CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO
DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON ĐÁP ỨNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI
Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Ở nước ngoài
Trực quan trong dạy học là một nguyên tắc của lý luận
dạy học. Trực quan dạy học đóng vai trò minh họa trong bài
giảng của giáo viên, giúp học sinh nói chung và đặc biệt là trẻ
mầm non nói riêng nhận biết được sự vật, hiện tượng. Chính
vì vậy, công tác quản lý TBGD đã được nhiều tổ chức và cá
nhân nghiên cứu.
Nhà giáo dục học vĩ đại người Tiệp Khắc J.A.Komenski
(1592-1679) đã đặt nền móng đầu tiên cho dạy học trực quan,
với quan điểm cơ bản là: Dạy học được bắt đầu từ việc quan
sát sự vật, hiện tượng, quá trình. Trong tác phẩm: “Phép dạy
học vĩ đại” ông viết: “Cài gì có thể chi giác được hãy để cho
nhìn, cái nghe được hãy để cho nghe....đó là quy tắc vàng đối
với trẻ em, đối với dạy học..” [1 ].Vì thế, bắt đầu dạy học
không thể từ sự giải thích bằng lời về các sự vật mà phải bằng
sự quan sát trực tiếp chúng. Như vậy trái hẳn với lối dạy học
kinh viện, nhồi sọ và bắt học sinh học thuộc lòng còn phổ
biến thời kỳ đó. Nhà giáo dục lỗi lạc Thụy sĩ J.H.Pestalossi
(1946-1877) đã phát triển nguyên tắc dạy học trực quan của
Komenski với tư tưởng chỉ rõ mối quan hệ giữa tri giác cảm
tính với sự phát triển tư duy, Pestalossi đã đưa ra yêu cầu tổ
chức quan sát sự vật hiện tượng trong quá trình dạy học xuất
phát từ những quy luật tâm lý của trẻ em [8].
Bên cạnh đó nhà giáo dục người Nga Usinski (18241870) và các học trò của ông tiếp tục phát triển nguyên tắc
dạy học trực quan dựa trên những thành tựu mới về tâm lý
học và sinh lý học.Ông khẳng định: “Trực quan dạy học là cái
ban đầu là nguồn gốc của tri thức, cảm giác cung cấp tài liệu
cho hoạt động trí tuệ ...” [38]
. Cảm giác cung cấp tài liệu
cho hoạt động trí tuệ Usinski viết: “Không có cái gì có thể
giúp anh san bằng bức tường ngăn cách giữa giáo viên và học
sinh như là việc anh đưa cho học sinh xem một bức tranh và
giải thích nó....đứa trẻ suy và cảm nhận hình dạng, màu sắc,
âm thanh bằng các giác quan của chúng” [38].
Vai trò của phương tiện trực quan dạy học không chỉ
dừng lại ở việc giúp học sinh nhận biết hiện tượng mà còn
giúp học sinh nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng.
Một trong những đại diện của tư tưởng này phải kể đến nhà
tâm ly học A.N.Leonchiev (1903-1979) . Ông đại diện cho
trường phái tâm lý học Xô Viết hiện đại, trong hệ thống tư
tưởng của mình về hoạt động và hoạt động trí óc, Leonchiev
đã đưa ra cơ sở tâm lí học của nguyên tắc dạy học trực quan:
“Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học có thể cho
học sinh tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng hay hình
tượng của chúng, từ đó hình thành những khái niệm, quy luật,
lý thuyết; ngược lại, có thể từ việc lĩnh hội những tri thức lý
thuyết trước rồi xem xét những sự vật, hiện tượng cụ thể
sau.Trong việc vận dụng nguyên tắc này bao giờ cũng đảm
bảo mối quan hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu
tượng” [2].
