Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Luận văn đề tài tốt nghiệp MỚI NHẤT QUẢN LÝ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.07 KB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
GIỐNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG
MIỀN NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro,
tổn thất có thể xảy ra đến từ khách quan hay chủ quan. Quản lý rủi ro trong hoạt
động sản xuất kinh doanh là xu thế tất yếu nhằm đem lại lợi ích cho cả doanh
nghiệp và người tiêu dùng, quản lý rủi ro gắn liền với việc dự báo các tổn thất có
thể xảy ra và giảm thiểu những tác động của chúng thay vì chỉ dừng lại ở việc
đương đầu với rủi ro một khi chúng xảy ra. Phải lấy phòng ngừa rủi ro làm chính,
đúng như mọi người thường nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nếu biết quan tâm
đúng mức đến rủi ro thì doanh nghiệp sẽ có thể loại bỏ mầm mống, không để xảy
ra, hoặc lỡ xảy ra thì hậu quả cũng không quá lớn. Phải chấp nhận mạo hiểm, tức
thừa nhận các rủi ro nhỏ để đạt tới lợi ích cao hơn.
Nghiên cứu được thực hiện tại công ty Giống cây trồng Miền Nam, một trong
những công ty lâu đời và có uy tín trên thị trường giống cây trồng Việt Nam, nhằm
nghiên cứu mức độ kiểm soát, cảnh báo và xử lý rủi ro của bộ máy quản lý rủi ro
của công ty, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, từ đó làm cơ sở đề
xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của bộ máy quản lý rủi ro, đưa công
ty phát triển theo đúng định hướng.
Nghiên cứu cho thấy đã thấy tác động tiêu cực của các công nợ khách hàng
đến quản lý vốn của công ty cũng như sự bất lực của công ty trong nỗ lực nhằm làm
giảm thiểu tổn thất do quản lý công nợ gây ra. Bên cạnh đó còn có rủi ro về sản xuất


do thời tiết, khí hậu và công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất, rủi ro về dự trữ và thu
mua sản phẩm, do giá cả thu mua sản phẩm tại thời điểm có nhiều biến động làm
cho công tác tổ chức thu mua gặp nhiều khó khăn, không thu mua đủ sản lượng theo
kế hoạch làm giảm sản lượng cung ứng dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận, đặc
biệt là mất cơ hội ký các hợp đồng mua bán với khách hàng tiềm năng do khách
hàng không tin vào khả năng đáp ứng của công ty. Vì vậy, nguy cơ mất khách hàng
cho những đối thủ cạnh tranh bán sản phẩm cùng loại.
Trong quá trình SXKD công ty đã có nhiều cơ hội trong việc khai thác thị trờng tiêu thụ rộng lớn, nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải những rủi ro chủ yếu như:
rủi ro trong sản xuất, rủi ro trong thu mua và dự trữ sản phẩm,..Mặt khác, công ty
SSC cũng gặp khó khăn như nhân sự trong công tác phòng ngừa rủi ro do vậy đã làm

iii


ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của công ty.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro tại công ty đề tài tiến
hành phân tích ma trận SWOT để lựa chọn chiến lược, từ đó đa ra một số giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro trong SXKD giống và đề tài đa ra kế hoạch
cụ thể nhằm tổ chức triển khai thực hiện.
Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro hoàn hảo sẽ giảm thiểu các tổn thất trong quá
trình sản xuất kinh doanh, dự báo được các tổn thất có thể xảy ra, làm tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh và duy trì sự phát triển bền vững của công ty
Do vậy, biện pháp đề xuất hướng vào các biện pháp sau:
- Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh một cách hoàn
hảo. Cần lập ban quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh để kịp thời ứng phó với
những tình huống xảy ra.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách kiểm soát chặt chẽ quy trình sản
xuất và quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu
ra về tính ổn định của chất lượng sản phẩm và đa dạng sản phẩm kinh doanh; giảm
giá thành để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm bằng cách kiểm soát chặt chẽ

các chi phí trong sản xuất, chi phí nhập khẩu và chi phí bán hàng, giảm bớt hàng hư
hỏng,... tăng năng suất lao động. Định giá thu mua nguyên liệu hợp lý, kịp thời vụ
và dự trữ sản phẩm vừa đủ, tăng cường dịch vụ sau bán hàng, thu hồi công nợ.
- Cần có kế hoạch tổ chức thu mua, dự trữ và chế biến sản phẩm phù hợp để
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
- Hoàn thiện công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. Tìm kiếm và đào tạo
đội ngũ nhân viên cho công ty và luôn tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa
các nhân viên, để họ có cơ hội phát huy được thế mạnh của mình.
- Lên kế hoạch thực hiện, theo dõi, giám sát và điều chỉnh trong sản xuất kinh
doanh. Sau khi có chiến lược quản lý rủi ro thì cần lập kế hoạch thực hiện chi tiết và
chuyền tải nội dung đến tất cả những người có liên quan để họ hiểu rõ được mục
tiêu của kế hoạch và cùng nhau hướng tới mục tiêu đó. Trong quá trình thực hiện
phải theo dõi giám sát và điều chỉnh kịp thời khi có biến cố trong sản xuất và trên
thị trường tránh tổn thất xảy ra.

