Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN KỶ NĂNG DÙNG TỪ TIẾNG ANH GIẢI B TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.68 KB, 36 trang )

1


1. Lí do chọn đề tài:

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng giữa người với người bằng văn
bản nói và viết. Để thông tin đến người nghe, người đọc một cách rõ ràng, chính
xác, phải đảm bảo đầy đủ các quy tắc căn bản: nói đúng, viết đúng, nghĩa là phải
nói và viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa của từ trong văn
cảnh cụ thể.
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một vấn đề lớn trong xã hội, đặc biệt là giáo
dục thế hệ trẻ. Nó được toàn xã hội quan tâm và đang hết sức quan trọng, bức
thiết trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tất cả mọi người nhận
ra rằng ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh, là cái vốn cần có để sống và làm việc
trong thời đại mới. Sau tiếng mẹ đẻ, Tiếng Anh rất cần thiết trong giao tiếp hằng
ngày, trong nhiều lĩnh vực như buôn bán, đọc sách báo nước ngoài, tìm việc làm
trong các công ty do nước ngoài đầu tư…Với nhu cầu đó việc học Tiếng Anh trở
thành một phong trào rộng khắp.
Sử dụng từ vựng đúng ngữ cảnh, đúng tình huống là một yếu tố rất quan trọng
khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào, đặt biệt là môn Tiếng Anh. Theo quan điểm
của phương pháp đổi mới, mục tiêu của việc học Tiếng Anh là sử dụng nó để
giao tiếp, đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ bởi vì từ vựng là một thành phần
không thể thiếu được trong ngôn ngữ và biết sử dụng nó chính xác lại càng quan
trọng hơn. Trong Tiếng Anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng.
Hiện nay học sinh cũng được tiếp cận những phương pháp mới, học sinh cũng
có thể giao tiếp dạn dĩ hơn. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy trên lớp, qua
những buổi bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn và Olympic, tôi nhận thấy rằng học
sinh thường dùng nhầm lẫn một số từ cơ bản trong khi nói và viết Tiếng Anh rất
nhiều. Đó là nguyên nhân dẫn đến học sinh thường rụt rè khi giao tiếp, cộng với
việc không nắm chắc về cách dùng từ nên khi nói và viết Tiếng Anh các em luôn


sợ sai. Việc ngại nói, ngại viết là một hạn chế lớn trong việc học ngoại ngữ.
Tôi đã ghi nhận những vần đề này, từ đó đúc kết, nghiên cứu những giải pháp
giúp học sinh khắc phục và hạn chế tối đa việc dùng nhầm từ trong khi học
Tiếng Anh. Đó cũng chính là nguyên nhân làm giảm hứng thú của học sinh mặc
dù các em học hành chăm chỉ nhưng kết quả lại chưa cao. Làm thế nào cho học
sinh cảm thấy tự tin khi sử dụng Tiếng Anh, đó là vấn đề đã thôi thúc tôi phải
tìm cách giải quyết.
Để đáp ứng được các vấn đề trên, bản thân người học phải có một vốn kiến thức
vững vàng, các kỹ năng phải thành thạo, đặc biệt là kĩ năng nói. Đây là một kĩ
2


năng rất quan trọng trong giao tiếp, tuy nhiên, trong quá trình học Tiếng Anh,
các em học sinh thường hay mắc các lỗi khi nói và viết. Những lỗi hay mắc phải
do một số nguyên nhân như: thói quen, thiếu hiểu biết về văn phạm. Chính vì lẽ
đó tôi viết sáng kiến kinh nghiệm về "Một số giải pháp giúp học sinh khắc
phục và hạn chế dùng nhầm từ trong Tiếng Anh bậc Trung học cơ sở "
2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh khắc phục những lỗi thường gặp khi học Tiếng Anh
- Tạo cho các em sự hứng thú và tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh
- Củng cố thêm kiến thức, góp phần giúp các em học tập tốt môn học này
- Giúp giáo viên đỡ vất vả trong quá trình sửa lỗi cho học sinh, làm cho tiết dạy
của giáo viên có hiệu quả và thành công hơn
3. Nhiệm vụ của vấn đề nghiên cứu.
3.1. Khái quát những kiến thức, nhóm từ học sinh thường nhầm lẫn khi sử dụng
3.2. Đề ra một số giải pháp giúp học sinh khắc phục và từ đó hạn chế dùng nhầm
từ trong quá trình học và sử dụng Tiếng Anh
4. Khách thể -đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
4.1.Khách thể nghiên cứu: Học sinh giỏi bộ môn, học sinh tham gia Olympic
Tiếng Anh trên mạng từ khối 6 đến khối 9, ở trường Trung học cơ sở tôi đang

công tác.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh khắc phục và hạn chế dùng
nhầm từ trong khi quá trình học và sử dụng Tiếng Anh
4.3. Phạm vi nghiên cứu: Giúp học sinh biết phân biệt một số từ, cụm từ hay
nhầm lẫn khi sử dụng.
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Giúp học sinh biết sử dụng từ đúng nghĩa, đúng ngữ cảnh, đúng tình huống là
giải pháp mang lại hiệu quả tích cực cho việc giảng dạy. Nếu giáo viên hướng
dẫn học sinh lĩnh hội được kiến thức thì chất lượng giáo dục sẽ ngày một tăng
lên.
6. Phương pháp nghiên cứu:

