Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo Cáo Kết Quả Bồi Dưỡng Thường Xuyên Nội Dung 3 Modul 31 Chuẩn Năm học 2018 2019 || GIALẠC0210

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.75 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH BDTX GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2018-2019
(Nội dung 3)
Họ và tên:……………………...
Ngày sinh: ……………………..
Trình độ chuyên môn: ……….
Năm vào ngành:………………..
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Tổ khối…….
Nhiệm vụ được phân công trong năm học 2018 - 2019: Dạy lớp………
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BDTX:
Căn cứ kế hoạch đăng kí của bản thân, tôi xin báo cáo kết quả thực hiện BDTX cá nhân năm
học 2018- 2019 như sau:
Tên Mô đun (TH 9): Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học.
* Phần 1: Kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài
liệu BDTX
1. Các nội dung cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học:
A. Thực trạng đời sống tâm lý học sinh tiểu học:
Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế-xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời
sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh tiểu học nối riêng đang có những biến động to lớn với
nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong
mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè...nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ
dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,..
thậm chí tự tử, gây án mạng.....
* Khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi:


Học sinh tiểu học là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đang theo học chương trình tiểu học từ lớp 1
– lớp 5 tại các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trẻ tiểu học có những đặc điểm
đặc trưng về mặt tâm lý như sau:
Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ giao tiếp ra bên ngoài, thích làm quen với
bạn bè cùng lứa và nhiều người lớn khác.
Trong giai đoạn lứa tuổi này, các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những
điều huyền hoặc.
Trẻ tiểu học có tâm hồn đa cảm, rất dễ xúc động, do đó, bất cứ hành động thô bạo nào đối
với chính bản thân các em sẽ để lại trong tâm trí các em những ấn tượng sấu rất khó xóa mờ. Mặt
khác, bên cạnh sự đa cảm, các em vẫn còn thiên nhiều về giác quan, rất vui thích khi được thưởng
cụ thể bằng vật chất hơn là khen ngợi tuyên dương suông.
Năng lượng ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồi dào, khiến các em hoạt động
không ngời. Trong khi người lớn đang bận việc, rất ghét sự ồn ào náo động, lại cho rằng các em
đang chơi những trò quá hiếu động, có hại về sức khỏe và tâm lý, nên thường ngăn cấm các em
mà không biết rằng điều này đã đẩy các em sớm rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo ra những
tình cảm rối loạn, có thể dẫn đến stress.
Về sinh hoạt học tập, các em cũng rất dễ hào hứng để cho cuốn theo các ý tưởng, các kiến
thức lý thú mới lạ, để không ngừng đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc. Ở điểm này, đôi khi cha mẹ
và thầy cô giáo không đủ bình tĩnh và kiên nhẫn trả lời đầy đủ các câu hỏi của các em, thậm chí
bực mình và khó chịu. Điều này có thể dẫn các em đến sự thu mình, sợ hãi khi đối mặt với người
lớn trong những tình huống khó khăn.
** Những nhân tố liên quan đến việc ảnh hưởng tâm lý cho học sinh tiểu học

1


+ Áp lực trong học tập ở học sinh
+ Phương pháp sư phạm của giáo viên
+ Môi trường sư phạm nhà trường
+ Phương pháp giáo dục và môi trường gia đình

B. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại các trường học:
Hiện nay, Tâm lý học đường trên thế giới đã có một quá trình phát triển lâu dài. Tuy nhiên, ở
nước ta, Tâm lý học đường vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Các hoạt động tham vấn, trợ giúp
tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên còn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức.
- Trong vài năm gần đây, các cấp quản lý giáo dục đã bước đầu quan tâm đến hoạt động tư
vấn tâm lý học đường. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ
học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập, giao
tiếp..... Hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với học sinh
(HS) nói chung và học sinh tiểu học nói riêng mà nó còn rất cần thiết cho giáo viên, phụ huynh
HS – những người có liên quan đến sự nghiệp "trồng người".
- Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội, các yêu cầu ngày
càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào đó là sự kỳ
vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng thẳng cho HS
trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt khác, sự hiểu biết của HS về bản
thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước những sức ép nói trên. Thực
tế cho thấy HS tiểu học có thể có những rối loạn về phát triển tâm lý, rối loạn phát triển các kỹ
năng nhà trường (như đọc, viết, tính toán...), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay
những rối loạn về hành vi (như vô kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, hung bạo...). Hậu quả là
ngày càng có nhiều HS tiểu học gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng
lý tưởng sống cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối quan hệ
xung quanh. Vì vậy, những HS này rất cần được sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của thầy cô
giáo và cha mẹ.
- Đứng trước thực trạng trên cho thấy rất cần có những hoạt động trợ giúp tâm lý học đường
cho HS. Việc xây dựng các hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS trong nhà trường sẽ giúp cho giáo
viên và HS hiểu biết rõ hơn về những vấn đề liên quan tới sự hình thành và phát triển nhân cách
của các em để giúp đỡ và hướng cho các em phát triển một cách đúng đắn, lành mạnh, hiểu về bản
thân và người khác tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các hoạt động trợ giúp tâm lý trong
trường học còn chưa được thực hiện một cách phổ biến;
2. Phương pháp kỹ thuật tư vấn cho học sinh tiểu học:
Khi đời sống kinh tế được nâng cao đã làm cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói

riêng có điều kiện phát triển về thể lực, trí lực về kỹ năng sống. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận
lợi quan trọng do sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại thì nó cũng có những thách thức. Những
áp lực này đã tạo nên những khó khăn tâm lý rất nhiều và các em cần tới sự trợ giúp. Học sinh ở
bất kì cấp học nào cũng đều có nguy cơ mắc phải những rối nhiễu này. Điều này chứng tỏ rằng,
hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết.
- Tuy nhiên, để cho việc tư vấn học đường trở thành một hoạt động phổ biến trong trường
học thì đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực lớn của không chỉ các giáo viên làm nhiệm vụ tư vấn
mà còn của toàn xã hội, việc đánh giá (phòng ngừa) nhằm phát hiện những học sinh có thể có khó
khăn về nhận thức, cảm xúc, xã hội, hay hành vi; phát triển và thực hiện các chương trình can
thiệp tâm lý học cho học sinh thì có thể thực hiện các phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp xử lý thông tin: Phương pháp thống kê toán học

2


* Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động
dạy học và giáo dục
- Giúp học sinh hình thành tốt về nhân cách.
- Có thái độ tích cực trong học tập.
- Học sinh có được tâm lý vững vàng trong học tập.
Trên đây là nội dung tiếp thu và vận dụng của cá nhân. Tôi xin thông qua và mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ.
Khánh An, ngày 30 tháng 4 năm 2019
Người báo cáo


……………………….

3


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH BDTX GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2018-2019
(Nội dung 3)
Họ và tên:……………………...
Ngày sinh: ……………………..
Trình độ chuyên môn: ……….
Năm vào ngành:………………..
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Tổ khối…….
Nhiệm vụ được phân công trong năm học 2018 - 2019: Dạy lớp………
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BDTX:
Căn cứ kế hoạch đăng kí của bản thân, tôi xin báo cáo kết quả thực hiện BDTX cá nhân năm
học 2018- 2019 như sau:
Tên Mô đun (TH 20): Kiến thức, kĩ năng tin học cơ bản.
* Phần 1: Kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài
liệu BDTX
1. Khái quát chung về cấu tạo của máy tính và các thiết bị ngoại vi. Giới thiệu hệ điều hành
Windows; Thực hành một số thao tác cơ bản với hệ điều hành Windows:
a. Khái quát chung về cấu tạo của máy tính và các thiết bị ngoại vi:

