Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 hóa học sở GDĐT lào cai có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.17 KB, 15 trang )

SỞ GD&ĐT LÀO CAI

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 40 câu )
Mã đề: 001

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P
= 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 41 (NB): Kim loại không tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 là
A. Cu.
B. Fe.
C. Ag.
D. A1.
Câu 42 (TH): Khí X là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và cũng được dùng nhiều trong
ngành sản xuất nước giải khát, bia rượu. X là chất nào sau đây?
A. N2.
B. CO.
C. CO2.
D. CH4
Câu 43 (NB): Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. teflon.
B. thủy tinh hữu cơ.
C. poli(vinyl clorua).
D. nilon-7.
Câu 44 (NB): Metyl propionat có công thức là
A. HCOOC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. CH3COOCH3.


Câu 45 (NB): Chất thuộc loại đisaccarit là
A. saccarozo.
B. xenlulozơ.
C. fructozo.
D. glucozơ.
Câu 46 (NB): Trong các kim loại sau đây: Cu, Al, Fe, Ag, Au. Kim loại có dẫn điện tốt nhất là
A. Ag
B. A1.
C. Au.
D. Cu.
Câu 47 (TH): Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Lên men X (với xúc tác enzim)
thu được chất hữu cơ Y và khí CO2. Hai chất X, Y lần lượt là
A. fructozơ và sobiiol.
B. fructozơ và ancol etylic.
C. glucozơ và sobitol.
D. glucozơ và ancol etylic.
Câu 48 (TH): Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng
A. phân lân.
B. phân vi lượng.
C. phân đạm.
D. phân kali.
2+
2+
2+
2+
Câu 49 (NB): Cho dãy các ion: Fe , N , Cu , Sn . Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh
nhất trong dãy là
A. Ni2+
B. Cu2+
C. Fe2+

D. Sn2+
Câu 50 (TH): Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì
A. nước sôi ở nhiệt độ cao.
B. khi đun sôi đã làm tăng độ tan của các chất kết tủa.
C. các muối hiđrocacbonat của canxi và magie bị phân hủy bởi nhiệt để tạo kết tủa.
D. khi đun sôi các chất khí hòa tan trong nước thoát ra.
Câu 51 (VD): Cho một lượng hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có
tỉ lệ mol là 1:1 . Phần trăm khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là
A. 33,33% và 66,67%.
B. 50% và 50%.
C. 45,38% và 54,62%.
D. 54,63% và 45,38%.
Câu 52 (TH): Khi thuỷ phân este X có công thức phân tử C4H6O2 trong môi trường axit, thu được 2 chất
có thể tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H-COO-CH=CH-CH3.
B. CH3-COO-CH=CH2.
C. CH2=CH-COO-CH3.
D. H-COO-CH2-CH=CH2.


Câu 53 (TH): Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất:
(NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung
dịch, thu được kết quả sau

Nhận xét nào sau đây đúng?
A. T là dung dịch (NH4)2CO3.
B. X là dung dịch NaNO3.
C. Y là dung dịch KHCO3.
D. Z là dung dịch NH4NO3.
Câu 54 (TH): Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một
hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.
(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 55 (NB): Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. BaO + CO2 → BaCO3.
B. 2A1 + 3Cl2 → 2A1C13.
C. FeCl2 + Na2SO4 → FeSO4 + 2NaCl.
D. 2Na + 2H2O→2NaOH + H2.
Câu 56 (NB): Dãy các chất đều có phản ứng thuỷ phân là
A. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ, nilon - 7.
B. vinyl axetat, amilozơ, protein, saccarozơ, triolein, tinh bột.
C. glyxin, xenlulozơ, protein, saccarozơ, polietilen, tinh bột.
D. lysin, xenlulozơ, fructozơ, anilin, nilon-6,6, tinh bột.
Câu 57 (TH): Cho thí nghiệm như hình vẽ

Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là
A. 2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2 + 2HNO3.
B. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
C. H2S+ Pb(NO3)2 → PbS+ 2HNO3.
D. H2+ S → H2S.
Câu 58 (NB): Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin),
C6H5OH(phenol), C6H6( benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 4.
B. 7.
C. 5.
D. 6.
Câu 59 (NB): Dãy gồm các chất và dung dịch đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là


A. bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl.
B. bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3.
C. khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.
D. khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3.
Câu 60 (VD): Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch
NaOH vừa đủ, thu được 21,8 gam muối. Số mol HCOOCH3 và CH3COOCH3 lần lượt là
A. 0,1 và 0,2.
B. 0,15 và 0,15.
C. 0,2 và 0,1.
D. 0,25 và 0,05.
Câu 61 (TH): Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.
(d) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc.
(e) Cho Si vào bình chứa khí F2.
(f) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 62 (VD): Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X, thu được 3,36 lít khí CO2; 0,56 lít khí N2

(các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có muối
H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-CH2-COO-C3H7.
B. H2N-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH2-COO-C2H5.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 63 (VD): Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy
nhất, đktc); dung dịch X chứa b gam muối và 5,6 gam Fe dư. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,2 và 27.
B. 0,15 và 27.
C. 0,25 và 27.
D. 0,25 và 36,3.
Câu 64 (TH): Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, sổ thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 65 (TH): Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.
B. Dung dịch K2Cr2O7 có màuu da cam.
C. CrO3là oxit axit.
D. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.
Câu 66 (TH): Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (với tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư. Lấy
dung dịch thu được cho tác dụng với NH3 dư, thu được kết tủa là
A. Fe(OH)3.

B. Cu(OH)2 và Fe(OH)3.
C. Fe(OH)2.
D. Cu(OH)2.
Câu 67 (VD): Có 2 dung dịch X và Y, mỗi dung dịch chỉ chứa 2 cation và 2 anion trong số các ion với số
mol như sau: K+ (0,15 mol); Mg2+ (0,10 mol); NH 4 (0,25 mol); H+ (0,20 mol); Cl (0,10 mol); SO24
(0,075 mol); NO3 (0,25 mol); CO32 (0,15 mol). Một trong 2 dung dịch phải chứa K+, NH 4 , CO32 và
A. Mg2+.

B. SO24 .

Câu 68 (TH): Cho sơ đồ phản ứng:

C. NO3 .

D. Cl .


Tên gọi của A là
A. etyl acrylat.
B. etyl metacrylat.
C. metyl metacrylat.
D. metyl acrylat.
Câu 69 (TH): Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo, được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.

C. 1.
D. 2.
Câu 70 (TH): Hòa tan hoàn toàn 2 chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thì thu được dung dịch
Z. Sau đó tiếp tục tiến hành các thí nghiệm sau
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n2< n1< n3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CuCl2 và AlCl3.
B. NaCl và CuCl2.
C. CuCl2 và Fe(NO3)2.
D. Cu(NO3)2 và Al(NO3)3.
Câu 71 (VDC): Cho 50,82 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Mg tan hoàn toàn trong
dung dịch chứa 1,8 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ
chứa 275,42 gam muối sunfat trung hòa (không chứa muối Fe3+ ) và 6,272 lít (đktc) Z gồm hai khí trong
đó có một khí hóa nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 11. Thành phần phần trăm về khối
lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A. 35,50%.
B. 25,55%.
C. 35,55%
D. 25,50%.
Câu 72 (TH): Xà phòng hóa hoàn toàn một este M có công thức là C10H14O6 trong dung dịch NaOH
dư, sau phản ứng ta thu được 4 hợp chất hữu cơ X, Y, Z, T. Biết X tác dụng được với Cu(OH)2 tạo dung
dịch màu xanh lam. Biết số lượng nguyên tử cacbon trong Y, Z, T tăng dần. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Z phản ứng với NaOH và CaO thu được CH4.
B. Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
C. T làm mất màu dung dịch brom.
D. M có 2 đồng phân cấu tạo phù hợp.
Câu 73 (VDC): Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch
chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa

96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài
không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Dung dịch Y không có khả năng hòa tan kim loại Cu. Số mol
của Al có trong hỗn hợp X là
A. 0,10
B. 0,15.
C. 0,20
D. 0,25.
Câu 74 (VD): Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl thu được kết tủa
có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị:


Tổng giá trị (x + y) bằng
A. 162,3.
B. 163,2.
C. 132,6.
D. 136,2
Câu 75 (VD): Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, BaO và Ba (trong đó oxi chiếm
8,75% về khối lượng) vào nước thì thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít khí H2 (ở đktc). Trộn 200 ml
dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch
có pH= 13. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 14.
B. 13.
C. 15.
D. 12.
Câu 76 (NB): Cho cacbon tác dụng với các chất sau trong điều kiện thích hợp: H2O (hơi), A1, KClO3,
H2, Ca, O2, SiO2, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc), CO2. Số phản ứng khi xảy ra, cacbon đóng vai trò chất khử là
A. 7.
B. 6.
C. 8.
D. 5.

