Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Phân tích cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.03 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ ÁI HIỀN

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Bá Thanh

Đà Nẵng – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ái Hiền



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 3
6. Bố cục đề tài....................................................................................................................... 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP.............................................................................................................................................. 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...............10
1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp......................................................... 10
1.1.2. Cấu trúc tài chính doanh nghiệp................................................................... 11
1.1.3. Lý thuyết về cấu trúc tài chính doanh nghiệp........................................ 17
1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .27

1.2.1. Phân tích tỷ suất nợ............................................................................................. 27
1.2.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính doanh
nghiệp....................................................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỰC PHẨM VÀ THIẾT KẾ
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
THUỘC NHÓM NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM................................................................... 31
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH THỰC PHẨM NƯỚC TA.................................... 31
2.1.1. Giới thiệu về ngành thực phẩm Việt Nam............................................... 31


2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc

nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam........................................................................................................................................... 32
2.2 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
THUỘC NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM.................................................................................................................... 36
2.2.1 Tỷ suất nợ................................................................................................................... 36
2.2.2 Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu bình quân................................................ 38
2.2.3 Đặc điểm cơ cấu nợ phải trả............................................................................. 40
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................................................... 43
2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................ 43
2.3.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................................ 46
2.3.3. Mô tả và đo lường các biến............................................................................. 47
2.3.4. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM............................ 50
3.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIẸP
THUỘC NHÓM NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM............................................................................................... 50
3.1.1. Đặc điểm của tỷ suất nợ của các doanh nghiệp nhóm ngành thực
phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.................................50
3.1.2. Đặc trưng của các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính của
các doanh nghiệp nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam................................................................................................... 52
3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.................................................................................................... 61
3.2.1. Kiểm tra số liệu...................................................................................................... 61


3.2.2. Phân tích hệ số tương quan từng phần r................................................... 62

3.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội giữa biến phụ thuộc và biến độc
lập là các nhân tố ảnh hưởng........................................................................................ 64
3.2.4. Kết quả mô hình nghiên cứu.......................................................................... 74
CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ..................................... 75
4.1. KẾT LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH.............................................................. 75
4.1.1. Kết luận từ kết quả nghiên cứu..................................................................... 75
4.1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu cấu trúc tài chính của các doanh
nghiệp thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.................................................................................................................. 78
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................................................................... 80
4.3. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................. 81
4.3.1. Kiến nghị với doanh nghiệp............................................................................ 81
4.3.2. Kiến nghị với nhà nước..................................................................................... 87
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

Cổ phiếu

CTTC

Cấu trúc tài chính

DT


Doanh thu

DH

Dài hạn

DN

Doanh nghiệp

ĐLC

Độ lệch chuẩn

GTLN

Giá trị lớn nhất

GTNN

Giá trị nhỏ nhất

LN

Lợi nhuận

LNTT

Lợi nhuận trước thuế


MHHQ

Mô hình hồi quy

M&M

Modigliani và Miller

NH

Ngắn hạn

J&M

Jensen và Meckling

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tài sản

TSN

Tỷ suất nợ

VCSH


Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình chung về doanh thu và tốc độ tăng doanh thu

33

2.2

Lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

34

2.3

Tỷ suất nợ phải trả bình quân

37

2.4


Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân

39

2.5

Cơ cấu nợ phải trả

41

2.6

Bảng tóm tắt sự tương quan giữa cấu trúc tài chính và
các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính

46

2.7

Mô tả và mã hóa biến

47

3.1

Đặc trưng tỷ suất nợ của các doanh nghiệp thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

50


3.2

Nhóm các tỷ suất nợ của các doanh nghiệp

51

3.3

Đặc trưng quy mô của các doanh nghiệp thực phẩm niêm
yết trên TTCK Việt Nam

52

3.4

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo quy mô doanh nghiệp

53

3.5

Đặc trưng cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp thực
phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

54

3.6

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo cơ cấu tài sản


55

3.7

Đặc trưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

55

3.8

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo hiệu quả hoạt động kinh
doanh

56

3.9

Đặc trưng tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp thực
phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

56


3.10

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo tốc độ tăng trưởng

57


3.11

Đặc trưng khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp
thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

58

3.12

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo khả năng thanh toán

59

3.13

Đặc trưng rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp thực
phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

59

3.14

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo rủi ro kinh doanh

60

3.15

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo hình thức sở hữu doanh

nghiệp.

