Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

THỰC TRẠNG tảo hôn và GIÁO dục PHÒNG CHỐNG tảo hôn CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG ở VÙNG KHÓ KHĂN TRÊN địa bàn HUYỆN SA PA, TỈNH lào CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.41 KB, 46 trang )

THỰC TRẠNG TẢO HÔN VÀ
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
TẢO HÔN CHO CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI MÔNG Ở VÙNG KHÓ
KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
SA PA, TỈNH LÀO CAI

1


- Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Tả Giàng Phìn là xã có vị trí địa lí cao nhất tại huyện Sa
Pa tỉnh Lào Cai, nơi tọa lạc của ngọn núi Ngũ Chỉ Sơn với độ
cao 3.090m chỉ đứng sau đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ, cách
trung tâm huyện Sa Pa 30km. Tả Giàng Phìn là xã đầu nguồn
của huyện Sa Pa nên vào mùa mưa thường hay xảy ra lũ ống,
lũ quét, sạt nở đất đá, về mùa khô lại thiếu nước canh tác,
cùng với địa hình đồi núi dốc, đất đai kém màu mỡ, giao
thông không thuận lợi nên việc canh tác gặp nhiều khó khăn.
Đồng bào nơi đây 100% các gia đình đều làm nông nghiệp
nên với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế của đồng bào
còn rất khó khăn, dẫn đến xã có trên 65% đồng bào thuộc diện
hộ nghèo. Vì vậy, Tả Giàng Phìn được xem là xã khó khăn
nhất của huyện Sa Pa.
Về dân số: xã Tả Giàng Phìn hiện có 3.385 người, mật
độ 140 người/km2 với 98,6% là người dân tộc Mông còn lại
1,4% là người Kinh đến định cư để làm ăn, buôn bán. Xã có 7
thôn với 635 hộ dân.
Về kinh tế: Tả Giàng Phìn là một xã nông nghiệp thuần
túy với hơn 98% người dân sống bằng sản xuất nông nghiệp,
2




còn lại hơn 1% sống bằng buôn bán. Nền sản xuất chủ yếu là
nền sản xuất nông nghiệp nhỏ như trồng lúa, ngô, khoai, sắn,
thảo quả, địa lan với khoa học kỹ thuật đưa vào áp dụng sản
xuất nông nghiệp ở đây hết sức hạn chế. Do xa trung tâm,
phương tiện đi lại khó khăn và ảnh hưởng của kinh tế thị
trường chưa nhiều nên đồng bào ở đây an phận và bằng lòng
với cuộc sống hiện tại.
Về văn hóa xã hội: Đặc điểm địa lý, dân cư và cơ sở vật
chất của xã đã quyết định đời sống tinh thần của người dân
nơi đây. Người dân sống ở xã đại đa số là người dân tộc
Mông, cư trú lâu đời ở đây, chủ yếu là đi theo đạo Phật, một
số theo đạo Thiên chúa, số ít theo đạo Tin lành.
Phong tục tập quán ở đây còn lạc hậu, họ cho rằng phải
có nhiều con để có người làm việc, quan niệm lạc hậu đó đã
ăn sâu vào trong ý thức xã hội của người dân nơi đây.
Trình độ văn hóa của người dân ở đây còn thấp. Số học
sinh bỏ học đang có nguy cơ tăng lên. Học sinh chủ yếu học
hết cấp trung học cơ sở, số học sinh theo trung học phổ thông
và cao hơn không đáng kể, hàng năm chỉ có khoảng 30% học

3


sinh tốt nghiệp trung học sơ sở tiếp tục học lên Trung học phổ
thông và học nghề, số còn lại ở nhà làm việc và lập gia đình.
Mặt khác, do ở xa trung tâm thị trấn nên việc giao lưu
với đời sống văn hóa văn minh của xã hội còn ít nên đời sống
văn hóa tinh thần của người dân nơi đây còn rất lạc hậu.