Ở Việt Nam
Từ trước đến nay, nhất là qua những năm đổi mới, cải
cách giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận về
quản lý cơ sở vật chất nói chung và TBGD nói riêng nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành, đó
là các đề tài như: Tài liệu nghiên cứu của Tô Xuân Giáp
(1997), Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội;
Nguyễn Lương (1995), Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy
học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội; Lê Thị Bính (2008),
Biện pháp quản lí việc sử dụng phương tiện dạy học của hiệu
trưởng nhằm nâng cao kết quả dạy học ở các trường tiểu học
quận Tây Hồ - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ tại Đại học Sư phạm
Hà Nội; Đỗ Thị Hường (2011), Quản lí phương tiện dạy học
của Hiệu trưởngtrường trung học cơ sở ở huyện An Dương,
Thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ tại Đại học Sư phạm
Hà Nội; Lê Đình Hợi (2011), Biện pháp quản lí phương tiện
dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông
huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ tại Đại học Sư
phạm Hà Nội; Lê Ngọc Thu, Vương Thị Phương Hạnh
(2010), Quản lý và bảo quản thiết bị dạy học ở trường trung
học cơ sở, Tạp chí thiết bị giáo dục số 53, 54 [3,4,5,6,7,9].
Qua tìm hiểu các nghiên cứu trên tác giả nhận thức sâu
sắc hơn vai trò của TBGD đối với đổi mới giáo dục và nâng
cao chất lượng dạy học, giáo dục trong các nhà trường. Các
nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp quản lý TBGD
như nâng cao chất công tác đầu tư CSVC, đổi mới công tác
quản lý hiệu quả sử dụng, bảo quản. Tuy nhiên các giải pháp
không thể áp dụng vào tất cả các cấp học, các địa phương, các
nhà trường, bởi vì mỗi địa phương, mỗi nhà trường có những
nét riêng về thực trang, điều kiện khác nhau. Mặt khác ở bậc
học mầm non vấn đề quản lý thiết bị giáo dục trong các
trường mầm non chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu. Trong khi đó, TBGD đối với bậc học mầm non là 1 trong
những vấn đề đặc biệt quan trọng, bởi vì đối với giáo dục
mầm non thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được coi như những cuốn
sách giáo khoa của trẻ, là nguồn tri thức, phương tiện truyền
tải thông tin và điều khiển những nhận thức trong quá trình
giáo dục trẻ, chính những thiết bị đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ
thỏa mãn nhu cầu vui chơi, trẻ được thao tác, được hoạt động,
trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, từ đó giúp
trẻ phát triển toàn diện. Chính vì vậy tác giả đi sâu nghiên cứu
đề tài “Quản lý thiết bị giáo dục trong các trường mầm non
huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đáp ứng chương trình
giáo dục mầm non mới” nhằm cụ thể các yêu cầu về quản lý
TBGD như: Đầu tư, trang bị, sử dụng, bảo quản TBGD, quy
định trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc: Tổ chức nghiệm
thu và tiếp nhận TBGD; phải coi trọng đúng mức việc bảo
quản, bảo dưỡng TBGD; phải có các loại sổ quản lý và sử
dụng TBGD; việc sắp xếp TBGD phải đảm bảo tính khoa học
thuận tiện cho việc sử dụng, quản lý và kiểm kê; phải mua
sắm bổ sung các TBGD đã tiêu hao hàng năm; kiểm kê thiết
bị định kỳ, đột xuất.... Qua đó đưa ra các biện pháp quản lý
cần thiết và khả thi để nâng cao hiệu quả trang bị, sử dụng,
bảo quản thiết bị giáo dục từ đó góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục, đáp ứng được chương trình giáo dục mầm non mới
hiện nay.
Khái niệm
Quản lý
Quản lý là nhân tố không thể thiếu được trong đời sống
và sự phát triển của xã hội. Loài người đã trải qua nhiều thời
kỳ phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nên cũng
trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau. Các triết gia, các
nhà chính trị từ thời cổ đại đến nay đều coi trọng vai trò của
quản lý trong sự ổn định và phát triển của xã hội. Nó là một
phạm trù tồn tại khách quan và là một tất yếu của lịch sử. Ở
mỗi góc độ tiếp cận, người ta có thể đưa ra một số quan niện
về khác nhau về quản lý.
