Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 hóa học THPT đào duy từ hà nội lần 4 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.82 KB, 13 trang )

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
THPT ĐÀO DUY TỪ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – LẦN 4
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 40 câu )
Mã đề: 132

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137;
Br = 80
Câu 41(TH): Để thu được 1,344 lít khí H2 đktc, cần dùng bao nhiêu gam Na tác dụng với nước dư:
A. 0,69 gam
B. 2,76 gam
C. 1,38 gam
D. 2,07 gam
Câu 42(NB): Cho các chất: NaOH, NaHS, HNO3, (NH4)2CO3, Glyxin, Zn(OH)2, Al2(SO4)3. Có bao nhiều
chất trong số trên vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 43(NB): Sản xuất Al trong công nghệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al 2O3, ngoài quặng
bôxít người ta còn phải dùng thêm 1 loại quặng nào khác để làm tăng tính dẫn điện, giảm nhiệt độ nóng
chảy của hỗn hợp điện phân và tránh cho Al mới sinh ra khỏi bị Oa oxy hóa
A. hematit
B. đôlômít
C. xiđêrit
D. criolit
Câu 44(NB): Dãy kim loại nào sau đây lần lượt là kim loại nhẹ nhất, kim loại cứng nhất, kim loại dẫn


điện tốt nhất:
A. Li, Cr, Cu
B. Li, Cr, Ag
C. Al, Fe, Cu
D. Na, Fe, Cu
Câu 45(NB): Polime nào sau đây vừa có thể tạo thành do phản ứng trùng ngưng vừa có thể tạo thành do
phản ứng trùng hợp
A. cao su buna
B. thủy tinh hữu cơ (Plexiglas)
C. Nilon – 6
D. Nilon - 6,6
Câu 46(VD): Cho FeCl3 tác dụng vừa đủ với Na2CO3 trong dung dịch. Kết thúc phản ứng, lọc được 5,35
gam kết tủa, cô cạn nước lọc được bao nhiêu gam chất rắn khan
A. 7,02 gam
B. 7,605 gam
C. 8,775 gam
D. 9,36 gam
Câu 47(NB): Cho các chất: saccarozo, amilozo, xenlulozo, mantozo. Có bao nhiêu chất trong dãy chất
trên bị thủy phân trong môi trường axit chỉ thu được a glucozo
A. 4.
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 48(NB): Cho các chất : Valin(a), alanin(b), anilin ( c); phenol (d); lysin (e); đimetyl amin (g);
glyxin(h). Chất nào trong dãy chất trên không làm đổi màu quỳ tím
A. a, b,c,d, h
B. a,b,d,g,e
C. c,d,g,e, h
D. c,d, a,b,g
Câu 49(TH): Nhận xét nào sau đây đúng

A. Có thể dùng quỳ tím để phân biệt 2 dung dịch Na2S và NaOH có cùng nồng độ
B. Hai chất phenol và anilin đều không làm thay đổi màu quỳ tím
C. Hòa tan phèn nhôm K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào nước sẽ tạo thành kết tủa và làm cho nước có
môi trường bazo
D. Phản ứng Na2CO3 trung hòa dung dịch HCl có phương trình ion thu gọn là H  OH  H2O
Câu 50(NB): Cho các oxit axit, oxit bazo, oxit lưỡng tính:
a) CuO;
b) NO2;
c) SiO2 ;
d) CrO3;
e) Na2O;
g) Cr2O3;
h) MgO;
k) Cro.


Chất nào trong số trên là oxit bazo
A. a,c,e,g
B. b,c,g
C. d,g,k
D. a,e,h,k
Câu 51(TH): Nung nóng 10,92 gam gam magie cacbonat với hiệu suất 80%, kết thúc phản ứng thu được
bao nhiêu gam chất rắn
A. 7,28 gam
B. 6,344 gam
C. 6 gam
D. 5,2 gam
Câu 52(NB): Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Luyện thép là quá trình khử oxy trong gang
B. Ăn mòn kim loại là quá trình kim loại bị các chất trong môi trường xung quanh oxy hóa

