Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.43 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THANH LÝ

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THANH LÝ

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN



Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Lý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................................. 3
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn......................................................................................... 3
7. Bố cục và kết cấu luận văn........................................................................................... 3
8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.............................................................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH.................................. 9
1.1.KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM..........9
1.1.1. Khái niệm thất nghiệp và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã

hội............................................................................................................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm giải quyết việc làm............................................................................ 13

1.1.3. Sự cần thiết của giải quyết việc làm................................................................ 14
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH................................................................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng chính sách................................. 16
1.2.2. Khái niệm cho vay giải quyết việc làm.......................................................... 17
1.2.3. Đặc điểm của hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng
chính sách............................................................................................................................................ 17
1.2.4. Hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách18
1.2.5. Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm .. 20

1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay giải quyết việc làm
........................................................................................................................................................... 23


1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ĐÚC KẾT KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.........27
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về cho vay giải quyết việc làm. 27
1.3.2. Đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam về cho vay giải quyết việc làm
...................................................................................................................31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................................... 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG........................................................................................................ 34
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................................................................................... 34
2.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển................................................. 34
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội

thành phố Đà Nẵng......................................................................................................................... 35
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội

thành phố Đà Nẵng......................................................................................................................... 37
2.1.4. Kết quả hoạt động..................................................................................................... 40
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG.......................................................................................................................................... 42
2.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.................................. 42
2.2.2. Hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh ngân hàng chính

sách xã hội thành phố Đà Nẵng............................................................................................... 46
2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng

chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng.................................................................................. 65
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM TẠI NGÂN HÀNG CSXH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................. 71
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc....................................................................................................... 71


2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................................ 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................................... 76
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................................. 77
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG GIẢI PHÁP.................................................. 77
3.1.1. Mục tiêu giải quyết việc làm của thành phố Đà Nẵng...........................77
3.1.2. Định hƣớng cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã

hội Việt Nam...................................................................................................................................... 80
3.1.3. Định hƣớng cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng
chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng.................................................................................. 81
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................................................................. 83
3.2.1. Thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay....................................................... 83
3.2.2. Tăng cƣờng công tác xử lý nợ quá hạn......................................................... 86
3.2.3. Chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra – kiểm soát.................................... 88
3.2.4. Tiếp tục củng cố mối quan hệ mật thiết với các cấp Chính quyền địa
phƣơng, các Hội, Ban ngành đoàn thể................................................................................. 90
3.2.5. Quan tâm thƣờng xuyên trong công tác thông tin tuyên truyền.......91
3.2.6. Tiêu chuẩn hoá cán bộ, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ...........93
3.2.7. Củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn .. 94

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 98
3.3.1. Đối với Chính phủ..................................................................................................... 98
3.3.2. Đối với các Bộ ngành quản lý Nhà nƣớc................................................... 100
3.3.3. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam..................................... 100
3.3.4. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng......................................... 101


3.3.5. Đối với Chính quyền địa phƣơng................................................................... 103
3.3.6. Đối với Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội

các cấp................................................................................................................................................. 104
3.3.7. Đối với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác.................................. 104
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT


Viết tắt

Nguyên văn

1

CCB

Cựu chiến binh

2

CBTD

Cán bộ tín dụng

3

CDXT

Chiếm dụng xâm tiêu

4

CP

5

BĐD HĐQT


6

ĐTN

7

GQVL

Giải quyết việc làm

8

HĐND

Hội đồng nhân dân

9

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

10

NHCS

Ngân hàng chính sách

11


NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

12

NQH

13

NHCSXH

14

ND

Nông dân

15

PGD

Phòng giao dịch

16



Quyết định


17

TW

Trung ƣơng

18

TK&VV

19

UBND

Ủy ban nhân dân

20

XĐGN

Xoá đói giảm nghèo

Chính phủ
Ban đại diện Hội đồng quản trị
Đoàn Thanh niên

Nợ quá hạn
Ngân hàng chính sách xã hội


Tổ tiết kiệm và vay vốn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH thành
phố Đà Nẵng

