Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục vào việc xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở ninh thuận hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÙY GIANG

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
GIÁO DỤC VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
NINH THUẬN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÙY GIANG

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
GIÁO DỤC VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
NINH THUẬN HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ VĂN HÀ

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

NGUYỄN THỊ THÙY GIANG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ..................................... 2
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ........................ 3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .............................................. 3
6. Bố cục của luận văn ................................................................................ 3
7. Tổng quan tài liệu ................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ..................... 8
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ... 8
1.1.1. Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam .................................. 8
1.1.2. Tinh hoa tƣ tƣởng giáo dục nhân loại ............................................. 10
1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giáo dục ...................... 14

1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
GIÁO DỤC ..................................................................................................... 19
1.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu giáo dục .............................. 19
1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung giáo dục.............................. 21
1.2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về phƣơng châm giáo dục ...................... 28
1.2.4. Quan điểm Hồ Chí Minh về ngƣời thầy ......................................... 32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG Ở NINH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ..... 41
2.1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC Ở NINH THUẬN .................................................................................. 41
2.1.1. Vài nét về giáo dục THPT ở nƣớc ta hiện nay ............................... 41
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển giáo dục ở Ninh Thuận ............ 43


2.2. TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
NINH THUẬN HIỆN NAY............................................................................ 48
2.2.1. Đặc điểm đội ngũ giáo viên THPT ở Ninh Thuận hiện nay ........... 48
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT với quá trình phát triển ngành
giáo dục – đào tạo ở Ninh Thuận hiện nay. .............................................. 56
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của đội ngũ giáo viên THPT ở Ninh
Thuận hiện nay .......................................................................................... 63
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG Ở NINH THUẬN THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ........... 67
3.1. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ
MINH VÀO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG Ở NINH THUẬN HIỆN NAY......................................................... 67
3.1.1. Nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn .............................................. 67
3.1.2. Nguyên tắc toàn diện và hệ thống................................................... 69
3.1.3. Quan điểm kế thừa và phát triển ..................................................... 70
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG Ở NINH THUẬN HIỆN NAY ...................................... 72
3.2.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng
yêu cầu giáo dục........................................................................................ 73
3.2.2. Đổi mới công tác bồi dƣỡng giáo viên ........................................... 78
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện và động lực cho giáo
viên nâng cao trình độ chuyên môn .......................................................... 82
3.2.4. Xây dựng hệ thống các chuẩn mực đạo đức ngƣời giáo viên nhân
dân theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ................................................................ 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBVC

: Cán bộ viên chức

CĐSP

: Cao đẳng Sƣ phạm

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DTBT

: Dân tộc bán trú


DTNT

: Dân tộc nội trú

GDTX

: Giáo dục thƣờng xuyên

KTTH-HN : Kinh tế tổng hợp – Hƣớng nghiệp
Nxb

: Nhà xuất bản

TCCN

: Trung cấp chuyên nghiệp

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

tr.CN

: Trƣớc Công nguyên

UBND


: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bàng
2.1

2.2

2.3

Tên bảng
Số lƣợng trƣờng học và lớp học phổ thông và THPT ở
nƣớc ta
số liệu về giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy và số
lƣợng học sinh và học sinh THPT của nƣớc ta
Số liệu về cán bộ quản lý và giáo viên THPT ở Ninh
Thuận

Trang
41

42


50

2.4

Số liệu cán bộ và giáo viên THPT theo biên chế hiện có

51

2.5

Số liệu về chất lƣợng giáo viên THPT

51

2.6

2.7
2.8
2.9

2.10

2.11

Số liệu biểu hiện trình độ cán bộ quản lý và giáo viên
THPT
Số lƣợng sáng kiến kinh nghiệm và danh hiệu chiến sĩ
thi đua của giáo viên THPT tỉnh Ninh Thuận
Độ tuổi của cán bộ, giáo viên THPT
Lƣơng thực lĩnh của giáo viên THPT chƣa có thời gian

thâm niên
Lƣơng thực lĩnh của giáo viên THPT có thời gian thâm
niên
Danh mục dự án đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo tỉnh
Ninh Thuận