61

3.16

Kết quả kiểm tra tính chuẩn của dữ liệu

62

3.17

Hệ số tương quan r

63

3.18

Kết quả hồi quy về tác động của các biến độc lập đến tỷ
suất nợ

66

3.19

Hệ số xác định độ phù hợp R2của mô hình hồi quy tuyến
tính bội.

67


3.20

Phân tích phương sai ANOVA

69

3.21

Các thông số thống kê trong mô hình

70

3.22

Kiểm định Spearman

73

4.1

Giả thuyết và kết quả phân tích thực nghiệm sự
ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hinh đến cấu trúc

79

tài chính


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số

hiệu

Tên biểu đồ

Trang

1.1

Cơ cấu vốn tối ưu khi có thuế và chi phí khốn khó tài chính

23

2.1

Tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp thực phẩm niêm
yết trên TTCK Việt Nam

34

2.2

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu qua 3 năm

36

3.1

Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán

72


3.2

Phân phối của phần dư

73


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một cấu trúc tài chính hay một cơ cấu tài trợ phù hợp là quyết định
quan trọng đối với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi tối đa hóa lợi ích thu
được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của
doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh
doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm nên niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam là những doanh nghiệp đang phát triển
và tăng trưởng cao. Nhưng nền công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam vẫn phát
triển ở mức trung bình, đa số phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ thuộc vào tỉ
giá, do đó tác động khá mạnh đến kết quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng
của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành. Do vậy để nâng cao năng lực
cạnh tranh cũng như khẳng định và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, các doanh
nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp, trong đó việc lực chọn một cấu trúc tài
chính hợp lý là một trong những biện pháp hết sức quan trọng và cần
thiết.Với lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài: Phân tích cấu trúc tài
chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thực phẩm niêmyết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về cấu trúc tài chính và các
nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Vận dụng các lý thuyết tài chính và các nghiên cứu thực nghiệm về cấu
trúc tài chính vào trong một ngành cụ thể ở Việt Nam để phân tích thực trạng
cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các
doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. để từ đó phân tích và đánh giá thực trạng cấu trúc các công


2
ty cổ phần ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ đó
Kiểm định sự tác động của các nhân tố đến cấu trúc tài chính và từ đó
đưa ra các kiến nghị dựa kết quả nghiên cứu. làm cơ sở khoa học cho việc xác
định cấu trúc tài chính góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty
đồng thói giúp cho các tổ chức cá nhân liên quan có thể đánh giá, nhìn nhận
đúng đắn về tình hình tài chính của các công ty nhằm phục vụ cho mục tiêu
của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiện cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện đối với cấu trúc tài chính của các công
ty thuộc nhóm ngành thực phẩm để phân tích và đánh giá thực trạng cấu trúc
các công ty cổ phần ngành thực phẩm được niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được
lấy từ Báo cáo tài chính của các công ty cổ phần ngành thực phẩm niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong ba năm 2011, 2012, 2013.
+ Phạm vi về nội dung: Luận văn này tập trung nghiên cứu về thực
trạng cấu trúc tài chính và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài

chính của các công ty cổ phần ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
+ Phạm vi về không gian: Luận văn chỉ giới hạn những công ty niêm
yết có đầy đủ thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Vào ngày
02/05/2013 công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế bị hủy niêm yết. Và ngày
04/07/2013 công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa Việt Nam bị huỷ niêm yết.
Nên tại thời điểm thực hiện nghiên cứu, có 28 doanh nghiệp thuộc nhóm


