Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương đt51 vụ xuân năm 2017 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

--------------

HOÀNG THỊ HƯƠNG PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢPPHÂN VÔ
CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦAĐẬU
TƯƠNG ĐT51 VỤ HÈ - THU 2017 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

:Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

--------------

HOÀNG THỊ HƯƠNG PHƯỢNG
Tên đề tài :
“NGHIÊN

CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢPPHÂN VÔ

CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦAĐẬU
TƯƠNG ĐT51 VỤ HÈ - THU 2017 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K46-TT-N02

Khoa


: Nông học

Khóa học

:2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Phương Oanh

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh
viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học và áp dụng một cách
sáng tạo, linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúp cho sinh
viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó giúp cho sinh viên học hỏi, rút ra những
kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất, nhằm nâng cao năng lực chuyên
môn để sau khi ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN Khoa Nông Học em đã
tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân
bón vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51vụ Xuân
năm 2017 tại Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn. Em xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Nông học và các thầy

cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Phương Oanh đã chỉ bảo và
hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn
tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em học tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng6 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Thị Hương Phượng


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................... vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
1.2.Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1.Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài .............................................. 4

2.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.2.Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 4
2.2.Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước . 5
2.2.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới .............................................. 5
2.3.Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương trên thế giới và trong nước
......................................................................................................................... 11
2.3.1. Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương trên thếgiới................. 11
2.3.2. Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương ở trong nước .............. 12
2.4. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu ......................................................... 12
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 14
3.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 14


iii

Địa điểm: tại khu cây trồng cạntrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ..... 14
Thời gian: Từ ngày 02/08/2017 đến ngày 06/11/2017 ................................... 14
3.3.Quy trình kĩ thuật ...................................................................................... 14
3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
3.5.2.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................... 16
3.6. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................ 20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 21
4.1.Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ đến thời gian sinh trưởng và phát
dục của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ........ 21
4.1.1.Giai đoạn từ gieo đến mọc ..................................................................... 22
4.1.2.Giai đoạn từ gieo đến phân cành ........................................................... 22
4.1.3.Giai đoạn từ gieo đến ra hoa tạo quả .................................................... 23
4.1.4.Giai đoạn từ gieo đến chín ..................................................................... 24

4.2.Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vô cơ đến chiều cao cây của
giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ...................... 25
4.4. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến các chỉ tiêu sinh lí của
giống đậu tương ĐT51vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ....................... 27
4.4.1. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến chỉ số diện tích lá và khả
năng tích lũy vật chất khô ............................................................................... 27
4.4.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến khả năng hình thành nốt
sần.................................................................................................................... 29
4.5.Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh và
khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái
Nguyên ............................................................................................................ 31
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 36
5.1. Kết luận .................................................................................................... 36
5.1.1 Thời gian sinh trưởng ............................................................................. 36


iv

5.1.2. Một số chỉ tiêu sinh lí ............................................................................ 36
5.1.3. Khả năng chống chịu............................................................................. 36
5.1.4. Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu ............................................. 37
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây ...... 5
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Namtrong những năm gần đây ...... 8

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương tại Thái Nguyên ............................... 10
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ đến thời gian sinh trưởng , phát
dục của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái
Nguyên .......................................................................................... 21
Bảng 4.2. Chiều cao cây của giống đậu tương ĐT51 theo từng thời kì sinh
trưởng của cây (cm) ...................................................................... 25
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến đặc điểm hình thái
giống đậu tương ĐT51vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên .... 26
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến chỉ số diện tích lá và
khả năng tích lũy vật chất khô của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè
Thu năm 2017 tại Thái Nguyên .................................................... 28
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến khả năng hình thành
nốt sần của giống đậu tương ĐT51vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái
Nguyên .......................................................................................... 30
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến mức độ nhiễm sâu
bệnh và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu
năm 2017 tại Thái Nguyên............................................................ 31
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vô cơ đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè
Thu năm 2017 tại Thái Nguyên .................................................... 34


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Cv%

: Coefficient of Variantion: Hệ số biến động


cs

: Cộng sự

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CT

: Công thức

ĐC

: Đối chứng

FAOSTAT

: The Food and Agriculture Organization of the United Nations

KNTLVCK

: Khả năng tích lũy vật chất khô

LSD.05

: Least significant difference: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NSLT