3


Đề tài sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sử dụng phương pháp thu thập các tài liệu, đọc sách, tham khảo các công
trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài.
6.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện trên đối tượng giáo viên đang dạy
môn Tiếng Anh và học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, đặc biệt là những học sinh giỏi
bộ môn, Olympic Tiếng Anh trên mạng. Phương pháp phỏng vấn nhằm làm
sáng tỏ hơn những vấn đề nảy sinh trong quá trình điều tra và khi xử lý kết
quả khảo sát.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Vận dụng những kiến thức được nghiên cứu bằng lý thuyết, tiến hành thực hiện
và áp dụng vào thực tế. Sau đó rút kinh nghiệm để cải tiến trong các tiết dạy kế
tiếp và đúc kết lại thành kinh nghiệm
6.4. Phương pháp quan sát:

Quan sát các bài viết, cách giao tiếp của học sinh, tìm hiểu về sự thông hiểu và
ghi nhớ của học sinh khi học và sử dụng từ vựng. Sau đó quan sát cách học sinh
thể hiện từ vựng, cũng như cách trình bày các mẫu câu có logic hay chưa. Từ đó
giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, nhằm đề ra những giải pháp phù hợp hướng
dẫn học sinh học tập tốt hơn.
6.5. Phương pháp thống kê
Dùng phương pháp thống kê để phân tích và xử lý các số liệu điều tra để định
lượng các kết quả nghiên cứu bằng cách thống kê kết quả bảng trưng cầu ý
kiến, xử lý thô áp dụng các công thức tính phần trăm, giá trị trung bình, thống
kê tần số và kiểm nghiệm.
7. Hướng đóng góp của đề tài:
- Đề ra những giải pháp nhằm hướng dẫn học sinh cách học và sử dụng từ
vựng một cách có hiệu quả.
- Thiết kế bài học với những câu từ, ví dụ đơn giản, gần gũi, dễ hiểu nhằm thu
hút sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

4


- Giúp giáo viên có thêm tư liệu tham khảo và vận dụng vào hoạt động giảng
dạy.
8. Kế hoạch thực hiện:
Thời gian
Từ 10 – 9 - 2014

Nội dung công việc
Chọn đề tài – Tìm tài liệu – Quan sát

đến 01 - 10 -2014


Tham khảo các tài liệu có liên quan – Trao đổi
thu thập ý kiến từ phía học sinh và giáo
viên

Từ 01- 10 - 2014
đến 30 - 4 - 2015
Từ 10 - 9 -2015
đến 30 - 9 - 2015
Từ 01 -10 - 2015
đến 30- 10 -2015
Từ 01- 11 -2015

Tổng kết kết quả áp dụng và rút ra bài học kinh
nghiệm
Viết nháp đề tài, tổng hợp những sản phẩm đã
vận dụng thàng công.
Hoàn thành bản nháp
Hoàn tất đề tài .

đến 15 - 12- 2015
Ngày 4 – 01 – 2016

Nộp đề tài .

9. Cấu trúc của đề tài:
Đề tài trình bày theo 3 phần lớn:
* Phần mở đầu: Gồm lý do chọn đề tài; mục đích nghiên cứu; nhiệm vụ nghiên
cứu; khách thể, đối tượng & phạm vi nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu; phương pháp
nghiên cứu; hướng đóng góp của đề tài; kế hoạch nghiên cứu, cấu trúc của đề tài.
* Phần nội dung: Nội dung nghiên cứu: Gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu .
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh khắc phục và hạn chế dùng
nhầm từ trong Tiếng Anh bậc Trung học cơ sở trong thời gian tới.

5


* Phần kết luận: Bao gồm kết luận và khuyến nghị.

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.Cơ sở lí luận:
Khi nói hay khi viết đều phải dùng từ. Mỗi người có thể có phong cách cá
nhân, có thể có đóng góp và sáng tạo trong việc dùng từ. Tuy thế, giao tiếp là
một hoạt động xã hội, muốn biểu lộ được chính xác ý tưởng của mình và muốn
người khác lĩnh hội được chính xác ý tưởng đó, mỗi người lại phải dùng từ theo
những yêu cầu chung. Đó là những nguyên tắc của việc dùng từ. Đây chính là
chìa khóa để giúp chúng ta sử dụng từ đúng và hay.
2. Cơ sở thực tiễn:
Vốn từ phong phú sẽ giúp chúng ta tự tin, suy nghĩ, ứng biến nhanh trong
mọi tình huống giao tiếp, thuận lợi trong công việc và học tập. Sự phong phú ở
đây không có nghĩa là nằm ở số lượng, mà là chất lượng của vốn từ. Bởi vậy,
ngoài việc nắm vững nghĩa của từ thì chúng ta không chỉ dừng lại ở việc dùng
từ đúng mà còn phải biết lựa chọn từ hay, sử dụng đúng ngữ cảnh để chuyển tải
đúng những thông điệp của mình.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Giới thiệu đặc điểm tình hình:

2.1. Thuận lợi:
Ban lãnh đạo nhà trường luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện có thể cho
giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy.
Cơ sở vật chất ở trường khá đầy đủ, máy chiếu được lắp đặt đầy đủ ở các
phòng học nên phần nào tạo điều kiện thuận lợi trong giảng dạy.
Hiện nay phụ huynh rất quan tâm đến việc học Ngoại ngữ của con em họ.
Đây cũng là một trong những mặt thuận lợi nhất trong việc giảng dạy bộ môn
Tiếng Anh
2.2. Khó khăn:

