Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống sinh đề thi trắc nghiệm tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.31 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ TRUNG THÀNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG
SINH ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM TỰ ĐỘNG

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60.48.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đà Nẵng - Năm 2017


Công trình được hoành thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình

Phản biện 1: TS. Phạm Anh Phương
Phản biện 2:TS. Hoàng Thị Thanh Hà

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Hệ thống thông tin họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 07 tháng 01 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng.


- Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc tổ chức các kỳ thi như tốt nghiệp THPT, các
kỳ kiểm tra định kỳ và thường xuyên trong các trường THPT và
THCS được tổ chức dưới hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Vì
vậy việc tạo đề thi trắc nghiệm là khâu quan trọng trong quá trình tổ
chức thi và đánh giá chất lượng của học sinh.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đã có nhiều hệ thống hỗ trợ việc tạo đề thi trắc nghiệm ngày
càng dễ dàng hơn cho giáo trong việc tạo đề thi trắc nghiệm. Tuy
nhiên, việc tạo đề thi theo cấu trúc về mức độ khó – dễ thường được
quy định bởi tính chủ quan của giáo viên ra đề. Chưa có sự thống kê,
chưa có được chức năng thu nhận và dựa vào kết quả làm bài của
học sinh. Hay nói cách khác, việc quy định tính khó – dễ của từng
câu hỏi, từng đề thi phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm chủ quan
của giáo viên.
Do đó, tính khó – dễ của từng câu hỏi, từng đề thi còn phụ
thuộc vào kết quả thu được từ kết quả trả lời của học sinh. Hay nói
cách khác, một câu hỏi được gọi là dễ nếu nhiều hiều học sinh trả lời
đúng kết quả của nó.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Dựa vào các thuật toán phân cụm (Cluster) như k-mean, máy
tính sẽ đưa ra các nhóm câu hỏi đã được phân loại mức độ khó dễ.
Từ kết quả phân cụm đó sẽ đưa ra đề thi theo cấu trúc về mức độ khó
dễ, về các đơn vị kiến thức được quy định trước.
Từ việc đánh giá như vậy, giúp cho giáo viên có được định

hướng đúng trong việc giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức mà học sinh


2
cần và thiếu.
Kiến trúc hướng dịch vụ ngày càng phát triễn mạnh đem lại
nhiều thành tựu ứng dụng cho người sử dụng cũng như lợi ích của
người phát triễn dịch vụ. Người sử dụng không cần quan tâm đến
nền tảng phần cứng cũng như phần mềm.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Vậy, với những vấn đề đã nêu trên tôi đề xuất xây dựng đề
tài “Xây dựng hệ thống sinh đề thi trắc nghiệm tự động” làm đề tài
tốt nghiệp luận văn cao học. Trong đề tài này, tôi nghiên cứu ứng
dụng phương học máy, xây dựng cơ sở dữ liệu câu hỏi trắc nghiệm,
từ đó xây dựng ứng dụng hỗ trợ thống kê kết quả bài làm của học
sinh từ đó sinh ra đề thi đề xuất phù hợp với quy định của giáo viên
và phù hợp với năng lực của học sinh.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM
Chƣơng 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG SINH ĐỀ THI TRẮC
NGHIỆM TỰ ĐỘNG
Chƣơng 3: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM


3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM
1.1 . LÝ THUYẾT VỀ CÁC LOẠI HÌNH THI VÀ THI TRẮC
NGHIỆM

1.1.1 . Các loại hình trắc nghiệm (Hùng, 2008)
a. Khái niệm trắc nghiệm
Theo chữ Hán, “trắc” có nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” có nghĩa
là “suy xét”, “chứng thực”. Cả trắc nghiệm khách quan và trắc
nghiệm tự luận đều là những phương tiện để kiểm tra đánh giá khả
năng học tập của học sinh và sinh viên. Cả hai đều là trắc nghiệm.
Để thuận tiện, trong luận văn này tôi dùng từ “trắc nghiệm” để
chỉ cho “trắc nghiệm khách quan” và “tự luận” thay cho “trắc
nghiệm tự luận”.
b. Trắc nghiệm tự luận
Tự luận là hình thức thi mà thí sinh tự trình bày câu trả lời bằng
ngôn ngữ của mình. Hình thức thi này ngược lại với hình thức trắc
nghiệm. Cho phép có sự tự do tương đối để trả lời câu hỏi được đạt
ra. Đòi hỏi thí sinh phải biết sắp xếp và trình bày câu trả lời cho
đúng và sáng sủa. Bài tự luận được chấm điểm một cách chủ quan,
điểm số được cho bởi những người chấm khác nhau có thể không
thống nhất. Nên hình thức tự luận còn được xem là trắc nghiệm chủ
quan. (dẫn chứng)
c. Trắc nghiệm khách quan
Hình thức trắc nghiệm khách quan là hình thức trắc nghiệm mà
thí sinh chọn một trong những kí hiệu đơn giản đã được đề xuất để
làm câu trả lời của minh. Hình thức trắc nghiệm này còn được gọi là
hình thức trắc nghiệm ứng đáp câu hỏi. Điểm của bài trắc nghiệm