: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine Max (L) Merill) là cây trồng cạn có tác dụng
rất nhiều mặt, cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho chế biến,
thức ăn gia súc gia cầm, cây cải tạo đất và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Giá trị về mặt nông nghiệp của đậu tương cũng rất cao, thân lá của đậu
tương có nhiều Prôtêin, hàm lượng vào khoảng 8 – 15% cao gấp 3 – 5 lần hàm
lượng Protêin trong rơm rạ các loại cây hạt ngũ cốc. Vì vậy, thân lá đậu tương
còn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và là nguồn chất xanh
(phân xanh) cải tạo đất. Đậu tương sau khi ép lấy dầu thì khô dầu đậu tương
vẫn còn lại hàm dinh dưỡng khá cao như: Đạm 6,2%, Lân 0,7%, Kali 2,4%,
70% dầu, 40% bột đường.
Giống đậu tương ĐT51 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ- Viện
Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ tổ hợp lai giữa LS17 x
ĐT2001.Giống có thời gian sinh trưởng trung bình từ 90 – 95 ngày, năng
suất từ 20 – 29 tạ/ha, giống thích hợp cả 3 vụ trong năm.
Nhìn chung N tạo ra protit cho cây, giúp cây đâm cành ra lá nhanh, P tạo
năng lượng, giúp hình thành các chất có dầu, tăng chất lượng nhựa cây, chống
hạn và chống rét tốt, giúp cây chín sớm. Còn kali tạo nhiều đường bột, giúp
cây cứng cáp, chống bệnh và chống đổ ngã tốt. Vì vậy, tùy loại cây và tùy vào

bộ phận cần thu hoạch để quyết định tỷ lệ bón N:P:K cho thích hợp.
Nguồn phân bón rất đa dạng, đòi hỏi người sản xuất đậu tương phải biết
sử dụng các loại phân bón phù hợp và sao cho đúng liều lượng, cân đối và
bón đúng thời điểm mới tăng năng suất và chất lượng đậu tương.
Xuất phát từ thực tiễn năng suất đậu tượng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu


2

tố như: thời tiết, mùa vụ, giống phân bón ...nhằm nâng cao năng suất của đậu
tương trong đó phương thức bón phân ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây
đâu tương và biện pháp sử dụng phân bón vô cơ là biện pháp nhanh và rẻ tiền
nhất,hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế người dân việt nam. Từ thực tiễn
trên chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ đến sinh trưởng và năng
suất của đậu tương DDT51 vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên”.
1.2.Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định được tổ hợp phân bón vô cơ (NPK) thích hợp nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại Thái
Nguyên.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Xác định tổ hợp phân bón vô cơ có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu
nông sinh học giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên.
- Xác định tổ hợp phân bón vô cơ có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu
sinh lí giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên.
- Xác định tổ hợp phân bón vô cơ có ảnh hưởng tốt đến mức độ
nhiễm sâu bệnh giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên.
- Xác định tổ hợp phân bón vô cơ có ảnh hưởng tốt đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại

Thái Nguyên.
1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả ngiên cứu đề tài nhằm bổ sung thêm những tài liệu khoa học về
cây đậu tương phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản
xuất ở địa phương.


3

1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh đậu tương
nói chung và trên đất Thái Nguyên nói riêng.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh
tế cho người sản xuất đậu tương.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
Kiểu hình có liên quan chặt chẽ với kiểu gen. Sự biểu hiện kiểu hình ra
bên ngoài là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường sống qua
đó phản ánh mức độ thích nghi của giống cây trồng với điều kiện ngoại cảnh
Kiểu gen + môi trường -> kiểu hình.
Sự sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất của cây trồng chịu sự tác
động sâu sắc của môi trường và điều kiện trồng trọt. Cùng một giống nhưng
điều kiện chăm sóc khác nhau thì khả năng cho năng suất khác nhau.

