Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN - BGH với hoạt động NGLL bậc Tiểu học (Năm học 2002 - 2003)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.16 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
Giám hiệu với hoạt động ngoài giờ lên lớp (trích).

Người thực hiện : Nguyễn Thị Xuân Lan.
Trường: Hiệu trưởng trường tiểu học Khương Thượng.

Phần II: Nội dung đề tài
I. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:
1. Đạo đức:
Là những tiêu chuẩn, là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận; qui định hành
vi, quan hệ của con người với nhau và với xã hội.
Là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn, đạo đức
mà có.
Vì vậy môn Đạo đức ở trường tiểu học là đặc biệt quan trọng, nó góp phần vào việc giáo
dục cho các em các nét phẩm chất đạo đức như: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh
chị em; biết kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo; yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè. Để
giáo dục học sinh những nét phẩm chất đạo đức ấy, là phải giúp các em thể hiện hành vi đạo
đức của mình qua các giờ học, qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Pháp luật:
Là những qui phạm, những hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải
tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chính là môi trường, là nơi để học sinh thể hiện
hành vi đạo đức của mình, để giáo viên uốn nắn, hướng dẫn trò của mình thể hiện những hành vi
đạo đức. Đó chính là tiền đề sau này những công dân ấy thực hiện đúng, tuân thủ theo pháp luật.
3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Là hoạt động sư phạm của giáo viên và học sinh trong nhà trường được
Tiến hành thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể........ Các hoạt động này
bổ trợ cho các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Là những hoạt động mang tính giáo dục, được sự chỉ đạo, hướng dẫn chung của Bộ giáo
dục - Đào tạo, của Sở giáo dục - Đào tạo Hà Nội, của Phòng giáo dục – Đào tạo Quận Đống Đa


được diễn ra ngoài giờ học chính khoá.
Những hoạt động ấy được cụ thể hoá, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường,
được giáo viên trực tiếp tổ chức hướng dẫn để giáo viên “biến” sự hiểu biết của mình thành
những hành vi đạo đức cho học sinh.

II. Chỉ đạo giáo viên tiến hành thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1. Các bước tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Trong những năm gần đây, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các tổ khối chuyên môn,
các giáo viên tiến hành nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề của từng tháng.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tiến hành theo qui trình như sau:
Bước 1:
Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục phải đạt được. Thường là các chủ
đề đều do Hội đồng Đội thành phố đặt tên và chỉ rõ yêu cầu.
Bước 2:
Ban giám hiệu cần vạch kế hoạch, thời gian tiến hành. Chuẩn bị về nội dung,
Hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động.
Phân công công việc cụ thể, dự kiến các tình huống xảy ra. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra
sự chuẩn bị.
Bước 3:
Tiến hành hoạt động:
Đối với các hoạt động của lớp, cần cố gắng tạo điều kiện để học sinh tự quản, tự điều khiển,
nhất là ở các lớp 4, lớp 5; còn giáo viên nên đóng vai trò là người hỗ trợ, là người giúp đỡ các
em.
Bước 4:
1
Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả.
Cần phải rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả hơn.
Khi rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cần tập trung vào hình thức tổ chức hoạt động, nội
dung hoạt động, quá trình tự quản, tự điều khiển của học sinh để bước chuẩn bị cho những
hoạt động tiếp theo đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra.

2. Các chủ đề của 5 đợt thi đua:
Đợt 1: Từ 5 – 9 đến 15 – 10.
Vui hội khai trường – Mừng Thủ đô giải phóng.
Đợt 2: Từ 15 – 10 đến 30 – 11.
Chúng em chăm ngoan vì sức khoẻ thầy cô.
Đợt 3: Từ 30 – 11 đến 15 – 1.
Chào Seagames – Biết ơn anh bộ đội.
Đợt 4: Từ 15 – 1 đến 30 – 3.
Mừng Đảng – Mừng Đoàn
Mừng mùa xuân đất nước.
Đợt 5: Từ 30 – 3 đến 30 – 5.
Vâng lời Bác Hồ dạy – Em là chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Sau đây tôi xin trình bày hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm các đợt thi đua
mà ở trường tôi đã tổ chức tiến hành ở các lớp 4, lớp 5.
3. Một số chủ đề mẫu của các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
* Chủ đề 1:
Biết ơn các thầy giáo, cô giáo
1. Yêu cầu giáo dục:
Học sinh nhận thức sâu sắc công ơn của các thầy, cô giáo đối với mỗi học sinh.
Qua đó học sinh xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của mình là phải cố gắng học tập, tu dưỡng
rèn luyện cho tốt để xứng đáng với công lao to lớn của các thầy giáo, cô giáo.
2. Nội dung và hình thức thể hiện:
a. Nội dung:
- Học sinh kể lại mẩu chuyện về tình cảm thầy – trò sâu sắc.
- Học sinh hát, đọc thơ có nội dung ca ngợi công lao to lớn của các thầy giáo, cô giáo.
- Học sinh nêu các công thức, quy tắc toán; làm một số bài tính nhanh; làm một số bài
từ ngữ, ngữ pháp cơ bản.
- Kể về cách học bài của bản thân học sinh và thời gian biểu một ngày học tập của các
em.
- Học sinh nêu trách nhiệm của mình trong học tập và rèn luyện đạo đức.