7


- Học sinh chưa biết cách dùng từ đúng cách. Qua việc giảng dạy hàng
ngày cho thấy, nhiều học sinh dùng từ chưa chính xác hay bị nhầm lẫn.
- Học sinh lười tư duy, tìm tòi mở rộng kiến thức. Hiện nay tình trạng học
sinh chúng ta thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức ở các nhà trường vẫn còn
phổ biến. Các em lười tìm tòi, tư duy, mở rộng kiến thức mặc dù các em đang
sống trong xã hội hiện đại biến đổi rất nhanh.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Nhờ tiếp cận nhiều với học sinh qua các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi và học
sinh Olympic từ khối 6 đến khối 9, nên tôi có cơ hội ghi nhận và đúc kết lại
những sai phạm thường gặp ở học sinh. Vì thế đây là đề tài tổng hợp từ thực tế
giảng dạy, nên chưa được nghiên cứu trước đây.
2.2. Thực trạng của đề tài:
Trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh tôi nhận ra học sinh thường sử
dụng nhầm từ, dùng từ sai ngữ cảnh, đây là một trong những vấn đề cấp bách mà
giáo viên cần phải nghiên cứu ra giải pháp để giúp học sinh được phát triển ngôn
ngữ tốt hơn.

Ví dụ :
1. Has some books on the desk. Sai
There are some books on the desk. Đúng
2. I often do mistakes in my composition. Sai
I often make mistakes in my composition. Đúng
Trước khi áp dụng đề tài, tôi thường xuyên kiểm tra cách dùng từ của các em
học sinh được bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh tham gia Olympic Tiếng Anh
trên mạng khối 6,7,8,9 qua nhiều hình thức. Kết quả kiểm tra đạt được như sau:
Lớp Sĩ số Giỏi
6

38

SL
5

7

39

5

Khá
%
13,
2
12,
8

SL

4
8

%
10,
5
20,
5
8

Trung
bình
SL %
13 34,
2
12 30,
8

Yếu

Kém

SL
11

%
28,9

SL
5


10

25,6

4

%
13,
2
10,
3


8

38

5

9

38

7

13,
2
18,
4


5
7

13,
2
18,
4

15
12

39,
5
31,
6

9

23,7

4

10

26,3

2

10,

5
5,3

Từ số liệu trên cho thấy điểm trên trung bình 64,1 %. Số lượng học sinh yếu
kém còn khá nhiều, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng bộ môn.
Từ thực trạng vừa nêu trên, đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra phương pháp
mới giúp các em nhớ từ và biết vận dụng từ cho đúng cách, nhằm nâng cao kết
quả học tập của các em. Tôi đã dùng một số giải pháp giảng dạy thiết thực để
giúp các em phân biệt những từ dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng trong quá trình học
Tiếng Anh.
3. Giải pháp chủ yếu của đề tài:
Từ những đặc điểm tình hình vừa nêu trên, tôi đã nghiên cứu và tiến hành áp
dụng thử nghiệm đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh khắc phục và hạn
chế dùng nhầm từ trong Tiếng Anh bậc Trung học cơ sở ”. Mong rằng đề tài
nghiên cứu này sẽ thực hiện được các nhiệm vụ:
+ Giúp học sinh biết cách dùng từ chính xác theo đúng ngữ cảnh, tình huống
trong khi nói và viết Tiếng Anh.
+ Đổi mới phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh tự học và sáng tạo.
+ Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh một cách có hiệu quả.
+ Hổ trợ thêm tư liệu giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh.
+ Hướng dẫn cho học sinh phương pháp tư duy, tìm tòi tự học và phát huy
tiềm năng sáng tạo. Giúp khơi gợi niềm đam mê học Tiếng Anh của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã tổng hợp các phương pháp giúp học sinh biết
cách phân biệt từ, giúp học sinh khắc phục những sai phạm thường gặp khi nói và
viết Tiếng Anh.
Các biện pháp được trình bày rõ ràng với những ví dụ minh họa thực tế, dễ
hiểu, giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách có hiệu quả. Các câu ví dụ được
đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học thảo luận, giải quyết
vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới,
vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những

khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Theo cách này thì

9


giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn cho học sinh
phương pháp tư duy, tìm tòi tự học.
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC VÀ
HẠN CHẾ DÙNG NHẦM TỪ TRONG TIẾNG ANH BẬC TRUNG HỌC
CƠ SỞ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Trong nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh thường hay mắc những lỗi
trong lúc nói và viết Tiếng Anh. Qua quá trình giảng dạy và rèn luyện học sinh,
tôi chú ý lắng nghe cách học sinh sử dụng từ trong lúc nói và viết sau đó tôi
chọn lọc các lỗi mà các em thường hay mắc phải. Tương tự như vậy tôi tiến
hành ở nhiều lớp cũng với những câu và cấu trúc như nhau để tìm ra cách giải
quyết từng lỗi một cách dễ nhớ nhất.
Sau đây là một số trường hợp mắc lỗi của học sinh và cách giải quyết các lỗi
đó:
Giải pháp 1: Giúp học sinh dùng đúng đại từ nhân xưng làm chủ ngữ và tân
ngữ:
Trong thực tế học sinh thường dùng “I” thay vì “me” hoặc “he” thay
vì “him”….. ( nói chung là nhầm lẫn giữa đại từ nhân xưng làm chủ ngữ với đại
từ nhân xưng làm tân ngữ)
Example: She gave I a flower
I am waiting for he
* Nhận xét:
Đa số học sinh chỉ nắm được từ “tôi” trong Tiếng Anh là “I” hoặc“anh
ấy” là “he” và các em chưa hiểu hết về chức năng chủ ngữ hoặc tân ngữ của
các đại từ nhân xưng

