Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đặt vấn đề vào bài gây hứng thú hoc hóa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
- - - * * * - - - - - - o O o - - -
Đức Phú, ngày 15 tháng 4 năm 2010
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI
GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC 9
* Kính gửi:
- HĐKH Trường THCS Đức Phú
- HĐKH Phòng GD&ĐT Tánh Linh
* Tôi tên: Mai Thiện Chánh
- Hiện là Giáo viên đang công tác tại Trường THCS Đức Phú.
- Công việc đang đảm nhận : giảng dạy môn Hóa học – Sinh học lớp 9, tổ
trưởng chuyên môn.
Hưởng ứng tinh thần viết SKKN phục vụ phong trào dạy và học, theo công văn số
202/HD/SGD&ĐT-VP Ngày 24/10/2007 của Sở Giáo dục & Đào tạo Bình Thuận về việc
hướng dẫn viết, đánh giá, xếp loại SKKN năm học 2009-2010 và hướng dẫn thực hiện quy
trình làm SKKN của Phòng GD&ĐT Tánh Linh ngày 9/11/2007 ; nay bản thân có 01
SKKN với đề tài : “ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN
HÓA HỌC 9”
Xin được trình bày như sau đây.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Mở đầu là một nghệ thuật vĩ đại” – Longfellow
Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học đều có phần mở đầu thuyết phục,
vì ba phút mở đầu sẽ dẫn dắt cả tiết học. Thực tế đã chứng minh rằng: Chỉ khi nào có sự
chuẩn bị sẵn sàng, học sinh mới có thể học tốt.
Mở đầu bài giảng là một trong những yếu tố quyết định tính toàn vẹn của bài học,
có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, tạo không khí hứng khởi cho các
em khi bắt đầu vào bài học mới. Một giờ học mở đầu tốt coi như đã thành công được một
nửa.
Mặt khác, phương pháp là vấn đề của cá nhân, và không thể có phương pháp nào là


“vạn năng”; là cách tiếp cận và giải quyết riêng của mỗi người thầy, không thể liệt kê hết
sự đa dạng về hình thức và sắc thái của mỗi người.
Người thầy dạy theo kiểu khơi gợi là không chỉ dạy chuyên môn mà còn chú tâm
đến dạy cho học sinh phương pháp tư duy. Một thực tiễn và cũng là kinh nghiệm quý giá là
“Kiến thức không thể có được từ việc học thuộc lòng những sự kiện rời rạc mà chỉ có thể
có được từ khả năng phân tích, tổng hợp và suy luận”.
Tôi thật sự thuyết phục bởi những người thầy có cách nói truyền cảm, giải thích rõ
ràng, thấu đáo, biết khơi gợi vấn đề để học sinh suy nghĩ thêm; người thầy đi từ những
nhận xét đơn giản, từ những điều cụ thể, dẫn tới những nhận định có tính tổng hợp, khái
quát và phức tạp hơn; cách dùng thuật ngữ cũng bắt đầu từ những thuật ngữ thông thường
trước khi giới thiệu thuật ngữ chuyên môn.
Hơn thế nữa, các ý tưởng mới mẻ bao giờ cũng giống như những cái chồi non mới
nhú, nếu chúng ta bị chi phối hoàn toàn bởi thói quen cố hữu thì không bao giờ có thái độ
khuyến khích chồi non phát triển. Ngược lại còn có khuynh hướng ngăn chặn những chiếc
chồi non đó, bởi chúng có vẻ như đi chệch khỏi cái đang phổ biến (thịnh hành). Nó chỉ có
ở người có cách nhìn khác với số đông mới phát hiện được. Với cách nhìn thấu đáo và tâm
huyết, người thầy chân chính bao giờ cũng biết nhận ra những “chồi non” mới nhú từ
những học sinh thân yêu của mình và biết cách giúp đỡ cho nó phát tiển.
Mặt khác, hóa học là môn học thực nghiệm và có ý nghĩa rất quan trọng của khoa
học đời sống hàng ngày, việc yêu thích và học tốt bộ môn này ở đa số học sinh phổ thông
đang là vấn đề khó chung của ngành giáo dục và giáo viên dạy hóa nói riêng.
Xuất phát từ những lý do, mục đích, ý nghĩa nói trên, tôi đã nghiên cứu cẩn thận và
mạnh dạn chọn - thực hiện đề tài này: Đề tài ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI GÂY HỨNG
THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC 9.
Trong thời gian áp dụng vừa qua, đề tài đã đạt được những thành công đầu tiên
trong sự nghiệp giáo dục của bản thân nói riêng và sự nghiệp giáo dục của nhà trường –
nơi tôi đang công tác nói chung, được đa số học sinh khối lớp 9 ủng hộ và lực lượng
GVBM khối 9 quan tâm góp ý phối hợp.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ :
A. CHUẨN BỊ

