Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM của học SINH TRƯỜNG TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.98 KB, 50 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦAHỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề phát triển con người toàn diện luôn được sự quan
tâm của các nhà giáo dục nổi tiếng trong từng thời kỳ phát
triển của lịch sử. Đó là các quan điểm giáo dục của Thomas
More, J.A. Comenxki, Petxtalogi, Robert Owen… Song quan
điểm con người phát triển toàn diện thực sự được nghiên cứu
một cách khoa học từ khi thuyết học giáo dục Mác -xit ra đời.
Học thuyết giáo dục của C.Mác và P. Ăng ghen là một bộ
phận của chủ nghĩa cộng sản khoa học, nó được hoàn thiện
dần bằng tư tưởng giáo dục vĩ đại của V.I.Leenin, cống hiến
xuất sắc của N.K.Crupxkaia, A.S.Makarenco và các nhà giáo
dục học Xô viết khác.
Nhiều nhà giáo dục ở trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật
Bản... đã khẳng định rằng các hoạt động trải nghiệm nhằm
giúp học sinh gắn kiến thức với thực tiễn. Họ xem các hoạt
động này là một phần vô cùng quan trọng trong việc giáo dục
thế hệ trẻ. Họ đã có những công trình nghiên cứu và khẳng
định về vấn đề này. Thời kỳ Phục nhà tư tưởng nhà giáo dục
Hưng Rabole (1494 – 1553) nhấn mạnh : “Việc giáo dục phải

2



bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ
...ngoài việc học ở nhà còn có các buổi tham quan xưởng thợ,
các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt
mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày”
(37, tr.18).
Makarenco một nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga
khẳng định : “ Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục,
phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề
giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ
thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải trên từng mét vuông
đất của đất nước ta... nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào
cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được
tiến hành trong lớp” (37, tr.18).N.K.Cơrupxkaia (1869 - 1939)
đã nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động lao động, hoạt động
chính trị xã hội. Bà đánh giá cao vai trò hoạt động của Đoàn
thanh niên, của Đội thiếu niên, qua các hoạt động ngoài
trường, ngoài lớp. Bà cho rằng: "Qua hoạt động thực tiễn thế
hệ trẻ được tự giáo dục, qua đó mà hình thành và phát triển
nhân cách của người lao động mai sau".
Theo John Dewey (1859 – 1952), người đặt nền móng
cho triết lý giáo dục Mỹ thì “trường học không đơn thuần là
3


nơi người lớn dạy cho trẻ con bài học kiến thức và bài học
luân lý.” (46).Đề cao vai trò của trải nghiệm, Dewey cũng chỉ
ra rằng,“ những trảinghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao
hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối người học và những kiến
thức được học với thực tiễn”. Kolb (1984) cũng đưa ra một lí
thuyết về học từ trải nghiệm theo đó: “học là một quá trình

trong đó kiến thức của người học được tạo ra qua việc chuyển
hóa kinh nghiệm; nghĩa là, bản chất của hoạt động học là quá
trình trải nghiệm”. (41).
Trong chương trình giáo dục của mỗi nước, bên cạnh các
hoạt động dạy và học qua các môn học còn có chương trình
hoạt động. Học sinh thông qua các hoạt động đa dạng và
phong phú ngoài các giờ học gắn với thực tiễn để trải nghiệm.
Thông qua các hoạt động, HS vừa được củng cố kiến thức đã
học, vừa có cơ hội sáng tạo vận dụng do yêu cầu của các tình
huống cụ thể. Các nhà giáo dục ở các nước có nền giáo dục
tiên tiến như Canada, Mỹ, Ustralia, Singapore, Hàn Quốc…
đều luôn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của học sinh.
Trong các trường học đều tổ chức các trung tâm văn hóa,
nghệ thuật, thể dục thể thao, giáo dục kỹ năng sống… cho học
sinh, tạo các điều kiện để học sinh được tham gia các hoạt

4


động xã hội đa dạng và phong phú. Tuy nhiên theo quan điểm
của họ đó là các HĐGDNGLL mang tính tự nguyện, tình
nguyện vì lợi ích xã hội chứ không phải là một chương trình
giáo dục chính thức trong nhà trường.
Việc thực hiện chương trình giáo dục thông qua hoạt
động trong các nhà trường được các nước phát triển thực hiện
một cách linh hoạt. Có nước do nhà trường tổ chức, có nước
do tổ chức xã hội kết hợp với nhà trường để tổ chức chương
trình này giúp học sinh vừa trải nghiệm thực tiễn vừa học tốt
các môn học chính khóa.
Ở một số nước tiên tiến trên Thế giới như nước