4
khách quan được chấm bằng cách đếm số câu trả lời đúng nên ít phụ
thuộc vào người chấm.
d. Ưu và nhược điểm của trắc nghiệm và tự luận
e. Bản chất của câu hỏi trắc nghiệm

e.1. Các loại câu hỏi trắc nghiệm thông dụng (Nhị, 2014)
e.2. Bản chất của câu hỏi trắc nghiệm
1.1.2 . Thi trắc nghiệm
1.1.3 . Phƣơng pháp xây dựng đề thi trắc nghiệm
1.2 . CÁC PHƢƠNG PHÁP SINH ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM TỰ
ĐỘNG
1.3 . CÁC HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM HIỆN TẠI
1.3.1 . Hệ thống tạo đề thi trắc nghiệm của Moodle
- Mô tả:
+ Hot Potatoes là một bộ bao gồm sáu ứng dụng, cho phép bạn
tạo ra các câu hỏi đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, ô chữ, kết hợp đặt
hàng và khoảng cách điền vào các bài tập cho World Wide Web. Hot
Potatoes là phần mềm miễn phí, và bạn có thể sử dụng nó cho bất cứ
mục đích, dự án mà bạn thích. Nó không phải là mã nguồn mở.
+ Phần mềm có các tính năng cơ bản cho việc thiết lập các đề
kiểm tra trắc nghiệm như:
 Đảo ngẫu nhiên ngân hàng câu hỏi (kể cả đảo thứ tự đáp án).
 Cho phép chèn hình ảnh vào.
 Có thể in ra giấy kèm đáp án (thông qua một phần mềm gõ văn
bản như MS Word chẳng hạn).
 Soạn thảo được nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm.
 Có thể soạn thảo bằng tiếng Việt được (dùng Unicode).
 Bạn có thể gửi bài trắc nghiệm của mình lên trang Hot Potatoes


5
để sinh viên có thể làm thử ở bất kỳ nơi đâu có máy tính kết nối
Internet.
- Ưu điểm:
+ Cung cấp số lượng công cụ đủ để tạo các dạng câu hỏi trắc

nghiệm đáp ứng được cho quá trình tạo đề trắc nghiệm.
+ Phương pháp đảo câu hỏi tạo đề thi tốt
- Nhược điểm:
+ Chưa có chức năng kiểm tra độ tin cậy của từng câu hỏi trong
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
+ Tính phân biệt và độ khó của từng câu hỏi chưa rõ ràng.
+ Độ khó của từng câu hỏi, độ khó của đề trắc nghiệm chưa có.
1.3.2 . Hệ thống quản lý tạo đề thi trắc nghiệm tự động SOPEN
– ST
- Phân hệ Quản lý Ngân hàng câu hỏi
+ Danh mục môn học
+ Danh mục chủ đề
+ Danh mục mức trí năng
+ Danh mục ngân hàng câu hỏi
+ Soạn câu hỏi
+ Duyệt câu hỏi
+ Hỗ trợ các loại câu hỏi
 Câu hỏi một lựa chọn
 Câu hỏi Đúng/ Sai
 Câu hỏi Nhiều lựa chọn
 Câu hỏi Ghép đôi
 Câu hỏi khó
+ Hỗ trợ các câu hỏi có: Hình ảnh, Audio, Video, Công thức toán


6
học
+ Hỗ trợ soạn thảo câu hỏi offline.
- Phân hệ Quản lý đề thi.
+ Xây dựng cấu trúc đề thi.