Từ ý tưởng đã có tôi đã bắt tay vào công việc chuẩn bị, quy trình như sau:
1. Điều tra
Thực hiện điều tra ở một số giáo viên bộ môn và học sinh khối 9 bằng những phiếu
điều tra trắc nghiệm, mỗi phiếu với một vấn đề điều tra, kết quả như sau:
- 98 % HS đồng ý “rất yêu thích và hứng thú với những bài học bắt đầu bằng sự kích
thích, không khí thật vui vẻ”.
- 5 % HS chấp nhận sự vào bài của thầy cô một cách trực tiếp và chịu học thuộc lòng.
- 75% HS tỏ ra rất căng thẳng với khâu kiểm ta bài cũ trước khi vào bài mới.
- 83 % HS hào hứng với việc giải quyết được vấn đề đầu bài của giáo viên đưa ra vào
cuối tiết học.
- 98% HS đều chú ý tập trung khi một người thầy khơi gợi vấn đề đầy mâu thuẫn, thắc
mắc trước một bài mới.
- 95 % tiết học hóa trong học kỳ 1 vào bài với sự hứng khởi, xếp loại tiết học “Tốt”.
- 50 % HS chưa yêu thích và học tốt bộ môn hóa học.
- 90 % giáo viên quan sát thấy HS không thật sự quan tâm khi giáo viên vào bài trực
tiếp; ghi luôn tiêu đề bài học.
- 90 % giáo viên bộ môn thấy hiệu quả cao trước khi ra khỏi lớp với một tiết học mở
đầu bài giảng tốt.
- 50 % giáo viên chọn cách vào bài nhanh để đảm bảo thời gian giảng giải.
2. Xây dựng các kiểu vào bài gây hứng thú.
- Việc xây dựng các kiểu, hình thức vào bài phụ thuộc vào mỗi bài học cụ thể và thời
gian cho phép và đã đựơc giáo viên bộ môn thực hiện trong soạn giảng.
Bao gồm một số kiểu vào bài như liệt kê trong “QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN”.
- Các loại tranh ảnh, hóa chất cần thiết cho vào bài ở từng tiết học.
- Các thông tin, tư liệu bổ sung kiến thức.
B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Nắm kĩ phân phối chương trình và soạn giảng trước bài mới.
Được phân công giảng dạy môn hóa học ở 4 lớp thuộc khối 9 năm học 2009 – 2010 của
trường THCS Đức Phú, và giảng dạy Hóa 9 ở 5 năm liền, bản thân luôn coi phân phối
chương trình và việc soạn giảng là điểm xuất phát cho từng tiết học mong có hiệu quả.

Nắm chắc phân phối chương trình là một vấn đề không kém phần quan trọng, qua đó
giúp giáo viên có cơ sở hệ thống hóa kiến thức, bộ môn hóa học mang tính logic từ khối 8,
các bài học mang tính kế thừa nên giáo viên sẽ không nhầm lẫn, giới thiệu bài mà người
học có thể đã học đã biết hoặc quá khó cho học sinh.
Bố cục của một giáo án là điểm chung áp dụng của giáo viên môn Hóa toàn ngành giáo
dục trong Huyện nhà, do đó việc đặt nội dung vào bài là điều thuận lợi cho giáo viên, vị trí
sẽ sau phần kiểm tra bài cũ hoặc thay phần kiểm tra bài cũ đối với các bài học đầu chương,
đầu học kỳ.
2. Thực hiện trên lớp
Đối với mỗi kiểu bài lên lớp, mỗi bài học cụ thể và thời gian cho phép, hình thức mở
đầu có khác nhau. Bí quyết thành công ở đây là sự đa dạng và sáng tạo. Giáo viên đã mở
bài bằng cách làm một điều gì khác thường hay bất ngờ khiến cho HS phải ngạc nhiên.
Quá trình thực hiện đã linh động trong 8 kiểu mở đầu như sau:
2.1. Vào bài theo phương pháp dẫn dắt logic:
Với cách vào bài này, giáo viên đã dẫn dắt từ kiến thức cũ sang bài mới bằng mối liên
hệ logic hoặc đi từ kiến thức tổng thể chung đến kiến thức bộ phận của bài học.
* Ví dụ cụ thể minh họa:
- Học bài mới: Tính chất hóa học của muối.
Các em đã biết axit là hợp chất có 2 thành phần trong phân tử là hiđô và gốc axit, còn
bazơ thì có 2 thành phần phân tử là kim loại và nhóm hiđrôxit (-OH), cũng giống như A có
kẹo và B có bánh, khi A và B trao đổi cho nhau thì sẽ được những cặp đôi như thế nào?
Điều kiện nào mới trao đổi được? Bài học hôm nay, Thầy trò chúng ta sẽ làm rõ một hợp
chất là sản phẩm giữa axit tác dụng với bazơ, và loại phản ứng trao đổi trong hóa học.
2.2. Vào bài theo phương pháp kể chuyện:
Với cách vào bài này, giáo viên đã kể một câu chuyện nhỏ và vui, rồi từ tình huống hay
vấn đề trong câu chuyện để dẫn vào bài học.
* Ví dụ cụ thể minh họa:
- Học bài mới: Nhôm
Truyện kể trích: Nhà viết sử cổ đại Plini Bố có kể lại một sự kiện lý thú từng xảy ra
gần hai ngàn năm về trước. Một hôm, một người lạ đến gặp hoàng đế La Mã Tibêri. Người

đó mang tặng hoàng đế một cái chén do chính mình làm ra từ một thứ kim loại lấp lánh
như bạc, nhưng lại rất nhẹ. Người thợ nói rằng, anh ta lấy được thứ kim loại mà chưa ai
biết này từ đất sét. Có lẽ Tibêri ít khi bận tâm biết ơn ai, và ông ta cũng là một hoàng đế

×