iv


THESIS ABSTRACT
Business activities of enterprises are faced with the risks and losses that may
occur from objective or subjective. Risk management in production and business
activities is inevitable in order to bring benefits to both businesses and consumers,
and risk management associated with the prediction of probable losses and
minimize their impacts instead of just stopping at dealing with risks as they
occur. Must take precautions as the main risk, as people often say: "Prevention is
better than cure".If you know the proper attention to risk, enterprises will be able to
remove the germ, not to occur, or miss occurs, the consequences are not too
large. Must take risks, which recognizes the small risk to achieve higher benefits.
The study was conducted in the Southern Seed Company, one of the oldest
companies and reputable seed market Vietnam plant, to study the degree of control,

warning and risk treatment and risk management apparatus of the company, assess
the impact on business results, thereby making the proposed facility measures to
enhance the effectiveness of risk management apparatus, making the company grow
in the right direction.
Research shows that have seen the negative impact of customer liabilities to
the company's capital management also as the inability of the company in an effort
to minimize losses caused debt management. Besides, there is a risk of production
due to weather, climate and directing the organization of production, reserve risk
and purchasing products, so product purchase price at the time of many changes
make up the organization of procurement difficulties, not purchasing enough output as
planned to reduce production supply leads to reduced revenues and profitability,
especially the loss of the opportunity to sign the purchase agreement with potential
customers because customers do not believe in the ability of the company to
meet. Therefore, the risk of losing customers to competitors selling similar products.
In the process of business the company has more opportunities to exploit the
vast consumer market, besides offensive stats also encounter major risks such as:
risks in production, risks in purchasing and product reserves, ... On the other hand,
the company also had difficulty SSC as personnel in the prevention of risks thus
affecting the overall profitability of the company.

v


On the basis of research and risk situation risk management in companies
subject to conduct a SWOT analysis matrix to select a strategic, thereby some key
measures to strengthen risk management in rice seed business and subject specific
plans to organize the implementation.
Develop a strategic perfect risk management will minimize the loss of
production and business processes, predict losses can occur, increase business
efficiency and maintain the sustainable development of the company

Therefore, proposed measures focus on the following measures:
- Developing risk management strategies in production business
perfectly.Should establish risk management committee in producing business to
timely respond to the situations that occur.
- Enhance product quality by strict control of manufacturing processes and
quality control processes materials input and output on the stability of product
quality and product diversity of business; reduce costs to improve product
competitiveness by tight control of costs in the production, import costs and cost of
sales, reduce damaged goods, ... increase labor productivity. Valuation reasonable
procurement of raw materials, timely product service and sufficient reserves,
strengthen after-sales service, debt collection.
- For organizations planning to procurement, storage and processing of
products appropriate to enhance the business efficiency of the company
- Improving the management and training of human resources. Search and
training of staff for the company, and always create a healthy competitive environment
among employees, so that they have the opportunity to promote their strengths.
- Plan implementation, monitoring, monitoring and adjustments in
production and business. After having risk management strategy, it is necessary to
plan the implementation details and conveyor content to all relevant people so that
they understand the goals of the plan and work together towards that goal. In the
process of implementation must be monitored and adjusted in time when events in
production and on the market to avoid losses.

vi


MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................. i
Lời cảm ơn.................................................................................................................i
Trích yếu luận văn....................................................................................................iv

Thesis Abstract.........................................................................................................vi
Mục lục..................................................................................................................viii
Danh mục bảng..........................................................................................................x
Danh mục từ viết tắt.................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.3.2 . Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu......................................................................................4
2.1. Lý luận về quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống............................4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan............................................................................4
2.1.2. Vai trò ý nghĩa của quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống................8
2.1.3. Các nguyên nhân rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống.............................12
2.1.4. Nội dung rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống.........................................17
2.1.5. Nội dung quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống.............................20
2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................28
2.2.1. Đặc điểm ngành giống cây trồng..................................................................28
2.2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh giống cây trồng ở Việt Nam.......................28
2.2.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống của công ty ở
Việt Nam......................................................................................................30
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................33
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................33
3.1.1. Khái quát về công ty và tình hình sản xuất kinh doanh giống của công ty cổ
phần giống cây trồng Miền Nam..................................................................33
3.1.2. Khái quát địa bàn hoạt động của công ty......................................................41


vii


3.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................42
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu (tài liệu thứ cấp và sơ cấp)...............42
3.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế......................................................................42
3.2.3. Phương pháp chuyên gia..............................................................................43
3.2.4. Phương pháp dự báo.....................................................................................43
3.2.5. Phương pháp phân tích ma trận SWOT........................................................43
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................45
Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................46
4.1. Thực trạng rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống tại công ty cổ phần giống
cây trồng Miền Nam.....................................................................................46
4.1.1. Rủi ro trong sản xuất của công ty................................................................46
4.1.2. Rủi ro trong kinh doanh của công ty.............................................................52
4.1.3. Nguyên nhân rủi ro trong sản xuất kinh doanh tại công ty...........................61
4.2. Thực trạng quản lý rủi ro của công ty...........................................................62
4.2.1. Nhận dạng rủi ro của công ty........................................................................62
4.2.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty..........................................................................................................64
4.2.3. Ứng xử của công ty đối với rủi ro trong sản xuất kinh doanh.......................74
4.2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh
giống tại Công ty cổ phần giống cây Miền Nam..........................................93
4.3. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả rủi ro trong sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam..............................110
4.3.1. Xây dựng định hướng chiến lược cho công ty............................................110
4.3.2. Tăng cường nguồn lực của công ty.............................................................111
4.3.3. Tổ chức thực hiện tốt quản lý rủi ro............................................................112
4.3.4. Nghiên cứu dự báo tốt về các yếu tố khách quan........................................114
4.3.5. Nâng cao năng lực cán bộ trong quản lý rủi ro...........................................116

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................118
5.1. Kết luận......................................................................................................118
5.2. Kiến nghị....................................................................................................119
Tài liệu tham khảo.................................................................................................121
Phụ lục................................................................................................................... 122

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.

Bảng 4.14.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.