Câu 77 (VD): Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg
Al ở catot và 67,2 m (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp
khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 75,2 kg
B. 75,6 kg
C. 80,0 kg
D. 76,5 kg
Câu 78 (VD): Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng của xenlulozơ với axit nitric có xúc tác là
H2SO4 đặc.Để điều chế 297 kg xenlulozơ trinitrat thì khối lượng xenlulozơ cần dùng là bao nhiêu? (biết
hiệu suất của phản ứng là 90%)
A. 162 kg.
B. 146 kg
C. 200 kg
D. 180 kg
Câu 79 (VD): X là một peptit mạch hở tạo bởi các a-aminoaxit có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl.
Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol X bằng một lượng NaOH gấp đôi lượng NaOH cần cho phản ứng. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 78,2 gam. Số
liên kết peptit trong X là
A. 9.
B. 18.
C. 10.
D. 20.
Câu 80 (VD): Trộn hai dung dịch Cu(NO3)2 1,2M và dung dịch AgNO3 1,6M theo tỷ lệ thể tích 1: 1 thu
được dung dịch X. Cho 2,7 gam bột Al vào 200 ml dung dịch X, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Số gam chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 26,24
B. 21,76.
C. 28,54
D. 32,40.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.



ĐÁP ÁN
41-C

42-C

43-B

44-B

45-A

46-A

47-D

48-D

49-B

50-C

51-D

52-C

53-B

54-C


55-A

56-B

57-C

58-A

59-B

60-C

61-A

62-D

63-C

64-C

65-A

66-C

67-D

68-B

69-D


70-C

71-D

72-B

73-B

74-B

75-B

76-B

77-A

78-C

79-A

80-C

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 41:
Phương pháp:
Theo quy tắc 4: chất oxi hóa mạnh + khử mạnh → chất oxi hóa yếu + khử yếu

Kim loại nào có tính khử mạnh hơn Fe2+ thì có khả năng phản ứng với Fe3+
Hướng dẫn giải:
Kim loại không tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 là Ag do Ag có tính khử yếu hơn Feet
Đáp án C
Câu 42:
Phương pháp: Xem lại các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, ứng dụng các khí
Hướng dẫn giải: X là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính nên X có thể là khí CH4 hoặc CO2 X có được
dùng nhiều trong giải khát, bia rượu nên X là CO2 (tạo nước bão hòa CO2 có khả năng giải khát)
Đáp án C
Câu 43:
Phương pháp: Xem lại điều chế polime
Hướng dẫn giải:
Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là nilon-7





t ,p, xt
n H2 N – [CH2 ]6 – COOH 
 NH  CH 2 6 – CO  nH 2O
0

n

axit  -caproic
nilon -7
Các polime còn lại điều chế từ phản ứng trùng hợp
Đáp án D
Câu 44:

Phương pháp: tên este RCOOR' = tên R'(đuôi yl) + tên gốc axit RCOO (đuôi at)
Hướng dẫn giải:


Metyl propionat có công thức là C2H5COOCH3.
Đáp án B
Câu 45:
Phương pháp: Dựa vào phân loại cacbohidrat: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit.
Hướng dẫn giải: Chất thuộc loại đissaccarit là saccarozơ tạo từ a glucozơ và 8 fructozo
Xenlulozơ là polisaccarit
2 chất còn lại là monosaccarit
Đáp án A
Câu 46:
Phương pháp: Xem lại tính dẫn điện của kim loại
Hướng dẫn giải:
Kim loại có dẫn điện tốt nhất là Ag
Đáp án A
Câu 47:
thuyphan
men

