Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nghiên cứu thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.47 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG RƯỢU BIA CỦA SINH VIÊN

Giáo viên hướng dẫn
Nhóm sinh viên thực hiên

: Phạm Quang Tín
: Nhóm 7

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

2


A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Rượu, bia là đồ uống phổ biến được sử dụng rộng rãi trong dân chúng ở mọi nơi, mọi lúc
như: Lễ hội, tiệc tùng, chuyện vui, buồn và nó được xem như một đồ uống không thể thiếu ở Việt


Nam. Tuy nhiên, với việc sử dụng rượu bia ngày một tăng thì các tác hại của nó càng trở thành mối
quan tâm của nhiều người. Tổ chức Y tế thế giới đã xác định nghiện rượu là một bệnh. Ngày nay,
cùng với việc sử dụng rượu, bia ngày càng gia tăng thì những tác hại của rượu, bia lên sức khỏe thể
chất, sức khỏe tâm thần cũng ngày càng nghiêm trọng. Rượu, bia là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lí
nội khoa và một số rối loạn tâm thần nguy hiểm, vì vậy tác động tiêu cực của nó đối với gia đình và
xã hội ngày càng nặng nề. Trong nhiều thống kê và nghiên cứu thấy rằng việc lạm dụng rượu, bia
gây nên một số tác hại chung như:
- Làm chậm hoạt động của não, ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, sự phối hợp và thời gian phản ứng trước
các hiện tượng và sự vật.
- Ảnh hưởng tới giấc ngủ và chức năng tình dục.
- Đau đầu.
- Tăng huyết áp.
- Bị bệnh ở gan, thận, phổi và bệnh tim điển hình là gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan do rượu, sơ
gan do rượu, viêm loét dạ dày, tá tràng, đột quỵ, loãng xương và béo phì.
Uống rượu quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, ung thư
gan và ung thư vú. Khi kết hợp với hút thuốc lá, uống rượu quá mức làm tăng nguy cơ bị nhiều dạng
ung thư khác. Mặt khác việc uống rượu không phải hoàn toàn là xấu, nhưng trong một số hoàn cảnh
nhất định rượu có thể gây hại đối với nhiều vấn đề của gia đình và xã hội. Lạm dụng rượu bia không
kiểm soát là nguyên nhân chủ yếu trong xung đột, bạo lực gia đình dẫn đến tình trạng ly hôn. Theo
một thống kê của Uỷ ban ATGT quốc gia có đến 40% các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến
rượu bia và kết quả một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy trong số nạn nhân tử vong do tai nạn
giao thông thì có tới 34% trường hợp có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép.
Rượu làm gia tăng tỉ lệ phạm tội như: gây rối trật tự công cộng, gây ra rất nhiều các vụ án hiếp dâm,
cướp của, giết người thương tâm… Rượu cũng làm gia tăng tỉ lệ tự sát, kết quả một điều tra cho
thấy có tới 67% các vụ tự sát có liên quan đến sau khi dùng rượu.

Thế nhưng uống rượu bia đã trở thành một trong những phong tục, thói quen giao tiếp, cách
tạo các mối quan hệ của sinh viên. Hơn nữa sinh viên tìm đến rượu bia đa phần với mục đích
để giải thoát những căng thẳng lo âu đe.
Chính vì vậy, nhóm đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng sử dụng rượu bia của

sinh viên hiện nay” để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên sử
dụng rượu bia một cách có chừng mực.
3


2.Mục tiêu nghiên cứu
-Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên trường Đại học
Kinh tế nói riêng và sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung
-Mục tiêu cụ thể của đề tài:
• Tìm hiểu được về tình hình sử dụng rượu bia của sinh viên
• Biết được các nguyên nhân dẫn đến uống rượu bia quá mức của sinh viên
• Các yếu tố tác động đến việc sử dụng rượu bia của sinh viên
• Đưa ra một số giải pháp phù hợp về cách sử dụng rượu bia đối với sinh viên

3.Phạm vi nghiên cứu
-Mẫu khảo sát là 100 sinh viên.
-Không gian nghiên cứu: những sinh viên này đang theo học tại trường Đại Học Kinh Tế - ĐH Đà
Nẵng.
-Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ 13/05/2017 đến 15/05/2017

4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp xử lý, thống kê toán học, phân tích kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS.

