
200 - 2000
100 - 1000
400 - 4000
Nhóm IV
> 500
> 2000
> 1000
> 4000

(Nguồn: Cách phân nhóm độc của tổ chức WHO)
Nói chung, thuốc BVTV có LD50 thấp thì có độ độc cao và ngược
lại. Cho nên, trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên
chọn loại thuốc có LD50 cao, vì an toàn hơn.
b. Phân loại theo công dụng
Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của
chúng và thường được chia làm 2 loại chính là thuốc trừ sâu, thuốc diệt

3


cỏ; ngoài ra cũng có thuốc trừ bệnh, thuốc diệt chuột và chất điều hoà
sinh trưởng cây trồng.
Thuốc trừ sâu là chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt,
xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi
trường. Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng
đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người. Bao gồm các
thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn
trùng. Các loại thuốc trừ sâu thường gặp:
• Các loại thuốc trừ sâu ngấm vào cơ thể : được kết hợp vào trong
các loại cây được xử lý. Các loại côn trùng ăn vào thuốc trừ sâu khi ăn
cây.

• Các loại thuốc trừ sâu tiếp xúc độc hại với côn trùng: có tiếp xúc

trực tiếp với chúng. Tính hiệu quả thường liên quan tới số lượng sử dụng,
với các giọt nhỏ (như sương) thường cải thiện tính năng.
• Các loại thuốc trừ sâu tự nhiên: như các chiết xuất nicotine ,
pyrethrum và neem do các loại cây tạo ra để bảo vệ chống lại côn trùng.
Các loại thuốc trừ sâu dựa trên nicotine đã bị cấm tại Hoa Kỳ từ năm 2001

để ngăn chặn dư lượng làm nhiễm độc thực phẩm.
• Các loại thuốc trừ sâu vô cơ: được sản xuất bằng các kim loại
bao gồm các hợp chất arsenate đồng- và fluorine, hiện ít được sử dụng, và
sulfur , thường được sử dụng.
• Các loại thuốc trừ sâu hữu cơ: là các hóa chất tổng hợp chiếm
phần lớn lượng thuốc trừ sâu sử dụng ngày nay.
Thuốc diệt cỏ là những hóa chất có khả năng giết chết hoặc ức chế
sự phát triển của cỏ, được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại (cỏ
dại, cây dại) mọc lẫn với cây trồng, tranh chấp nước, chất dinh dưỡng,
ánh sáng với cây trồng, khiến cho cây sinh trưởng và phát triển kém, ảnh
hưởng xấu đến năng suất cây trồng và phẩm chất nông sản. Đây là nhóm
thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi dựng các thuốc trong
4


nhóm này cần đặc biệt thận trọng.
Bảng 2.2 – Phân loại thuốc diệt cỏ.
Cách phân loại
thuốc diệt cỏ

Loại thuốc

Đặc điểm

Có tác dụng diệt hoặc làm ngừng sinh
Thuốc trừ cỏ trưởng đối với một số loài cỏ dại mà
có chọn lọc. không hoặc ít ảnh hưởng đến cây trồng
Theo đặc tính
và các loài cỏ dại khác.
chọn lọc của

Thuốc trừ cỏ
thuốc trừ cỏ
Những thuốc trừ cỏ khi dùng gây độc
không chọn
cho mọi loại cỏ và cây trồng
lọc.
Chỉ gây hại cho thực vật ở những nơi
Thuốc trừ cỏ thuốc có tiếp xúc với cỏ và thường chỉ
tiếp xúc
diệt những phần trên mặt đất của cỏ
dại.
Theo phương
thức tác động
Xâm nhập qua lá hoặc qua rễ và thuốc
Thuốc trừ cỏ
dịch chuyển khắp trong cây và gây độc
nội hấp
cho cỏ dại.
Thuốc trừ cỏ Dùng trên ruộng chưa gieo trồng có
dùng
khi nhiều cỏ dại, sau một thời gian thuốc bị
chưa làm đất phân huỷ, không hại cây trồng.
Thuốc trừ cỏ Những thuốc trừ cỏ xử lý đất, chỉ diệt
dùng sau khi cỏ dại mới nảy mầm (còn gọi là thuốc
gieo hạt
trừ cỏ tiền nẩy mầm).
Theo thời gian
Thuốc trừ cỏ
sử dụng
Những thuốc trừ cỏ chọn lọc và phải

