Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Hoạt động của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 171 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HOÀN

HO¹T §éNG CñA §¹I BIÓU QUèC HéI
ë VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HOÀN

HO¹T §éNG CñA §¹I BIÓU QUèC HéI
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
Ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Mã số: 9.38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG HÀ

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là
trung thực và từ những nguồn hợp pháp. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Hoàn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................................8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................18
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu ..................................................................19
1.4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................21
Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI
BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM ..............................................................................25
2.1. Vị trí pháp lý, vai trò của đại biểu Quốc hội trong Quốc hội Việt Nam ............25
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và yêu cầu hoạt động của ĐBQH Việt Nam..........32
2.3. Các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội Việt Nam .............48
2.4. Hoạt động của đại biểu Quốc hội một số nước thế giới và những bài
học kinh nghiệm ...................................................................................................54
Kết luận Chương 2 ................................................................................................ 68

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................69
3.1. Khái quát thực trạng cơ cấu, chất lượng đại biểu Quốc hội và quy định
pháp luật về hoạt động của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay ...................69
3.2. Thực trạng hoạt động của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay ..............78
3.3. Thực trạng các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội ở
Việt Nam hiện nay ..............................................................................................102
3.4. Về phương thức hoạt động của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay ........106
Kết luận Chương 3 ..............................................................................................111
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..........................................112
4.1. Quan điểm bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay....112
4.2. Giải pháp bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay ......120
Kết luận Chương 4 ..............................................................................................147


KẾT LUẬN ............................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC ...............................................................................................................163


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHLB:

Cộng hòa Liên bang

CHND:


Cộng hòa nhân dân

CHXHCN:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CP:

Chính phủ

ĐBQH:

Đại biểu Quốc hội

HĐDT:

Hội đồng dân tộc

HĐND:

Hội đồng nhân dân

MTTQ:

Mặt trận tổ quốc

NCS:

Nghiên cứu sinh


QH:

Quốc hội

QPPL:

Quy phạm pháp luật

TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

TCQH:

Tổ chức Quốc hội

UBTVQH:

Ủy ban thường vụ Quốc hội

VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân
VNCLP:

Viện Nghiên cứu lập pháp

VPQH:


Văn phòng Quốc hội

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 2.1

Cơ cấu ĐBQH hoạt động chuyên trách từ nhiệm kỳ Quốc
hội khóa X đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV

37

Số lượng các ý kiến phát biểu của ĐBQH tại các phiên họp
toàn thể về lập pháp của Quốc hội trong năm 2012

91

Số lượng các ý kiến phát biểu của ĐBQH tại các phiên họp
toàn thể về lập pháp của Quốc hội năm 2013


92

Số lượng các phiên họp toàn thể dành cho hoạt động giám
sát tại kỳ họp Quốc hội

94

Số lượng các phiên họp toàn thể dành cho hoạt động giám
sát tại kỳ họp Quốc hội

94

Số lượng các phiên họp toàn thể dành cho hoạt động giám
sát tại kỳ họp Quốc hội

95

Số lượng các phiên họp toàn thể dành cho hoạt động giám
sát tại kỳ họp Quốc hội

95

Tỷ lệ phần trăm (%) các phiên họp toàn thể dành cho hoạt
động giám sát trên tổng số các phiên họp từ kỳ 1 đến kỳ 6
Quốc hội khóa XIII

95

Tỷ lệ phần trăm (%) các phiên họp toàn thể dành cho hoạt

động giám sát trên tổng số các phiên họp từ kỳ 3 đến kỳ 6
Quốc hội khóa XIV

95

Bảng 3.1

Bảng 3.2

Bảng 3.3

Bảng 3.4

Bảng 3.5

Bảng 3.6
Biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Nhà nước CHXHCN Việt Nam nhân dân là người làm chủ, là chủ thể tối
cao của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Ở Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam, các cơ quan được thiết lập để hiện thực hóa
quyền lực của nhân dân trên ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo đó,
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 ghi nhận: Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết

định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của
Nhà nước. Để QH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì yêu
cầu tất yếu đặt ra là các cơ quan của QH và nhất là ĐBQH phải hoạt động tốt, phát
huy được đầy đủ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình.
Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của QH và bảo đảm cho hoạt
động của ĐBQH nói riêng luôn được Đảng ta coi trọng. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX yêu cầu “nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, hoàn thiện
những quy định về bầu cử, ứng cử, về tiêu chuẩn và cơ cấu các đại biểu Quốc hội
trên cơ sở thật sự phát huy dân chủ. Tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách”
đồng thời phải “hoàn thiện quy chế về vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
chuyên trách”. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản
Việt Nam nêu: “tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội… hoàn thiện cơ
chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại
biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đại biểu Quốc hội”. Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu: “đổi mới tổ chức và hoạt
động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nhân dân. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số
lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách; có cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt
chẽ và có trách nhiệm với cử tri” là một nhiệm vụ hàng đầu của việc phát huy dân
chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt
động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”; “Hoàn thiện thể chế để nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, nhất là hoạt động lập pháp của
1


Quốc hội, đại biểu Quốc hội…”. Những quan điểm nêu trên là những tư tưởng chỉ
đạo quan trọng có tính chất định hướng trong quá trình đổi mới, nâng cao chất
lượng, năng lực hoạt động của ĐBQH và QH nói chung.