 C6 H12O6  Glucozo  len

 C2 H5OH
 C6H10O5 n 
X là glucozơ và Y là ancol etylic
Đáp án D
Câu 48:
Phương pháp: Xem lại bài phân bón kiến thức sgk hóa 11
Hướng dẫn giải:

Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng phân kali.
Phân kali giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu
đồng thời tăng sức chịu hạn, chịu rét và khả năng chống bệnh của cây
Đáp án D
Câu 49:
Phương pháp: Xem lại dãy điện hóa kim loại
Hướng dẫn giải:
Trong cùng điều kiện, sắp xếp các ion có tính oxi tăng dần trong dãy là : Fe2+, Ni2+, Sn2+, Cu2+
→ Cu2+ có tính oxi hóa mạnh nhất
Đáp án B
Câu 50:
Phương pháp: Nước cứng tạm thời là nước cứng chứa ion Mg2+, Ca2+ và HCO3Hướng dẫn giải:
Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì khi đun sôi
2HCO3  CO32  H2O  CO2
CO32  Ca 2  CaCO3 và Mg 2  CO32 → MgCO3 → kết tủa các ion Mg2+ và Ca2+

Đáp án C
Câu 51:
Phương pháp: Đặt n CuO  x mol và n Fe2O3  y mol thì có nCuCl2  x và n FeCl3  2y
Từ dữ kiện thu được 2 muối có khối lượng mol 1:1 tìm ra được mối quan hệ x và y. Từ đó tính được nồng
độ phần trăm.
Hướng dẫn giải:
PTHH: CuO  2HCl  CuCl2  H2O

Fe2O3  6HCl  2FeCl3  H2O
Đặt nCuO =x mol và nFe2O3 = y mol thì có nCuCl2 =x và nFeCl3 = 2y


80x
80x


.100% 
.100%  50%
%CuO 
80x  160y
80x  80x
 x  2y  
%

Đáp án B
Câu 52:
Phương pháp: X+ H2O trong môi trường H  2 sản phẩm có khả năng tráng gương sản phẩm có
HCOOH và 1 anđehit
Hướng dẫn giải:
X+ H2O trong môi trường H  2 sản phẩm có khả năng tráng gương sản phẩm có HCOOH và 1
anđehit → X là H-COO-CH=CH-CH3.


H
X+ H2O : H  COO  CH  CH  CH3  H2O 
 HCOOH  CH3 – CH 2 – CHO

Đáp án A
Câu 53:
Phương pháp: Dựa vào hiện tượng đặc trưng thu được của các chất với thuốc thử tìm được các chất X,
Y, Z, T tương ứng
Hướng dẫn giải:
Ta có
X+ Ca(OH)2 → kết tủa trắng nên X là KHCO3 → B sai
Y+ Ca(OH)2 → khí mùi khai nên Y là NH4NO3 → C sai

Z+ Ca(OH)2 → không hiện tượng nên Z là NaNO3 → D sai
T+ Ca(OH)2 → kết tủa trắng và có khí mùi khai nên T là (NH4)2CO3 → A đúng
Đáp án A
Câu 54:
Phương pháp: Những chất có nhóm NH2 → có phản ứng với HCl
Những chất là muối amoni → có phản ứng với HCl
Hướng dẫn giải:
(a) đúng vì este no đơn chức mạch hở có CTTQ là CnH2nO2 → khi đốt cháy được nCO2 = nH2O

Dãy các chất đều có phản ứng thuỷ phân là
A sai vì glucozơ không bị thủy phân
B đúng


C sai vì glyxin, polietilen không bị thủy phân
D sai vì lysin không bị thủy phân
Đáp án B
Câu 57:
Phương pháp: quan sát hình vẽ xác định được sản phẩm của Zn tác dụng với HCl sinh ra có phản ứng
với S
Viết PTHH của chất đó với S sẽ xác định được chất đi vào ống nghiệm 2, từ đó viết đc PTHH xảy ra ở
ống 2
Hướng dẫn giải:
Phản ứng xảy ra là
Zn + 2 HCl → ZnCl2 + H2. → ống 1
H2 + S → H2S
H2S+ Pb(NO3)2 → PbS  + 2HNO3. → ống 2
Đáp án C
Câu 58:
Phương pháp chất trong dãy phản ứng được với nước brom là những chất có liên kết bội trong góc phân

