Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.39 KB, 46 trang )

I. Tên hồ sơ dạy học:
Chủ đề “Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc Việt Nam (Từ nguồn gốc
đến đầu thế kỉ XIX) ” (SGK Lịch sử 10)
II. Mục tiêu thực hiện chủ đề
1. Nội dung chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề
- Để giúp học sinh hiểu được quá trình mở rộng diện tích lãnh thổ đất nước qua
các thời kỳ kỳ lịch sử, và có hình chữ “S” như ngày nay.
- Để có được thành quả đó, song song với việc mở đất là công cuộc giữ đất của
cha ông – biểu hiện cụ thể nhất là thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm trong suốt giai đoạn lịch sử này.
- Giúp học sinh biết được các bộ phận cấu thành nên lãnh thổ của nước ta, tầm
quan trọng về phạm vi lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng
hiện nay.
- Bồi đắp thêm tinh thần yêu nước, ca ngợi truyền thống đấu tranh anh dũng
của cha ông, tăng thêm niềm tự hào, lòng biết ơn, quý trọng những thành quả mà các
thế hệ đi trước đã để lại.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm của mỗi công dân trong việc bảo
vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức các môn học để giải quyết những
vấn đề thực tiễn.
Với những mục đích đó, chủ đề “Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc Việt
Nam (Từ nguồn gốc đến đầu thế kỉ XIX)” được xây dựng từ các môn học sau:
- Môn Lịch sử: Từ các bài Lịch sử 10, học kỳ II:
+ Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, mục 1 (Quốc gia Văn
Lang – Âu Lạc).
+ Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế
kỉ IITCN đến đầu thế kỉ X), mục I.1 (Chế độ cai trị - a. Tổ chức bộ máy cai trị)
+ Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp
theo), mục 2 (Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu).

1




+ Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế
kỉ X đến thế kỉ XV), mục II.3 (Hoạt động đối nội và đối ngoại).
+ Bài 19: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (X – XV).
+ Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI –
XVIII, mục 2 (Đất nước bị chia cắt).
+ Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp tống nhất đất nước bảo vệ tô quốc
cuối thế kỉ XVIII, mục I (Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước),mục
2 (Các cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XVIII).
+ Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, dưới triều Nguyễn ( Nửa đầu
thế kỉ XIX), mục 1 (Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao).
- Môn Quốc phòng – an ninh (Tích hợp liên môn) Bài 3 (Bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ và biên giới quốc gia), tiết 1: mục I.1 (Lãnh thổ quốc gia) chương trình
Quốc phòng an ninh lớp 11, học kỳ I.
- Môn Địa lí ( Tích hợp lồng ghép): Bài 2 (Vi trí địa lí, phạm vi lãnh thổ) SGK
Đia lí 12 học kì I, mục 3 ( Ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ).
- Môn Giáo dục công dân (Tích hợp lồng ghép): Bài 14 (Chính sách quốc
phòng an ninh), chương trình Giáo dục công dân lớp 11, học kì II. Mục 3.(Trách
nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng an ninh).
- Môn Văn học (Tích hợp lồng ghép): Tìm các bài thơ có nội dung khẳng
định chủ quyền lãnh thổ nước ta.
Với phương án đưa ra như vậy, chủ đề “Lịch sử mở đất và giữ đất của dân
tộc Việt Nam (Từ nguồn gốc đến đầu thế kỉ XIX)” được thực hiện vào học kỳ II
của lớp 10. Thời lượng dạy học cho chủ đề này là 03 tiết, được lấy từ quỹ thời gian
của môn Lịch sử và môn Giáo dục quốc phòng.
2. Nội dung chủ đề sau khi tích hợp
Với những mục tiêu đó, chủ đề “Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc Việt
Nam từ nguồn gốc đến đầu thế kỉ XIX” được xây dựng với cấu trúc nội dung chủ đề
sau khi tích hợp như sau:


2


- Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta qua các thời kỳ lịch sử :
+ Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc Việt Nam thời Văn Lang – Âu Lạc
(VII TCN – IITCN).
+ Lịch sử giữ đất của dân tộc Việt Nam thời Bắc thuộc (IITCN– Đầu thế kỉ X)
+ Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc Việt Nam thời phong kiến tự chủ (Đầu
thế kỉ X – đầu thế kỉ XIX)
- Lãnh thổ quốc gia:
+ Khái niệm.
+ Các bộ phận cấu thành nên lãnh thổ quốc gia. Ý nghĩa của phạm vi lãnh thổ
đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng hiện nay.
+ Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ (Tiếp nối truyền thống đánh giặc giữ nước của cha
ông; biện pháp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ hiện nay của nước ta).
III. Đối tượng dạy học của chủ đề
- Học sinh khối lớp 10.
- Lớp thực nghiệm: Lớp 10B1, sĩ số lớp 36.
IV. Ý nghĩa xây dựng chủ đề
1. Đối với thực tiễn dạy học
- “Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc Việt Nam từ nguồn gốc đến đầu thế kỉ
XIX” là một phần nội dung kiến thức lớn, nhưng “nằm chìm” trong nội dung của các
bài thuộc phần “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX” chương trình
Lịch sử lớp 10. Tuy nhiên, với cách soạn thảo chương trình hiện nay, trong quá trình
dạy giáo viên không có điều kiện để giảng giải rõ sự hình thành đến hoàn chỉnh của
lãnh thổ nước ta qua các thời kỳ. Do đó, học sinh không đủ kiến thức để có thể khái
quát một cách có hệ thống quá trình hình thành lãnh thổ của đất nước mình. Như vậy,
sẽ rất thiếu logic khi ta dạy các phần kiến thức về sự phát triển của nhà nước phong
kiến, của kinh tế, văn hóa, …và đặc biệt là những chiến công trong các cuộc kháng

chiến chống ngoại xâm mà không dạy về sự hình thành lãnh thổ vì một trong những
mục tiêu quan trọng sau cùng của những vấn đề đó là để bảo vệ giữ vững phần lãnh
thổ của Tổ quốc.