40

2.2

Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH thành
phố Đà Nẵng

41

2.3

Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm năm 20112013

54


2.4

Huy động thông qua tổ TK&VV và tổ chức cá
nhân năm 2011 – 2013

55

2.5

Dƣ nợ cho vay giải quyết việc làm năm 2011-2013

65

2.6

Dƣ nợ cho vay giải quyết việc làm phân theo địa
bàn năm 2011-2013

65

2.7

Dƣ nợ cho vay giải quyết việc làm qua phƣơng
thức ủy thác

66

2.8


Tỷ lệ nợ quá hạn chƣơng trình cho vay giải quyết
việc làm năm 2011-2013

67

2.9

Lũy kế số lƣợt khách hàng vay vốn

69

2.10

Số lao động thu hút thêm

70


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

2.1

Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng chính sách
xã hội thành phố Đà Nẵng

Trang

39


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động và việc làm là vấn đề đƣợc các cấp, các ngành hết sức quan tâm,
bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp đến tình trạng đói nghèo, đến tốc độ tăng trƣởng kinh
tế và ổn định xã hội. Giải quyết việc làm (GQVL) là yếu tố quyết định để phát
huy nhân tố con ngƣời, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp
ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua khiến cho nền kinh tế thế
giới chao đảo hình thành nên cơn lốc sa thải với tốc độ lây lan nhanh chóng.
Ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã và đang lan rộng khắp toàn cầu
cũng đe dọa nghiêm trọng đến tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ
trƣơng và giải pháp từng bƣớc giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp, lao
động thiếu việc làm. Ngày 04/10/2002 Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số
131/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
(NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo nhằm tách
bạch chức năng tín dụng chính sách ra khỏi Ngân hàng thƣơng mại.
Sự ra đời của Ngân hàng chính sách xã hội nhằm tập trung các nguồn lực
của Nhà nƣớc thực hiện tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu
quốc gia xoá đói giảm nghèo (XĐGN) và thực hiện các mục tiêu chính trị kinh tế - xã hội. Ngay từ khi tiếp nhận bàn giao chƣơng trình cho vay giải
quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng chính sách xã hội đã nhanh
chóng phối hợp với các ngành lao động, thƣơng binh và xã hội các cấp, cùng
các ban ngành liên quan triển khai cho vay nhiều dự án và bƣớc đầu đem lại
hiệu quả thiết thực. Chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm đã tạo điều kiện

cho ngƣời vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều chỗ làm mới
và thu hút đƣợc nhiều lao động.


2
Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành
phố Đà Nẵng đã góp phần đƣa nguồn vốn ƣu đãi của Chính phủ đến từng hộ
vay để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo ra nhiều chỗ làm mới, thu
hút lao động và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Song bên cạnh đó, rủi ro
tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao, công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó
khăn, vốn cho vay hiệu quả còn thấp, địa bàn hay có lũ lụt, thiên tai, dịch
bệnh....làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay giải quyết việc làm. Do vậy,
hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm là một công việc cấp thiết
đƣợc đặt ra hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên tôi xin chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động
cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội
thành phố Đà Nẵng” nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
hoạt động cho vay giải quyết việc làm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay
giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại
và hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân trong hoạt động cho vay giải quyết việc
làm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc
làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm cho vay giải quyết việc làm của loại hình Ngân hàng chính
sách?
- Thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân

hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng nhƣ thế nào và còn tồn tại những
hạn chế nào cần đƣợc khắc phục?


3
- Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng cần thực hiện
những giải pháp nào nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn hoạt động cho vay giải
quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà
Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động cho vay giải quyết việc làm
thông qua phƣơng thức ủy thác các tổ chức chính trị - xã hội tại Chi nhánh
Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng trong các năm
2011– 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp tổng
hợp, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, mô tả nhằm đánh giá và nhận thức đúng
đắn về thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Phƣơng pháp phân tích nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà
Nẵng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay giải quyết việc làm.
- Qua số liệu thu thập tại đơn vị nghiên cứu của đề tài, tiến hành phân tích
và đánh giá về thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh
Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng. Từ đó đƣa ra những mặt đạt
đƣợc cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó.


- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc
làm cho Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng.
7. Bố cục và kết cấu luận văn
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay giải quyết việc làm của


4
Ngân hàng chính sách.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi
nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm
tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng.
8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
♦ Luận văn “Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời
lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên” năm 2011, Luận văn Thạc sĩ
Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Đồng Văn Tuấn.
Đề tài đã nghiên cứu những nội dung:
- Chƣơng 1 tác giả đã hệ thống hóa về mặt lý luận giải quyết việc làm,
phát hiện các nguyên nhân ảnh hƣởng và các yếu tố tác động đến việc làm và
thu nhập.
- Chƣơng 2 tác giả đã phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng lao động
và việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tác giả đã
điều tra 300 hộ, đƣa ra số liệu phân bổ lao động theo ngành, theo giới tính,
trình độ văn hóa - chuyên môn và tác giả nêu đƣợc thực trạng về thất nghiệp
ở nông thôn, một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn lao động
nông thôn. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá những
nhân tố ảnh hƣởng tới thu nhập của lao động. Và tác giả kết luận rằng ảnh
hƣởng lớn nhất đến thu nhập của hộ là lao động. Và yếu tố thứ hai ảnh hƣởng
mạnh đến thu nhập của hộ là vốn. Diện tích canh tác lại ảnh hƣởng không

nhiều đến thu nhập của hộ. Nhƣ vậy, trong thời gian tới muốn tăng thu nhập
cho nông dân tỉnh Thái Nguyên thì quan trọng nhất là giải quyết vấn đề vốn
và lao động.
- Tác giả đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp pháp cơ bản nhằm giải quyết


5
việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Tuy
nhiên giải pháp tác giả đƣa ra còn quá chung chung chƣa cụ thể,
không nêu đƣợc trong giải pháp đó phải thực hiện bằng cách nào và thực hiện
nhƣ thế nào. Những tiêu chí ảnh hƣởng đến tình trạng thất nghiệp và việc
làm do nhận định của tác giả, tác giả đã chọn hai tiêu chí là thu nhập và
phƣơng hƣớng sản xuất của hộ để điều tra. Kết quả điều tra phụ thuộc vào
chất lƣợng của mẫu.
♦ Luận văn “Giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại
thành Hà Nội” năm 2007, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành quản lý kinh tế,
Đại học Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Thành An.
Đề tài đã nghiên cứu những nội dung:
- Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về lao
động, việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng.
- Đánh giá đƣợc thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên ở thành
phố Hà Nội. Tác giả đã phân tích đƣợc thực trạng về việc làm cho thanh niên
ở thành phố Hà Nội và đã nêu đƣợc một số hạn chế về lao động, việc làm của
thanh niên ngoại thành Hà Nội. Tác giả đi phân tích những biện pháp thành
phố Hà Nội đã làm để giải quyết việc làm cho thanh niên ở thành phố Hà Nội.
Và đã đánh giá một số kết quả đạt đƣợc về hỗ trợ giải quyết việc làm cho
thanh niên ngoại thành Hà Nội, những hạn chế, trở ngại trong hỗ trợ giải
quyết việc làm.
- Tác giả đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp cơ bản nhằm hỗ trợ giải

quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội.
Tuy nhiên trong chƣơng 1 tác giả chƣa nêu hết đƣợc một số khái niệm,
tiêu chí để làm cơ sở phân tích cho chƣơng 2. Chƣơng 2 tác giả chƣa đƣa ra
đƣợc con số cụ thể để thể hiện những thực trạng mà mình đƣa ra. Giải pháp


6
tác giả đƣa ra vẫn còn mang tính lý thuyết, khó thực hiện theo thực tế nhƣ
hiện nay. Một số hạn chế mà tác giả nêu ra ở chƣơng 2 thì chƣa nêu ra đƣợc
giải pháp để giải quyết những hạn chế tồn tại.
♦ Luận văn “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” năm 2012, Luận văn Thạc sĩ, chuyên
ngành kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế Đà Nẵng của tác giả Hoàng Tú Anh.
Đề tài đã nghiên cứu những nội dung:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho nông
thôn. Tác giả đã nêu ra đƣợc kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ở một số địa phƣơng.
- Trong chƣơng 2 tác giả đã nêu ra đƣợc những thuận lợi, khó khăn,
những tồn tại trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Hòa
Vang và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Tác giả đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn một cách hiệu quả. Giải pháp của tác giả có thể áp dụng
để thực hiện trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên trong chƣơng 1 tác giả đã đƣa ra kinh nghiệm giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn ở một số địa phƣơng nhƣng chƣa rút ra đƣợc bài
học kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn huyện Hòa
Vang. Mặc dù tác giả phân tích khá rõ về những tồn tại trong việc giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Hòa Vang nhƣng phần phân tích
thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Hòa Vang thì
chƣa nêu ra đƣợc cụ thể để có thể rút ra đƣợc những nguyên nhân tồn tại hạn

chế đó.
♦ Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với chƣơng trình
cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh
Nghệ An” năm 2011, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành


7
Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh của tác giả
Nguyễn Minh Hải.
Đề tài đã nghiên cứu những nội dung:
- Chƣơng 1 tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giải
quyết việc làm, sự cần thiết xóa đói giảm nghèo và các chỉ tiêu đánh giá nâng
cao hiệu quả tín dụng đối với chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm.
- Chƣơng 2 tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay
giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
Bên cạnh đó tác giả chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay giải
quyết việc làm tại Nghệ An.
- Chƣơng 3 tác giả đã đƣa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả cho
vay giải quyết việc làm.
Tuy nhiên tác giả chƣa đƣa ra đƣợc những cơ sở lý luận về hoạt động
cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách và chƣa trình bày
đƣợc những kinh nghiệm của một số quốc gia về cho vay giải quyết việc làm.
Giải pháp tác giả đƣa ra vẫn còn mang tính lý thuyết, khó thực hiện theo thực
tế nhƣ hiện nay.
♦ Luận án “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động
của Ngân hàng chính sách xã hội” năm 2004, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trƣờng
Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội của tác giả Hà Thị Hạnh.
Đề tài đã nghiên cứu những nội dung:
- Tác giả đã luận giải đƣợc về những căn cứ của sự hình thành và hoạt
động của Ngân hàng chính sách xã hội.

- Tác giả đề xuất đƣợc các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện mô
hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội ở nƣớc ta.

- Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện tín dụng chính sách phục vụ mục
tiêu xóa đói giảm nghèo ở một số nƣớc trên thế giới.


8
Tuy nhiên tác giả chƣa nêu đƣợc một số bất cập trong việc thực hiện
chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc.
Thông qua 5 đề tài nêu trên em đã thu thập một số thông tin để tiến hành
nghiên cứu nhằm tìm ra phƣơng pháp tiếp cận tối ƣu nhất để hoàn thành tốt
luận văn nhƣ sau:
+ Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề về mặt lý luận giải quyết
việc làm, các nguyên nhân ảnh hƣởng và các yếu tố tác động đến việc làm, sự
cần thiết xóa đói giảm nghèo và các chỉ tiêu đánh giá nâng cao hiệu quả tín
dụng đối với chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm.
+ Tìm hiểu đƣợc những kinh nghiệm thực hiện tín dụng chính sách phục
vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo và cho vay giải quyết việc làm ở một số
nƣớc trên thế giới.
+ Tìm hiểu đƣợc mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng
chính sách xã hội ở nƣớc ta.
+ Tìm hiểu đƣợc thực trạng và một số bất cập trong hoạt động cho vay
giải quyết việc làm.
+ Tìm hiểu một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu
nhập cho lao động ở nông thôn và thanh niên.
+ Tìm hiểu đƣợc thực trạng về tình hình việc làm của thanh niên ở nƣớc
ta hiện nay.



9
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1.1. Khái niệm thất nghiệp và tác động của nó đến sự phát triển kinh

tế - xã hội
- Thất nghiệp là trạng thái mà trong đó ngƣời lao động vì một lý do nào
đó mà không có việc làm cho dù mong muốn làm việc.
- Các loại hình thất nghiệp
* Phân theo loại hình thất nghiệp
+ Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)
+ Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi, nghề)
+ Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)
+ Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, nông nghiệp...)
+ Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
* Phân theo nguồn gốc thất nghiệp
+ Thất nghiệp tạm thời: tình trạng thất nghiệp do ngƣời lao động cần có
thời gian để tìm kiếm việc làm đƣợc gọi là thất nghiệp tạm thời.
+ Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra do sự mất cân đối giữa cung cầu lao động
do cơ cấu kinh tế thay đổi.
+ Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp xảy ra khi thất nghiệp thực tế
chênh lệch với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên do những biến động trong nền kinh
tế dẫn tới suy thoái kinh tế.
+ Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trƣờng loại hình này còn đƣợc gọi theo
lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lƣơng đƣợc ấn định không bởi các lực
lƣợng thị trƣờng và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trƣờng lao động.