5.Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài này được chia làm 4 chương:
-Chương 1 là Những vấn đề lý luận, cơ sơ lý luận để xây dựng đề tài.
-Chương 2 là Phương pháp nghiên cứu đề tài.
-Chương 3 là Phân tích và tổng hợp kết quả phân tích.
-Chương 4 là Kết luận


B: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm
Rượu, bia có chứa cồn, tên hoá học là ethanol (C2H5OH) , là một chất gây nghiện làm ức
chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. ... Với đa số, uống một lượng nhỏ
rượu, bia không gây ra tác hại đáng kể, nhưng nếu uống nhiều rượu, bia thường xuyên sẽ gây ra
các vấn đề về sức khoẻ cá nhân và quan hệ xã hội.

4


1.2. Một số ảnh hưởng của rượu bia:
1.2.1. Ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng rượu bia.

a. Đến não bộ









•Rượu, bia làm chậm quá trình chuyển tải thông tin từ não đến toàn bộ cơ thể. Điều này
khiến cho người sử dụng:
Cảm thấy thư thái, sảng khoái
Có những lời nói và hành động khác thường
Quay cuồng, khó giữ thăng bằng

Khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể
Phản ứng chậm, dễ nổi cáu, nôn ói.
Nhìn không rõ
Líu lưỡi (nói không rõ)

b. Tác động trong thời gian ngắn






•Uống rượu bia trong thời gian ngắn sẽ gây ra một số điều như:
Trạng thái lơ mơ
Buồn nôn hoặc nôn
Run rẩy
Bất tỉnh
Suy nghĩ và hành động khác thường

c. Tác động trong thời gian dài
•Uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài gây ra các vấn đề :

 Về sức khỏe





Kém ăn, đau dạ dày
Viêm nhiễm thường xuyên, bệnh lý về da

Gây ra một số bệnh về gan, gút, tiểu đường, dạ dày, thần kinh…ngày càng tăng.
Uống rượu quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư miệng, họng, thanh quản, thực
quản, ung thư gan và ung thư vú..
• Tổn thương cơ quan sinh sản

 Về tinh thần
• Hội chứng nghiện rượu
• Mất trí nhớ lẫn lộn, trầm cảm
• Biến đổi nhân cách, con người trở nên thô bạo, bê tha, giảm sút tình cảm đạo đức, khả
năng phê phán giảm rõ rệt, phẩm chất xã hội thoái hóa dần, khả năng làm việc giảm sút…
• Gây nên một số ảo giác, không đủ tỉnh táo để đưa ra quyết định, k tỉnh táo trong việc
tham gia giao thông , gây nguy hiểm cho xã hội.
5


• Gia tăng tỉ lệ phạm tội như: gây rối trật tự công cộng, gây ra rất nhiều các vụ án hiếp dâm,
cướp của, giết người thương tâm.
• Gia tăng tỉ lệ tự sát

 Về các vấn đề xã hội
• Ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ
• Gặp các vấn đề khó khăn tại nơi làm việc
• Các vấn đề về tiền bạc và luật pháp
1.2.2. Tác động tích cực của rượu bia.
Trong đời sống xã hội, rượu bia có một số ảnh hưởng tích cực như:
• Rượu, bia được dùng để làm thức uống trong các dịp lễ, tết, hội, hè, ma chay, cưới
hỏi…? Là một phong tục tốt đẹp cần được gìn giữ và duy trì.
• Qua thời gian phát triển và tồn tại của rượu trong đời sống xã hội cho đến ngày hôm nay.
• Khoa học đã chứng minh rượu cũng có một số lợi ích cho sức khỏe nhất định nếu bạn
uống rượu một cách điều độ, chừng mực sẽ giúp ăn ngon, ngủ sâu, tim khỏe mạnh hơn,