Những thông tin văn hóa - khoa học kỹ thuật, thông tin về dân
số đối với đồng bào nơi đây còn rất hạn chế. Hoạt động của
Đoàn thanh niên, của Hội phụ nữ, của cán bộ văn hóa, cán bộ
lao động đối với vấn đề dân số còn rời rạc và gần như lắng
xuống.
Tóm lại, những đặc điểm về địa lý, dân số, kinh tế, văn
hóa xã hội trên của xã Tả Giàng Phìn đã ảnh hưởng không
nhỏ đến hiện tượng tảo hôn của đồng bào dân tộc nơi đây.
- Khái quát chung về khảo sát thực trạng
- Mục đích khảo sát
Việc khảo sát nhằm thu nhập các số liệu thực tế về thực
trạng tảo hôn và công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa
nạn tảo hôn cho cộng đồng người dân tộc Mông tại xã Tả
Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (xã thuộc vùng khó
khăn trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).
4


- Nội dung khảo sát
Khảo sát về thực trạng tảo hôn của người dân tại xã Tả
Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến nạn tảo hôn của
người dân tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Khảo sát về nhận thức của cán bộ và người dân xã Tả
Giàng Phìn đối với vấn đề tảo hôn.
Khảo sát về nội dung chương trình, phương pháp, hình
thức tổ chức và hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục
phòng ngừa nạn tảo hôn cho cộng đồng người dân tộc Mông tại
xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Khách thể khảo sát

Đề tài đã tiến hành khảo sát trên hai nhóm đối tượng
chính, bao gồm những đối tượng tảo hôn và đối tượng có liên
quan.
+ Đối tượng tảo hôn: đề tài đã điều tra, khảo sát trong 3
năm từ 2015-2017 tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai có 198 cặp kết hôn thì có tới 92 cặp (156 người) tảo
hôn chiếm tỷ lệ 46,5%.
5


+ Đối tượng có liên quan:
Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát 310 đối tượng có
liên quan. Họ là những cán bộ công chức, viên chức, các thầy
cô giáo công tác tại xã và người dân sinh sống trong xã Tả
Giàng Phìn nhằm tìm hiểu nhận thức và thái độ của họ đối với
hiện tượng tảo hôn đã và đang diễn ra tại địa phương. Trong
đó đề tài tiến hành khảo sát:
- Thanh niên, vị thành niên là người dân tộc Mông tại xã
Tả Giàng Phìn chưa kết hôn: khảo sát 100 người (50 nam và
50 nữ).
- Phụ huynh học sinh, cha mẹ của thanh niên đồng bào
dân tộc Mông đang trong độ tuổi vị thành niên, cha mẹ của
người tảo hôn: 120 người (80 nam và 40 nữ).
- Cán bộ công chức, viên chức, các thầy cô giáo công tác
tại xã Tả Giàng Phìn: 70 người (40 nam và 30 nữ).
- Trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn, người lớn tuổi có uy
tín trong cộng đồng người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng
Phìn: 20 người ( 15 nam và 5 nữ).
- Phương pháp khảo sát
6



Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng
hỏi, kết hợp với phỏng vấn, ghi chép, quan sát và nghiên cứu
báo cáo của địa phương.
Chúng tôi đã đến liên hệ với lãnh đạo Đảng ủy, HĐND,
UBND xã Tả Giàng Phìn, cán bộ phụ trách hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên để nhờ họ giới thiệu cho những đối tượng tảo hôn,
cùng họ đến thăm và trao đổi trực tiếp với từng gia đình thanh
niên tảo hôn nhằm tìm hiểu thực trạng tảo hôn hiện nay của xã
Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, từ đó tìm ra
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tảo hôn.
Đồng thời, chúng tôi cũng tìm hiểu nội dung chương
trình, phương pháp, hình thức tổ chức và hiệu quả của công
tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho cộng
đồng người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn mà địa
phương đã và đang thực hiện.
- Công cụ khảo sát
Để tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng về vấn đề tảo
hôn và biện pháp giáo dục phòng chống tảo hôn tại xã Tả
Giàng Phìn, đề tài đã sử dụng các loại phiếu trưng cầu ý kiến,

7


câu hỏi phỏng vấn dành cho đối tượng tảo hôn và những đối
tượng có liên quan.
- Địa bàn và thời gian khảo sát
Địa điểm khảo sát: Đề tài nghiên cứu nạn tảo hôn và các
biện pháp phòng chống nạn tảo hôn vùng đồng bào dân tộc