trên ruộng có
dùng vào thời kỳ mà cây có sức chống
cây
trồng
chịu cao, còn cỏ dại có sức chống chịu
đang
sinh
yếu đối với thuốc.
trưởng
(Nguồn: Giáo trình sử dụng thuốc BVTV – Trường ĐH Nông nghiệp HN)
Thuốc trừ bệnh: bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá học (vô
cơ và hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn
gốc thực vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây
hại cho cây trồng và nông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng
cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất... Thuốc trừ bệnh dùng
để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công tốt
hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác dụng chữa trị những bệnh do
5


những yếu tố phi sinh vật gây ra (thời tiết, đất úng, hạn...). Thuốc trừ bệnh
bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides).
Thường thuốc trừ vi khuẩn có khả năng trừ được cả nấm; còn thuốc trừ
nấm thường ít có khả năng trừ vi khuẩn.
Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc
trừ bệnh thành 2 nhóm:
• Thuốc có tác dụng phòng bệnh (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo
vệ cây): Thuốc được phun xịt lên cây hoặc trộn - ngâm hạt giống, có tác
dụng ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô
thực vật để phát triển rồi gây hại cho cây. Những thuốc này phải được

dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật.
Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn được bệnh phát triển. Ví dụ:
Boocđô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb…
• Thuốc có tác dụng trừ bệnh: Khi phun lên cây, thuốc có khả năng
xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây
bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều loại thuốc trừ bệnh
thông dụng ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh như Aliette,
Anvil, Kitazin, Validacin, …
Muốn đạt hiệu quả phòng trừ bệnh cao những thuốc có tác dụng trừ
bệnh cũng cần được phun sớm, khi bệnh chớm phát hiện. Phun muộn thì
cho dù có diệt được nấm bệnh ở bên trong mô thực vật, nhưng cây sẽ khó
hồi phục và điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, chất lượng
nông sản.
Thuốc diệt chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn
gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau,
được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và kho tàng. Chúng
tác động đến chuột chủ yếu 2 con đường vị độc và xông hơi (ở nơi kín
đáo).
6


Chất điều hoà sinh trưởng cây trồng: còn được gọi là chất (thuốc)
kích thích sinh trưởng cây trồng. Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này
kích thích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức
sống của mầm, giúp cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh
trưởng... tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ
gây hại cho thực vật. Thuốc ít độc với động vật có vú, môi sinh và môi
trường.
Các nhóm thuốc BVTV chỉ diệt trừ được một số loài dịch hại nhất
định, chỉ phát huy hiệu quả tối ưu trong những điều kiện nhất định về thời

tiết, đất đai, cây trồng, canh tác…
c. Phân loại theo nguồn gốc
Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ
hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh
thiên địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật ( như các loài kháng sinh...)
có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ ( như dung
dịch boocđô, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi....) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả
năng tiêu diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat...).
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông
nghiệp
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng
với xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá ngày càng mạnh, con người chỉ
còn một cách duy nhất: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng.
Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là
gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng.
Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người ta phải đầu tư thêm kinh phí

7


để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hoá học được coi là
quan trọng.
Biện pháp hoá học BVTV đóng một vai trò quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm nổi trội
• Thuốc hoá học có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện
rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp
khác không thể thực hiện được.