phòng ngừa đột quỵ…
• Rượu bia còn mang lại sự phấn chấn, sảng khoái khi chúng ta có dịp ngồi lại với nhau.
Ngày lễ, ngày hội, giao lưu trong công việc…khi có men rượu mọi người cảm thấy vui vẻ
hơn và dễ bỏ qua những việc vặt vãnh trong cuộc sống đời thường; giúp người với người
gần gũi hơn, thân thiện hơn.
• Hình thức của rượu cũng mang nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam mà nhiều nước khác
không có được nét tinh tế như vậy.
• Rượu, bia cũng là phương tiện giúp con người tạo mối quan hệ giao tiếp như trong các
cuộc họp , gặp gỡ đối tác, các cuộc nói chuyện, bàn về vấn đề trong kinh doanh.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP.

Sử dụng các tài liệu tham khảo trên mạng, báo chí về tình hình sử dụng rượu bia
ở thanh thiếu niên, các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tình trạng sử dụng rượu bia ở
thanh thiếu niên. Đồng thời cũng lấy con số thống kê tình trạng sử dụng rượu bia ở
Việt Nam hiện nay để phục vụ quá trình nghiên cứu của nhóm.
2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP
2.2.1. Sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi.
Thiết kế bảng hỏi.
• Nội dung bảng hỏi gồm 2 phần chính:
• Phần 1: Gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về các đối tượng điều tra.
6


• Phần 2: Gồm các câu hỏi đánh giá các phần: mục đích, mức độ anh hưởng, nhận thức, biện
pháp của giới trẻ với việc sử dụng rượu bia hiện nay.
• Có 3 dạng câu hỏi được sử dụng trong phần này:
• Câu hỏi dạng bậc thang: Có 3 mức độ đánh giá: 1. Đồng ý, 2. Phân vân, 3. Không đồng ý.(
Gồm 3 câu)
• Câu hỏi lựa chọn, trả lời bằng cách khoanh tròn vào ô chọn.( Gồm 14 câu)

• Câu hỏi mở: trả lời bằng cách ghi trực tiếp vào phần để trống, dùng để ghi số tiền cần điều
tra( Gồm 2 câu)
Chọn mẫu và tiến hành phương pháp điều tra
• Thời gian chọn mẫu: từ ngày 12/5/2017 đến ngày 14/5/2017.
• Đối tượng chọn mẫu: Thanh thiếu niên có độ tuổi từ 18 đến 21.
• Quy mô mẫu: 100.
• Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
2.3.

Phương pháp xử lí dữ liệu.

Sau khi có được dữ liệu thì tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu và mã hoá dữ liệu. Sử dụng
phần mềm SPSS 16.0 để phân tích các dữ liệu ở trên.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tần số
3.1.1. Giới tính
Frequency
Valid

Percent

nam

57

57.0

nu

43


43.0

Total

100
100.0
Bảng 3.1 Tần số giới tính

 Bài khảo sát được tiến hành trên 100 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 18 đến 21 , trong đó nam
chiếm 57% và nữ 43%.
3.1.2. Địa điểm sử dụng rượu bia

Frequency
Valid

Percent

tai gia dinh

22

22.0

tai nha ban be

24

24.0


quan nhau, cac bua tiec

54

54.0

Total

100

100.0
7


Bảng 3.2 Tần số địa điểm sử dụng rượu bia
 Quán nhậu và các bữa tiệc là nơi được giới trẻ chọn đến nhiều nhất, chiểm khoảng 54%, cho
thấy, họ có khuynh hướng muốn được giao lưu và vui chơi ở bên ngoài, tạo mối quan hệ trong
các bữa tiệc tùng.
 Còn tại gia đình và tại nhà bạn bè được chọn với số lượng người là như nhau, ( 24% và 22%).
Đây là những người có xu hướng hướng về gia đình,cần khoảng không gian riêng tư để dễ dàng
tâm sự với nhau.
3.1.3. Loại rượu bia thường sử dụng
Frequency

