Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Quan điểm của triết học mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.14 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯƠNG THỊ NGOAN

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ VẤN ĐỀ
HẠNH PHÚC VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG
CHO THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯƠNG THỊ NGOAN

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ VẤN ĐỀ
HẠNH PHÚC VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG
CHO THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số

: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG



Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trương Thị Ngoan


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................................ 4
5. Bố cục đề tài.......................................................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HẠNH PHÚC TRONG TRIẾT
HỌC TRƯỚC MÁC VÀ TRONG TRIẾT HỌC MÁC.......................................... 7
1.1. KHÁI NIỆM “HẠNH PHÚC”.......................................................................................... 7
1.2. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG TRIẾT HỌC TRƯỚC
MÁC VỀ HẠNH PHÚC VÀ CON ĐƯỜNG MƯU CẦU HẠNH PHÚC..........9
1.2.1. Trong triết học Ấn Độ.............................................................................................. 9
1.2.2. Trong triết học Trung hoa.................................................................................... 10
1.2.3. Trong triết học phương Tây................................................................................ 12

1.3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ HẠNH
PHÚC..................................................................................................................................................... 18
1.3.1. Quan điểm duy vật của triết học Mác về hạnh phúc............................. 18
1.3.2. Hạnh phúc nằm trong mối quan hệ cá nhân – cộng đồng...................20
1.3.3. Hạnh phúc nằm trong mối quan hệ toàn diện và lịch sử cụ thể.......22
1.3.4. Hạnh phúc vận động trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập.........24
1.3.5. Hạnh phúc là một quá trình................................................................................ 26
1.4. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ CON ĐƯỜNG MƯU
CẦU HẠNH PHÚC....................................................................................................................... 29


1.4.1. Hạnh phúc trong nghề nghiệp............................................................................ 29
1.4.2. Hạnh phúc trong đấu tranh.................................................................................. 31
1.4.3. Hạnh phúc trong tình yêu.................................................................................... 33
1.4.4. Hạnh phúc trong tình bạn.................................................................................... 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 39
CHƯƠNG 2: LỐI SỐNG VÀ THỰC TRẠNG LỐI SỐNG CỦA THẾ
HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.................................................................................... 40
2.1. KHÁI NIỆM LỐI SỐNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUAN NIỆM
VỀ HẠNH PHÚC VỚI LỐI SỐNG...................................................................................... 40
2.1.1. Khái niệm lối sống và một số thuật ngữ có liên quan...........................40
2.1.2. Mối quan hệ giữa quan niệm về hạnh phúc với lối sống.....................47
2.2. THỰC TRẠNG VỀ LỐI SỐNG CỦA THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY.......................................................................................................................................... 49
2.2.1. Những biểu hiện tốt trong lối sống của thế hệ trẻ................................... 50
2.2.2. Những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của thế hệ trẻ....................... 53
2.2.3. Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của thế
hệ trẻ....................................................................................................................................................... 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 66
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM VẬN

DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC VỀ HẠNH PHÚC VÀO
VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY......................................................................................................................................... 67
3.1. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM GIÁO DỤC, XÂY
DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY........67
3.1.1. Xây dựng lối sống mới trên quan điểm duy vật biện chứng.............67
3.1.2. Giáo dục, xây dựng lối sống hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng
xã hội...................................................................................................................................................... 69


3.1.3. Giáo dục lối sống trong đó có lý tưởng, ước mơ, hoài bảo lớn lao
cho thế hệ trẻ...................................................................................................................................... 71
3.1.4. Giáo dục, xây dựng lối sống có nghề nghiệp ổn định, có tình yêu,
tình bạn chân thành, thủy chung, có gia đình hạnh phúc cho thế hệ trẻ.............72
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT
HỌC MÁC VỀ HẠNH PHÚC VÀO VIỆC GIÁO DỤC, XÂY DỰNG LỐI
SỐNG MỚI CHO THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.................................... 73
3.2.1. Tạo lập môi trường kinh tế, chính trị ổn định, văn hoá - xã hội
lành mạnh............................................................................................................................................ 74
3.2.2. Giáo dục quan điểm đúng đắn về hạnh phúc làm cơ sở cho việc
xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ.................................................................................... 77
3.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục, rèn luyện đạo đức, xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ...............................82
3.2.4. Kiên quyết đấu tranh chống ảnh hưởng của tư tưởng, lối sống
tiêu cực.................................................................................................................................................. 89
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 94
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ bao đời nay nhân loại vẫn hằng ước mơ xây dựng một xã hội trong đó
tự do, hạnh phúc, cái thiện, cái đẹp ngự trị tuyệt đối và đã không ngừng đấu
tranh để từng bước thực hiện khát vọng này. Vì vậy, mưu cầu hạnh phúc
không chỉ là khát vọng tự nhiên của con người mà còn là một trong những
quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Điều này đã được nêu lên trong Tuyên
ngôn Độc lập của nước Mỹ, trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Cách mạng
Pháp. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là mục đích của chủ nghĩa xã hội ở nước ta
hiện nay. Song, đây không chỉ đơn thuần là một vấn đề chính trị mà trước hết
là một vấn đề triết học. Nó đã được đặt ra từ thời cổ đại và được tranh luận
trong suốt lịch sử phát triển của triết học. Đã có vô số những quan niệm khác
nhau thậm chí trái ngược nhau về hạnh phúc được đưa ra, nhưng tất cả đều
thống nhất ở một điều: hạnh phúc là mục đích cao cả nhất của con người.
Chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa khoái lạc hay chủ nghĩa
khổ hạnh, chủ nghĩa vô thần hay tôn giáo cũng đều hướng tới mục đích cuối
cùng là hạnh phúc của con người, chỉ có sự khác nhau ở thế nào là hạnh phúc
và con đường mưu cầu hạnh phúc.
Quan niệm về hạnh phúc của con người có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong đời sống tinh thần nói chung và đời sống đạo đức nói riêng. Nó là một
trong những nền tảng giúp con người xây dựng những lý tưởng, mục tiêu, thái
độ sống. Nó cũng là hạt nhân, là thước đo, định hướng để con người thiết lập
các khái niệm thiện, ác, phẩm giá và hàng loạt các khái niệm nhân bản khác.
Từ năm 1986, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ quốc tế trong xu thế toàn cầu
hóa, lối sống của nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ đang có nhiều biến đổi. Giao
lưu quốc tế ngày càng mở rộng là cơ hội tốt để các bạn trẻ có thể tiếp