Chiến lược đối phó rủi ro do môi trường kinh tế................................15
Phân loại rủi ro theo giá trị doanh nghiệp..........................................21
Ma trận đo lường rủi ro......................................................................23
Tình hình sản xuất và cung ứng giống cây trồng phân theo nhóm cây....29
Tình hình lao động của công ty qua các năm (2012 - 2014)...............37
Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty qua các năm.......................40
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm......................41
Biến động về năng suất và diện tích sản xuất giống của công ty qua
các năm..............................................................................................49
Kết quả thu mua giống của công ty qua các năm (2012 - 2014).........51
Tình hình tồn kho của công ty qua các năm (2012 - 2014)................53
Tình hình tài chính của công ty qua các năm (2012 - 2014)...............56
Tóm tắt quá trình thanh toán hợp đồng nhập khẩu giống lúa lai qua các
năm....................................................................................................59
Nhận dạng rủi ro của công ty.............................................................65
Đánh giá mức tổn thất trong sản xuất giống của công ty qua các năm
...........................................................................................................67
Đánh giá mức tổn thất trong quá trình thu mua sản phẩm của công ty
qua các năm.......................................................................................69
Rủi ro trong quá trình dự trữ sản phẩm của công ty qua các năm (2012
- 2014)................................................................................................70
Chỉ tiêu khả năng sinh lời của công ty năm 2013, 2014.....................72
Tổn thất vì rủi ro tỷ giá đối với các hợp đồng liên quan đến ngoại tệ
của công ty qua các năm....................................................................74
Khối lượng sản xuất các loại giống của Công ty (2012-2014)...........78

Khối lượng thu mua giống các loại giống của Công ty (2012-2014)..80
Chiến lược về thị trường giá cả..........................................................81
Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty...........................................83
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ........................................107
Phân tích Ma trận SWOT.................................................................109

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BQ
ĐVT
ĐH
USD
CNY
CBCNV
SSC
CP
DT
GCT
HĐQT

KH

LN
NS
NSBQ
NN
NL

SL
SP
STT
TNHH
Tr.đ
TQ
TSLN

Nghĩa tiếng việt
Bình quân
Đơn vị tính
Đại học
Đồng đô la
Đồng Nhân dân tệ
Cán bộ công nhân viên
Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam
Cổ phần
Diện tích
Giống cây trồng
Hội đồng quản trị
Hợp đồng
Kế hoạch
Lao động
Lợi nhuận
Năng suất
Năng suất bình quân
Nông nghiệp
Nguyên liệu
Sản lượng
Sản phẩm

Số thứ tự
Trách nhiệm hữu hạn
Triệu đồng
Trung Quốc
Tỷ suất lợi nhuận

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
I.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh
tế mở và chiến lược tham gia hội nhập quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường sẽ đặt
nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải đối mặt với những thách
thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm
giành giật khách hàng, mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như thế giới.
Trong đời sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, dù muốn hay không, lúc này hay
lúc khác và dù khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến đâu đi nữa, người ta vẫn phải gánh
chịu những tổn thất - hậu quả do rủi ro, trong sự tác động của các nguy cơ đưa tới.
Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp được định nghĩa là một quy trình được thiết
lập bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán bộ có liên quan khác áp dụng
trong quá trình xây dựng chiến lược của doanh nghiệp thực hiện những sự vụ có khả
năng xảy ra gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời quản lý rủi ro trong phạm vi
cho phép nhằm đưa ra mức độ đảm bảo trong việc đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp. Trong những năm gần đây trước những tác động của lạm phát cao, suy
thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra đối với các doanh nghiệp
thì việc quản lý rủi ro trong doanh nghiệp gắn liền với chiến lược phát triển của

doanh nghiệp. Một hệ thống quản lý rủi ro tốt sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và
vượt qua những biến động của thị trường.
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng nói riêng, có những
đặc thù riêng nên việc phải đối mặt với các rủi ro là rất lớn. Với chức năng sản xuất
kinh doanh các sản phẩm về lĩnh vực nông nghiệp mà chủ yếu là hạt giống cây
trồng, công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam(SSC) đã quan tâm đến việc xây
dựng chính sách và chiến lược quản lý rủi ro để có thể đạt hiệu quả tốt nhất trong
sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây công ty SSC đã có nhiều cố gắng
trong việc định ra các chiến lược để giảm thiểu các rủi ro mang lại. Hàng năm công
ty sản xuất và kinh doanh một lượng giống khá lớn nhưng trên thị trường có nhiều
diễn biến phức tạp nên công ty thường xuyên phải đối mặt với không ít những rủi ro
như rủi ro về tăng trưởng kinh tế, biến động lãi xuất, biến động tỷ giá, đặc thù
nghành, pháp luật và các rủi ro khác. Mặc dù công ty cổ phần giống cây trồng Miền

1


Nam(SSC) đã quan tâm đến chiến lược quản lý rủi ro, song việc hoạch định chiến
lược chưa phù hợp với thời cuộc, còn nhiều tồn tại cần giải quyết và khắc phục như
chưa khai thác hết lợi thế kinh doanh, cơ sở sản xuất còn yếu kém, cơ cấu tài chính
chưa được kiểm soát chặt chẽ, trình độ chuyên môn và năng suất lao động còn thấp.
Việc đổi mới cách làm và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị trường còn
chậm, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm còn lỏng lẻo.Vì vậy việc quản lý và
khắc phục những yếu kém trên cần được quan tâm nghiên cứu.
Để đảm bảo được quản lý rủi ro được thực hiện được các mục tiêu đã định,
việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu : Nâng cao nhận thức về rủi do và
ứng phó rủi ro một cách phù hợp, chính thức hóa quá trình rủi ro, xây dựng hệ
thống quản lý rủi ro một cách thống nhất, đưa quản lý rủi ro thành một phần chính
thức trong hệ thống quản lý nội bộ chung.Thực tế cho thấy, hoạt động quản lý rủi ro
được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ góp phần tăng thêm giá trị cho doanh

nghiệp, cụ thể là: Giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh, Góp
phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp,Giảm thiểu
những sai sót trong mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp…Nhưng hiện tại chưa có
nghiên cứu cụ thể về quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống ở công ty cổ
phần giống cây trồng Miền Nam(SSC). Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:“Quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống của công ty
cổ phần giống cây trồng Miền Nam”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống của công
ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro
trong sản xuất kinh doanh giống của công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi
ro trong sản xuất kinh doanh giống.
- Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong sản xuất
kinh doanh giống của công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh của công
ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam trong thời gian tới.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
giống cây trồng Miền Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập chung nghiên cứu về rủi ro trong sản xuất
kinh doanh giống và quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần

giống cây trồng Miền Nam.
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu tại công ty cổ phần giống cây
trồng Miền Nam.
- Phạm vi về thời gian:
Thời gian làm luận văn: Tháng 5 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016
Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: 4 năm ( từ năm 2012 đến hết tháng 6
năm 2015)