Câu đúng là: She gave me a flower
I am waiting for him
* Cách giải quyết: Trước tiên giáo viên phải giới thiệu về khái niệm chủ ngữ
và tân ngữ
- Chủ ngữ ( Subject) là danh từ hoặc đại từ thường đứng trước động từ

10


- Tân ngữ ( Object) là danh từ hoặc đại từ đứng sau động từ
- Giới thiệu 7 đại từ nhân xưng làm chủ ngữ và tân ngữ
Subject
I
You
He
She
It
We
They

Object
Me
You
Him
Her
It
Us
Them

Meaning

Tôi
Bạn, các bạn
Anh, cậu, ông ấy
Chị, cô, bà ấy

Chúng tôi
Họ

Đưa ra một số câu, yêu cầu học sinh chọn đúng đại từ trong ngoặc
a.
b.
c.
d.
e.

Mrs Nga teaches …………… English. (we/us)
On my mom’s birthday, I bought a lot of flowers for ……….. (her/she).
We invited …….. to our party. (them/they).
Can……help you? (I/me)
Let…… know the truth. (he/him)

Giải pháp 2: Phân biệt “have/has” và “there is/are”
Trong chương trình học nhất là học sinh khối 6,7 các em dùng nhầm 2 từ này
rất nhiều.
Example: Have two books on the table.
* Nhận xét: Đa số học sinh chỉ nghĩ rằng động từ “có” trong Tiếng Anh là
“have/has” mà quên mất rằng còn có cấu trúc với “there is/are”
Câu đúng : There are two books on the table
* Cách giải quyết:
- Giáo viên cho học sinh phân biệt rằng khi muốn nói “ai đó hoặc cái gì đó

có…” thì ta dùng động từ “have/has”, còn khi muốn diễn đạt ý “có cái gì đó”
thì phải dùng với cấu trúc “there is/are”
- Cho học sinh luyện tập dùng “have/has” hay “there is/are” để điền vào chỗ
trống trong các câu sau:
a. My house…………five windows
b. They ………….. two sons
11


c. In my class………thirteen boys and fifteen girls
- Giáo viên sử dụng tranh vẽ, yêu cầu học sinh nói về những thứ có trong
từng bức tranh.
Example: (vẽ 3 cây bút trên bàn): There are three pens on the table
(vẽ một cô gái cầm 3 cây bút): The girl has three pens
Giải pháp 3: Dùng đúng giới từ, đặc biệt là hai giới từ “in” và “ on”:
Các em thường dùng nhầm 2 giới từ này trong một số trường hợp.
Example:

The plane is flying on the sky
The boys are swimming on the river

* Nhận xét: Theo tiếng Việt của chúng ta là bay trên trời, đi hoặc chạy trên
đường, nhưng trong tiếng Anh là: in the sky; in the river.
Câu đúng:

The plane is flying in the sky
The boys are swimming in the river.

* Cách giải quyết: Giáo viên chúng ta cần phải lưu ý cách nói và viết tiếng
Anh cho học sinh khi sử dụng giới từ

Chú ý: Một số thành ngữ và cụm giới từ với in và on:
in short, in brief:

tóm lại

in other words:

nói cách khác

in one/a word:

nói tóm lại

in all:

tổng cộng

in general:

nói chung

in particular:

nói riêng

in the tree:

trên cây

in the middle of:


ở giữa

on the branch:

trên cành cây
12


Giải pháp 4: Giúp học sinh dùng đúng “hear” và “ listen”
Example: - I listen to somebody laughing (Tôi nghe thấy ai đó cười )
- I was too tired to hear the lesson (Tôi quá mệt để nghe bài học)
* Nhận xét: Hai động từ trên đều có nghĩa là "nghe". hear ( heard/ heard): nghe
thấy (không cần chú ý ); còn listen ( listened/listened ): lắng nghe ( có chủ tâm
chú ý )
Câu đúng:

I hear somebody laughing
I was too tired to listen to the lesson

*Cách giải quyết: Cho học sinh luyện tập: chọn hear hay listen điền vào chỗ
trống thích hợp
- We.....................carefully
- Have you ever.....................that song sung in Italian ?
- You're not ...................to what I'm saying
- I've only just ............about Jane's sickness.
Giải pháp 5. Giúp học sinh sử dụng đúng “used to, be used to và get used
to”
Học sinh thường bối rối khi dùng các từ này, và nếu như học sinh sử dụng từ
không đúng ngữ cảnh thì ý nghĩa của câu không thể chính xác được.