C. Sản xuất kim loại là quá trình khử các hợp chất của kim loại thành kim loại
D. Luyện gang là quá trình khử oxit Fe thành Fe ở nhiệt độ cao
Câu 53(NB): Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ có màn ngăn đã xảy ra
A. Sự khử H2O ở catot
B. Sự oxi hóa Cl ở catot
C. Sử khử Na+ ở anot
D. Sự oxi hóa H2O ở anot
Câu 54(TH): Ở điều kiện thích hợp, nhóm chất, dung dịch nào sau đây có xảy ra phản ứng
a) Fe(NO3)2 + HCl
b) CuS + H2SO4 loãng
c) NH3 + dd CuSO4
d) FeCl3 + AgNO3
e) NaClrắn +H2SO4 đặc
g) NaNO3 + H2SO4
h) SO2 + H2SO4 đặc
k) H2S + FeCl2
A. c, d, g, k
B. a, c, d, k
C. b, c, e, k
D. a, c, d, e
Câu 55(TH): Xà phòng hóa hoàn toàn chất nào sau đây không tạo thành một muối và một ancol
A. Đimeyl oxalat
B. Etylen địaxetat
C. Phenyl fomat
D. Benzyl benzoat
Câu 56(NB): Cho các kim loại : Ba, Fe, K, Mg, Cu, Na, Ca, Zn, Al. Trong số trên có bao nhiêu kim loại
là kim loại kiềm?
A. 2
B. 4
C. 5

D. 3
Câu 57(NB): Quá trình nào sau đây là sự khử
A. FeO – Fe2(SO4)3
B. NH3 → NO
C. RCHO → RCOOH
D. KMnO4 → Mn2+
Câu 58(TH): Ở điều kiện như nhau, Fe bị ăn mòn nhanh nhất trong pin điện hóa do 2 kim loại nào sau
đây tạo thành
A. Fe và Zn
B. Fe và Sn
C. Cu và Fe
D. Fe và Mg
Câu 59(TH): Cho HCl vào nước cứng toàn phần, kết quả là
A. Độ cứng toàn phần giảm, độ cứng tạm thời tăng, độ cứng vĩnh cửu giảm
B. Độ cứng toàn phần tăng độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu đều giảm
C. Độ cứng toàn phần tăng độ cứng tạm thời giảm và độ cứng vĩnh cửu tăng
D. Độ cứng toàn phần không đổi, độ cứng tạm thời giảm, độ cứng vĩnh cửu tăng
Câu 60(NB): Cho các chất : glucozo, amilozo, mantozo, saccarozo, amylopectin, fructozo, xenlulozo. Có
bao nhiêu chất trong số trên không thể bị thủy phân
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 61(TH): Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành các sản phẩm gồm: natri axetat
và chất hữu cơ X. Chất X vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, vừa phản ứng với Na giải phóng
A. CH3– COO – CH=CH – CHO
B. CH3 – COO – CH2 – CH2 – CHO
C. CH3 – COO – CH = CH – COO CH3
D. CH3COOCH2 – CH2 – CH2OH
Câu 62(TH): Nhận xét nào sau đây không đúng

A. Sữa chua là protein của sữa bị đông tụ trong môi trường axit (do đường sữa lên men axit)
B. Rau là xenlulozo, không cung cấp năng lượng cho con người
C. Lên men giấm là quá trình oxy hóa C2H5OH thành CH3COOH
D. Lên men rượu là quá trình oxy hóa đường glucozo nhờ oxy trong không khí


Câu 63(VD): Hòa tan hết 6,84 gam Al2(SO4)3 vào 180 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch X. Sục
hết 1,12 lít CO2 (đktc) vào dung dịch X được bao nhiêu gam kết tủa
A. 2,34 gam
B. 3,12 gam
C. 2,73 gam
D. 2,184 gam
Câu 64(TH): Không xảy ra phản ứng giữa hai chất trong cặp chất nào sau đây
A. Metyl amoniclorua và anilin
B. Amoniac và amoni clorua
C. NaOH và metylamoni hydrosunfat
D. Axit glutamic và HCl
Câu 65(TH): Chất nào sau đây có đồng phân cis –trans và khi xà phòng hóa tạo thành sản phẩm có tham
gia phản ứng tráng bạc
A. CH3 – CH = CH – COOCH3
B. CH3 – CH2 – COO – CH=CH2
C. CH3 – COO – CH = CH – CH3
D. CH3 – CH = CH – COO C2H5
Câu 66(VD): Amino axit X có công thức CHNOLN tác dụng hoàn toàn với C2H5OH trong môi trường
bão hòa HCl được chất hữu cơ Y. Xử lí Y bằng dung dịch chứa 0,24 mol NaOH vừa đủ. Sau khi phản
ứng, cô cạn dung dịch thu được 18,66 gam chất rắn. Khối lượng mol của chất X ban đầu là
A. 117
B. 75
C. 89
D. 103