Máy vi tính là một hệ thống được ghép nhiều thành phần tạo nên. Do đó, để máy tính có
thể hoạt động được ta phải lắp ghép các thành phần của nó một cách hợp lý và khai báo với các
thành phần khác. Ngày nay ngành tin học dựa vào trên các máy tính hiện đang phát triển trên cở
sở hai phần: phần cứng và phần mếm.
* Phần cứng
Phần cứng (tiếng Anh: hardware) là các bộ phận (vật lý) cụ thể của máy tính hay hệ thống
máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét (scanner), vỏ máy tính, bộ nguồn,
bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD,...
Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra thành:
– Thiết bị vào (Input): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh như là bàn phím, chuột...
– Thiết bị ra (Output): Các bộ phận trả về thông tin cho người dùng, phát tín hiệu, hay thực
thi lệnh ra bên ngoài như là màn hình, máy in, loa,...
Ngoài các bộ phận nêu trên liên quan tới phần cứng của máy tính còn có các khái niệm
quan trọng sau đây:
– Bus: chuyển dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng.
– BIOS (Basic Input Output System): còn gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản nhằm khởi động,
kiểm tra, và cài đặt các mệnh lệnh cơ bản cho phần cứng và giao quyền điều khiển cho hệ điều
hành
– CPU: bộ phân vi xử lý điều khiển toàn bộ máy tính
– Kho lưu trữ dữ liệu: lưu giữ, cung cấp, thu nhận dữ liệu
– Các loại chíp hỗ trợ: nằm bên trong bo mạch chủ hay nằm trong các thiết bị ngoại vi của
máy tính các con chip quan trọng sẽ giữ vai trò điều khiển thiết bị và liên lạc với hệ điều hành qua
bộ điều vận hay qua phần sụn (nghe hơi khó chịu, không được dễ hiểu,tiếng Anh firmware)
– Bộ nhớ: là thiết bị bên trong bo mạch chủ giữ nhiệm vụ trung gian cung cấp các mệnh lệnh
cho CPU và các dữ liệu từ các bộ phận như là BIOS, phần mềm, kho lưu trữ, chuột đồng thời tải
về cho các bộ phận vừa kể kết quả các tính toán, các phép toán hay các dữ liệu đã/đang được xử lý
các cổng vào/ra . Các thành phần chính của máy tính cá nhân để bàn. 1: màn hình, 2: bo mạch
chủ, 3: CPU, 4: chân cắm ATA, 5: RAM, 6: các thẻ cắm mở rộng chức năng cho máy, 7: nguồn
điện, 8: ổ đĩa quang, 9: ổ đĩa cứng, 10: bàn phím, 11: chuột


4


* Phần mềm
Phần mềm (tiếng Anh: Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction)
được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài
liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề
cụ thể nào đó.
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần
cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ
các chương trình hay phần mềm khác.
Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là "phần mềm không
thể sờ hay đụng vào", và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được.
Ví dụ:
Hệ điều hành windows
+ Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word
+ Phần mềm tính toán Microsoft Excel
+ Phần mềm vẽ cơ bản Microsoft Paint
+ Phần mềm xử lý ảnh Photoshop
+ Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu Microsoft Access
+ Phần mềm thiết kế web Microsoft FrontPage
Đứng trước một máy tính PC, ta có thể thấy máy tính này gồm những bộ phận: Bàn phím,
chuột, màn hình, vỏ máy. Đây là những thành phần dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, máy tính PC
còn có nhiều bộ phận khác. Các bộ phận này được nhóm trong các khối chức năng sau:
- Khối xử lý trung tâm: Khối xử lý trung tâm, hay còn gọi là bộ vi xử lý hoặc con chip, là bộ
não của máy tính. Công việc chính của khối xử lý trung tâm là tính toán và điều khiển mọi hoạt
động trong máy tính.
- Bộ nhớ trong: Bộ nhớ trong dùng để chứa các lệnh và dữ liệu phục vụ cho quá trình thực
hiện chương trình. Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc
(ROM)

