Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương thạc sĩ khoa học trường đại học khoa học tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.02 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ
***

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
TÊN ĐỀ TÀI:

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra và
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài
nguyên và Môi trường

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

Học viên thực hiện: Nguyễn Toàn Hóa
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Thành

Hà Nội, 2017


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra và
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và
Môi trường
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Thành
Học viên: Nguyễn Toàn Hóa
Khoa: Địa lý
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Khóa học: 2015 - 2017
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn


Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng.
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiêp hoá,
hiện đại hoá cùng với sự tăng nhanh của dân số và sự phát triển nhanh chóng
của đời sống kinh tế - xã hội kèm theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất, trong
điều kiện quỹ đất có hạn, đất đai ngày càng khan hiếm và có giá trị, đòi hỏi Nhà
nước phải tăng cường quản lý chặt chẽ để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều cố gắng đổi mới hệ thống
chính sách, pháp luật đất đai phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định và
nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn
nhiều, dưới nhiều hình thức, chậm được xử lý, nhận thức và ý thức chấp hành
pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế; công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai ở các cấp hiện nay thực hiện
còn ít so với thực tế vi phạm; việc thanh tra về trách nhiệm của cơ quan quản lý
nhà nước các cấp trong việc chấp hành pháp luật đất đai ít được thực hiện; nhiều
vụ việc vi phạm pháp luật đất đai chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm,
dẫn đến hiệu quả thanh tra, kiểm tra chưa cao; vai trò, trách nhiệm của chính
quyền các cấp huyện, xã trong việc kiểm tra phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời
các vụ việc vi phạm pháp luật đất đai chưa được coi trọng thực hiện hoặc thực
2


hiện hình thức, kém hiệu quả; nhiều nơi còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục
lợi, tham nhũng.
Do đó hoạt động quản lý về đất đai của nhà nước, đặc biệt là công tác
thanh tra, kiểm tra đất đai có vai trò rất quan trọng để xử lý các trường hợp vi
phạm luật đất đai, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế xã hội. Mục tiêu đặt

ra là phải làm sao quản lý, sử dụng đất một cách chặt chẽ nhất, việc xử lý các
sai phạm cần phải thật công khai, minh bạch, kiên quyết xử lý dứt điểm những
hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về đất đai, đưa việc quản lý và sử
dụng đất đi vào nề nếp. Xuất phát từ lý do thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài
luận văn thạc sĩ “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác
thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài
nguyên và Môi trường”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm rõ những hiệu quả
và những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác thanh tra chuyên
ngành về đất đai. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác
thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy định của pháp luật về thanh
tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Thu thập tài liệu, số liệu về công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Đánh giá, phân tích thực trạng về công tác thanh tra và xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra và xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu: Khảo sát thực tế và thu
thập tài liệu, số liệu về công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Phương pháp kế thừa: Thu thập được từ các tài liệu, số liệu thứ cấp đã
sẵn có tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3



- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Nhằm đánh giá thực trạng
công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ
Tài nguyên và Môi trường. Từ đó đề xuất các giải pháp mang tính khoa học và
phù hợp với thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về
thanh tra, đất đai và xử lý vi phạm hành chính.
5. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
- Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành qua các thời kỳ
- Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành qua các thời kỳ
- Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Các Báo cáo tổng kết thanh tra qua các năm của Thanh tra Bộ Tài
nguyên và Môi trường và của Tổng cục Quản lý đất đai
- Các tài liệu khác có liên quan.
6. Dự kiến cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về thanh tra
1.1.1. Khái niệm cơ bản về thanh tra
1.1.2. Mục đích của thanh tra
1.1.3. Vị trí, vai trò của thanh tra
1.1.4. Khái lược lịch sử hình thành và phát triển của ngành thanh tra Việt Nam
1.2. Cơ sở pháp lý về công tác thanh tra đất đai
1.2.1. Khái niệm thanh tra đất đai
1.2.2. Mục đích, phạm vi hoạt động của thanh tra đất đai
1.2.3. Đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của thanh tra đất đai
1.2.4. Quy trình thực hiện thanh tra đất đai
1.3. Các quy định về công tác thanh tra
1.3.1. Các quy định chung
1.3.2. Các quy định của nhà nước về thanh tra đất đai

1.4.. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính
1.4.1. Các quy định chung
1.4.2. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
4


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VÀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1. Thực trạng hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành về đất đai
2.1.1. Về tổ chức bộ máy
2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra
2.2. Kết quả công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai
2.2.1. Kết quả công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai của cả nước
2.2.2. Kết quả công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những ưu điểm
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém trong công tác thanh tra và xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC THANH TRA VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Tăng cường năng lực cho cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai
3.1.1. Kiện toàn bộ máy, tổ chức
3.1.2. Tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ thanh tra
3.1.3. Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho thực hiện nhiệm vụ
3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật

3.2.1. Rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật về thanh tra
3.2.2. Rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai liên quan đến thanh tra
- Các quy định của pháp luật đất đai có liên quan đến việc xác định hành
vi vi phạm pháp luật đất đai
- Các quy định của pháp luật đất đai có liên quan đến xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai
3.3. Về tổ chức các đoàn thanh tra
3.3.1. Đối với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
3.3.2. Đối với Tổng cục Quản lý đất đai
3.4. Tổ chức thực hiện hiệu quả việc kiểm tra, giám sát công tác thanh tra ở các
cấp và công tác kiểm tra sau thanh tra
5


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7. Dự kiến kết quả đạt được
- Đánh giá tình hình thực hiện thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính về
đất đai; rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện thanh tra và xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Đề xuất các giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong các
trường hợp xử lý các vi phạm pháp luật đất đai đã phát hiện qua thanh tra,
kiểm tra, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai và
ngày càng đi vào nề nếp.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần là tư liệu khoa học tham
khảo, cung cấp cho các cơ quan quản lý phục vụ hoàn thiện cơ chế chính sách
pháp luật về thanh tra, pháp luật đất đai và xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
8. Kế hoạch thực hiện Luận văn
TT


Nội dung bước thực hiện

1
2
3
4
5
6

Xây dựng đề cương
Thu thập tài liệu, số liệu
Xử lý, phân tích
Viết luận văn
Chỉnh sửa, hoàn thiện
Bảo vệ Luận văn

Tháng

1
x

Người hướng dẫn

2
x

3

4


5

6

7

x

x

x
x

x

x

8

9

10

x

x

x


11

12

x
x

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2017
Người viết đề cương

TS Nguyễn Xuân Thành

Nguyễn Toàn Hóa

6



×