Trong điều kiện sản suất nông nghiệp nói chung và sản suất đậu tương
nói riêng việc xách định được môi trường thích hợp cho mỗi giống để chúng
sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao là rất cần thiết. Trong đó xác
định được liều lượng phân bón, đặc biệt là phân bón vô cơ thích hợp cho
giống nhằm đem lại hiệu quả kinh tế có ý nghĩa thực tiễn thúc đẩy sản xuất
đậu tương phát triển
2.1.2.Cơ sở thực tiễn
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc có diện
tích đất tự nhiên khoảng 353,3 nghìn ha.Trong đó diện tích đất nông nghiệp
chiếm trên 30% (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013). Cây đậu tương
là cây trồng chủ đạo, tuy nhiên diện tích luôn giảm do về giống, chế độ canh
tác. Vụ hè thu là vụ có nhiệt độ cao, độ ẩm cao nhưng rất thích hợp cho cây
đậu tương sinh trưởng và phát triển. Do vậy cần nhiều thử nghiệm với giống
đậu tương mới và có chế độ thâm canh mới để cho năng suất cao và ổn định.


5

2.2.Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong
nước
2.2.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương được phân bố rộng rãi, rải từ vĩ độ 500 Bắc đến 500 Nam.
90% sản lượng đậu tương hiện nay được sản xuất từ các nước ôn đới nơi có
điều kiện chiếu sáng ngày dài từ 14 – 15 giờ/ngày, thích hợp cho sự phát triển
cuả cây đậu tương. Sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương
trên Thế giới được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2006

95,31

23,289

221,96

2007

90,15

24,372

219,72

2008

96,45

23,977


231,26

2009

99,32

22,492

223,40

2010

102,61

25,849

265,25

2011

103,60

25,324

262,35

2012

104,99


23,033

241,84

2013

111,26

24,841

276,40

2014

117,63

26,044

306,37

2015

120,79

26,757

323,20

2016


121,53

27,556

334,89

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)


6

Qua bảng 2.1 cho thấy:
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương trên
thế giới có xu hướng tăng lên, dao động từ 95,31 triệu ha đến 121,53 triệu ha.
Trong vòng 10 năm từ 2006 - 2016 diện tích trồng đậu tương tăng 26,22 triệu
ha. Năm 2016 diện tích trồng đậu tương của thế giới là 121,53triệu ha, qua
bảng số liệu cho thấy diện tích trồng đậu tương ngày càng tăng lên.
Về năng suất: Năng suất đậu tương trên thế giới những năm gần đây tương
đối ổn định dao động từ 23,289 tạ/ha đến 27,556tạ/ha. Năm 2015 năng suất đậu
tương đạt cao nhất là 27,757 tạ/ha và thấp nhất là năm 2009 đạt 22,492 tạ/ha.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương trên thế giới trong những năm vừa
qua có những biến động nhỏ. Nhìn chung từ năm 2006 tới năm 2016 sản lượng
đậu tương trên thế giới tăng từ 221,96 triệu tấn đến 334,89 triệu tấn, tăng 112,93
so với năm 2006. Sản lượng trồng đậu tương tăng nhanh như vậy nguyên nhân
là do diện tích trồng đậu tương trong những năm gần đây cũng tăng lên và do
người trồng đậu tương đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến để

phục vụ sản xuất.Năm 2016 sản lượng cao nhất đạt 334,89 triệu tấn và thấp
nhất là năm 2007 sản lượng đạt 219,72 triệu tấn.Riêng năm 2011 và 2012 sản
lượng đậu tương giảm mặc dù diện tích trồng đậu tương vẫn tăng là do thời
tiết khí hậu không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai hạn hán.
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Cây đậu tương đã có mặt ở Việt Nam rất sớm khoảng thế kỷ thứ 8. Được
trồng và phát triển đến nay nó đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền sản
xuất nông nghiệp, chỉ đứng sau lúa nước và ngô. Ngoài tác dụng làm thực
phẩm, thức ăn gia súc, làm thuốc... đậu tương còn giúp cải tạo đất, nó thích
hợp với nhiều loại đất kể cả đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng. Nhận thức được