3


Ngược lại, lãnh thổ Tổ quốc được mở rộng đến đâu thì đó là những minh
chứng cụ thể nhất về công lao của cha ông trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
còn để lại cho muôn đời sau.
Do đó, với việc biên soạn phần kiến thức này thành chủ đề “Lịch sử mở đất và
giữ đất của dân tộc Việt Nam (Từ nguồn gốc đến đầu thế kỉ XIX)” theo tiến trình lịch
sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX, học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, hệ
thống hơn về quá trình hình thành lãnh thổ nước ta và có hình Chữ “S” hoàn chỉnh
như ngày nay. Đồng thời, học sinh có thể hiểu sâu và rõ ràng hơn về sự phát triển và
lớn mạnh không ngừng về mọi mặt của đất nước ta trong suốt các giai đoạn lịch sử
này. Và có được những thành quả đó không hề dễ dàng, nó không chỉ là kết quả của
sự phát triển tất yếu khách quan của lịch sử, nó còn là kết quả của các cuộc đấu tranh
mà nhiều thế hệ người Việt Nam đã phải hi sinh mới có được.
- Để đảm bảo tính logic, tăng thêm sự hiểu biết cụ thể, tính thuyết phục cho
học sinh, chủ đề cần có các kiến thức cụ thể các bộ phận cấu tạo nên lãnh thổ của đất
nước ta hiện nay. Do đó, với việc liên môn giữa môn Lịch sử với môn Giáo dục quốc
phòng - Phần kiến thức ở Bài 3 (Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia),
tiết 1: mục I.1 (Lãnh thổ quốc gia) chương trình Giáo dục quốc phòng lớp 11, học kỳ
I là hoàn toàn hợp lý.
Từ đó, giáo dục lòng biết ơn, niềm tự hào, sự yêu quý, trân trọng đối với những
thành quả mà cha ông đã để lại, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc, nối tiếp truyền thống
của cha anh quyết tâm bảo vệ giữ vững toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Ngoài ra, cũng thông qua chủ đề, học sinh sẽ có kỹ năng vận dụng kiến thức
của nhiều môn học khác: Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng để biết được trách

nhiệm của mỗi công dân với việc bảo vệ giữ vững toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là
gì? Và bản thân cần làm gì để làm tròn trách nhiệm đó?
2. Đối với thực tiễn đời sống xã hội
- Giáo dục lòng yêu nước nói chung và bồi đắp quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc cho học sinh nói riêng đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục
tại các nhà trường, nhất là trong giai đoạn hội nhập và có tình trạng tranh chấp trên
Biển Đông như hiện nay. Tuy nhiên, với những kiến thức hàn lâm được bó hẹp trong
4


khoảng thời lượng học hạn chế là 45 phút, giáo viên rất khó có điều kiện để vừa
truyền tải kiến thức, vừa giáo dục tinh thần tự hào dân tộc trong mỗi học sinh. Do đó,
với việc liên môn các môn học, đặc biệt là Lịch sử – Giáo dục quốc phòng , giáo viên
sẽ có nhiều thời gian vừa củng cố lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho
học sinh vừa giúp các em hiểu được trách nhiệm của mình là phải giữ bằng được
những thành quả mà cha ông để lại.
- Cũng thông qua việc sử dụng những kiến thức liên môn vào chủ đề “Lịch sử
mở đất và giữ đất của dân tộc Việt Nam (Từ nguồn gốc đến đầu thế kỉ XIX)”, học
sinh sẽ hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Từ đó trang bị
cho các em những kỹ năng nền tảng ban đầu trong định hướng nghề nghiệp tương lai.
Trên thực tế đã có rất nhiều học sinh đăng kí dự thi vào các trường đào tạo sĩ quan
quân đội, nguyện gắn bó suốt đời với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hoặc nhiều em sau
khi tốt nghiệp THPT đã sẵn sàng nhập ngũ lên đường bảo vệ Tổ quốc.
V. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị, đồ dùng và học liệu dạy học
- Trong dự án dạy học này, tôi đã sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học như:
+ Tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh, video, lược đồ, bản đồ, số liệu sưu tầm
có liên quan đến nội dung chủ đề.
+ Các tài liệu liên quan đến sự hình thành lãnh thổ nước ta qua các thời kỳ, các
cuộc đấu tranh để mở rộng lãnh thổ, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo

vệ toàn vẹn lãnh thổ.
+ Máy tính cá nhân phục vụ trong việc soạn bài, giảng dạy.
+ Công cụ tìm kiếm trên google: tìm hiểu các thông tin, kiến thức có liên quan
đến lãnh thổ nước ta qua các thời kỳ; các cuộc đấu tranh để mở rộng lãnh thổ, những
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; vị trí địa lí, phạm vi
lãnh thổ đất nước ta; trách nhiệm của công dân với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh tổ của
Tổ quốc.
+ Máy chiếu : sử dụng trong quá trình giảng dạy dự án.
+ Máy quay phim, chụp ảnh: sử dụng để ghi lại các hình ảnh trong quá trình
thực hiện dự án và sưu tầm các tư liệu có liên quan.
5