- Bộ nhớ ngoài: Bộ nhớ ngoài hay các thiết bị lưu trữ ngoài bao gồm đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa
CD đĩa ZIP...
Chú ý: Do ổ cứng nằm bên trong vỏ máy nên nhiều người nhầm lẫn ổ cứng là thiết bị lưu trữ
trong. Thực chất nó là thiết bị lưu trữ ngoài.
- Các thiết bị vào: Các thiết bị vào cho phép thông tin hãy dữ liệu được nhập vào máy tính,
ví dụ như bàn phím, chuột, máy quét ...
- Các thiết bị ra: Các thiết bị ra cho phép thông tin có thể được xuất ra từ máy tính, ví dụ như
máy in, màn hình, loa ...
- Các thiết bị ngoại vi: Thiết bị ngoại vi là bất kỳ thiết bị nào có thể gắn vào máy tính. Như
vậy, toàn bộ các thiết bị như máy quét, máy in, bàn phím, chuột ... đều là các thiết bị ngoại vi.
- Cổng nối tiếp: Cổng nối tiếp là một khe cắm có nhiều chân nằm ở phía sau máy tính, cho
phép các thiết bị có thể kết nối với máy tính, chẳng hạn Modem. Các cổng nối tiếp thường được
đặt tên là COM1, COM2.
- Cổng song song: Cổng song song là một khe cắm nhiều chân nằm ở phía sau máy tính,
cho phép các thiết bị có thể kết nối với máy tính, chẳng hạn máy in. Các cổng song song thường
được đặt tên là LPT1 hoặc LPT2.
- Cổng nối tiếp vạn năng USB: Cổng nối tiếp vạn năng USB là một bộ phận mới trong máy
tính, chỉ có trong các máy tính thế hệ gần đây. Có thể có một hoặc nhiều ổ cắm USB ở trên thân
vỏ máy, cho phép các thiết bị được thiết kế cho USB có thể kết nối với máy tính.
b.Giới thiệu hệ điều hành Windows:
Khái quát
Đây là hệ điều hành thông dụng nhất trên thế giới bởi tính năng ưu việt của nó. Có các phiên
bản như Window 95, Window 98, Window Millennium Edition, Window NT, Window 2000, và
mới nhất là Window XP.

5


* Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy
học và giáo dục

- Kiến thức kĩ năng tin học cơ bản giúp cho giáo viên hiểu được về các ứng dụng của hệ
điều hành, cấu tạo cơ bản của các phần mềm. Nhằm giúp giáo viên biết cách khắc phục
những vấn đề sự cố đơn giản khi sử dụng máy tính. Áp dụng ứng dụng CNTT vào các bài
giảng, vận dụng trong việc soạn giảng giáo án và các báo cáo liên quan khác.
Trên đây là nội dung tiếp thu và vận dụng của cá nhân. Tôi xin thông qua và mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ.
Khánh An, ngày 30 tháng 4 năm 2019
Người báo cáo

……………………..

6


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH BDTX GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2018-2019
(Nội dung 3)
Họ và tên:……………………...
Ngày sinh: ……………………..
Trình độ chuyên môn: ……….
Năm vào ngành:………………..
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Tổ khối…….
Nhiệm vụ được phân công trong năm học 2018 - 2019: Dạy lớp………