7

tầm quan trọng của cây đậu tương trong phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước
ta đã và đang chú trọng vào phát triển sản xuất cây đậu tương.
Sản xuất đậu tương trong nước nhằm 3 mục đích:
- Giải quyết vấn đề prôtêin cho người và gia súc.
- Xuất khẩu.
- Cải tạo đất.
Theo số liệu thống kê của chính phủ, đậu tương được trồng ở 28 tỉnh
trên khắp cả nước, trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng
65% đậu tương nước ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không màu mỡ
và 35% được trồng ở những vùng đất thấp ở khu vực đồng bằng sông Hồng.
Đậu tương được trồng ở nhiều địa phương trên cả nước vào những thời điểm
khác nhau nên có cả vụ xuân, vụ hè và vụ đông.
Nhận thức được vai trò quan trọng của cây đậu tương trong việc phát
triển kinh tế, nước ta đã và đang chú trọng vào sản xuất đậu tương, văn kiện
Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam (tập II trang 37) có ghi: “Đậu tương
cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho người, gia súc, đất đai

và trở thành một loại hàng hoá xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng”.
Nhưng khi đánh giá về tốc độ phát triển sản xuất đậu tương thì Việt Nam
cũng là nước có tốc độ phát triển nhanh so với các nước khác trên thế giới. Diện
tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam những năm gần đây được thể
hiện qua bảng 2.2.


8

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Namtrong những năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2006

185,60

13,91

258,10


2007

187,40

14,70

275,50

2008

192,10

13,93

267,60

2009

147,00

14,64

215,20

2010

197,80

15,10


298,60

2011

181,39

14,70

266,54

2012

120,75

14,52

175,30

2013

117,80

14,50

168.40

2014

109,35


14,31

156,55

2015

100,61

14,54

146,34

2016

95,57

16,13

160,69

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn: FAOSTAT / FAO ,2018)
Qua bảng 2.2 cho thấy:
Về diện tích: Trong vòng 10 năm diện tích trồng đậu tương luôn có sự
biến động, tăng giảm không ổn định. Giai đoạn năm 2006 - 2016 diện tích đậu
tương giảm, từ 185,60 nghìn ha (năm 2006) lên 192,10 nghìn ha (năm 2008)
nhưng sau đó diện tích lại giảm xuống 147,00 nghìn ha năm 2009. Năm 2010
đột ngột tăng lên 197,80 nghìn ha. Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích có xu



9

hướng giảm dần từ 181,39 (năm 2011) xuống còn 95,57 ( năm 2016). Từ năm
2006 đến 2016 diện tích đậu tương lớn nhất vào năm 2010(197,80 nghìn ha)
tăng 12,2 nghìn ha so với năm 2006 và thấp nhất vào năm 2016 (95,57nghìn
ha)giảm 90,03 nghìn ha so với năm 2006. Sở dĩ trong những năm gần đây diện tích
trồng đậu tương giảm nhanh là do sâu bệnh hại, nhập khẩu và xuất khẩu trên thế giới
còn ít.
Về năng suất: Năng suất đậu tương nước ta biến động, tăng, giảm thất
thường và dao động từ 13,91 - 16,13 tạ/ha. Năm 2016 năng suất đậu tương đạt ở
mức cao nhất trong những năm gần đây với 16,13 tạ/ha, năm 2006 đạt thấp nhất
với 13,90 tạ/ha. Có thể nói, mức tăng năng suất hàng năm không đáng kể.
Về sản lượng: Cùng với diện tích trồng đậu tương, năng suất đậu tương
luôn có sự biến động, tăng giảm không ổn định nên kéo theo sản lượng đậu
tương của nước ta cũng luôn có sự biến động. Năm 2010 sản lượng đậu tương ở
mức cao nhất đạt 298,60 nghìn tấn. Đặc biệt sản lượng đậu tương giảm mạnh từ
298,60 nghìn tấn (năm 2010) xuống còn 160,69 nghìn tấn (năm 2016) giảm
137,91 nghìn tấn.
Nhìn tổng thể thì sản xuất đậu tương tại Việt Nam còn chưa ổn định về
cả diện tích, năng suất và sản lượng, do nhiều nguyên nhân có thể kể ra một
số nguyên nhân như sau:
- Vùng trồng đậu tương chưa được quy hoạch và tập chung sản xuất
còn mang tính tự phát manh mún nên năng suất không ổn định.
- Chưa có giống chất lượng và phù hợp cho các vùng sản xuất, thâm
canh còn kém phát triển do chưa áp dụng được khoa học và thực tiễn.
- Diện tích trồng đậu tương tại nước ta chủ yếu tập trung tại miền núi
nên cơ sở vật chất và kỹ thuật nghèo nàn và khó khăn.