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: Quản lý là
“phương thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ
thốn, bao gồm hệ thống ràng buộc về hành vi đối với mọi đối
tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý
của cơ cấu và đưa vào hệ thống sớm đạt được mục tiêu”[10].
Theo quan điểm kinh tế học, nhà kinh tế học người mỹ
Frederic Wiliam
Taylor (1856-1915) người Mỹ cho rằng “Quản lý là nghệ
thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế
nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” và “ mỗi loại công việc
dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải quản lý chặt
chẽ” [12].
Với quan điểm của điều khiển học, quản lý là "chức năng
của những hệ có tổ chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã
hội, kỹ thuật…) nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt
động. Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan, làm cho
hệ vận hành và phát triển"[10].
Quan niện về quản lý của một số nhà khoa học Việt
Nam:
+ Tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì cho rằng: "Quản lý là
tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập
thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm
thực hiện được những mục tiêu dự kiến"[13].
+ Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: "Quản lý là quá trình
tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản
lý nhằm đạt được mục tiêu chung" [14].
+ Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng:
“Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu
quản lý một hệ thống nhằm đạt được nhiều mục tiêu nhất ”
[16].
Phân tích quan niệm của các nhà khoa học về quản lý
trên tôi rút ra khái niệm quản lý sau đây làm cơ sở cho nghiên
cứu thực tế của đề tài này: Quản lý là tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý
thông qua việc thực hiện các nội dung quản lý nhằm đạt
được mục tiêu quản lý trong điều kiện môi trường luôn biến
động.
Quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau:
Chủ thể quản lý
Mục tiêu quản lý
Nội dung quản lý
Đối tượng quản lý
Quá trình quản lý
Thiết bị giáo dục và thiết bị giáo dục trong trường
mầm non
Thiết bị giáo dục
TBGD là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sư
phạm, góp phần quyết định chất lượng giáo dục trong nhà
trường. TBGD chính là chiếc cầu nối gắn kết giữa giáo dục và
người được giáo dục. Trong cấu trúc của quá trình giáo dục
thì TBGD thuộc phương tiện giáo dục.
Hiện nay tùy theo mục đích sử dụng mà người ta dùng
nhiều thuật ngữ với TBGD với những nội hàm khác nhau.
Nếu coi TBGD là điều kiện thực hiện mục đích dạy
học thì các TBGD bao gồm: sách giáo khoa, tài liệu dạy
học, phương tiện kĩ thuật máy móc, TBGD đó là những điều
kiện để thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học.
Nếu coi TBGD như là những đối tượng vật chất được sử
dụng để điều khiển nhận thức của người học thì TBGD bao
gồm: Một tập hợp đối tượng vật chất mà được giáo viên sử
dụng với tư cách là phương tiện điều khiển con người hoạt
động nhận thức của người học; còn đối với học sinh là nguồn
cung cấp tri thức cần lĩnh hội, là thứ tạo ra trí thức, kỹ năng,
kỹ xảo phục vụ mục đích giáo dục.
Nếu coi TBGD như khách thể vật chất đóng vai trò phụ
trợ mục đích giáo dục thì TBGD bao gồm tập hợp các khách
thể vật chất (vật chất và tinh thần) đóng vai trò phụ trợ để
thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá
trình giáo dục – huấn luyện gọi là TBGD
Từ những phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa
TBGD như sau:
TBGD là tất cả các phương tiện vật chất, kỹ thuật và
sản phẩm khoa học – công nghệ được huy động vào các
hoạt động giáo dục, đóng vai trò là một thành tố của quá
trình dạy học qua đó thực hiện hiệu quả các nội dung dạy
học nhằm đạt được mục đích giáo dục đã đề ra.