Vị trí, chức năng của QH chỉ được thể hiện rõ khi QH thực hiện đầy đủ các
nhiệm vụ, quyền hạn được quy định. Điều này đòi hỏi ĐBQH phải thực sự đóng
vai trò là nhân tố quyết định trong hoạt động của QH. Hiến pháp năm 2013 đã
khẳng định ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn
vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. ĐBQH liên hệ chặt chẽ với cử tri,
chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng
của cử tri với QH, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và
báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của QH; trả lời yêu cầu và kiến
nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn,
giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. ĐBQH phổ biến và vận động Nhân
dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Quá trình đổi mới đất nước đến nay, hoạt động của QH ngày càng thể hiện tập
trung trí tuệ, dân chủ; tiêu chuẩn, trình độ, năng lực của đại biểu đều nâng lên rõ rệt,
kết quả đạt được trong hoạt động của ĐBQH qua các khóa QH ngày càng tích cực,
đóng góp quan trọng vào thành tựu đạt được trong toàn bộ hoạt động của QH nói
chung. Về pháp lý, tại Điều 3 Luật TCQH năm 2014 khẳng định: “Hiệu quả hoạt
động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt
động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội,
Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội…”. ĐBQH phải là một trong những
thành tố then chốt, phát huy năng lực đại diện cho cử tri và nhân dân cả nước, tạo
nên nền tảng quyền lực vững chắc của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Trong khi đó, thực tiễn hoạt động hiện nay của ĐBQH cho thấy, bên cạnh
những kết quả cơ bản đã đạt được, vẫn còn những tồn tại, bất cập trong hoạt động
của ĐBQH ở các lĩnh vực lập pháp, giám sát và các lĩnh vực hoạt động khác... Xung
quanh các vấn đề về hoạt động của ĐBQH còn có những vấn đề đặt ra như: cơ cấu
thành phần ĐBQH tác động đến hoạt động của ĐBQH như thế nào, mối quan hệ
giữa ĐBQH với cử tri, tính đại diện của ĐBQH và bài toán giải quyết hài hòa giữa
lợi ích địa phương và lợi ích quốc gia trong vai trò đại diện của ĐBQH, phát huy
quyền lực nhân dân trong hoạt động của QH… Trong tiến trình đổi mới, hoạt động

của ĐBQH so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn có khoảng cách nhất định.

2


Từ những lý do trên, NCS chọn chủ đề “Hoạt động của đại biểu Quốc hội ở
Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận án Tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý, kinh nghiệm của các nước
và thực tiễn hoạt động của ĐBQH Việt Nam, luận án có mục đích làm rõ khái niệm,
đặc điểm, vai trò, nội dung, yêu cầu hoạt động của ĐBQH; đánh giá những bất cập,
hạn chế trong hoạt động của ĐBQH, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp khoa
học, khả thi nhằm bảo đảm hơn nữa hoạt động của ĐBQH Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án xác định rõ các nhiệm vụ nghiên
cứu chủ yếu sau:
- Thống kê, phân tích tình hình nghiên cứu về hoạt động của ĐBQH của các
tác giả trong và nước ngoài chỉ ra các vấn đề xoay quanh ĐBQH để xác định các
nội dung đã thống nhất về hoạt động của ĐBQH.
- Xây dựng hệ thống kiến thức lý luận về ĐBQH và hoạt động của ĐBQH
Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu, nội dung hoạt động của ĐBQH,
những điều kiện bảo đảm cho hoạt động của ĐBQH, nghiên cứu kinh nghiệm của các
nước về hoạt động của ĐBQH từ đó rút ra các giá trị cho Việt Nam.
- Nghiên cứu đánh giá khách quan, khoa học thực trạng quy định pháp luật
và thực trạng hoạt động của ĐBQH: ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân nhằm tạo cơ sở
thực tiễn cho việc đề xuất quan điểm và đưa ra các giải pháp bảo đảm hoạt động của
ĐBQH trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp khoa học, khả thi bảo đảm hoạt động của ĐBQH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đối tượng chính là ĐBQH Việt Nam (quan điểm khoa học
về hoạt động của ĐBQH và pháp luật về ĐBQH, thực trạng hoạt động của ĐBQH
(khóa XIII, ĐBQH khóa XIV); QH Việt Nam, VPQH, HĐDT và các Ủy ban của QH
có liên quan đến hoạt động của ĐBQH)
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận án có phạm vi nghiên cứu về không gian là hoạt
động của ĐBQH ở Việt Nam và hoạt động của ĐBQH một số nước trên thế giới.
- Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu hoạt động của ĐBQH từ
3


năm 2013 đến nay (lấy mốc thời gian nghiên cứu từ sau khi Hiến pháp năm 2013
được ban hành).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận
Thứ nhất, Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng
Cộng sản Việt Nam về tổ chức quyền lực nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN, về QH, về công tác cán bộ nói chung và về hoạt động của ĐBQH nói riêng.
Thứ hai, Luận án sử dụng các hướng tiếp cận chủ yếu sau:
Tiếp cận dưới góc độ luật hiến pháp, luật hành chính nhằm xem xét các QPPL
điều chỉnh về QH, ĐBQH; căn cứ vào lý thuyết và thực tiễn của Việt Nam, trên thực
tiễn hoạt động của Quốc hội khoá XIII, XIV, việc thực hiện Luận án dự kiến có sự
tham chiếu đến những quan điểm nghiên cứu lý thuyết khác có liên quan. Chẳng hạn:
+ Lý thuyết về chủ quyền nhân dân mà đại diện tiêu biểu là Jean Jacques
Rousseau (1712-1778) với công trình nghiên cứu: Bàn về khế ước xã hội của Jean
Jacques Rousseau (Hoàng Thanh Đạm dịch) (2006), Bàn về khế ước xã hội, Nxb.
Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr.136-137; v.v...
+ Lý thuyết về dân chủ đại diện (với các tác giả như Emmanuel Siesyes