Anh:“chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi học sinh ứng
dụng nhiều tri thức, kỹ năng cho phép học sinh sáng tạo và tư
duy, dám nghĩ, dám làm”(8)
Hàn Quốc: “mục tiêu hoạt động trải nghiệm hướng đến
con người được giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo”
(8)
Giáo dục Nhật Bản: “Chú trọng việc nuôi dưỡng cho trẻ
năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, hình thành một
cơ sở vững mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo”(44).Có thể

5


thấy đây là những kinh nghiệmquý giá để chọn lọc, vận dụng
phù hợp vào bối cảnh Việt Nam nhằm đổi mới giáo dục theo
hướng phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu mới.
Những nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí
Minh và của Đảng ta là kim chỉ nam cho việc phát triển giáo
dục. Để chỉ rõ phương pháp đào tạo nên những người tài đức,
thì ngay trong thời kì đầu của nền giáo dục Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”. Đến năm
học 2013 - 2014 Bộ Giáo dục đã định hướng các trường phổ
thông thực hiện các HĐTN trong hoạt động dạy học và giáo
dục.
Theo điều 27 - Luật Giáo dục 2005quy định: "Mục tiêu
của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình

thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh

6


tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc"(30).
Hoạt động trải nghiệmsẽ là môi trường để giúp học sinh
TN tất cả những gì được học từ các môn học, chủ đề hay lĩnh
vực, giúp vận dụng kiến thức có được từ nhà trường vào thực
tiễn cuộc sống và cũng thông qua đó, những năng lực gắn với
cuộc sống được hình thành. Nói cách khác là:“đào tạo một lớp
người mới tinh thông về nghề nghiệp, có khả năng thích ứng
cao với những biến động của cuộc sống” (2).
Hiện tại đã có khá nhiều nghiên cứu trong nước đề cập
đến hoạt động trải nghiệmnói chung và hoạt động trải
nghiệmtrong nhà trường nói riêng như: “Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt
Nam”của tác giả Đỗ Ngọc Thống(3, tr. 12). Hoạt độngTN
sáng tạo – Góc nhìn từ lý thuyết “học từ trải nghiệm” của tác
giả Đinh Thị Kim Thoa (3, tr. 36). Trong bài nghiên cứu có
nhan đề“Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách
đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo”tác giả Đinh
Thị Kim Thoa đã chỉ ra để phát triển chương trình HĐTN,
giáo dục trải nghiệm cần phải xác định và xây dựng được

7



khung năng lực, từ đó thiết kế nội dung để đạt được mục tiêu
đặt ra (35).
Mặc dù đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu các khía cạnh của HĐTN. Ty nhiên về quản lý
HĐTNthì chưa được đề cập có hệ thống. Hoạt động trải
nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diên, góp
phần phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ sau.
Tác giả Trần Quốc Thành nghiên cứu “ Kỹ năng tổ chức
trò chơi của chi đội trưởng chi đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh” (32). Đây là một trong những công trình nghiên
cứu đầu tiên ở Việt Nam đã vận dụng lý luận về kỹ năng, kỹ
năng tổ chức để nghiên cứu kỹ năng tổ chức hoạt động cụ thể
- hoạt động trò chơi của thiếu nhi.
Thủ tướng Chính phủ ra quết định phê duyệt ngày 13
tháng 6 năm 2012 về Chiến lược giáo dục giai đoạn 20112020 (Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
Và theo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa vừa được
Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 8 thông qua thì từ năm 2015,
công tác biên soạn chương trình, sách giáo khoa chính thức
khởi động. Thời gian gần đâycông tác biên soạn sách giáo đã