52

53
53
54

55

59


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 28 năm đổi mới, đất nƣớc đã thay da đổi thịt và đạt đƣợc nhiều
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định,
đời sống nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, chuyển biến từ chỗ đủ ăn, đủ
mặc thì đến nay đã đòi hỏi phải ăn ngon, mặc đẹp, trật tự xã hội luôn đảm
bảo, an ninh chính trị ổn định. Cùng với sự phát triển chung về mọi mặt của
đời sống kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo đã có bƣớc phát triển trên cả ba
mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài. Mỗi năm, giáo
dục – đào tạo đã góp phần đào tạo ra hàng triệu lao động có tay nghề, có trình
độ khoa học kỹ thuật cao đáp ứng cho quá trình sản xuất chuyên môn hóa.

Nhiều học sinh, sinh viên của nƣớc ta đã giành đƣợc nhiều giải cao trong các
kỳ thi của quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam với thế giới.
Trong những năm qua, giáo dục đào tạo đã có những bƣớc phát triển vƣợt
bậc. Chúng ta đã xây dựng đƣợc một mô hình giáo dục với nhiều cấp học, từ
mầm non cho đến đại học và sau đại học, nhiều hình thức đào tạo từ chuyên tu,
tại chức cho đến chính quy phục tốt cho yêu cầu xã hội hóa giáo dục. Chúng ta
đã xây dựng đƣợc đội ngũ giảng viên, giáo viên ngày càng đông đảo, có trình
độ lý luận, phẩm chất đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng đƣợc nâng
cao. Đảng và Nhà nƣớc luôn dành nhiều quan tâm cho giáo dục đào tạo. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định: “Phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
Nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế”. Trong đó, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo là nòng cốt và có vai
trò quan trọng. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì
không có giáo dục”, “học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu”.
Tuy nhiên, trƣớc những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong


2
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố
kinh tế thị trƣờng và mặt trái của nó. Đội ngũ giảng viên, giáo viên ở nƣớc ta
nói chung, đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông (THPT) ở Ninh Thuận nói
riêng vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Số lƣợng giáo viên vẫn còn thiếu,
mất cân đối về cơ cấu giáo viên giữa các bộ môn, chất lƣợng chuyên môn,
nghiệp vụ chƣa đáp ứng yêu cầu, một số nhà giáo tha hóa về đạo đức. Tình
hình ấy đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, xây dựng đội ngũ
nhà giáo đáp ứng đƣợc yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài, thực hiện tốt nhiệm vụ và
trách nhiệm mà Đảng, Nhà nƣớc giao phó cho Sở giáo dục tỉnh Ninh Thuận.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục vào việc xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Ninh

Thuận hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đề tài hƣớng đến
mục đích xây dựng các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ
giáo viên THPT ở Ninh Thuận hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục
- Phân tích những thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên THPT
ở Ninh Thuận hiện nay.
- Xây dựng các giải pháp góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên THPT ở
Ninh Thuận hiện nay
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã quy định phạm vi, đối tƣợng


3
nghiên cứu của đề tài. Đối tƣợng nghiên cứu của đề là những nội dung tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục, thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giáo
viên THPT ở Ninh Thuận hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình về tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về giáo dục và tập trung vào phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên
THPT trong phạm vi tỉnh Ninh Thuận Ninh Thuận
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam

về các vấn đề giáo dục và sự phát triển của giáo dục đào tạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau.
Nhƣng chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau: phƣơng pháp thống
nhất giữa lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hóa...
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần khẳng định những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong tƣ tƣởng về giáo dục của Ngƣời.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học
chuyên ngành triết học trong việc học tập và nghiên cứu các tác phẩm triết
học Hồ Chí Minh. Những giải pháp của luận văn có thể góp phần cho việc
tham mƣu cho việc hoạch định chiến lƣợc phát triển đội ngũ giáo viên THPT
ở Ninh Thuận nói riêng và nƣớc ta nói chung.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn
đƣợc chia làm 3 chƣơng.


