Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.48 KB, 13 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG TỔ CHỨC CÔNG
1.1.Tổ chức công và nguồn nhân lực trong tổ chức công.
Khái niệm tổ chức công.
Tổ chức là một tập hợp của hai hay nhiều người cùng hoạt động trong
những hình thái cơ cấu nhất định để đạt được những mục đích chung.
Khái niệm tổ chức công vẫn còn đang có nhiều điểm chưa thống nhất, mà
phụ thuộc nhiều vào các cách phân loại. Nhìn chung, khi nhắc đến khái niệm
này, hầu hết mọi người đều có sự liên tưởng đến khu vực Nhà nước, nơi mà khái
niệm “công” rõ ràng nhất. Do đó, khái niệm tổ chức công được nhiều người
đồng ý và là cơ sở lý luận xuyên suốt nghiên cứu này đó là:
Tổ chức công là một tổ chức chính thức thuộc sở hữu của Nhà nước.
Theo khái niệm trên, các tổ chức sau được xem là tổ chức công: Hệ thống
cơ quan Nhà nước; Các đơn vị sự nghiệp thuộc khối Nhà nước.
Đặc điểm cơ bản của tổ chức công.
Tổ chức công có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:
- Mỗi một tổ chức công đều mang tính mục đích, được giao những quyền
hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của tổ chức.
- Mỗi tổ chức công đều có những hình thức và phương pháp hoạt động nhất định
do pháp luật quy định. Hình thức hoạt động có thể là hình thức pháp lý và hình
thức ít hay không mang tính pháp lý. Các phương pháp hoạt động có thể bao
gồm phương pháp hành chính, phương pháp tâm lý, phương pháp kinh tế,
phương pháp cưỡng chế...v…v…
- Mỗi tổ chức công đều phải thu hút và bố trí nguồn lực cần thiết để đạt được mục
tiêu của mình. Đặc điểm nổi bật của các tổ chức công là số lượng biên chế lớn,
có tính ổn định cao; thu ngân sách chủ yếu từ thuế và chịu sự ràng buộc của
nguyên tắc “ngân sách theo năm” khi thực hiện nhiệm vụ.
Nguồn nhân lực trong các tổ chức công.
1.3.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực của một tổ chức được hiểu theo nghĩa là kinh nghiệm, kỹ
năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào


khác của người lao động tạo giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho tổ chức.
Nguồn nhân lực trong các tổ chức công chính là các cán bộ, công chức, viên
chức, những người đang làm việc thực hiện nhiệm vụ trong tổ chức công.
Nguồn nhân lực trong tổ chức công được phân loại theo các cách sau:
Cơ cấu nguồn nhân lực: trong các tổ chức công, khi nghiên cứu về cơ cấu
nguồn nhân lực, người ta lựa chọn các tiêu chí như theo ngạch ( chuyên viên,
chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp); theo giới ( nam, nữ) hoặc theo độ tuổi.
Trình độ : để đánh giá một trình độ của một người lao động, các tổ chức
công dành nhiều sự quan tâm đến trình độ đào tạo chuyên môn, lý luận chính
trị, quản lý hành chính Nhà nước, ngoại ngữ và tin học.
Sự mô tả về các đặc điểm khác : sự tận tâm, khả năng thích nghi, thái độ
với công việc…thể hiện sự đáp ứng với yêu cầu mềm của công việc.
Những nội dung trên là cơ sở cho việc tìm hiểu và đánh giá bức tranh
nguồn nhân lực; qua đó, phục vụ đắc lực cho đào tạo nguồn nhân lực.
1.3.1.2. Một số khái niệm nguồn nhân lực trong tổ chức công.
Cán bộ
Cán bộ là một từ chung để chỉ những người có nghiệp vụ chuyên môn,
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Nhà nước. Nhiều người cho
rằng, cán bộ là từ để chỉ những người giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan
Nhà nước, nhằm phân biệt với công chức công chức hoạch định chính sách,
công chức thực thi chính sách và các đối tượng khác. Do đó, họ là những người
được bầu cử, bổ nhiệm vào một vị trí tại cơ quan Nhà nước.
Công chức
Nói về khái niệm công chức, nhiều người khẳng định đây là một khái
niệm có tính lịch sử, nội dung của nó phụ thuộc vào đặc điểm mỗi quốc gia.
Nhìn chung, các khái niệm công chức đều chỉ ra ba đặc điểm chính sau:
- Họ là những người được Nhà nước tuyển dụng.
- Họ làm việc thường xuyên trong các tổ chức công, được xếp vào ngạch công
chức.
- Họ được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước còn đối với công chức trong bộ

máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định.
Theo ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính,
chuyên viên, cán sự và nhân viên. Theo vị trí công tác công chức bao gồm: CC
hoạch định chính sách, CC thực thi chính sách.
Công chức hành chính và công chức sự nghiệp.
Công chức hành chính được hiểu là công chức Nhà nước làm việc trong
các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, trong bộ phận hành chính của các cơ
quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác, được xếp vào một ngạch
công chức hành chính. Công chức sự nghiệp là các công chức trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp. Công chức hành chính được giao thẩm
quyền quản lý Nhà nước, thực hiện quản lý hành chính Nhà nước theo chức
trách.
Viên chức.
Viên chức là “ công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,
hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo qui định”.
Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước bao gồm bệnh viện, trường học, viện nghiên
cứu, đoàn nghệ thuật, câu lạc bộ thể dục thể thao do Nhà nước đầu tư. Giống
như công chức hành chính, các viên chức có ngạch viên chức, nhưng không
thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước mà thực hiện các nhiệm vụ có
tính chất nghề nghiệp chuyên môn thuần tuý.
1.2.Tổng quan về đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức công.
Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực trong các tổ chức công.
Trong phạm vi học tập của cán bộ, công chức, viên chức, M.Armstrong
cho rằng có 3 lĩnh vực:
- Kiến thức: học tập để được biết về những gì trước đây không biết.
- Kỹ năng : học tập để làm được những gì trước đây không thể làm.
- Thái độ : học tập để rèn luyện thái độ, hành vi, ứng xử.

Đào tạo là một quá trình cho phép con người tiếp thu các kiến thức, học
các kỹ năng hoặc thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng
thực hiện công việc của cá nhân. Khi nói đến đào tạo là nói đến việc học làm
một công việc như thế nào, liên quan đến việc học và dạy những kỹ năng cần
thiết cho một công việc. Đây là phương tiện của quản lý nguồn nhân lực nhằm
đạt được sự phù hợp giữa công việc với người lao động, qua đó đem lại giá trị
gia tăng cho tổ chức.
Tại các tổ chức công Việt Nam, một thuật ngữ khác hay được sử dụng là
bồi dưỡng. Bồi dưỡng, được xác định là quá trình làm cho người lao động “tăng
thêm năng lực hoặc phẩm chất”. Một cách cụ thể hơn, người ta cho rằng, bồi
dưỡng là quá trình nâng cao trình độ chuyên môn kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp một cách thường xuyên, quá trình tăng cường năng lực nói chung trên cơ
sở kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo. Thông thường, trong hoạt động công vụ,
bồi dưỡng có nhiệm vụ cập nhật, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng, thái
độ cho cán bộ, công chức hành chính, để thực hiện tốt hơn công việc được giao.
Theo cách hiểu khái niệm đào tạo như trên thì bồi dưỡng là một hình thức của
đào tạo.
Mục đích và mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức công.
Tại Việt Nam, mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng là xây dựng một
đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, có tri thức vững vàng, có đủ năng lực
hoàn thành tốt nhiệm vụ công vụ của Nhà nước. Bởi xét cho cùng, quyền lực,
hiệu quả của Nhà nước đều phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của từng công vụ
quốc gia. Một cách trực tiếp hơn, đào tạo là nhằm những mục tiêu:
- Giúp các cán bộ, công chức thực hiện công việc tốt hơn.
- Đào tạo theo tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh nhằm khắc phục tình trạng thiếu
tiêu chuẩn hoặc không đủ để bổ nhiệm vào ngạch.
- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận.
- Thỏa mãn nhu cầu được đào tạo và phát triển cho người lao động nhằm đem lại
hứng thú, sự gắn bó đối với công việc của người lao động.
Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong các tổ chức công.

“Con người không phải là một khái niệm trừu tượng, con người phải là
con người có tri thức khoa học, có kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng lao động. Con
người như thế không tự nhiên sinh ra, mà phải qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện
lâu dài mới có được.” ( Luận án tiến sĩ_ Ngô Thành Can). Đào tạo nguồn nhân
lực trong các tổ chức công phải tính đến đặc điểm của tổ chức, của tập thể, của
cá nhân. Một cách chung nhất, đào tạo trong tổ chức công có ba đặc điểm sau:
- Là loại đào tạo cho người trưởng thành, đang làm việc, có tính kế tiếp dựa trên
kết quả giáo dục đào tạo ở các cấp học trước. Họ có kinh nghiệm làm việc và
mục đích học tập của họ sát với thực tế, để áp dụng những điều đã học vào giải
quyết những vấn đề trong công tác của họ.
- Là loại hình đào tạo theo tiêu chuẩn nghiệp vụ, theo chức danh. Đây là một
trong những tiêu chuẩn quan trọng, không chỉ với công tác đào tạo mà còn trong
mọi công tác quản lý khác.
- Là loại hình đào tạo có tính đa dạng về nội dung, hình thức và địa điểm; có nội
dung, phương thức, hệ thống chính sách khác với các loại hình đào tạo khác.
Hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức công.

×