* Nhận xét:
Example:
1. He used to smoke a lot but now he gave up
2. He is used to getting up early to do morning exercise.
3. He got used to American food

- Câu 1 dùng used to + Verb mang nghĩa là đã từng, từng. Chỉ một thói quen,
một hành động thường xuyên xảy ra trong quá khứ và bây giờ không còn nữa.
Ex: When David was young, he used to swim once a day

13


* Có thể dùng would thay thế cho used to mà ý nghĩa và ngữ pháp không đổi.
Ex: When David was young, he would swim once a day
- Câu 2 dùng to be used to + V-ing/ Noun mang ý nghĩa đã quen với.
Ex: He is used to swimming every day : Anh ấy đã quen với việc đi bơi mỗi
ngày.
- Câu 3 dùng to get used to + V-ing/ noun mang ý nghĩa dần dần quen với.
Ex: I got used to getting up early in the morning. Tôi đã dần dần quen với việc
thức dậy sớm vào buổi sáng
* Cách giải quyết:
Cho học sinh làm bài tập để giúp học sinh hiểu rõ và dùng từ chính xác. “ Read
the following text about Juan, who moved from Spain to live in England,
complete each of the gaps using the correct form of used to, be used to or
get used to.
Now that Juan has been living in England for five years he (0) is used to doing
(do) things differently, but it hasn’t always been the case. When he first moved
there he couldn’t (1)………..( have) lunch at 1 pm, so he often (2)……..(cook)
for himself in his flat and eat at 3pm, as his family does in Spain. Even now I

don’t think he (3)…………….( eat) English food, because when he comes home
to Madrid, he buys Spanish ‘delicacies’ to take back with him.
I remember how he (4)………..(write)to me and complain about the shop
closing times. It took him a long time to (5)………..the fact that you can’t buy
anything after about five o’clock. Most shops in Spain close at eight in the
evening.
He bought an English car a year ago, so he should (6)……….(drive) on the left
by now. I wonder if he’ll ever be able to (7)…………(drive) on the right again
when, or if, he comes back to live in Spain!
Answer:
1. get used to having
2. used to
3. is used to eating
4. used to write
5. get used to
6. be used to driving
7. get used to driving
Giải pháp 6: Giúp học sinh phân biệt cách dùng “to accept and to agree”

14


Trước tiên giáo viên cho học sinh hiểu ý nghĩa của các từ và cho ví dụ minh họa:
Example:
– He accepted my invitation: Anh ta nhận lời mời của tôi.
– He agreed to play with me: Anh ta đồng ý chơi với tôi.
* Nhận xét và giải thích:
- Hai động từ trên hơi khác nhau về nghĩa:
+ to accept = ưng nhận (to take what is offered)
+ to agree = đồng ý, ưng thuận (to do what is asked to do)

- Hai động từ trên cũng có 1 lối đặt câu khác nhau:
+ sau agree là 1 động từ nguyên thể (infinitive) hoặc là 1 mệnh đề (clause)
+ sau accept là 1 danh từ.
Vậy:
Không viết: My father accepted to give me a car.
Nên viết: My father agreed to give me a car.
Cha tôi bằng lòng cho tôi 1 chiếc xe hơi.
Giải pháp 7: Giúp học sinh hiểu rõ “make”và “do”
Example:
1. Tom did a chair yesterday.
2. He makes his homework

* Nhận xét: " make " và " do " đều là hai động từ có nghĩa là: làm, to do: làm
( nói chung), còn to make: làm ( tạo ra sản phẩm)
Câu đúng:

Tom made a chair yesterday
He does his homework

* Cách giải quyết: Giáo viên đưa ra một số danh từ và cụm danh từ và một
bảng gồm hai cột chứa động từ “do” và “make”, yêu cầu học sinh nhóm các
danh từ đó vào cột đúng:
Example: the shopping, a copy, aedobics, morning exercise, a cake, a research, a phone call,
a noise, housework, a boat, the homework, a lot of money

15


do


make

the shopping

a copy

* Phụ chú: Tuy nhiên do và make còn được dùng trong rất nhiều thành ngữ
thông dụng, chúng ta cần phải học thuộc vì không dựa vào ngữ nghĩa và qui tắc
nào cả.
to make a mistake: phạm lỗi lầm
to make a promise: hứa
to make a speech:

phát biểu

to make an excuse: xin lỗi
to make a noise:

làm ồn

to do one's best:

làm hết sức mình

Giải pháp 8: Giúp học sinh dùng đúng “ hurt, injure và wound ”
Trong chương trình tiếng Anh lớp 8 – Unit 9: A first aid course. Các từ Hurt,
injure và wound được sử dụng làm động từ, danh từ có nghĩa làm tổn thương
ai đó hoặc có nghĩa là vết thương nhưng hoàn cảnh sử dụng của các từ này
khác nhau. Học sinh thường sử dụng nhầm lẫn các từ này. Vì thế tôi đã cho học
sinh cách phân biệt ba từ Hurt, injure và wound như sau:

1/ Injure là động từ dùng chung, tổng quát, chỉ tất cả các loại thương tích- thể
xác lẫn tinh thần. Danh từ có nghĩa: sự tổn thương, tổn hại, chỗ bị thương; tính
từ là injured
Example: - A doctor is describing the condition of the injured person
Injure làm động từ có nghĩa: làm bị thương; thường là trong tai nạn, chấn
thương trong thể thao.
16