2

thu các giá trị tốt đẹp từ lối sống của các quốc gia khác để bổ sung và hoàn
thiện nhân cách, lối sống của mình. Đồng thời, sự tác động tích cực của nền
kinh tế thị trường cũng đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân có
cơ hội để phát huy trí tuệ và tiềm năng sáng tạo của bản thân phục vụ cho sự
nghiệp phát triển chung của đất nước.
Tuy nhiên, cơ chế kinh tế thị trường với những cám dỗ vật chất của nó đã
ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
thanh niên và một số tầng lớp khác trong xã hội ta hiện nay. Người ta đã đồng
nhất hạnh phúc với việc có nhiều tiền, thỏa mãn những nhu cầu vật chất
thường ngày. Họ chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, phai nhạt lý tưởng
bất chấp những quy phạm đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Trong thế hệ trẻ ở nước ta ngày nay, một bộ phận không nhỏ chưa có một
quan niệm đúng đắn về hạnh phúc. Nhiều bạn lầm tưởng rằng đồng tiền là yếu tố
duy nhất đem lại hạnh phúc cho bản thân. Một số khác nghĩ rằng được vui chơi
thỏa thích là hạnh phúc. Từ đó, dẫn đến việc nhiều em bỏ bê học tập để suốt
ngày rong chơi hoặc ngồi quán cà phê; một số thì đắm mình trong các trò chơi
điện tử hoặc thậm chí la cà ở các vũ trường; một số khác thì tham gia vào các
nhóm trộm cướp, trấn lột và làm những việc phạm pháp khác.
Rõ ràng, quan niệm thế nào là hạnh phúc có ý nghĩa quyết định đối với lối
sống của cá nhân con người ngay từ lúc còn tuổi trẻ. Do đó, vấn đề quan trọng
nhất đặt ra lúc này là cần phải làm rõ quan niệm thế nào là hạnh phúc? Làm sao
để có hạnh phúc? Làm thế nào để giáo dục một quan niệm đúng đắn về hạnh
phúc cho thế hệ trẻ, giúp họ tự mình xác định được một lối sống thực sự đem lại
hạnh phúc cho cá nhân và xã hội? Có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi này ở
nhiều nhà triết học khác nhau trong lịch sử, nhưng trong đó, quan điểm triết học
Mác, vì nó dựa trên nền tảng nhân sinh quan duy vật và biện chứng, nên là quan

điểm tương đối toàn diện và đúng đắn để trả lời cho vấn đề này.


3

Chính vì những lý do trên đây mà tôi chọn đề tài “Quan điểm của triết
học Mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước
ta hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của triết học Mác về hạnh phúc, mối
quan hệ giữa hạnh phúc và lối sống, nghiên cứu thực trạng lối sống của thế hệ
trẻ, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm góp phần thực
hiện tốt hơn nữa việc giáo dục, xây dựng lối sống đúng đắn cho thế hệ trẻ ở
nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các quan điểm cơ bản trong triết học Mác về vấn đề hạnh
phúc, đồng thời kế thừa có phê phán, chọn lọc những yếu tố hợp lý trong quan
điểm triết học trước Mác.
- Nghiên cứu vấn đề lối sống, mối quan hệ giữa hạnh phúc và lối sống và
thực trạng lối sống của thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp vận dụng quan điểm triết
học Mác về hạnh phúc vào việc giáo dục, xây dựng lối sống đúng đắn cho thế
hệ trẻ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quan điểm của triết học Mác về vấn đề hạnh
phúc và con đường mưu cầu hạnh phúc. Bên cạnh đó, luận văn cũng khái lược
các quan điểm khác nhau trong triết học trước Mác nhằm kế thừa những yếu tố
hợp lý, góp phần bổ sung, phát triển một quan niệm hoàn chỉnh về vấn đề này.

Luận văn cũng nghiên cứu chỉ ra thực trạng lối sống của thế hệ trẻ ở nước ta, trên
cơ sở đó đề ra một số phương hướng giải pháp nhằm giáo dục thế


4

hệ trẻ có một lối sống đúng đắn, hướng tới hạnh phúc chân chính cho cá nhân
và xã hội.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người, lối sống và hạnh phúc.
Về phương pháp, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích
và tổng hợp, logic và lịch sử, đối chiếu và so sánh, quy nạp và diễn dịch; kết
hợp lý luận với thực tiễn.
5. Bố cục đề tài
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương (7 tiết)
Chương 1. Các quan điểm về hạnh phúc trong triết học trước Mác và
trong triết học Mác
Chương 2. Lối sống và thực trạng lối sống của thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm vận dụng quan điểm triết học
Mác về hạnh phúc vào việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vấn đề hạnh phúc và vấn đề lối sống là những vấn đề được xã hội quan
tâm nghiên cứu, giáo dục từ trước đến nay.
- Trước hết cần phải kể đến các sách giáo khoa về Đạo đức học, trong đó
hạnh phúc, lối sống được xem xét với tính cách là những phạm trù đạo đức
học. Trong Giáo trình Đạo đức học do Trần Đăng Sinh chủ biên, “lẽ sống”,

“hạnh phúc” được coi là những phạm trù trung tâm, cơ bản của Đạo đức học.
- Nghiên cứu về vấn đề hạnh phúc cũng như mối quan hệ giữa hạnh phúc
và đạo đức trong những năm gần đây đã được một số nhà nghiên cứu Phật học
quan tâm, như sách: “Đạo đức Phật giáo và Hạnh phúc con người” của Thích