10

Vì vậy để nâng cao năng suất, sản lượng đậu tương thì cần phải có sự
quan tâm của các cấp, các ngành đặc biệt là đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học.
2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên
Trong những năm qua, cây đậu tương thực sự giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu
cây trồng của tỉnh Thái nguyên. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của
Thái Nguyên có những chuyển biến đáng kể góp phần ổn định đời sống kinh tế
nông nghiệp nông thôn. Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên
những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương tại Thái Nguyên
Năm
2005

2006 2007 2008

2009 2010 2011

2012

Chỉ tiêu
Diện tích (1000 ha)

3,4

2,9

2,3


2,0

1,9

1,6

1,6

1,18

Năng suất (tạ/ha)

12,6

12,4

13,5

14,0

13,7 14,4

14,4

15,76

Sản lượng (1000 tấn)

4,3


3,6

3,1

2,8

2,6

2,3

1,86

2,3

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2015)
Qua bảng 2.3 cho thấy: diện tích và sản lượng đậu tương của tỉnh Thái
Nguyên trong những năm gần đây liên tục giảm. Năm 2005, tỉnh trồng được
3.600 ha đậu tương, sau 7 năm diện tích đã giảm 67,22% còn 1.180 ha (năm
2011). Điều đó đã dẫn đến sản lượng giảm từ 4.300 tấn (năm 2005) xuống 1.800
tấn (năm 2012). Năng suất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên trong những năm
gần đây có xu thế tăng, dao động từ 12,4 - 15,76 tạ/ha. Năm 20112 năng suất
đậu tương đạt lớn nhất 15,76 tạ/ha, do đã có một số ít nông dân đã đưa được
giống mới vào sản xuất và áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật.


11

Có nhiều nguyên nhân giảm diện tích trồng đậu tương, trong đó nguyên
nhân chính là do chưa có bộ giống phù hợp, đa số nhân dân vẫn còn sử dụng
các giống cũ nên năng suất thấp dẫn đến hiệu quả thấp. Trước thực trạng ấy,

trong những năm sắp tới thì việc chọn giống mới , quy trình kĩ thuật canh tác
mới để phát triển sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ngày càng trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết.
2.3.Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương trên thế giới và trong
nước
2.3.1. Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương trên thếgiới
Bên cạnh công tác nghiên cứu về giống thì trên thế giới, nhiều quốc gia,
nhiều nhà Khoa học đã giành thời gian để nghiên cứu về phân bón cho đậu
tương. Việc nghiên cứu về chế độ phân bón, chế độ trồng, chăm sóc để cây
sinh trưởng phát triển tốt và phát huy hết tiềm năng của giống là vấn đề rất
quan trọng.
Theo Harper (1974) thấy rằng cố định N2 và sử dụng NO3 có tầm quan
trọng để thu được năng suất tối đa. Ông thấy nếu NO3- dư thừa có hại cho
năng suất vì lúc đó sự cố định N2 bị ức chế. Bón đạm quá nhiều hoặc bón
không đúng thời kì sẽ ức chế hình thành, phát triển và hoạt động của vi khuẩn
nốt sần.
Theo Dickson và cộng sự, (1987) đã tiến thí nghiệm về phân bón lân
cho các cánh đồng tại Australia đã chỉ ra rằng: năng suất đậu tương được tăng
lên đáng kể khi được bón lân, sự mẫn cảm của đậu tương đối với phân lân phụ
thuộc vào độ chua của đất, hàm lượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới đất.
Theo Nigieria (1990-1991) nghiên cứu về hiệu quả tác động của việc
kết hợp giữa phân khoáng N, P, K đã kết luận rằng: hiệu quả kinh tế đạt cao
nhất ở công thức: 60 tấn phân chuồng + 200kg N, P, K (15:15:15)/ha và bón
vào thời kì phân cành của đậu tương [16].