3
ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam công bố báo
cáo tài chính năm 2013.Vì vậy, luận văn thực hiện nghiên cứu với 28 doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã công bố báo cáo tài
chính năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: trong các tài liệu, giáo trình về lý
thuyết cấu trúc tài chính…
- Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: Trong các tạp chí, báo cáo
khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học… có liên quan đến cấu trúc tài chính và
các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính.
- Chủ trương, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu: Chủ yếu
là các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước điều chỉnh các nội dung liên
quan đến tài chính doanh nghiệp.
- Số liệu phục vụ cho nghiên cứu của đề tài: chủ yếu là các báo cáo tài
chính của các công ty cổ phần thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011 -> 2013, các số liệu thống kê
ngành.
Sử dụng công cụ thống kê kế toán với sự hỗ trợ của các phần mềm tính
toán các chỉ số trên excel, sử dụng chương trình SPSS 16.0 tiến hành chạy và
kiểm định mô hình hồi quy, xác điịnh các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài

chính, từ đó rút ra kết luận làm cơ sở để hoạch định chính sách tài chính của
các doanh nghiệp và đưa ra một số kiến nghị phù hợp với hiện trạng của
ngành thực phẩm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như trong
nước về cấu trúc tài chính doanh nghiệp để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài
này.


4
- Nhận dạng và phát hiện xu hướng cấu trúc tài chính của các công ty
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Phân tích được thực trạng cấu trúc tài chính và xác định được các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty cổ phần ngành thực
phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
-Đưa ra các giải pháp dựa vào đặc thù của ngành thực phẩm nhằm hoàn
thiện cấu trúc tài chính của các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
Chương 2:Đặc điểm ngành thực phẩm và thiết kế nghiên cứu cấu

trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3:Kết quả phân tích cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp
thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nói đến cấu trúc tài chính là đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm
kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa vốn vay và vốn
chủ sở hữu. Cấu trúc tài chính tối ưu là phương án mà tại đó doanh nghiệp đạt
được lợi nhuận cao nhất với chi phí vốn nhỏ nhất. Cấu trúc tài chính tối ưu
liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Tài trợ
bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp.
Lý thuyết của Modigliani và Miller (1958, 1963) đã có những đóng góp
về việc giải thích các quyết định tài trợ của các nhà quản lý. Lý thuyết


5
này cho rằng trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, khi có thuế thu nhập
doanh nghiệp thì doanh nghiệp đầu tư bằng 100% vốn vay là tối ưu. Tuy
nhiên M&M đã không quan tâm đến gánh nặng nợ đối với doanh nghiệp. Và
điều này đã mở đầu cho những nghiên cứu sau này để xác định chi phí đầu tư
vay nợ sao cho tạo ra được lợi thế về thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau đó lý
thuyết cân đối của Jensen và Meckling (1976) đã được hình thành và thuyết
trật tự phân hạng của Myers và Majluf được công bố năm 1984 để giải thích
sự lựa chọn cấu trúc tài chính sau khi loại bỏ giả thiết không phù hợp của
M&M.
Bên cạnh các lý thuyết phát triển nhanh chóng thì các nghiên cứu thực
nghiệm cũng từ từ theo sau. Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu về cơ cấu tài chính, đặc biệt ở các nước phát triển, nơi mà có hệ thống
thông tin minh bạch, đầy đủ và đáng tin cậy. Đối với các nước phát triển như
Mỹ, Nhật, Pháp,… vấn đề cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính doanh nghiệp luôn là một vấn đề rất được quan tâm, và đã
có nhiều nghiên cứu, nổi bật là nghiên cứu của Graham và Harvey (2001) đã
phân tích cơ cấu tài chính cho 392 công ty Mỹ và tìm thấy một số bằng chứng
về các nhân tố khác như chi phí đại diện, tài sản thay thế, dòng tiền mặt ảnh
hưởng đến sự lựa chọn cơ cấu tài trợ. Bên cạnh đó còn có nhiều nghiên cứu

khác như Marsh (1982), Bradley etal (1984), Kim và Sorence (1986), Titman
và Vessels (1988), Booth etal (2001)… nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp.
Đối với luận văn, các tác giả đã tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành như
xây dựng, xây lắp, du lịch,… Hầu hết trong các nghiên cứu đều tập trung vào
3

nội dung bao gồm: cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính, thực trạng cấu trúc tài

chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của nhóm ngành. Tuy


6
nhiên, mỗi luận văn đều có những điểm khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc tài chính trong mỗi nhóm ngành.
Đầu tiên có thể kể đến đó là luận văn của tác giả Nguyễn Hải Sơn
(2001) với đề tài “Cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc
tài chính của các doanh nghiệp du lịch Thừa Thiên Huế”. Luận văn cung cấp
lý luận về cấu trúc tài chính là cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn. Đối với ngiên
cứu này tác giả đã phân tích về cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc
ngành du lịch bao gồm cấu trúc tài sản, cấu trúc nuồn vốn, thực trạng cấu trúc
tài chính và chỉ ra có 5 nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính đó là: tỷ suất
sinh lời kinh tế, tỷ suất sinh lời tài sản, lãi suất vay ngân hàng, tỷ suất sinh lợi
vốn chủ sở hữu và quy mô hoạt động doanh nghiệp.
Luận văn nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mỹ Phương (2012) với đề tài
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty cổ phần
ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội”. Luận văn nêu
lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính. Tác giả chỉ ra thực
trạng của ngành xây dựng năm 2011 và đã sử dụng mô hình hồi quy của kinh

tế lượng để khảo sát ảnh hưởng của các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, khả
năng thanh toán và tỷ lệ vốn nhà nước đến đòn bẩy tài chính trong các doanh
nghiệp.
Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Trinh (2008) “Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính nhằm lựa chọn các giải pháp hoàn
thiện cơ cấu tài trợ của các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng
khoán Tp. Hồ Chí Minh”. Sau khi xác định các nhân tố ảnh hưởng thì tác giả
xây dựng ma trận dựa trên hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh chia công
ty ra làm 3 loại và đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ cấu tài trợ: 1. Công ty thực
hiện chủ trương xây dựng cấu trúc tài chính theo hướng tự chủ cao dựa trên
việc sử dụng vốn chủ sở hữu từ vốn góp ban đầu và sau đó phát hành cổ phiếu


7
để tăng vốn nên tỷ lệ nợ vay thấp, 2. Công ty sử dụng chính sách vay nợ cao,
phản ánh cấu trúc tài chính của công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay
nợ từ bên ngoài, 3. Công ty thực hiện chính sách tài trợ ổn định duy trì một tỷ
suất nợ vừa phải, dao động từ 30% - 50%.
Bài viết của tác giả Bùi Phan Nhã Khanh (2012) dưới sự hướng dẫn của
TS. Võ Thị Thuý Anh được đăng trên tuyển tập báo cáo hội nghị sinh viên
nghiên cứu khoa học lần thứ 8 đại học Đà Nẵng với đề tài “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành công nghiệp
chế tạo niêm yết trên HOSE”. Ngoài các nội dung cơ bản về các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc tài chính, tác giả còn đề cập đến việc sử dụng dữ liệu bảng
kết hợp với hai mô hình ước lượng: mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô
hình ảnh hưởng cố định giúp người đọc làm quen với một phương pháp khác
có tính ưu việt hơn so với phương pháp hồi quy bội. Hơn thế nữa, bài viết còn
đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanhn
nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp chế tạo niêm yết trên HOSE và từ đó
xác định quy mô doanh nghiệp, hiêu quả kinh doanh, cơ cấu tài sản, khả năng

thanh khoản và tốc độ tăng trưởng ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh
nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp chế tạo giúp cho doanh nghiệp xây
dựng chính sách tài trợ hợp lý.
Ngoài các luận văn được đề cập trên, có nhiều tạp chí đã trình bày về
vấn đề cấu trúc tài chính. Trong đó có bài viết được đăng trên tạp chí khoa học
và công nghệ, đại học Đà Nẵng – số 5(40).2010 của tác giả Đoàn Ngọc Phi
Anh với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài
chính: tiếp cận theo phương pháp đường dẫn”. Nội dung của bài viết đề cập
đến các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính dựa trên phương pháp
đường dẫn và đã chỉ ra được có bốn nhân tố ảnh hưởng là hiệu quả kinh
doanh, rủi ro kinh doanh, cấu trúc tài sản và quy mô doanh nghiệp. Từ đó có