4
7. Tổng quan tài liệu
Nghiên cứu và luận giải tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh nói chung và tƣ
tƣởng về giáo dục của Ngƣời nói riêng đã và đang thu hút rất nhiều các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
Hiện nay ở nƣớc ta, có nhiều công trình nghiên cứu dƣới nhiều phƣơng
diện khác nhau về vấn đề này. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo cứu,
có thể phân chia thành các nhóm vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Nhóm các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
trong đó có tƣ tƣởng về giáo dục. Các công trình này thực hiện nghiên cứu và
luận giải tổng quát nhiều tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng,
về độc lập dân tộc, về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam… Trong đó, các tác giả đã luận giải một số nội dung về tƣ tƣởng
của Hồ Chí Minh về giáo dục nhƣ: Về vai trò, mục đích, nhiệm vụ, phƣơng
pháp… của giáo dục.
Trong nhóm này phải kể đến các công trình cơ bản sau: “Giáo trình tư
tưởng Hồ Chí Minh” do Bộ giáo dục và đào tạo và nhà xuất bản (Nxb) Chính
trị Quốc gia Hà Nội ấn hành và tái bản trong nhiều năm từ 1994 đến nay,
phục vụ cho giảng dạy ở các trƣờng đại học và cao đẳng trong cả nƣớc. Trong
giáo trình, tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về nhiều vấn đề đƣợc trình bày có hệ
thống và lôgic, từ những điều kiện và quá trình hình thành tƣ tƣởng đến việc
đi vào luận giải hệ thống các tƣ tƣởng của Ngƣời. Trong đó, tƣ tƣởng giáo
dục của Hồ Chí Minh đƣợc trình bày ở tiết 3, mục I của chƣơng VII. Trong
phần này, nhóm tác giả đã trình bày tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về mục tiêu
của giáo dục. Theo đó, nền giáo dục hƣớng đến mục tiêu và nhiệm vụ mở
mang dân trí, xây dựng nền giáo dục toàn diện, nền giáo dục toàn dân, nền
giáo dục tiên tiến, nền giáo dục đào tạo ra những con ngƣời mới xã hội chủ
nghĩa (XHCN). Trong cuốn “Giáo trình giới thiệu một số tác phẩm kinh điển tư


5
tưởng Hồ Chí Minh” do Hoàng Ngọc Vĩnh và Thái Ngọc Tăng biên soạn, Nxb
Đại học Huế ấn hành năm 2010. Ngoài lời mở đầu và kết luận, tác phẩm gồm hai
phần. Phần thứ nhất nêu về những bối cảnh ra đời tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Phần
thứ hai tác giả tập trung giới thiệu một số tác phẩm kinh điển tiêu biểu tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả giới thiệu những nội dung
cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thông qua các tác phẩm mà Ngƣời đã để lại.
Trong các tác phẩm ấy đã chứa đựng nhiều tƣ tƣởng giáo dục có giá trị, tƣ tƣởng
về vai trò của giáo dục đào tạo cho cách mạng Việt Nam, giáo dục đạo đức cách
mạng, đào tạo và xây dựng đội ngũ trí thức… Đây là một trong những nguồn tƣ
liệu quý góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu.
Thứ hai: Nhóm các công trình đi sâu nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