8


có những phác thảo ban đầu, trong đó nhấn mạnh yếu tố giảm
kiến thức, tăng các HĐTNcho học sinh. Theo hướng này
chương trình giáo dục mới vẫn duy trì một số môn học độc
lập như trước, tuy nhiên cách làm mới là nội dung nào gần gũi
với nhau trùng lặp nhau hoặc cũng giải quyết một vấn đề của
xã hội thì hình thành các chủ đề liên môn.Việc thiết kế
chương trìnhcũng đã đưa ra những thông tin cơ bản ban đầu

như: “ chương trình Cấp Trung học cơ sở, hoạt độngtrải
nghiệm được coi là môn học và được học 3 tiết/tuần” (3). Đổi
mới chương trình, sách giáo khoa, thay đổi chương trình GD
phổ thông theo định hướng phát triển toàn diện năng lực,
phẩm chất người học, theo đó nhấn mạnh phương thức giáo
dục qua các HĐTN thay cho tên gọi HĐGDNGLL. (2)
Trong tạp chí khoa học giáo dục số 113,115 năm 2015
tác giả Bùi Ngọc Diệp có bài “ Hình thức tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”,(10)
tác giả Đỗ Ngọc Thống có bài viết: “Hoạt động trải nghiệm
sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt
Nam”.(30). Tại hội thảo khoa học quốc tế và giáo dục theo
năng lực tổ chức tại Học viện Quản lý giáo dục vào tháng 4
năm 2015, tác giả Đinh Thị Kim Thoa có bài “Xây dựng

9


chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương
trình giáo dục phổ thông”. Trong các bài viết tác giả tập trung
làm sáng tỏ các vấn đề về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ
chức và phân tích điểm mạnh, cách triển khai, tổ chức các
HĐTNsáng tạocủa các nước trên thế giới, đề xuất biện pháp
vận dụng tại Việt Nam (10)(36)(34).
Tác giả Huỳnh Thị Thu Nguyệt nghiên cứu luận văn thạc
sĩ với đề tài “ Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các
trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng theo
hướng tổ chức HĐTNsáng tạo” tác giả Nguyễn Thị Kim Dung
và Nguyễn Thị Hằng có bài viết “ Một số phương pháp tổ
chức hoạt độngtrải nghiệmsáng tạocho học sinh phổ thông”.

Các nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến trách nhiệm của giáo
viên và hướng dẫn giáo viên cách thức tổ chức HĐTN cho
học sinh chứ chưa bàn đến việc quản lý HĐTN. (26)(11)
Trong tài liệu tập huấn “ Kỹ năng xây dựng và tổ chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học”
của Bộ Giáo dục và Đào tạochủ yếu đã đề cập đến phương
pháp và hình thức tổ chức các HĐTNcho học sinh Trung học
phổ thông và mô hình trường học Việt Nam mới (VNEN),
thông qua mô hình này học sinh được tự học, tự trải nghiệm để
10


chiếm lĩnh kiến thức. Lúc này khái niệm HĐTNđược đưa vào
trong nhà trường và cũng đã thu hút được sự quan tâm của các
nhà giáo và nhà quản lý (13). Có thể HĐTNlà một cách gọi
bao quát các hoạt động giáo dục mà ở đó người học được tham
gia vào các hoạt động thực tiễn để khám phá sáng tạo, trong đó
bao gồm cả hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp. Do đó các
nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu phần nào về quản lý
HĐTNtheo góc độ quản lý hoạt HDGDNGLL hay QL hoạt
động giáo dục kỹ năng sống. Ở các chuyên đề tập huấn, các
báo cáo khoa học đã phân tích làm rõ tính cấp bách của việc tổ
chức các HĐTN, nội dung và hình thức tổ chức HĐTN. Nhưng
các nghiên cứu đó chưa đề cập các biện pháp quản lý
HĐTNtrong các trường học một cách toàn diện.
Hình thức và phương pháp tổ chức các HĐTNnhư thế
nào cho phù hợp và hiệu quả đối với từng đối tượng HS chưa
được đề cập.Như vậy, hoạt độngtrải nghiệmsẽ thực hiện các
mục tiêu của HĐGDNGLL, hoạt động tập thể, sinh hoạt dưới
cờ... Đây là mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn mới

nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra học sinh THCS.
Mục đích cho HS được trải nghiệm trong các môn học,
tiết học chưa được xác định tường minh vì thế hiệu quả của
11