Câu 67(VD): Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam một chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,8 gam
B. 18,24 gam
C. 16,68 gam
D. 18,38 gam
Câu 68(VD): Cho m gam một este X mạch hở hai chức, tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,6 mol
NaOH. Kết thúc phản ứng được 11,04 gam hỗn hợp hai ancol mạch hở và chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ
cao tới phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp chất rắn Z và 1,92 gam một khí. Nhỏ từ từ từng giọt HCl vào Z
cho tới khi bắt đầu sủi bọt khí thì dùng hết 0,36 mol HCl. Giá trị của m là
A. 19,2 gam
B. 25,6 gam
C. 16 gam
D. 22,4 gam
Câu 69(VD): Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và 0,025 mol Mg tác dụng với dung dịch chứa 0,01
mol Fe(NO3)3 và 0,02 mol Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp X gồm dung dịch Y và 1,28
gam một kim loại. Cho thêm vào Z 0,1 mol HCl, phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc)
và dung dịch M. Cho M tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,21 gam
B. 20,34 gam
C. 12,56 gam
D. 14,89 gam
Câu 70(VD): Cho m gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng hoàn toàn với dung
dịch NaOH thu được hỗn hợp Y gồm 3 hợp chất hữu cơ trong phân tử mỗi chất đều có 2 nguyên tử
cacbon. Toàn bộ Y tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 1,1772 gam Ag. Giá trị của m là
A. 0,9765 gam
B. 0,8762 gam
C. 0,4905 gam
D. 0,7848
Câu 71(VD): X là Trieste của một ancol no mạch hở và 3 axit cacboxylic mạch hở đơn chức. Đốt cháy

hoàn toàn a mol X thu được b mol CO2 và c= 0,5 mol H2O. Biết rằng b = c = 5a. Mặt khác a mol X phản
ứng tối đa với dung dịch chứa 0,15 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn 5,92 gam X cần V lít khí O2 đktc. Giá trị
của V là
A. 5,712 lít
B. 4,032 lít
C. 7,616 lít
D. 4,3008 lít
Câu 72(VD): Cho từ từ dung dịch chứa y mol HCl vào dung dịch chứa x mol Na2CO3 cho tới khi ngừng
sủi bọt khí thu được dung dịch Z. Cho X phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 3y mol chất
kết tủa T. Quan hệ của x, y là
A. y=x
B. y = 3/2 x
C. x=2y
D. y=2x
Câu 73(VD): Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al, Fe2O3 ( không có không khí) thu được 36,15
gam hỗn hợp X. Chia X thành 2 thành phần
Phần 1: Tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 1,68 lít H2 đktc và 5,6 gam chất rắn không tan
Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong 850 ml dung dịch HCl 2M được 3,36 lít NO đktc và dung dịch chỉ chứa
m gam muối.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần đúng của m là


A. 113
B. 103
C. 20
D. 40
Câu 74(VD): Hòa tan 8,4 gam Fe trong dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 đặc, nóng đến phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan.
Giá trị của V và m lần lượt là
A. 5,6 và 27,6

B. 5,04 và 30
C. 4,48 và 22,8
D. 4,48 và 27,6
Câu 75(VD): Cho x mol hỗn hợp hai kim loại M và N tan hết trong dung dịch có y mol HNO3 được khí
Z và dung dịch chứa các ion M2+ và N3+ và NO3 trong đó số mol NO3  2,5 lần tổng số mol 2 ion kim
loại. Cho biết x : y= 8: 25. Khí Z là
A. N2
B. N2O
C. NO2
D. NO
Câu 76(VD): Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe cho vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 được chất
rắn Y gồm 3 kim loại và dung dịch . Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 6,384 lít
SO2 (đktc) – sản phẩm khử duy nhất. Cho NaOH dư vào Z thu được kết tủa T. Nung T trong không khí
đến khối lượng không đổi thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn . % khối
lượng Fe ban đầu là
A. 57,23%
B. 60,87%
C. 62,35%
D. 65,24%
Câu 77(TH): Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N tác dụng được với hỗn hợp Fe + HCl
tạo ra 1 amin bậc một. CTCT của X là
A. NH2 – C2H4 – COOH
B. NH2 – CH2COOCH3
C. CH3CH2CH2NO2
D. CH2 = CH – COONH4
Câu 78(VD): Hỗn hợp X gồm 0,2 mol Alanin và 0,1 mol polipeptit. Toàn bộ X phản ứng hết 0,7 mol
NaOH được 73,5 gam hỗn hợp muối của alanin và glyxin. Đốt cháy toàn bộ X ban đầu được m gam tổng
khối lượng CO2 + H2O. Giá trị của m là
A. 110,7 gam
B. 232,2 gam

