Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Những người được giải thưởng Nobel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.95 KB, 13 trang )

Những người đoạt giải Nobel Vật lý
Tranh cãi
Giải Nobel Vật lý có lẽ là hạng mục giải về học thuật gây nhiều tranh cãi nhất trong hệ thống Giải Nobel.
Ủy ban Giải Nobel Thụy Điển và Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển đã nhiều lần bị chỉ trích vì cả quá
trình xét giải, việc chọn người trao giải và bỏ qua ứng cử viên.
Quá trình xét giải
Tesla
Edison
Thomas Edison và Nikola Tesla, hai nhà phát minh nổi tiếng Thế giới cuối thế kỉ 19 và 20 được coi là
những ứng cử viên nặng ký cho Giải Nobel Vật lý năm 1915, nhưng không ai trong số họ giành được giải
thưởng này cho dù cả hai đều đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. Nhiều người tin
rằng ủy ban xét giải đã loại cả hai người do những mâu thuẫn cá nhân giữa hai nhà phát minh này, nhiều
bằng chứng cho thấy cả Edison và Tesla bằng cách này hay cách khác đã tìm cách hạ thấp những cống hiến
và sự xứng đáng đoạt giải của người kia, đồng thời thề sẽ từ chối giải nếu phải cùng nhận hoặc nhận sau
địch thủ của mình
[1][2][3][4]
. Dù sao thì cũng rất đáng tiếc khi trong danh sách những người nhận giải không có
tên Tesla và Edison. Cần biết rằng lúc này Tesla đang rất cần hỗ trợ về tài chính, chỉ một năm sau khi được
đề cử không thành, ông đã lâm vào cảnh phá sản
Nhà vật lý nữ người Áo Lise Meitner đã đóng góp rất lớn vào việc phát hiện ra hiện tượng phân hạch năm
1939 nhưng không bao giờ được nhận Giải Nobel Vật lý
[5]
. Trong thực tế, chính bà chứ không phải Otto
Hahn, người được nhận Giải Nobel Hóa học năm 1944 "vì tạo ra nguyên tố mới nhờ phản ứng phân hạch",
đã lần đầu tiên đề cập đến hiện tượng phân hạch đồng vị phóng xạ sau khi phân tích các dữ liệu thí nghiệm
và cùng Otto Robert Frisch áp dụng thành công mẫu giọt chất lỏng của Niels Bohr để giải thích hiện tượng
này
[6]
. Nhiều người cho rằng Meitner không được trao giải vì tình trạng trọng nam khinh nữ phổ biến đầu
thế kỉ 20 trên Thế giới và ngay trong thành phần ủy ban xét giải, đã dẫn đến những cống hiến của bà bị xem
nhẹ và gạt khỏi danh sách trao giải