tử (trừ nhóm CO), andehit, anilin, phenol
Hướng dẫn giải:
Chất trong dãy phản ứng được với nước brom là C2H2, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin),
C6H5OH(phenol)
→ có 4 chất
Đáp án A
Câu 59:
Phương pháp: Xem lại TCHH của muối sắt (II)
Hướng dẫn giải:
A sai vì HCl không phản ứng với FeCl2
B sai vì BaCl2 không phản ứng
C sai vì HCl không phản ứng
D đúng
Đáp án B
Câu 60:
Đặt nHCOOC2H5 =x mol và nCH3COOCH3 =y mol
PTHH: HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
Ta có hệ phương trình sau :
mhh  74x  74y  22, 2
 x  0, 2 mol


mmuoi  68x  82y  21,8  y  0,1mol
Đáp án C
Câu 61:
Phương pháp: Dựa vào kĩ năng viết PTHH
- phản ứng trao đổi xảy ra khi sản phẩm có tạo thành chất kết tủa, chất bay hơi hoặc chất điện li yếu
- phản ứng oxi hóa khử xảy ra
Hướng dẫn giải:

(a) có phản ứng 3Fe2  NO3  4H  3Fe3  2H2O  NO
(b) có phản ứng FeS  2HCl  FeCl2  H2S 


(c) không phản ứng
(d) có phản ứng vì Si  2NaOH đac  H2O  Na 2SiO3  3H2 
(e) có phản ứng Si  F2  SiF4
(f) có phản ứng SO2  2H2S  2H2O  3S 
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là 5
Đáp án A
Câu 62:
nCO2 = 0,15 mol ; nH2O = 0,175 mol ; nN2 = 0,025 mol
X+ NaOH → 1 muối HN – CH2-COONa nên X là H2N – CH2 –COOH hoặc là peptit chỉ tạo từ glyxin
hoặc là este
+) Nếu X là glyxin thì bảo toàn N có nX = 2nN2 = 0,05 mol => nCO2 = 2nX= 2.0,05 = 0,1 mol≠0,15 mol =>
loại
+) X là peptit của glyxin thì X có dạng (H2N – CH2-COOH)n - (n-1)H2O
Bảo toàn N có n.nX= 2nN2 = 0,05 mol nx = 0,05 : n (mol)
Bảo toàn C có nCO2 = 2n.nx= 2n.0,05 : n = 0,1+0,15 mol => loại
+) X là este của glyxin thì
Bảo toàn N có nX=2nN2 = 0,05 mol
Số C = nCO2 : nX= 0,15 : 0,05 = 3 và số H= 2nH2O : nX = 2.0,175 : 0,05 = 7
– X là C3H7O2N
X+ NaOH → H2N-CH2-COONa → X là H2N – CH2 – COOCH3
Đáp án D
Câu 63:
Phương pháp:
Tính theo PTHH 3Fe  8HNO3  3Fe  NO3 2  4H2O  2NO 
Hướng dẫn giải:
nNO(đktc) = 2,24 :22,4 = 0,1 (mol); nFe dư = 5,6 : 56= 0,1 (mol)

3Fe + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2 + 4H2O + 2NO
0,15 
0,15 
0,1 mol
→ b = mFe(NO3)3 = 0,15.180 = 27g
Và a = nFe pư + nFe dư = 0,15 + 0,1 = 0,25 mol
Đáp án C
Câu 64:
Phương pháp:
Dựa vòa kĩ năng viết PTHH, chú ý đến dữ kiện đề bài cho phản ứng chất nào dư hay phản ứng diễn ra ở
nhiệt độ nào từ đó viết được sản phẩm chính xác.
Hướng dẫn giải:
(a) tạo 2 muối vì Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
(b) tạo 2 muối vì Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
(c) chỉ tạo 1 muối vì 2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc, nóng → 3Fe2(SO4)3 + 10H2O + SO2
(d) tạo 2 muối Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O và Cu +Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
–> số thí nghiệm tạo ra hai muối là 3
Đáp án C
Câu 65:
Phương pháp: Xem lại bài crom và hợp chất của crom
Hướng dẫn giải:


A sai vì Cr2O3 chỉ tan được trong NaOH đặc nóng hoặc nóng chảy
B,C,D đúng
Đáp án A
Câu 66:
Phương pháp: Viết PTHH xảy ra, chú ý NH3 có khả năng tạo phức với đồng
Hướng dẫn giải:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
2NH3 + FeCl2 + 2H2O → 2NH4Cl + Fe(OH)2
2NH3 + CuCl2 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4Cl
4NH3 + Cu(OH)2 +[Cu(NH3)4](OH)2 (phức tan)
Đáp án C
Câu 67:
Giả sử X chứa ion CO32 thì X không thể chứa Mg2+ và H  X có K+ và NH 4
Bảo toàn điện tích có nanion còn lại  2n CO2  n NH4  n K → nanion còn lại = 0,25 + 0,15 – 2.0, 15 = 0,1
3

→ anion còn lại phù hợp là Cl
Đáp án D
Câu 68:
Phương pháp: dịch các chất ngược lại theo sơ đồ
Từ cao su Buna tìm được G sau đó suy luận tìm B
Từ Poli (metyl acrylat) tìm được E sau đó suy luận tìm được D,C
Cuối cùng tìm được A
Hướng dẫn giải:

→ Tên gọi của A là etyl metacrylat.
Đáp án B
Câu 69:
Phương pháp: Xem lại bài chất béo SGK hóa 12


Hướng dẫn giải:
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) sai vì đây là phản ứng một chiều
(d) sai vì tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

→ có 2 phát biểu đúng
Đáp án D
Câu 70:
Vì n1>n2 nên 1 trong 2 chất X,Y tạo kết tủa với NaOH nhiều hơn NH3
A sai vì TN 1 tạo kết tủa Cu(OH)2 còn TN 2 chỉ tạo kết tủa Al(OH)3 → n1 = n2
D sai vì TN1 tạo kết tủa Cu(OH)2 còn TN 2 chỉ tạo kết tủa Al(OH)3 → n1 = n2
B có n1 = nCu(OH)2 = nCuCl2 và n2 = 0 => không thỏa mãn
C có n1 = nCuCl2 + nFe(NO3)2 > n2 = nFe(NO3)2 và n3 = nAgCl + nAg = 2nCuCl2 + nFe(NO3)2 > n2
Đáp án C
Câu 71:
Khí Z chứa NO và H.
Ta có : dZ/H2 = 11 → MZ = 11.2 =22 (g/mol)
n Z  x  y  0, 28
 x  0, 2 mol


Z có nNO = x mol và nH2 = y mol thì ta có hệ phương trình sau : 
30x  2y
M Z  x  y  22  y  0, 08 mol

PTHH: 4H  NO3  3e  2H2O  NO
2H  2e  H2

10H  NO3  8e  3H2O  NH4
2H  O2  H2O

Mg  Mg 2  2e
O  2e  O2
Bảo toàn khối lượng có mx + mKHSO4 = mmuối + mkhí Z+ mH2O
→50,82 + 1,8.136 = 275,42 + 22.0,28 + mH2O → mH2O = 14,04 gam → nH2O = 0,78 mol

1,8  2.0, 08  0, 78.2
Bảo toàn H ta có n KHSO4  2n H2O  4n NH  2n H2  n NH 
 0, 02 mol
4
4
4
Theo PTHH có n H 4n NO  2n O  2n H2  10n NH 1,8  4.0, 2  2n O  2.0,08  10.0,02
4

→ nO= 0,32 mol nên nFe3O4 = 0,08 mol
Bảo toàn electron: 2nMg = 2nO + 2nH2 +8nNH4+ +2nFe3O4 → nMg =0,54 mol
→ % mMg = 25,50%
Đáp án D
Câu 72:
M có số liên kết pi + vòng là (2.10 – 14 + 2): 2 = 4 → M có chứa 4 liên kết pi trong đó có 3 liên kết pi ở
gốc COO
X là este có 60 nên X là trieste → X làm dung dịch đổi màu xanh nên X là ancol ba chức
Vì M+ NaOH→Y,Z, T là muối có số C tăng dân và có 1 liên kết pi ở gốc muối –→ số C  7  X là
glixerol
Với X là glixerol → CTHH của M là