C. 223,4 gam
D. 242,8 gam
Câu 79(VDC): Nung nóng m gam hỗn hợp gồm FeS2 và FeS trong bình kín chứa lượng bằng 0,725 mol
O2 vừa đủ. Áp suất khí trong bình là P. Kết thúc phản ứng thu được chất rắn X, áp suất khí trong bình sau
khi đưa về nhiệt độ ban đầu là P2 0,12 mol CO nung nóng phản ứng hết với X được hỗn hợp chất rắn Y.
0,09 mol Cl2 phản ứng hết với Y được hỗn hợp chất rắn Z. Hòa tan hết Z trong dung dịch HCl được 46,62
gam muối khan. Cho biết P1 = 1,25 atm. Giá trị P2 là
A. 0,825 atm
B. 0,862 atm
C. 1,15 atm
D. 0,105 atm
Câu 80(VD): Các chất X đều là hợp chất thơm, a mol X phản ứng vừa hết a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt
khác a mol X phản ứng với Na dư được 22,44 lít khí H2 đktc. Chất X nhỏ nhất có khối lượng mol là
A. 110
B. 122
C. 124
D. 110
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


ĐÁP ÁN
41-B

42-B

43-D

44-B

45-D


46-C

47-B

48-A

49-B

50-D

51-B

52-A

53-A

54-D

55-C

56-A

57-D

58-C

59-D

60-D


61-B

62-D

63-B

64-B

65-C

66-B

67-A

68-A

69-D

70-D

71-C

72-C

73-A

74-D

75-B


76-B

77-C

78-A

79-B

80-C

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 41:
nH2(đktc) = 1,344:22,4 = 0,06 (mol)
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
0,12

0,06 (mol)
→ mNa = 0,12.23 = 2,76 g
Đáp án B
Câu 42:
Chất trong số trên vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là NaHS,
(NH4)2CO3, Glyxin, Zn(OH)2 → có 4 chất


người ta còn phải dùng Na3AlF6 để làm tăng tính dẫn điện, giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp điện
phân và tránh cho Al mới sinh ra khỏi bị O2 oxy hóa → tên quặng đó là criolit

Đáp án D
Câu 44:
Dãy kim loại nào sau đây lần lượt là kim loại nhẹ nhất, kim loại cứng nhất, kim loại dẫn điện tốt nhất: Li,
Cr, Ag
Đáp án B
Câu 45:
Polime vừa có thể tạo thành do phản ứng trùng ngưng vừa có thể tạo thành do phản ứng trùng hợp là
nilon - 6
Điều chế bằng cách trùng hợp từ caprolactam

Điều chế bằng cách trừng ngưng từ axit C-amino caproic
t ,p, xt
 – (NH – [CH2]5 – CO )n – + nH2O
nH2N – [CH2]5 – COOH 
Đáp án D
Câu 46:
nFe(OH)3 = 0,05 mol
PTHH: 2FeCl3 + 3Na2CO3 +3H2O → 6NaC1+ 2Fe(OH)3↓ + 3CO2 ↑
0,15 ← 0,15
(mol)
cô cạn thu được mrắn = mNaCl = 0,15.58,5 = 8,775 g
Đáp án C
Chú ý: muối Fe2(CO3)3, Al2(CO3)3, Al2S3, Fe2S3 không bền bị thủy phân thành hidroxit và axit tương ứng
Câu 47:
Thủy phân trong môi trường axit:
saccarozo →  -glucozo +  -fructozo
0


amilozo →  -glucozo

xenlulozo →  -glucozo
mantozo →  -glucozo
Vậy chỉ có 2 chất thủy phân trong môi trường axit chỉ thu được a glucozo là: amilozo và mantozo
Đáp án C
Câu 48:
Chất trong dãy chất trên không làm đổi màu quỳ tím là: Valin (CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH) (a),
alanin (H2N CH2-COOH)) (b), anilin (C6H5NH2 (c); phenol (C6H5OH) (d) glyxin (H2N-CH2-COOH) (h)
2 chất còn lại là Lysin (H2N-[CH2]3-CH(NH2)-COOH) (e) và đimetyl amin (CH3)2NH (g) làm quỳ tím
chuyển sang màu xanh
Đáp án A
Câu 49:
A sai vì cả hai đều chuyển màu xanh
B đúng
C sai vì phèn làm nước có môi trường axit
D sai vì phương trình ion thu gọn là CO32  2H  H2O  CO2
Đáp án B
Câu 50:
Chất nào trong số trên là oxit bazo là a) CuO; e) Na2O; h) MgO; k) CrO.
Đáp án D
Câu 51:
nMgCO3 = 0,13 mol
MgCO3 → MgO + CO2
Vì hiệu suất 80% nên thực tế nMgCO3 phản ứng = 0,13.0,8 = 0,104 mol
→ chất rắn sau phản ứng có MgO : 0,104 mol và MgCO3 ; 0,026 mol
→ mrắn = 6,344 g
Đáp án B
Câu 52:
A sai vì luyện thép là quá trình oxy hóa các nguyên tố phi kim (C,S, Si, Mn...)có trong gang thành oxit rồi
biến thành xỉ và tách ra khỏi thep.
B,C, D đúng