Example: - The earthquake killed 10.000 people and injured over 50.000
* Note:
- Injure là một ngoại động từ và không thể dùng như một nội động từ:
Example: Không nên dùng: Some policemen injured in the fighting.
Nên dùng: Some policemen were injured in the fighting.
- Tính từ injured thường dùng với các trạng từ đứng trước nó như: badly,
seriously và critically.
Example: She was badly injured after her motorbike smashed into a bus
2/ Hurt có thể dùng làm động từ, tính từ hay danh từ. Hurt cũng ám chỉ đến nỗi
đau tinh thần như xúc phạm tình cảm, nói đến các đau về thể xác.
* Sự khác biệt giữa hurt and injure:
a/ Sự giồng nhau:
- Hurt gần với injure.
Example: the wound still hurts him
Or : the wound still injures him
- Tính từ hurt giống như injure thường dùng với các trạng từ đứng trước nó như:
badly, seriously và critically. Ta không dùng “very hurt”
Example: Are you badly hurt ?
b/ Sự khác nhau: hurt là động từ bất qui tắc: hurt – hurt – hurt
Người ta ít dùng hurt trước danh từ như là injured
Example: A doctor is describing the condition of the injured person

Không dùng: A doctor is describing the condition of the hurt person
3/ Wound vừa là động từ vừa là danh từ.
* Cách phân biệt:

17


Cả wound lẫn injure đều thông dụng khi đề cập đến sự tổn thương của cơ thể.
Khác biệt ở chỗ, wound là bị thương do vũ khí gây nên, như bị bắn, bị đâm bị
chém…trong các cuộc giao tranh, đụng độ trong chiến trận. Đây là động từ có
chủ tâm. Còn injure, hurt là bị thương, bị đau do tai nạn hoặc thiên tai.
Example: - Her father died after receiving three bullet wounds in his head (Cha
cô ấy chết sau khi bị ba vết thương do đạn bắn vào đầu )
- Two soldiers were seriously wounded in the fighting. (Hai quân
nhân bị thương nặng trong trận giao tranh)
* Cách giải quyết:
Giáo viên cho học sinh đặt câu 5 dùng các từ hurt / injure / or wound. Giáo
viên sửa lỗi sai nếu có.
Giải pháp 9: Giúp học sinh phân biệt “ after” và “ behind”
Example: He comes behind me
The sun rises after the cloud
* Nhận xét: Các em chưa phân biệt được hai giới từ đồng nghĩa: "sau". Thật sự
cách dùng chúng khác nhau, after vừa có nghĩa là "đằng sau", vừa có nghĩa là
"sau khi"; còn behind có nghĩa là " ở đằng sau " ( không hiểu theo thời gian)
Câu đúng:

He comes after me
The sun rises behind the cloud

* Cách giải quyết: Cho học sinh luyện tập: chọn after hay behind để điền vào

chỗ trống thích hợp.
I arrive ..................he had left
Who's the girl standing ................Richard ?
A small street .................our house
He got stronger...............his holidays
The sun disappeared..................the cloud
Your name comes................mine in the list

18


Giải pháp 10: Giúp học sinh phân biệt lend/ borrow / loan
Ba động từ về chủ đề "vay mượn" này thường làm cho học sinh bối rối và sử
dụng sai.
*Quan sát:
1. I will borrow you my car while I am away on holiday. (Mình sẽ cho cậu
mượn xe khi mình đi nghỉ.)
2. Can I lend your pen, please? (Mình có thể mượn cậu cái bút được không?)
3. The bank agreed to loan / lend us money (Ngân hàng đồng ý cho chúng tôi
vay tiền)
*Nhận xét:
- Câu 1 dùng borrow là không chính xác bởi vì borrow là động từ và có nghĩa là
“mượn”. Khi chúng ta “borrow something” thì có nghĩa là bạn sẽ lấy đồ vật từ ai
đó.
Vậy câu đúng: I will lend you my car while I am away on holiday
- Câu 2 dùng lend là không đúng bởi vì lend là động từ và có nghĩa là “cho
mượn”. Khi chúng ta cho ai “lend something” thì có nghĩa là chúng ta phải đưa
đồ vật đó cho người ta.
Vậy câu đúng: Can I borrow your pen, please?
- Câu 3: The bank agreed to loan / lend us money – đúng vì khi làm một động

từ, "loan" có nghĩa giống với "lend" - cho vay, cho mượn.
Example: I’ll loan you the car = I'll lend you the car. (Tôi sẽ cho anh mượn xe)
Ngoài ra: Loan được dùng nhiều như là một danh từ, với nghĩa "sự cho vay",
"sự cho mượn". Để dễ nhớ, chúng ta có thể tưởng tượng, "loan" là dạng danh từ
của "borrow" lẫn "lend".
Example:
- I’ll have to get a loan to buy this house. (Tôi phải thực hiện một khoản vay để
mua căn nhà này)
- The loan of my car was on condition that you fill it with gas. (Điều kiện của
việc cho mượn xe là anh đổ đầy xăng cho nó)
* Cách giải quyết :

19


1/ Cho học sinh làm bài tập chuyển đổi câu giữa borrow and lend
Ex 1: I lend Tom my bicycle. (Tôi cho Tom mượn xe đạp của mình ).
Câu trên có thể diễn đạt cách khác với borrow: Tom borrows my bicyle. (Tom
mượn xe của tôi).
Ex 2: Tom, Can I borrow your bicycle? (Tom, tôi có thể mượn xe đạp của bạn
không?).
Hoặc câu trên cũng có thể diễn giải với Lend: Tom, Can you lend me your
bicyle? (Tom bạn có thể cho tôi mượn xe được không?)
2/Complete the sentences with loan, lend or borrow.
1. Can you ____ me some money? I need to pay my rent!
2. I'd ____ you the money if I could
3. I need to ____ your pen, mine is broken
4. Who ____ my camera? I can't find it anywhere?
5. This library ____ books and CDs
6. We could apply for a ____ to buy a car.