+ Các bảng nhóm, phiếu học tập.
+ Phiếu đánh giá, bảng điểm tổng hợp phục vụ cho quá trình kiểm tra đánh giá
chủ đề sau khi kết thúc dự án.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Phần mềm Microsoft Word
- Phần mềm Microsoft Power Point.
- Phần mềm cắt và ghép Video
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Chủ đề “Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc Việt Nam (Từ nguồn gốc
đến đầu thế kỉ XIX)” được thực hiện theo hình thức dạy học dự án và được thực
hiện trong 3 tuần. Cụ thể:
* Tiết 1 (Tuần 1): Khởi động và giao nhiệm vụ
1. Mục tiêu
- Xây dựng được nội dung của chủ đề.
- Thành lập nhóm.
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
- Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch hoạt động nhóm.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phân công công việc.
- Hình thành kỹ năng thu thập thông tin, tư liệu, hình ảnh,…
- Hình thành kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo.
2. Phương pháp dạy học
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại, gợi mở.
3. Cách thức tổ chức dạy học
* Hoạt động 1: Khởi động và thành lập nhóm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận, hoàn thành phiếu điều tra thành lập nhóm.
- Giáo viên và học sinh cùng thảo luận thống nhất nội dung của chủ đề.
- Giáo viên hướng dẫn và cùng học sinh ký kết hợp đồng làm việc.
* Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm.
6


- Giải đáp thắc mắc của học sinh để làm rõ nội dung các nhóm được phân công trong
chủ đề.
=> Kết quả:
- Hợp đồng học tập được ký kết.
- Học sinh thành lập nhóm và kế hoạch hoạt động nhóm.
* Từ tuần 1 đến tuần 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. (Học sinh và nhóm học
sinh làm việc ở nhà)
1. Mục tiêu
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo kế hoạch làm việc nhóm đề ra:
+ Thu thập thông tin: Tìm kiếm thống tin, tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, video,… qua
sách báo, Internet.
+ Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu theo bộ câu hỏi định hướng.
+ Nhóm họp thống nhất nội dung viết báo cáo nghiên cứu và làm bài thuyết trình
bằng phần mềm trình chiếu để chuẩn bị báo cáo trước lớp.

2. Phương pháp, hình thức dạy học
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
- Tự nghiên cứu.
3. Cách thức tổ chức dạy học
* Hoạt động 3: Thực hiện dự án
- Học sinh tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Các nhóm tiến hành
thu thập xử lý dữ liệu theo nội dung đã được phân công trong phiếu học tập định
hướng.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo tiến độ làm việc của nhóm mình, nêu ra
những khó khăn và vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ học tập (Gửi qua địa chỉ
Email giáo viên đã cung cấp).
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm khi có khó khăn thông qua những câu hỏi gợi ý trả lời.
- Các thành viên thông báo kết quả báo cáo của nhóm mình, chuyển bài báo cáo và
thuyết trình qua Email; giáo viên góp ý, phản hồi bài báo cáo.

7


- Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến của thành viên nhóm mình và giáo viên để chỉnh sửa
và hoàn thiện báo cáo.
* Hoạt động 4: Hoàn thiện dự án.
- Các nhóm thống nhất hoàn thiện bài báo cáo dạng Word và dạng thuyết trình bằng
phần mềm trình chiếu.
- Nhóm trưởng chuyển bài báo cáo dạng Word cho nhóm trưởng các nhóm khác (Qua
Email) để học sinh các nhóm khác nghiên cứu trước bài báo cáo và chuẩn bị câu hỏi
trong buổi thảo luận tuần sau.
=> Kết quả:
- Bài báo cáo dạng Words.
- Bài thuyết trình bằng phần mềm trình chiếu.

- Ấn phẩm: Lược đồ, bản đồ lãnh thổ nước ta qua các thời kỳ, phim tư liệu về các
cuộc kháng chiến…
* Tiết 2 và tiết 3 (Tuần 3) Báo cáo kết quả nghiên cứu
1. Mục tiêu
- Học sinh báo cáo được kết quả nghiên cứu của nhóm trước tập thể lớp.
- Học sinh biết tự đánh giá và cho điểm bài báo cáo của nhóm và các nhóm khác.
- Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, đánh giá và thảo luận.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn giải quyết những vấn đề thực tiễn.
- Giáo dục lòng biết ơn, niềm tự hào, sự yêu quý, trân trọng đối với những thành quả
mà cha ông đã để lại, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc, quyết tâm bảo vệ giữ vững toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
2. Phương pháp, hình thức dạy học
- Hoạt động nhóm.
- Thảo luận.
3. Cách thức tổ chức dạy học
* Hoạt động 5: Báo cáo kết quả nghiên cứu
- Tiết 2 (Tuần 3): Nhóm 1,2,3 báo cáo
- Tiết 3 (Tuần 3): Nhóm 4,5,6 báo cáo

8


- Học sinh báo cáo kết quả làm việc nhóm thông qua bài thuyết trình và tiến hành
thảo luận trên lớp.
- Giáo viên các bộ môn: Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân,Giáo dục quốc phòng dự
giờ, tham gia đánh giá kết quả báo cáo, giải đáp thắc mắc cho học sinh liên quan đến
bộ môn của mình phụ trách.
=> Kết quả:
- Sản phẩm hoàn chỉnh: Bài báo cáo, bài thuyết trình.
- Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm.