* Phân theo lý do thất nghiệp


10
+ Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào
đó ngƣời lao động không muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó. Thất
nghiệp loại này thƣờng là tạm thời.
+ Thất nghiệp không tự nguyện: thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó
ngƣời lao động chấp nhận nhƣng vẫn không đƣợc làm việc do kinh tế suy
thoái, cung lớn hơn cầu về lao động.
+ Thất nghiệp trá hình (còn gọi là hiện tƣợng khiếm dụng lao động) là
hiện tƣợng xuất hiện khi ngƣời lao động đƣợc sử dụng dƣới mức khả năng
mà bình thƣờng ngƣời lao động sẵn sàng làm việc. Hiện tƣợng này xảy ra
khi năng suất lao động của một ngành nào đó thấp, thất nghiệp loại này
thƣờng gắn với việc sử dụng không hết thời gian lao động.
- Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế kinh tế - xã hội
+ Thất nghiệp là nguyên nhân dẫn đến phân hoá giàu nghèo và tình trạng
nghèo đói. Khi ngƣời lao động không có việc làm do bất cứ nguyên nhân gì
thì hậu quả đầu tiên là đối với bản thân ngƣời thất nghiệp, không có thu nhập
để nuôi sống bản thân và gia đình. Cuộc sống của họ sẽ trở nên khó khăn, trở
thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều này làm cho phân hoá giàu
nghèo ngày càng trở nên trầm trọng.
+ Thất nghiệp làm tăng nghèo đói, từ đó dẫn đến khó chống chọi với
dịch bệnh. Có thể thấy, ở các nƣớc có tỷ lệ thất nghiệp cao, đồng nghĩa với
cuộc sống đói nghèo, con ngƣời gặp phải những khó khăn trong việc đảm bảo
cuộc sống mƣu sinh hàng ngày. Tình trạng không đảm bảo vệ sinh do thiếu
thốn gây ra nhiều bệnh tật và các dịch bệnh lây lan.
+ Thất nghiệp kéo theo số lao động nhàn rỗi dễ tham gia vào các hoạt
động tệ nạn xã hội gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội, giảm sút chất lƣợng
cuộc sống của ngƣời dân. Chính phủ sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức

cũng nhƣ của cải vật chất để giải quyết tình trạng thất nghiệp, điều này ảnh


11
hƣởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế đất nƣớc.
+ Thất nghiệp ảnh hƣởng đến thu nhập và đời sống của ngƣời lao động.
Ngƣời lao động thất nghiệp tức mất việc làm sẽ mất nguồn thu nhập do đó
đời sống bản thân ngƣời lao động và gia đình họ sẽ khó khăn về kinh tế, họ
càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và y tế, sức
khoẻ và trình độ hạn chế sẽ ảnh hƣởng lâu dài đến năng lực làm việc, ảnh
hƣởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, con cái họ sẽ
khó khăn khi đến trƣờng, sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi
dƣỡng, để chăm sóc y tế… và từ đó ảnh hƣởng đến xã hội. Có thể nói, thất
nghiệp đã làm cho ngƣời lao động đến bần cùng, chán nản với cuộc sống, với
xã hội dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
+ Thất nghiệp tác động đến tăng trƣởng kinh tế và lạm phát. Thất nghiệp
tăng có nghĩa lực lƣợng lao động xã hội không đƣợc huy động vào hoạt động
sản xuất kinh doanh tăng lên, là sự lãng phí lao động xã hội, nhân tố cơ bản để
phát triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang
suy thoái, suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy
thoái do thiếu vốn đầu tƣ (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do
phải hỗ trợ ngƣời lao động mất việc làm). Thất nghiệp tăng lên cũng
là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến bờ vực lạm phát.
Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trƣởng kinh tế- thất nghiệp và
lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng. Tốc độ tăng trƣởng
kinh tế (GDP) giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngƣợc
lại, tốc độ tăng trƣởng (GDP) tăng thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm
phát cũng giảm. Mối quan hệ này cần đƣợc quan tâm khi tác động vào các
nhân tố kính thích phát triển- xã hội.
+ Thất nghiệp ảnh hƣởng đến trật tự xã hội. Thất nghiệp gia tăng làm trật

tự xã hội không ổn định; hiện tƣợng bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc,