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BDTX:
Căn cứ kế hoạch đăng kí của bản thân, tôi xin báo cáo kết quả thực hiện BDTX cá nhân năm
học 2018- 2019 như sau:
Tên Mô đun (TH 22): Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học.
* Phần 1: Kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài
liệu BDTX
1. Các yêu cầu sư phạm về các mặt: Hình thức, nội dung, phương pháp của một phần mềm
dạy học ở tiểu học:
1.1. Phần mềm dạy học phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa bậc tiểu học.
- Đảm bảo các yêu cầu tương từng chương mục như trọng tâm, mức độ lý thuyết, mức độ
rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
- Đảm bảo hình thức trình bày tương ứng với việc trình bày trong SGK và sách hướng dẫn
giáo viên hiện có. Các đối tượng hiện trên màn hình không quá khác biệt với các đối tượng trình
bày trên SGK, mà chỉ nên có tác dụng bổ sung, làm đa dạng hoá các kiến thức trong chương
trình.
1.2. Đảm bảo phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh trong từng độ tuổi.
- Với học sinh tiểu học, cần xây dựng các trò chơi. Việc sáng tạo các trò chơi đòi hỏi công
phu.Tận dụng các khả năng thể hiện hình ảnh, mầu sắc và âm nhạc để ngây húng thú cho trẻ.
- Do khả năng phân tích vầ tập trung chú ý của trẻ có hạn nên cần trình bày màn hình gọn,
tập trung vào các thông tin trọng tâm.
1.3. Về tổ chức giao diện:
1.4. Phần mềm phải phù hợp đặc điểm lao động dạy của người thầy và lao động học tập của
học sinh.
- Phầm mềm không chỉ đóng kín cứng nhắc, nó có thể cho phép giáo viên và phụ huynh học
sinh sáng tạo hệ bài tập mang dấu ấn cá nhân, sáng tạo ra các đối tượng mới với các số liệu mới
để ra bài tập cho học sinh, có điều kiện phát triển, đa dạng hoá phần mềm bằng những sản phẩm
của riêng mình.
1.5. Liên kết với các phần mềm dạy học các môn khác nhau tạo ra bài học:
- Phần mềm dạy học phải có khả năng kết hợp với các phần mềm học ;các môn khác nhau
như toán, tiêng Việt, ngoại ngữ , khoa học tự nhiên và xã hội, lịch sử, địa lý, nhạc...

1.6. Định hướng phát huy tích cực của học sinh.
- Phải tạo ra tình huống có vấn đề, học sinh muốn giải quyết được nó phải có những quyết
định sáng tạo. Học sinh pải cảm giác được rằng mình là người điều khiển máy tính: lựa chọn các
câu hỏi, tìm kiếm thông tin chỉ dẫn, tìm tòi và khám phá các đối tượng, làm chủ tiến độ làm việc
với máy.
- Phải có phương án phân tích các kiểu trả lời của trẻ, cho phép trẻ có thể sửa bài giải của
mình, thông báo kịp thời các lỗi cho trẻ và có lời giải mẫu.
1.7. Tính tới các hình thức dạy học phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học khác.

7


- Quá trình sử dụng phần mềm dạy học diễn ra trong bối cảnh dạy và học trên lớp và ở nhà.
Cần xem xét các khả năng sử dụng phần mềm với các hình thức dạy học đồng loạt trên lớp, hình
thức dạy học theo nhóm, hình thức dạy học theo cấp và hình thức học tập cá nhân.
1.8. Về ngôn ngữ dùng trong giao tiếp.
Ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng mẹ đẻ, có như vậy các phần mềm mới có cơ hội để các nhà
trường và phụ huynh học sinh chấp nhận sử dụng rộng rãi.
1.9. Yêu cầu về đánh giá
- Phần mềm phải đảm bảo đánh giá theo quá trình, phải đánh giá được tức thời các sai lầm để
có các phương thức điều chỉnh hành động của học sinh.
- Các đánh giá cần chi tiết hơn là đánh giá trong một bài kiểm tra viết thông thường: không
chỉ cho điểm hoặc xác định đúng sai mà cần phân tích những chỗ còn yếu trong kiến thức và kĩ
năng của học sinh.
- Cần lưu giữ được các kết quả đánh giá này trong suốt quá trình các năm học ở nhà trường
tiểu học. Trong trường hợp hàng năm thay đổi thày dạy, người thày năm học sau có thể dựa vào
đánh giá qua phần mềm ở các năm học trước mà có một phương án giúp đỡ học sinh một cách
phù hợp và có hiệu quả nhất.
* Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy
học và giáo dục

- Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học giúp giáo viên liệt kê được các kiến thức
về nội dung, phương pháp và công nghệ trong mối liên quan giữa chúng để hình thành cho bản
thân kế hoạch bồi dưỡng về công nghệ thông tin từ đó có phương pháp và kĩ năng ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học.
- Việc sử dụng các PMDH không chỉ giúp GV thực hiện tốt hơn chương trình đại trà mà còn
cho phép thực thi cách thức dạy học mới có khả năng đáp ứng yêu cầu tự tìm kiếm kiến thức, rèn
luyện kĩ năng của bất kì người học nào, vào bất cứ lúc nào, theo nội dung tuỳ chọn ở mức độ phù
hợp với khả năng, ý muốn phù hợp với khả năng và điều kiện của từng cá nhân.
- Việc sử dụng PMDH làm phương tiện dạy học các môn học, giúp cho việc học tập của HS
như là một công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo,
kỹ năng giao tiếp, độc lập giải quyết các vấn đề, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin nhằm góp
phần củng cố tư tưởng học suốt đời cho tất cả mọi người. Phát triển rộng rãi việc ứng dụng CNTT
trong nhiều môn học, mọi trường học, mọi cấp học và mọi ngành học thông qua các loại PM khác
nhau ( PMDH, tự học, PM kiểm tra đánh giá...) dẫn đến việc xây dựng nội dung và phương pháp
đào tạo thích hợp, phát triển việc kiểm tra đánh giá trong một môi trường giàu thông tin.
Trên đây là nội dung tiếp thu và vận dụng của cá nhân. Tôi xin thông qua và mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ.
Khánh An, ngày 30 tháng 4 năm 2019
Người báo cáo

…………………….

8


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BÀI THU HOẠCH BDTX GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2018-2019
(Nội dung 3)
Họ và tên:……………………...
Ngày sinh: ……………………..
Trình độ chuyên môn: ……….
Năm vào ngành:………………..
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Tổ khối…….
Nhiệm vụ được phân công trong năm học 2018 - 2019: Dạy lớp………
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BDTX:
Căn cứ kế hoạch đăng kí của bản thân, tôi xin báo cáo kết quả thực hiện BDTX cá nhân năm
học 2018- 2019 như sau:
Tên Mô đun (TH 31): Tổ chức dạy học cả ngày.
* Phần 1: Kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài
liệu BDTX
Về thực trạng:
Những năm gần đây, ở Việt Nam, số lượng các trường tiểu học chuyển sang dạy học 2
buổi/ngày mỗi năm đều tăng, nhưng tình hình triển khai ở các vùng miền có khác nhau. Đặc biệt
ở các vùng khó khăn, tỉ lệ này còn rất thấp. Việc tổ chức dạy học cả ngày khá đa dạng, nhiều
trường đã tổ chức tốt, kết quả học tập của học sinh được nâng cao và nhận được sự ủng hộ của
phụ huynh, chính quyền. Tuy nhiên, ờ nhiều trường, nhiều địa phương việc triển khai dạy học 2
buổi/ngày còn chưa thực sự hiệu quả, thể hiện ở nội dung mất cân đối, quá tải, kế hoạch chưa
hợp lí, tổ chức đơn điệu, chưa khai thác hết tiềm năng để thực hiện hiệu quả yêu cầu giáo dục
toàn diện, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cá nhân của học sinh, sử dụng và phân phối
các nguồn lực không hợp lí,... gây nặng nề cho HS, giáo viên. Để có thể triển khai dạy học cả
ngày, nhiều trường nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, GV,
điều kiện gia đình - xã hội (do đó dẫn tới nhu cầu và khả năng đóng góp tài chính, nguồn lực,...),
về nội dung giáo dục; lúng túng trong công tác quản lí, tổ chức dạy học. Cụ thể:

Về quy mô:
Trong những năm gần đây, số HS học cả ngày có xu hướng ngày càng tăng, tính đến
cuối năm 2009, cả nước đã có khoảng 2,2 triệu (32,99%) HS tiểu học được học cả ngày trong cả
tuần học và 23,44% học từ 6 - 9 buổi/tuần. Sự khác biệt về việc triển khai dạy học cả ngày giữa
các vùng miền trong cả nước cho thấy vùng có điều kiện kinh tế phát triển có điều kiện hơn trong
việc phát triển loại hình dạy học cả ngày, số lượng HS được thụ hưởng loại hình tổ chức dạy học
cả ngày chủ yếu tập trung tại các đô thị và những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.
Ngược lại, nhũng vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số có số lượng và tỉ lệ HS học cả
ngày ít hơn. Các tỉnh, thành phố như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Đà Nẵng,
Thành phổ Hồ chí Minh, Hà Nội có sổ lượng HS học cả ngày chiếm tỉ lệ rất cao, có những quận
của thành phố lớn có trên 90% HS được học cả ngày. Tuy nhiên ở các vùng khó khăn như Cao
Bằng, Sơn La, Gia Lai, Cà Mau,... HS được học cả ngày chiếm tỉ lệ rất thấp (dưới 15%).
Về cách thức tố chức:
Việc tổ chức dạy học cả ngày khá đa dạng, tùy theo điều kiện của nhà trường và của phụ
huynh HS mà có thể tổ chức cho:
Một khối lớp hoặc vài khối lớp được học 2 buổi/ngày (ưu tìên khối lớp 1,2,3);
Các lớp bán trú học cả ngày;
Cả trường học cả ngày.

9


Một số trường tổ chức dạy học cả ngày nhưng chưa có điều kiện bố trí cho mỗi
lớp/phòng học đã tổ chức dạy học vào ngày thứ 7 (cho một số lớp) để đảm bảo các lớp đều được
học cả ngày.
Một số trường tổ chức dạy học cả ngày nhưng vẫn có thêm buổi ngày thứ 7 trong tuần để
HS có thể lựa chọn môn học mà mình yêu thích, đồng thời giúp những em có năng khiếu phát
triển.
Một số địa phương vùng sâu, vùng xa có những mô hình tổ chức dạy học cả ngày như
mô hình bán trú, nội trú dân nuôi. Mô hình bán trú: HS sáng tới trường, ăn trưa ờ trường (HS

mang theo cơm, nhà trường hỗ trợ thức ăn), chiều học tiếp ở trường, tối các em về nhà. Cộng
đồng cũng có thể hỗ trợ cho việc dạy học bán trú. Mô hình nội trú dân nuôi: HS ở xa phải ngủ lại
trường; đầu tuần các em tới trường và cuối tuần về nhà, HS có chỗ ngủ, bếp nấu tại trường; gia
đình đóng góp gạo, ngô, thức ăn, củi,... và cộng đồng hỗ trợ thêm.
Về chương trình và kế hoạch dạy học:
Chương trình tiểu học hiện hành đuợc thiết kế cho trường học dạy 1 buổi/ngày thực
hiện. Các trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày học theo chương trình chung.
Theo Công văn số 6176/TH (2002), hướng dẫn kế hoạch dạy học 1buổi/ngày: Các trường
tiểu học đã chủ động xây dựng thời khóa biểu phù hợp với số buổi học/tuần với nguyên tắc: Buổi
sáng tối đa 4 tiết, buổi chiều tối đa 3 tiết (cả ngày tối đa 7 tiết). Như vậy, thời khóa biểu được
điều chỉnh để đảm bảo kế hoạch dạy học chung. Dành 1/3 thời lượng bổ sung để tổ chức cho HS
tự học bài, củng cố và hoàn thành kế hoạch dạy học chung, 2/3 thời gian còn lại để tổ chức các
hoạt động tập thể và các hoạt động khác như tăng cường dạy Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu
số,...
Những năm gần đây, chương trình, nội dung dạy học 2 buổi/ngày bao gồm những vấn đề
cơ bản sau:
Nội dung dạy học 2 buổi/ngày được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh chương trình giáo
dục phổ thông hiện hành, với hai mảng nội dung;
Đảm bảo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được ban
hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ỌĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ truởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Các nội dung khác:
+ Thực hành kiến thức đã học và tổ chức HS tham gia các hoạt động thực tế tại địa phuơng;
+ Giúp đỡ HS yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập;
+ Bồi duỡng HS có năng khiếu môn Tiếng Việt, môn Toán, các môn năng khiếu khác;
+ Dạy học các môn học và nội dung tự chọn được quy định trong chương trình (Ngoại ngữ,
Tin học, Tiếng dân tộc thiểu số,...);
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: các câu lạc bộ, hoạt động dã ngoại.
Như vậy, nội dung dạy học bao gổm:
Chương trình hiện hành.