Mông trên địa bàn toàn bộ xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai.
Thời gian khảo sát: đề tài tiến hành khảo sát trong 3 năm từ
năm 2015-2017.
- Thực trạng tảo hôn tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai
Tỷ lệ tảo hôn ở tỉnh Lao Cai được đánh giá là khá cao so
với các tỉnh khác trong những năm gần đây. Theo số liệu
thống kê của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, Lào Cai
là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết
thống cao trong cả nước.
Tình trạng tảo hôn trong cộng đồng người Mông ở
huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai có những diễn biến khá phức tạp.
Theo báo cáo của Trung tâm Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
8


huyện Sa Pa, từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa
bàn huyện có 217 cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống,
trong đó có 205 cặp tảo hôn. Các xã có tỷ lệ tảo hôn cao như:
Tả Giàng Phìn, Trung Chải, Hầu Thào. Độ tuổi tảo hôn phổ
biến đối với nam là từ 16 – 19 tuổi, đối với nữ từ 15 -17 tuổi,
cá biệt có trường hợp tảo hôn 14 tuổi, tảo hôn xảy ra chủ yếu
trong dân tộc Mông.
- Thực trạng về các đối tượng tảo hôn tại xã Tả Giàng Phìn,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, trong 3 năm từ
2015-2017 tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có
198 cặp kết hôn thì có tới 92 cặp (với 156 người) tảo hôn (tỷ
lệ 46,5%), tất cả đều là người dân tộc Mông, trong đó có 64

cặp tảo hôn ở cả nam và nữ, 10 cặp tảo hôn ở nam, 18 cặp tảo
hôn ở nữ, cụ thể:
- Tỷ lệ tảo hôn trong cộng đồng người dân tộc Mông trên
địa bàn xã Tả Giàng Phìn từ năm 2015-2017

Năm

Số cặp kết

Số cặp tảo

hôn

hôn

9

Tỷ lệ tảo hôn


2015

56

21

37,5

2016


74

36

48,6

2017

68

35

51,5

Tổng số

198

92

46,5

Bảng cho thấy, mặc dù số lượng kết hôn ở cộng đồng
người Mông ở Huyện Sapa trong 3 năm gần đây không tăng
nhiều, nhưng tỷ lệ tảo hôn tăng gần gấp 1,5 lần. Nói cách
khac, hiện tượng tảo hôn trong cộng đồng người Mông ở
Huyện Sapa có chiều hướng gia tăng khá nhanh về số lượng.
Đây là tiếng chuông báo động, đòi hỏi các cấp, các ngành
phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm chấm dứt tình
trạng tảo hôn đang có chiều hướng gia tăng hiện nay.

- Độ tuổi tảo hôn trong cộng đồng người Mông ở xã Tả
Giàng Phìn (2015-2017)
Giới
tính

Độ tuổi tảo hôn
14 tuổi
S

%

15 tuổi
S

%

16 tuổi
S

%

10

17 tuổi
S

%

18 tuổi
S


%

19 tuổi
S

%


L
Nam

Nữ
Chu
ng

0

1

1

L
0

L

1 1,35

1,2 1 19,5

2
0,6

6
1
7

1
10,9

8

L
10,8
1

3 45,1
7
4
5

2

17

28

L
22,9
7


22

L
29,7
3

26

35,1
4

34,1
5

28,9 45 28,9 22 14,1 26 16,6

Bảng cho thấy, độ tuổi tảo hôn chủ yếu của nam giới
trong cộng đồng người Mông ở Xã Tả Giàng Phìn là 17-19
tuổi, chủ yếu là 18 – 19 tuổi. Trong khi đó, độ tuổi tảo hôn
của nữ giới trong cộng đồng này là 15 – 17 tuổi, chủ yếu là 16
– 17 tuổi. Tỷ lệ tảo hôn ở nữ giới cao hơn hơn so với nam
giới, trong cộng đồng người Mông ở địa phương này.
Trình độ học vấn phản ánh trình độ văn minh của một
dân tộc. Ở miền núi nói chung và xã Tả Giàng Phìn nói riêng,
trình độ học vấn của người dân còn rất thấp, kinh tế còn khó
khăn, cho nên tình trạng bỏ học ngày càng nhiều và bao giờ
cũng vậy: Học vấn thấp, văn hóa nghèo nàn thì con người sẽ
lạc hậu. Tình trạng lấy vợ chồng sớm trước độ tuổi quy định
11