12
quyền sống…tăng lên, hiện tƣợng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lên
nhƣ trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm… Sự ủng hộ của ngƣời lao động
đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó có thể có những xáo trộn về
xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.
+ Thất nghiệp ảnh hƣởng nặng nề đến tâm lý xã hội, con ngƣời đƣợc làm
việc trƣớc hết là nhằm tạo ra thu nhập để ổn định cuộc sống. Không có việc làm
đồng nghĩa với không có thu nhập, cuộc sống khó khăn con ngƣời trở nên

cùng quẫn, dẫn đến buồn chán với những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Lao
động và việc làm còn thể hiện đƣợc vai trò và vị trí của con ngƣời trong xã
hội. Không có việc làm con ngƣời cảm thấy bơ vơ nhƣ bị bỏ rơi gây tâm lý
hụt hẫng. Ngoài ra qua lao động con ngƣời luôn thể hiện đƣợc khả năng của
mình và không ngừng nâng cao và hoàn thiện khả năng ấy, thông qua lao
động con ngƣời cũng không ngừng đƣợc giao tiếp và học hỏi từ đó con
ngƣời ngày càng hoàn thiện khả năng lao động cùng nhân cách của họ. Nhƣ
vậy, lao động làm cho con ngƣời ngày càng hoàn thiện, vì thế nếu không có
việc làm con ngƣời không thể phát triển và họ luôn cảm thấy họ bị bỏ ra
ngoài lề xã hội. Không có việc làm không chỉ ảnh hƣởng đến tâm lý của bản
thân ngƣời thất nghiệp mà còn ảnh hƣởng đến những ngƣời thân của họ. Từ
những khó khăn trong cuộc sống và sự tổn thƣơng về tâm lý làm cho ngƣời
thất nghiệp dễ có những hành vi ảnh hƣởng đến sự ổn định và an toàn xã hội.
Thất nghiệp là hiện tƣợng kinh tế - xã hội khó khăn và nan giải của quốc
gia, có ảnh hƣởng và tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội. Giải
quyết tình trạng thất nghiệp không phải “một sớm, một chiều”, không chỉ
bằng một chính sách hay một biện pháp mà phải là một hệ thống các chính
sách đồng bộ, phải luôn luôn coi trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bởi lẽ, thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng và

tăng (giảm) theo chu kỳ phát triển của nền kinh tế thị trƣờng.


13
1.1.2. Khái niệm giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con ngƣời,
ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng
chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Tùy thuộc vào các cách thức
tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau mà ngƣời ta đƣa ra khái niệm về
giải quyết việc làm:
+ Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã
hội của Nhà nƣớc, cộng đồng và bản thân ngƣời lao động tác động đến mọi
mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi ngƣời có
khả năng lao động có việc làm.
+ Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra môi trƣờng hình thành các
chỗ làm việc và sắp xếp ngƣời lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các
việc làm chất lƣợng, đảm bảo nhu cầu của cả ngƣời lao động và ngƣời sử
dụng lao động, đồng thời đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển đất nƣớc.
Với khái niệm nêu trên, giải quyết việc làm không chỉ là nhiệm vụ chức
năng của Nhà nƣớc mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh
nghiệp và ngay bản thân ngƣời lao động. Hiện nay, các chính sách của Nhà
nƣớc luôn quan tâm chú trọng đến tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động
thông qua các văn bản pháp luật, các chƣơng trình, chính sách hỗ trợ tới tận
hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc. Chính vì vậy, chính sách Nhà
nƣớc là một trong những tác động quan trọng rất mạnh đến việc làm của
ngƣời lao động nhƣ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất bằng
cách giảm thuế tiền sử dụng đất, thuê nhà xƣởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ sở
hạ tầng điện đƣờng nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất…Chính sách
Nhà nƣớc tác động toàn diện đến vấn đề giải quyết việc làm. Bên cạnh đó,
các chƣơng trình, chiến lƣợc phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh

nghiệp tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nhƣ đào


14
tạo nguồn lao động, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động phù hợp năng lực và
yêu cầu.
Trong khái niệm trên, giải quyết việc làm còn có một ý nghĩa là tạo thêm
đƣợc công ăn việc làm mới cho ngƣời lao động. Ở đây là tạo thêm công ăn việc
làm mới cho ngƣời lao động mang tính chất là ngƣời lao động đang không có
việc làm nay có việc làm chứ không phải là ngƣời lao động đang đi làm có thêm
đƣợc việc làm khác nữa. Với khái niệm nhƣ vậy, theo cách hiểu trên thì giải
quyết việc làm là tạo thêm việc làm mới từ các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc
cũng nhƣ việc tuyển dụng thêm lao động của các doanh nghiệp.