• Biện pháp hoá học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ
được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả
kinh tế, đồng thời cũng giúp giảm được diện tích canh tác.
• Biện pháp hoá học dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau,
đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.
Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết
các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại. Nhưng loài người vẫn tiếp tục tìm
kiếm các dạng sản phẩm mới dễ sử dụng hơn, có hiệu lực trừ dịch hại cao
hơn, thân thiện hơn với môi sinh và môi trường.
Thuốc BVTV cũng là một trong những nhân tố gây mất ổn định môi
trường. Do bị lạm dụng, thiếu kiểm soát, dùng sai, nên nhiều mặt tiêu cực
của thuốc BVTV đã bộc lộ như: Gây ô nhiễm nguồn nước và đất; để lại dư
lượng trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng; gây
mất sự cân bằng trong tự nhiên, làm suy giảm tính đa dạng của sinh quần,
xuất hiện các loài dich hại mới, tạo tính chống thuốc của dịch hại và làm đảo
lộn các mối quan hệ phong phú giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, gây
bùng phát và tái phát dịch hại, dẫn đến hiệu lực phòng trừ của thuốc bị giảm
sút hoặc mất hẳn.
Để sử dụng thuốc BVTV được hiệu quả và an toàn, chúng ta phải hiểu
đúng và thực hiện đúng nguyên tắc “bốn ñúng”: đúng thuốc; đúng lúc; đúng
nồng độ liều lượng và đúng cách.

8


Muốn thực hiện tốt được các nguyên tắc trên, chúng ta phải hiểu thấu
đáo mối quan hệ qua lại giữa chất độc, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh.; phải
kết hợp hài hoà giữa biện pháp hoá học với các biện pháp BVTV khác trong
hệ thống phòng trừ tổng hợp.
2.2. Lịch sử phát triển, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên

thế giới và tại Việt Nam
2.2.1. Lịch sử phát triển thuốc BVTV trên thế giới
Hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng từ thời thượng cổ. Theo một số
triết gia cổ đại cho biết thì việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã có từ xa
xưa qua việc dùng một số lá cây dải xuống chỗ nằm để tránh côn trùng đốt.
Theo tài liệu của Hassall (1982) thì việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu diệt
các loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại.
Loại thuốc trừ sâu DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thụy Sỹ năm 1924,
hợp chất phối pho hữu cơ trừ sâu HETP đã được phát minh và sử dụng ở Đức
năm 1942 do Cshoender. Cùng thời gian đó các chất hoá học này đã được sử
dụng rất nhiều ở Vương quốc Anh và một loại thương phẩm thuốc diệt cỏ
thuộc nhóm axit.
Theo Nguyễn Trần Oánh và CS (2007) Quá trình phát triển của
thuốc BVTV trên thế giới chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 (Trước thế kỷ 20): Với trình độ canh tác lạc hậu, các
giống cây trồng có năng suất thấp, tác hại của dịch hại còn chưa lớn. Để
bảo vệ cây, người ta dựa vào các biện pháp canh tác, giống sẵn có. Sự
phát triển nông nghiệp trông chờ vào sự may rủi. Tuy con người đã phát
hiện ra cách sử dụng một số chất hóa học để diệt trừ sâu bệnh như:
• 1848, lưu huỳnh trừ bệnh phấn trắng Erysipphacea hại nho.
• Dung dịch boocđô ra đời năm 1879; lưu huỳnh vôi dùng để trừ
rệp sáp Aspidiotus perniciosus hại cam (1881)
• Mở đầu cho việc dùng các chất xông hơi trong BVTV là sự kiện

9


dùng HCN trừ rệp vảy Aonidiella aurantii hại cam (1887)
• 1889, aseto asenat đồng dùng trừ sâu Leptinotarsa decemeatas hại
khoai tây