- Cấu trúc đề theo từng môn học.
+ Gồm các câu hỏi thuộc các chủ đề nào, mức trí năng (khó,
dễ

) là gì.
+ Xác định thang điểm cho từng phần trong bài thi.
- Xây dựng ngân hàng đề thi.
+ Tự động lấy câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi để tạo đề thi.
+ Hoán vị đề thi.
- Ưu điểm:
+ Đáp ứng quy trình thi chặt chẽ.
+ Xây dựng nhiều lọai câu hỏi khác nhau.
+ Dễ dàng cài đặt cũng như tổ chức thi.
+ Đánh giá kết quả khách quan và chính xác.
+ Tiết kiệm thời gian và nhân lực.
+ Đảm bảo an toàn dữ liệu.
- Nhược điểm:
+ Chưa có chức năng kiểm soát tính phân biệt của từng câu hỏi,

từng đề thi.
+ Chưa có chức năng kiểm soát độ khó của từng câu hỏi, từng đề
thi trắc nghiệm.
1.3.3 . Hệ thống thi trắc nghiệm online McTEST
- Mô tả:
+ Quản lý thông tin kỳ thi: cho phép thêm, sửa, xóa thông tin kỳ
thi. Tra cứu dữ liệu của các kỳ thi trước.


7
+ Quản lý thông tin các môn thi

+ Quản lý ngân hàng câu hỏi: Ngân hàng câu hỏi được quản lý
phân cấp theo từng môn học, trong mỗi môn có thể chia nhóm câu
hỏi theo từng đơn vị kiến thức, đồng thời quản lý cả cấp độ khó của
câu hỏi. Ma trận ra đề giúp cho việc chọn lọc câu hỏi ra đề thi trở
nên rất thuận tiện. Các câu hỏi trong ngân hàng được phép có cả
công thức toán học và hình ảnh minh họa, khi in ấn chương trình vẫn
đảm bảo định dạng gốc của các đối tượng này.
+ Quản lý ngân hàng đề thi: Quản lý tất cả các đề thi đã tạo (bao
gồm cả các câu hỏi nhập trực tiếp vào đề thi và các câu hỏi lấy ra từ
ngân hàng)
+ Tạo đề thi: cho phép chọn lựa câu hỏi thi từ ngân hàng câu hỏi
hoặc nhập trực tiếp từ màn hình soạn thảo.
+ Hoán vị đề thi: Hệ thống hoán vị cho phép tạo ra đến 99 đề thi
khác nhau từ một đề thi chuẩn (hoán vị cả câu hỏi và câu lựa chọn),
mã đề được đặt tự động một cách thông minh nhằm hạn chế lỗi khi
xử lý bài thi.
+ Chấm các bài thi trắc nghiệm theo công thức chấm tự định
nghĩa và cho phép import công thức chấm từ file bên ngoài, tương
thích với chuẩn dữ liệu của Cục Khảo Thí và của Phòng Khảo Thí
+ In các biểu in quản lý như: biên bản sửa chữa bài thi, kết quả
chấm, biểu đồ phân bố điểm
+ Xuất dữ liệu chấm thi cho chương trình khác.
- Ưu điểm:
+ Xây dựng nhiều lọai câu hỏi khác nhau.
+ Dễ dàng cài đặt cũng như tổ chức thi.
+ Đánh giá kết quả khách quan và chính xác.


8
+ Tiết kiệm thời gian và nhân lực.

- Nhược điểm:
+ Chưa có chức năng kiểm soát tính phân biệt của từng câu hỏi,
từng đề thi.
+ Chưa có chức năng kiểm soát độ khó của từng câu hỏi, từng đề
thi trắc nghiệm.
1.3.4 .

Hệ

thống

tạo

đề

trắc

nghiệm

Wondershare

QuizCreator
- Mô tả:
+ Sử dụng 18 dạng câu hỏi bao gồm Multiple Choice (Nhiều lựa
chọn), Fill in the Blank (Điền vào chỗ trống), Matching (Ghép), và
Short Essay (Bài luận ngắn).
+ Tùy chỉnh các câu hỏi với hình ảnh, video Flash và âm thanh
bao gồm lồng tiếng, văn bản sang giọng nói,
+ Chèn các ký hiệu toán học và khoa học thông qua công cụ
chỉnh sửa công thức để tạo ra bài thi trắc nghiệm dành cho Toán, Vật

lý, và Hóa học.
- Ưu điểm:
+ Loại câu hỏi trắc nghiệm đa dạng.
+ Tích hợp đa phương tiện: hình ảnh, âm thanh,
- Nhược điểm:
+ Chưa có chức năng đảm bảo độ phân biệt của từng câu hỏi, đề
thi.
+ Chưa có chức năng kiểm soát độ khó của từng câu hỏi, đề thi.
+ Chưa có chức năng kiểm định độ chính xác của từng câu hỏi,
đề thi.


