Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN TRỌNG VƢỢNG

PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành:
60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Trọng Vƣợng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1


2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 3
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU ....... 11
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU .................... 11
1.1.1. Cây cao su và đặc điểm nó............................................................ 11
1.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất cây cao su .................................... 14
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU .................... 15
1.2.1. Nội dung phát triển cây cao su...................................................... 15
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển cây cao su ................................... 16
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
......................................................................................................................... 30
1.3.1. Các chính sách của chính quyền về phát triển cây cao su ............ 30
1.3.2. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội .................................... 31
1.3.3. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU
TẠI QUẢNG BÌNH....................................................................................... 39
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG
BÌNH ............................................................................................................... 39


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 39
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 45
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ........... 47
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI TỈNH QUẢNG
BÌNH ............................................................................................................... 48

2.2.1. Chính sách phát triển cây cao su của tỉnh ..................................... 48
2.2.2. Quỹ đất phát triển cao su .............................................................. 50
2.2.3. Tổ chức sản xuất ........................................................................... 51
2.2.4. Giống, năng suất, sản lượng cao su .............................................. 53
2.2.5. Về bảao su luôn reo với gió ngàn.
Đấy là sự sống, là sức mạnh của cây cao su đối với nông dân Quảng Trị.
Ông Hoàng Văn Minh - Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình:
“Cần có bảo hiểm cho cây cao su”
Quảng Bình là tỉnh đưa cây cao su về trồng từ những năm 60, cho đến
nay có 18.220 ha, trong đó diện tích kiến thiết cơ bản 9.120 ha, kinh doanh
9.100 ha. Diện tích cao su tiểu điền 10.200 ha, diện tích đại điền 7.935 ha,
bình quân năng suất đạt 1,4 tấn/ha (trong đó đại điền đạt khoảng 1,6 tấn/ha,
tiểu điền 1,2 tấn/ha), sản lượng năm 2012 đạt trên 7.000 tấn chủ yếu các loại
giống RRIM 600, RRIM 712, RRIC 121, RRIV 4, PB260, GT1, Lai Hoa. Đây
là những giống được Tập đoàn CN CSVN khuyến cáo trồng khu vực Bắc
Trung Bộ, tất cả đều đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Hai cơn bão vừa qua đã làm


88

cho 12.174 ha/18.220 ha bị thiệt hại trong đó một phần diện tích bị bật gốc,
gãy ngang thân, một số bị gãy cành, cao su kiến thiết cơ bản thiệt hại chủ yếu
cây bị nghiêng, long gốc). Sau bão tỉnh đã tổ chức khắc phục hậu quả đến nay
đã ổn định. Quảng Bình khẳng định cây cao su là cây đưa lại lợi nhuận kinh tế
cao nên việc bão, gió thường xảy ra cách xa nhau 20 – 30 năm mới xuất hiện
một lần nên tỉnh Quảng Bình cũng như hầu hết nông dân khẳng định tiếp tục
trồng lại cây cao su, bởi sau 5 – 6 năm đầu tư nếu cho khai thác mủ ổn định
khoảng 4 – 5 năm là thu hồi vốn sau đó lãi ròng.
Để giúp tỉnh Quảng Bình cũng như các tỉnh trong khu vực tiếp tục phát
triển cao su. Trước hết Nhà nước cần bảo hộ cho nông dân bằng cách có bảo

hiểm cho cây cao su đồng thời Tập đoàn CN CSVN nên chia sẻ với nông dân
trồng cao su bằng cách hướng dẫn kỹ thuật, khuyến cáo chăm sóc, bảo vệ và
khi bị thiệt hại cần hỗ trợ, giúp nông dân phần nào.
Ông Lê Minh Châu - Phó TGĐ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO
SU VIỆT NAM (VRG): “Sẽ tiếp tục nghiên cứu giống cao su đối phó được
với bão”
Tập đoàn sẽ phối hợp với Cục trồng trọt đưa ra quy hoạch trồng sao
cho phù hợp, tăng mật độ, xen cây rừng vào diện tích cao su thâm canh, tạo
tán thấp nhằm giảm thiểu thiệt hại khi bão mạnh đổ bộ vào vườn cây. Đồng
thời có thể trồng các cây lương thực ngắn ngày trước và sau khi trồng cao su
để có thể lấy ngắn nuôi dài cho nông dân. Sau bão, các vườn cây phải được
trồng ngay vành đai chống gió bằng các loại cây keo, tràm hoa vàng; chủ
động tỉa cành trước bão, khai thác ở mức hợp lí, không khai thác theo kiểu
chạy bão, nếu khai thác dồn dập nguy cơ cây sẽ bị yếu khó chống trụ những
lúc gió mạnh.
Tập đoàn cũng đề nghị các Bộ, ngành TW, Chính phủ cần hỗ trợ,
khoanh nợ, giãn nợ cho nông dân; tiếp tục cho nông dân vay vốn ưu đãi để
trồng mới, phát triển cao su. Hiện tại chưa hề có một loại giống cao su nào


89

thực sự đối phó được với những cơn bão mạnh mặc dù đây là mong muốn của
người trồng cao su nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu. Nhiều ý kiến cho
rằng quy định của Tập đoàn phải trồng cách biển trên 50 km nhưng với quy
định trên thì hầu hết hiện nay có những chỗ chỉ cách xa bờ biển trên 3 km.
Riêng với tỉnh Quảng Bình thì sẽ không có chỗ đứng cho cây cao su nữa bởi
chủ yếu 30 km trở lại. Với số diện tích đã phát triển từ trước đây thì phải duy
trì và trồng cây chắn gió dày để bảo vệ thì lúc đó mới bảo đảm được đối với
việc phát triển cao su ở Bắc Trung Bộ.