• 1892, asenat chì trừ sâu rừng Porthetria despr, sâu ăn quả
• Nửa cuối thế kỷ 19, dùng cacbon disulfua (CS2) để chống chuột
đồng và các ổ rệp Pluylloxera hại nho... Nhưng những biện pháp hoá học
lúc này vẫn chưa có một vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn 2 ( Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960): Các thuốc trừ dịch
hại hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản
xuất nông nghiệp. Lúc này người ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có
thể giải quyết bằng thuốc hoá học. Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức
tối đa, thậm chí người ta còn hy vọng, nhờ thuốc hoá học để loại trừ hẳn
một loài dịch hại trong một vùng rộng lớn. Từ cuối những năm 1950,
những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra cho con người, môi sinh và
môi trường được phát hiện. Khái niệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh ra
đời.
Giai đoạn 3 (những năm 1960- 1980): Việc lạm dụng thuốc BVTV
đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh môi trường dẫn đến tình
trạng, nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các
tổ chức quốc tế dựa vào thuốc hoá học đã bị sụp đổ; tư tưởng sợ hãi,
không dám dùng thuốc BVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng, cần
loại bỏ không dùng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn hơn
đối với môi sinh môi trường, như thuốc trừ cỏ mới, các thuốc trừ sâu bệnh
có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh
trưởng côn trùng và cây trồng vẫn liên tục ra đời. Lượng thuốc BVTV
được dựng trờn thế giới không những không giảm mà còn tăng lên không
ngừng.
Giai đoạn 4 (từ những năm 1980 đến nay): Vấn đề bảo vệ môi
10


trường được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều loại thuốc BVTV mới,

trong đó có nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dịch
hại, nhưng an toàn với môi trường ra đời. Vai trò của biện pháp hoá học
đã được thừa nhận. Tư tưởng sợ thuốc BVTV cũng bớt dần. Quan điểm
phòng trừ tổng hợp được phổ biến rộng rãi.
2.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học có nhiều lúc thăng trầm,
song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng
lên không ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và
dạng thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện
bất chấp các quy định quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối
với thuốc BVTV và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới
ra đời ngày càng lớn.
Trong 10 năm gần đây tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ có xu
hướng giảm, nhưng giá trị của thuốc tăng không ngừng. Nguyên nhân là
cơ cấu thuốc thay đổi: nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, dùng với lượng lớn, độc
với môi sinh môi trường được thay thế dần bằng các loại thuốc mới hiệu
quả, an toàn và dùng với lượng ít hơn, nhưng lại có giá thành cao.
Tuy vậy, mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm
thuốc tuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước.
Ngày nay, biện pháp hoá học BVTV được phát triển theo các xu hướng
chính sau:
• Nghiên cứu tìm ra các hoạt chất mới có cơ chế tác động mới, có
tính chọn lọc và hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, lượng dùng nhỏ hơn, tồn
lưu ngắn, ít độc và dễ dùng hơn. Thuốc trừ sâu tác dụng chậm (điều khiển
sinh trưởng côn trùng, pheromon, các chất phản di truyền, chất triệt sản)
là những ví dụ điển hình. Thuốc sinh học được chú ý dùng nhiều hơn.
• Tìm hiểu các phương pháp và nguyên liệu để gia công thành các
11



dạng thuốc mới ít ô nhiễm, hiệu lực dài, dễ dùng, loại dần dạng thuốc gây
ô nhiễm môi trường.
• Nghiên cứu công cụ phun rải tiên tiến và cải tiến các loại công cụ
hiện có để tăng khả năng trang trải, tăng độ bám dính, giảm đến mức tối
thiểu sự rửa trôi của thuốc. Chú ý các phương pháp sử dụng thuốc khác
bên cạnh phun thuốc còn đang phổ biến. Thay phun thuốc sớm, đại trà và
định kỳ bằng phun thuốc khi dịch hại đạt đến ngưỡng.
2.2.3. Lịch sử phát triển, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở
Việt Nam
Theo Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007), chia thành ba giai
đoạn:
Giai đoạn trước năm 1957: Biện pháp hoá học hầu như không có vị
trí trong sản xuất nông nghiệp. Một lượng rất nhỏ sunfat đồng được dùng
ở một số đồn điền do Pháp quản lý để trừ bệnh gỉ sắt cà phê và bệnh thối
gốc chảy mủ cao su và một ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau.
Việc thành lập Tổ Hoá Bảo vệ thực vật (1/1956) của Viện Khảo cứu
trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá Bảo vệ thực vật ở Việt
nam. Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền
Bắc là trừ sâu gai, sâu cuốn lá lớn bùng phát ở Hưng yên (vụ đông xuân
1956-1957). Ở miền Nam, thuốc BVTV được sử dụng từ 1962.
Giai đoạn từ 1957 - 1990: Thời kỳ bao cấp. Việc nhập khẩu, quản
lý và phân phối thuốc do nhà nước độc quyền thực hiện. Nhà nước nhập
rồi trực tiếp phân phối thuốc cho các tỉnh theo giá bao cấp. Bằng màng
lưới vật tư nông nghiệp địa phương, thuốc BVTV được phân phối thẳng
xuống HTX nông nghiệp. Ban Quản trị HTX quản lý và giao cho tổ
BVTV hướng dẫn xã viên phòng trị dịch hại trên đồng ruộng. Lượng
thuốc BVTV dùng không nhiều, khoảng 15000 tấn thành phẩm/ năm với
khoảng 20 chủng loại thuốc trừ sâu (chủ yếu) và thuốc trừ bệnh. Đa phần
12