Củng cổ, tăng cường kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt, Toán, Tiếng dân tộc thiểu số.
Học các môn tự chọn.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Những khó khăn, thuận lợi trong tổ chức dạy học cả ngày ở trường tiếu học:
* Khó khăn, hạn chế:
Thực hiện dạy học cả ngày có thể có hạn chế như: giảm thời gian để khám phá, tiếp xúc
ngoài nhà trường, tiếp xúc với gia đình, cộng đồng, vui chơi thông thường của HS do các em
phải ở trường nhiều hơn; nếu tổ chức không hiệu quả (kế hoạch giáo dục không hợp lí, hình thức
dạy học đơn điệu,...) sẽ gây căng thẳng, ảnh hưởng tới sức khỏe HS, GV; tạo thêm gánh nặng
kinh phí cho các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt ờ các vùng nông thôn.
Những khó khăn nổi bật đối với việc tổ chức dạy học cả ngày: khó khăn về cơ sở vật chất,
về cách thức tổ chức dạy học; thiếu biên chế, kinh phí; nội dung chương trình ở trưừng dạy học 2
buổi/ngày chưa hấp dẫn

10


* Thuận lợi:
+ Giảm sức ép cho GV và HS do giãn thời khóa biểu; giúp tránh quá tải.
+ HS được tham gia vào các hoạt động học tập đa dạng, đuợc học tự chọn, phát huy đuợc
các khả năng và sở thích cá nhân.
+ Việc dạy học cả ngày tạo điều kiện để nhà trường, GV nắm bắt về nhu cầu để chăm sóc,
giáo dục HS tốt hơn. HS được học tập, rèn luyện cả ngày ở môi truờng sư phạm, đảm bảo sự phát
triển đúng hướng.
+ Tăng sự hiểu biết và mối quan hệ giữa GV, nhà trường với HS và gia đình.
+ Hỗ trợ gia đình giáo dục chăm sóc trẻ.
* Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy
học và giáo dục
- Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về dạy học 2 buổi/ngày.
- Cần xây dựng kế hoạch, có sự thảo luận trước với các đối tuợng liên quan.

- Xây dựng môi trường thân thiện trong từng lớp học.
- Không ngừng nâng cao chất lượng của HS học 2 buổi/ngày, HS bán trú, từ đó thu hút phụ
huynh HS cho con em mình tới lớp.
- Cần tạo điều kiện để HS tự chọn môn học năng khiếu theo sở thích và năng lực.
- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự đầu tư của lãnh đạo các cấp, các ngành,
và các bậc phụ huynh.
- Chỉ đạo sát sao công tác kiểm tra, đôn đốc, dự giờ thăm lớp nhằm giúp đỡ GV nâng cao
trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề. Cán bộ quản lí nhà trưởng phải học hỏi, nâng cao năng
lực tổ chức, quản lí.
- Quan tâm chăm lo, động viên cán bộ, GV nhà trường về vật chất và tinh thần.
Trên đây là nội dung tiếp thu và vận dụng của cá nhân. Tôi xin thông qua và mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ.
Khánh An, ngày 30 tháng 4 năm 2019
Người báo cáo

………………………

11



×