5

Minh Châu, NXB Tôn giáo, Hà Nội, năm 2002; bài: “Đạo đức và hạnh phúc”
của Hòa Thượng Thích Viên Trí (phatgiaodaichung.com). Tuy nhiên, các công
trình này mới chỉ nghiên cứu vấn đề hạnh phúc và mối quan hệ giữa hạnh
phúc và đạo đức ở khía cạnh tôn giáo.
- Tạp chí Triết học cũng có đăng tải một số bài viết liên quan đến vấn đề
hạnh phúc, như bài của tác giả: Nguyễn Tấn Hùng, Các quan điểm khác nhau
trong lịch sử triết học về mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với
xã hội ta hiện nay (Tạp chí Triết học, số 9, tháng 9 – 2007). Tác giả đã nghiên
cứu một cách có hệ thống các quan điểm khác nhau trong lịch sử triết học về vấn
đề hạnh phúc và con đường mưu cầu hạnh phúc cá nhân cũng như nêu lên
ý nghĩa của nó đối với việc xác định lẽ sống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay.
Triệu Quang Minh với bài: Khát vọng hạnh phúc cho con người trong học

thuyết nhân văn Nho giáo (Tạp chí Giáo dục Lý luận, Số 191, năm 2013) đã
trình bày các quan điểm về hạnh phúc của Nho giáo qua các giai đoạn phát
triển lịch sử của nó.
- Nghiên cứu về vấn đề hạnh phúc cũng là đề tài của một số luận văn
thạc sĩ Triết học. Lê Thị Phương Thủy với đề tài “Mối quan hệ giữa hạnh
phúc với đạo đức trong triết học phương Tây trước Mác và ý nghĩa của nó
đối với giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay” (Luận văn thạc sĩ triết học,
Trường Đại học Khoa học, Huế, bảo vệ năm 2001) đã chứng minh mối quan
hệ tất yếu giữa hạnh phúc với đạo đức và đi đến kết luận rằng, hạnh phúc chân

chính không thể tách rời lối sống đạo đức.
- Nghiên cứu về vấn đề lối sống của thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay cũng
đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
GS. TSKH Huỳnh Khái Vinh có bài: Một số vấn đề về lối sống, đạo đức,
chuẩn giá trị xã hội (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001). Trong công
trình này, tác giả đã làm rõ những vấn đề lí luận về lối sống, đạo đức, chuẩn giá


6

trị xã hội và sự vận động của nó dưới tác động của các nhân tố chính trị, kinh
tế và xã hội.
Luận văn thạc sĩ Tâm lý học của Bùi Thị Bích: “Định hướng giá trị lối
sống cho sinh viên ở một số trường đại học thành phố Hồ Chí Minh” (Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007) nghiên cứu vấn đề giá
trị và định hướng giá trị trong lối sống cho sinh viên.
Võ Văn Thắng trong bài: “Nhân ái – một giá trị văn hóa truyền thống cần
kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” (Tạp chí
Triết học, số 7, tháng 7-2006) đã trình bày rất xúc tích những nội dung cơ bản
của lòng nhân ái của dân tộc ta. Cũng như, tầm quan trọng của nó trong việc xây
dựng lối sống mới để đáp ứng được sự phát triển của đất nước.

Mai Thị Dung với bài: “Về lối sống và định hướng xây dựng lối sống
mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Triết học, số 5, tháng 5-2013)
đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay và đưa ra các định hướng để xây dựng lối sống mới cho thế hệ
trẻ.
Trong bài viết: “Vai trò của lối sống đối với hoạt động của con người –
một số vấn đề phương pháp luận” (Tạp chí Triết học, số 12, tháng 12 – 2012)
tác giả Nguyễn Hữu Đễ đã khẳng định chính hoạt động của con người hình

thành nên lối sống, nhưng bản thân lối sống lại có ảnh hưởng to lớn đến hoạt
động của con người.
Tóm lại, ở nước ta cho đến nay đã có nhiều công trình sách, bài viết về
vấn đề hạnh phúc và lối sống. Tuy nhiên, chưa có những công trình đi vào sâu
nghiên cứu các quan niệm khác nhau và nhất là quan điểm triết học Mác về
hạnh phúc và mối quan hệ giữa hạnh phúc và lối sống từ đó tìm ra những
phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc giáo dục xây dựng
lối sống đúng đắn cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay.


7

CHƯƠNG 1

CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HẠNH PHÚC TRONG TRIẾT HỌC
TRƯỚC MÁC VÀ TRONG TRIẾT HỌC MÁC
1.1. KHÁI NIỆM “HẠNH PHÚC”
Thuật ngữ “hạnh phúc” là một thuật ngữ Hán-Việt vừa có nguồn gốc
trong quan niệm truyền thống phương Đông về “phúc”, vừa kế thừa các quan
niệm của triết học phương Tây.
Theo Từ điển Hán Việt Thiều Chửu, “Phúc, những sự tốt lành đều gọi là
phúc. Kinh Thi chia ra năm phúc: (1) Giàu, (2) Yên lành, (3) Thọ, (4) Có đức
tốt, (5) Vui đến tuổi trời” [57].
Theo Từ điển triết học Oxford, thuật ngữ “happiness” trong tiếng Anh
(dịch ra tiếng Việt là “hạnh phúc”) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “eudaimonia”.
Tuy nhiên, khái niệm hạnh phúc hiện nay không đồng nhất với thuật ngữ Hy
Lạp này, vì eudaimonia “liên quan nhiều hơn đến trạng thái tâm lý cũng như
tính chất chủ quan của cuộc sống cá nhân” [54].
Theo “Báo cáo về hạnh phúc thế giới năm 2013”, hạnh phúc (happiness)
cần phải được xem xét ở hai cách (và đây cũng là cách họ đánh giá xếp hạng

mức độ hạnh phúc của các nước trên thế giới, trong đó Việt Nam được xếp
thứ 63 trong số 156 nước được xem xét): 1) cảm xúc ở một thời điểm xác định
(Ngày hôm qua bạn có được hạnh phúc không?) và sự đánh giá cho cả một
quãng đời (Bạn có hạnh phúc trong cuộc đời của mình không?) [56].
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Hạnh phúc là “khái niệm chỉ
trạng thái con người thỏa mãn với cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa của mình”.
Hạnh phúc “là một khái niệm có tính chất đánh giá, gắn liền với nhân sinh
quan, tức là quan niệm về cuộc sống phải như thế nào, cái gì là niềm vui trong
cuộc sống”. Hạnh phúc “là hình thức cảm tính của lí tưởng, lí tưởng nói lên
khát vọng của con người, còn hạnh phúc là sự thỏa mãn khát vọng ấy” [53].