về giáo dục. Đây là nhóm các công trình thực hiện theo hƣớng nghiên cứu
chuyên sâu, nghiên cứu những nội dung cụ thể của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
giáo dục. Trong nhóm này có công trình nghiên cứu của tiến sĩ Ngô Văn Hà
với “Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng
viên đại học hiện nay”. Công trình này do Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản
năm 2013. Công trình đã đi sâu nghiên cứu các quan điểm của Hồ Chí Minh
về vai trò, đạo đức, trình độ chuyên môn và phƣơng pháp giảng dạy của ngƣời
thầy giáo. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu còn trình bày quan điểm của
Hồ Chí Minh về trọng dụng trí thức – nhân tài và yêu cầu cần có của một nhà
giáo cách mạng. Sau khi nghiên cứu các vấn đề về thực trạng đội ngũ giảng
viên đại học ở nƣớc ta trong những năm đầu thế kỷ XXI, tác giả đã đƣa ra một
loạt các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên đại học ở nƣớc ta hiện
nay trên tinh thần tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhƣ: thực hiện đổi mới công tác bồi
dƣỡng cán bộ giảng dạy, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ giảng dạy hiện có,
làm tốt công tác quy hoạch cán bộ giảng viên… Đây không chỉ là những giải
pháp cần thiết trong xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên giảng dạy ở bậc đại


6
học, cao đẳng mà việc nghiên cứu này sẽ tạo điều kiện trong quá trình nghiên
cứu xây dựng giải pháp đối với xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên THPT.
Công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo
đại học hiện nay”, do Hoàng Anh (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, 2013.
Cuốn sách đã trình bày quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng
của Ngƣời. Cuốn sách phân tích tƣơng đối toàn diện, có hệ thống nội dung tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nêu bật tầm quan trọng của việc vận dụng
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học
hiện nay. Từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo đại học hiện
nay nhƣ chất lƣợng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chƣơng trình đào

tạo, phƣơng pháp giảng dạy, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp vận dụng
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học
hiện nay.
Cuốn sách: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” do Lê Văn Yên (chủ
biên), Nxb Lao động Hà Nội ấn hành năm 2006. Cuốn sách là một công trình
tập hợp khá đầy đủ các bài viết quan trọng của các nhà lãnh đạo cao cấp của
Đảng và Nhà nƣớc, các nhà tƣ tƣởng, nhà giáo dục, chuyên gia giáo dục. Đây
là một tập tƣ liệu quý để nghiên cứu, học tập và vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh vào sự nghiệp cải cách, đổi mới và phát triển giáo dục nƣớc ta hiện nay.
Sách có các bài viết quan trọng của các Tổng Bí thƣ: Lê Duẩn, Trƣờng Chinh,
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mƣời, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ
tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và nhất là loạt bài sâu
sắc của Thủ tƣớng - nhà văn hóa Phạm Văn Đồng về tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh đối với giáo dục, dân trí. Ngoài ra, còn có bài của các giáo sƣ, tiến sĩ,
nhà giáo dục, nhà tƣ tƣởng, nhƣ: Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Đỗ
Nguyên Phƣơng, Nguyễn Phú Trọng, Phan Ngọc Liên... Đây là nguồn tài liệu


7
quan trọng cho việc nghiên cứu lý luận cho đề tài.
Thứ ba: Các bài báo viết về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục và việc
vận dụng vào xây dựng đội ngũ giáo viên nói riêng và phát triển nền giáo dục
Việt Nam nói chung. Trong nhóm này có thể liệt kê một số bài viết tiêu biểu
nhƣ sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy giáo”, đăng trên tạp chí Khoa
học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5(40).2010. Bài báo do hai tác giả:
Ngô Văn Hà và Đỗ Thị Hằng Nga viết, bài báo đã đề cập về những quan điểm
của Hồ Chí Minh về vai trò, nhiệm vụ, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ của
ngƣời thầy giáo. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo”, do Đào Ngọc
Đệ viết, đăng trên báo Nhân dân, số ra ngày 17/05/2013. Bài báo đề cập đến
các quan điểm của Hồ Chí Minh về yêu cầu xây dựng một nền giáo dục toàn