của pháp luật sẽ xảy ra. Kết quả khảo sát trình độ học vấn của
156 người tảo hôn trong giai đoạn 2015-2017 được trình bày
trong bảng 3.
-Trình độ học vấn của người tảo hôn trong cộng đồng
người Mông ở xã Tả Giàng Phìn (2015-2017)
Trình độ học vấn

Số người tảo hôn

Tỷ lệ %

Mù chữ

0

0

Cấp Tiểu học

85

54,5

Cấp Trung học cơ sở

68

43,6


Cấp Trung học phổ thông

3

1,9

Nhìn vào bảng trên ta thấy: tỷ lệ tảo hôn tỷ lệ nghịch với
trình độ học vấn. Cụ thể, tảo hôn diễn ra nhiều ở những vị
thành niên có trình độ văn hóa thấp với 98,1% trường hợp là
không học hết cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Họ là những
người viết còn chưa thạo, đọc chưa rõ, tính còn quá chậm dẫn
đến cuộc sống vô cùng khó khăn.
Tảo hôn là kết hôn khi chưa trưởng thành, điều này cũng
đồng nghĩa với khả năng tự lập hạn chế. Trong tổng số 92 cặp
12


tảo hôn từ 2015-2017, hoàn cảnh gia đình được khảo sát với
kết quả như sau:
- Hoàn cảnh gia đình của người tảo hôn trên địa bàn xã Tả
Giàng Phìn từ năm 2015-2017
Tỷ

Hoàn cảnh gia đình người tảo hôn

Số lượng

Sống chung, ăn chung với bố mẹ


55

59,8

Sống chung nhưng ăn riêng

13

14,1

Sống riêng

24

26,1

%

Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy: Hầu hết các cặp tảo
hôn sau khi lập gia đình đều ở cùng bố mẹ do điều kiện kinh
tế còn gặp nhiều khó khăn nên không đủ điều kiện ra ở riêng.
Qua điều tra bằng phiếu cũng như qua trò chuyện trực
tiếp với đối tượng tảo hôn, chúng tôi thu được kết quả như
sau:
- Các hình thức tảo hôn diễn ra tại xã Tả Giàng Phìn từ năm
2015-2017

13

lệ



Số

Các hình thức tảo hôn

lượng

Công khai (có sự tham dự của cán bộ chính 55

Tỷ lệ %
59,8

quyền địa phương)
Không công khai (không có sự tham dự của 37

40,2

cán bộ chính quyền địa phương)
Có sự tham gia của hai họ

88

95,7

Có sự tham gia của bạn bè

90

97,8


Tổ chức đãi tiệc nhỏ gọn

5

5,4

Tổ chức đãi tiệc bình thường

78

84,8

Tổ chức đại tiệc lớn

9

9,8

Qua điều tra khảo sát thấy rằng, đa số các đám cưới tảo
hôn đều được tổ chức công khai như mọi đám cưới khác, đều
có tổ chức cưới xin, có sự chứng kiến của hai họ, của bạn bè
làng xã. Đám cưới không công khai ở đây không có nghĩa là
phải lén lút giấu giếm che đậy, mà không công khai chỉ là
đoàn thể, chính quyền không đứng ra tổ chức mà thôi. Các
nhà chức trách cố tình lờ đi không biết. Đến khi việc đã xong,
14