Percent

Valid bia chai/lon

67


67.0

ruou

4

4.0

ruou va bia

29

29.0

Total
100
100.0
Bảng 3.3 Tần số loại rượu bia sử dụng
Theo kết quả nghiên cứu chúng ta thấy rằng đồ uống giới trẻ hiện nay ưa chuộng nhất là các loại
bia chai hoặc bia lon (chiểm 67%). Chúng ta thấy rằng điều này là hoàn toàn hợp lí khi mà thị
trường bia đang phát triển mạnh mẽ ớ nước ta, nhất là ở Đà Nẵng – một trong 4 thành phố (Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng) từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 120 triệu lít bia (tương
đương với 2.900 tỷ đồng) được tiêu thụ với các dòng bia được tiêu dùng nhiều nhất như Saigon
Lager, Bierre Larue, Tiger (chai,lon), Sigon Special. 4% sinh viên thì lại thường xuyên uống rượu &
29% sinh viên cho biết họ có thể sử dụng cả rượu và bia.
3.1.4. Yếu tố tác động đến việc sử dụng rượu bia

Valid

Frequency Percent Valid Percent

8
8.0
8.0
67
67.0
67.0

gia dinh
nhom ban
phuong tien truyen thong
25
25.0
dai chung
Total
100
100.0
Bảng 3.4 Tần số tác động đến việc sử dụng rượu bia

25.0
100.0

•Sự tác động , rủ rê lối kéo , hội họp của đám bạn chiếm khoảng 67%, ắt hẳn đây là những
cuộc nói chuyện tán gẫu sau những ngày làm việc hay học tập mệt mỏi, những câu
chuyện đời sống hằng ngày hoặc cũng có thể tâm sự chuyện buồn phiền với nhau. Lúc
này cùng nhau uống vài chai bia quả là hợp lý!
•Bên cạnh đó, một số tác động từ phương tiện truyền thông, muốn sử dụng và trải nghiệm
cảm giác mới từ những sản phẩm mới cũng chiếm khoảng 25%

8



• Và yếu tố tác động từ gia đình lại chiếm khá ít khoảng 8%.Thường thì khi có chuyện gia
đình, người ta thường ngồi bên nhau nói chuyện tỉnh táo thay vì cùng nhau uống bia,
rượu hoặc rất ít những ngày giỗ, lễ, tiệc gia đình.
3.2. Ước lượng trung bình tổng thể
3.2.1. Thu nhập bình quân mỗi tháng

Thu nhập
hàng tháng

Statistic
Mean
1905.0000
95% Confidence
Lower Bound
1640.2368
Interval for Mean
Upper Bound
2169.7632
Bảng 3.5 Ước lượng trung bình thu nhập bình quân

Std. Error
1.33435E2

Căn cứ vào kết quả ước lượng (bảng ...) cho thấy với độ tin cậy 95% có thể kết luận thu nhập bình
quân của giới trẻ hiện nay nằm trong khoảng 1640-2169 (1000 đồng).
3.2.2. Chi tiêu bình quân cho mỗi lần sử dụng rượu bia
Statistic
Std. Error
Chi tiêu cho mỗi lần