Rebekka Gohring (2003), Shapping The New Europe-Interest Representation in the
European Union, Doctor Thesis, Free University of Berlin, Berlin, tr.50; James
Madison với tác phẩm Người liên bang Nga A. Hamilton, J. Madison, J. Jay (2003),
The Federalist with the Letters of ‘Brutus’, Cambridge, tr.43-45);
+ Khảo cứu một số quan điểm nghiên cứu lý thuyết về tính đại diện của QH
(Hanna Pikin (1967), The Concept of Representation, Los Angeles University Press,
Los Angeles; v.v...)
Quá trình thực hiện Luận án dự kiến cũng sẽ nghiên cứu tham khảo những
kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động của ĐBQH ở QH các nước, rút ra những
liên hệ, bài học kinh nghiệm đặt trong thực tiễn của Việt Nam.
Tiếp cận hệ thống trong việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về
Quốc hội, hoạt động của ĐBQH, mối quan hệ giữa QH với cử tri thông qua hoạt động
của ĐBQH với cử tri; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của ĐBQH... vvv
Tiếp cận liên ngành để bảo đảm tính chính xác của các nhận định, đánh
giá về hoạt động của ĐBQH, luận án thực hiện tiếp cận liên ngành gồm: triết
học, luật học so sánh, xã hội học pháp luật, chính trị học ... kết hợp với nghiên
4


cứu lý luận, khảo sát và kết hợp giữa đánh giá định tính với định lượng. Với cách
tiếp cận liên ngành, từ đó có thể nhận định đúng đắn, khách quan toàn diện về
hoạt động của ĐBQH.
Thứ ba, NCS xác định nền tảng xuyên suốt trong quá trình thực hiện Luận án
là đề cao vị trí, vai trò, trách nhiệm hoạt động của ĐBQH trong hoạt động của QH,
phù hợp với các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của QH nói chung.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp phân tích được thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ luận án,
nhằm đặt toàn bộ các nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu, các tư liệu, thông
tin liên quan trong quá trình hoạt động của ĐBQH trong một chỉnh thể thống nhất
(Chương 3, Chương 4).

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: được sử dụng chủ yếu trong việc đánh giá
sự phát triển trong hoạt động của ĐBQH; đặt chủ đề nghiên cứu trong bối cảnh thực
tế tổ chức và hoạt động của QH; nhìn nhận vấn đề hoạt động của ĐBQH trong
những giai đoạn, nhất là trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, đặt các kiến nghị đổi
mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐBQH trong bối cảnh và điều kiện thực tiễn
chính trị-pháp lý cụ thể của Việt Nam. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu
trong việc đánh giá thực trạng hoạt động của ĐBQH cũng như việc đề xuất các quan
điểm, giải pháp cụ thể (Chương 3).
- Phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa về vai trò, đặc điểm của ĐBQH
cũng như hoạt động của ĐBQH (Chương 2, 3).
- Phương pháp thu thập tài liệu để minh chứng cho các luận điểm, đánh giá,
nhận định trong luận án. Luận án kế thừa các công trình nghiên cứu, số liệu thống
kê và tài liệu có liên quan.
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: được sử dụng để xem xét vấn
đề nghiên cứu trong mối liên hệ giữa lý luận, các quy định của pháp luật về hoạt
động của ĐBQH với tình hình thực tiễn về hoạt động của QH. Những vấn đề lý luận
về hoạt động của ĐBQH cần được đặt trong điều kiện thực tiễn tổ chức và hoạt
động của QH; đồng thời, kết hợp cả lý luận và thực tiễn để đánh giá, đề xuất các
quan điểm, giải pháp bảo đảm hoạt động của ĐBQH.
Ngoài ra, Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê,
so sánh: thực hiện việc đối chiếu giữa quy định của pháp luật về hoạt động của
ĐBQH và thực tiễn thực hiện để luận giải vấn đề khái niệm hoạt động, đặc điểm
hoạt động, nội dung, yêu cầu đối với hoạt động của ĐBQH trong những nhiệm kỳ
5


gần đây với thực tiễn hoạt động của ĐBQH trong việc đảm nhiệm vai trò hạt nhân,
trung tâm của QH. Phương pháp này còn được tiễn áp dụng trong việc nghiên cứu
tham chiếu với hoạt động ĐBQH ở một số quốc gia…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về hoạt
động của ĐBQH Việt Nam đặc biệt sau khi Hiến pháp 2013 được ban hành và có
hiệu lực. Qua kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới sau đây:
- Về lý luận, Luận án tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận
về hoạt động của ĐBQH như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu và nội dung
hoạt động của ĐBQH, các điều kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH, giá trị kinh
nghiệm hoạt động của ĐBQH một số quốc gia và vận dụng phù hợp với điều kiện
hoạt động của ĐBQH Việt Nam đáp ứng yêu cầu về dân chủ và pháp quyền trong
kiểm soát quyền lực nhà nước của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
- Về thực tiễn, Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện về hoạt động của
ĐBQH trong các lĩnh vực hoạt động của QH về lập pháp, giám sát, quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước; kết hợp với việc phân tích những ưu điểm, nhược điểm tồn
tại đã và đang xảy ra trong thực tiễn hoạt động của ĐBQH trong thời gian vừa qua. Việc
nghiên cứu, hoàn thiện hoạt động của ĐBQH dựa trên những cơ sở thực tiễn này.
- Luận án luận chứng những quan điểm và các nhóm giải pháp nhằm bảo đảm
hoạt động của ĐBQH, Những giải pháp được tiếp cận trên các khía cạnh cơ bản như:
(i) Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ĐBQH trên các lĩnh vực lập pháp,
giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, mối quan hệ với cử tri;
(ii) Xây dựng, ban hành văn bản về bộ quy tắc ứng xử của ĐBQH; phát huy
vai trò hạt nhân của ĐBQH trong hoạt động của QH; tăng cường tính chuyên môn,
chuyên trách của ĐBQH; v.v...
(iii) Hoàn thiện hoạt động của ĐBQH, tập trung vào việc hoàn thiện các quy
trình, thủ tục về trách nhiệm, sự tham gia của ĐBQH trong hoạt động của các cơ
quan của QH, hoạt động tại các Đoàn ĐBQH; hay khi tham gia vào các hình thức
làm việc khác của QH, các cơ quan của QH...
(iv) Đảm bảo tính đại diện khi làm nhiệm vụ đại biểu; phát huy trình độ, trí
tuệ, năng lực, kỹ năng hoạt động của ĐBQH; mối quan hệ giữa các ĐBQH, các cơ
quan của QH và các cơ quan hữu quan khác.
(v) Luận án cũng đề xuất cơ chế tăng cường sự giám sát của Nhân dân đối với hoạt
động của ĐBQH; cơ chế về vấn đề ĐBQH chịu trách nhiệm trước cử tri; v.v...