Thiết bị giáo dục trong trường mầm non
Đối với giáo dục mầm non thì hoạt động chủ đạo của trẻ
mẫu giáo là hoạt động vui chơi, hoạt động chủ đạo của nhà trẻ
là hoạt động với đồ vật, trẻ học bằng chơi, chơi mà học.
Chính vì vậy thiết bị giáo dục là 1 trong những vấn đề đặc
biệt được quan tâm bởi vì đối với giáo dục mầm non thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi được coi như những cuốn sách giáo khoa
của trẻ, là nguồn tri thức, phương tiện truyền tải thông tin và
điều khiển những nhận thức trong quá trình giáo dục trẻ,
chính những thiết bị đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ thỏa mãn nhu
cầu vui chơi, trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm,
được thể hiện những nhu cầu cá nhân, từ đó giúp trẻ phát triển
toàn diện
Thiết bị giáo dục trong trường mầm non đóng vai trò
vừa là phương tiện giảng dạy, vừa là công cụ luyện tập,vừa là
đối tượng của nhận thức. Nó là một nhân tố không thể được
trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình giáo dục.
Theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT
ngày 11tháng 02 năm 2010 về việc Ban hành danh mục đồ
dùng đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục
mầm non; Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT, ngày 19 tháng 9
năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại
Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu
dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số
02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thiết bị dạy học bao gồm:
Đồ dùng, thiết bị dạy học, đồ chơi, học liệu, sách, tài liệu,
băng đĩa nhằm đảm bảo cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ, góp
phần thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non [20,21].
Trong việc trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ
chơi cho trẻ theo quan điểm “ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ”
giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sáng
tạo,thiết kế các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ đảm bảo an toàn, phù
với nhu cầu,khả năng, hứng thú của cá nhân mỗi trẻ.
Từ những phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa
TBGD trong trường mầm non như sau:
TBGD trong trường mầm non là các phương tiện, đồ
dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ mầm non do được đầu tư
mua sẵn và do giáo viên tự làm được đưa vào các hoạt động
giáo dục, đóng vai trò là một thành tố của quá trình dạy học
qua đó thực hiện hiệu quả các nội dung dạy học nhằm đạt
được mục đích giáo dục đã đề ra.
Quản lý thiết bị giáo dục
Dựa trên khái niện quản lý và khái niện thiết bị giáo dục
và thiết bị giáo dục trong trường mầm non được trình bày ở
phần trên thì có thể hiểu: Quản lý hoạt động liên quan đến
TBGD là tác động có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản
lý lên các hoạt động trang bị, bảo quản, sử dụng TBGD
nhằm đạt được mục tiêu dạy học trong điều kiện môi trường
luôn biến động.
Quản lý TBGD trong trường mầm non cần có tính cộng
đồng trách nhiệm, có cơ chế phối hợp và điều hành sự phối hợp
cụ thể, đặt dưới sự quản lý của Nhà nước về giáo dục.Trong đó
sự phân định vai trò cụ thể, quy định trách nhiệm đối với từng
thành viên tham gia trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Đây
là vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý TBGD.
Thiết bị giáo dục và vấn đề thực hiện chương trình
giáo dục mầm non mới
Thiết bị giáo dục là một thành tố cơ bản của quá trình
giáo dục trẻ mầm non đáp ứng yêu cầu của chương trình
giáo dục mầm non mới
Quá trình giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có
hệ thống của nhà giáo dục đến các đối tượng giáo dục, thông
qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng với những nội dung,
những hình thức và các phương pháp giáo dục phù hợp với
đặc điểm tâm lí lứa tuổi để hình thành cho họ những phẩm
chất của người công dân theo yêu cầu của xã hội và thời đại.