9
1.4 . TỔNG KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1 chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích được một số
vấn đề sau:
-

Các loại hình tổ chức thi hiện nay: Trắc nghiệm tự luận và
trắc nghiệm khách quan. Ưu và nhược điểm của mỗi loại
hình tổ chức thi nay.

-

Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan và bản chất của
chúng.

-

Quy trình tạo đề thi trắc nghiệm khách quan.


-

Các phương pháp sinh đề thi trắc nghiệm khách quan bằng
cách sử dụng máy tính điện tử thông qua phần mềm máy
tính.

-

Khảo sát một số hệ thống thi trắc nghiệm online, cũng như
một số phần mềm tạo đề thi trắc nghiệm. Từ đó tìm ra ưu và
nhược điểm của chúng.

-

Hạn chế trong chương 1: Do thời gian có hạn nên việc khảo
sát chưa được nhiều các hệ thống sinh đề thi trắc nghiệm.

Trong chương tiếp theo, chúng tôi tập trung nghiên cứu xây dựng
hệ thống sinh đề thi trắc nghiệm tự động dựa trên các phân tích ở
chương 1. Từ đó đưa ra hướng kế thừa và phát triển các ưu điểm
đồng thời khắc phục các nhược điểm của các hệ thống đã khảo sát.


10
CHƢƠNG 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG SINH ĐỀ THI
TRẮC NGHIỆM TỰ ĐỘNG
2.1 . KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG
Theo quy định của ngành giáo dục và đào tạo, việc kiểm tra đánh

giá trong trường THPT đã chuyển từ hình thức ra đề từ tự luận sang
hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong đó có một số môn hình
thức của đề thi là trắc nghiệm khách quan 100% như Toán, Lý, Hóa,
Sinh, Anh văn,
Với sự phát triển của phần mềm máy tính, trong đó có phần mềm
tạo đề thi trắc nghiệm đã đáp ứng rất tốt cho việc tạo nhiều mã đề
theo các cấu trúc quy định của giáo viên phục vụ cho việc kiểm tra
đánh giá mang lại kết quả tốt.
Tuy vậy, các hệ thống (phần mềm) hiện nay thường chưa phân
tích tốt độ khó, độ phân biệt, tính chính xác về nội dung của câu hỏi.
Độ khó của câu hỏi thường do người ra đề quy định chưa có thông
tin phản hồi từ kết quả trả lời câu hỏi của học sinh.
Với việc đánh giá chất lượng đề thi chính xác hơn về mức độ
kiến thức, em xin đề xuất và nghiên cứu xây dựng hệ thống sinh đề
thi trắc nghiệm tự động.
2.2 . MÔ TẢ BÀI TOÁN
2.2.1 . Tạo đề thi trắc nghiệm
Hệ thống sẽ sinh đề trắc nghiệm theo yêu cầu của người sử dụng,
với các thông số hệ thống gợi ý như sau:
Số lượng đề thi, số lượng câu hỏi trong mỗi đề, cấu trúc của mỗi
đề thi, điểm số của mỗi câu trắc nghiệm.
Các đề thi được in ra giấy nếu thi trên giấy hoặc sinh đề tự động


11
để thi online.
2.2.2 . Quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
Để có câu hỏi tạo đề thi đòi hỏi hệ thống phải có cơ chế thu thập
lưu trữ, phân tích và phân loại câu hỏi, mỗi câu hỏi bao gồm các
thông tin như: Phần dẫn, phương án trả lời, đáp án, tính đúng đắn, độ

khó, lớp, bài,
Để xác định được độ khó hay dễ của câu hỏi đòi hỏi phải có
thông tin phản hồi từ tỉ lệ trả lời đúng câu hỏi đó.
2.2.3 . Quản lý kết quả làm bài của ngƣời sử dụng
Kết quả làm bài của học sinh được cập nhật và lưu trữ liên tục. Tỉ
lệ trả lời đúng câu hỏi được cập nhật cho câu hỏi ở ngân hàng câu
hỏi.
2.2.4 . Giải pháp đề xuất
2.2.5 . Sơ đồ quản lý thi của trƣờng:
2.3 . BẢNG NỘI DUNG CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN
2.4 . SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH NGHIỆP VỤ
2.4.1 . Tiến trình nhập hoặc import câu hỏi
2.4.2 . Tiến trình tạo đề trắc nghiệm
2.4.3 . Tiến trình thi trắc nghiệm
2.4.4 . Tiến trình thống kê
2.5 . PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.5.1 . Mô hình nghiệp vụ
a) Bảng phân tích các yếu tố của bài toán:
b) Biểu đồ ngữ cảnh
c) Mô tả
d) Nhóm dần các chức năng


