Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

slide bảo vệ luận văn thạc sĩ tại Trường ĐH KHTN ĐHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.96 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác
thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường
HDKH : TS. Nguyễn Xuân Thành
Học viên : Nguyễn Toàn Hóa
Lớp
: Cao học QLĐĐ 2015 -2017
Hà Nội, năm 2018


TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiêp hoá, hiện đại hoá cùng
với sự tăng nhanh của dân số và sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã
hội kèm theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất, trong điều kiện quỹ đất có hạn, đất đai
ngày càng khan hiếm và có giá trị, đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường quản lý chặt chẽ
để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao.
Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn nhiều, dưới nhiều hình thức, chậm được
xử lý, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ và
nhân dân còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai ở
các cấp hiện nay thực hiện còn ít so với thực tế vi phạm.
Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai có vai trò rất quan trọng để xử lý các trường
hợp vi phạm luật đất đai, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế xã hội.
Xuất phát từ lý do thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Thực
trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường”



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm rõ
những hiệu quả và những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong
công tác thanh tra chuyên ngành về đất đai. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp khảo cứu tài liệu
 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
 Phương pháp kế thừa
 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp


CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
03 chương:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Thực trạng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chương 3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra
và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài
nguyên và Môi trường


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Khái niệm cơ bản về thanh tra
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là việc xem
xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Mục đích của thanh tra
Theo Điều 2 của Luật Thanh tra năm 2010 quy định về mục đích
thanh tra như sau: “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở
trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý
hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng
quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”


3. Nguyên tắc hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
-Tuân thủ trình tự thanh tra
-Tuân thủ pháp luật
-Bảo đảm chính xác, khách quan, công khai dân chủ kịp thời
4. Các loại hình thanh tra


6. Khái niệm thanh tra đất đai
Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh
vực đất đai (theo Khoản 2, Điều 201 Luật Đất đai năm 2013)
7. Mục đích của thanh tra đất đai
- Bảo đảm cho đất đai được sử dụng một cách hợp lý, đúng qui hoạch,

kế hoạch, nâng cao hiệu quả về sử dụng đất.
- Xem xét việc chấp hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai
của UBND các cấp và của người sử dụng đất. Phát hiện, ngăn ngừa và xử lý
kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
- Thông qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện những vấn đề cần phải sửa
đổi, bổ sung để hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho phù hợp và tình hình
phát triển kinh tế xã hội.
8. Phạm vi hoạt động của thanh tra đất đai
Bộ TN&MT chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra
chuyên ngành đất đai trong cả nước.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương.


9. Đối tượng của thanh tra đất đai
Là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan
quản lý nhà nước về đất đai; cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động
liên quan đến lĩnh vực đất đai tại Việt Nam.
10. Nội dung của thanh tra đất đai (Khoản 2, Điều 201, Luật Đất đai)
- Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp;
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và
của tổ chức, cá nhân khác.
- Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong
lĩnh vực đất đai.
11. Nhiệm vụ của thanh tra đất đai (Khoản 3, Điều 201, Luật Đất đai):
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử
dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.



12. Quy trình thực hiện thanh tra đất đai
Khi tổ chức thực hiện việc thanh tra đất đai cũng phải được thực hiện
theo đúng trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra đã được quy định
trong Chương III, Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm
2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công
tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, gồm
3 bước: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra.
13. VPHC trong lĩnh vực đất đai là hành vi cố ý hoặc vô ý của người
sử dụng đất, tổ chức, cá nhân có liên quan, tổ chức hoạt động dịch vụ về đất
đai vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà chưa đến mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
14. Xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là hoạt động của các chủ thể có
thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt
VPHC quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện
pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết theo quy định
của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân có VPHC trong lĩnh vực đất đai


Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về
xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai đã quy định 25 hành vi VPHC trong
lĩnh vực đất đai như: Lấn, chiếm đất, Không đăng ký đất đai, Chuyển mục
đích sử dụng đất …
15. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
là đối tượng có hành vi VPHC trong sử dụng đất đai hoặc trong việc thực
hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai, bao gồm: hộ gia đình; cá nhân trong
nước, cộng đồng dân cư; cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài; tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài; cơ sở tôn giáo

16. Nguyên tắc xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được tuân thủ
theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số
15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012


17. Hình thức xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được áp dụng
hình thức xử phạt chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền) và hình thức xử phạt bổ
sung (tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC; tước giấy phép,
đình chỉ hoạt động). Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả được quy định trong từng hành vi vi phạm như buộc khôi phục lại
tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm…
Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013 có quy định chín (09) trường hợp
thu hồi đất mang tính chất chế tài để xử lý các vi phạm do người sử dụng
đất gây ra. Như vây, việc Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp trên là
biện pháp xử lý hành chính khác đối với các VPHC trong lĩnh vực đất đai
18. Thời hiệu xử phạt phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
Được thực hiện thống nhất theo Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý VPHC
năm 2012, theo đó thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là 02
năm (Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của
Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai không quy định về thời
hiệu xử phạt VPHC)


19. Thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được quy định
tại Chương III Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014
của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
- Chủ tịch UBND các cấp (cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh).
- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành đang thi hành công vụ.
- Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục

trưởng TCQLĐĐ, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở TN&MT ra quyết
định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ.
- Chánh Thanh tra Bộ TN&MT, Tổng cục trưởng TCQLĐĐ.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA
VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Về tổ chức bộ máy
1.1. Hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành về đất đai trước ngày Luật
Thanh tra năm 2010 có hiệu lực (01/7/2011)
- Thanh tra Bộ TN&MT gồm có 07 phòng chức năng (có Phòng Thanh tra
đất đai, môi trường, khoáng sản).
- Thanh tra trực thuộc TCQLĐĐ, gồm có 03 phòng chuyên môn
1.2. Hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành về đất đai sau ngày Luật
Thanh tra năm 2010 có hiệu lực (01/7/2011)
- Thanh tra Bộ TN&MT gồm có 07 phòng chức năng (có Phòng Thanh tra
TN&MT Miền Bắc; Miền Trung và Miền Nam)
- Thanh tra TCQLĐĐ thuộc Bộ TN&MT được giao cho Cục Kiểm soát
quản lý và sử dụng đất đai (Phòng Thanh tra đất đai)


1. Thanh tra Bộ TN&MT

2. Thanh tra chuyên ngành (Tổng
cục Quản lý đất đai)

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra,

kiểm tra xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tuy đã được đầu tư
xây dựng và phát triển qua nhiều năm, nhưng đến nay vẫn còn nhiều khó
khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc; chưa được bố trí đầy đủ
phương tiện đi lại để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra


3. Kết quả công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính
từ 2002 - 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
TT

Nội dung

Đơn vị

Tổng

2002 -

2009

2011

tính

cộng

2008

-2010


-2016

1

Số cuộc thanh tra, kiểm tra

Cuộc

1.050

160

70

820

2

Số đoàn thanh tra, kiểm tra

Đoàn

1.173

170

83

920


3

Số đối tượng thanh tra, kiểm tra

Đối tượng

11.200

3.600

1.200

6.400

4

Số đối tượng bị xử phạt

Đối tượng

4.990

3.200

130

1.660

Cuộc


90

16

14

60

Đơn vị

124

39

15

70

Tỷ đồng

225

35

16

174

5


6
7

Số cuộc kiêm tra hành chính nội
bộ thuộc Bộ TN&MT
Số đơn vị hành chính thuộc Bộ
TN&MT được thanh tra, kiểm tra
Số tiền xử phạt VPHC


4. Kết quả công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường (giai đoạn từ 2012
- 2016)
TT
1
2
3
4
5

Nội dung
Số cuộc thanh tra, kiểm tra
Số đối tượng thanh tra,
kiểm tra
Số tiền xử phạt VPHC
Kiến nghị truy thu tiền sử
dụng đất
Diện tích kiến nghị thu hồi

Đơn vị


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

tính

2012

2013

2014

2015

2016

Cuộc

13

13

4


16

30

37

20

23

29

36

Tỷ đồng

-

-

-

0,037

1,323

Tỷ đồng

2,2


-

-

108,8

-

1.657,9

-

2,1

-

-

Đối
tượng

Ha

Qua tổng hợp kết quả công tác thanh tra và xử phạt VPHC giai đoạn
2012 - 2016 cho thấy giai đoạn này số cuộc thanh tra của Bộ TN&MT
không có sự biến động lớn do hạn chế về nhân lực, cán bộ làm công tác
thanh tra không được tăng cường; mặt khác nhờ đẩy mạnh công tác
tuyên truyền giáo dục pháp luật nên nhận thức của người dân về pháp
luật đất đai ngày càng được nâng cao.



5. Những hạn chế, yếu kém trong công tác thanh tra và xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Công tác xây dựng kế hoạch vẫn xảy ra hiện tượng chồng chéo giữa các
đoàn thanh tra; còn phải điều chỉnh kế hoạch đã được phê duyệt do còn có
trùng lặp về nội dung, địa bàn trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
- Chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra còn hạn chế như: Các vi phạm
pháp luật về đất đai diễn ra ngày các phức tạp, tinh vi và có tổ chức nhưng
chưa được phát hiện để ngăn chặn kịp thời; qua thanh tra đã phát hiện đối
tượng thanh tra liên tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian dài
nhưng chưa có biện pháp nhằm chấm dứt các hành vi vi phạm này
- Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra
chưa được quan tâm dẫn đến tình trạng một số tổ chức, cá nhân sau thanh
tra, kiểm tra chậm hoặc không thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra,
kiểm tra.
- Tiến độ ban hành kết luận thanh tra còn chậm; chưa thực hiện tốt công
tác tổng hợp và tổng kết cho từng cuộc thanh tra