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về rủi ro
Theo cách suy nghĩ truyền thống: “rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc
chắn có thể xảy ra cho con người”.
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường
phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau.
Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia
thành hai trường phái lớn: Trường phái truyền thống Trường phái hiện đại Theo
trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất
mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến.
Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự
kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình
kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất
mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro

(risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính
tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng
có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người
ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón
nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai. Nhiều nhà kinh tế trên
thế giới đã nghiên cứu và đưa ra một số khái niệm về rủi ro sau:
Frank Knight, học giả mỹ cho rằng “ Rủi ro là những bất trắc có thể đo
lường được”. Theo ông, các loại bất trắc không thể đo lường được coi là bất trắc,
còn các loại bất trắc có thể đo lường được gọi là rủi ro. Nghĩa là cách tiếp cận của
ông liên quan đến khả năng đo lường được hoặc không được của bất trắc (Nguyễn
Anh Tuấn, 2006).

4


Allan Willett, học giả người mỹ khác cho rằng “ Rủi ro là sự bất trắc cụ thể
liên quan đến một biến cố mong đợi”. Như vậy cách tiếp cận của ông liên quan đến
thái độ của con người. Những biến cố ngoài sự mong đợi không phải là rủi ro, còn
những biến cố mong đợi chính là rủi ro. Điều này đã giải thích cho rủi ro đối xứng,
hoặc rủi ro suy đoán liên quan đến sự thành bại của một sự kiện diễn ra. Thành công
của người này chính là thất bại (rủi ro) của người khác (Nguyễn Anh Tuấn, 2006).
Inrving Pferfer học giả mỹ lại cho rằng “ Rủi ro là tổng hợp của những sự
ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác xuất”. Theo ông, rủi ro gắn với hiện diện ngẫu
nhiên của vạn vật, hiện tượng mà có thể đo lường bằng xác xuất. Tức là, rủi ro là sự
ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người. Tuy nhiên, điều đó không
hoàn toàn đúng bởi nhiều loại rủi ro chính là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp ro con
người gây ra (Nguyễn Anh Tuấn, 2006).
Marilu Hurt MrCarty thuộc viện khoa học kỹ thuật Georgia (Mỹ) cho rằng
“Rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định
được”. Có nghiã là rủi ro là biến cố xảy ra trong tương lai liên quan đến điều kiện,

môi trường rủi ro. Kinh nghiệm của một công ty có thể cung cấp chứng cứ về tần số
các biến cố riêng biệt trong quá khứ, do đó cho phép các nhà quản lý xác định phân
bố xác xuất hiện của các biến cố trong tương lai. Tuy vậy, sự xuất hiện của các biến
cố còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động hiện tại (Nguyễn Anh Tuấn, 2006).
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, “ Rủi ro là hậu quả gây thiệt hại ít nhiều
có thể dự đoán được của một hành vi mà việc thực hiện không chỉ phụ thuộc vào ý
chí của người đương sự” (Đỗ Hoàng Toàn và cs., 2008).
Theo từ điển Microsoft Encarta, “ Rủi ro là khả năng điều gì đó xấu sảy ra : sự
nguy hiểm xảy ra thiệt hại, chấn thương hoặc thua lỗ” (Đỗ Hoàng Toàn và cs., 2008).
Theo nhiều tác giả trong cuốn Dictionnaire d'assurance (Francias –
Vietnamien), Ha Noi 1994 định nghĩa: “Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy
ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắc chắn. Để chống lại điều đó, người ta có thể
yêu cầu bảo hiểm” Ví dụ: Cái chết là chắc chắn nhưng ngày giờ xảy ra là không
chắc chắn.
Chính vì rủi ro gây ra mất mát thiệt hại nên không ai mong đợi. Song rủi ro
là những bất trắc vì thế không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người . Tuy

5


nhiên rủi ro lại có thể đo lường được và đây chính là cánh cữa hé mở cho các nhà
kinh doanh đi vào thế giới rủi ro để tìm kiếm vận may . Canh tranh là đặc tính cố
hữu của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh thường mang lại rủi ro cho 1 bên nhất
định . Vậy muốn thắng lợi trong cạnh tranh, muốn tồn tại và phát triển, các nhà kinh
doanh phải tiên lượng trước xem cái gì đang chờ đón để có được những giải pháp
ngăn ngừa, chấp nhận rủi ro ở mức hợp lý chứ không phỉa run sợ, né tránh rủi ro.
2.1.1.2. Khái niệm quản lý rủi ro
Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “ quản lý”. Thông thường,
quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm
tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là sự tác động có hướng đích của

chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang
trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều
khiển hệ thống (Đỗ Hoàng Toàn và cs., 2008).
Bất kỳ một nhà doanh nghiệp nào thường cũng đều mang ý nghĩ theo mối lời
mà không kìm giữ nổi cho nên muốn chinh phục, ý muốn mạo hiểm thường cùng
nảy sinh một lúc. Để giành được mối lợi nhuận lớn trong cạnh tranh thị trường, họ
thường dốc hết năng lực của mình ra và kết quả không ít doanh nghiệp đã trở lên
lớn mạnh. Thực tế cho thấy, không có sự lãnh đạo mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ bị đổ
vỡ. Nếu không có những mưu cao kế lạ để mạo hiểm thì sẽ không giành được thắng
lợi vẻ vang trong cạnh tranh.
Doanh nghiệp tham gia thương trường phải luôn chấp nhận và đối mặt với
những nguy cơ, rủi ro và làm cho doanh nghiệp tổn thất về tinh thần và tài sản. Rủi
ro và lời lãi cùng tồn tại; rủi ro và hiệu quả thường tỷ lệ thuận với nhau. Nếu rủi ro
ít thì sẽ có nhiều người theo đuổi, tìm kiếm cơ hội đó và hiệu quả cũng sẽ không
lớn. Nếu rủi ro nhiều, thì sẽ có ít người tìm kiếm theo đuổi, cho nên hiệu quả thu
được cũng sẽ lớn hơn. Từ ý nghĩa đó mà chúng ta có thể thấy rằng rủi ro chính là
hiệu quả, rủi ro càng lớn thì sẽ càng mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh.
Khi đối mặt với rủi ro, người ta thường ứng phó bằng một trong những cách sau.
- Chấp nhận rủi ro tức là chịu đựng tổn thất;
- Né tránh rủi ro bằng cách loại trừ những nguyên nhân gây nên rủi ro đó;

6


- Hạn chế rủi ro tức là thực hiện các biện pháp để làm giảm ảnh hưởng của rủi
ro hay là hạn chế mức độ tổn thất.
Trong ba cách ứng xử trên thì chấp nhận rủi ro là cách ứng phó thụ động và sự
chấp nhận rủi ro cũng chỉ giới hạn trong khả năng chịu đựng tối đa của chủ thể. Né
tránh và hạn chế rủi ro là cách ứng xử mang tính chủ động, tuy nhiên cách thứ hai

không phải bao giờ cũng có thể thực hiện bởi vì người ta chỉ có thể loại bỏ những
nguyên nhân mang tính chủ quan chứ không thể loại trừ các nguyên nhân khách
quan. Cách thứ ba chủ động thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do rủi ro
gây nên do đó được gọi là quản lý rủi ro (Đỗ Hoàng Toàn và cs., 2008).
Quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh là quá trình phát hiện, phân tích và
ứng phó đối với sự thay đổi của những rủi ro tiềm ẩn bên trong đến môi trường bên
ngoài để nhằm hạn chế rủi ro, tổn thất về: Tài chính cho dự án, tỷ giá trong quá
trình thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại tệ, dự trữ hàng tồn kho và về con
người,...(Đỗ Hoàng Toàn và cs., 2008).
2.1.1.3. Khái niệm về sản xuất kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ
luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản
phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được
như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khă năng kinh doanh (Phạm Văn
Được và Đặng Kim Cương, 1997).
Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ
thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế
nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh
có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp (Phạm Văn Được và Đặng Kim Cương,
1997).
+ Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ
mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào,
với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp

7


cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của

mình này càng phát triển (Phạm Văn Được và Đặng Kim Cương, 1997).
+ Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho
công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ
thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động
( Phạm Văn Được và Đặng Kim Cương, 1997).
+ Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận (Phạm Văn Được
và Đặng Kim Cương, 1997).
2.1.2. Vai trò ý nghĩa của quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống
Mọi doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh
và đem lại giá trị tăng thêm cho những đối tác bên trong và bên ngoài của doanh
nghiệp gắn kết chặt chẽ với các hoạt động của mình. Để đạt được mục tiêu đó,
doanh nghiệp thường xây dựng cho mình chiến lược hoạt động cùng hàng loạt
những chương trình, kế hoạch để thực thi những chiến lược đã đề ra. Trong quá
trình thực thi chiến lược sẽ thường có nhiều rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến quá
trình tiến tới mục tiêu của doanh nghiệp. Sự hiểu biết quản lý rủi ro trong hoạt động
sản xuất kinh doanh là khả năng của chúng ta trong mối tương quan so sánh với các
đối thủ cạnh tranh liên quan đến việc đánh giá một rủi ro. Sự hiểu biết đó phụ thuộc
vào các lợi thế thông tin và việc ứng dụng các lợi thế đó như thế nào. Vì vậy, quản
lý rủi ro là bộ phận không thể tách rời với chiến lược của doanh nghiệp. Điều đó có
nghĩa là chiến lược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng
sự gắn kết với quản lý rủi ro (Đỗ Hoàng Toàn và cs., 2008).
Có nhiều loại rủi ro được xâm nhập từ bên ngoài doanh nghiệp cũng như phát
sinh bên trong doanh nghiệp. Rủi ro thường được phân loại vào những nhóm chính
như rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro tỷ giá, rủi ro quản lý
tri thức và rủi ro tuân thủ.
Rủi ro tỷ giá mà nhà xuất nhập khẩu và nhà đầu tư quốc tế phải đối mặt là rủi
ro cơ bản nhất trong thương mại và đầu tư quốc tế mà thương mại và đầu tư nội địa
không có. Những biến động không lường trước được của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn
đến doanh thu, chi phí và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tỷ giá là biến
số rất nhạy cảm với tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của các nước và khu vực