TBGD là một trong những thành tố của quá trình giáo dục
được thể hiện qua sơ đồ sau:
Mục tiêu giáo dục
Quản lý
Người dạy
Nội dung giáo dục
Người học
Phương pháp giáo
dục
TBGD
- Vị trí của TBGD trong quá trình giáo dục
TBGD giúp cho mục đích, kết quả giáo dục dễ đạt được
hơn, giúp cho nội dung giáo dục dễ thực hiện hơn và cả quá
trình giáo dục của nhà giáo dục lẫn người được giáo dục cũng
diễn ra thuận lợi hơn. TBGD không chỉ minh họa hoặc trực
quan hóa các nội dung dạy học mà còn chứa đựng nội dung
giáo dục, hơn nữa TBGD có mối khăng khít với phương pháp
dạy học.
Chính vì vậy TBGD là một thành tố cơ bản của quá trình
giáo dục nói chung và là một thành tố cơ bản của quá trình
giáo dục trẻ mầm non rói riêng đáp ứng được yêu cầu của
chương trình giáo dục mầm non mới.
Chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay được xây
dựng dựa trên những thay đổi về nhu cầu, sự phát triển của
trẻ trong những năm gần đây và dựa trên những xu hướng đổi
mới giáo dục mầm non trên thế giới và trong nước. Chương
trình đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối
tượng trẻ. Chương trình giáo dục mầm non mới có độ mở rất
cao, giúp giáo chủ động lựa chọn các nội dung, hình thức,
phương pháp, đồ dùng dạy học phù hợp với từng hoạt động
đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ và phù hợp với điều kiện
cụ thể ở địa phương và nhóm lớp. Chú trọng đến việc trẻ “học
như thế nào” hơn là “học cái gì”, coi trọng quá trình hơn là
kết quả hoạt động. Trẻ học một cách tích cực qua tìm hiểu,
trải nghiệm thông qua đồ dùng trực quan, đồ chơi. Coi trọng
tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động: Tạo môi trường kích
thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo và phát triển phù hợp
với từng cá nhân trẻ, xây dựng các khu vực hoạt động, tận
dụng các điều kiện, hoàn cảnh sẵn có của địa phương, sử dụng
các nguyên vật liệu sẵn có nhằm tăng cường ở trẻ tính chủ
động, tích cực hoạt động, đảm bảo trẻ “học mà chơi, chơi mà
học. Để đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục
mầm non mới thì TBGD thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cần được
coi như những cuốn sách giáo khoa của trẻ, là nguồn tri thức,
phương tiện truyền tải thông tin và điều khiển những nhận
thức trong quá trình giáo dục trẻ, chính những thiết bị đồ
dùng, đồ chơi giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, trẻ được
thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những
nhu cầu cá nhân, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện [18,19].
Hoạt động thiết bị giáo dục trong các trường mầm
non đáp ứng chương trình giáo dục mầm non mới
Hoạt động thiết bị giáo dục trong các trường mầm non
đáp ứng chương trình giáo dục mầm non mới gồm :
Hoạt động trang bị thiết bị giáo dục
Hoạt động sử dụng thiết bị giáo dục
Hoạt động bảo quản thiết bị giáo dục
Hoạt động trang bị thiết bị giáo dục trong các trường
mầm non đáp ứng chương trình giáo dục mầm non mới
Để đáp ứng thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm
non hiện nay các trường mầm non rất quan tâm đến việc đầu
tư các thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ. TBGD vừa là
nguồn tri thức, vừa là phương tiện chứa đựng chuyển tải
thông tin và điều khiển hoạt động nhận thức của trẻ.
Hoạt động trang bị TBGD đòi hỏi sự phối hợp trách
nhiệm giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh. Với đặc thù của
giáo dục mầm non thì đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ do
nhà trường đầu tư ( Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và
do phụ huynh đóng góp) chiếm tỷ lệ 50%, còn 50% đồ dùng
dạy học, đồ chơi của trẻ là do giáo viên tự sáng tạo. Đồ dùng
đồ chơi phải đảm bảo đảm bảo các yêu cầu: An toàn, thẩm mĩ
đẹp, phù hợp nội dung chương trình giáo dục mầm non, phù
hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp với cá nhân mỗi trẻ, mặt khác
đồ dùng giúp trẻ gợi mở được nhiều ý tưởng chơi sáng tạo...