cán bộ xã đến phạt để hợp pháp hóa cưới xin, khi đến tuổi

đăng ký kết hôn sẽ làm giấy đăng ký. Có nhiều cặp tảo hôn do
quen biết, cha mẹ viết giấy khai sinh tăng tuổi cho con lên với
lý do "tuổi khai đi học của cháu là chưa đủ tuổi đăng ký kết
hôn vì cháu học kém nên gia đình phải khai rút tuổi lại, còn
tuổi thực của cháy là đủ tuổi để đăng ký kết hôn". Đó là thực
trạng rất đau lòng mà chúng ta không thể bỏ qua được. Chính
quyền xã làm ngơ trước việc tảo hôn, dư luận xã hội đồng tình
bàng quang trước việc làm còn hơn là tỏ thái độ phản đối. Các
đoàn thể quần chúng bất lực trước các vụ tảo hôn. Đây cũng
là một thực tráng đáng lo ngại hơn chính hiện tượng tảo hôn.
Nó là nguyên nhân kiến tảo hôn tăng rất nhanh, khó mà ngăn
chặn nổi.
- Thực trạng nhận thức và thái độ đối với tảo hôn của cộng
đồng người Mông ở xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai
Để tìm hiểu thái độ và nhận thức của quần chúng nhân dân
và cán bộ địa phương đối với hiện tượng tảo hôn. Chúng tôi đã
khảo sát các đối tượng bao gồm: cán bộ xã, thôn bản, các thầy
cô giáo, cha mẹ thanh niên tảo hôn, một số thanh niên, học sinh
và quần chúng nhân dân. Kết quả khảo sát như sau:
15


- Quan niệm của cộng đồng người dân tộc Mông tại xã Tả
Giàng Phìn về tảo hôn
Số

Các quan niệm

lượng


Tảo hôn là kết hôn theo truyền thống,
được pháp luật thừa nhận

Tỷ lệ %

27

22,5

65

54,2

23

19,2

5

4,1

Tảo hôn là kết hôn khi chưa đủ tuổi theo
luật định (nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ
từ đủ 18 tuổi trở lên)
Tảo hôn là hành vi sai trái với đạo đức,
nhưng không vi phạm pháp luật
Ý kiến khác

Bảng cho thấy, còn nhiều người dân trong cộng đồng

nhận thức chưa đúng khi cho rằng tảo hôn là kiểu hôn nhân
bình thường, được pháp luật thừa nhận, hoặc cho rằng tảo hôn
là hành vi sai trái với đạo đức chứ không phải vi phạm pháp
luật. Đáng ngại là con số này chiếm tới 41,7% số người được
16


khảo sát. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến cho nạn tảo
hôn của đồng bào người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã và đang diễn ra với tỷ lệ cao và
ngày càng có xu hướng gia tăng.
- Nhận thức của cộng đồng người Mông ở xã Tả Giàng
Phìn về tác hại của tảo hôn
Số

Tỷ lệ

lượng

%

65

54,2

Ảnh hưởng đến sức khỏe đứa trẻ

70

58,3


Hạn chế hoạt động của thanh niên

54

45,0

Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình

80

66,7

Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình

57

47,5

Ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số

58

48,3

Tác hại của tảo hôn
Ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội

17



Qua điều tra có thể nhận thấy nhiều người trong cộng
đồng người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn đã nhận thức
được tác hại của tảo hôn đối với các mặt của đời sống xã hội
và gia đình ở các mức độ khác nhau như:
Họ thừa nhận tác hại lớn nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe
của đứa trẻ.
Vì trong thực tế có nhiều thanh niên tảo hôn có con sớm,
đông con, những đứa trẻ sinh ra còi cọc, suy dinh dưỡng phát
triển không bình thường về mặt tâm lý và trí tuệ.
Tuy nhiên qua bảng kết qủa khảo sát cũng cho thấy còn
khoảng 50% số người trong cộng đồng được khảo sát chưa
nhận thức được tác hại của tảo hôn đối với các mặt của đời
sống xã hội và gia đình. Điều này là nguyên nhân chính khiến
nạn tảo hôn vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian qua.
- Thái độ của thanh niên người dân tộc Mông tại xã Tả
Giàng Phìn đối với nạn tảo hôn
Ý kiến
về tảo