Kết luận Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, ông Phạm Đồng
Quảng và ông Nguyễn Văn Chinh - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế
nông nghiệp cho rằng: Việc phát triển cao su ở khu vực Bắc Trung Bộ có chủ
trương từ 53 năm nay và cây cao su đã đưa lại hiệu quả. Cho đến nay tổng
diện tích cao su Bắc Trung Bộ đạt trên 80.000 ha, hai cơn bão vừa qua đã làm
cho 13.000 ha cao su bị gãy đổ thiệt hại 10% so với tổng diện tích nói trên.
Việc thiệt hại do bão gây ra không những đối với cây cao su mà các loại cây
trồng khác kể cả sắn, khoai cũng bị bão tàn phá.
Việc cao su bị đổ gãy phải trồng lại đây là ý kiến chung của các tỉnh,
đặc biệt là của nông dân trồng cao su trong khu vực. Bởi cây cao su mang lại
hiệu quả hơn so với các loại cây nông nghiệp khác như: keo, tràm đến cả cây
lương thực như khoai, lúa… Quan điểm mà nói số diện tích trồng cao su chủ
yếu đất cằn, đá sỏi, vùng đồi núi, các loại cây trồng khác khó mà phát triển.
Vì thế qua Hội thảo này, Cục trồng trọt sẽ mang tinh thần, nguyện vọng của
các tỉnh và nhân dân khu vực Bắc Trung Bộ gửi báo cáo lên Bộ NN&PTNT
khẳng định việc phát triển cao su trong khu vực sao cho thật khoa học để vừa
đưa lại lợi nhuận cao, vừa phát triển, vừa bảo hộ người trồng cao su khi thiên
tai xảy ra.


90

Hội nghị đã kết luận: Cây cao su đã đưa lại hiệu quả thiết thực cho
nhân dân, là cây mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo số 1 tại khu vực Duyên
hải miền Trung nên sẽ vẫn tiếp tục trồng
Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam
Đối với các đơn vị và người dân trồng cao su ở Quảng Bình thì thiệt hại
về cao su sau bảo số 10,11 là rất nặng nề nhưng họ vẫn thực hiện phương
châm “đổ cây nào trồng lại cây đó”.
Công ty TNHH MTV Lệ Ninh (Lệ Thủy, Quảng Bình) có tổng diện

tích cao su gãy đổ hoàn toàn lên đến hơn 600ha, chiếm đến một nửa diện tích
cao su kinh doanh của công ty này. Và ít nhất phải mất cả chục năm để hồi
phục rừng cao su trở lại như ban đầu. Mặc dầu vậy, ông Nguyễn Ngọc Sơn,
giám đốc công ty, vẫn quyết tâm rằng sau khi thu dọn xong bãi “chiến
trường” do bảo gây ra, công ty sẽ trồng lại toàn bộ diện tích đã bị gãy đổ vì
vùng đất này không thể có loại cây nào đem lại hiệu quả cao hơn. “Thiên tai
rải đều ra cả nước chứ không riêng gì Quảng Bình, Quảng Trị. Hơn nữa vài
chục năm mới có bão lớn một lần. Chừng đó đủ để cho một chu kỳ cây cao su
từ khi trồng đến thu hoạch xong. Nếu mình thuận theo chu kỳ đó thì vẫn đem
lại được hiệu quả” - ông Sơn khẳng định.
Không chỉ có các công ty, với hàng ngàn hộ dân trồng cao su tiểu điền
ở vùng nông trường Việt Trung cũ (huyện Bố Trạch), trồng mới cao su cũng
là ưu tiên hàng đầu. Ông Phan Văn Khoa, giám đốc Sở NN&PTNT Quảng
Bình, cho biết dù diện tích cao su của tỉnh bị gãy đổ trong đợt bão vừa qua rất
lớn, thiệt hại vô cùng nặng nề nhưng địa phương vẫn khuyến khích người dân
tiếp tục gắn bó với loại cây này. Có thể ban đầu phải lấy ngắn nuôi dài bằng
cách trồng xen canh các loại cây ngắn ngày để hỗ trợ việc tái hồi phục diện
tích cao su đã gãy đổ.
Ông Khoa phân tích trong mấy chục năm qua cao su là cây mũi nhọn
của ngành Nông nghiệp tỉnh. Trong khi gió bão lớn cũng hơn 20 năm mới có


91

một lần, như từ năm 1983 đến giờ mới có bão lớn trở lại. Ngoài cao su, vùng
này cũng chỉ có thể trồng keo lá tràm (keo lai). Cây keo lai thu hoạch theo chu
kỳ năm năm, mỗi lần thu khoảng 40-50 triệu đồng/ha. Như vậy trong 20 năm,
nhiều nhất keo lai cũng chỉ đem lại lợi nhuận gần 200 triệu đồng trong khi cây
cao su đem lại tiền tỉ. “Nếu bão lớn thì cả hai loại cây này đều cùng gãy đổ
như nhau” - ông Khoa cho biết.

Như vậy, mặc dù trước những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra,
trước những dư luận hoang mang lo lắng, những phát biểu “tát nước theo
mưa” người dân, doanh nghiệp và chính quyền các địa phương vùng BTB vẫn
nhận thức, chưa có cây trồng nào đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây cao su
ở vùng BTB và sẽ tiếp tục khắc phục thiệt hại, tiếp tục phát triển cây cao su
với nhiều giải pháp để tồn tại chung với gió bảo. Bộ NN&PTNT, CP sẽ tiếp
tục đồng tình và hỗ trợ chính sách phát triển cây cao su ở vùng BTB.



×