là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi trường hay có độ độc cao. Việc
quản lý thuốc lúc này khá dễ dàng, thuốc giả thuốc kém chất lượng không
có điều kiện phát triển. Song tình trạng phân phối thuốc không kịp thời;
đáp ứng không đúng chủng loại, nơi thừa, nơi thiếu, gây tình trạng khan
hiếm giả tạo, dẫn đến hiệu quả sử dụng thuốc thấp. Mặt khác, người nông
dân không có điều kiện lựa chọn thuốc, thiếu tính chủ động và ỷ lại nhà
nước.
Tuy lượng thuốc dùng ít, nhưng tình trạng lạm dụng thuốc BVTV
vẫn nảy sinh. Để phòng trừ sâu bệnh, người ta chỉ biết dựa vào thuốc
BVTV. Thuốc dùng tràn lan, phun phòng là phổ biến, khuynh hướng phun
sớm, phun định kỳ ra đời, thậm chí dùng thuốc cả vào những thời điểm
không cần thiết; tình trạng dùng thuốc sai kỹ thuật nảy sinh khắp nơi;
thậm chí người ta còn hy vọng dùng thuốc BVTV để loại trừ hẳn một loài
dịch hại ra khỏi một vùng rộng lớn. Thuốc đã để lại những hậu quả rất
xấu đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Khi nhận ra những hậu quả của thuốc BVTV, cộng với tuyên truyền
quá mức về tác hại của chúng đã gây nên tâm lý sợ thuốc. Từ cuối những
năm 80 của thế kỷ 20, đã có nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, thậm chí
loại bỏ hẳn thuốc BVTV; dùng biện pháp sinh học để thay thế biện pháp
hoá học trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp.
Giai đoạn từ 1990 đến nay: Thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ
bản: nền kinh tế từ tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Năm
thành phần kinh tế, đều được phép kinh doanh thuốc BVTV. Nguồn hàng
phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều
kiện lựa chọn thuốc, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân. Lượng thuốc
BVTV tiêu thụ qua các năm đều tăng. Nhiều loại thuốc mới và các dạng
thuốc mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn với môi trường được nhập. Một
mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng khắp cả nước đã hình thành, việc
13



cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận lợi. Công tác quản lý thuốc BVTV
được chú ý đặc biệt và đạt ñược hiệu quả khích lệ.
Nhưng do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng đã gây
khó cho công tác quản lý; quá nhiều tên thuốc đẩy người sử dụng khó lựa
chọn được thuốc tốt và việc hướng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng gặp
không ít khó khăn. Tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại biện pháp
hoá học đã để lại những hậu quả xấu cho sản xuất và sức khoẻ con người.
Ngược lại, có nhiều người “bài xích” thuốc BVTV, tìm cách hạn chế,
thậm chí đòi loại bỏ thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp và tìm cách
thay thế bằng các biện pháp phòng trừ khác.
2.3. Các vấn đề phát sinh do sử dụng thuốc BVTV
2.3.1. Sinh học
a. Tác động tiêu cực đến thiên địch và các sinh vật khác
Tính đa dạng trong hệ sinh thái nông nghiệp tuy không phong phú bằng
hệ sinh thái tự nhiên, nhưng cũng rất phức tạp và luôn thay đổi dưới tác động
của con người. Thuốc BVTV là một trong nhưng yếu tố quan trọng do con
người tạo ra làm mất tính ổn định của quần thể sinh vật.
Theo Pimetel (1971), để chống lại 1000 loài sâu hại, thuốc trừ sâu đã
tác động đến khoảng 200 ngàn loài động thực vật khác nhau, trong đó có
nhiều loài không những không phải là đối tượng phòng trừ mà còn rất cần cho
sự tồn tại và phát triển của con người.
Thuốc BVTV dùng trên qui mô càng lớn, thời gian dùng càng dài, số
lần phun thuốc càng nhiều, sẽ làm giảm càng mạnh số cá thể trong loài và
giảm số loài trong quần thể. Các thuốc trừ sâu trước tiên làm giảm số lượng
các loài côn trùng và nhện có ích (Crofts và Brown, 1975). Sau 8 năm dùng
thuốc DDT và Wofatox tỷ lệ ong ký sinh trên sâu non sâu loang Earias fabia
hại bông đã giảm từ 38.4% xuống còn 0.32%. Ở Định Tường, khi dùng càng
nhiều hỗn hợp DDT và Wofatox đã làm cho mật độ sâu xanh Heliothis

14


armigera càng tăng và ngược lại mật độ ong ký sinh lưng cong càng giảm (Lê
Trường, 1965).
Các loài ký sinh thiên địch thường mẫn cảm với thuốc trừ sâu hơn sâu
và nhện gây hại vì: Sau mỗi lần dùng thuốc, số côn trùng và nhện gây hại bị
chết nhiều, làm cho ký sinh thiếu thức ăn, bị đói mà chết; phần còn sống, lại
bị ngộ độc bởi các con mồi đã trúng thuốc (Ahmed 1954), nên khả năng hồi
phục số lượng quần thể chậm hơn dịch hại. Các thuốc trừ nấm trừ cỏ cũng ảnh
hưởng đến sự phát triển của côn trùng và nhện, trong một số trường hợp
thuốc tỏ ra rất độc với một số loài côn trùng có ích. Nhưng những tác động
này không mạnh bằng tác động của các thuốc trừ sâu.
b. Xuất hiện dịch hại mới hay bùng phát dịch hại thứ cấp
Sau một thời gian dùng thuốc, một số loài dịch hại chủ yếu trước đây,
chỉ còn gây hại không đáng kể. Ngược lại, một số loài dịch hại trước đây
không được coi trọng, lại trở nên rất nguy hiểm, gây những tổn thất to lớn.
Việc phòng trừ những loài dịch hại mới nổi lên này thường phức tạp và khó
khăn hơn trước nhiều.
Hậu quả của việc sử dụng các loại dầu và các thuốc trừ sâu tổng hợp
hữu cơ trên vườn cây ăn quả đã làm nhện đỏ Malatetranychus ulmi từ chỗ
không phải là dịch hại đáng quan tâm vào những năm 20 đã trở thành đối
tượng gây hại chủ yếu của những năm 50 của thế kỷ 20 (Jacob,1958).
Ở Việt nam, sau 6-7 năm dùng thuốc DDT, Wofatox để trừ sâu hại
chính trên chè, cam quít và bông đã làm cho nhện hại cây từ chỗ là dịch hại
không đáng quan tâm trở thành một loài dịch hại nguy hiểm gây khô lá trên
diện rộng. Các loài rệp sáp theo đó cũng phát triển mạnh (Vũ Công Hậu,
1969; Hồ Khắc Tín, 1982). Trên bông, ngoài nhện, còn có nhiều đối tượng
mới, mới phát sinh như rầy xanh Chlorita bigutula (hậu quả dùng DDT và
666); sâu xanh Heliothis spp (hậu quả dùng các thuốc clo và lân hữu cơ); sâu