Đáp án A
Câu 53:
Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ có màng ngăn đã xảy ra
Tại K (-) H2O  2e  2OH  H2
Tại A(+): 2Cl  Cl2  2e
A đúng
B sai do diễn ra tại A
C sai do Na+ không bị khử
D sai do diễn ra tại K và là sự khử
Đáp án A
Câu 54:
a) 9Fe(NO3)2 +12HCl → 4FeCl3 + 5Fe(NO3)3 + 3NO↑ + 6H2O
b) CuS + H2SO4 không phản ứng
c) 2NH3 + CuSO4 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + (NH4)2SO4


d) FeCl3 + AgNO3 → Fe(NO3)3 +3 AgCl↓
e) 2NaClrắn +H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HCl↑
h) không cư
k) không cư
Đáp án D
Câu 55:
Xà phòng hóa hoàn toàn chất nào sau đây không tạo thành một muối và một ancol là phenyl fomat
HCOOC6H5 + NaOH → HCOONa + C6H3OH (phenol)
Đáp án C
Câu 56:
Kim loại là kim loại kiềm: K, Na → có 2 kim loại
Đáp án A
Câu 57:
Sự khử là sự nhận electron

Fe 2 –Fe+3 + le >>A xảy ra sự oxh
N + N2 +5e + B xảy ra sự oxh
C+1 + CH3 + 2e → C xảy ra sự oxh
Mn-7 +5e+Mn2 + D xảy ra sự khử
Đáp án D
Câu 58:
Ở điều kiện như nhau, Fe bị ăn mòn nhanh nhất trong pin điện hóa do 2 kim loại nào sau đây tạo thành:
Cu và Fe
Vì trong hai kim loại thì kim kim loại mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước mà Fe > Cu
Đáp án C
Câu 59:
Nước cứng tạm thời có chứa nhiều ion: Mg2+, Ca2+, HCO3
Nước cứng vĩnh cửu có chứa nhiều ion: Mg2+, Ca2+, C1 , SO24
Nước cứng toàn phần là nước cứng chứa Mg 2 , Ca 2 , HCO3 , C1 , SO42
Khi thêm HCl vào thì H+ +HCO3- → H2O + CO2↑
=> làm giảm nồng độ HCO3, tăng nồng độ Cl– độ cứng tạm thời giảm và độ cứng vĩnh cửu tăng
Và độ cứng toàn phần không đổi
Đáp án D
Câu 60:
Chất trong số trên không thể bị thủy phân là glucozo, fructozo → có 2 chất
Đáp án D
Câu 61:
A sai vì CH3COOCH=CH–CHO + NaOH → CH3COONa + HỌC – CH2 – CHO → không tác dụng với
Na được
B đúng CH3 – COO – CH2 – CH2 – CHO + NaOH → CH3COONa + OH – CH2–CH2–CHO tác dụng cả
với Na và có phản ứng tráng bạc
C sai vì CH3 – COO – CH=CH–COOCH3 + NaOH → CH3COONa + HOC – CH2 – COONa + CH3OH
D sai vì CH3COOCH2–CH2–CH2OH +NaOH→ CH3CHOONa + HO – CH2 –CH2-CH2–OH không có
khả năng tráng bạc
Đáp án B

Câu 62:


A đúng
B đúng vì trong cơ thể không có enzyme chuyển xenlulozo thành đường để tiêu thụ
C đúng
D sai vì lên men nhờ oxy trong điều kiện thiếu oxy
Đáp án D
Câu 63:
nA12(SO4)3 = 0,02 mol; nNaOH = 0,18 mol
PTHH:
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3
Trước PƯ 0,02 mol
0,18 mol
Sau PƯ
0
0,06 mol
0,04 mol
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Trước PƯ 0,04 mol
0,06 mol
Sau PƯ
0
0,02 mol
0,04 mol
Khi thêm 0,05 mol CO2 vào thì :
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H20
0,01 ← 0,02
NaAlO2 + CO2 +2H2O → NaHCO3 +Al(OH)3
0,04