- Hoạt động thanh tra vẫn còn nặng về thanh tra vụ việc mà chưa
chú trọng đúng mức đến việc phát hiện và kiến nghị những vấn đề nhằm
hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật quản lý, những kiến nghị xử lý nhằm
nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý và người đứng đầu cơ quan
quản lý
- TCQLĐĐ không còn tổ chức thanh tra, nhưng chưa có quy định cụ thể về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ phận tham mưu về công
tác thanh tra chuyên ngành tại TCQLĐĐ được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành về đất đai; thực tế tại TCQLĐĐ được giao cho Cục
chuyên môn (Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai) làm công tác tham

mưu và giao công chức của Cục thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Đến nay, chưa có văn bản của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ
hướng dẫn, giải quyết về con người, chính sách, chế độ, quyền lợi như: Phụ
cấp thanh tra viên, phụ cấp thâm niên, trang phục đối với cán bộ, thanh tra
viên đã làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai. Đội ngũ cán bộ, công
chức làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai còn thiếu về số lượng
(hiện nay chỉ mới có 12 cán bộ, công chức)


- Cơ chế, chính sách về đất đai còn tình trạng chồng chéo hoặc quy định
chưa rõ ràng, minh bạch trong các văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến
khó khăn trong việc kết luận các sai phạm về đất đai.
- Sự phụ thuộc của cơ quan thanh tra đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý
cùng cấp cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chương
trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai
đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Đặc biệt, quyền hạn và hiệu lực
thanh tra còn hạn chế, cơ quan thanh tra chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị cho
nên tính hiệu quả thường không cao, phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện
pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị được cơ quan thanh
tra kiến nghị, đề xuất xử lý. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ
động và độc lập trong hoạt động của cơ quan thanh tra.


CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA VÀ XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
ĐẤT ĐAI CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Tăng cường năng lực cho cơ quan thanh tra chuyên ngành
- Kiện toàn bộ máy, tổ chức
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thanh tra và xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho thực hiện nhiệm vụ
- Xây dựng và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan từ Trung ương
và địa phương, giữa các cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền với mục đích
giải quyết nhanh nhất các hành vi vi phạm về đất đai
- Tăng cường công tác nghiên cứu KHCNvà hợp tác quốc tế đối với công tác
thanh tra và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai
- Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra, kiểm tra trong
lĩnh vực đất đai


3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật
- Rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật về thanh tra
- Rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai liên quan đến thanh tra và
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
3.3. Tổ chức thực hiện thanh tra
- Xây dựng kế hoạch thanh tra
- Về tổ chức các đoàn thanh tra
- Thực hiện hiệu quả việc kiểm tra, giám sát công tác thanh tra ở các cấp và
công tác kiểm tra sau thanh tra (hậu kiểm)


1. Kết luận
Thanh tra đất đai là một nhiệm vụ quan trọng, một khâu thiết yếu của quá
trình lãnh đạo, quản lý nhà nước về đất đai, có nhiệm vụ phòng ngừa, phát
hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật, làm cơ sở cho việc hoạch định chính
sách và xây dựng pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý VPHC đã được lãnh đạo Bộ, lãnh

đạo Tổng cục Quản lý đất đai quan tâm, các đơn vị luôn bám sát kế hoạch
thanh tra, kiểm tra được phê duyệt và sự chỉ đạo thanh tra kiểm tra đột xuất
của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng để triển khai công tác thanh tra,
kiểm tra đạt nhiều kết quả tích cực. Các cuộc thanh tra cơ bản đảm bảo
đúng nội dung, yêu cầu và định hướng. Qua thanh tra đã phát hiện xử lý
nhiều vi phạm pháp luật, đồng thời kiến nghị chấn chỉnh khắc phục các bất
cập, sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước. Kết quả thanh tra đã đáp ứng
ngày càng tốt hơn chủ trương của Đảng và Chính phủ về yêu cầu phòng
ngừa vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí của tổ chức, cá nhân.


Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý
VPHC của Bộ TN&MT còn những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân
trong thực hiện thanh tra chuyên ngành về đất đai như: hệ thống pháp luật
về thanh tra, pháp luật đất đai chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ; nguồn lực
(nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật) chưa đảm bảo,
chưa tương xứng và chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2. Kiến nghị
Từ thực trạng, nguyên nhân tồn tại của công tác thanh tra và xử phạt
VPHC trong lĩnh vực đất đai của Bộ TN&MT, Luận văn đã đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và xử phạt VPHC
trong lĩnh vực đất đai của Bộ TN&MT. Kết quả nghiên cứu của Luận văn
có thể làm tư liệu khoa học tham khảo cho các cơ quan quản lý phục vụ
hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về thanh tra, pháp luật đất đai và
xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo kỷ cương pháp luật để phục vụ
thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.



Xin cảm ơn sự quan
tâm
theo dõi của Quý
thầy cô
và các bạn học viên


×