diện, một nền giáo dục độc lập và tiến bộ. Ngoài ra còn có nhiều bài viết khác
nhƣ: Ngô Văn Hà với “Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức của người
thầy giáo”, Tạp chí Giáo dục, số 177, 2007. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục” của Trịnh Doãn Chính, Nguyễn Anh Quốc, đăng tại Tạp chí Triết học,
số 3 (142), 2003. “Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh qua Bài nói chuyện tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của Nguyễn Bá Cƣờng, Bản tin Đại học
Sƣ phạm Hà Nội, số 2/2011…
Thứ tư: Nhóm các bài viết về tình hình giáo dục đào tạo, thực trạng đội
ngũ giáo viên THPT ở Ninh Thuận đƣợc đăng tải trên các website của tỉnh
Ninh Thuận, nhƣ: “Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn”
của đồng chí: Nguyễn Bá Ninh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào
tạo. “Ninh Thuận: liên kết đào tạo 170 giáo viên THPT”, “Ninh Thuận: Biểu
dương giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi” và các Báo cáo Quy hoạch tổng
thể kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển giáo dục… Đây là nguồn tài liệu
quý tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện luận
văn này.


8
CHƢƠNG 1

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
1.1.1. Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam
Cùng với chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay,
hiếu học đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam. Suốt chiều dài của lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, lịch sử dân tộc đã
ghi nhận nhiều tấm gƣơng hiếu học tiêu biểu đã trở thành những hiền nhân
của dân tộc. Trong thời kỳ chống phong kiến phƣơng Bắc, bên cạnh việc kiên
trì chống giặc ngoại xâm, ông cha ta còn tích cực học hỏi, tiếp thu những tinh

hoa của văn hóa Trung Hoa. Nho học vào nƣớc ta đã đƣợc cải biến để phù
hợp với đời sống, văn hóa của con ngƣời Việt. Ý thức đƣợc giá trị của tri
thức, các triều đình phong kiến Việt Nam đã đề cao sự học. Vào năm 1076,
vua Lê Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám để đào tạo nhân
tài cho đất nƣớc. Kể từ đây về sau, nền giáo dục luôn đƣợc kiện toàn và phát
triển, nhiều gƣơng hiếu học đƣợc ghi nhận nhƣ: Mạc Đỉnh Chi, ngƣời đƣợc
xem là lƣỡng quốc trạng nguyên, trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đƣợc Trung
Hoa thán phục là nhà thông thái (An Nam lý số hữu trình tuyền), nhà mƣu
lƣợc Nguyễn Trãi, nhà bác học Lê Quí Đôn, Nguyễn Mạnh Tƣờng, Hồ Chí
Minh…
Với tinh thần cầu sự học, cầu tiến bộ, sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái tiến
bộ. Qua đó đã hình thành truyền thống “Tôn sư trọng đạo” tốt đẹp, xã hội đề
cao vai trò của ngƣời thầy giáo, “không thầy đố mày làm nên” hay “muốn
sang phải bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Thậm chí trong
tam cƣơng, ngƣời xƣa còn đặt ngƣời cha tinh thần trƣớc ngƣời cha đẻ của
mình (Quân - Sƣ - Phụ). Nhƣng nếu Nho giáo coi hiếu học và cầu thị là hai
phẩm chất quan trọng của một ngƣời trí thức, coi việc học chủ yếu là học chữ


9
thánh hiền, điều này giống với quan niệm của dân gian (học ăn, học nói, học
gói, học mở), thì Nguyễn Trãi đã chỉ ra rằng, sự học là nguồn cội của tất thẩy
những thành công dù đó là nghề gì, dù ngƣời ấy là ai:
“Nên thợ nên thầy vì có học
Có ăn có mặc bởi hay làm”
Nhƣ vậy, làm nghề gì cũng cần học. Có học mới tinh thông nghề nghiệp
bởi “nghề nào cũng có trạng nguyên”. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, các
gia đình, làng xã, họ tộc đã tạo mọi điều kiện cho con cháu đƣợc học. Đã có
nhiều gia đình có cuộc sống hết sức khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ
mặc nhƣng con cái luôn đƣợc học hành đến nơi đến chốn. Nhiều làng xã đã