12
2.5.2 . Sơ đồ chức năng
a) Sơ đồ:
b) Mô tả chức năng lá:
2.5.3 . Danh sách hồ sơ sử dụng
2.5.4 . Biểu đồ luồng dữ liệu
a) Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0

b) Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1
-

Biểu đồ luồng dữ liệu quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm

-

Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng sinh đề thi trắc nghiệm tự động

-

Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng thi Online:

2.6 . THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.6.1 . Biểu đồ quan hệ ER
a) Xác định thực thể:
b) Xác định mối quan hệ giữa các thực thể
2.6.2 . Mô hình quan hệ
2.6.3 . Thiết kế các bảng dữ liệu vật lý
2.7 . GIẢI THUẬT ÁP DỤNG
2.7.1 . Sinh đề thi trắc nghiệm tự động
2.7.2 . Thuật toán tổng thể hệ thống thi trắc nghiệm
2.8 . TỔNG KẾT CHƢƠNG 2
Trong chương 2, chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
-

Hiện trạng thi tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Gia Lai

-


Phân tích hệ thống sinh đề thi trắc nghiệm tự động và thi online:
Quản trị ngân hàng câu hỏi, sinh đề thi, tổ chức thi,

-

Đưa ra các thuật toán xử lý trong hệ thống.

Trong chương tiếp theo chúng tôi sẽ nghiên cứu xây dựng hệ
thống sinh đề thi trắc nghiệm tự động.


13
CHƢƠNG 3
CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM
3.1 . THIẾT KẾ GIAO DIỆN HỆ THỐNG CHƢƠNG TRÌNH.
3.1.1 . Chức năng của trang chủ
- Mục đích: giao diện của trang chủ của hệ thống
- Phạm vị:
+ Chứa các menu, hiển thị nội dung của hình thức thi trắc
nghiêm, hiện thị những mục trang con chính của hệ thống để liên kết
đến các trang đó như môn thi, phòng thi, giải thưởng...
Tất cả mọi người đều có thể vào được trang chủ.
Giao diện của trang chủ

Hình 3.1. Trang chủ


14
3.1.2 . Chức năng của quản trị
- Mục đích : Cho người quản trị hệ thống (Admin) tạo tài

khoản cho các thành viên chưa có tài khoản trong hệ thống của
mình.
- Phạm vị : Admin và tất cả mọi người đều có thể vào được
trang chủ để đăng kí tài khoản.
- Ràng buộc:
+ Đầu vào: chọn thành viên muốn tạo tài khoản và cấp
quyền cho họ.
+ Đầu ra: Thông báo tạo tài khoản thành công hay không.
Giao diện trang Tạo tài khoản

Hình 3.2. Giao diện trang đăng ký tài khoản


15
3.1.3 . Chức năng đăng nhập
-

Mục đích: Cho phép người quản lý đăng nhập vào hệ thống

để thao tác với các chức năng của hệ thống.
-

Phạm vi: Chỉ những người có tài khoản và nhập vào đúng

tên đăng nhập và mật khẩu mới đăng nhập thành công.
-

Ràng buộc

+


Đầu vào: Tên đăng nhập, Mật khẩu.

+

Đầu ra: Trả ra thông tin đăng nhập thành công hay không.

-

Giao diện form đăng nhập

Hình 3.3. Giao diện trang đăng nhập
3.1.4 . Chức năng quản lý môn học
-

Mục đích: Cho phép người quản lý môn học

-

Phạm vi: Cập nhật môn học

-

Ràng buộc

+

Đầu vào: Mã môn và tên môn

+


Đầu ra: Trả ra thông tin nhập thành công thành công hay
không.