8


kinh tế quan trọng trên thế giới, tỷ giá thường xuyên biến động phức tạp, khó lường
là kết quả của mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc ảnh hưởng lẫn nhau ngày càng gia
tăng giữa các thị trường tài chính của các quốc gia và khu vực từ quá trình toàn cầu
hoá. Dù nguyên nhân nào gây nên sự biến động dữ dội của tỷ giá ngày nay thì điều
cần thiết đối với các nhà kinh doanh, các nhà quản lý là phải thực hiện quản lý rủi
ro cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình một cách có hiệu quả. Thương
mại và đầu tư quốc tế càng phát triển thì vấn đề phát hiện rủi ro và sử dụng linh
hoạt các công cụ phòng ngừa rủi ro càng trở nên cần thiết đối với mỗi doanh
nghiệp.
Vì vậy trong sản xuất kinh doanh giống, một ngành mà chịu rất nhiều ảnh
hưởng của các yếu tố gây ra rủi ro cho doanh nghiệp thì việc quản lý rủi ro giúp
trong sản xuất giảm thiểu được thiệt hại, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh. Giúp trong sản xuất kinh doanh một cách chủ động ứng phó với những tác
động nhất là các tác động khách quan mang đến rủi ro.
Rủi ro thường có tác động dây chuyền và cộng hưởng. Do đó, doanh nghiệp
phải chủ động xây dựng cho mình quy trình đánh giá và quản trị rủi ro phù hợp,
nhằm tự vệ trước biến động khôn lường của thị trường. Rủi ro kinh doanh bắt nguồn
từ vô số các hoạt động giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính như sản xuất, mua
bán, đầu tư, vay nợ và một số hoạt động kinh doanh khác hoặc là hệ quả gián tiếp
của các chính sách thay đổi trong quản lý, trong cạnh tranh, trong các quan hệ quốc
tế và thậm chí có thể chỉ do sự thay đổi của thời tiết hay khí hậu. Nếu quan sát kỹ
các biến động về tài chính, có thể nhận ra được các nguồn chính gây ra rủi ro về tài
chính bao gồm: Rủi ro phát sinh từ sự thay đổi bên ngoài về giá cả thị trường như
lãi suất, tỷ giá; Rủi ro phát sinh từ các hoạt động hay giao dịch với các đối tác trong
kinh doanh như nhà cung cấp, khách hàng, các đối tác trong giao dịch phát sinh;
Rủi ro phát sinh ngay chính nội bộ doanh nghiệp, những thay đổi từ bên trong liên

quan đến nhân sự, cơ cấu tổ chức hoặc quy trình sản xuất kinh doanh (Ngô Ngọc
Huyền và cs., 2007).
Quy trình quản lý rủi ro được thiết kế mang tính đồng bộ và có sự gắn kết với
việc xây dựng và thực thi chiến lược của doanh nghiệp. Về cơ bản quy trình quản lý
rủi ro cần chứa đựng những giai đoạn hay bước công việc cơ bản như xác định rủi
ro, mô tả rủi ro, xử lý rủi ro, theo dõi và rà soát quy trình quản lý rủi ro (Nguyễn

9


Dương và Ngọc Quyên, 2005).
Quản trị rủi ro gắn liền với quản lý tài chính dự án hoặc quản lý tài chính
doanh nghiệp với mục đích giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí và hạn chế tổn thất
có thể xảy ra đến mức thấp nhất. Cụ thể trong ngắn hạn, chi phí phòng ngừa phải
nhỏ hơn thiệt hại có thể xảy ra nếu không có biện pháp chống đỡ và trong dài hạn,
chi phí quản lý rủi ro phải nhỏ hơn nhiều so với tổn thất mà biến động về giá cả, dự
trữ, tỷ giá có thể gây ra.
Thực chất quá trình quản trị rủi ro là quá trình quan sát, phân tích sự vận động
của các rủi ro trong những điều kiện kinh tế cụ thể để dự báo mức độ thay đổi của
từng yếu tố trong tương lai, ra quyết định và thực hiện những biện pháp phòng ngừa
cho các luồng tiền liên quan đến ngoại tệ của doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa tổn
thất tài chính do sự biến động của từng yếu tố rủi ro gây nên trước khi nó trở thành
hiện thực (Nguyễn Dương và Ngọc Quyên, 2005).
Vì vậy, việc quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là phải xây dựng được quy
trình quản lý rủi ro. Thông thường quản lý rủi ro được chia làm các bước sau đây:
* Nhận dạng rủi ro: Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất
của rủi ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có
thể gây ra rủi ro.
Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:
+ Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ như

yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế,... Mỗi dạng rủi ro có
những đặc trưng cơ bản và phương thức quản trị khác nhau do vậy cần nhận dạng
chính xác loại rủi ro đang phải đối mặt. Căn cứ vào tác động của thị trường đến sự
thay đổi tăng hoặc giảm các luồng tiền trong tương lai bằng nội tệ hoặc ngoại tệ,
nhà quản lý có thể nhận dạng loại rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt là rủi
ro nghiệp vụ, rủi ro trong hoạt động sản xuất, rủi ro kinh tế hay rủi ro chuyển đổi.
+ Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ việc Ngân
hàng Trung ương tăng lãi suất sẽ tác động giá cả chứng khoán như thế nào?
+ Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào
biến cố nào khác hay không, chẳng hạn công ty có biểu hiện rủi ro trong trường hợp
không được tín nhiệm của khách hàng...

10


* Ước tính, định lượng rủi ro: Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của
công ty đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương
pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty được gì và mất gì.
* Đánh giá tác động của rủi ro: Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài
toán chi phí và lợi tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của
công ty như tiền bạc và thời gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi
ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay
không.
* Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro
Để quản lý rủi ro có hai chiến lược:
- Thứ nhất: Dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một
giải pháp quản lý rủi ro cụ thể, thích hợp với chiến lược quản lý của công ty.
- Thứ hai: Tự công ty đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng
các công cụ chứng khoán phái sinh như chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng kỳ
hạn, hợp đồng tương lai,... đồng thời xây dựng một đội ngũ nhân viên của công ty

có khả năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. Vấn đề này đòi hỏi nhân viên
công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện chương trình phòng chống rủi
ro bởi quản lý rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với
sự biến đổi của thời gian.
* Lựa chọn công cụ và quản trị rủi ro thích hợp
Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản trị rủi
ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, đối với
các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai,
hợp đồng quyền chọn,... làm công cụ phòng chống rủi ro, công cụ này có ưu điểm là
có tính thanh khoản cao và có hiệu quả về giá. Tuy nhiên, công cụ này không linh
động, không khắc phục được rủi ro cố hữu mà chi phí theo dõi lại khá tốn kém.
* Quyết định có nên phòng ngừa hay không
Quyết định thực hiện phòng ngừa hay không được đưa ra trên cơ sở so sánh
mức tổn thất có khả năng xảy ra với một tiêu chí nhất định nào đó, chẳng hạn như
chi phí cần thiết để thực hiện phòng ngừa hoặc khả năng chịu rủi ro tối đa của