ăn lá Spodoptera erigra mới xuất hiện nhiều ở vùng bông Nha hố từ khi dùng
15


nhiều thuốc trừ sâu để trừ sâu loang và sâu xanh (Nguyễn Thị Toàn, 1983).
Năm 1942, sâu xanh bướm trắng Pieris rapae là sâu hại chủ yếu trên rau họ
thập tự ở nước ta. Sau một thời gian dùng thuốc để trừ sâu này, đén nay, sâu
xanh bướm trắng đã gây hại không đáng kể; thay vào đó, sâu tơ Pluttella
xylostella trước kia không phải là loài sâu hại quan trọng, thì nay đã trở thành
đối tượng gây hại nguy hiểm, khó phòng trừ nhất trong các loài sâu hại hiện
nay.
Việc thay đổi thành phàn các thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa Nhật Bản cũng
là một ví dụ lý thú. Những thuốc trừ cỏ clofenoxi (như 2,4-D, MCPA) được
dùng để trừ cỏ lá rộng và cói lác vào những năm 50, được thay thế dần bằng
các loại thuốc có hiệu lực trừ cỏ lồng vực như DCPA và Saturn vào những
năm 60 (Nassas, 1966). Đến những năm 70 của thế kỷ 20, người ta đã phải
dùng các thuốc trừ cỏ mới để trừ các loại cỏ lâu năm, thân ngầm, ngày càng
lan rộng (Nakayama, 1970).
Việc dùng lâu dài các thuốc trừ nấm Benomyl và Benzimidazole đã làm
cho bệnh thối thân đậu đũa Pythium aphanidermatum gây hại nặng hơn
(Smith, 1970; Williams, 1975). Bón Heptaclo để trừ sâu đất đã làm tăng
nhanh bệnh thối rễ đại mạch ( Richard, 1975). Thuốc trừ cỏ Trifluralid đã làm
cho bệnh lở cổ rễ bông Rhizoctonia solani hay 2,4-D làm cho bệnh virus
TMV trên dưa chuột, thuốc lá, bông gây hại nặng hơn (Kantan và Eshel,
1972).
Như vậy, dịch hại mới không phải là những dịch hại từ nơi khác di
chuyển đến, mà là dịch hại thứ yếu có ngay tại địa phương đó mới bùng phát
mà thành.
Sự hình thành loài dịch hại mới là kết quả của sự sai khác về độ mẫn
cảm giữa các loài và khả năng hình thành tính chống thuốc sớm hơn các loài