7. This chair is so heavy! Please ____ me a hand so I can move it
8. Last week I ____ you my English book. I need it back today
Giải pháp 11: Giúp học sinh phân biệt “ below “ và “ under”
“Below” và “under” có ý nghĩa giống nhau nhưng cách sử dụng và từ loại lại
khác nhau.
a/ Giống nhau:
- “Below” và “under” đều là giới từ, có nghĩa là “bên dưới” hoặc “ở thấp hơn
một vật khác”. Trong trường hợp này, hai giới từ này có thể được dùng để thay
thế cho nhau.
Example:

20


+ She put all of the letters under her pillow.(Cô ấy giấu tất cả thư xuống dưới
gối).
+ The ice crackled under his feet.(Băng dưới chân anh ấy rạn nứt).
+ He dived below the surface of the water.(Anh ấy lặn xuống nước).
+ Please do not write below this line.(Không viết dưới dòng kẻ này).
- Cả “below” và “under” đều có nghĩa là thấp hơn, ít hơn.
Example:
+ The temperature remained below freezing all day.(Cả ngày nhiệt độ vẫn thấp
dưới 0 độ C).
+ Nobody under 18 is allowed to buy alcohol.(Trẻ em dưới 18 tuổi không được
phép mua rượu).
b/ Khác nhau: Tuy nhiên giữa “below” và “under”có một vài sự khác biệt trong
cách sử dụng.
- “Below” được sử dụng khi so sánh với một mốc cố định, một tiêu chuẩn
với nghĩa là “thấp hơn”.
Example:

+ It hurts here – just below the knee.(Chỗ đau ở ngay phía dưới đầu gối).
+ The temperature is below zero last night.(Tối qua nhiệt độ xuống dưới 0 độ
C).
- “Below” còn là phó từ chỉ vị trí thấp hơn.
Example:
+ They live on the floor below.(Họ sống ở tầng dưới).
+ Read the sentences below carefully. (Đọc kỹ những câu sau đây).
- “Under” có nghĩa là “ít hơn” và được dùng với số tiền, tuổi và thời gian.
Example:

21


+ All our goods are under $20.(Giá của tất cả hàng hóa của chúng tôi đều dưới
20 đô la).
+ Football players of Olympic team must be under 23 years old.(Các cầu thủ
trong đội tuyển Olympic đều phải dưới 23 tuổi).
+ It took us under 2 hours to go to Saigon by air.(Bay từ đây vào Sài Gòn mất
gần 2 tiếng).
- “Under” còn có nghĩa là “dưới sự lãnh đạo của ai” hoặc “theo quy định
gì” hoặc “đang ở trong tình trạng gì”.
Example:
+ She has a staff of 19 working under her. (Cô ấy có 19 nhân viên dưới quyền).
+ Under the terms of the lease you had no right to sublet the property.(Theo các
điều khoản của hợp đồng cho thuê ông không có quyền cho thuê tài sản này).
+ The road is under construction.(Con đường này đang được sửa chữa).
Giải pháp 12: Phân biệt cách dùng “ make of ” và “make from”
Các em thường không phân biệt được khi nào thì dùng made of và khi nào thì
dùng made from trong tiếng Anh. Tôi đưa ra một số ví dụ minh họa để học sinh
nhận xét cách dùng của từ:

* Quan sát :
Chúng ta hãy xem các ví dụ sau với made of:
This shirt is made of cotton.
This house is made of bricks.
The keyboard I use on my computer is made of plastic.
Và chúng ta cũng có các ví dụ khác với made from:
Paper is made from trees.
Wine is made from grapes.
This cake is made from all natural ingredients.
* Nhận xét:
- Vậy nếu chúng ta nhìn vào các ví dụ trong nhóm đầu sẽ thấy là chúng có
chung một dạng.
22


The cotton - vải - trong ví dụ về chiếc áo sơ mi thì khi thành chiếc áo vẫn là vải still is cotton. Nó không thay đổi dạng thức hay trở thành một chất liệu khác.
Cũng tương tự, the brick - viên gạch - trong ví dụ Ngôi nhà làm bằng gạch, cũng
không thay đổi và vẫn là gạch. Và nhựa làm bàn phím máy tính cũng vẫn là
nhựa - plastic.
Vì thế chúng ta nói
This shirt is made of cotton.
This house is made of bricks.
The keyboard I use on my computer is made of plastic.
- Còn trong trường hợp các ví dụ ở nhóm sau, cây - trees - trong ví dụ The
paper is made from trees thì khi đó cây cối - trees - không còn là cây nữa, mà
đã trở thành giấy.
- Nếu chúng ta nói Wine is made from grapes - trái nho - thì những quả nho đã
không còn là nho khi được làm thành rượu vang, tức nó đã chuyển từ một thứ
này sang thành một chất khác, mà trong trường hợp này là từ nho thành rượu
vang.