[7]
.
Giải Nobel Vật lý năm 1956 được trao cho William Shockley, John Bardeen và Walter Brattain "vì phát
minh transistor" trong khi thực tế đã có nhiều phát minh trước đó liên quan đến việc hình thành transistor
như các mẫu transistor hiện đại do Julius Edgar Lilienfeld đăng ký bằng sáng chế từ năm 1928
[8]
.
Ngô Kiện Hùng là nhà vật lý nữ được mệnh danh "Đệ nhất phu nhân của Vật lý", bà đã chứng minh bằng
thực nghiệm sự vi phạm bảo toàn tính chẵn lẻ năm 1956 và là phụ nữ đầu tiên được nhận Giải Wolf cho Vật
lý. Tuy vậy đến tận khi mất năm 1997, bà vẫn không được xét trao Giải Nobel Vật lý
[9]
. Chính Ngô Kiện
Hùng đã đề cập thí nghiệm của mình với Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh, giúp cho hai nhà vật lý này
chứng minh thành công lý thuyết về sự vi phạm bảo toàn tính chẵn lẻ trong phân rã điện tử. Lý và Dương đã
được nhận Giải Nobel Vật lý vì công trình này, tương tự trường hợp của Meitner, dư luận đã chỉ trích việc
ủy ban không đồng trao giải cho Ngô Kiện Hùng như là một biểu hiện của việc trọng nam khinh nữ trong
xét giải của Ủy ban Giải Nobel.
Năm 1974 giải được trao cho Martin Ryle và Antony Hewish "vì những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh
vực vật lý thiên văn vô tuyến". Hewish được trao Giải Nobel Vật lý với lý do riêng là đã phát hiện ra xung
tinh, nhưng thực tế thì nhà vật lý này ban đầu đã giải thích những tín hiệu thu được là liên lạc của "những
người nhỏ bé da xanh" ("Little Green Men", ám chỉ người ngoài hành tinh) với Trái Đất. Sự giải thích chính
xác chỉ đến khi David Staelin và Edward Reifenstein phát hiện ra một xung tinh ở tâm của Tinh vân con cua
(Crab Nebula). Sau đó, Fred Hoyle và nhà thiên văn Thomas Gold đã giải thích chính xác pulsar là những
sao neutron quay rất nhanh trong từ trường mạnh nên bức xạ sóng vô tuyến đều đặn và mạnh như là việc
phát ánh sáng của một ngọn hải đăng. Jocelyn Bell Burnell, học trò do Hewish hướng dẫn, cũng không được
xét trao giải, mặc dù cô là người đầu tiên đề cập đến các nguồn sóng vô tuyến từ ngoài vũ trụ mà sau đó
được chứng minh là bắt nguồn từ các pulsar
[10]
. Một trường hợp tương tự cũng liên quan đến vật lý thiên văn
là Giải Nobel Vật lý năm 1978, năm đó hai người chiến thắng là Arno Allan Penzias và Robert Woodrow

Wilson "vì đã phát hiện ra bức xạ phông vũ trụ" (CMB), trong khi ban đầu chính bản thân hai người này
cũng không thể hiểu được tầm quan trọng to lớn của phát hiện này và cũng không giải thích được chính xác
nguồn gốc của các tín hiệu tìm thấy.
Trong những năm gần đây, Giải Nobel Vật lý cũng không thoát khỏi chỉ trích từ giới khoa học và dư luận.
Giải năm 1997 được trao cho Chu Đệ Văn, Claude Cohen-Tannoudji và William Daniel Phillips "vì đã phát
triển phương pháp làm lạnh và bẫy nguyên tử bằng laser" trong khi những công trình tương tự đã được các
nhà vật lý Nga thực hiện từ hơn một thập kỉ trước đó
[11]
.
Người được trao giải
Nhà vật lý Philipp Lenard
Philipp Lenard, người được trao Giải Nobel Vật lý năm 1905 sau đó đã trở thành cố vấn cho Adolf Hitler
trong cương vị người đứng đầu ngành vật lý "của người Aryan", ông này đã góp phần truyền bá tư tưởng
phân biệt chủng tộc trong khoa học và coi thuyết tương đối của Albert Einstein chỉ là trò lừa bịp và không
đáng được trao giải Nobel, vì vậy năm 1921, Einstein chỉ được nhận Giải Nobel vì những đóng góp trong
giải thích hiện tượng quang điện chứ không phải vì thuyết tương đối vốn nổi tiếng hơn nhiều. Johannes
Stark, một nhà vật lý Đức gốc Bavaria được trao giải Nobel năm 1919, sau này cũng đóng vai trò quan trọng
trong cuộc vận động chống "nền vật lý Do Thái" của Đức Quốc xã.
William Bradford Shockley được đồng trao giải năm 1956 "vì phát minh ra transistor", sau khi được trao
giải ông này đã lại trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho thuyết ưu sinh
[12]

[13]
mà sau đó được chứng minh là
sai lầm hoàn toàn.
Triệu Trung Nghiêu khi là một nghiên cứu sinh ở Caltech năm 1930 đã lần đầu tiên dò được positron thông
qua phản ứng hủy cặp electron-positron, tuy vậy ông đã không nhận ra bản chất của thí nghiệm này. Sau đó
Carl D. Anderson đã được trao Giải Nobel Vật lý năm 1936 nhờ việc phát hiện ra positron khi sử dụng cùng
một nguồn đồng vị (thorium carbide, ThC) như Triệu. Mãi về sau, Anderson mới thừa nhận rằng thí nghiệm
của Triệu Trung Nghiêu đã giúp ông tìm ra positron. Tuy vậy Triệu chết năm 1998 mà không bao giờ được