Mean
111.8000
10.43729
sử dụng rượu bia
95% Confidence
Lower Bound
91.0902
của giới trẻ
Interval for Mean
Upper Bound
132.5098
Bảng 3.6 Ước lượng trung bình chi tiêu mỗi lần sử dụng rượu bia
Căn cứ vào kết quả ước lượng(bảng…) cho thấy với độ tin cậy 95% có thể kết luận số tiền chi tiêu
cho mỗi lần sử dụng rượu bia hiện nay nằm trong khoảng 91-132 (1000 đồng).
 Việc chi tiêu cho mỗi lần sử dụng rượu bia chiếm 5.5-6% so với thu nhập hàng tháng của
giới trẻ hiện nay.
3.3. Kiểm định tham số trung bình hai mẫu (hai mẫu độc lập)
H0: Tần suất sử dụng rượu bia của người nam và người nữ bằng nhau trên tổng thể
H1: Tần suất sử dụng rượu bia của người nam và người nữ không bằng nhau trên tổng thể
Group Statistics

tan suat su dung
ruou bia

gioi
tinh
nam
nu

N

57
43

Mean
1.9123
1.2326

Std. Deviation Std. Error Mean
.93122
.12334
.47994
.07319

Levene's Test for
Equality of Variances

t-test for Equality of Means
9


F
tan suat
su dung
ruou bia

Sig

t

df


Sig(2-tailed)

Equal
variances
4.365
98
.000
assumed
.000
20.513
Equal
variances not
4.739
87.856
.000
assumed
Bảng 3.7 Kiểm định giữa tần suất sử dụng rượu bia và giới tính

Kiểm định Leneve’s (giả thiết H0: phương sai của hai mẫu (biến) bằng nhau, H1: phương sai của
hai mẫu (biến) không bằng nhau) sẽ cho phép kiểm định phương sai hai mẫu có bằng nhau hay
không, trong trường hợp này nếu sig. của F (trong thống kê Leneve’s)0.000 < 0.05 ta bác bỏ H0,
chấp nhận H1 nghĩa là phương sai của hai mẫu không bằng nhau, do vậy giá trị t mà ta phải tham
chiếu là giá trị t ở dòng thứ 2. Đối với kiểm định t, ta nhận thấy rằng t=4.479và p-value =
0,000<0.05 ta có thể bác bỏ H0 và chấp nhận H1, có nghĩa là tần suất sử dụng rượu bia ở người
nam và người nam là khác nhau.
3.4. So sánh phương sai
Ho: tần suất say rượu không ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông
H1: tần suất say rượu ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông
Test of Homogeneity of Variances

tan suat say ruou bia
Levene Statistic
df1
df2
Sig.
2.652
1
98
.107
ANOVA
tan suat say ruou bia
Sum of
Mean
Squares
df
Square
F
Sig.
Between
3.174
1
3.174
4.755
.032
Groups
Within
65.416
98
.668
Groups

Total
68.590
99
Bảng 3.8 So sánh phương sai giữa tần suất say rượu và tham gia giao thông
Với sig=0.107 ở bảng 1 lớn hơn 0.01 nên ta chấp nhận giả thuyết các phương sai có giá trị bằng
nhau.
Tiếp tục xét ở bảng 2, sig= 0.032> 0.01 nên ta chấp nhận giả thuyết Ho, nghĩa là tần suất say rượu
không ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông.
Điều này thật sự rất đáng lo ngại việc sử dụng rượu bia nhất là khi đã say rượu mà vẫn tham gia
giao thông sẽ có nguy cơ tai nạn rất cao, gây nguy hiểm và thiệt hại cho cả bản thân và người khác.
10


Chính vì thế luật giao thông quy định xử phạt những người tham gia giao thông có nồng độ cồn
trong máu cao hơn mức cho phép.
3.5. Đánh giá mức độ của mục đích sử dụng rượu bia