- Phiếu đánh giá bài báo cáo của nhóm đánh giá và nhóm giáo viên của các bộ môn
được tích hợp tham gia dự giờ.
- Bảng điểm tổng hợp bài báo cáo của nhóm đánh giá và nhóm giáo viên
- Bảng điểm chủ đề.
- Báo cáo, tổng kết.
(Trên đây chỉ là khái quát các hoạt động của dự án dạy học. Cụ thể từng bước
trong mỗi hoạt động ở từng tiết học – tuần học và thực tiễn dạy học trên lớp của
hoạt động giáo viên và học sinh sẽ được thể hiện qua giáo án chi tiết ở phần Hồ
sơ dạy học. )
VII. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- Cách thức kiểm tra đánh giá thong qua các tiêu chí sau:
+ Điểm cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập được phân công. (Đ1)
Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập nhóm trưởng sẽ là người có
trách nhiệm ghi chép cụ thể tiến độ và mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân
vào nhật ký nhóm. Sau khi kết thúc dự án, học sinh của nhóm sẽ ngồi lại và nhận xét
từng cá nhân, thống nhất cho điểm vào phiếu đánh giá cá nhân trong nhóm và được
tổng hợp lại ở Bảng điểm cá nhân trong nhóm.
+ Điểm bài báo cáo dạng Powerpoint của nhóm do các nhóm còn lại đánh giá (Đ2)
Trong quá trình học sinh báo cáo và thảo luận, học sinh các nhóm khác sẽ cho điểm
vào phiếu đánh giá bài báo cáo. Sau đó, học sinh các nhóm chuyển về cho thư ký để
tổng hợp cho điểm đối với nhóm báo cáo. Điểm thống nhất sẽ là tổng điểm đánh giá
từng thành viên chia trung bình cho số thành viên trong nhóm tham gia đánh giá.
9


+ Điểm bài báo cáo (dạng Word + Powerpoint) do giáo viên chấm (Đ3)
+ Điểm khuyến khích (Đ4). : Căn cứ vào ý thức, thái độ làm việc của các cá nhân
hoặc nhóm, đặc biệt là ý thưc tập trung lắng nghe kết quả báo cáo của các nhóm
nghiêm túc trong các tiết báo cáo trên lớp. Điều đó không chỉ thể hiện sự hứng thú
với nội dung bài học, nó còn thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn, sự tự hào, tự tôn dân

tộc của học sinh đối với thành quả dựng nước và giữ nước của cha ông.
- Do đó, điểm của từng thành viên sẽ được thực hiện theo công thức sau:
Đ1 + Đ2 + Đ3
Điểm học sinh =

+ Đ4
3

- Với việc kiếm tra đánh giá này có 3 tác dụng:
+ Tạo ra tính khách quan cho kết quả học tập thông qua việc học sinh tự đánh giá
nhau và các giáo viên dự giờ đánh giá học sinh. Điều này trái ngược với trước đây là
điểm học sinh chỉ do giáo viên dạy đánh giá và cho điểm.
+ Không đánh đồng kết quả hoạt động nhóm với kết quả của từng cá nhân.
+ Đánh giá được mức độ thành công của chủ đề thông qua việc giáo dục được tinh
thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho học sinh.
* Lớp dạy thực nghiệm:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
10B1
36
0
* Lớp không dạy thực nghiệm:

Điểm từ 5 ->7
7 = 19,4%

Điểm từ 8 -> 10
29 = 80,6%


Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
10B5
40
4=0,1%
VIII. Các sản phẩm của học sinh

Điểm từ 5 ->7
15 = 37,5%

Điểm từ 8 -> 10
29 = 52,5%

- Kết thúc dự án mỗi học sinh sẽ phải hoàn thiện các sản phẩm sau:
+ Bài báo cáo viết dưới dạng văn bản (File Word).
+ Bài thuyết trình được thiết kế bằng phần mềm trình chiếu (Power Point)
- Thông qua việc dạy thực nghiệm ở lớp 10B1, trường THPT Kim Sơn A, 6 nhóm học
sinh đã hoàn thiện sản phẩm của mình theo nhiệm vụ được phân công (Xem tại
Foder: San pham cua hoc sinh ở đĩa CD).
Tác giả sản phẩm
10


11


HỒ SƠ DẠY HỌC

12



CHỦ ĐỀ: “LỊCH SỬ MỞ ĐẤT VÀ GIỮ ĐẤT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
(TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX)”
Số tiết: 3 tiết
1. Mục tiêu của chủ đề
Sau khi học xong chủ đề, học sinh đạt được:
a. Kiến thức
- Biết được quá trình mở đất, mở rộng lãnh thổ dân tộc ta qua từng thời kì lịch sử .
- Biết được quyết tâm bảo vệ giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc của cha ông thông
qua các cuộc kháng chiến chống xâm lăng trong suốt giai đoạn lịch sử này.
- Hiểu và trình bày được lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời Văn Lang – Âu
Lạc (Thế kỉ VIITcn – thế kỉ IITcn).
- Hiểu và trình bày được lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời Bắc thuộc ( Từ
thế kỉ IITcn – đầu thế kỉ X).
- Hiểu và trình bày được lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời phong kiến tự
chủ (Đầu thế kỉ X – đầu thế kỉ XIX).
- Biết được các bộ phận cấu thành nên lãnh thổ của đất nước ta.
- Phân tích được vai trò của phạm vi lãnh thổ của nước ta với sự phát triển kinh tế,
chính trị, văn hóa, quân sự… hiện nay .
b. Kỹ năng:
- Phân tích, tổng hợp, xâu chuỗi, đánh giá các sự kiện lịch sử.
-

Phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, video về lãnh thổ nước ta qua các thời kỳ, về

các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Rèn kỹ năng tự học cho học sinh: phân tích, thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng viết,
trình bày báo cáo.
- Rèn kỹ năng thuyết trình, giao tiếp.

- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin như công cụ học tập và nghiên cứu.
c. Thái độ
- Hiểu được những khó khăn, vất vả trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các
thế hệ cha anh đi trước.

13


- Bồi đắp thêm tinh thần yêu nước, ca ngợi truyền thống đấu tranh anh dũng của cha
ông, tăng thêm niềm tự hào, lòng biết ơn, quý trọng những thành quả mà các thế hệ đi
trước đã để lại.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm của mỗi công dân trong việc bảo vệ toàn
vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
d. Định hướng các năng lực chính được hình thành
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác trong học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy tổng hợp các sự kiện lịch sử theo chiều dài lịch sử dân tộc.
- Năng lực sử dụng tranh ảnh, video, bản đồ.
2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung
chủ đề
1. Lịch sử mở
đất và giữ đất
của dân tộc ta
thời
Văn
Lang – Âu

Lạc (Thế kỉ
VIITcn – thế
kỉ IITcn).
2. Lịch sử giữ
đất của dân
tộc ta thời
Bắc
thuộc
( Từ thế kỉ
IITcn – đầu
thế kỉ X).

Nhận biết

Thông hiểu

- Xác định vị
trí – các vùng
tiếp giáp của
lãnh thổ Văn
Lang – Âu
Lạc.
- Trình bày
được sự phân
chia, sáp nhập
phần lãnh thổ
nước ta vào
lãnh thổ Trung
Quốc qua các
triều đại khác

nhau.
- Trình bày
được diễn biến
của các cuộc
khởi nghĩa lớn
thời kỳ này.

Vận dụng

Vận dụng cao

Sử dụng lược Tìm hiểu sự tiến
đồ tim hiểu bộ về quân sự
cuộc
kháng thời Âu Lạc.
chiến chống
Tần của nước
Văn Lang.
Dùng lược đồ
đã sưu tầm chỉ
được:
+ Lãnh thổ của
nước
Lĩnh
Nam
(Thời
Trưng

vương),
+ Lãnh thổ

nước
Vạn
Xuân
(Thời
vua Lý Nam
Đế)
+ Lãnh thổ

Phân tích ý nghĩa của các
cuộc
khởi
nghĩa
giành
độc lập dân
tộc, toàn vẹn
lãnh thổ?

14


3. Lịch sử mở
đất và giữ đất
của dân tộc ta
thời
phong
kiến tự chủ
(Đầu thế kỉ X
– đầu thế kỉ
XIX)


nước ta sau
chiến
thắng
Bạch
Đằng
của
Ngô
Quyền.
- Giải thích
được nguyên
nhân
giành
thắng lợi, ý
nghĩa lịch sử
trong các lần
mở đất, giữ đất
của cha ông
xưa.

- Biết được
lãnh thổ nước
ta thời Lý,
- Sự mở rộng
lãnh thổ lên
Tây Bắc,
- Quá trình
tiến
xuống
phía Nam, các
quần

đảo
Trường
Sa,
Hoàng Sa của
các triều đại.
- Trình bày
được các cuộc
kháng chiến
chống ngoại
xâm bảo vệ
độc lập dân
tộc, bảo vệ
toàn vẹn lãnh
thổ thời kỳ
này.
4. Vị trí địa lí, - Trình bày .
phạm vi lãnh được: phạm vi
thổ Việt Nam lãnh thổ Việt
Nam hiện nay.
Các bộ phận
cấu thành nên
lãnh thổ nước
ta.

- Sử dụng lược
đồ động có
thuyết minh về
sự mở rộng
lãnh thổ xuống
phiá Nam.

- Dùng phim
tư liệu nói về
truyền thống
đánh giặc giữ
nước thời kỳ
này.

- Đánh giá công
lao của các triều
đại phong kiến
trong công cuộc
đấu tranh mở đất
và giữ đất của
các triều đại
phong kiến.

- Sử dụng Bản
đồ hành chính
Việt Nam phân
tích ý nghĩa
phạm vi lãnh
thổ Việt Nam.

- Liên hệ vai trò
phạm vi lãnh thổ
đối với phát triển
kinh tế, văn hóa,
quân sự hiện nay.
- Liên hệ biện
pháp bảo vệ chủ

quyền toàn vẹn
lãnh thổ của nhà
nước.
-Trách
nhiệm
mỗi công dân
trong sự nghiệp
bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ.

15


3. Phương pháp, hình thức dạy học
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thảo luận, phát vấn.
- Tự nghiên cứu, hoạt động nhóm.
- Dạy học dự án
4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Đối với giáo viên
- Máy tính, máy chiếu
- Hình ảnh, bản đồ, video, tư liệu liên quan đến bài học.
- Các phiếu đánh giá, phiếu hỏi:
* Trước khi thực hiện dự án:
- Phiếu điều tra người học.
- Nhật ký cá nhân.
- Hợp đồng học tập
* Trong khi thực hiện dự án:
- Phiếu học tập để học sinh hoạt động nhóm.
- Kế hoạch hoạt động nhóm.

- Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Phiếu đánh giá bài báo cáo.
- Bảng điểm tổng hợp bài báo cáo.
* Kết thúc dự án:
- Bảng điểm tổng hợp
- Nhật ký cá nhân
- Báo cáo, tổng kết.
b. Đối với học sinh
- Sưu tầm các tài liệu, hình ảnh, video… liên quan đến nhiệm vụ học tập.
- Các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế: Lược đồ, bản đồ, bản đồ động, phim tài liệu,…
- Bài báo cáo nội dung nhiệm vụ được phân công: Bản Word.
- Bài thuyết trình báo cáo bằng các phần mềm trình chiếu: Power Point.
5. Hoạt động của giáo viên và học sinh
16


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Tuần 1 – Tiết 1: Khởi động và giao nhiệm vụ
1. Mục tiêu
- Xây dựng được nội dung của chủ đề.
- Thành lập nhóm.
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
- Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch hoạt động nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phân công công việc.
- Hình thành kỹ năng thu thập thông tin, tư liệu, hình ảnh,…
- Hình thành kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo.
2. Phương pháp dạy học
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại, gợi mở.
3. Cách thức tổ chức dạy học

* Hoạt động 1: Khởi động và thành lập nhóm.
+ Bước 1: Khởi động
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Dựa vào hình dạng lãnh thổ của các quốc
gia hãy ghép tên của các quốc gia cho đúng.
- Học sinh điền đáp án vào bảng nhóm, giáo viên đưa đáp án.

- Giáo viên đưa ra hình ảnh của nước Việt Nam và hỏi: Vì sao em có thể nhận ra
đây là đất nước Việt Nam? Và dẫn vào dự án: Mỗi quốc gia đều có một hình dạng
lãnh thổ riêng, và đất nước ta có hình chữ “S”. Vậy có khi nào chúng ta tự hỏi: Vì
17


sao đất nước ta lại có hình chữ “S”? hoặc: Đất nước ta có hình chữ “S” từ bao giờ?
Đó là kết quả của công cuộc mở đất và giữ đất của cha ông trong suốt chiều dài của
lịch sử dân tộc từ Nguồn gốc đến đầu thế kỉ XIX. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề
này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chủ đề “Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc
Việt Nam (Từ nguồn gốc đến đầu thế kỉ XIX)”.
+ Bước 2: Thành lập nhóm
- Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xây dựng nội dung của dự án bám sát vào
các thời kỳ lịch sử dân tộc từ Nguồn gốc đến đầu thế kỉ (Sách giáo khoa Lịch sử
10)
+ Nội dung 1: Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời Văn Lang – Âu Lạc
(VII – IITcn)
+ Nội dung 2: Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời Bắc thuộc (IITcn – X).
+ Nội dung 3: Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời phong kiến tự chủ (X–
XIX).
+ Nội dung 4: Phạm vi lãnh thổ, các bộ phận cấu thành nên lãnh thổ nước ta.

- Giáo viên phát phiếu điều tra nhu cầu của học sinh (Xem phụ lục 1) và yêu cầu
học sinh điền thông tin vào phiếu.

- Giáo viên công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích, điều chỉnh số lượng thành
viên nhóm cho phù hợp. Yêu cầu học sinh bầu nhóm trưởng, thư ký.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
+ Nhóm 1:
- Tìm hiểu về: Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời Văn Lang – Âu Lạc
18


(VII – IITcn).
+ Nhóm 2:
- Tìm hiểu: Lịch sử giữ đất của dân tộc ta thời Bắc thuộc (IITcn – X).
+ Nhóm 3:
- Tìm hiểu: Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời phong kiến tự chủ (X –
XV).
+ Nhóm 4:
- Tìm hiểu Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời phong kiến tự chủ (XVI –
XIX).
+ Nhóm 5:
- Phạm vi lãnh thổ, các bộ phận cấu thành nên lãnh thổ nước ta.
+ Nhóm 6:
- Tìm hiểu vai trò phạm vi lãnh thổ đối với phát triển kinh tế, văn hóa, quân sự.
+ Bước 3: Giáo viên và học sinh ký kết hợp đồng học tập (Xem Phụ lục 2)
* Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch làm việc nhóm.
+ Bước 1: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch làm việc nhóm.
- Giáo viên phát phiếu học tập định hướng (Xem Phụ lục 3.1 đến 3.6) cho các
nhóm, giải đáp những thắc mắc của phiếu học tập mà học sinh chưa hiểu.
- Giáo viên định hướng cho các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc thông qua bộ
câu hỏi định hướng của nhóm mình.
- Giáo viên giải đáp thắc mắc và giúp đỡ học sinh xây dựng kế hoạch làm việc
nhóm khi học sinh có yêu cầu.