b. Hình thức:
Hái hoa (tổ chức ở từng lớp).
- Cần trang trí cây hoa đẹp, mỗi bông hoa là một câu hỏi hoặc một bài toán, bài từ
ngữ, ngữ pháp.
- Buổi hoạt động vui, sôi nổi, tình cảm sâu sắc.
- Buổi hoạt động do học sinh tự điều khiển.
- Tham dự buổi hoạt động có giáo viên chủ nhiệm lớp và một số đại biểu của chi hội
cha mẹ học sinh lớp học.
c. Thời gian tiến hành:
- Tổ chức hoạt động ở các lớp thống nhất cùng một buổi sáng trước ngày 20 tháng 11
(có thể 17 hoặc 18/11).
d. Các bước tiến hành:
* Bước chuẩn bị:
Ban giám hiệu họp với tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên lớp 4, lớp 5 để thông qua
nội dung và hình thức hoạt động.
Phân công giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi về toán, về từ ngữ - ngữ pháp ... Buổi họp
này phải tiến hành từ đầu tháng 11. Đồng thời yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo cho
học sinh chuẩn bị những nội dung đã nêu trên.
Ban giám hiệu họp với tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên lớp 4, lớp 5 để cùng điều
chỉnh, bổ sung những câu hỏi mà giáo viên đã chuẩn bị. Sau khi đã thống nhất nội dung câu hỏi
thì cho giáo viên viết câu hỏi vào những bông hoa. Mỗi bông hoa phải được làm đẹp và câu hỏi
phải được viết rõ ràng. Một vài ví dụ câu hỏi được viết ở bông hoa.
+ Em hãy kể lại một kỉ niệm em cho là sâu sắc nhất của một thầy giáo (cô giáo) đối với
em.
+ Em hãy hát một bài hát hay đọc diễn cảm một bài thơ ca ngợi công lao to lớn của các
thầy giáo, cô giáo.
+ Tại sao phải kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo cũ? Em đã làm gì để thể hiện
lòng kính trọng và biết ơn đó?
2
+ Em hãy nêu cách tính chu vi, diện tích của hình vuông, của hình chữ nhật?

+ Tìm số bé nhất, lớn nhất có ba chữ số chia hết cho 2, 3 và 5. Tổng, hiệu của hai số đó
có chia hết cho 2, 3 và 5 không?
+ Hãy nêu các kiểu từ láy, các dạng từ láy.
+ Tìm 5 kiểu từ láy dạng l ... l (ví dụ: lo lắng).
+ Vì sao nói và viết phải thành câu? Cho ví dụ.
+ Tìm chủ ngữ, vị ngữ của một câu:
" Chữ của bạn Hoa vừa sạch, vừa đẹp."
+ Làm thế nào để bài học nhanh thuộc?
+ Hãy nêu thời gian biểu một ngày nghỉ mà em cho là vừa giúp đỡ được bố mẹ nhiều,
vừa học bài và làm bài tốt.
+ Em hiểu câu nói “không thầy đố mày làm nên” như thế nào?
Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp chọn một em trong lớp để điều khiển
buổi sinh hoạt. Giáo viên chủ nhiệm phải viết lời tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và cho em đó
tập điều khiển chương trình.
Giáo viên chủ nhiệm thông báo và trao đổi với học sinh của mình về nội dung và hình
thức của buổi sinh hoạt để các em có thời gian sưu tầm, tìm hiểu, chuẩn bị.
Giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi với chi hội cha mẹ học sinh lớp chuẩn bị cho buổi sinh
hoạt:
+ Chuẩn bị cho trang trí, khẩu hiệu, hoa.
+ Kê bàn ghế học sinh, bàn ghế đại biểu.
+ Mời đại biểu tham dự.
+ Chuẩn bị phần thưởng cho những học sinh đạt kết quả tốt trong đợt thi đua 20/11,
chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả để liên hoan cuối buổi.
Lưu ý: Giáo viên chủ nhiệm chọn học sinh điều khiển chương trình phải nhanh nhẹn,
hoạt bát. Để học sinh này làm tốt, giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, phải cho làm thử.
* Bước tiến hành sinh hoạt:
Học sinh điều khiển chương trình nêu lí do, giới thiệu đại biểu dự buổi sinh hoạt. Phần lí do
có thể viết theo đại ý như: Lòng kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo luôn luôn ở trong tâm
trí mỗi học sinh chúng ta. Các thầy giáo, cô giáo không những dạy cho ta học chữ mà còn dạy
cho ta làm người. Nhờ công sức của các thầy giáo, cô giáo mà mỗi học sinh chúng ta tiến bộ và