việc tổ chức các HĐTNtrong bối cảnh cụ thể của nhà trường
thuộc mỗi cấp học, ở từng địa phương cần tiếp tục được triển
khai trên cơ sở nhận thức đầy đủ về hoạt động trải nghiệm,
làm rõ trách nhiệm của nhà trường, của nhà quản lý, của giáo
viên và các lực lượng giáo dục. Với ý nghĩa đó, tác giả luận
văn lựa chọn và triển khai đề tài này ở các trường THCS quận
Đồ sơn, thành phố Hải Phòng.
Hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học cơ sở.
-Đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở
Đặc điểm về sinh lý
Giáo dục chỉ có hiệu quả cao khi nội dung, phương
pháp, hình thức giáo dục căn cứ và phù hợp với đặc điểm tâm,
sinh lí lứa tuổi. Học sinh THCS là lứa tuổi thiếu niên (từ 1115 tuổi) với đặc trưng là sự nhảy vọt về phát triển sinh lý, lứa
tuổi dậy thì, phát dục.
Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng
đều về mặt cơ thể, tầm vóc của các em lớn lên trông thấy.
xương tay, xương chân dài rất nhanh, xương ngón tay, ngón
chân phát triển chậm. Hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, có

12


một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn như: tăng huyết áp,
tim đập nhanh, hay nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làm

việc.
Hoạt động của thần kinh cao cấp có những đặc điểm
riêng: hưng phấn mạnh và lan tỏa nhanh,chưa có khả năng
chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu kéo dài, khó tập
trung dẫn đến các em có những hành vi thừa và dễ xúc động.
Do tác động như thế làm cho một số em bị ức chế, uể oải, thờ
ơ, lơ đễnh, số khác có những hành vi xấu, không đúng bản
chất của các em.Các em nhận ra sự thay đổi đột ngột của cơ
thể, bắt đầu chú ý đến vẻ ngoài cơ thể của mình. Do đó, nhà
sư phạm cần chú ý đến đặc điểm này của HS để có những tác
động giáo dục phù hợp.
Đặc điểm tâm lý
Lứa tuổi này muốn khẳng định các giá trị phẩm chất và
năng lực của bản thân, muốn tự khẳng định mình, mong làm
việc có ý nghĩa. Đặc trưng của lứa tuổi này là sự bướng bỉnh,
vụng về, hay e thẹn, nhút nhát, dễ bị kích động, dẫn đến kết
quả học tập giảm sút, đôi khi lại hăng hái nhiệt tình, rồi thờ ơ,
đây là biểu hiện mất thăng bằng trong đời sống tâm lí tuổi

13


dậy thì... Điều này làm tăng tính tích cực trong học tập, trong
hoạt động xã hội của HS. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này các em
thường có sự đánh giá lại các giá trị của người lớn vìcũng
chưa hiểu hết sức lực của mình.
Lúc này các em hoạt động tích cực một cách độc lập, tự
chủ hơn,muốn được TN, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng
tạokinh nghiệm cuộc sống đã phong phú, hình thành và phát
triển nhân cách.Các em tự khẳng định bản thân, tự đánh giá

và đánh giá kết quả của bạn bè và nhóm mình. Như vậy, để
định hướng tốt cho sự phát triển nhân cách của các em, các
thầy cô giáo cần nghiên cứu thế giới nội tâm của các em, hiểu
rõ nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lí để kịp điều chỉnh, uốn nắn,
thúc đẩy, lôi cuốn HS vào các hoạt động. Nhà trường cần chú ý
nền tảng quan trọng đối với các lực lượng giáo dục là cần nắm
chắc những đặc điểm về tâm sinh lý của HS THCS để tổ chức
các HĐGD cho phù hợp với các em. Tổ chức các HĐTN nếu
không chú ý đến các đặc điểm này sẽ không thể phát huy được
tính tích cực, vai trò chủ thể sáng tạo của HS. Đối với HĐTN,
tính tích cực, vai trò chủ thể của HS là yếu tố cơ bản quyết
định hiệu quả giáo dục của loại hình hoạt động này. Nắm vững

14


những đặc điểm phát triển tâm sinh lý của HS THCS người
GV mới có thể tổ chức tốt các HĐGD cho các em.
- Khái niệmvề hoạt động trải nghiệm
a)Trải nghiệm
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì:“trải nghiệm”
theo nghĩa chung nhất là “ bất kỳ một trạng thái có màu sắc
cảm xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại
thành bộ phận (cùng tri thức, ý thức ...) trong đời sống tâm lý
của từng người”(31).
Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lý họclà: “
những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang
diễn ra đối với các cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng
của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần
thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân”(31).