+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch cụ thể.
- Các nhóm học sinh dựa vào phiếu học tập và sự giúp đỡ của giáo viên phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong bản kế hoạch làm việc và thống nhất
thời gian hoàn thành.
4. Sản phẩm
- Thành lập được 6 nhóm học sinh, mỗi nhóm 5-6 học sinh.
- Hợp đồng học tập được ký kết.
- Bản kế hoạch làm việc nhóm.( Xem Phụ lục 4) (Nếu nhóm nào chưa xong có thể
chuyển vào Mail qua địa chỉ giáo viên đã cung cấp).
Tuần 1 đến tuần 2: Thực hiện dự án
(Học sinh và các nhóm học sinh làm việc ở nhà)
1. Mục tiêu
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo kế hoạch làm việc nhóm đề ra:
+ Thu thập thông tin: Tìm kiếm thống tin, tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, video,… qua
19


sách báo, Internet.
+ Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu theo bộ câu hỏi định hướng.
+ Nhóm họp thống nhất nội dung viết báo cáo nghiên cứu và làm bài thuyết trình
bằng phần mềm trình chiếu để chuẩn bị báo cáo trước lớp
2. Phương pháp, hình thức dạy học
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
- Tự nghiên cứu.
3. Cách thức tổ chức dạy học
* Hoạt động 3: Thực hiện dự án
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo tiến độ làm việc của nhóm mình, nêu
ra những khó khăn và vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ học tập (Gửi qua địa chỉ
Email giáo viên đã cung cấp).

- Giáo viên giúp đỡ các nhóm khi có khó khăn thông qua những câu hỏi gợi ý trả
lời.
- Các thành viên thông báo kết quả báo cáo của nhóm mình, chuyển bài báo cáo và
thuyết trình qua Email; giáo viên góp ý, phản hồi bài báo cáo.
- Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến của thành viên nhóm mình và giáo viên để chỉnh
sửa và hoàn thiện báo cáo.
* Hoạt động 4: Hoàn thiện dự án.
- Các nhóm thống nhất hoàn thiện bài báo cáo dạng Word và dạng thuyết trình bằng
phần mềm trình chiếu.
- Nhóm trưởng chuyển bài báo cáo dạng Word cho nhóm trưởng các nhóm khác
(Qua Email) để học sinh các nhóm khác nghiên cứu trước bài báo cáo và chuẩn bị
câu hỏi trong buổi thảo luận tuần sau.
4. Sản phẩm
- Bài báo cáo dạng Word.
- Bài thuyết trình bằng phần mềm trình chiếu.
- Lược đồ, bản đồ lãnh thổ qua các thời kỳ.

20


Tuần 3 – Tiết 2 và tiết 3: Báo cáo kết quả nghiên cứu
1. Mục tiêu
- Học sinh báo cáo được kết quả nghiên cứu của nhóm trước tập thể lớp.
- Học sinh biết tự đánh giá và cho điểm bài báo cáo của nhóm và các nhóm khác.
- Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, đánh giá và thảo luận.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn giải quyết những vấn đề thực
tiễn.
- Hiểu được những khó khăn, vất vả trong công cuộc dựng nước và giữ nước của
các thế hệ cha anh đi trước.
- Bồi đắp thêm tinh thần yêu nước, ca ngợi truyền thống đấu tranh anh dũng của

cha ông, tăng thêm niềm tự hào, lòng biết ơn, quý trọng những thành quả mà các
thế hệ đi trước đã để lại.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm của mỗi công dân trong việc bảo vệ
toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
2. Phương pháp, hình thức dạy học
- Hoạt động nhóm.
- Thảo luận.
3. Cách thức tổ chức dạy học
* Hoạt động 5: Báo cáo kết quả nghiên cứu
- Tiết 2 (Tuần 3): Nhóm 1,2,3 báo cáo
- Tiết 3 (Tuần 3): Nhóm 4,5,6 báo cáo
Tiết 2 (Tuần 3): Nhóm 1,2,3 báo cáo
- Bước 1: Giáo viên phát cho học sinh và các đại biểu tham dự (Bao gồm: Giáo
viên Địa lí, giáo dục công dân; Giáo dục quốc phòng) phiếu đánh giá bài báo cáo
của các nhóm (Xem phụ lục 5)
+ Giáo viên dẫn dắt vấn đề cho học sinh báo cáo kết quả và thảo luận.
Giáo viên cho học sinh xem một bức ảnh và nói lên ý nghĩa trong lời dạy của Bác
“ Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
– Lời Bác dặn các chiến sĩ trong chuyến về thăm Đền Hùng (1954).

21


Bác Hồ về thăm Đền Hùng năm 1954
Bác Hồ khẳng định và tôn vinh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước”. Và trong
lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc
ngoại xâm vô cùng hung hãn để bảo vệ nền độc lập, sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc
gia. Vậy từ thời các vua Hùng đến thế kỉ XIX công cuộc mở đất và giữ đất của dân
tộc ta đã diễn ra như thế nào. Với 2 tiết học tuần này chúng ta sẽ cùng nghe báo cáo
của các nhóm để có thể biết cụ thể hơn về những vấn đề này.

- Bước 2: Các nhóm 1,2,3 cử đại diện báo cáo theo nội dung chủ đề được phân
công.
* Nhóm 1:
- Báo cáo nội dung: Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời Văn Lang – Âu
Lạc ( VIITcn – IITcn).
- Hình thức báo cáo: thuyết trình
- Sản phẩm: Bài trình chiếu bằng Power Point.
+ Đại diện nhóm 1 trình bày bài thuyết trình.
+ Học sinh các nhóm khác lắng nghe và hoàn thành phiếu đánh giá báo cáo của
nhóm thuyết trình.
+ Sau khi học sinh các nhóm thuyết trình xong, giáo viên yêu cầu học sinh các
nhóm khác dựa vào phiếu đánh giá nhận xét và đưa câu hỏi phản biện cho nhóm
báo cáo.
+ Học sinh nhóm báo cáo trả lời, các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện phần câu
hỏi phản biện.
+ Giáo viên nhận xét bài thuyết trình nhóm 1 căn cứ vào phiếu đánh giá báo cáo
trong quá trình nhóm trình bày và thảo luận.
+ Giáo viên nhấn mạnh những nội dung chính và chốt kiến thức.
+ Giáo viên cung cấp thêm những thông tin, mở rộng thêm về sự tiến bộ về
22


quân đội thời Âu Lạc tăng hiệu quả trong công cuộc bảo vệ toàn ven lãnh thổ.
Thành Cổ Loa vừa là một đô thị cổ, vừa là một trung tâm quân sự

* Nhóm 2:
- Báo cáo nội dung: Lịch sử và giữ đất của dân tộc ta thời Bắc thuộc (IITcn – X).
- Hình thức báo cáo: thuyết trình
- Sản phẩm: Bài trình chiếu bằng Power Point.
+ Đại diện nhóm 2 trình bày bài thuyết trình.