11


doanh nghiệp hay mức lãi/lỗ của mỗi thương vụ... Tuỳ theo quan điểm của các nhà
quản lý của từng doanh nghiệp, các tiêu chí được lựa chọn để so sánh sẽ khác nhau
và ngay cả trong một doanh nghiệp, các tiêu chí được lựa chọn để so sánh vào
những thời kỳ khác nhau cũng có thể không giống nhau. Nhìn chung, quyết định
thực hiện phòng ngừa, phòng ngừa bao nhiêu và phòng ngừa như thế nào? tuỳ thuộc
vào mức độ chịu đựng rủi ro và dự báo mức độ biến động của từng yếu tố rủi ro
trong kỳ tính toán của các nhà quản lý.
* Lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa hiệu quả nhất trong số các kỹ thuật khác nhau
có thể.
Trong tất cả các quyết định liên quan đến chi phí, doanh nghiệp bao giờ cũng
hướng đến mục tiêu tối đa hoá chi phí vì thế nếu quyết định phòng ngừa, doanh

nghiệp sẽ lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa nào có hiệu quả nhất trong số các kỹ thuật
khác nhau có thể. Hiệu quả nhất được hiểu là kỹ thuật đó phải phù hợp với đặc điểm
hoạt động của doanh nghiệp đồng thời có chi phí thấp nhất.
2.1.3. Các nguyên nhân rủi ro trong sản xuất kinh doanh giống
* Rủi ro sản xuất
Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro sản xuất đó là môi trường thiên
nhiên như: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, sóng thần, sét đánh, đất lở, hạn hán, sương
muối,.... đã làm cho năng suất bị biến động lớn. Những rủi ro này thường dẫn đến
những thiệt hại to lớn về người và của, làm cho các doanh nghiệp nông nghiệp đặc
biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng bị tổn thất nặng nề vì
nông nghiệp chịu ảnh hưởng của yếu tố không kiểm soát được. Chính yếu tố thời
tiết ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đã gây lên tình trạng không chắc chắn về
đầu ra. Cùng với sự không chắc chắn về đầu ra là sự không chắc chắn về giá thành
sản xuất. Giá đầu vào có xu hướng biến động ít hơn giá đầu ra nhưng vẫn là một
nguyên nhân gây ra rủi ro sản xuất. Ngoài ra, công nghệ mới cũng là nguyên nhân
gây ra rủi ro sản xuất.
* Rủi ro về cung cấp nguyên liệu đầu vào
Mà biểu hiện là các tình huống không đảm bảo được các đầu vào quan trọng
theo số lượng, giá cả, chất lượng đã dự kiến gây khó khăn trong việc vận hành,
thanh toán các khoản nợ,...

12


* Rủi ro marketing
Rủi ro marketing (hoặc rủi ro thị trường, rủi ro giá) là rủi ro liên quan đến biến
động giá đầu ra. Biến động giá đầu ra là một trong những nguyên nhân quan trọng
gây ra rủi ro trong nông nghiệp. Giá nông sản thay đổi năm này qua năm khác và
đặc biệt là biến động lớn theo vụ sản xuất ngay trong một năm. Giá nông sản thay
đổi mà người nông dân không có khả năng kiểm soát. Cung nông sản chịu tác động

của quyết định sản xuất của từng cá nhân và thời tiết xảy ra năm đó. Còn nhu cầu
nông sản cũng chịu ảnh hưởng bởi vô số yếu tố, như thu nhập của người tiêu dùng,
xuất khẩu và chính sách xuất khẩu, nền kinh tế nói chung, tất cả những vấn đề đó đều
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu thông qua chính sách của chính phủ.
* Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính liên quan đến sự an toàn hoặc mất an toàn về tài chính của
doanh nghiệp. An toàn tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng trả nợ và khả
năng thanh toán. Khác với rủi ro kinh doanh, nguyên nhân sinh ra rủi ro tài chính là
do sử dụng vốn vay. Tăng vốn vay làm tăng tỷ số nợ trên vốn của chủ sở hữu, làm
tăng cán cân tài chính, tăng cán cân tài chính có khả năng dẫn đến rủi ro tài chính
khi thu nhập giảm. Tỷ trọng vốn vay càng lớn so với tổng vốn chủ sở hữu thì hệ số
nhân đóng góp vào rủi ro kinh doanh càng cao. Chỉ khi doanh nghiệp tự tài trợ
100% vốn thì mới không có rủi ro về tài chính. Tăng lãi suất vốn vay cũng dẫn đến
khả năng tăng rủi ro tài chính.
* Rủi ro do môi trường văn hoá
Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác,
từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán
trồng trọt của từng vùng.
Rủi ro do môi trường văn hoá là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong
tục, tập quán, lối sống,... của dân tộc khác, từ đó dẫn đến cách hành xử không phù
hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh.
* Rủi ro do môi trường xã hội
Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các
định chế,... là một rủi ro quan trọng. Nếu không nắm được điều này sẽ có thể gánh