Tóm lại, hoạt động trang bị TBGD cần đảm bảo các yêu
cầu sau đây:
Trang bị đầy đủ các loại TBGD cơ bản theo quy định tại
TT 02, 34 của Bộ GD&ĐT Ban hành danh mục thiết bị đồ
dung, đồ chơi tối thiểu cho trẻ mầm non, đảm bảo đủ để dạy
trẻ theo các nội dung giáo dục trẻ trong Chương trình giáo dục
mầm non Bộ GD&ĐT ban hành.
Đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa TBGD công nghiệp và TBGD
tự làm phù hợp với mỗi cá nhân trẻ.
Đảm bảo yêu cầu bền, an toàn, thẩm mĩ đẹp.
Tần suất sử dụng cao, đồ dùng đồ chơi khai thác được
nhiều chức năng sử dụng, cách cho trẻ chơi khác nhau nhằm
giúp giáo viên linh hoạt trong việc thực hiện chương trình
giáo dục mầm non mới.
Đảm bảo giá cả hợp lý.
Phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học theo quan
điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Hoạt động sử dụng thiết bị giáo dục trong các trường
mầm non đáp ứng chương trình giáo dục mầm non mới
Trong giáo dục mầm non thì việc sử dụng thiết bị, đồ
dùng dạy học , đồ chơi là một yêu cầu quan trọng đối với giáo
viên mầm non. Để đạt được mục tiêu chương trình giáo dục
mầm non mới thì yêu cầu của việc lựa chọn các đồ dùng, thiết
bị, đồ chơi để để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ phải cần
hướng vào khả năng, nhu cầu riêng của mỗi cá nhân trẻ. Mặt
khác đồ dùng, thiết bị đồ chơi đưa vào tổ chức các hoạt động
cho trẻ phải đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của
mỗi loại đồ dùng.
Như vậy, để sử dụng có hiệu quả TBGD đáp ứng được
chương trình giáo dục mầm non mới cần đảm bảo các yêu cầu
sau đây:
Sử dụng TBGD phù hợp với mỗi độ tuổi.
Lựa chọn TBGD phù hợp với từng hoạt động tổ chức
cho trẻ.
Bố trí vị trí để các TBGD trong giờ hoạt động học tập,
vui chơi mang tính mở, vừa tầm của trẻ, dễ lấy, dễ thấy, dễ
cất.
Đưa TBGD vào từng thời điểm trong hoạt động giáo dục
trẻ phù hợp.
Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng TBGD trong tổ chức
hoạt động giáo dục trẻ. Luân chuyển, luân phiên sử dụng
TBGD trong cùng trường, cùng khối tuổi.
Phối kết hợp các TBGD phù hợp để tổ chức hiệu quả
hoạt động giáo dục trẻ.
Kiểm tra việc thực hiện sử dụng TBGD trong tổ chức
các hoạt động cho trẻ.
Hoạt động bảo quản thiết bị giáo dục trong các trường
mầm non đáp ứng chương trình giáo dục mầm non mới
Để các TBGD đảm bảo bền đẹp, có chất lượng thì công
tác bảo quản rất cần thiêt. Hoạt động bảo quản thiết bị giáo
dục trong các trường mầm non đáp ứng chương trình giáo dục
mầm non mới cần đảm bảo các yêu cầu sau :
Có một phòng phụ riêng để cất, giữ các thiết bị đồ dùng
dạy học, đồ chơi theo các lĩnh vực phát triển trong chương
trình giáo dục mầm non.