8
thể cung cấp kiến thức hữu ích để xác định cho doanh nghiệp một cấu trúc tài
chính hợp lý và nâng cao hiệu quả tài chính.
Nhìn chung, đa số các nghiên cứu kể trên đều chỉ ra những điểm chung
cho tất cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi ngành đều có những đặc thù riêng,
cấu trúc tài chính đặc trưng riêng.Trong đề tài này tác giả đã thừa kế một số
kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đó để nghiên cứu về cấu trúc tài
chính của các doanh nghiệp thực phẩm.
Qua nhận xét trên tác giả nhận thấy các bài viết đã được nghiên cứu chủ
yếu đi sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính trong nhiều lĩnh
vực. Để tìm cụ thể hơn không chỉ về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính mà còn tìm hiểu về thực trạng cấu trúc tài chính, tác giả đã chọn đề tài
“Phân tích cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thực
phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.” nhằm giúp các doanh
nghiệp còn những quyết định chính xác hơn về cơ cấu tài trợ.
Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp, bao gồm: hiệu quả kinh doanh,

tăng trưởng của doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, quy mô doanh nghiệp…Tuy
nhiên, chiều hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc tài chính là
không giống nhau hoàn toàn trong các nghiên cứu trước đây. Trong phần
nghiên cứu của mình, tác giả sẽ kiểm định các giả thiết về xu hướng tác động
của các nhân tố này dựa vào các điều kiện thực tế của các doanh nghiệp thuộc
nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài liệu dùng để phân tích cấu trúc tài chính là các báo cáo tài chính của
Doanh nghiệp bao gồm : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính… và
các báo cáo khác có liên quan.Trong bài nguồn số liệu liên quan đến cấu trúc
tài chính gồm các báo cáo tài chính tác giả chủ yếu lấy từ hai bảng: bảng cân


9
đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 28 doanh
nghiệp thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam trong 3 năm 2010, 2011và 2012 được thu thập tại website:
www.cafef.vn, www.cophieu68.vn,www.vcbs.com.vn…Và một số thông tin
kinh tế từ sách báo, tạp chí chuyên ngành.


10
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Tài chính là một phạm trù kinh tế đồng thời là một phạm trù lịch sử vì
nó phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước và của nền kinh tế hàng hóa

tiền tệ. Tài chính xét về phạm vi có tài chính nhà nước, tài chính của các tổ
chức kinh tế xã hội trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chỉ giới hạn
nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp gồm các quan hệ tài chính gắn liền với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là một khâu của hệ thống tài
chính. Các quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình huy động và sử dụng
vốn.
- Hoạt động huy động vốn là quá trình tạo ra các quỹ tiền tệ từ các
nguồn lực bên ngoài và các nguồn lực bên trong. Nguồn lực bên trong có thể
là nguồn vốn đóng góp từ người chủ sở hữu, lợi nhuận để lại… Nguồn lực bên
ngoài có thể là nhà nước, các tổ chức tín dụng, các cổ đông đóng góp.
- Hoạt động sử dụng vốn hay còn gọi là đầu tư, là quá trình phân bổ
vốn ở đâu, khi nào và bao nhiêu là hiệu quả.
Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong các báo cáo tài
chính doanh nghiệp vào cuối kỳ, qua việc phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo
tài chính có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra
các quyết định đầu tư đúng đắn.


11
1.1.2. Cấu trúc tài chính doanh nghiệp
a. Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Thuật ngữ cấu trúc tài chính được nhiều nhà kinh tế sử dụng. Thuật ngữ
này được sử dụng để phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các khoản nợ và vốn
chủ sở hữu. Chúng ta sẽ xem xét một số khái niệm về cấu trúc tài chính:
- Theo M.Dubois, một giáo sư chuyên nghiên cứu về tài chính doanh
nghiệp của đại học Pierre Mendes France, thì cấu trúc tài chính là quan
hệ giữa các nguồn vốn được sử dụng bởi doanh nghiệp, đó là nguồn
vốn chủ sở hữu và nợ.
- Theo M.Albouy, một trong những giáo sư hàng đầu của Pháp, thì cấu