quy định sự học trong các hƣơng ƣớc của làng. Ở đó, truyền thống hiếu học
luôn đƣợc bồi đắp và củng cố bằng các điều khoản, thể hiện các chính sách sử
dụng và đãi ngộ nhân tài, trọng dụng của triều đình đối với những ngƣời đỗ
đậu khoa bảng. Nhiều hƣơng ƣớc đã ghi các điều khoản hỗ trợ, khuyến khích
và giúp đỡ những ngƣời theo học thành tài, đề cao các dòng họ có có ngƣời
hiếu học. Ví dụ nhƣ:
Hƣơng ƣớc xã Tử Vi huyện Tiên Dung (nay là huyện Tiên Sơn, Bắc
Ninh) năm 1915 có 55 điều thì đã có 21 điều liên quan đến học tập, quy định
việc dựng trƣờng mở lớp, đặt học điền, trách nhiệm của gia đình và thầy giáo,
việc khen thƣởng các học sinh học giỏi, thi đỗ. Hƣơng ƣớc làng Dã Lê
Thƣợng xã Thuỷ Phƣơng, huyện Hƣơng Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế soạn
năm Duy Tân thứ 6 gồm 24 điều, có những điều quy định đặt lễ mừng, tiền
thƣởng và ruộng đất xứng đáng cho những ngƣời đỗ đạt mang vinh dự về cho
làng. Hƣơng ƣớc làng Phúc Xá (tổng Phúc Lâm huyện Hoàn Long tỉnh Hà
Đông nay thuộc Hà Nội) soạn năm 1923, trong điều thứ 5 có ghi: Nhà nào có
con từ 6,7 tuổi trở lên, bất cứ hạng nào cũng phải cho con ra trƣờng học.


10
Những nhà túng quá, cho con đi học mà không thể lấy tiền đâu đƣợc, thì
tƣờng trình với tộc họ mình để làm giấy nhận thực trình Hội đồng, toà Hội
đồng xét thực rồi sẽ cấp giấy bút cho ba năm. Học trò nào học hết ba năm rồi
phải thi, xem hễ có tƣ cách thông minh có thể ra trƣờng tỉnh học đƣợc, thì bố
mẹ em ấy phải cho đi học, không đƣợc bắt con bỏ học để làm việc khác. Nếu
nhà nào nghèo khổ, không thể cho con đi học ở tỉnh đƣợc, sau xét thực thì
nhân dân sẽ quyên góp cấp tiền cho trẻ ấy ra tỉnh học. Ngƣời nào đã đƣợc tiền
cấp mà không siêng năng học hành thì dân không chu cấp nữa mà lại phải bồi
số tiền ấy để trả dân. Nếu không trả dân thì dân sẽ ghi tên học trò ấy vào sổ,
trƣớc khi muốn mua ngôi thứ gì trong dân thì phải chồng số tiền ấy trả cho
dân đã. Với truyền thống hiếu học của dân tộc, Hồ Chí Minh đã thừa hƣởng

và phát triển lên một tầm cao mới. Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gƣơng
hiếu học và học tập suốt đời, vƣợt qua mọi khó khăn gian khổ và thách thức
trên con đƣờng cứu nƣớc. Ngƣời đã không ngừng học tập nâng cao trình độ lý
luận và thực tiễn, Ngƣời có thể học mọi lúc, mọi nơi với mọi hoàn cảnh. Bên
cạnh đó, bản thân từng là một nhà giáo dục khi ngƣời dạy học ở trƣờng Dục
Thanh. Sau đó, giảng dạy, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam… Ngƣời
đã có nhiều quan điểm về giáo dục tiến bộ. Đây chính là một trong những cơ
sở để hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
1.1.2. Tinh hoa tƣ tƣởng giáo dục nhân loại
Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI trƣớc Công nguyên(tr.CN)
dƣới thời Xuân Thu, do Khổng Tử (551 – 479 tr.CN) sáng lập. Đến thời
Chiến Quốc, tƣ tƣởng của ông đƣợc các học trò kế thừa và hoàn thiện. Trong
đó, Nho giáo Khổng – Mạnh có ảnh hƣởng sâu rộng và lâu dài trong lịch sử
Trung Hoa, các nƣớc lân cận và Việt Nam, đƣợc giai cấp phong kiến sử dụng
vào việc trị nƣớc. Những bộ sách kinh điển của Nho giáo là Tứ thƣ (Luận
ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử) và Ngũ kinh (Thƣ, Thi, Lễ, Dịch, Xuân