A đúng
B sai vì chất Y chỉ tham gia trán bạc 1 lần
C đúng vì CH = CH-COOCH3
D đúng
Đáp án B
Câu 73:
Mg
dd Y : 96,55gam muoi

Al


H 2SO4
X


V  3,92
0,725mol
ZnO

Z
:



d Z/H2  9

Fe  NO3 

2
- Xét khí Z: nZ = 3,92 : 22,4 = 0,175 mol
MZ = 9.2 = 18g. Vì có 1 khí hóa nâu ngoài không khí → khí đó là NO và khí còn lại là H2
> nNO+ nH2 = 0,175 mol và mz = 30nNO + 2nH2 = 18.0,175 = 3,15g
=> nNO = 0,1 ; NH2 = 0,075 mol
- Bảo toàn khối lượng : mX + mH2SO4 = m muối + mZ + mH2O
=> mH2O = 38,55 +0,725.98 – 3,15 – 96,55 = 9,9g => nH2O= 0,55 mol
Bảo toàn nguyên tố H: 2nH2SO4 = 4nNH4 + 2nH2 + 2nH2O → 2.0,725 = 4nNH4 + 2.0,075 +2.0,55
=> nNH4 = 0,05 mol
4H  NO3  3e  2H2O  NO

2H  2e  H2
10H  NO3 8e  3H2O  NH4
2H  O2  H2O

Bảo toàn H có : nH+ pứ = 4nNO + 2nH2 + 2nO(X)+ 10nNH4
-> nO(x) = 0,2 mol = nZnO (Bảo toàn nguyên tố Oxi)
- Bảo toàn Nito : nNO + nNH4 = 2nFe(NO3)2 => nFe(NO3)2 = 0,075 mol
- Ta có : mX= mAl + mMg + mZnO + mFe(NO3)2=> 24nMg + 27nAl = 8,85g
Và : n = 3nAl+ 2nMg = 2nH2 + 8nNH4 + 3nNO = 0,85 mol
(Vì có H2 nên H+ dư phản ứng với kim loại => chỉ có Fe2+ trong dung dịch)
=> nAl= 0,15 ; nMg = 0,2 mol
Đáp án B
Câu 74:
Qua đồ thị ta thấy thứ tự PTHH xảy ra là :
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3 (1)
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3 (2)
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(A1O2)2 + 4H2O (3)
Tại thời điểm 0,3 mol Ba(OH)2 thì chỉ xảy ra phản ứng (1) nBa(OH)2 = 3nAl2(SO4)3
→ nA12(SO4)3 = 0,3 : 3 = 0,1 mol
Tại thời điểm 0,6 mol Ba(OH)2 thì xảy ra cả 3 phản ứng → kết tủa tạo thành rồi hòa tan hoàn toàn
Al(OH)3


→ nBa(OH)2 = 3nA12(SO4)3 + 3/2 . nA1C13 + 1/2 . nAl(OH)3 (3)
→ 0,6 = 3.0,1 + 3/2. nAlCl3 + 1/2.(0,1.2 + nAlCl3) → nA1C13 = 0,1 mol
Khi đó lượng kết tủa thu được chỉ có BaSO4 : 0,3 mol ( bảo toàn S) → x = 233.0,3 = 69,9 gam
Tại thời điểm kết tủa max thì xảy ra phản ứng (1) và (2)
Có mkết tủa = mAl(OH)3 + mBaSO4 = (0,1.2 + 0, 1).78 + 233.0,3 = 93,3 → y = 93,3 gam
→ x+y= 163,2 gam
Đáp án B