1.1.3. Sự cần thiết của giải quyết việc làm
Lao động là một trong những nguồn lực chính để phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, không phải quốc gia nào cũng sử dụng đƣợc nguồn lao động sẵn có
của mình đƣợc hiệu quả. Một phần do những nguyên nhân khách quan đặc
thù của mỗi nƣớc, một phần do những nguyên nhân chủ quan về chính sách
chế độ của Chính phủ cũng nhƣ trình độ và chất lƣợng của nguồn lao động.
Không thể phủ nhận đƣợc những hệ quả xấu do tác động của tình trạng
thất nghiệp gây nên nhƣ tệ nạn xã hội gia tăng, nghèo đói, dịch bệnh, chiến
tranh…Hàng năm lƣợng dân số trong độ tuổi lao động không tìm đƣợc việc
làm hoặc từ bỏ việc làm đang có của mình vì nhiều lý do khác nhau ngày càng
tăng. Ở các nƣớc phát triển, tình trạng thất nghiệp ít trầm trọng hơn và đất
nƣớc họ cũng đủ tiềm lực kinh tế để hỗ trợ phần nào cho những ngƣời dân
không có việc làm thông qua trợ cấp thất nghiệp. Điều đó tạo điều kiện cho
ngƣời lao động thất nghiệp có thể đảm bảo đƣợc phần nào cho cuộc sống của
mình. Ngƣợc lại, ở các nƣớc kém phát triển và đang phát triển, tình trạng thất
nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng. Bản thân các nƣớc này còn

phải đối mặt với nhiều vấn đề khác cần giải quyết, thêm vào đó tình hình kinh
tế của họ lại không đủ để đảm bảo cho


15
ngƣời dân thất nghiệp có đủ mức trợ cấp tối thiểu. Ngƣời dân thất nghiệp lâm
vào cảnh nghèo đói triền miên, chất lƣợng cuộc sống giảm sút dẫn đến sự
thụt lùi của nền kinh tế.
Do vậy, việc tập trung tìm mọi biện pháp để giải quyết tình trạng thất
nghiệp đã và đang trở thành vấn đề quan trọng và cần thiết đối với bất cứ
quốc gia nào. Điều đó không chỉ giải quyết vấn đề trƣớc mắt là tạo ra công ăn
việc làm cho những lao động thất nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình
mà còn mang ý nghĩa lâu dài đối với nền kinh tế. Góp phần vào sự phát triển
chung của xã hội, kéo gần khoảng cách giàu nghèo.
Giải quyết việc làm giúp ngƣời lao động có việc làm và có thu nhập để
tái sản xuất sức lao động xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp và do đó hạn chế đƣợc
những phát sinh tiêu cực do thiếu việc làm gây ra. Giải quyết việc làm góp
phần đảm bảo ổn định, an toàn và công bằng xã hội.
Giải quyết việc làm là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, nó thể hiện vai
trò của xã hội đối với ngƣời lao động, sự quan tâm của xã hội về đời sống vật
chất, tinh thần của ngƣời lao động và nó cũng là cầu nối trong mối quan hệ
giữa xã hội và con ngƣời.
Giải quyết việc làm là chính sách cơ bản của đất nƣớc nhằm phát triển
bền vững vì con ngƣời. Do đó mọi chủ trƣơng chính sách đúng đắn là phải
phát huy cao độ khả năng nguồn lực con ngƣời. Vì vậy một quốc gia giải
quyết tốt vấn đề lao động là thành công lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội, chính trị của mình.
Việc giải quyết tình trạng thất nghiệp không thể không nói tới đóng góp
quan trọng của ngành Ngân hàng với công tác cho vay giải quyết việc làm,
một chính sách đem lại nhiều hiệu quả thiết thực trong sự nghiệp giải quyết

nạn thất nghiệp đang ngày một gia tăng. Cho vay giải quyết việc làm đóng vai
trò quan trọng trong mọi khía cạnh:


×