b)Hoạt động trải nghiệm.
Nhằm thực hiện được mục tiêu đào tạo phải coi HĐTN
là hoạt động ngoại khóa sau các giờ học trên lớp, đây là hoạt
động bổ sung, hỗ trợ cho HĐgiảng dạy tạo ra các thế hệ nhân
tài có định hướng tương lai với đầy đủ nhân cách biết chia sẻ,

15


biết quan tâm tới mọi người xung quanh, vận dụng tích cực
những kiến thức đã học một cáchsáng tạo vào thực tế..
Như tác giả được biết hệ thống môn học và hoạt động
GD của Chương trình GD phổ thông gồm: các môn học và
hoạt động GD bắt buộc, các môn học tự chọn,giảm tải
mạnh nội dung tăng HĐTN(3)
Trong nhà trường HĐTN là hoạt động có đối tượng để
chiếm lĩnh, có động cơ, tổ chức bằng các việc làm cụ thể của
HS, diễn ra trong thực tế, dưới sự định hướng, hướng dẫn của
nhà trường. Người học có được kiến thức, kỹ năng, tình cảm
và ý chí thì phải được TN trong thực tiễn.
Giúp các em chủ động, tích cực tham gia trực tiếp các
HĐ nhằm hình thành phẩm chất và năng lực sáng tạo của các
em thì các thầy cô giáo, PHHS, không đứng lên tổ chức mà
chỉ là người định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát của tập
thể hoặc cá nhân học sinh. Những nội dung về kiến thức của
nhiều lĩnh vực cũng như các kỹ năng được thực hiện thông
qua các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Theo nhóm
biên soạn tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các
HĐTN trong trường trung học của Bộ GD&ĐT thì: “Hoạt


16


động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá
nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi
trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát
triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực
thực tiễn…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát
huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”(7).
- Mục tiêu hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung
học cơ sở
HĐTN nhằm mang đến cơ hội cho học sinh TN trong
thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó
có thể khái quát thành hiểu biết theo cách riêng của
mình.Hoạt động trải nghiệm phải đáp ứng các mục tiêu về:
năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động,thích ứng với cuộc
sống; biết định hướng nghề nghiệp, tức là phải thực hiện luôn
tất cả các mục tiêu về phẩm chất và năng lực của chương
trình, đó là phẩm chất và năng lực cốt lõi (3). Trong chương
trình giáo dục phổ thông mới, các mục tiêu của hoạt động
giáo dục được thực hiện trong một dạng là hoạt động trải
nghiệm.

17


Tổ chức HĐTN giúp học sinhtích cực tham gia từ thiết
kế hoạt động, chuẩn bị, tự thực hiện và đánh giá kết quả hoạt
động. Vì vậy trong quá trình tổ chức các HĐTN phải bám sát

mục tiêu phát triển năng lực phẩm chất, tư tưởng, ý chí tình
cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung của học
sinh THCS. Theo tác giả được biết trong Chương trình Giáo
dục phổ thông tổng thể thì mục tiêu đạt được là các yêu cầu
về phẩm chất năng lực,đó là 5 phẩm chất chủ yếu cần hình
thành, phát triển ở học sinh là: “ yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trung thực, trách nhiệm”(3). Từ những năng lực chung
mà các môn học sẽ cụ thể hóa trong các hoạt động GD để
góp phần hình thành, phát triển: “Năng lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo”(3)
Những năng lực chuyên môn được cụ thể hóa thông qua
các môn học, hay hoạt động GD nhất định chính là: “Năng
lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên
và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực
thẩm mỹ, năng lực thể chất,bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng
khiếu) của học sinh” (3)

18


Vì vậy trong quá trình tổ chức các HĐTN phải tạo được
môi trường tương tác, thân thiện giữa thầy với trò, giữa trò
với trò, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, phải chú
ý đảm bảo an toàn cho HS trong các hoạt động kết hợp với
giáo dục bảo vệ môi trường.Hay nói cách khác mục tiêu của
HĐTN là: “Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư
tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng
lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại”
(3).Thông qua trải nghiệm học sinhlựa chọn ý tưởng hoạt

động, được thể hiện, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo,tham
gia đánh giá nhóm mình và của bè bạn. Đối với học sinh
THCS lứa tuổi có nhiều thay đổi lớn về tâm sinh lý, muốn trở
thành người lớn tò mò, tìm tòi cái mới. Hoạt động trải nghiệm
được thiết kế, tổ chức tốt sẽ có sức lôi cuốn các em tham gia
tích cực, thỏa mãn nhu cầu hoạt động theo đó hình thành kiến
thức, kỹ năng phát triển năng lực.Việc tổ chức các hoạt động
trải nghiệm nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng sống, đặc biệt
là hoạt động hướng nghiệp cho học sinh là nội dung rất cần
thiết trong trường học. Bởi lẽ hoạt động này giúp các em phát
triển toàn diện, năng động, sáng tạo, thích nghi tốt với môi
trường sống.