Câu 75:
*Trộn 200 ml dung dịch Y (chứa y mol OH) với 200 ml HCl 0,2M và H2SO4 0,15M
nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,2.0,2 +2.0,2.0,15 = 0,1 mol
pH = 13 => pOH = 14 – 13 = 1 => [OH-] = 0,1M
OH- + H+ → H2O
Bđ:
y
0,1
Pư:
0,1  0,1
Sau:
y-0,1 0
→ [OH ] =y-0,1.0,4=0,1 → y=0,14
=> 400 ml dung dịch Y chứa 0,28 mol OH*Hòa tan m gam hỗn hợp X {Na, K, Ba, 0: x mol} + H2O → Y{Na+, K+, Ba2+, OH: 0,28 mol} + H2: 0,07
BT electron: nNa + nK+ 2nBa = 2nO + 2nH2 => nNa + nK + 2nBa = 2x + 2.0,07 (1)
BTĐT: n Na   n K  2n Ba 2  n OH  n Na  n K  2n Ba  0, 28  2 
Từ (1) và (2)=> 2x + 2.0,07 = 0,28 =>x= 0,07 mol
=> mO = 0,07.16 = 1,12 gam => mX = 1,12 : 8,75 .100 = 12,8 gam gần nhất với 13 gam
Đáp án B
Câu 76:
Phương pháp: Chất khử là chất nhường e, có số oxi tăng sau phản ứng.
Viết các PTHH xảy ra, chọn các phản ứng mà C có số oxi hóa tăng sau phản ứng sẽ thỏa mãn
Hướng dẫn giải:
PTHH :
C + H2O → CO + H2
3C + 4A1 → Al4C3
3C + 2KClO3 + 2KCl + 3CO2
C + 2H2 → CH4
2C + Ca → CaC2
C + O2 + CO2

2C + SiO2 → 200 + Si
3C + 4HNO3 → 3CO2 + 4NO +2H2O
C+ 2H2SO4 đặc → CO2 + 2H2O + SO2
C + CO2 → 2CO
Cacbon đóng vai trò chất khử trong các phản ứng tác dụng với H2O (hơi), KClO3,O2, SiO2, HNO3 (đặc),
H2SO4 (đặc), CO2.
→ có 7 phản ứng C đóng vai trò là chất khử
Đáp án A
Câu 77:
Khí X chứa CO, CO2, O2 có M = 32
Trong 0,1 mol X có chứa CO2 (0,02), CO ( a) và O2 (b)
=> nX = 0,02 + a + b = 0,1 và mX = 0,02.44 + 2Na + 32b = 0,1.32


=> a = 0,06 và b = 0,02
=> nO = 0,02.2 + a + 2b = 0,14
=> nAl = 2/3. no = 0,28/3
Tỉ lệ : 0,1 mol X tương ứng với 2,52 gam Al
3kmol X => mAl = 75,6 kg Al
Đáp án B
Câu 78:
nXen. Trinitrat = 297 : 297 = 1 kmol
Phản ứng : C12H19O8(OH)3 + 3HONO2 → C12H19O8(NO3)3 + 3H2O
Mol
1 k mol
3 kmol  1 k mol
nxenlulozo LT= nxenlulozo TTé .H% => nxenlulozo TT = 1.100 : 90 = 1,11 k mol
=> mxenlulozo thực tế = 162.1,11 = 180 kg
Đáp án D
Câu 79:

A+ XNaOH → Muối + H2O ( x là số mắt xích aa )
Bảo toàn khối lượng có mA + mNaOH = mmuối + mH2O=> mtăng = mNaOH - mH2O bay đi
Mà nH2O= nA = 0,1 mol => mNaOH = 78,2 + 18.0,1 = 80g => nNaOH = 2 mol
=> nNaOH pứ = 1/2 nNaOH = 1 mol
> x = 10 => số liên kết peptit = 10 – 1 = 9
Đáp án A
Câu 80:
Sau khi trộn thì CM[AgNO3]= 1,6 : 2 = 0,8M và CM[Cu(NO3)2]=0,6M
→ 200 ml dung dịch X chứa nAgNO3 = 0,2.0,8 = 0,16 mol và nCu(NO3)2 = 0,2.0,6 = 0,12 mol
Khi cho 0,1 mol Al vào thì thứ tự phản ứng là :
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3 Ag
0,16/3 0,16
0,16
2A1 + 3Cu(NO3)2 → 2A1(NO3)3 + 3Cu
0,14/3 → 0,07
→ 0,07 mol
=> chất rắn thu được có 0,07 mol Cu và 0,16 mol Ag → mrắn = 0,07.64 + 0, 16.108=21,76 gam
Đáp án B



×