8

Hạnh phúc là một phạm trù hết sức phức tạp, đã tồn tại vô số các quan
niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về vấn đề này. Vì vậy, khó có thể tìm
được một định nghĩa về hạnh phúc mà thỏa mãn được các ý kiến, các khuynh
hướng khác nhau, chung cho tất cả mọi người, mọi thời đại được. Tuy nhiên,
trên bình diện khái quát, chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng chung về
hạnh phúc:
- Hạnh phúc theo quan niệm phổ biến nhất là sự khoái cảm, vui sướng,
thanh thản, phấn chấn của con người trong cuộc sống khi được thỏa mãn các
nhu cầu chân chính, lành mạnh cả về vật chất và tinh thần trong những điều
kiện lịch sử xã hội nhất định.
- Hạnh phúc có tính khách quan ở sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất
và tinh thần nhất định, bởi một người sống trong xã hội mà kinh tế thì nghèo
nàn, đời sống cá nhân thì thiếu thốn, chính trị thì bất ổn thường xuyên diễn ra
chiến tranh, bạo loạn, chết chóc thì không thể nào có hạnh phúc được. Mặt
khách quan thể hiện ở sự kết hợp các yếu tố vật chất và văn hóa tinh thần,
không chỉ có mỗi yếu tố kinh tế và đời sống vật chất. Một nước có nền kinh tế

phát triển nhất chưa chắc đã là một nước trong đó nhân dân được hưởng hạnh
phúc nhiều nhất. Chẳng hạn, Mỹ tuy là nước có nền kinh tế phát triển nhất
trong G7 nhưng lại được xếp hạng thứ 17 trong “Báo cáo về Hạnh phúc thế
giới năm 2013”. Nhiều nước G7 cũng không được xếp hạng cao.
- Tuy nhiên, hạnh phúc cũng có mặt chủ quan, thể hiện ở sự cảm nhận chủ
quan của mỗi người. Yếu tố chủ quan nhiều khi giữ vai trò quyết định cuối cùng
trong việc cảm nhận và đánh giá về hạnh phúc. Vì vậy, mới có những người dù
sống trong sự giàu sang, phú quý nhưng vẫn không cảm thấy hạnh phúc và họ đi
tìm sự giải thoát bằng cách tự tử hoặc sự quên lãng trong men rượu, ma túy,
thuốc lắc. Có những yếu tố mà người đời thường cho là không thể thiếu trong
thước đo của sự hạnh phúc như ăn uống, tình dục, nhà cao cửa


9

rộng, vợ đẹp con xinh, .v.v., thì đối với một số tôn giáo như Ấn giáo, Phật
giáo đó chỉ là những cái ảo, cái giả.
1.2. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG TRIẾT HỌC TRƯỚC
MÁC VỀ HẠNH PHÚC VÀ CON ĐƯỜNG MƯU CẦU HẠNH PHÚC
1.2.1. Trong triết học Ấn Độ
Các tôn giáo Ấn Độ đều quan niệm rằng hạnh phúc không tồn tại ở trần
thế. Cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ và đầy rẫy những đau khổ. Vì vậy, các
tôn giáo đều khuyến khích con người sống khổ hạnh, nhẫn nhục ở trần gian
để được hưởng hạnh phúc cực lạc ở kiếp sau, thế giới bên kia. Quan niệm này
xuất phát từ triết lý trong Kinh Vêđa rằng mọi đau khổ của con người đều
xuất phát từ những ham muốn dục vọng cá nhân; chúng làm cho linh hồn cá
thể (atman) mãi mãi gắn bó với thể xác trong một vòng luân hồi bất tận, là cái
nghiệp gây ra hậu quả đau khổ ở kiếp sau.
Từ đó, chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo đòi hỏi cá nhân người tu hành phải hy
sinh những ham muốn, dục vọng đời thường, dấn thân vào việc tu luyện khắc

khổ để mong được giải thoát khỏi kiếp đời đau khổ trần gian. Nó có nhiều biểu
hiện đa dạng, từ việc hạn chế ăn uống cho đến việc từ bỏ quan hệ tính dục.

Có những biểu hiện cực đoan khác như suốt đời chỉ sử dụng một tay
hoặc một chân; không dùng vải che thân... Tất cả những việc làm đó đều chỉ
nhằm một mục đích duy nhất là mưu cầu sự bất tử và hạnh phúc vĩnh cửu cho
linh hồn cá nhân người tu hành. Mục đích này có lẽ là điều hấp dẫn nhất của
tất cả mọi tôn giáo trong lịch sử. Tuy nhiên, suy cho cùng nó chỉ là điều mong
ước chủ quan của con người; nó trái với quy luật khách quan và tính khả thi
của nó không có gì chứng thực được.
Tuy nhiên, quan niệm của tôn giáo Ấn Độ, nhất là Phật giáo cũng có
nhiều yếu tố hợp lý:
- Việc coi khinh đối với những ham muốn vật chất, đề cao những giá trị


10

nhân văn trong cuộc sống có tác dụng chống lại các quan niệm tầm thường,
thô thiển về hạnh phúc, đồng nhất hạnh phúc với việc thỏa mãn những nhu
cầu vật chất, chạy theo lối sống gấp, sa đọa, đồi trụy của một bộ phận không
nhỏ trong xã hội hiện nay.
- Thái độ vị tha của Phật giáo trong việc cứu nhân độ thế, cứu khổ cứu
nạn có tác dụng chống lại lối sống cá nhân, ích kỷ, khuyến khích lối sống vì
cộng đồng.
Đối lập với chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo, phái Charvaka (còn gọi là
Lokayata) - một trào lưu triết học duy vật vô thần ở Ấn Độ cổ đại lại bác bỏ
ảo tưởng ở kiếp sau, phản đối phương pháp tu luyện khổ hạnh. Họ khẳng
định, quan niệm cho rằng những khoái lạc gắn với những sự vật cảm tính là
không tránh khỏi đi liền với những đau khổ là những lý lẽ ngu ngốc. Nó cũng
giống như bảo rằng chúng ta hãy ném bỏ những hạt thóc đi vì chúng gắn liền