13


chịu những thiệt hại nặng nề.
* Rủi ro do môi trường chính trị

Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí kinh doanh. Môi
trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Khi
một chỉnh thể mới ra đời sẽ có thể làm đảo lộn hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Trong kinh doanh quốc tế ảnh hưởng của môi trường chính trị lại càng lớn. Chỉ có
những ai biết nghiên cứu kỹ, nắm vững và có những chiến lược, sách lược thích hợp
với môi trường chính trị không chỉ ở nước mình, mà còn ở nước đến kinh doanh thì
mới có thể gặt hái được thành công rực rỡ.
* Rủi ro do môi trường pháp luật
Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống luật pháp. Luật pháp đề ra các chuẩn
mực mà mọi người phải thực hiện và các biện pháp trừng phạt những ai vi phạm.
Luật pháp đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh
không lành mạnh. Nhưng xã hội luôn phát triển, nếu các chuẩn mực luật pháp
không phù hợp với bước tiến của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược lại luật
pháp thay đổi quá nhiều, quá trường xuyên, không ổn định, cũng gây ra những khó
khăn không nắm vững những đổi thay, không theo kịp những chuẩn mực mới chắc
chắn sẽ gặp rủi ro.
Trong kinh doanh quốc tế môi trường luật pháp phức tạp hơn rất nhiều, bởi
chuẩn mực luật pháp của các nước khác nhau là khác nhau. Nếu chỉ nắm vững và
tuân thủ các chuẩn mực luật pháp nước mình, mà không am hiểu luật pháp nước đối
tác, thì sẽ gặp rủi ro.
* Rủi ro do môi trường kinh tế
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mặc dù trong
mỗi nước môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, nhưng ảnh
hưởng của môi trường kinh tế chung của thế giới đến từng nước là rất lớn (biến
động của thị trường, thu nhập, thanh toán, biến động không dự kiến trước được của
tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất,...). Mặc dù hoạt động của một chính phủ (đặc biệt
là chính phủ của các nước siêu cường quốc) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị
trường thế giới, nhưng họ cũng không thể kiểm soát nổi thị trường thế giới rộng lớn
này và từ đó có rất nhiều rủi ro, bất ổn. Các chiến lược về sản xuất và marketing mà


14


doanh nghiệp theo đuổi để phòng ngừa rủi ro kinh tế, có thể đề cập như sau:
Bảng 2.1. Chiến lược đối phó rủi ro do môi trường kinh tế

Chiến lược marketing

Nội dung

Lựa chọn thị trường

- Phân tích rủi ro quốc gia để lựa chọn thị trường và chấp
nhận rủi ro.
- Phân khúc thị trường trong mỗi quốc gia.

Chiến lược sản phẩm

- Thay đổi chiến lược sản phẩm liên quan như giới thiệu
sản phẩm mới, những quyết định về nguồn cung ứng sản
phẩm.
- Cải tiến sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản phẩm.
- Thay đổi thời gian giới thiệu sản phẩm.
- Hai vấn đề then chốt cần xem xét là chú trọng đến thị
phần hoặc đến lợi nhuận.
- Công ty có thể lựa chọn hoặc giữ giá bán để duy trì lợi
nhuận hoặc giảm giá bán để giữ thị phần.
- Những chính sách khuyến mãi đi cùng với chiến lược giá
và sản phẩm để duy trì thị phần.


Chiến lược giá

Chiến lược khuyến mãi

Chiến lược sản xuất
Đa sản phẩm
- Thay đổi cơ cấu sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của chiến
lược sản phẩm.
Nguồn cung ứng nguyên liệu
đa dạng
Địa điểm nhà máy

Tăng năng suất sản xuất

- Mua nhiều linh kiện ở nước ngoài để đối phó với chính
sách giảm giá tiền tệ.
- Sử dụng nguyên liệu đa dạng để giảm bớt giá thành.
- Công ty đa quốc gia có thể phân bố sản xuất giữa các
quốc gia. Tăng sản xuất ở những nơi rủi ro thấp và giảm
sản xuất ở những nơi rủi ro cao.
- Cải tiến một cách hiệu quả hoạt động sản xuất.
- Đóng cửa các nhà máy không có hiệu quả, cắt giảm chi
phí.
- Nâng cao năng suất sản xuất.
(Nguồn: Nguyễn Dương, Ngọc Quyên (2005)

15


* Rủi ro cạnh tranh

Sự thay đổi thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời với sự gia tăng về số
lượng cũng như qui mô của các doanh nghiệp sản xuất trong cùng một ngành đã tạo
nên một áp lực cạnh tranh lớn hiện nay trên thị trường. Mức độ cạnh tranh trong nội bộ
ngành càng cao thì khả năng để một doanh nghiệp bị thôn tính hay buộc phải từ bỏ thị
trường do thiếu khả năng thích nghi càng lớn. Rủi ro cạnh tranh đến từ các đối thủ
trong cùng ngành sản xuất có thể bao gồm:
+ Thiếu thông tin về sản phẩm và công nghệ của đối thủ cạnh tranh.
+ Sự cạnh tranh của hàng giả, hàng nhái trên thị trường và giá bán sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh.
+ Ngủ quên trên chiến thắng khiến doanh nghiệp không tự đổi mới để nâng
cao năng lực cạnh tranh.
+ Cạnh tranh thiếu lành mạnh của các đổi thủ cạnh tranh.
* Rủi ro thông tin
Sự bùng nổ thông tin hiện nay với sự giúp đỡ của mạng internet đã góp phần
không nhỏ vào sự thành công của các doanh nghiệp nhưng cũng là mở đầu cho sự
thất bại của các doanh nghiệp chậm đổi mới và thiếu thông tin trong kinh doanh.
Rủi ro về thông tin thể hiện như sau:
+ Thiếu thông tin về phía đối tác dẫn đến bị đối tác lừa không thanh toán hoặc
không thực hiện đơn hàng.
+ Thiếu thông tin về sự thay đổi giá cả của sản phẩm trên thị trường.
+ Thiếu thông tin về sự thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm trên thị trường.
+ Thiếu kiến thức về thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp thâm nhập.
Điều quan trọng là doanh nghiệp phải điều tra các khách hàng tiềm năng, thẩm
định năng lực tài chính các đối tác để đảm bảo họ sẽ có khả năng thanh toán và thực
hiện đơn hàng cũng như không có yếu tố lừa đảo.
* Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức
Trong quá trình hoạt động của mọi tổ chức có thể phát sinh rất nhiều rủi ro.
Rủi ro có thể phát sinh ở mọi lĩnh vực, như: công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hoá tổ
chức, tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên, quan hệ với khách hàng (cả nhà cung cấp đầu vào lẫn người tiêu thụ - đầu ra), đối thủ cạnh tranh, tâm lý của người lãnh


16


×