12

2.3.2. Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương ở trong nước
Sản lượng đậu tương ở nước ta còn thấp hàng năm nước ta vẫn phải

nhập khẩu một số lượng lớn đậu tương để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, chế
biến, làm giống và chăn nuôi.Để nâng cao năng suất và sản lượng đậu tương,
phải chọn tạo được giống đậu tương thích hợp, bên cạnh đó còn phải xây
dựng các biện pháp thâm canh phù hợp với từng giống khác nhau ở từng vùng
miền, thời vụ, mục đích canh tác. Trong các biện pháp kĩ thuật thâm canh có
sự đóng góp tích cực của phân bón, đặc biệt là phân đạm, lân và kali.
Theo Lê Đỗ Hoàng và cs (1977) [1] căn cứ vào quy trình sản xuất đậu
tương lượng phân bón cho 1 ha như sau: Phân chuồng 5 tấn, superphotphat
200 – 300kg amonisunphat 50 – 100kg, kali sunphat 100 – 150kg, vôi 300 –
500kg.
Theo Bàng Minh Châu (1996) [2] cho biết chế độ phân cho đậu tương ở
Lào Cai là 30 N + 90kg P2O5 + 40 – 60kg K2O.Lượng phân bón trên có thể
đạt năng suất 11 – 15 tạ/ha với giống xanh Bắc Hà trong vụ xuân.
Tác giả Trần Danh Thìn (2001) cho biết: khi bón kết hợp N, P, Ca có
tác dụng rõ rệt trong việc khắc phục hạn chế của các yếu tố dinh dưỡng đất,
nâng cao năng suất đậu tương. Việc bón kết hợp cả 3 yếu tố N, P, K cho năng
suất cao nhất ở cả 2 nền phân cao và thấp [6].
Theo Trần Thị Trường và Trần Thanh Bình (2005) tỷ lệ sử dụng phân
đạm, lân, kali thích hợp nhất cho đậu tương là 1:2:2. Đạm và Kali là 2 yếu tố
có ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất của đậu tương
2.4. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu
Tình hình sản xuất đậu tương của thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng đều biến động theo từng năm. Tăng dần cả về diện tích năng suất cũng
như sản lượng đều tăng qua các năm.


13

Tỉnh Thái Nguyên,diện tích trồng đậu tương giảm liên tục trong nhiều
năm gần đây. Có nhiều nguyên nhân như giống chưa phù hợp,biện pháp canh

tác...Cần được chú trọng nhiều hơn để phát triên cây trông này.
Qua một số nghiên cứu về phân bón và trong nước,đã tìm ra được một số mức
phân bón thích hợp để đậu tương sinh trưởng và phát triển cho năng suất tốt
nhất. trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh có sự đóng góp tích cực của
phân bón đặc biệt là phân đạm, lân và kali.


14

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Giống đậu tương ĐT51 là giống đậu tương mới đã qua khảo nghiệm.
Các loại phân vô cơ:
+ Phân đạm
+ Phân lân
+ Phân kali
Phân nền: Phân hữu cơ vi sinh NTT
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: tại khu cây trồng cạntrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian: Từ ngày 02/08/2017 đến ngày 06/11/2017
3.3.Quy trình kĩ thuật
 Thời vụ: Vụ Hè Thu 2017
 Làm đất: đất được cầy bừa kỹ, làm sạch cỏ, chia khối lên luống và
rạch hàng
 Mật độ: 30 cây/m2
 Khoảng cách: Hàng cách hàng 35cm,cây cách cây 8cm
 Phân bón
 Liều lượng: bón theo từng công thức
 Phương pháp bón:

+ Bón lót: 50% N + 100% P2O5 + 50% K2O lúc gieo hạt
+ Bón thúc:
Lần 1: 100kg N + 50 Kali khi cây có 3 lá thật
Lần 2: bón nốt lượng còn lại khi cây có 5 – 6 lá thật
 Chăm sóc


15

+ Xới phá váng tạo điều kiện cho đất tơi xốp khi cây 1 -2 lá thật.
+ Cây có 3- 5 lá thật thì tiến hành bón thúc nốt lượng phân kết hợp vun gốc.
+ Tưới tiêu nước: Trong quá trình sinh trưởng của cây nếu không có
mưa cần phải tưới nước vào những giai đoạn cần thiết như trước giai đoạn ra
hoa và phát triển hạt.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh, tiến hành phòng trừ khi cần
thiết.
+ Thu hoạch: Khi có khoảng 95% số quả trên cây đã chín (vỏ quả có
màu nâu hoặc đen).
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến các chỉ tiêu sinh trưởng
và phát triển giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên
- Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh
giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên.
- Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái
Nguyên.
3.5.Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 5
công thức và 3 lần nhắc lại.