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Một là, Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, làm đầy và rõ hơn
những vấn đề lý luận về hoạt động của ĐQBH; hệ thống hóa những vấn đề lý luận
liên quan đến hoạt động của ĐBQH; khắc phục hạn chế, vướng mắc, tồn tại trong
hoạt động của ĐBQH ở Việt Nam. Hiện nay, những vấn đề này đang nằm trong
hoạt động của QH hoặc nằm riêng lẻ trong các công trình nghiên cứu liên quan đến
ĐBQH ở các lĩnh vực khác nhau.
Hai là, Cung cấp cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động của ĐBQH; đề xuất quan điểm và biện pháp bảo đảm hoạt động của ĐBQH
trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Một là, Luận án góp phần nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về
ĐBQH, hoạt động của ĐBQH trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và các văn bản QPPL
liên quan; tiếp tục bổ sung các vấn đề lý luận cơ bản trong hoạt động của ĐBQH.
Hai là, Luận án đề xuất một số yêu cầu, giải pháp cụ thể cho hoạt động của ĐBQH.
Ba là, Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền quản lý và phối hợp với ĐBQH trong các vấn đề có liên quan.
Bốn là, Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy khoa học pháp lý chuyên ngành hành chính - hiến pháp.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có kết
cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài;
Chương 2: Những vấn đề lý luận về hoạt động của đại biểu Quốc hội Việt Nam;
Chương 3: Thực trạng quy định pháp luật và hoạt động của đại biểu Quốc
hội ở Việt Nam hiện nay;

Chương 4: Quan điểm và giải pháp bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội
ở Việt Nam hiện nay.

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước về tổ chức và hoạt động
của Quốc hội Việt Nam
Việc nghiên cứu nhằm kiện toàn, đổi mới về cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của QH là yêu cầu thực tế khách quan đặt ra. Trong thời
gian vừa qua, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về tổ
chức và hoạt động của QH, trong đó có đề cập ở những khía cạnh nhất định liên
quan đến hoạt động của ĐBQH.
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu đã in thành sách.
+ Sách “Quốc hội Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn” [11]. Cuốn
sách đã tập hợp một số bài viết của nhiều tác giả đã đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp đề cập tới những vấn đề lý luận chung về QH và lịch sử Quốc hội, tổ chức
bộ máy và hoạt động của QH, trong đó một số nét về vị trí, vai trò ĐBQH; quy định
pháp luật về ĐBQH.
+ Sách “Một số vấn đề đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội” [102]. Trong
cuốn sách, tác giả dành hai chương (Chương III: ĐBQH và Đoàn ĐBQH; Chương V:
Một số kỹ năng cần thiết của ĐBQH trong hoạt động lập pháp) để trình bày về vị trí,
cơ sở pháp lý, xác định vai trò của ĐBQH; các quy định về ĐBQH; những vấn đề lý
luận, thực trạng và phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của ĐBQH chuyên trách và một số kiến nghị về chế độ, chính sách đối với ĐBQH.
Kỹ năng và vai trò của kỹ năng cá nhân của ĐBQH trong hoạt động lập pháp...

+ Sách “Quốc hội Việt Nam- sáu mươi năm hình thành và phát triển” [44].
Cuốn sách đã nêu bật ý nghĩa và chỉ ra những bài học kinh nghiệm về sự ra đời của
QH, quá trình phát triển của QH qua những giai đoạn cách mạng; phân tích vị trí,
vai trò và những vấn đề đặt ra đối với QH trong giai đoạn cách mạng hiện nay, qua
đó, nội dung cuốn sách cũng đề cập đến vị trí, vai trò và hoạt động của ĐBQH đã
tác động to lớn đến quá trình phát triển của QH trong những giai đoạn nhất định.
+ Sách “Quốc hội và những thiết chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” [25]. Cuốn sách đã dành hai chương (I, II) giới thiệu những bài
viết công phu, sâu sắc về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (chương I) và
thiết chế QH trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trong đó nhiều bài viết
đã phân tích vị trí, vai trò, hoạt động của QH, của ĐBQH.

8


+ Sách “Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền” [4], Cuốn sách
phân tích những yêu cầu đối với QH theo tiêu chí của Nhà nước pháp quyền; những
đòi hỏi của QH Việt Nam trong yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân; mục tiêu xác định cách thức làm cho QH thực hiện
tốt sự ủy thác của nhân dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam hiện nay. Cuốn sách nêu một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền
hạn và vai trò của ĐBQH trong các hoạt động của QH (chương 3 và chương 4).
+ Sách “Quốc hội Việt Nam – Tổ chức, hoạt động và đổi mới” [39]. Cuốn
sách đã tập trung nghiên cứu về QH, tiếp tục đổi mới về tổ chức, nâng cao hiệu quả
hoạt động của QH, làm cho QH ngày càng thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
Trong đó, có phân tích, đánh giá về nhiệm vụ, quyền hạn, về chế độ làm việc và điều
kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH; tăng cường năng lực hoạt động của ĐBQH.
+ Sách “Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong cơ chế giám sát
quyền lực nhà nước” [16]. Công trình nghiên cứu đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận

và thực tiễn về cơ chế giám sát quyền lực nhà nước và hoạt động giám sát của QH
Việt Nam, phân tích những ưu điểm, hạn chế, thuận lợi và thách thức đặt ra đối với
việc giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam, trên cơ sở đó kiến
nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế này. Trong đó, có đề cập đến hoạt
động giám sát của ĐBQH với các loại hình hoạt động cụ thể: chất vấn, kiến nghị
QH bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn. Các
tác giả cũng đã có những kiến nghị sơ bộ về việc đổi mới hình thức chất vấn của
ĐBQH; về nâng cao năng lực của ĐBQH
+ Sách: “Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải
pháp” [7]. Các tác giả có đề cập đến hoạt động giám sát của ĐBQH, chủ yếu dưới
hình thức hoạt động chất vấn, đồng thời, có nêu một số kiến nghị liên quan đến hoạt
động giám sát của ĐBQH.
+ Sách “Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào?”. Cuốn sách tìm hiểu hoạt
động của QH Mỹ, trong đó có đề cập ở một mức độ nhất định về hoạt động của cá
nhân nghị sỹ của QH Hoa Kỳ…
+ Sách “Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền Cộng hòa liên bang Đức” [87].
Cuốn sách đã khái quát về đất nước, con người, Nhà nước Cộng hòa LB Đức; giới
thiệu về tổ chức và hoạt động của QH liên bang, trong đó có đề cập một số nét về
hoạt động của nghị sĩ QH liên bang Đức; so sánh tổ chức hoạt động giữa QH Việt
Nam và CHLB Đức.

9


Thứ hai, những đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến Quốc hội.
+ Đề tài “Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội trong thời
kỳ đổi mới đất nước” [76] (2002 – 2004), do VPQH thực hiện. Đây là đề tài nhánh
của đề tài cấp Nhà nước về “Luận cứ khoa học để xây dựng và hoàn thiện mô hình
tổ chức và hoạt động của Quốc hội”. Đề tài hướng tới nghiên cứu làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn về cơ cấu, tổ chức và phương thức hoạt động của QH; những yếu

tố tác động, thực trạng, đặc điểm trong cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động
của Quốc hội; những yêu cầu, quan điểm và giải pháp đổi mới, kiện toàn tổ chức và
phương thức hoạt động của QH.
+ Đề tài cấp nhà nước: “Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động
của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân ở nước ta” [10], (2004), GS.TS. Trần Ngọc Đường làm chủ nhiệm.
Trong công trình này, về phía QH, các tác giả tập trung làm rõ cơ cấu tổ chức và
phương thức hoạt động của QH, của Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền XHCN
ở nước ta. Do đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài là rất rộng, hoạt động của
HĐDT, các Ủy ban không phải là trọng tâm nghiên cứu, nên các nội dung về hoạt
động của hệ thống Ủy ban được các tác giả đề cập ở một số nét rất khái quát và
mang tính gợi mở lớn trên các khía cạnh về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, vị trí vai
trò...của các cơ quan nây:
1. Hoạt động của ĐBQH phải luôn quán triệt quan điểm, chủ trương của
Đảng; nhất quán với nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng; đồng thời tăng
cường lãnh đạo của Đảng trong hoạt động của ĐBQH để đại biểu luôn hành động
theo nguyên tắc vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc;
2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động của ĐBQH trong các lĩnh
vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;
3. Nhóm kiến nghị liên quan đến quy trình, thủ tục, phương thức hoạt động
của ĐBQH;
4. Kiến nghị về đề xuất ban hành bộ Quy tắc ứng xử của ĐBQH;
5. Nhóm kiến nghị về hệ thống tiêu chuẩn, cơ cấu ĐBQH; cơ chế trách nhiệm và
chế độ hoạt động cũng như các biện pháp bảo đảm hoạt động của ĐBQH.
6. Nhóm kiến nghị về đo lường mức độ tín nhiệm của ĐBQH; về xây dựng
cơ chế để Nhân dân, cử tri có thể giám sát hoạt động của ĐBQH; cũng như
nghiên cứu đề xuất những nội dung cụ thể nhằm triển khai thực hiện quy định
của pháp luật về bãi nhiệm ĐBQH khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm
của Nhân dân; v.v...
Như vậy, các kiến nghị hoàn thiện hoạt động của ĐBQH ở nước ta trong thời

gian tới được thực hiện trên cơ sở nền tảng xác định ĐBQH là hạt nhân trong toàn
bộ hoạt động của QH, phù hợp với điều kiện cụ thể cũng như các nguyên tắc căn
bản trong hoạt động của QH ở nước ta hiện nay.

147


KẾT LUẬN
1. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về hoạt động của
ĐBQH và quy định pháp luật về hoạt động của ĐBQH, Luận án đã làm rõ những
vấn đề lý luận về hoạt động của ĐBQH như: khái niệm ĐBQH; khái niệm hoạt
động của ĐBQH, khái niệm phương thức hoạt động của ĐBQH; đặc điểm hoạt
động của ĐBQH, nội dung, yêu cầu đối với hoạt động của ĐBQH, các điều kiện
bảo đảm hoạt động của ĐBQH. Trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, Luận án cũng khảo cứu, rút ra một số kinh nghiệm hoạt động của
ĐBQH ở một số nước trên thế giới và những khả năng có thể nghiên cứu, tham
khảo có chọn lọc phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
2. Bên cạnh việc Luận án đã tập trung làm rõ, xác lập, hệ thống những vấn đề
lý luận về hoạt động của ĐBQH, đồng thời Luận án cũng tập trung đánh giá tương
đối toàn diện về các mặt hoạt động của ĐBQH qua một số nhiệm kỳ QH gần đây
(đặc biệt là từ nhiệm kỳ QH khóa XIII, XIV).
Thực tiễn đã cho thấy hoạt động của QH được định tính, định lượng rất nhiều
bằng hiệu quả hoạt động của hai trụ cột chính trong tổ chức và hoạt động của QH là
các cơ quan của QH và ĐBQH. Trong đó, về bản chất, ĐBQH mới thực sự là trung
tâm trong hoạt động của QH (QH tổ chức và hoạt động hiệu lực, hiệu quả không thể
thiếu vắng ĐBQH; để thực hiện tốt các chức năng của mình, QH không thể thiếu
vắng vai trò ĐBQH đồng hành cùng với các cơ quan của QH; ....). Cho đến nay,
thực tế nhìn nhận chất lượng ĐBQH và hoạt động của ĐBQH đã nâng lên rõ rệt,
quy định pháp luật về ĐBQH có nhiều thay đổi phù hợp tạo điều kiện cho ĐBQH
hoạt động bao quát hầu hết trong mọi hoạt động trên các lĩnh vực giám sát, lập pháp

và quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội như: hoạt động chất vấn, giám
sát, tiếp xúc cử tri,bỏ phiếu tín nhiệm, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, v.v...
Tuy nhiên, quy định pháp luật về ĐBQH hoạt động của ĐBQH vẫn còn những
khoảng cách nhất định so với yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn: pháp luật về ĐBQH vẫn còn
bộc lộ những “khoảng trống”; chất lượng sáng kiến lập pháp còn mờ nhạt; chất vấn
đôi khi còn chưa đi vào trọng tâm; giám sát chưa triệt để; thẩm tra dự án luật, pháp
lệnh còn thiếu những nội dung nhất định làm giảm đi tính chất toàn diện của dự án;
chưa phát huy hết vai trò cá nhân đại biểu khi thảo luận tại hội trường, tại tổ; thiếu
quy trình, thủ tục để hoạt động hiệu quả; chưa có cơ chế để phát huy được đầy đủ vai
trò, trách nhiệm của toàn thể ĐBQH trong vai trò thành viên của HĐDT và các Ủy
ban của QH do đa số thành viên các cơ quan này vẫn hoạt động kiêm nhiệm; nhiều
nhiệm vụ được pháp luật quy định dồn trách nhiệm cho bộ phận Thường trực; chất
lượng hoạt động của ĐBQH, nhất là trong lĩnh vực lập pháp còn có những hạn chế.
148


Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các thiết chế trong bộ máy nhà nước còn
chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu; cơ chế để ĐBQH chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân còn chưa chặt chẽ, chưa thật rõ... Mặt khác, thực tiễn
cũng cho thấy, một số ĐBQH sau khi được bầu chưa làm tròn tư cách ĐB, mắc
khuyết điểm, sai phạm dẫn đến làm sụt giảm uy tín, hình ảnh của người đại biểu dân
cử, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân; trong khi cơ chế để cử tri,
nhân dân bãi nhiệm ĐBQH hầu như chưa được thực hiện trên thực tế.
Nguyên nhân của những hạn chế trên có thể thấy quy định pháp luật về ĐBQH
chưa thực sự hoàn thiện, đầy đủ, thống nhất; năng lực, bản lĩnh một số đại biểu bộc lộ
một số vấn đề đáng quan tâm (tâm lý nể nang, lợi ích cục bộ v.v...tác động bất lợi đến
tính khách quan trong hoạt động của ĐBQH); sự bất cập trong chế độ hoạt động của
đại biểu (đa số ĐBQH hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, kể cả đối với ĐBQH là
thành viên HĐDT, các Ủy ban của QH; cơ cấu nhiều tầng nấc trong nội tại... làm xuất
hiện khả năng ảnh hưởng đến việc bảo đảm tính bình đẳng giữa các đại biểu); mối

quan hệ giữa ĐBQH và cử tri có lúc, có nơi còn lơi lỏng làm ảnh hưởng đến quá trình
giám sát của Nhân dân đối với các đại diện cho mình, hơn nữa còn thiếu vắng cơ chế
giám sát của cử tri đối ĐBQH. Một thực tế chung là nước ta đang trong quá trình xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN, đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các quan hệ KT-XH
được pháp luật điều chỉnh biến đổi thường xuyên, khó lường dẫn đến hệ thống
VBQPPL phải sửa đổi, bổ sung do chưa thể dự liệu trong quá trình xây dựng pháp
luật, trong đó có các quy định pháp luật về hoạt động của ĐBQH.
Bên cạnh đó, các điều kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH dù được tăng
cường đáng kể (chính trị, kinh tế, pháp luật) nhưng vẫn còn những điều kiện đảm bảo
phải được quan tâm hơn nữa (thiếu cơ chế và hệ thống bộ máy giúp việc thật sự hữu
hiệu cho ĐBQH); cung cấp thông tin cho đại biểu mới chỉ dừng lại ở dạng “nguyên
liệu” hay đại biểu còn chưa có văn phòng làm việc riêng, nguồn tài chính hỗ trợ cá
nhân đại biểu sử dụng thuê khoán chuyên gia, nhà khoa học còn khiêm tốn; một bộ
phận đại biểu chưa thực sự chủ động tiếp cận và xử lý thông tin phục vụ cho hoạt
động đại biểu...Bên cạnh đó, phương thức hoạt động của ĐBQH được quy định khá
rõ, đại biểu thực hiện các phương thức hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực
nhưng thực tế cho thấy không ít phiện họp có tỷ lệ “ghế trống” nhất định; việc tham
gia hoạt động của các cơ quan của QH mà đại biểu là thành viên đôi khi chưa thực sự
hài hòa, nhất là đại biểu chuyên trách nhưng vừa là lãnh đạo của các cơ quan, tổ chức
hữu quan; không ít quy định về nguyên tắc hoạt động của ĐBQH còn mang tính hình
thức; đại biểu tham gia hoạt động ở đoàn ĐBQH mà đại biểu là thành viên và cá nhân
đại biểu cũng còn những bật cập cần nghiên cứu điều chỉnh thấu đáo hơn.
149


3. Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động của ĐBQH ở Việt
Nam hiện nay, Luận án đã nêu quan điểm và giải pháp khoa học, tiếp cận từ khía cạnh cơ
sở pháp lý và thực tiễn hoạt động của ĐBQH, nhằm bảo đảm hoạt động của ĐBQH thực
sự có những chuyển biến căn bản, ĐBQH phải xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri, là

cầu nối, phản ánh ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong các hoạt động của QH.
Theo đó, Luận án đề xuất các nhóm giải pháp như: tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với hoạt động của ĐBQH; hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động của
ĐBQH; bảo đảm chất lượng, hoàn thiện tiêu chuẩn ĐBQH; phát huy vai trò hạt nhân,
hoàn thiện phương thức hoạt động của ĐBQH; tăng cường các điều kiện bảo đảm
hoạt động của ĐBQH ... . Các giải pháp tập trung vào việc giải quyết những vấn đề
then chốt bảo đảm cho hoạt động của ĐBQH hiệu lực, hiệu quả, đó là: (i) trách nhiệm
của ĐBQH trong hoạt động phải luôn quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng;
nhất quán với nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng; đồng thời tăng cường lãnh
đạo của Đảng trong hoạt động của ĐBQH để đại biểu luôn hành động theo nguyên
tắc vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; (ii) hoàn thiện quy định pháp luật về
ĐBQH, trước hết hoạt động lập pháp của đại biểu phải gắn với việc thể chế hóa
đường lối, chính sách của Đảng, gắn liền với trách nhiệm của người đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của cử tri, gắn với một QH thực hiện quyền lập pháp; (iii) hoạt
động kiến nghị luật, pháp lệnh hay đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của ĐBQH cần
linh hoạt, tránh cứng nhắc nhằm đảm bảo tính khả thi trong hoạt động này của đại
biểu; (iv) đổi mới phương thức hoạt động giám sát của ĐBQH theo hướng thực chất
cần có tiêu chí và giảm số lượng ĐBQH khiêm nhiệm. Bên cạnh đó, các thành viên
đoàn giám sát của QH cần chọn lọc, hạn chế thành viên đoàn giám sát là ĐBQH kiêm
nhiệm; (v) chú trọng chất lượng ĐBQH thông qua công tác nhân sự giới thiệu ứng cử
ĐBQH, tổ chức hiệp thượng ngày càng thực chất hơn, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
ĐBQH hài hòa phù hợp với cơ cấu thành phần; (vi) tăng cường tính chuyên môn,
chuyên trách của ĐBQH; hoàn thiện phương thức hoạt động của ĐBQH cần hoàn
thiện quy trình, thủ tục về trách nhiệm, sự tham gia của đại biểu vào các hoạt động
chung của QH, đồng thời sớm nghiên cứu ban hành bộ quy tắc ứng xử của ĐBQH
bởi hoạt động của ĐBQH là công việc đặc biệt; (vii) ĐBQH cần tăng cường hơn nữa
trong việc tiếp xúc cử tri và giữ chữ tín với cử tri, có cơ chế giám sát của Nhân dân
đối với hoạt động của ĐBQH, cơ chế để ĐBQH chịu trách nhiệm trước cử tri, trước
Nhân dân; về các điều kiện vật chất, nhân lực giúp việc, yếu tố kỹ thuật, tổ chức hoạt
động của ĐBQH. Các giải pháp nhằm góp phần vào quá trình hoàn thiện, bảo đảm

hoạt động của ĐBQH, đổi mới tổ chức và hoạt động của QH tiếp tục đi vào chiều
sâu, phúc đáp những yêu cầu thực tiễn đặt ra, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân và thực hiện dân chủ XHCN sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội./.

150


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.

Đinh Xuân Thảo, Nguyễn Thị Hoàn (2014), “Quốc hội trong Hiến pháp
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (sửa đổi)”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
(2 và 3) tháng 1, tr.19-24.

2.

Nguyễn Thị Hoàn (2015), “Vai trò và đặc điểm của đại biểu Quốc hội”, Tạp
chí Tổ chức Nhà nước, (2).

3.

Nguyễn Thị Hoàn (2016), “Một vài suy nghĩ về tiêu chuẩn đại biểu Quốc
hội”, Tạp chí Khoa học Nội vụ, (14), tr. 28-34.

4.

Nguyễn Thị Hoàn (2018), “Hoạt động của ĐBQH tại Hội đồng dân tộc và
các Ủy ban của Quốc hội”, Tạp chí Khoa học Nội vụ, (23), tr. 6-12.


5.

Nguyễn Thị Hoàn (2018), “Phát huy hơn nữa vai trò của các chuyên gia, nhà khoa
học trong hoạt động lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (9), tr. 38.41, 64.

6.

Nguyễn Thị Hoàn (2019), “Một số vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá
hoạt động của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học
Nội vụ, (28), tr. 79-86.

151


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Ban Dân nguyện (2008), Báo cáo kết quả chuyến công tác tại Quốc hội Úc
và Xin-ga-po, do ông Trần Thế Vượng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Trưởng ban dân nguyện làm Trưởng đoàn, thời gian đi nghiên cứu từ
22/6-17/7/2008.

2.

Cộng hòa Liên bang Đức (1949), Hiến pháp.

3.


Cộng hòa Pháp (1958), Hiến pháp.

4.

Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước
pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

5.

Nguyễn Sỹ Dũng (2003), “Đại biểu Quốc hội chuyên trách hay chuyên
nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 3(26) tháng 3.

6.

Nguyễn Sỹ Dũng (2017), Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái
niệm, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

7.

Nguyễn Sỹ Dũng và Vũ Công Giao (đồng chủ biên) (2015), Hoạt động giám sát
của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia.

9.

Bùi Xuân Đức (2008), “Nhận thức về chức năng đại diện và thực hiện chức

năng đại diện của Quốc hội Việt Nam”, trích trong cuốn: Chức năng đại diện
của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền, VPQH-Viện Friedrich-Ebert tại
Việt Nam: (Kỷ yếu Hội thảo), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

10.

Trần Ngọc Đường (2004), Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt
động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ.

11.

Trần Ngọc Đường (2005), Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

12.

Trần Ngọc Đường (chủ biên) (2005), Những bước đổi mới Quốc hội trong
lịch sử lập hiến Việt Nam và vấn đề tăng cường tổ chức, hoạt động của Quốc
hội ở nước ta hiện nay, Nghiên cứu lập pháp: Đặc san số 1/2001, chuyên đề:
Hiến pháp và các luật về nhà nước.
152


13.