với cái vỏ trấu và bụi đất. Không có thiên đường, không có sự giải thoát,
không có linh hồn ở thế giới khác; không có nghiệp báo. Không ai có thể
thoát khỏi cái chết. Khi đã có cuộc sống thì bạn hãy sống một cách vui vẻ.
Quan điểm này tuy về cơ bản là đúng nhưng còn mang tính chất thô thiển
nên bị các tôn giáo chống đối mãnh liệt và bị coi là một thứ chủ nghĩa khoái
lạc.
1.2.2. Trong triết học Trung hoa
Ở Trung Hoa, lối sống của xã hội chịu ảnh hưởng của hai khuynh hướng
đối lập nhau. Trước hết là khuynh hướng nhập thế của Nho gia, chủ trương
người trí thức phải học hành đến nơi đến chốn và đem tài năng của mình ra
giúp đời, giúp nước. Hạnh phúc lớn nhất của người quân tử là được cống hiến
cho xã hội, lập được công danh.
Quan điểm của Nho gia về hạnh phúc và lối sống có nhiều điểm hợp lý cần
phải được kế thừa một cách có phê phán chọn lọc trong điều kiện hiện nay:


11

- Khổng Tử cổ vũ lối sống vị tha, luôn luôn nghĩ đến hạnh phúc của người
khác. Theo ông, người quân tử phải “có lòng bác ái đối với nhân dân, thường
xuyên cứu giúp mọi người” Ông nói: “Đối với người nhân đức, nếu mình muốn
lập thân thì hãy giúp người lập thân; mình muốn thành đạt thì hãy giúp người
thành đạt” (Luận ngữ, Ung dã, 28) và “Điều mình không muốn thì đừng làm cho
người khác” (Luận ngữ, Vệ Linh Công, 23). Người quân tử coi mọi người “trong
bốn biển đều là anh em một nhà cả” (Luận ngữ, Nhan Uyên, 5).
- Khổng Tử đã từng phân biệt quan niệm về hạnh phúc và lối sống của
người quân tử với quan niệm của kẻ tiểu nhân. Người quân tử luôn luôn nghĩ đến
việc nghĩa, tức là việc làm vì người khác, thậm chí nhiều khi phải hy sinh tính
mạng, lợi ích của cá nhân mình. Đó là điểm căn bản để phân biệt với quan điểm
và lối sống của kẻ tiểu nhân. Ông nói: “Quân tử luôn nghĩ đến đạo đức, tiểu nhân

luôn nghĩ đến đất đai” (Luận ngữ, Lý nhân, 11). “Quân tử chỉ quan tâm đến điều
nghĩa, tiểu nhân chỉ quan tâm đến điều lợi” (Luận ngữ, Lý nhân, 16).
Khổng Tử không phản đối việc mưu cầu hạnh phúc bằng việc làm giàu, vấn
đề là không được làm giàu hay thoát nghèo bằng con đường phi nghĩa. Khổng
Tử nói: “Giàu và sang thì ai cũng muốn. Nhưng nếu chẳng phải đạo mà đạt được
thì không được làm. Nghèo và hèn thì ai chẳng ghét. Nhưng nếu tìm cách thoát
nghèo hèn mà trái đạo thì không nên làm” (Luận ngữ, Lý nhân, 5).

Những người theo phái Đạo gia do Lão Tử sáng lập, Trang Tử phát triển,
ngược lại đã coi hạnh phúc cá nhân ở cuộc sống vô vi, nhàn hạ, hòa hợp với
tự nhiên. Sống hạnh phúc là sống thanh đạm, biết thế nào là đủ, không tham
lam, không bon chen, không cạnh tranh. Lối sống này cũng trở thành lối sống
của nhiều người trí thức khi chưa gặp thời hoặc khi đã hoàn thành nghĩa vụ
đối với xã hội.
Hai quan niệm về hạnh phúc của Nho gia và Đạo gia tuy có đối lập nhau
về cơ bản nhưng cũng có những khía cạnh tương đồng, như coi khinh và phản


12

đối lối sống chạy theo lợi ích vật chất tầm thường ích kỷ của cá nhân, gắn
hạnh phúc với đạo đức, phản đối việc mưu cầu hạnh phúc bằng con đường
bất chính nên cả hai quan niệm đều được những người trí thức phương Đông,
trong đó có những người trí thức Việt Nam vận dụng trong những điều kiện,
hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời.
1.2.3. Trong triết học phương Tây
Quan niệm về hạnh phúc và lối sống trong triết học phương Tây cổ đại
có mấy đặc điểm:
- Sự đối lập giữa chủ nghĩa khổ hạnh và chủ nghĩa khoái lạc
Ở phương Tây cổ đại, quan niệm về hạnh phúc và thực hành lối sống

cũng thể hiện hai cực đoan: chủ nghĩa khổ hạnh và chủ nghĩa khoái lạc.
+ Quan niệm của chủ nghĩa khổ hạnh
Chủ nghĩa khổ hạnh Hy Lạp tuy không mang màu sắc tôn giáo, nhưng lại
gắn liền với triết lý phủ nhận mọi giá trị của văn hóa, văn minh, coi văn hóa, văn
minh là nguồn gốc của đau khổ, kêu gọi con người quay trở về với cuộc sống
mông muội. Đó là lối sống của phái Xinich (Cynics) do Antixten (Antisthenes,
khoảng 445-365 Tr.CN), một môn đồ của Xôcrat sáng lập và được Điôgien ở
Xinôp (Diogenes of Sinope, khoảng 404-323 Tr.CN) phát triển.