- Diện tích 1 ô thí nghiệm: 5m x 1,7m = 8,5m2
- Tổng diện tích thực tế đang sử dụng cho thí nghiệm là : 8,5m2/ô x 12
= 102m2.
Công thức 1

:Nền + 0kg N + 20kg P2O5 + 20kg K2O

Công thức 2

:Nền + 15kg N + 40kg P2O5 + 40kg K2O

Công thức 3(ĐC) :Nền + 30kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O đc


16

Công thức 4

:Nền + 45kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O

Công thức 5

:Nền + 60kgN + 100kg P2O5 + 100kg K2O

(Nền : 1000kg/ ha phân hữu cơ vi sinh NTT)
Sơ đồ thí nghiệm
- Dải bảo vệ

Dải bảo
vệ


I

CT1

CT2

CT3

CT4

CT5

II

CT3

CT4

CT5

CT2

CT1

III

CT5

CT2


CT4

CT1

CT3

Dải
bảo
vệ

Dải bảo vệ
3.5.2.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Tuân theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác
và sử dụng của giống đậu tương QCVN 01:58/2011/BNNPTNT [7].
 Chỉ tiêu về sinh trưởng - phát triển
+ Ngày gieo: 02/08/2017
+ Ngày mọc (ngày): là thời gian được tính từ khi gieo đến 50 % số hạt/ô
mọc và có 2 lá mầm xòe ngang ra trên mặt đất
+ Ngày phân cành: Tính khi có 50% số cây trong ô thí nghiệm ra cành đầu
tiên dài >2cm
+ Ngày ra hoa (ngày): Tính từ khi gieo đến khoảng 50% số cây/ô có ít
nhất một hoa
+ Ngày chín: Tính khi 95% số quả trên ô đã chín, khi mà vỏ quả chuyển
sang màu vàng hoặc xám
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt thứ nhất (lá mầm) đến đỉnh sinh
trưởng của 10 cây khi cây chín, tính trung bình.
+ Số đốt/thân chính (đốt): Đếm số đốt/thân chính của 10 cây mẫu và
tính giá trị trung bình



17

+ Số cành cấp 1/ cây (cành): Đếm số cành trên thân chính của 10 cây
mẫu và tính giá trị trung bình
+ Đường kính thân (mm): Đo tại đốt trên lá mầm, đo tại 5 điểm trên ô,
mỗi điểm đo 2 cây đại diện, đo cùng chiều cao thân chính
 Chỉ tiêu về sinh lý
+ Chỉ số diện tích lá: Được nghiên cứuvào 2 thời kì: Thời kì hoa rộ và
thời kì quả chắc
- Phương pháp theo dõi: Nhổ 3 cây liên tiếp trên ô, chuẩn bị 1dm2 bìa lấy
lá ở các tầng giữa, gốc và ngọn cây xếp cho kín 1dm2 bìa rồi cân nhanh được
khối lượng PA, sau đó cân toàn bộ khối lượng lá của 3 cây (PB).
PB

x mật độ (m2 lá/m2 đất)

CSDTL=
PA x 100 x 3
Trong đó:
PA: Khối lượng 1 dm2 lá (g)

PB: Khối lượng toàn bộ lá của 3 cây (g)
+ Khả năng tích lũy vật chất khô: Nghiên cứu ở 2 giai đoạn thời kì hoa
rộ và thời kì quả chắc
- Phương pháp theo dõi: Đem sấy khô phần trên mặt đất của 3 cây/ô. Sấy
đến khi cân 3 lần không đổi được PK. Tính khả năng tích lũy vật chất khô theo công
thức:
KNTLVCK =


Tỷ lệ chất khô =

PK
3

PK
PT

(g/cây)

x 100%


×