Trần Ngọc Đường (2007), “Phát huy vai trò đại diện nhân dân của đại biểu
Quốc hội trong hoạt động lập pháp”, Tạp chí Cộng sản, 15(135).

14.


Trần Ngọc Đường (2009), “Một số suy nghĩ về nâng cao hiệu quả hoạt động
giám sát của Quốc hội”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 7(144), tr. 5-14.

15.

Trương Thị Hồng Hà (2007), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng
giám sát của QH nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16.

Trương Thị Hồng Hà (chủ biên) (2015), Hoạt động giám sát của Quốc hội
Việt Nam trong cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, Nxb Chính trị Quốc
gia-Sự thật, Hà Nội.

17.

Vũ Thị Thu Hằng (2017), Đổi mới hoạt động ban hành và giám sát thực hiện
nghị quyết của Quốc hội ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, khoa
Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

18.

Hoàng Minh Hiếu (2014), Bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay,
Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

19.

Nguyễn Thúy Hoa (2015), Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân

dân – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

20.

Nguyễn Thị Hoàn (2015), “Vai trò và đặc điểm hoạt động của đại biểu Quốc
hội”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (2).

21.

Nguyễn Thị Hoàn (2016), “Một vài suy nghĩ về tiêu chuẩn đại biểu Quốc
hội”, Tạp chí Khoa học Nội vụ, (14), tháng 10, tr.32-34.

22.

Nguyễn Thị Hoàn (2018), “Hoạt động của Đại biểu Quốc hội tại Hội đồng dân
tộc và các Ủy ban của Quốc hội”, Tạp chí Khoa học Nội vụ, (23), tháng 3, tr.6-12.

23.

Hội đồng bầu cử quốc gia (2016), Báo cáo số 637/BC-HĐBCQG ngày
13/6/2016.

24.

Phạm Văn Hùng (2007), “Năng lực thực hiện nhiệm vụ ĐBQH”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (95), tháng 4.

25.


Phạm Văn Hùng (2009), Quốc hội và những thiết chế trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao động.

153


26.

Nguyễn Quang Hương (2006), Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại
diện của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện
Nhà nước và pháp luật, Viện Khoa học – xã hội Việt Nam.

27.

John Stuart Mill (2008), Chính thể đại diện (Representative Government, 1861),
do Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch, giới thiệu và chú thích, Nxb
Tri thức, Hà Nội 2012.

28.

Trần Thị Quốc Khánh (2013), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và
hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đề tài khoa học
cấp Bộ.

29.

Vũ Đức Khiển (1999) “Đổi mới công tác xây dựng pháp luật”, Báo Nhân
dân, (16217), ngày 01/12.

30.


Nguyễn Đức Lam (2009), “Quyền quyết định và năng lực quyết định của
ĐBQH”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 8(145), tháng 4, số 9(146) tháng 5, và
số 10(147) tháng 5.

31.

Nguyễn Đức Lam (2017), Một số vấn đề lý luận về tiêu chí đánh giá hoạt
động của Đại biểu Quốc hội, bài viết trong Đề tài: Tiêu chí đánh giá hoạt
động của ĐBQH trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Trần Văn Thuân (Chủ nhiệm), Viện NCLP là cơ quan chủ
quản, Hà Nội.

32.

Nguyễn Thị Lan (2007), “Xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện
nay”, Tạp chí cộng sản, (23).

33.

Đặng Đình Luyến (2002), “Một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
đại biểu Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 3(14), tháng 3.

34.

Phan Trung Lý (2009), “Nâng cao năng lực hoạt động của ĐBQH: thuận lợi,
khó khăn và giải pháp”, Bài viết tại Hội thảo: Cơ chế và hình thức hỗ trợ các
ĐBQH, do Hội Luật gia tổ chức, Hà Nội.

35.


Phan Trung Lý (2009), “Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu
Nhà nước pháp quyền XHCN”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2+3,
(139+140), tr.31-38.

36.

Phan Trung Lý (chủ nhiệm đề tài) (1996), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội và tăng cường đại
biểu Quốc hội chuyên trách, Văn phòng Quốc hội thực hiện.

154


37.

Phan Trung Lý (chủ nhiệm đề tài) (1996-1998), Đại biểu Quốc hội: Địa vị pháp
lý, các mối quan hệ và hiệu quả hoạt động, Văn phòng Quốc hội.

38.

Phan Trung Lý (chủ nhiệm đề tài) (2000-2002), Đại biểu Quốc hội và bầu cử
đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

39.

Phan Trung Lý (chủ biên) (2010), Quốc hội Việt Nam: Tổ chức, hoạt động
và đổi mới, (sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40.


Magnus Isberg, chuyên gia QH Thụy Điển (2004), “Giám sát của QH Thụy
Điển”, Kỷ yếu Hội thảo về tổ chức hoạt động giám sát của QH, từ 29-6 đến
01/7/2004, tại Nha Trang, Khánh Hòa.

41.

Trần Thị Tuyết Mai (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao
hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

42.

Trần Tuyết Mai (2016), “Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện sáng
quyền lập pháp của đại biểu Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
17(321), tháng 9, tr.3-9.

43.

Trần Tuyết Mai (2017), “Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ đại biểu Quốc
hội thực hiện sáng quyền lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 04(332),
tháng 2, tr.3-7.

44.

Ngô Đức Mạnh (2006), Quốc hội Việt Nam- sáu mươi năm hình thành và
phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

45.


Mark J. Green, James M.Fallows, David R.Zwick (2001), Ai chỉ huy Quốc
hội? (Anh Thư dịch), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

46.

Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

47.

Nguyễn Quang Minh (2012), Quy trình lập hiến trong nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội.

48.

Trần Hồng Nguyên (2007), Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học,
Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

49.

Vũ Văn Nhiêm (2009), Chế độ bầu cử ở nước ta: những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Luận án Tiến sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

155


×