19


Từ bài học, học sinh được thực tế, hành vi và nhận thức
của các em có sự chuyển biến, có tác động rõ ràng hơn.
Chẳng hạn, khi được nhà trường tổ chức đến tham quan
những di tích lịch sử văn hóa, nhận thức của các em về lịch sử
cũng thay đổi. Học sinh nắm chắc hơn kiến thức lịch sử, đồng
thời, kích thích được các em ham tham quan, học hỏi, tò mò,
muốn mở rộng tầm hiểu biết lịch sử quê hương, của dân tộc
mình.
Các em trưởng thành cả về trình độ và nhận thức, vốn
sống, bản thân các em rút ra được kinh nghiệm sống cho mình
vì có những cái nhà trường không có đủ điều kiện, thời gian
để truyền đạt hết kiến thức khi học ở trên lớp, nhưng thực tế
trải nghiệm đã bổ sung cho các em. Đây chính là điều thực tế
đôi khi nhà trường không thể dạy hết được.

- Nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung
học cơ sở
Thực hiện công văn số 1496/BGDĐT-VP ngày 12 tháng
4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xin ý kiến
góp ý cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể,
trong đó có nội dung về hoạt động trải nghiệm. Sở Giáo dục

20


và Đào tạo các địa phương đề nghị các đơn vị nghiên cứu,
góp ý cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung hoạt động
trải nghiệm được phân chia theo hai giai đoạn: “Giai đoạn
giáo dục cơ bản và Giai đoạn giáo dục định hướng nghề
nghiệp”(3)
Nội dung của HĐTN mang tính tích hợp, đa dạng, tổng
hợp nhều kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh
vực học tập và GD như: “Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ,
giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm
mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn
giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma
túy, giáo dục phẩm chất người lao động”(3)
Nội dung của HĐTNphải phù hợp tâm lý học sinh mang
tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, gắn với đời sống thực
tiễn địa phương, đất nước, giúp các em dễ vận dụng vào thực
tế. Một yêu cầu nữa trong nội dung HĐTN làphải tiến hành
cùng với hoạt động dạy học trong nhà trường, đồng thời phải
bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Như vậy “HĐTN
được hiểu là hoạt động giáo dục giúp cho HS hình thành và

phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành
21


mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân
và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và
định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các
giá trị cuộc sống”(6)
- Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm của học
sinh Trung học cơ sở
Để tăng khả năng giáo dục HĐTN được tổ chức dưới
nhiều hình thức khác nhau như: Trò chơi, Sân khấu hóa, Hội
thi, Thể dục thể thao, Câu lạc bộ, Giao lưu,Tham quan du lịch
Tổ chức các ngày hội, Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các hoạt
độngcộng đồng, và các hoạt động khác như: giao lưu, nhân
đạo, tình nguyện, hoạt động, sinh hoạt tập thể, lao động công
ích…
Như vậy HĐTN có nhiều hình thức đa dạng và phong
phú đảm phù hợp lứa tuổi, không bị khô cứng và gò bó. Học
sinh tham gia một cách tự nhiện, thỏa mãn nhu cầu và nguyện
vọng của các em.Trong quá trình tổ chức các HĐTN giáo viên
cần tăng tính hấp dẫn, độc đáo giúp học sinh và giáo viên chủ
động, linh hoạt và tất cả đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo
của mình. Thông qua các hình thức trải nghiệm giáo dục phân