0,04
0,04
→ mkết tủa = mAl(OH)3 = 0,04.78 = 3,12 g
Đáp án B
Câu 64:
A xảy ra pư : CH3NH3Cl + C6H5NH2 → C6H5NH2Cl + CH3NH2↑
B không xảy ra phản ứng
C xảy ra pư NaOH + CH3NH3HSO4 → NaHSO4 + CH3NH2 + H2O
D xảy ra phản ứng HCl + H2NC3H5(COOH)2 → CH3N – C3H5(COOH)2
Đáp án B
Câu 65:
A sai vì sản phẩm tạo ra là CHCH3 – CH=CH-COONa và CH3OH không có phản ứng tráng bạc
B không có đồng phân hình học → sai
C đúng CH3-COO-CH=CH-CH3 + NaOH + CH3-COONa + CH3-CH2-CHO (có pư tráng bạc)
D sai vì sản phẩm tạo ra CH3 - CH=CH-COONa và C2H5OH không có phản ứng tráng bạc
Đáp án C
Câu 66:
Gọi số nhóm chức COOH trong CTPT của X là a thì X có CT dạng H2N – R (COOH) thì
H2N - R (COOH)a + HCl + C2H5OH → H3N Cl- R (COOC2H5)a
H3NCl-R (COOC2H5 )a +(a+1)NaOH → H2NR (COONa)a +NaCl + aC2H5OH + H2O
→ nNaOH = (a + 1)ny → nX = 0,24 : (a+1)
mrắn = mH2NR (COONa)a + mNaCl = nX(16+R+67a) +58,5.nX
0, 24
→18,66 =
(16+R+67a +58,5)
a 1
→18,66a +18,66 =17,88+16,08a+ 0,24R
→ 0,24R – 2,58a – 0,78 = 0
Với a= 1 thì R = 14 → X là H2N – CH2–COOH: M = 75 g
Với a = 2 thì R = 24,75

Đáp án B
Câu 67:


n NaOH
=0,02 mol
3
PTHH TQ: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Bảo toàn khối lượng có mchất béo + nNaOH= mmuôi + mC3H5(OH)3 + mmuối = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,8
gam
Đáp án A
Câu 68:
X+ NaOH → muối + hỗn hợp ancol → muối có dạng R(COONa)2 (1)
→ hỗn hợp rắn Y có muối và có thể có NaOH
Nung Y thì : R(COONa)2 + 2NaOH → RH2 + 2Na2CO3
Nếu Z thu được chỉ có Na2CO3 : Na2CO3 + HCl → NaCl + NaHCO3
→ nNa2CO3 = 0,36 mol → 2nNa2CO3 > nNaOH→ không thỏa mãn
→ Z có NaOH, Na2CO3 với số mol lần lượt là a và b mol:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Na2CO3 + HCl → NaCl + NaHCO3
Bảo toàn Na có a + 2b = nNaOH ban đầu = 0,6 mol
nHCl = a+b=0,36 mol nên b = 0,24 mol và a = 0,12 mol
Xét muối trong Y có nR(COONa)2 = ½ nNa2CO3 = 0,12 mol → nRH2 =0,12 mol → MRH2 = 1,92 : 0,12 = 16
→ khí là CH4 → muối là CH2(COONa)2 : 0,12 mol → bảo toàn Na thì rắn Y có 0,6 – 0,12.2 = 0,36 mol
NaOH
Bảo toàn khối lượn cho phản ứng (1) có:
mX + mNaOH = mmuối + mNaOH + mancol
→ m +0,6.40 = 0,12.148 +0,36.40 + 11,04
→ m= 19,2 g
Đáp án A

Câu 69:
Vì mkim loại= 1,28 = mCu =0,02.64 → kim loại chỉ có Cu → dung dịch chỉ chứa Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2
Ta có nMg(NO3)2 = 0,025 mol( =nMg)
Bảo toàn điện tích có 2nFe2+ + 2nMg2+ = nNO3- → 2.0,025 +2 nFe2+ = 0,03.3+ 0,02.2= 0,13 → nFe2+ = 0,04
mol
Z+ HCl thì 3Cu  8H  2NO3  3Cu 2  2NO  4H2O

Ta có nC3H5(OH)3 =

Trước PƯ
Sau PƯ

0,02
0,1 0,13
0
0,467 0,117
3Fe2  4H  NO3  3Fe3  NO  2H2O

Trước PƯ: 0,04 0,0467 0,117
Sau PƯ
0,005 0
0,105 mol
Dung dịch Y chứa 0,005 mol Fe2+, 0,035 mol Fe3+, 0,1 mol Cl-; 0,025 mol Mg2+; 0,02 mol Cu2+; 0,105
mol NO3 M+ AgNO3 thì Fe2+ + Ag+ → Fe3+ +Ag
Ag+ +Cl- → AgCl
→m = mAg + mAgCl= 0,005.108 +0,1.143,5 = 14,89 g
Đáp án D
Câu 70:
nAg = 0,0109 mol
Vì X+ NaOH → 3 hợp chất hữu cơ nên X là este