Hình 3.1 Mức độ đồng ý mục đích sử dụng rượu bia
+)Có 19% sự đồng ý cho rằng rượu bia như một phương thức hiệu quả cho việc giảm căng thẳng và
cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống. Chúng ta biết rằng, rượu bia có chứa cồn là một chất hóa học tác
động trực tiếp lên hệ thần kinh gây ức chế và làm chậm quá trình truyền tải thông tin từ não bộ đến
cơ thể khiến cho người uống có cảm giác sảng khoái hưng phấn ban đầu nên không chỉ thanh niên
mà nhiều người thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, giới tính và công việc đã tìm đến rượu bia như
một cách để trốn tránh vấn đề thực tại.
+) Có 19% sự đồng ý với mục đích sử dụng rượu bia là để tạo tiền đề thuận lợi cho các mối quan
hệ giao tiếp. Có thể nói mục đích sử dụng rượu, bia này của giới trẻ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi
thói quen của xã hội ngày nay, khi mà các hợp đồng làm ăn, các mối quan hệ giao dịch hầu như đều
diễn ra bên bàn nhậu, đòi hỏi người ta phải biết và sử dụng rượu bia thường xuyên.
+) Một lí do nữa được 15% giới trẻ khẳng định sử dụng rượu bia là để “giải trí trong thời gian
rảnh”. Đây là mục đích sử dụng đáng lo ngại, bởi lứa tuổi và đặc trưng của sinh viên là sự trẻ trung,

năng động, ngoài công việc học tập và rèn luyện trong nhà trường các em cần tham gia các hoạt
động xã hội, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ để nâng cao các kĩ năng sống cho bản thân chứ
không phải là la cà bên bàn nhậu.

Hình 3.2 Mức độ không đồng ý của mục đích sử dụng rượu bia
+)Nhiều sinh viên “không đồng ý” lựa chọn những mục đích sử dụng rượu bia như: tăng cảm giác
thèm ăn và kích thích tiêu hóa (19%) , tạo phong cách riêng cho bản thân (22%) , giảm thiểu triệu
chứng mất ngủ (20%).

11


3.6. Tần số đồng thời tính toán các đại l ượng thống kê mô tả
3.6.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng rượu bia
N
Valid

Missing Mean

Median

mat an toan khi tham gia giao
100
0
1.1400
1.0000
thong
lang phi tien bac va thoi gian
100
0

1.8100
2.0000
ton thuong cac co quan trong co
100
0
1.4700
1.0000
the nhu gan, than, tim
nguyen nhan gia tang cac hanh
100
0
1.4300
1.0000
vi pham toi
la mot nguyen nhan gay suy
100
0
1.7800
2.0000
thoai giong noi
uong ruou bia gay ung thu cao
100
0
1.4300
1.0000
hon binh thuong
Bảng 3.9 Đánh giá mức độ ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng rượu bia

3.6.2. Đánh giá mức độ nhận thức về của giới trẻ về tính chất rượu bia
N

Valid Missing

Mean

uong nhieu ruou bia se cung cap cho co the
100
0
2.13
nhieu nuoc
say ruou bia chinh la tinh trang ngo doc con
100
0
1.63
bia khong co kha nang gay nghien nhu ruou
100
0
1.88
chi su dung ruou bia gia kem chat luong moi
100
0
2.09
gay ung thu gan va da day
nguoi co cha me lam dung ruou bia se co
100
0
1.86
nguy co nghien cao hon
su dung nhieu ruou bia se lam con nguoi phu
100
0

1.42
thuoc vao ruou bia
Bảng 3.10 Đánh giá mức độ nhận thức về rượu bia
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN
4.1. Giải pháp hạn chế việc sử dụng rượu bia
 Tăng cường thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm quy định cấm sử dụng rượu bia trước và
trong giờ làm việc, tại nơi làm việc
12


 Tăng cường biện pháp phòng ngừa người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con
bằng sữa mẹ, người đang có bệnh lý sử dụng rượu bia.
 Tăng cường các biện pháp ngăn chặn người sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện giao
thông là một trong năm giải pháp hạn chế tác hại cho xã hội.
 Tăng cường phát động cộng đồng không lạm dụng rượu bia trong đám tang, lễ hội, đám
cưới
 Kiểm soát giờ bán và địa điểm bán rượu bia chẳng hạn các qúan nhậu nên đóng cửa lúc
11 giờ đêm.
 Áp đặt giá và chính sách thuế cho rượu bia cao hơn.
 Việc tính toán lượng rượu bia tối đa được bán cho một khách hàng sử dụng tại chỗ; không
bán rượu bia cho người có biểu hiện say xỉn
 Kiểm soát việc ghi nhãn rượu bia; kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu bia.
4.2. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng rượu bia