16
-

Giao diện form quản lý môn học

Hình 3.4. Giao diện trang quản lý môn học
3.1.5 . Giao diện Quản lý câu hỏi
-

Mục đích: Cho phép người quản lý đăng nhập vào hệ thống

để thao tác với các chức năng của hệ thống.
-

Phạm vi: Chỉ những người có tài khoản và nhập vào đúng

tên đăng nhập và mật khẩu mới đăng nhập thành công.
-

Ràng buộc

+

Đầu vào: Nhập các thông tin môn học


+

Đầu ra: Thông báo cập nhật thành công hay không và lưu

vào cơ sở dữ liệu
-

Giao diện form quản lý câu hỏi


17

Hình 3.5. Giao diện trang quản lý câu hỏi
3.1.6 . Chức năng giao diện form quản lý đề thi
-

Mục đích: Cho phép người quản lý đăng nhập vào hệ thống

để thao tác với đề thi
-

Phạm vi: Cho phép quản lý đề thi tạo, cập nhật, xóa đề thi

và câu hỏi
-

Ràng buộc

+


Đầu vào: Nhập thông tin mới cho đề thi

+

Đầu ra: Thông tin được cập nhật hay tạo mới

-

Giao diện form đăng nhập


18

Hình 3.6. Giao diện trang quản lý đề thi
3.1.7 . Chức năng giao diện form quản lý thí sinh
-

Mục đích: Cho phép người quản lý đăng nhập vào hệ thống

xem thông tin của thành viên
-

Phạm vi: Cho phép xóa thông tin của thành

-

Ràng buộc

+


Đầu vào: Bảng thông tin của thành viên

+

Đầu ra: Thông tin được cập nhật đưa ra thông báo


19
-

Giao diện form đăng nhập

Hình 3.7. Đăng nhập
3.1.8 . Chức năng giao diện form thi
-

Mục đích: Cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống để

làm bài thi
-

Phạm vi: Cho phép làm bài thi cho đến khi hết giờ của hệ

thống hoặc hủy thi
-

Ràng buộc

+


Đầu vào: Tài khoản thành viên đăng nhập và lựa chọn đáp
án cho mỗi câu hỏi

+

Đầu ra: Kết quả của người làm bài và đáp án của mỗi câu
hoặc đưa ra thông báo hết giờ làm bài để nộp bài


20
-

Giao diện form quản lý thi

Hình 3.8. Quản lý thi
3.1.9 . Chức năng giao diện phản hồi ý kiến
-

Mục đích: Khi người có tài khoản đăng nhập vào hệ thống

vào trang ý kiến sẽ nhập câu hỏi, thắc mắc thông tin sẽ được hiển thị
trên trang này
-

Phạm vi: Cho phép nhập các ý kiến và câu hỏi, hệ thống sẽ

cho hiện thị danh sách các ý kiến.
-

Ràng buộc


+

Đầu vào: Các ý kiến và câu hỏi thắc mắc

+

Đầu ra: các ý kiến được hiện thị dưới một danh sách theo

tuần tự thời gian từ trên xuống dưới hoặc hủy không bỏ ý kiến
-

Giao diện form quản lý thi


21

Hình 3.9. Phản hồi ý kiến


22
KẾT LUẬN
Nội dung
Trong luận văn này chúng tôi đã thực hiện được một số nội dung
sau:
-

Tìm hiểu tổng quan về thi trắc nghiệm.

-


Tìm hiểu và phân tích ưu nhược điểm của các hệ thống thi
trắc nghiệm hiện tại.

-

Tìm hiểu các phương pháp sinh đề thi trắc nghiệm tự động.

-

Mô tả bài toán “Tổ chức thi trắc nghiệm ở trường THPT
Huỳnh Thúc Kháng – Gia Lai”

-

Phân tích và thiết kế hệ thống sinh đề thi trắc nghiệm tự
động.

-

Xây dựng được hệ thống sinh đề thi trắc nghiệm tự động.

Kết quả đạt đƣợc
-

Giao diện của trang website đẹp, dễ sử dụng và có tính bảo
mật.

-


Hệ thống tương đối hoàn chỉnh, thời gian xử lý kết quả
nhanh.

-

Chức năng đơn giản, tiện ích cho người sử dụng.

-

Phần mềm được xây dựng dựa trên công nghệ ASP.net. Sử
dụng công nghệ LinQ.

-

Cơ sở dữ liệu được xây dựng từ SQL Server 2008.

Hạn chế
-

Chưa xây đựng được tối ưu các ràng buộc, dữ liệu sắp xếp
chưa được linh hoạt. hợp lý.

-

Chưa bắt được hết các lỗi của hệ thống.


23
-


Chưa xử lý được trạng thái hệ thống bị dừng khi đang thao
tác và còn một số tồn tại trong việc đặt tên và sử dụng linh
hoạt các điều khiển.

Hƣớng phát triển
-

Hoàn thiện chức năng tạo đề thi.

-

Có thể dự đoán được học sinh đạt được điểm cao.

-

Cơ sở dữ liệu được tối đa hóa đến mức chi tiết.


×