11
thu) đã trở thành giáo khoa cho việc học tập và thi cử đỗ đạt làm quan trong
chế độ phong kiến Trung Quốc và nhiều nƣớc ở Châu Á, trong đó có cả ở
Việt Nam. Trong hệ thống tƣ tƣởng chính trị - xã hội, Nho giáo cũng có một
số quan điểm đề cập đến vai trò, đạo đức… của ngƣời thầy giáo.
Khổng Tử là ngƣời sáng lập ra Nho giáo, đồng thời ông cũng đƣợc coi là
một nhà giáo dục của mọi thời đại, ngƣời đời xƣng ông là “Vạn thế sự biểu”.
Trong những quan điểm về giáo dục, Khổng Tử đã đƣa ra một số quan điểm
về ngƣời thầy. Trong tƣ tƣởng về giáo dục, ông có tƣ tƣởng phân chia đối
tƣợng giữa “quân tử” và “tiểu nhân”, theo đó ông chỉ chủ trƣơng dạy cho
những ngƣời quân tử. Nhƣng ông không có sự phân chia đẳng cấp giữa ngƣời
giàu và ngƣời nghèo. Nếu nhƣ, thời trƣớc việc học tập do nhà nƣớc tổ chức để

dạy con cái giới quý tộc. Đến thời Khổng Tử các trƣờng tƣ đã đƣợc mở ra, ai
cũng có thể vào học đƣợc, miễn là có khả năng tiếp thu và chí tiến thủ, không
phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Đây là điểm tiến bộ trong chủ trƣơng giáo
dục của Khổng Tử. Khổng Tử nói: “Kẻ nào đến ta xin nhập môn, dâng lên ta
(một xâu thịt khô hay một bó nem), ta chƣa hề chê lễ mọn mà từ chối
dạy”.[43, tr.1220] Đối với với Khổng Tử, ngƣời thầy dạy học không nên vì
vật chất, tiền bạc mà lựa chọn ngƣời học bởi theo ông, ngƣời thầy chính là
mẫu ngƣời “quân tử”, cuộc sống của ngƣời thầy chỉ cần “nghèo mà vui”. Và
nhƣ thế sẽ: học không biết chán, dạy không biết mệt. Khổng Tử và các học trò
coi những quan hệ chính trị - đạo đức là những quan hệ nền tảng của xã hội.
Theo đó thì ngƣời quân tử phải là ngƣời có “Nhân” và “Đức nhân”. Nhân
theo nghĩa thứ nhất là “Ái nhân”. Là lòng thƣơng ngƣời, là đạo làm ngƣời, là
cách cƣ xử với mình với ngƣời. Phàn Trì, một học trò hỏi về nhân, Khổng Tử
đáp: “Ái nhân”.[2, tr.48] Trung và thứ là hai khía cạnh của nhân. Khi nói về
chữ trung, ông cho rằng: “Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi
đạt nhân”,[17, tr.340] theo đó thì điều gì mình muốn làm cho mình thì cũng