từng bước trưởng thành. Để nhớ lại và khắc sâu thêm những tình cảm thầy trò thiêng liêng cao
quí ấy, hôm nay lớp ... tổ chức buổi sinh hoạt mang tên “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”.
Tới dự buổi sinh hoạt với chúng ta hôm nay có .............
Buổi sinh hoạt hôm nay gồm có 2 phần:
+ Phần 1: Hái hoa và trả lời câu hỏi.
+ Phần 2: Trao phần thưởng và liên hoan.
Bạn điều khiển chương trình nêu thể lệ hái hoa:
Mỗi bạn xung phong lên hái hoa được hái một bông hoa.
Mỗi hoa có nêu một câu hỏi yêu cầu bạn phải trả lời hoặc một bài toán, bài từ ngữ, ngữ
pháp yêu cầu bạn phải giải, cũng có thể bông hoa hái được yêu cầu bạn hát hay đọc diễn cảm
một bài thơ ca ngợi công lao của các thầy giáo, cô giáo ...
Mỗi bông hoa chỉ được hái một lần, sau đó bỏ đi không gài lên cây.
Bạn lên hái hoa, tự mở bông hoa ra, đọc to yêu cầu đã ghi trong bông hoa và trả lời.
Khi bạn trả lời xong, người điều khiển chương trình mời các bạn trong lớp cho ý kiến bổ
sung hay đánh giá.
Người điều khiển chương trình cần phải biết tóm tắt các ý kiến phát biểu bổ sung, biết
đề nghị cả lớp vỗ tay khi bạn trả lời đúng, trả lời hay hoặc bạn phát biểu bổ sung chuẩn xác. Khi
hoa đã được hái hết , người điều khiển chương trình cần cảm ơn cả lớp đã tích cực hăng say
chuẩn bị, tham gia rất vui, sôi nổi để buổi sinh hoạt thật nhiều ý nghĩa.
Tiếp đó người điều khiển chương trình mời cô giáo, mời đại biểu cha mẹ học sinh phát
biểu.
Mời cô giáo công bố danh sách những bạn đã đạt thành tích tốt trong đợt thi đua 20/11
và mời các vị đại biểu cùng cô giáo trao phần thưởng cho các bạn.
Cuối cùng là phần liên hoan có kết hợp văn nghệ.
* Bước kết thúc sinh hoạt:
Người điều khiển chương trình cho hát tập thể.
Sau đó biểu dương những tổ, những cá nhân đã tích cực tham gia chuẩn bị để buổi sinh
hoạt thành công.
Người điều khiển chương trình cảm ơn cô giáo, cảm ơn các vị cha mẹ học sinh và hứa sẽ
cố gắng học tập, rèn luyện tốt hơn nữa để xứng đáng với công lao dạy bảo của các thầy giáo, cô