Số

Tỷ lệ

Thái độ về tác

Số

Tỷ lệ


lượng

%

hại của tảo hôn

lượng

%

18


hôn
Đồng tình

6

6,0

Có lợi cho gia
đình
Không

Phản đối

65

12


12,0

10

10,0

78

78,0

ảnh

75,0 hưởng đến xã
hội

Không có
ý kiến

29

29,0

Có ảnh hưởng
xấu đến xã hội

Qua kết quả khảo sát, đa số ý kiến của thanh niên và học
sinh phản đối nạn tảo hôn và đã nhận thức được tác hại của
nạn tảo hôn như có ảnh hưởng xấu đến tình hình xã hội. Tuy
nhiên vẫn còn một số thanh niên và học sinh đồng tình hoặc

không có ý kiến phản đối tảo hôn và chưa nhận thức được tác
hại của nạn tảo hôn. Nhận thức không đúng này sẽ là mầm
mống của hiện tượng tảo hôn.
- Nhận thức của cán bộ công chức, viên chức, thôn bản và
người có uy tín tại xã Tả Giàng Phìn về tác hại của tảo hôn
Tác hại của tảo hôn

Số lượng
19

Tỷ lệ %


Gây ra các căn bệnh quái thai, dị

67

74,4

Vi phạm các quy định của pháp luật

62

68,9

Vi phạm các chuẩn mực đạo đức

56

62,2


Gây thiệt hại về kinh tế

59

65,6

58

64,4

46

51,1

6

6,7

dạng

Suy giảm chất lượng dân số, giống
nòi
Tảo hôn làm trẻ bị sinh non, thai
chết lưu
Các hậu quả khác (chậm phát triển
trí tuệ, bại liệt, ...)

Như vậy, cơ bản các cán bộ xã, thôn bản, giáo viên và
người có uy tín tại xã Tả Giàng Phìn nhận thức được về

những hậu quả do tảo hôn mang lại. Những hậu như tảo hôn
là sự vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp
luật, suy giảm chất lượng dân số đều được các cán bộ xã, thôn
bản, giáo viên và người có uy tín tại xã Tả Giàng Phìn nhận

20


thức khá cao cho đến những hậu quả dễ thấy như suy giảm
giống nòi, làm trẻ bị sinh non, dị tật, chậm phát triển trí tuệ ...
- Những nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn tại xã Tả Giàng
Phìn.
Qua phỏng vấn cán bộ và người dân tại xã Tả Giàng
Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đề tài xác định có nhiều
nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn của đồng bào dân tộc Mông
tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, trong đó bao
gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân còn
hạn chế dẫn đến nhận thức của đồng bào người dân tộc Mông
tại xã Tả Giàng Phìn về những hệ quả và các vấn đề liên quan
đến tảo hôn còn rất hạn chế:
Trình độ văn hóa của người dân ở đây còn thấp. Số học
sinh bỏ học đang có nguy cơ tăng lên. Học sinh chủ yếu học
hết cấp trung học cơ sở, số học sinh theo trung học phổ thông
và cao hơn không đáng kể, hàng năm chỉ có khoảng 30% học

21



sinh tốt nghiệp trung học sơ sở tiếp tục học lên Trung học phổ
thông và học nghề, số còn lại ở nhà làm việc và lập gia đình.
Trình độ dân trí là nguyên nhân được đánh giá ảnh
hưởng nhiều nhất tới thực trạng tảo hôn của đồng bào người
Mông tại xã Tả Giàng Phìn. Do điều kiện kinh tế gia đình khó
khăn, bố mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo
dục, nâng cao dân trí, không khuyến khích con em họ đến
trường mà muốn con cái ở nhà làm việc giúp đỡ gia đình; mặt
khác, rào càn về ngôn ngữ là một trong những yếu tố khó
khăn gây cản trở khả năng học tập của học sinh dân tộc Mông
dẫn đến tình trạng không thích học và bỏ học.
Đồng bào người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn do
trình độ dân trí thấp, nhận thức và ý thức pháp luật còn nhiều
hạn chế đã tác động làm gia tăng tình trạng tảo hôn, nhất là đối
với các trẻ em gái. Thường các em chỉ học hết lớp 8, lớp 9 là
gia đình cho nghỉ học ở nhà làm việc và sau đó lấy chồng sớm.
Do trình độ dân trí của đồng bào người dân tộc Mông tại
xã Tả Giàng Phìn còn thấp nên họ không nhận thức được hậu
quả nguy hại mà tảo hôn mang lại như: các bà mẹ trẻ em có
nhiều nguy cơ tử vong do những biến chứng thai sản và trong
22