nhận giải Nobel vì đóng góp của mình
[14]
.
Mặc dù nhà vật lý người Brasil César Lattes là nhà nghiên cứu và tác giả chính của bài báo lịch sử trên tờ
Nature về việc mô tả hạt cơ bản pion, Giải Nobel Vật lý năm 1950 lại chỉ được trao cho giám đốc phòng thí
nghiệm của Lattes là Cecil Powell. Có điều này là do đến tận thập niên 1960, Ủy ban Giải Nobel thường chỉ
xét giải cho người đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm.
Ngoài lề
• Đặc điểm nổi bật của Giải Nobel Vật lý là các công trình nằm trong phần lý do trao giải thường đã
được công bố trước đó rất lâu, trong một số trường hợp có thể lên tới hai hoặc ba thập kỷ, nhất là đối
với các công trình, tiên đoán lý thuyết đòi hỏi có thực nghiệm kiểm chứng. Vì vậy tuổi trung bình
khi nhận giải của 179 nhà khoa học (tính đến hết năm 2006) là khá cao, gần 53 tuổi. Cho đến nay,
người nhiều tuổi nhất khi được trao Giải Nobel Vật lý là Raymond Davis Jr., ông nhận giải Nobel
năm 2002 khi đã 88 tuổi, đây cũng là kỉ lục về độ tuổi của một người được trao Giải Nobel nói
chung. Raymond Davis Jr. được nhận giải vì những đóng góp của ông trong thí nghiệm thu neutrino
Mặt Trời, một thí nghiệm đã được tiến hành từ thập niên 1970. Được tưởng thưởng cho cống hiến
của mình sau gần 30 năm, nhà khoa học này đã bắt đầu có triệu chứng của bệnh Alzheimer, và ông
mất không lâu sau đó vào năm 2006. Những trường hợp nhận giải muộn như Raymond Davis Jr.
không phải là hiếm, có thể kể tới nhà vật lý Vitaly Ginzburg được trao Giải Nobel Vật lý năm 2003
khi đã 87 tuổi cho nghiên cứu lý thuyết từ những năm 1950, hay Pyotr Leonidovich Kapitsa được
trao giải năm 1978 khi đã 84 tuổi.
• Tuy nhiên cũng có một vài cá nhân ngoại lệ được trao giải khi còn rất trẻ, cho đến nay người ít tuổi
nhất khi được nhận Giải Nobel Vật lý là William Lawrence Bragg, ông được trao giải năm 1915 khi
mới 25 tuổi, là một trong những người trẻ nhất từng được trao Giải Nobel. William Bragg được
đồng trao giải cùng chính cha của ông là William Henry Bragg, đây là một trong số ba cặp cha con
cùng được trao giải Nobel, hai cặp cha con còn lại là Niels Bohr (bố, trao năm 1922) - Aage Bohr
(con, trao năm 1975) và J. J. Thomson (bố, trao năm 1906) - George Paget Thomson (con, trao năm
1937). Ngoài ra còn một cặp vợ chồng cùng được trao giải này là Pierre Curie và Maria
Skłodowska-Curie, hai người nhận Giải Nobel Vật lý năm 1903. Cũng cần biết thêm rằng gia đình
nhà Curie là gia đình nhận nhiều giải Nobel nhất cho tới nay với 4 người, ngoài ông bà Pierre và