Không dùng nhiều loại rượu bia cùng một lúc hoặc pha trộn giữa rượu bia với nước có ga
Ăn no trước khi sử dụng rượu bia
Uống trà gừng, cafe hoặc trà đặc sau khi sử dụng rượu bia
Không nên tắm sau khi sử dụng rượu bia
Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây khi sử dụng rượu bia
Sử dụng thuốc chống say rượu
Bổ sung viatamin B, C để tăng cường khả năng đào thải chất độc ra bên ngoài.
Sử dụng thảo dược để bảo vệ gan an toàn, nhanh chóng và hiệu quả

4.3. Hàm ý của đề tài:
 Phương hướng của nhóm sinh viên Trường Đại Học kinh tế -ĐH Đà Nẵng nhằm

tìm hiểu về sự hiểu biết của giới trẻ về chất kích thích và nâng cao khả năng tìm
hiểu và phòng ngừa khi cần thiết.
 Nâng cao nhận thức và có biện pháp phòng tránh thích hợp giúp cá nhân tránh khỏi

các tệ nạn xã hội gây hậu quả xấu cho cả bản thân và gia đình. Với mục tiêu hướng
đến một xã hội lành mạnh , phát triển, hạn chế tệ nạn xã hội.
4.4. Hạn chế đề tài


Trong quá trình làm và phân tích kết quả phát hiện đề tài nhóm gặp nhiều hạn chế và
khó khăn. Các hạn chế đề tài gặp phải gồm :
 Do phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu là lấy mẫu theo sự thuận tiện nên tính đại
diện chưa cao, chưa thể tổng quát hóa. Với mẫu nghiên cứu 118 người, phạm vi
nghiên cứu hẹp, nên chưa thể hiện hết đặc điểm của sinh viên với đề tài nghiên cứu.
 Hạn chế khả năng quan sát.
Đa phần là các câu hỏi đóng không mở rộng được ý tưởng của người trả lời.

13


 Có nhiều sinh viên chưa thật sự trả lười chính xác với những gợi ý, vì vậy tính xác
thực của các câu trả lời chưa cao
 Thời gian và không gian điều tra chưa thật sự hợp lý.
 Số lượng người khảo sát và câu tả lời còn hạn chế vì vẫn còn khá nhiều người chưa
từng thử qua chết kích thích
 Kết quả suy rộng từ điều tra chọn mẫu cho tổng thể bao giờ cũng có sai số nhất định.
 Đối với đối tượng trong nghiên cứu đề tài chưa có sự tận tâm trong việc hoàn thành
mẫu điều tra.
4.5. Hướng phát triển đề tài
 Vì đề tài còn nhiều thiếu sót và bất cập nên cần có những biện pháp và phương hướng
giải quyết vấn đề đó để cho đề tài được hoàn thiện và đạt được mục tiêu mong muốn.Và
đề tài có được một kết quả hoàn hảo phục vụ cho việc phát triển mục tiêu của nghiên cứu.
 Hướng phát triển của đề tài gồm:
 Mở rộng thêm số lượng người khảo sát phù hợp
 Thu thập dữ liệu ở đối tượng ở thời gian, không gian, đối tượng phù hợp hơn.
 Nội dung chắt lọc để phù hợp với nội dung nghiên cứu hơn, cắt giảm tối đa những
câu hỏi không liên quan, đề cập những câu hỏi phục vụ tốt cho nghiên cứu.
 Chắt lọc các số liệu cần thiết để làm kết qủa báo
 Đưa ra nhiều thông tin và câu hỏi mang nhiều ý nghĩa hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.
[2] Lê Thị Thùy Linh (2013), Động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên Đại học
trên địa bàn TP.Hồ Chí, Luận văn Thạc sĩ tâm lý học.
[3]


14


15


16



×