Phái này chủ trương thực hiện lối sống đạo đức bằng việc coi khinh và
từ bỏ tất cả những thành quả của văn minh, văn hóa, sống một cuộc sống
lang thang, rách rưới, bẩn thỉu như súc vật. “Phái Xinich tin rằng, văn minh
trong chính bản chất của nó là đồi bại, các phong tục chỉ là đạo đức giả, sự
giàu có vật chất làm cho con người ta bị suy yếu và văn minh đã làm cho cá
nhân bị hư hỏng” [15, tr.125].
Đây là một quan điểm thể hiện cái nhìn cực đoan về con người và xã hội.
Mặc dù, sự phát triển ngày càng cao của nền văn minh nhân loại, ngoài mặt tích
cực mà nó mang lại thì đồng thời nó cũng gây ra nhiều hệ lụy mà ngày nay


13

nhân loại đang phải gánh chịu là điều không thể phủ nhận như: lối sống thực
dụng cá nhân ích kỷ, tệ sùng bái giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị truyền thống
dân tộc làm xói mòn nhân cách và hạ thấp phẩm giá con người, cùng hàng
loạt tệ nạn xã hội khác. Song không phải vì thế mà con người ta từ bỏ hết
những thành tựu của văn minh nhân loại – bước tiến của loài người để quay
trở về với đời sống mông muội, nguyên thủy xưa kia. Đây là khuynh hướng đi
ngược lại với sự phát triển của văn minh nhân loại. Tiền bạc, danh vọng và
quyền thế bản thân nó không phải là xấu, là hư hỏng mà nó phụ thuộc vào

mục đích của người nắm giữ và sử dụng chúng.
Quan niệm này về sau không còn được chấp nhận hoàn toàn nhưng lại được
cải biên để có nhiều yếu tố hợp lý hơn trong chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism).

Trường phái Khắc kỷ (Stoics) do Dênôn ở Xiti (khoảng 334–262 Tr.CN)
sáng lập, được nhà triết học Hy Lạp Epictetus (khoảng 55-135) và Hoàng đế
La Mã Marcus Aurelius (121-180) phát triển. Phái Khắc kỷ cho rằng vũ trụ
được điều khiển bằng lý trí (logos), bằng luật lệ tuyệt đối. Người có lý trí là
người hành động theo quy luật tự nhiên. “Hãy sống phù hợp với tự nhiên” là
câu châm ngôn của phái Khắc kỷ.
Để đạt hạnh phúc, phái Khắc kỷ chủ trương sống có đạo đức, có lý trí,
dửng dưng trước tất cả mọi ham muốn vật chất. Bởi vì, “các nhà triết học Hy
Lạp cho rằng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa đạo đức và hạnh phúc. Với phái
Khắc kỷ, mối liên hệ này là có tính tất yếu: con người đức hạnh là con người
hạnh phúc” [15, tr. 199]. Và những người khắc kỷ tin rằng, bằng cách chế ngự
được những ham muốn và xúc cảm họ có thể loại trừ được những tác động từ thế
giới bên ngoài và tìm thấy sự yên bình bên trong tâm hồn mỗi người.
Nhược điểm của phái khắc kỷ là tin rằng cuộc sống là có số mệnh nên làm
cho con người tin vào số mệnh và hệ quả là sản sinh ra lối sống thụ động, an
phận, thủ tiêu động lực phấn đấu, trông chờ vào sự may rủi của số phận. Nhưng


14

cũng có khía cạnh hợp lý của nó là động viên con người sống một cuộc sống
đạm bạc, chấp nhận và chịu đựng hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn để có thể
tìm thấy hạnh phúc trong những điều kiện như vậy.
+ Quan niệm của chủ nghĩa khoái lạc
Phái Xirenait (Cyrenaics) do Arixtippôt (khoảng 430-350 Tr.CN), một
môn đồ của Xôcrat sáng lập, là một thứ chủ nghĩa khoái lạc tầm thường, vị kỷ,

đưa ra một học thuyết theo đó sự thỏa mãn những dục vọng trực tiếp của cá
nhân, không cần quan tâm đến người khác, được coi là mục đích tối cao. Sự
khoái cảm xác thịt theo phái này còn đáng giá hơn những niềm vui trí tuệ hư
ảo và phức tạp.
Arixtippôt cho rằng, “khoái lạc là động lực căn bản của cuộc sống và khoái
lạc luôn luôn là tốt bất kể nguồn gốc nào” [15, tr. 130] . Arixtippôt đã phủ nhận
khả năng có sự khác nhau về chất giữa các loại khoái lạc và theo Ông “khoái lạc
vật chất cao hơn tất cả các loại khoái lạc khác. Chỉ có khoái lạc vật chất mới làm
cho cuộc sống hứng thú, năng động, đáng sống” [15, tr. 130].

Chủ nghĩa khoái lạc phái Xirenait có điểm hợp lý ở sự thừa nhận vai trò
của khoái cảm trong hạnh phúc, nhưng sai lầm cơ bản của nó là tuyệt đối hóa
khoái cảm vật chất, nhục dục và phủ nhận vai trò của khoái cảm tinh thần, trí
tuệ. Khi cá nhân con người chạy theo những khoái cảm xác thịt tầm thường
thì sẽ hành động trái với đạo đức và không thể có được hạnh phúc toàn diện,
lâu dài được. Vì thế chủ nghĩa khoái lạc phái Xirenait về sau bị lên án và bị
vượt qua bởi những hình thức chủ nghĩa khóa lạc tiến bộ hơn.
Trái với chủ nghĩa khoái lạc vị kỷ, chủ nghĩa khoái lạc Êpiquya gắn với
trường phái triết học do Êpiquya (341-271 Tr.CN) sáng lập là một thứ chủ
nghĩa khoái lạc lý tính. Phái Êpiquya cho rằng sự khoái lạc chân chính chỉ có
thể đạt được bằng lý trí. Chủ nghĩa khoái lạc Êpiquya nhấn mạnh sự lẫn tránh
đau đớn. Khoái lạc là không có đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó là một