khác.
c. Sự tái phát của dịch hại:
16


Ngay sau khi dùng thuốc trừ sâu hay trừ nhện, số lượng dịch hại giảm
đi nhanh chóng. Sau một thời gian ngắn, chúng lại hồi phục số lượng nhưng
nhiều hơn trước. Để chống lại, người ta lại dùng thuốc, quá trình đó cứ lặp lại.
Để khắc phục, người ta lại tăng nồng độ/liều lượng, tăng số lần dùng thuốc,
khoảng cách giữa các lần dùng thuốc ngắn lại. Kết quả thời gian dịch hại hồi
phục lại số lượng quần thể càng ngắn dần, số lần tái phát càng nhanh và năng
thêm, dịch hại dễ chống thuốc, đời sống các sinh vật có ích càng bị đe doạ,
môi trường sinh sống càng bị ô nhiễm. Hiện tượng này được gọi là sự tái phát
của dịch hại và được nghiên cứu nhiều trên nhện và côn trùng.
Hiện tượng tái phát rầy nâu Nilaparvata lugens ở vùng Đông Nam A
cũng là một ví dụ điển hình. Để chống rầy nâu trên lúa nương, Viện lúa Quốc
tế (IRRI) đã phun Decamethrin, Wofatox và Diazinon ở dạng lỏng với lượng
0.75kga.i./ha vào những ngày thứ 49-72 và 94 sau gieo. Trước khi phun thuốc
lần thứ 3, mật độ rầy nâu của ô phun thuốc cao hơn đối chứng theo thứ tự
thuốc là 16.4-6.0 và 4.7 lần. Diện tích cháy rầy ở 117 ngày sau gieo cũng ở ô
đối chứng là 4%; nhưng ở các công thức phun thuốc lần lượt là 100-75 và
55%.Trên ô phun Bassa và Pertan không có hiện tượng tái phát của rầy
( Heinrichs,1978).
Theo Lê Thị Nhung (2000), sau khi phun Sherpa 25EC 14 ngày cho chè
đã có hệ số tái phát với bọ cánh tơ Physothrips stiventris 37 lần; rẫy xanh
Empoasca flavescens 26 lần.
Hiện tượng tái phát của dịch hại phổ biến cả trên cạn, dưới nước; cả
vùng ôn đới và nhiệt đới. Riêng ở châu Âu đã có 50 loài côn trùng và nhện
gây hại trên các giống cây trồng chính đã có hiện tượng này (Rud, 1970). Ông
đã tổng kết các nguyên nhân gây ra hiện tượng tái phát của dịch hại là: Thuốc

hoá học ở liều thấp đã kích thích những cá thể sống sót phát triển mạnh hơn
do chúng được hưởng nguồn dinh dưỡng phong phú dồi dào hơn (số lượng cá
thể dịch hại giảm do dùng thuốc); chất lượng thức ăn cao hơn (do cây không
17


bị dịch hại gây hại) nên tăng sức sống, tăng khả năng sinh sản, mật độ quần
thể mau hồi phục.
Theo Maggi và Leigh (1983), khi phun thuốc trừ sâu Wofatox (Methyl
parathion) cho bông, đã làm tăng lượng trứng đẻ của nhện đỏ Tetranychus
urticae. Những cá thể sống sót hình thành tính chống thuốc và đã làm thay đổi
đặc tính sinh học của loài. Thuốc BVTV làm giảm số loài và số lượng cá thể
sinh vật có ích (do số lượng cá thể dịch hại giảm, sinh vật có ích thiếu thức ăn
mà chết). Mặt khác, dịch hại có khả năng hồi phục quần thể nhanh hơn sinh
vật có ích, dễ gây thành dịch trước khi sinh vật có ích hồi phục đủ số lượng để
kìm hãm dich hại (Brown, 1978).
2.3.2. Kinh tế
Liên tục phụ thuộc vào thuốc BVTV trong nông nghiệp đã đe dọa một
cách nghiêm trọng cho cả hệ sinh thái và sức khỏe con người. Là một nước
dựa trên nông nghiệp, Việt Nam hiện nay phải trả chi phí cao cho sự phụ
thuộc vào thuốc BVTV. Chỉ với một vài cơ sở hoạt động sản xuất trong nước,
từ năm 2006 đến nay, Việt Nam nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn thành
phẩm hàng năm với trị giá từ 210 - 774 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV
được nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn có một lượng lớn thuốc
BVTV nhập lậu chưa kiểm soát được. Tuy nhiên, các chi phí khác là cao hơn
nhiều: chi phí xã hội và môi trường liên quan đến việc sử dụng thuốc BVTV,
mất cơ hội xuất khẩu do dư lượng thuốc BVTV cao trên sản phẩm, và năng
suất nông nghiệp không ổn định cùng một hệ sinh thái nông nghiệp bị suy
thoái.
Chi phí hàng năm cho sức khỏe con người trong nước và mất cơ hội

xuất khẩu các loại rau quả và trái cây có liên quan đến thuốc BVTV ở Việt
Nam ước tính khoảng 700 triệu $. Điều này ước tính bằng với giá trị thu nhập
từ xuất khẩu rau quả trong năm 2010, trong đó chi phí về môi trường của
thuốc BVTV chưa được bao gồm.
18


×