Tương tự bột - flour - và trứng - eggs - với đường - sugar - đã làm thành bánh
ngọt trong ví dụ This cake is made from all natural ingredients.
Tóm lại quy tắc chung là:
- Nếu một chất liệu nào đó vẫn giữ nguyên dạng thức của nó thì chúng ta dùng
made of.
- Nhưng nếu dạng thức của chất liệu đó thay đổi trong quá trình làm ra hay chế
biến, chúng ta dùng made from.
* Cách giải quyết:
Giáo viên cho học sinh vận dụng từ làm bài tập sau:
Complete the sentences with “ make of ”or “make from”
1. We use ……… when we are identifying the material used to make something.
2. This necklace is …… gold.
3. What is your bag ……..?
4. These shoes are …….. leather.
5. We usually use …… when the process of making changes a material into
something completely different.

23


6. Paper is …….. wood.
7. She …….. wine ……. grapes.
Giải pháp 13: Giúp học sinh phân biệt “work” and “job”
Trong tiếng Việt hai từ job và work đều có nghĩa là việc, công việc. Tuy nhiên
trong tiếng Anh nó có sự phân biệt trong cách sử dụng. Vậy sự khác nhau
giữa job và work là gì?
* Quan sát ví dụ và nhận xét:
1. I have finished this morning work. - Đúng
2. I have finished this morning job. - Sai
3. I have had a good job for 3 years. - Đúng

4. I have had a good work for 3 years. - Sai
+ Chúng ta sử dụng job khi nói tới công việc giống nhau hàng ngày hoặc là công
việc người ta làm thường xuyên để kiếm tiền.
+ Chúng ta sử dụng work khi ta muốn nói tới việc mà kết thúc nó ta sẽ làm một
việc khác.
Ví dụ: You have to finish this work by 2:00 pm. Tomorrow you'll have some
new work.
Và work là danh từ không đếm được do đó ta không thể nói “I have a good
work” mà phải nói “I have a good job”
Giải pháp 14: Phân biệt cách dùng “say / tell / talk / speak”
* Quan sát:
1.
2.
3.
4.

Cô ấy nói tôi đẹp.
Họ nói chuyện với nhau một cách bí mật nên không ai nghe thấy gì.
Cô ấy nói tôi phải ở nhà học tiếng Anh.
Cô ấy nói tiếng Anh rất thành thạo.

Chúng ta có thấy điều gì đặc biệt trong 4 câu nói trên không? Đúng vậy, cả bốn
câu đều chứa động từ “nói”. Nhưng vấn đề là tiếng Việt thì chỉ có một từ “nói”
nhưng tiếng Anh lại có đến bốn động từ mang nghĩa là “nói”. Bốn từ đó là ‘say”,
“tell”, “talk” và “speak”. Phân biệt cả bốn từ tưởng chừng như là một việc dễ

24


làm nhưng thực tế lại là một dấu chấm hỏi cho các em học sinh học ngữ pháp

tiếng Anh và kể cả giao tiếp tiếng Anh hằng ngày. Sau đây là điểm khác nhau
giữa chúng:
* Cách giải quyết:
a/ Say: “say” là động từ mang nghĩa “nói ra” hoặc “nói rằng”, chú trọng nội
dung được nói ra.
Example:
+ She said (that) she had a flu.
+ You’ve said “I love you” in Korean. Could you say that again?
Ở cả 2 ví dụ trên, ta thấy rằng sau “say” là đại từ “that” nhằm mục đích nhắc lại
cụm danh từ ở phía trước, hoặc là một mệnh đề. Chúng ta dùng “say” để nhấn
mạnh những gì chúng ta muốn nói. Đó chính là nội dung được nói ra.
b/ Tell: “tell” là động từ mang nghĩa “kể, nói với ai điều gì đó (tell somebody
something), bảo ai làm gì (tell somebody to do something), cho ai biết điều gì
(tell somebody about something)”
Example:
+ My grandmother is telling me a fairy story.(Bà tôi đang kể cho tôi nghe một
câu chuyện cổ tích)
+ Please tell me the truth.(Làm ơn cho tôi nghe sự thật)
+ Tell him to clean the floor as soon as possible.(Bảo cậu ta lau nhà càng sớm
càng tốt)
+ Tell me something about yourself.(Cho tôi biết vài thông tin về bạn)
c/ Speak: Đối với động từ này, khi chúng ta dùng nó là khi chúng ta nhấn mạnh
đến việc “phát ra tiếng, phát ra lời” mang nghĩa “nói chuyện với ai (speak to
somebody), phát biểu, nói ra lời”. “speak” thông thường theo sau nó không có
tân ngữ. nếu có thì đó là danh từ chỉ thứ tiếng.
Example:
+ She is muted. She can’t speak. (Cô ấy không nói (ra lời) được vì cô ấy bị câm)
+ She’s going to speak in public about her new MV. (Cô ấy sắp phát biểu trước
công chúng về MV mới của cô ấy)
+ She can speak English fluently. (Cô ấy nói tiếng Anh thành thạo)

+ “Can I speak to Susan?” (Tôi có thể nói chuyện với cô Susan được không?)

25


×