Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi chuyên văn 10 - đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.13 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2007 - 2008

Đề chính thức
Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang
Câu 1. (1 điểm)
Xác định phép liên kết và chỉ ra những từ ngữ tương ứng trong đoạn văn
sau:
"Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi
không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng
sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má."
(Ngữ văn 9)
Câu 2. (2 điểm)
Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng đến 20 dòng) phân tích nghệ
thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên mây và sóng trong bài thơ "Mây và Sóng" của
Ta - go.
Câu 3. (7 điểm)
Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2007 - 2008
Câu 1: (1 điểm)
Xác định phép liên kết và chỉ ra từ ngữ tương ứng:
Yêu cầu Điểm
Phép liên kết Phép nối 0,25
Từ ngữ tương ứng


Nhưng 0,25
Nhưng rồi 0,25
Và 0,25
Câu 2: (2 điểm).
Yêu cầu về hình thức: Hình thức trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, văn
phong lưu loát bố cục đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết luận).
Yêu cầu về nội dung: Phân tích ngắn gọn nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên
mây và sóng.
Nội dung Điểm
- Hình ảnh mây và sóng là hai hình ảnh thiên nhiên thơ mộng đã quen
thuộc với thơ ca xưa và nay.
- Mây và sóng được nhà thơ nhân cách hoá như con người:
Khi mây ở trên trời và sóng ở biển xa nó hư ảo.
Khi mây và sóng ở trong mái nhà có mẹ và có con thì nó thực.
- Nghệ thuật xây dựng độc đáo đã tạo nên dáng dấp của câu truyện cổ tích,
thần thoại gần gũi với con người.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 3: (7 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Thực hiện đúng yêu cầu của dạng bài phân tích thơ, biết cách phân tích các chi tiết
nghệ thuật có giá trị như từ ngữ, hình ảnh thơ.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, đúng thể thức bố cục một bài văn nghị luận về một
tác phẩm văn học. Lập luận chặt chẽ, đủ bố cục 3 phần, văn phong trong sáng, có cảm xúc,
không mắc lỗi chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản

sau:
Nội dung Điểm
1.Nội dung:
a. Những cơ sở của tình đồng chí:
- Chung nguồn gốc nông dân, cùng cảnh ngộ xuất thân...
- Chung ý nghĩ, chung lý tưởng, chí hướng chiến đấu bảo vệ cho độc lập, tự
do của Tổ Quốc...
- Cùng chia sẻ khó khăn, gian khổ trong những ngày đầu kháng chiến...
 Quá trình tạo nên tình đồng chí: Xa lạ - quen nhau – tri kỷ -đồng chí.
Từ “đồng chí” được tách ra thành một câu thơ nhấn mạnh tình cảm thiêng
liêng của những người cùng chí hướng, lí tưởng cao đẹp.
b.Tình yêu quê hương đất nước của những người lính cách mạng:
- Hình ảnh ruộng, nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa... kết hợp với phép
nhân hoá đã thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của người lính.
- Từ “mặc kệ” tô đậm tư thế, ý chí quyết tâm ra đi chiến đấu bảo vệ đất nước,
quê hương.
c. Vẻ đẹp người lính trong gian lao, trong tình đồng đội:
Tác giả liệt kê những chi tiết hiện thực thể hiện tinh thần lạc quan và tình
đồng chí gắn bó.
2. Nghệ thuật:
- Tác giả sử dụng nhiều chi tiết chân thực. Hình ảnh gợi cảm và cô đúc vừa
cụ thể, vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Lời thơ giản dị, tự nhiên, giọng điệu trang trọng, trữ tình.
0,5
0,5
0,5
1,5
1,0
1,0
1,0

0,5
0,5
III. Biểu điểm:
Điểm 6-7: Bài viết đảm bảo yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng.
Điểm 4-5: Bài viết đủ ý song chưa biết cách sắp xếp các ý, còn mắc lỗi chính tả.
Điểm 2 - 3: Bài viết thiếu ý, sắp xếp các ý chưa logic, còn mắc nhiều lỗi chính tả.
Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, chưa đảm bảo nội dung và kiến thức.

×