Marie Curie, con gái của hai người là Irène Joliot-Curie và chồng bà là Frédéric Joliot-Curie cũng
được trao Giải Nobel Hóa học năm 1935.
• Người được trao giải muộn nhất sau khi công bố công trình có lẽ là nhà vật lý người Canada
Bertram Brockhouse, ông được trao Giải Nobel Vật lý năm 1994 cho những nghiên cứu về vật lý
chất rắn từ những năm 1950, tức là sau khoảng 40 năm Brockhouse mới được tưởng thưởng cho
những đóng góp của mình. Trong khi đó cũng có những công trình được trao giải rất sớm, đặc biệt là
các công trình thực nghiệm, ví dụ điển hình là Giải Nobel Vật lý năm 1984, khi hai người nhận giải
Carlo Rubbia và Simon van der Meer được trao giải vì những đóng góp quyết định trong thí nghiệm
UA1 dò được hạt W chỉ một năm trước đó.
• Người duy nhất cho đến nay được nhận hai Giải Nobel Vật lý và cũng là người duy nhất trong lịch
sử Giải Nobel nhận được hai giải thuộc cùng một hạng mục, đó là John Bardeen, ông được trao giải
năm 1956 vì những đóng góp trong việc phát minh ra transistor và năm 1972 cho những nghiên cứu
về siêu dẫn.
• Trong lịch sử Giải Nobel Vật lý, mới chỉ có hai nhà vật lý nữ được trao giải, đó là Maria
Skłodowska-Curie (trao năm 1903) và Maria Goeppert-Mayer (trao năm 1963), ngoài ra đã có một
số nhà khoa học nữ đã trượt giải một cách đáng tiếc như Ngô Kiện Hùng hoặc Lise Meitner. Vì vậy,
dư luận đã từng nhiều lần chỉ trích Ủy ban Giải Nobel vì cho rằng giữa các thành viên của ủy ban
vẫn tồn tại tình trạng "trọng nam khinh nữ".
Danh sách
Thập niên 1900
Năm Tên Quốc gia Công trình nhận giải
1901 Wilhelm Conrad Röntgen Đức Khám phá ra tia X.
1902
Hendrik Lorentz
Pieter Zeeman
Hà Lan
Đóng góp cho từ học
Phát hiện ra Hiệu ứng Zeeman ((tách vạch phổ
dưới tác dụng của từ trường))
1903 Henri Becquerel Pháp Phát hiện và nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ tự

nhiên
Pierre Curie và Maria
Skłodowska-Curie
Pháp và Ba
Lan
Nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ
1904 Huân tước Rayleigh Anh
Nghiên cứu về mật độ các khí lý tưởng nặng, tìm
ra khí Agon
1905 Philipp Lenard Đức Nghiên cứu về ống chùm ca-tốt.
1906 Sir J. J. Thomson Anh
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về quá trình
dẫn điện trong chất khí.
1907 Albert Abraham Michelson
Ba Lan và
Hoa Kỳ
Chế tạo dụng cụ quang học chính xác, thực hiện
Thí nghiệm Michelson-Morley
1908 Gabriel Lippmann Luxembourg
Tạo hình ảnh màu bằng phương pháp giao thoa,
chế tạo các tấm phim Lippmann
1909
Guglielmo Marconi
Karl Ferdinand Braun
Ý
Đức
Nghiên cứu tiên phong về radio
Thập niên 1910
Năm Tên Quốc gia Công trình nhận giải
1910

Johannes Diderik van der
Waals
Hà Lan Phương trình trạng thái của chất khí và chất lỏng
1911 Wilhelm Wien Đức Tìm ra định luật bức xạ nhiệt
1912 Gustaf Dalén
Thụy
Điển
Phát minh van mặt trời dùng trong việc thắp sáng các hải
đăng và phao trên biển
1913 Heike Kamerlingh Onnes Hà Lan
Nghiên cứu tính chất của vật chất tại nhiệt độ cực thấp dẫn
đến việc tạo ra hêli lỏng
1914 Max von Laue Đức Phát hiện ra hiện tượng nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
1915
Sir William Henry Bragg
Sir William Lawrence
Bragg
Anh
Úc
Chế tạo dụng cụ phân tích cấu trúc tinh thể bằng tia X
1916 Không trao giải
1917 Charles Glover Barkla Anh Tìm ra bức xạ tia X đặc trưng của các nguyên tố
1918 Max Planck Đức Đề xuất lý thuyết lượng tử năng lượng
1919 Johannes Stark Đức
Tìm ra Hiệu ứng Stark (tách vạch phổ dưới tác dụng của điện
trường)
Thập niên 1920
Năm Tên Quốc gia Công trình nhận giải
1920
Charles Edouard

Guillaume
Pháp Tìm ra hợp kim thép và niken
1921 Albert Einstein Đức Nghiên cứu về hiệu ứng quang điện và đóng góp khác cho vật

×