Vì sản phẩm đều có 2C và có phản ứng tráng bạc nên sản phẩm không có muối của HCOOH mà phải có
anđehit CH3CHO nên CH3CHO → 2Ag → nCH3CHO = 0,0109 : 2=0,00545 mol
→ X là C2H5 – OOC – COO CH=CH2 : 0,00545 mol → m = 0,00545. 144=0,7848 g
Đáp án D
Câu 71:
Áp dụng công thức tính độ bất bão hòa k đối với 1 chất hữu cơ CxHyOz: a (mol)
n CO2  n H2O
bc
5a
Ta có n X 
a 
a 
 k  6 → X có 6 liên kết pi trong đó có 3 liên kết pi
k 1
k 1
k 1
trong nhóm COO, 3 liên kết pi trong gốc axit
→ X + 3Br2 → nX = 0,15:3=0,05 mol = a
→ b = 5a +c=5.0,05 + 0,5 = 0,75 mol
X + O2 → CO2 +H2O
Bảo toàn O có 6nX+ 2nO2 = 2nCO2 + nH2O = 2.0,75 + 0,5 =2 => nO2 = (2 – 6.0,05): 2 = 0,85 mol
Bảo toàn khối lượng mX + mO2 = mCO2 + mH2O+ mX + 0,85.32 = 0,75.44 + 0,5.18 +mX= 14,8 g
5,92 g X có n= 5,92 : 14,8 . 0,05 = 0,02 mol
→nO2 = 0,02 : 0,05 . 0,85 = 0,34 mol → V = 7,616 lít
Đáp án C
Câu 72:
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl
HCI + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2

→nCO2 = y - x mol
Dung dịch X thu được chứa NaHCO3 và NaCl. Cho dd Z vào Ba(OH)2 dư chỉ xảy ra pư giữa NaHCO3 và
Ba(OH)2 theo tỉ lệ 1: 1
NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O
Ta thấy bảo toàn C t
hì nCO2 + nBaCO3 = nNa2CO3 → y - x + 3y=x → x=2y
Đáp án C
Câu 73:
Ta có Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
Vì hỗn hợp X có khả năng phản ứng với NaOH tạo khia H2 nên X có chứa Al → X không còn Fe2O3
Phần 1: đặt số mol Al là x mol, số mol của Al2O3 là y mol thì số mol Fe là 2y mol
X+ Ba(OH)2 thì 2Al + Ba(OH)2 +2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
AlO + Ba(OH)2 → Ba(A1O2)2 + H2O
→ nH2 = 3/2 . x=0,075 mol → x=0,05 mol
mrắn = mFe = 56.2y = 5,6 →y=0,05 mol → mphần 1 = 0,05.27 + 0,05.102 +0,1.56 = 12,05 g
→ mphần 2= 36,15 – 12,05 = 24,1 g → mphần 2 : mphần 1 = 2: 1
→ phần 2 có 0,1 mol Al, 0,1 mol Al2O3 và 0,2 mol Fe
Phần 2: 4H+ + NO3 + 3e → H2O + NO
2H+ + O2- → H2O
nNO = 0,15 mol → nH+ =0,15.4 + 0,1.3.2=1,2 mol < nHNO3 = 1,7 mol nên còn phản ứng tạo NH4+
10H + 8e + NO3 → 3H2O + NH4+
0,5 mol 0,4
0,05 mol
Bảo toàn N có nNO3(muối) = nHNO3 – nNO – nNH4 = 1,7 – 0,15 – 0,05 = 1,5
→ dung dịch thu được có Al3+: 0,3 mol; Fe2+ : z mol thì Fe3+ : 0,2 –z (mol); NO3- : 1,5 mol
→ mmuối = 0,3.27+ 0,2.56+ 1,5,62 = 112,3
Đáp án A


Câu 74:

nFe = 8,4: 56 = 0,15 mol
Đặt số mol Fe2+ và Fe3+ là x và y mol thì x+y = 0,15 mol
Bảo toàn e có 2nSO2 = 2x + 3y
Bảo toàn S có nH2SO4 = nSO2 + nFeSO4 + 3nFe2(SO4)3
2x  3y
3y
 0, 4 
x
2
2
→ 2x + 3y = 0,4
> x= 0,05 mol và y= 0,1 mol
→ nSO2 = 0,2 mol → V = 4,48 lít
mmuối = 152x + 400:y:2 = 27,6 g
Đáp án D
Câu 75:
Gọi số mol M2+ và N3+ lần lượt là a và b mol
Bảo toàn điện tích có n NO  2n M2  3n N3  2,5  a  b   2a  3b  a  b
3