giáo.
Hướng dẫn làm mẫu
3
*Thực hiện ở lớp 4A
Thời gian: Ngày 14 – 11- 2003
Thành phần đại biểu tham dự: Ban giám hiệu, tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn,
giáo viên khối 4 + Khối 5.
Tiến hành sinh hoạt theo trình tự các bước đã hướng dẫn ở phần trên.
- Lớp trưởng tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Lớp trưởng nêu thể lệ cuộc thi.
- Cho tiến hành cuộc chơi.
- Lớp trưởng mời các bạn khác bổ sung, cho ý kiến đánh giá, nhận xét.
- Sau khi học sinh cuối cùng trả lời câu hỏi, các học sinh khác bổ sung ý kiến.
Người điều khiển chương trình mời cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến, nhận xét, đánh giá
cuộc thi và tổng kết đợt 20 – 11 của lớp học.
- Lớp trưởng thay mặt học sinh cả lớp đọc lời hứa.
Đánh giá rút kinh nghiệm
Thành phần tham dự: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên khối 4 Khối 5, tổng
phụ trách Đội. Đã có đủ thành phần tham dự.
- Về mô hình: Rất phù hợp với học sinh.
- Về nội dung: Các câu hỏi được soạn thảo rất rõ ràng, ngắn gọn, có đủ các câu hỏi cho
cả học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và học sinh yếu.
- Về việc chuẩn bị: Chuẩn bị chu đáo. Cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cả về nội dung,
cả về trang trí, kê bàn ghế, văn nghệ thì buổi sinh hoạt mới đạt được hiệu quả tốt.
- Về quá trình tiến hành:
Các em học sinh rất thích hình thức hoạt động này. Để buổi sinh hoạt tiến hành được tốt,
ngoài sự chuẩn bị tốt về nội dung câu hỏi, về trang trí, kê bàn ghế...... thì người điều khiển
chương trình nên tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong cuộc thi. Vì vậy, mỗi giáo viên chủ nhiệm
lớp cần phải lựa chọn, hướng dẫn và cho làm thử nhiều lần đối với em giữ vai trò điều khiển
chương trình.

Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi, phối hợp với hội cha mẹ học sinh để được giúp đỡ
các hoạt động của lớp đạt kết quả cao.
Giáo viên chủ nhiệm các lớp báo cáo về quá trình chuẩn bị của lớp mình. Mọi giáo viên đều đề
nghị buổi sinh hoạt được tiến hành theo mô hình và nội dung đã được chuẩn bị.
Ban giám hiệu quyết định thời gian tiến hành hoạt động này vào 8 giờ ngày 18 tháng 11,
giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp tốt với hội cha mẹ học sinh của lớp.
Đại diện của Ban giám hiệu đến dự sinh hoạt với các lớp.
Sau buổi sinh hoạt, ban giám hiệu họp với giáo viên khối 4 + 5 để rút kinh nghiệm.
Các giáo viên đều nhất trí cho rằng: Tổ chức các hoạt động như thế này là rất tốt, hiệu
quả giáo dục cao. Đồng thời còn rèn luyện cho các em tính độc lập tự chủ, mạnh dạn, rèn khả
năng nói và giúp các em yêu quí tập thể, yêu quí bè bạn hơn, có trách nhiệm với lớp, với trường
nhiều hơn.
Chủ đề 2:
Giáo dục truyền thống về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I. Yêu cầu giáo dục:
Tuyên truyền cho học sinh hiểu về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.Từ đó nâng cao
niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta.
Giáo dục các em ý thức phấn đấu vươn lên, thi đua rèn luyện, học tập tốt lập thành tích
chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, xứng đáng là những “ Chiến sĩ nhỏ Điện
Biên”, nối tiếp truyền thống của cha anh đi trước.
Tạo không khí phấn khởi, vui tươi, “ Vui mà học, học mà vui” cho các em học sinh.
II. Tổ chức thực hiện:
1. Nội dung:
Tổ chức liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên.
* Thời gian: Từ 1- 3 đến 20 – 3.
* Địa điểm: Phòng học các lớp.
* Đối tượng: 100% học sinh tham gia.
* Chương trình: Kể chuyện lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ.
* Tổ chức liên hoan chia làm 2 cấp:
a. Cấp chi đội ( Lớp ):