22


hóa cũng được thể hiện rất rõ nét.Nếu HĐTN mà được hướng
dẫn hay tổ chức theo quy trình của người hướng dẫn hoặc nhà

giáo dục, hoặc phương pháp tổ chức HĐTN lại được thể hiện
với các lĩnh vực Kinh tế- Xã hội, Khoa học, đạo đức, thì hiệu
quả sẽ tốt hơn rất nhiều thong qua việc học qua trải nghiệm.
Tóm lạiHĐTN là một phương thức học hiệu quả, nó
giúp hình thành năng lực cho HS và như vậy có thể khẳng
định hoạt động giáo dục nhân cách HS chỉ có thể tổ chức qua
HĐTN.
Giáo viên trong khi thiết kế chủ đề và lập kế hoạch tổ
chức hoạt động trải nghiệm cũng cần suy nghĩ tới và cố gắng
đưa vào một cách linh hoạt, thích hợp những hoạt động như:
Tìm kiếm, điều tra thông tin và tái cơ cấu thông tin, biểu đạt
thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau, quan sát, ghi chép,
phỏng vấn, tham quan, vẽ, tổ chức triển lãm, làm sách, báo,
tập san, áp phích, diễn kịch, viết thư, bản kiến nghị, kể -thuyết
minh cho người khác nghe. Nghĩa là giáo viên cần tận dụng
tối đa mọi cơ hội để học sinh được sử dụng tất cả các giác
quan để thu nhận, tái cơ cấu và biểu đạt thông tin đã thu nhận
được dưới nhiều dạng thức phong phú.

23


Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, học sinh được lựa
chọn một số hoạt động chuyên biệt phù hợp với năng lực, sở
trường, hứng thú của bản thân để phát triển năng lực sáng tạo
riêng của mỗi cá nhân. Ngoài ra khi tổ chức các HĐTN phải
xây dựng kế hoạch cụ thể về thời gian, đối tượng và nơi diễn
ra hay người tham gia, người phụ trách hoạt động đó... ngoài
ra các hoạt động phải được lựa chọn phù hợp với chủ đề học
tập.

-Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm của học
sinh Trung học cơ sở
Trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần thể
hiện rõ mục tiêu là hình thành các phẩm chất, thói quen, kỹ
năng sống, đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động, kế
hoạch cụ thể cho các hoạt động trải nghiệm trong năm học của
trường. Mỗi học sinh vừa là người thiết kế vừa là người tham
gia và tổ chức hoạt động cho bản thân. Vì thế nếu các HĐTN đa
dạng phong phú, linh hoạt như thông qua sinh hoạt tập thể, dự
án học tập, hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện, lao động,
các loại hình câu lạc bộ khác nhau,... thì sẽ tạo cơ hội cho HS
được trải nghiệm, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều lực lượng
trong và ngoài nhà trường tham gia chỉ đạo, tổ chức các HĐTN.
24


Vì vậy cách thức triển khai các hoạt động trải nghiệm cũng
cần căn cứ vào các chương trình trải nghiệm cụ thể như: tổ chức
ngoài nhà trường phải xây dựng khung kế hoạch, chia thành từng
đợt theo các hoạt động trong kế hoạch. Lựa chọn địa điểm, cơ sở
tổ chức các HĐTN cho phù hợp với mục tiêu hoạt động đề ra,
phù hợp với phân phối thời lượng, thời gian…Tiếp đến là liên hệ
với địa phương hoặc cơ sở để bàn bạc, thống nhất kế hoạch chi
tiết cho việc tổ chức hoạt động (như quy trình hoạt động, nội
dung từng tổ nhóm, người hướng dẫn, các điều kiện phương tiện
kèm theo vv…); Phổ biến, thông qua kế hoạch trong buổi sinh
hoạt với nhóm giáo viên chủ nhiệm và trao đổi cụ thể với Hội cha
mẹ học sinh lớp, trường; giáo viên chủ nhiệm soạn giáo án, tiến
hành hoạt động theo kế hoạch chung từ tiết thứ nhất: Xác định
mục tiêu hoạt động, đến tiết cuối: báo cáo thu hoạch của từng

nhóm trong lớp và đánh giá của GV sau hoạt động.
Đối với hoạt động các câu lạc bộ, tổ chức sự kiện:Tùy
theo từng sự kiện, nhà trường hoặc các nhóm phụ trách từng
sự kiện lên kế hoạch, duyệt kế hoạch với BGH và tập luyện
để tổ chức các hoạt động đó. Những hoạt động do nhà trường
chủ trì (chương trình Chào mừng ngày 20-10, 20-11, ngày 83; Lễ trưởng thành cho học sinh khối 9), Ban giám hiệu bàn

25


×