Gọi khí thoát ra có số oxy hóa là n thì N5   5  n  e  N n
Bảo toàn N có n N n = nHNO3 = nNO3(muối) =y – 2,5(a +b)=y - 2,5x
Bảo toàn e có (5-n).nN+X = 2a + 3b = 2,5x → (5-n)(y - 2,5x)= 2,5x
Vìx:y=8 : 25 → y = 3,125x + (5 – n) (3,125x – 2,5x) = 2,5x → n=1
→ khí Z là N2O
Đáp án B
Câu 76:

Gọi số mol Mg là x; Fe trong Y là y và Fe trong Z là z
→ mX = 24x + 56y + 562 = 9,2 (1)

Bảo toàn e: 2x + 3y + 2z = 2nSO2 = 2.0,285 = 0,57 (2)
mchất rắn = 40x + 80z= 8,4 (3)
giải hệ (1), (2) và (3) => x=0,15 ; y= 0,07 ; z = 0,03
→ %Fe = (0,1.56.100)/9,2 = 60,87%
Đáp án B
Câu 77:
Vì X+ Fe + HCl → Amin bậc 1 nên X có nhóm NO2
→ X là CH3CH2CH2NO2
CH3CH2CH2NO2 + 6[H] → CH2CH2CH2NH2 +2H2O
Đáp án C
Câu 78:
Xét X+ NaOH thì Ala + NaOH → muối + H2O (1)
Polipeptit + nNaOH + muối + H2O(2)
nNaOH(2)= 0,7 – 0,2 =0,5 mol + nNaOH(2) : npeptit = 5:1 → penta peptit
Xét hỗn hợp muối thu được có muối ala =x và nmuối gly =y thì 111x + 90y = 73,5


nNaOH = 0,7 =x+y → x = 0,4 mol và y=0,3 mol
→ peptit + NaOH → (0,4-0,2 = 0,2 (mol) muối của ala và 0,3 (mol) muối của gly
→ peptit là (Ala)2(Gly)3 : (C3H7O2N)2(C2H5ON)3 – 4H2O = C12H21O6N5
X+ O2 thì C3H7O2N → 3CO2 + 7/2 H2O
C12H21O6N5 → 12CO2 + 21/2 H2O
→ m = mCO2 + mH2O = 44.(3.0,2 +0,1.12) +18(7/2.0,2 +0,1.21/2 ) = 110,7 gam
Đáp án A
Câu 79:
Đặt số mol của FeS2 và FeS lần lượt là a và b mol
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
4FeS + 7O2 → 2Fe2O3 +4 SO2
→ nO2 = 0,725 = 11/4. a + 7/4.b(1)
+X chỉ có Fe2O3 → Quy đổi X thành Fe và O thì số mol là 2x và 3x mol. Ta có


Bảo toàn e có 2nO + 2nCl2 = 2nFe2+ + 3nFe3+ + 2nCO
Đặt nFe3+ là y mol thì nFe2+ là (2x-y) mol → 2.3x + 0,09.2=2.(2x -y) +3y+ 2.0,12
Ta có mmuối = 46,62 = 127(2x-y)+ 162,5-y
→ x= 0,15 mol và y= 0,24 mol
Bảo toàn Fe có nFeS2 + nFeS = nFe3+ + nFe2+ = 0,3 = a + b (2)
Giải (1) và (2) có a= 0,2 mol và b=0,1 mol
Bảo toàn S có nSO2 = 2a +b = 0,5 mol
p
p
p
1, 25
Vì trong bình kín dung tích nhiệt độ không đổi nên 1  2 
 2  p2  0,862
n1 n 2
0, 725 0, 05
Câu 80:
X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 → X có 1 nhóm OH đính vòng (để X có khối lượng nhỏ nhất)
X + Na → H2
nH2(đktc) = 22,4a :22,4 = a (mc
→ nH(linh động)= 2nH2 = 2a (mol)
→ nH(linh động) : nX=2: 1 → X có 2 trung tâm phản ứng với Na
Để X có khối lượng mol nhỏ nhất X có 1 nhóm OH ancol
→ CTCT X có khối lượng nhỏ nhất là OH - C6H4-CH2OH → M = 124
Đáp án C



×