- Thi tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên thông qua hình thức bốc thăm và trả lời câu
hỏi.
- Phát động phong trào thi đua “ Hướng về Điện Biên thân yêu”, học sinh nêu rõ
trách nhiệm của mình.
- Thi hát liên khúc về Điện Biên.
b. Cấp liên đội ( Trường )
4
* Thời gian: Ngày 29 – 03 – 2004.
* Địa điểm: Tại sân trường.
* Đối tượng: 100% học sinh toàn trường.
* Chương trình: Tuyên bố lí do – Giới thiệu đại biểu.
Hiệu trưởng đọc lời khai mạc liên hoan.
- Màn sử thi “50 năm – sáng mãi một Điện Biên”.
- Báo cáo thành tích của toàn trường trong việc thực hiện phong trào thi đua
“Hướng về Điện Biên thân yêu”.
- Tuyên dương – khen thưởng các tập thể và cá nhân xuất sắc trong phong trào
này.
- Trao quà cho các đại biểu là cựu chiến binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ...
- Tổ chức trò chơi vui khoẻ mang tên: “Tải đạn ra tiền tuyến”.
- Phần tài năng trí tuệ của học sinh: Thi bốc thăm trả lời câu về chiến thắng Điện
Biên Phủ.
- Hát tập thể – kết thúc liên hoan.
2. Các bước tiến hành:
a. Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên cấp chi đội (lớp):
* Bước chuẩn bị:
- Ban giám hiệu họp với tổ trưởng chuyên môn – Tổng phụ trách – Bí thư Chi
đoàn để thông qua nội dung – hình thức của liên hoan.
* Phân công:
Tổng phụ trách + Bí thư Chi đoàn: Sưu tầm các tư liệu liên quan đến lịch sử chiến
thắng Điện Biên Phủ; cung cấp các bài hát, câu chuyện về Điện Biên; gợi ý định hướng cho các

phong trào “Hướng về Điện Biên thân yêu”.
Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị các câu hỏi về Điện Biên để các em dự phần bốc
thăm; đồng thời thông báo, hướng dẫn các em học tập về lịch sử Điện Biên; chuẩn bị tốt cho nội
dung liên hoan; có kế hoạch phân công rõ ràng để chọn lựa các em vào ban tổ chức của liên
hoan ở lớp mình.
Yêu cầu lớp 5D làm mẫu ở lớp mình vào ngày 01/03/2004 liên hoan cấp Chi đội để
các Chi đội (lớp) khác học tập.


Làm mẫu liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tại Chi đội 5D
- Đại biểu: Ban giám hiệu – tổ trưởng chuyên môn – giáo viên lớp 4, 5- Chi đội trưởng
lớp 4, 5 – Tổng phụ trách – Bí thư Chi đoàn.
- Thời gian: Sáng 01/03/2004.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do:
Cách đây đúng 50 năm về trước – tại một thung lũng nhỏ bé ở miền Tây Bắc Tổ quốc - đã xảy
ra một sự kiện làm “Vang dội 5 châu chấn động địa cầu”. Đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ – một chiến thắng đã đánh dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh của Cách mạng Việt
Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược của Quân và
dân ta. Để chào mừng sự kiện vĩ đại này, hôm nay – lớp 5D tổ chức liên hoan “Chiến sĩ nhỏ
Điện Biên”. Thông qua liên hoan không những chúng ta được ôn lại truyền thống hào hùng
của 50 năm Điện Biên mà còn nhằm phát động tới tất cả các bạn phong trào “Hướng về Điện
Biên thân yêu”.
+ Giới thiệu chương trình
+ Mời 1 bạn học sinh (kể chuyện hay) của lớp mình lên kể chuyện lịch sử Điện Biên (kèm
động tác - điệu bộ).
+ Phát động phong trào “Hướng về Điện Biên thân yêu”.
Bằng nhiều hoạt động thiết thực chúng ta hãy thể hiện rõ mình là “những chiến sĩ nhỏ
Điện Biên”, xứng đáng với truyền thống anh dũng của anh lính Điện Biên năm xưa.
* Hoạt động 1: Tích cực tham gia “Hành trình về Điện Biên” bằng km điểm tốt: mỗi điểm
9 là 1km; mỗi điểm 10 là 2 km hành quân về Điện Biên. Ai xung phong tham gia hành trình này?

(Cả lớp giơ tay).
Đề ra chỉ tiêu từ ngày 1 --> 15/3: Cả lớp hoàn thành chặng đường 500 km từ Hà Nội về
Điện Biên .
* Hoạt động 2: Tham gia thi tìm hiểu lịch sử “Âm vang Điện Biên” do TW đoàn phát
động. Chỉ tiêu: 100% các bạn đều có bài dự thi chất lượng cao.
* Hoạt động 3: Quyên góp ủng hộ các bạn ở Điện Biên – Lai Châu để các bạn xây dựng
nhà văn hoá tỉnh.
Chỉ tiêu: 100% các bạn tiết kiệm tiền ăn sáng, ủng hộ 2000đ cùng một số đồ dùng học
tập khác.
* Hoạt động 4: Xây dựng chương trình măng non mang tên “ Vườn hoa Điện Biên”.
5

×