15

trạng thái thỏa mãn và yên bình trong đó không còn lo sợ cái chết và sự trừng
phạt của thần thánh. Họ nhấn mạnh những phẩm hạnh như tính tự chủ và sự
cẩn trọng. Sự khoái lạc lớn nhất là ở cuộc sống bình dị và điều độ, tiêu dao
với bè bạn và cùng đàm luận triết học với họ. Họ lập luận rằng sẽ là không tốt

nếu làm điều gì đó tuy cá nhân có được khoái cảm nhất thời nhưng để lại hậu
quả xấu cho tương lai, chẳng hạn, sự hoang dâm quá độ sẽ có hậu quả bất
hạnh về sau. Trong bức thư gửi Menoeceus, Êpiquya đã viết những lời sau:
Khi chúng tôi nói rằng khoái lạc là cứu cánh và mục đích,
chúng tôi không muốn nói về những khoái lạc của kẻ trác táng hay
khoái lạc nhục dục... Về khoái lạc, chúng tôi muốn nói đến sự
không có những đau đớn trong cơ thể và phiền muộn trong tâm hồn.
Đó không phải là những chầu nhậu nhẹt và những cuộc chè chén
say sưa liên tục, không phải là sự thoả mãn dâm dục, sự hưởng thụ
món cá và những món cao lương mỹ vị trên bàn tiệc sang trọng …
mà nó là lý trí tỉnh táo tìm kiếm cơ sở cho mỗi sự lựa chọn và sự lẩn
tránh … [15, tr. 208].
Một trong những điểm đáng ngạc nhiên của tư tưởng Êpiquya là việc ông
nhấn mạnh tình bạn là thiết yếu cho hạnh phúc. Êpiquya kiên định rằng tình
bạn là quý giá bởi vì đó là một trong những phương tiện để đạt được khoái
cảm. Bạn bè có khả năng đem lại cho nhau sự an toàn lớn nhất, trái lại cuộc
sống không có bạn bè thì cô quạnh và đầy nguy hiểm rình rập. Để có tình bạn,
ông nói, cần phải tin tưởng bạn bè, và phải đối xử với bạn bè như đối xử với
chính mình. Ông nói: “Trong tất cả những thứ mà sự thông thái đem lại cho
hạnh phúc trọn vẹn, điều lớn nhất là phải có tình bạn”. “Ăn uống mà không có
bạn bè là cuộc sống của một con sư tử hay con sói” [15, tr. 210].
Như vậy, chủ nghĩa khoái lạc Êpiquya là một chủ nghĩa khoái lạc tinh tế
và đã khắc phục được tính chất thô thiển của chủ nghĩa khoái lạc Arixtippôt.


16

Nếu như, chủ nghĩa khoái lạc Arixtippôt cho rằng, khoái lạc là động lực căn
bản của cuộc sống, phủ nhận khả năng có sự khác nhau về chất giữa các loại
khoái lạc và tuyệt đối hóa khoái cảm vật chất, nhục dục và phủ nhận vai trò

của khoái cảm tinh thần, trí tuệ, thì chủ nghĩa khoái lạc Êpiquya lại nhấn
mạnh sự lẫn tránh đau đớn hơn là việc tìm kiếm khoái lạc. Nó phân biệt sự
khác nhau về chất giữa các khoái cảm cũng như đề cao giá trị của khoái cảm
tinh thần hơn là khoái cảm vật chất.
- Các nhà triết học luận giải mối quan hệ khăng khít giữa hạnh phúc với
đạo đức và tri thức
Xôcrat (Socrates, 469-399 Tr.CN)), người thầy của Platon, là một trong
những nhà triết học đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn đến con người và đạo
đức. Ông đã nêu lên luận điểm nổi tiếng: “Con người, hãy nhận thức chính
mình” [15, tr. 96]. Trước khi nhận thức thế giới tự nhiên, con người hãy tự
nhận thức chính bản thân mình.
Tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức, theo Xôcrat, đó là tri thức. Tri thức con
người là nền tảng của đạo đức. Theo Xôcrat, nếu một người có tri thức và
hoàn toàn hiểu biết được thế nào là thiện thì nhất định anh ta sẽ làm điều
thiện. Nói cách khác Xôcrat đồng nhất cái thiện với tri thức, cho rằng hiểu
biết điều thiện thì sẽ làm điều thiện. Ngược lại, mọi thói hư tật xấu của con
người là do sự dốt nát và thiếu hiểu biết mang lại. Nên ông cho rằng: “Cái
thiện duy nhất là tri thức, cái ác duy nhất đó là sự dốt nát” [15, tr. 96].
Mặt khác, theo quan niệm của Xôcrat, đức hạnh của con người chính là
hạnh phúc. Ông nhấn mạnh vai trò của đức hạnh trong hạnh phúc. Điều này hoàn
toàn có lý, bởi khi con người hành động có đạo đức, điều đó có ý nghĩa là mang
lại hạnh phúc cho bản thân mình và cho những người xung quanh. Ông nói: “Tôi
nói với các bạn rằng đức hạnh không do tiền bạc đem lại, nhưng nhờ có đức
hạnh mà người ta làm ra tiền bạc và mọi điều tốt đẹp khác của con


17

người, công cũng như tư [15, tr. 97].
Platon (427 - 347 Tr.CN), là nhà triết học duy tâm khách quan kiệt xuất của

Hy Lạp cổ đại. Xuất phát từ học thuyết cho rằng ý niệm là bản nguyên của thế
giới. Ý niệm là cái bản thể tuyệt đối, vì vậy ý niệm đạo đức cao hơn thế giới hiện
thực của các quan hệ đạo đức, và quyết định các quan hệ đạo đức hiện thực đó.