TBGD được sắp đặt khoa học dễ lấy, cất. Mỗi khu
vực, giá, kệ, tủ phải có các ký hiệu, đường dẫn rõ ràng
( Đối với TBGD dành cho giáo viên cần ghi rõ tên thiết bị
đồ dùng, đối với đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần rõ ký hiệu).
Các phương tiện bảo quản như: tủ, giá, hòm, kệ…
chống mối mọt, có đầy đủ phương tiện phòng cháy chữa
cháy.
TBGD phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi
sử dụng, định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa,
Bảo quản TBGD theo chế độ quản lý tài sản của nhà
nước như: thực hiện chế độ trách nhiệm theo quy chế quản
lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê tài sản định kỳ, hàng
năm.
Kiểm tra chất lượng bảo, số lượng còn sử dụng được,
số lượng hỏng, mất... Khi mất mát, hỏng hóc phải có biện
pháp xử lý thích hợp.
Đối với các thiết bị đồ dùng dạy học đồ chơi dùng
chung cần có hệ thống sổ sách quản lý việc mượn trả TBGD
của giáo viên để nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo quản, giữ
dìn thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
Quản lý thiết bị giáo dục trong các trường mầm non
đáp ứng chương trình giáo dục mầm non mới
Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một tổ hợp các hoạt động tất yếu
của chủ thể quản lý,nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
Mọi hoạt động của quản lý đều được hiện thông qua các
chức năng quản lý. Nếu không xác định được các chức năng
quản lý thì chủ thể sẽ không thể đưa tổ chức đạt đến được
mục tiêu. Hoạt động quản lý nói chung có 4 chức năng như
sau:
Chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là việc xác định các mục tiêu của tổ chức,
đồngthời xác định con đường, các cách thức và biện pháp
cùng các nguồn lực đáp ứng để đạt được các mục tiêu. Thực
hiện chức năng kế hoạch hóa nhằm xây dựng các kế hoạch
hoạt động của tổ chức và của cá nhân người quản lý.
Chức năng tổ chức
Chức năng tổ chức nhằm hình thành cơ cấu tổ chức quản
lý cùng các mối quan hệ giữa chúng. Đó là quá trình phân
công, phân bổ, sắp xếp và phối hợp các nguồn lực để đạt được
các mục tiêu. Nhờ tổ chức có hiệu quả mà người quản lý có thể
điều phối các nguồn lực, vật lực để thực hiện thành công các
kế hoạch đề ra. Vì vậy, cơ cấu tổ chức là một yếu tố không thể
thiếu và là nguyên nhân của mọi sự thành công hay thất bại
của tất cả các cơ quan, đơn vị.
Chức năng chỉ đạo
Khi kế hoạch đã được xây dựng, cơ cấu tổ chức quản lý
đã được hình thành thì chủ thể quản lý phải chỉ đạo và hướng
dẫn cấp dưới thực hiện kế hoạch để từng bước đi đến mục
tiêu. Chỉ đạo chính là quá trình thực hiện các tác động điều
khiển, dẫn dắt, gây ảnh hưởng đến các thành viên, các bộ
phận trong tổ chức để hướng mọi công việc đạt đến mục tiêu
chung. Người quản lý phải truyền đạt và giải thích rõ mục
tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ,trách nhiệm và quyền hạn cho từng
bộ phận và từng các nhân, đồng thời phải tổ chức, tập hợp,
liên kết, động viên họ thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ
được tổ chức phân công.
Chức năng kiểm tra
Chức năng kiểm tra rất quan trọng trong công tác quản
lý nhằm đánh giá đúng kết quả của hoạt động, phát hiện các
lệch lach, sai sót trong quá trình thực hiện, từ đó tìm ra các
nguyên nhân và biện pháp khắc phục, sửa chữa, đảm bảo cho
kế hoạch đề ra được thực hiện thành công. Thông qua việc
kiểm tra giúp người quản lý xác nhận kết quả, động viên
khích lệ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ,vì thế người quản lý