quá trình sinh con. Con cái của các bà mẹ trẻ con thường bị
chết lưu hoặc chết trong những tháng đầu đời. Do mang thai
khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ về thể chất sinh lý, tâm lý
nên sẽ sinh ra những đứa con còi cọc, khả năng chống các
bệnh tật rất kém cho nên dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh hiểm
nghèo, rất khó chữa, đồng thời người mẹ cũng có thể gặp
nguy hiểm đến tính mạng khi sinh con ở tuổi vị thành niên.

Như vậy, gia đình phải chăm lo sức khỏe cho con nhiều hơn,
tốn kém nhiều tiền của hơn và sẽ rất khó thoát khỏi đói nghèo,
dòng dõi ngày càng bị suy thoái. Tảo hôn sẽ sinh ra những
đứa con kém phát triển trí tuệ, khả năng học tập kém, không
có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ mới, sẽ
không thể phát triển được sản xuất và không thể thoát được
đói nghèo. Trẻ em gái kết hôn trước tuổi 18 thường phải bỏ
học và có nhiều nguy cơ bị bạo lực gia đình, bản thân người
tảo hôn sẽ không có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu để
trưởng thành, mặt khác chưa phát triển đầy đủ về cả sinh lý và
tâm lý, chưa đủ khả năng để chăm sóc con phát triển một cách
bình thường, khỏe mạnh, toàn diện, do đó những đứa con đó
lớn lên sẽ rất khó khăn về nhiều mặt như sức khỏe, học hành,
tìm việc làm...

23


+ Các biện pháp giáo dục và tuyên truyền về phòng
chống tảo hôn cho đồng bào người dân tộc Mông tại xã Tả
Giàng Phìn còn nhiều bất cập và hiệu quả chưa cao:
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
hôn nhân và gia đình đã được Đảng, Nhà nước, chính quyền
địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật
quan tâm, triển khai nhưng ở nhiều nơi, nhất là vùng núi,
vùng dân tộc thiểu số như xã Tả Giàng Phìn hiệu quả tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, vận động loại bỏ hủ tục lạc hậu
chưa đạt kết quả cao, năng lực của cán bộ tuyên truyền ở đây
còn hạn chế. Từ đó dẫn đến người dân vẫn chưa nhận thức
hoặc chưa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia đình, quyền

và nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn
nhân và gia đình.
Với địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, người
dân tộc Mông nơi đây thường sinh sống ở vùng sâu, vùng xa,
trình độ dân trí lại thấp, nhiều hủ tục lạc hậu trong việc kết
hôn, giáo dục, nuôi dưỡng con hoặc bất bình đẳng nam nữ
trong quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại. Mặc dù Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014 và các quy định pháp luật áp dụng đối với
đồng bào dân tộc ít người đã có hiệu lực thi hành từ năm 2015
24


đến nay; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về hôn
nhân và gia đình đã được chính quyền địa phương xã, huyện,
các tổ chức xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện với
nhiều hình thức khác nhau. Nhưng nhiều người dân vẫn chưa
nhận thức hoặc chưa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia
đình, quyền và nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của
chế độ hôn nhân và gia đình. Vì vậy, phần lớn trường hợp tảo
hôn đều rơi vào các hộ nghèo, đối tượng vị thành niên, thanh
niên thất học, hiểu biết pháp luật hạn chế và việc tiếp cận với
các phương tiện thông tin đại chúng còn ít.
+ Sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với
các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn chưa
mạnh mẽ, thiếu kiên quyết:
Việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói
chung, loại bỏ tục tảo hôn nói riêng ra khỏi đời sống xã hội
không đạt được hiệu quả cao do sự can thiệp thiếu mạnh mẽ,
thiếu kiên quyết từ phía cơ quan địa phương. Thực tế tại xã Tả
Giàng Phìn cho thấy, không chỉ những người dân mà cả gia

đình cán bộ xã cũng tiếp tay, thậm chí tảo hôn còn diễn ra
ngay trong gia đình của những người cán bộ này.

25


×