Trên cơ sở sự tồn tại của linh hồn bất tử, ông chia linh hồn con người
thành ba dạng: linh hồn lý tính, linh hồn ý chí và linh hồn cảm tính. Tương
ứng với các loại linh hồn là các thứ bậc về đạo đức: Lý tính biểu hiện trong
đức tính các nhà thông thái, ý chí biểu hiện đức tính can đảm, lòng dũng cảm,
cảm tính là cơ sở cho đức tính thận trọng. Trạng thái cao nhất của đạo đức thể
hiện trong nhà nước lý tưởng, nhà nước cộng hòa là đem lại trật tự công bằng
cho mọi người trong xã hội.
Lý luận về hạnh phúc của Platon cũng được diễn tả trong tập đối thoại lớn
nhất của ông có tên “Politeia” (Chính thể cộng hòa). Hạnh phúc dưới hình thức
thuần khiết và lý tưởng của nó là một trạng thái hoàn toàn yên bình, vui vẻ và
mãn nguyện nhờ có được một linh hồn hài hòa và cân đối. Platôn cho rằng đạo
đức là nguyên nhân tất yếu của hạnh phúc. Người hạnh phúc theo Platôn là
người đứng đắn. Người hạnh phúc nhất là người không có bất kỳ điều xấu xa nào
ở trong tâm hồn. Chính vì thế người thiếu đạo đức sẽ có động cơ sống đạo đức
để có hạnh phúc. Platôn không chỉ gắn hạnh phúc với đạo đức, mà còn gắn hạnh
phúc với tri thức. Đối với Platôn, đức hạnh là tri thức, và sống có đức hạnh là
bản chất của cuộc sống hạnh phúc. Mục đích của nhà nước lý tưởng không phải
là mưu cầu hạnh phúc cho một giai cấp, mà là hạnh phúc cho tất cả mọi người
trong cộng đồng. Theo Platon, một quân vương triết học công bằng chính trực sẽ
có hạnh phúc gấp 729 lần một bạo chúa [38, tr. 647].


thế kỷ XVIII và XIX, những nhà triết học Anh như Gierơmi Bentham

(Jeremy Bentham, 1748-1832), và Giôn Xtuat Minlơ (John Stuart Mill, 1806 –



18

1873) đề xuất học thuyết chủ nghĩa khoái lạc phổ quát, được gọi là chủ nghĩa
công lợi (utilitarianism). J. Bentham là cha đẻ của học thuyết chủ nghĩa công lợi.
Chủ nghĩa công lợi thường được biết đến với nguyên lý “hạnh phúc lớn nhất
cho số đông người nhất”, hay "nguyên lý hạnh phúc tối đa". Tư tưởng của J.
Bentham đã ảnh hưởng rất lớn đến J.S. Mill và J.S. Mill là người đã phát triển và
hoàn thiện tư tưởng của Bentham. Khác với Bentham, J.S. Mill phân biệt sự
khác nhau về chất giữa các loại khoái cảm. J.S. Mill cho rằng những khoái cảm
tinh thần và đạo đức cao hơn những khoái cảm vật chất. Cũng có sự khác nhau
giữa hạnh phúc và sự mãn nguyện, “Thà làm một Xôcrat không thỏa mãn tốt hơn
là trở thành kẻ ngu dốt thỏa mãn” [16, tr. 849]. J.S. Mill cũng phân biệt những
trình độ cao thấp của hạnh phúc, chẳng hạn, thưởng thức biểu diễn nhạc kịch
(opera) là hạnh phúc cao hơn việc chơi những trò chơi trẻ con đơn giản, mặc dù
chúng có thể làm cho nhiều người vui thích hơn là đi xem biểu diễn nhạc kịch.
Cũng theo J.S. Mill, những người ít học thức thường chạy theo những khoái cảm
đơn giản, tầm thường; chỉ có những người trí thức mới hiểu biết được giá trị của
những khoái cảm tinh thần ở trình độ cao.

Chủ nghĩa khoái lạc và thuyết công lợi của J.S. Mill được nhiều nhà triết
học chấp nhận và tán dương, vì nó nó nâng chủ nghĩa khoái lạc lên một trình
độ cao như đề cao giá trị tinh thần, chủ nghĩa vị tha, khắc phục được những
hạn chế của chủ nghĩa khoái lạc vị kỷ, tầm thường; nó gắn khoái cảm của cá
nhân với việc đem lại hạnh phúc cho xã hội; cá nhân càng làm điều lợi cho xã
hội thì càng cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn.
1.3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ
HẠNH PHÚC
1.3.1. Quan điểm duy vật của triết học Mác về hạnh phúc
Triết học Mác phản đối những quan điểm hạnh phúc mang tính chất ảo

tưởng, cực đoan. Trong Lời nói đầu “Góp phần phê phán triết học pháp quyền


19

của Hêghen”, C. Mác coi mục đích của sự phê phán tôn giáo là “xóa bỏ hạnh
phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân
dân”, là “vứt bỏ khỏi những xiềng xích các bông hoa giả … và giơ tay hái lấy
những bông hoa thật” [23, tr. 570].
Bởi lẽ, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang
đường, hư ảo hiện thực khách quan. Nó chỉ phản ánh được những cái đã có trong
hiện thực mà không thể sáng tạo ra cái gì mới về chất so với hiện thực. Vì vậy, từ
đời sống hiện thực nghèo khổ, đầy rẫy cảnh áp bức, bất công mà hầu hết các tôn
giáo đều cho rằng hạnh phúc không tồn tại ở trần thế mà chỉ có ở trên thiên giới.
Cuộc sống trên trần thế là tạm bợ và đau khổ nên các tôn giáo dù là Thiên Chúa
giáo hay Phật giáo đều ra sức khuyến khích con người chịu ép xác, khổ hạnh,
nhẫn nhục ở trần thế để được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng ở thế giới bên kia - thế
giới sau khi chết như trên Thiên đàng, ở cõi Niết bàn hoặc

ở kiếp sau. Đó là thứ hạnh phúc ảo tưởng như những “bông hoa giả” mà tôn
giáo đã dệt nên để con người nương theo.
Theo quan điểm của các nhà triết học Mác – Lênin, nguồn gốc của hạnh
phúc là do quá trình hoạt động thực tiễn của con người tạo nên. Đó chính là hoạt
động lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học để
tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, đồng
thời làm biến đổi bộ mặt của thế giới hiện thực. Con người càng tích cực hoạt
động sáng tạo bao nhiêu thì cảm giác về hạnh phúc càng được nâng cao bấy
nhiêu. Cảm giác hạnh phúc phát sinh khi con người sáng tạo ra những giá trị
mới, đem lại lợi ích cho xã hội. Những đóng góp về mặt trí tuệ, những sản phẩm
do con người tạo ra càng lớn, thì cảm giác hạnh phúc càng dồi dào.


Chính vì thế, hạnh phúc không phải là cái gì có sẵn để con người có thể
nhận lấy một cách thụ động mà phải do chính bản thân con người sáng tạo ra.
Và đối với mỗi người chân lý hạnh phúc không chờ đợi ở kiếp sau, và cũng


×