trúc tài chính của doanh nghiệp được hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ
nợ kể cả các khoản nợ phát sinh trong kinh doanh và vốn chủ sở hữu
được tính từ bảng cân đối kế toán.
- Theo S.C.Myers thì cấu trúc tài chính là một khái niệm được dùng để
phản ánh mối quan hệ tính bằng tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà
doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy, cấu trúc tài chính theo quan điểm của các nhà kinh tế là tương
đối đồng nhất, và được hiểu một cách chung nhất là cấu trúc tài chính phản
ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và toàn bộ nợ phải trả được tính
toán từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
b. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
Từ khái niệm ta thấy cấu trúc tài chính thể hiện chính sách tài trợ của
doanh nghiệp nên khi phân tích cấu trúc tài chính cần xem xét mức độ sử
dụng nguồn vốn chủ sở hữu hay nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài. Mức độ sử
dụng đó thể hiện qua chỉ tiêu sau:
Hệ số nợ(tỷ suất nợ): chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm nghiên cứu
doanh nghiệp có 1 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng được đầu tư từ nợ phải


12
trả. Khi hệ số nợ cao thì mức độ phụ thuộc vào chủ nợ càng lớn, khả năng tiếp
cận các khoản vay nợ càng khó một khi doanh nghiệp không thanh toán kịp
thời các khoản nợ hay hiệu quả hoạt động kém. Đối với chủ nợ khi họ thấy
doanh nghiệp này có tỷ lệ nợ cao thì khả năng thu hồi vốn cho các khoản nợ
của họ càng thấp. Chỉ tiêu này càng thấp thì mức độ tự chủ tài chính của
doanh nghiệp càng cao. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với các tổ chức tín
dụng khi đưa ra quyết định cho vay. Cách xác định chỉ tiêu này như sau:
Hệ số nợ =

Nợ phải trả


* 100%

Tổng tài sản
Chỉ tiêu nợ trên VCSH hay còn gọi là đòn cân nợ thể hiện mức độ đảm
bảo nợ bởi VCSH, phản ánh tính tự chủ tài chính, năng lực tài chính, khả năng
chủ động của doanh nghiệp về nguồn vốn kinh doanh. Khi chỉ tiêu này nhỏ
hơn 1 nghĩa là các khoản nợ phải trả nhỏ hơn VCSH lúc đó doanh nghiệp còn
chủ động về vốn kinh doanh. Ngược lại khi chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì khả
năng thanh toán các khoản nợ giảm, doanh nghiệp khó tự chủ về tài chính,
tình trạng phá sản dễ xảy ra, hiệu ứng đòn cân nợ giảm.
Tỷ suất nợ trên VCSH =

Nợ phải trả
* 100% Vốn chủ sở hữu

Ngoài hai chỉ tiêu trên ta còn xem xét thêm cơ cấu nợ thông qua tỷ suất
nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn. Hai chỉ tiêu này phản ánh những khoản nợ
mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán tuy nhiên mỗi chỉ tiêu sẽ phản
ánh chi phí sử dụng và áp lực trả nợ khác nhau.

Tỷ suất nợ ngắn hạn=
Tỷ suất nợ dài hạn=

Nợ ngắn hạn

* 100% Nợ phải trả
Nợ dài hạn
Nợ phải trả


* 100%


13
Hệ số tài trợ: chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm phân tích doanh nghiệp
có 1 đồng nguồn vốn thì bao nhiêu đồng thuộc về vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu
càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng tốt, đó
là nhân tố hấp dẫn ngân hàng cho vay. Chỉ tiêu này được xác định như sau :
Hệ số tài trợ

=

Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

c. Các chỉ tiêu đánh giá cấu trúc tài chính
- Hệ số đầu tư: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản dài hạn trong
tổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Trị số này phụ
thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: là chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết
với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các
khoản nợ phải trả hay không. Nếu trị số chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán
tổng quát của doanh nghiệp luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng
thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo
đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của "Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát" càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh
toán.
Tổng số tài sản


Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng số nợ phải trả

-

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: là chỉ tiêu cho thấy khả năng

đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn
hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm
hay một chu kỳ kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh


14
nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài
chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn < 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng
thấp.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

=

Nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh toán nhanh: là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng
thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các
khoản tương đương tiền. Chỉ tiêu này được tính như sau:

=

Hệ số khả năng tha nh toán nha nh

à á

ươ đươ
Nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng chi trả: Do các chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh mang tính thời điểm (đầu kỳ,
cuối kỳ) vì cơ sở tính toán dực trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên trong
nhiều trường hợp, các chỉ tiêu này phản ánh không đúng tình hình thực tế.
Điều này rất dễ xảy ra vì 2 nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất, do các nhà quản lý muốn ngụy tạo tình hình, tạo ra một bức
tranh tài chính khả quan cho doanh nghiệp tại ngày báo cáo. Chẳng hạn, muốn
nâng cao trị số của các chỉ tiêu trên, các nhà quản lý tìm cách ngụy tạo sao
cho các khoản tiền và tương đương tiền tăng lên, trị giá hàng tồn kho giảm
xuống. Công việc này thực sự không hề khó khăn với các nhà quản lý và kế
toán, chẳng hạn những ngày cuối kỳ (cuối quí, cuối năm) mặc dầu hàng đã về,
đã nhập kho nhưng kế toán tạm để ngoài sổ sách hoặc các khoản nợ chưa thu
nhưng kế toán lại ghi nhận như đã thu, nếu bị phát hiện thì coi như ghi nhầm.
Tương tự, kế toán có thể ghi các bút toán bù trừ giữa nợ phải thu dài hạn với
nợ phải trả dài hạn...


15
Thứ hai, do tính thời vụ của hoạt động kinh doanh mà tại thời điểm báo
cáo, lượng hàng tồn kho rất lớn, lượng tiền và tương đương tiền rất nhỏ. Tình
hình này thường xảy ra với các doanh nghiệp kinh doanh mang tính thời vụ.

Tại những doanh nghiệp này, có những thời điểm mà buộc phải dự trữ hàng
tồn kho lớn (dự trữ hàng hóa phục vụ cho các dịp lễ, tết, khai trường; thu mua
nông sản, lâm sản, hải sản, thổ sản...theo mùa...).
Để khắc phục tình hình trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính,
cần kết hợp chỉ tiêu hệ số khả năng chi trả. Hệ số này sẽ khắc phục được
nhược điểm của 2 chỉ tiêu trên vì nó được xác định cho cả kỳ kinh doanh và
không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ.
Hệ số khả năng chi trả

Số tiền thuần lưu trong kỳ

=

Nợ ngắn hạn

- Khả năng sinh lời của tài sản (ROA): khả sinh lời của tài sản phản ánh
hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng
tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá
trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số của
chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.
Khả năng sinh lời của tài sản

=

Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân

- Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on assets – ROE): là
chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi
xem xét ROE, các nhà quản lý biết được một đơn vị Vốn chủ sở hữu đầu tư

vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng
cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
Khả năng sinh lời của
vốn chủ sở hữu

=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân


16
- Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh năng lực tự bảo đảm về mặt tài
chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho
biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm
mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt
tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng
tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về
mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của
doanh nghiệp càng giảm. Hệ số trài trợ đượvốncchxácủ sđịởnhữtheou công thức:

Hệ số t i

à

ợ=

Tổng nguồn vốn

- Hệ số tự tài tợ tài sản dài hạn: Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn hay hệ

số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải
tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn
1, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có thừa khả năng để trang trải tài
sản dài hạn và do vậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các
khoản nợ dài hạn đến hạn. Do đặc điểm của tài sản dài hạn là thời gian luân
chuyển dài (thường là ngoài một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh) nên
nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ tài sản dài hạn của
mình mà phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn thì
khi các khoản nợ đáo hạn. doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và
ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và đảm bảo thừa khả
năng tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ ít gặp khó
khăn khi thanh toán nợ đáo hạn. Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự bảo đảm
về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ
yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh vốquaynchủvòngsởhđểữusinh lợi. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =

Tài sản dài hạn


×