+ Học sinh các nhóm khác lắng nghe và hoàn thành phiếu đánh giá báo cáo của
nhóm thuyết trình.
+ Học sinh các nhóm nhận xét và đưa câu hỏi phản biện.
+ Học sinh nhóm báo cáo trả lời, các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện phần câu
hỏi phản biện.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời phản biện; nhận xét bài
thuyết trình nhóm 2 căn cứ vào phiếu đánh giá báo cáo trong quá trình nhóm
trình bày và thảo luận.
* Nhóm 3:
- Báo cáo nội dung: Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời phong kiến tự chủ
(X – XV)
- Hình thức báo cáo: thuyết trình
- Sản phẩm: Bài trình chiếu bằng Power Point.
+ Đại diện nhóm 3 trình bày bài thuyết trình.
+ Học sinh các nhóm khác lắng nghe và hoàn thành phiếu đánh giá báo cáo của
nhóm thuyết trình.
+ Học sinh các nhóm nhận xét, đưa ra câu hỏi phản biện cho nhóm 3.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời phản biện; nhận xét bài
thuyết trình nhóm 3 căn cứ vào phiếu đánh giá báo cáo trong quá trình nhóm trình
23


bày và thảo luận.
+ Giáo viên cung cấp cho học sinh một số thông tin về các biện pháp bảo vệ
lãnh thổ của các triều đại phong kiến thời kỳ này. Vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia
trong bộ luật Hồng Đức
Ví dụ: "Người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị
chém" (đ.71) hoặc "Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài
thì bị chém" (đ.74).
+ Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc ít người vùng biên giới.

* Củng cố tiết học.
- Giáo viên cho học sinh của 6 nhóm làm bài tập củng cố vào bảng nhóm trong
khoảng thời gian 3phút:
Thời kì
Thanh quả của công cuộc mở đất và giữ đất
Văn Lang – Âu Lạc
Bắc thuộc
Phong kiến (X _ XV)
Giáo viên lấy bài của nhóm làm tốt nhất và củng cố lại và kết luận: Như vây, tính
đến cuối thế kỉ XV,lãnh thổ nước ta ở Tây Bắc còn tỉnh Lai Châu, Điện Biên; ở
phía Nam còn các tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên sẽ được các triều đại phong kiến sau
tiếp tục mở rộng, và nội dung đó các em se được nghe báo cáo của các nhóm còn
lại ở tiết 3.

Tiết 3 (Tuần 3): Nhóm 4,5,6 báo cáo
- Bước 1: Giáo viên phát cho học sinh và các đại biểu tham dự (Bao gồm: Giáo
viên Địa lí, Giáo dục công dân; Giáo dục quốc phòng) phiếu đánh giá bài báo cáo
của các nhóm (Xem phụ lục 5)
+ Giáo viên dẫn dắt vấn đề cho học sinh báo cáo kết quả và thảo luận.
Giáo viên cho học sinh xem lại hình ảnh về việc nhà nước và nhân dân ta khẳng
định chủ quyền biển đảo trên biển Đông những ngày vừa qua và dẫn dắt: Các em
được nghe, được xem nhiều thông tin về vấn đề này trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Vậy các em có biết Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam từ khi nào?
Quá trình mở đât, giữ đất xuồng phía Nam và hoàn thiện lãnh thổ được thực hiện
như thế nào? Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và ý nghĩa của nó là gì? Để trả lời
những câu hỏi đó, các em sẽ cùng nghe báo cáo của nhóm 4,5,6 trong tiết học hôm
nay.
24



- Bước 2: Các nhóm 4,5,6 cử đại diện báo cáo theo nội dung chủ đề được phân
công.
* Nhóm 4:
- Báo cáo nội dung: Lịch sử mở đất và giữ đất của dân tộc ta thời phong kiến tự chủ
( Thế kỉ XV – đầu thế kỉ XIX).
- Hình thức báo cáo: thuyết trình
- Sản phẩm: Bài trình chiếu bằng Power Point.
+ Đại diện nhóm 4 trình bày bài thuyết trình.
+ Học sinh các nhóm khác lắng nghe và hoàn thành phiếu đánh giá báo cáo của
nhóm 4.
+ Học sinh các nhóm nhận xét và đưa câu hỏi phản biện.
+ Học sinh nhóm báo cáo trả lời, các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện phần
câu hỏi phản biện.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời phản biện; nhận xét bài
thuyết trình nhóm 4 căn cứ vào phiếu đánh giá báo cáo trong quá trình nhóm trình
bày và thảo luận..
+ Giáo viên chuẩn kiến thức và cho học sinh xem 1 đoạn phim tư liệu về chủ
quyền biền đảo Việt Nam

25


×