12
hãy cố gắng làm cho ngƣời khác. Mình muốn lập thân thì hãy giúp ngƣời
khác lập thân, mình muốn thành đạt thì hãy giúp ngƣời khác thành đạt. Thứ
tức là lòng vị tha. Tử Cống hỏi: Có một chữ nào mà trọn đời mình có thể làm
theo chăng? Khổng Tử đáp: “Có chữ thứ. Nghĩa là: Điều mình không muốn
thì đừng làm cho ngƣời khác” (Kỉ sở bất dục vật thi ƣ nhân).[2, tr.48-49] Đã
là ngƣời nhân thì phải biết thƣơng ngƣời nhƣng cũng phải biết ghét ngƣời,
ghét những kẻ bất nhân cũng chính là việc thực hiện điều nhân vậy.
Đối với bản thân mình thì tuân theo lễ là một điều kiện để thực hiện
nhân đức (Khắc kỷ phục lễ vi nhân).[17, tr.471]
Nhân gắn liền với nghĩa. Đó là hành vi đạo đức biểu hiện lòng thƣơng
ngƣời và theo đó thì ngƣời làm việc nghĩa thì sẽ hy sinh lợi ích của cá nhân

vì lợi ích của ngƣời khác. Nghĩa và lợi thì không thể dung hợp với nhau.
Theo Khổng Tử thì: “Quân tử dụ ƣ nghĩa, tiểu nhân dụ ƣ lợi”. [2,tr.49]
Muốn thực hiện điều nhân thì đòi hỏi có dũng và trí. Có dũng mà không có
trí thì sẽ hại mình, có trí thì sẽ biết giúp ngƣời mà không hại đến mình, đến
ngƣời, mới biết nên yêu ngƣời hay là ghét ngƣời.
Để thực hiện nhân luôn hợp với lễ, Nho giáo đƣa ra thuyết chính danh.
Ông nói: “Danh bất chính tác ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận tắc sự bất
thành. Sự bất thành tắc lễ nhạc bất hƣng. Lễ nhạc bất hƣng tắc hình phạt bất
trúng. Hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc”.[20, tr.196-197] Theo
Khổng Tử thì ngƣời nào, phận nào thì phải làm đúng phận và danh đó. Nhƣ
vậy, theo quan điểm của ông thì ngƣời thầy giáo phải làm đúng cái danh mà
ngƣời thầy giáo đảm nhận. Cụ thể hơn, Nho giáo xếp ngƣời thầy giáo vào
bậc quân tử.
Những quan điểm về ngƣời thầy ít đƣợc Nho giáo đề cập, nó chỉ thể hiện
ở một số câu đối thoại giữa Khổng Tử và học trò của mình. Các nhà nho sau
này đã mƣợn hình tƣợng ngƣời thầy của mình để xây rèn luyện thân mình.


13
Nho giáo đã xây dựng nên hình tƣợng ngƣời quân tử với nhiều phẩm chất tốt
đẹp, đó cũng chính là hình tƣợng ngƣời thầy giáo trong Nho giáo. Khổng tử
đề ra mục tiêu của giáo dục là nhằm giúp cho ngƣời ta trở thành ngƣời nhân
nghĩa, trung chính, hiểu đƣợc cái đạo của ngƣời quân tử. Chính vì vậy, một
trong những nguyên tắc hàng đầu của nghề giáo là phƣơng pháp “thân giáo”
(gƣơng mẫu). Có nghĩa là lấy bản thân mình làm tấm gƣơng cho học sinh noi
theo, từ trong cách đi đứng, nói năng, xử sự… vì lẽ đó mà Không Tử đã đƣợc
các học trò hết lời ca ngợi, đặc biệt là những phẩm chất đạo đức với nghề dạy
học. Nho giáo rất đề cao sự học, theo họ “nữa chữ cũng nhờ thầy”, “không
thầy đố mày làm nên”… Nho giáo đặt vị trí ngƣời thầy lên hàng đầu, là yếu tố
quyết định đối với việc thịnh trị của xã hội. Những tƣ tƣởng này khi vào Việt

Nam đã đƣợc các nhà nho yêu nƣớc kế thừa và phát triển phù hợp vời truyền
thống “tôn sƣ trọng đạo” của dân tộc.
Ngoài ra, Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tƣ chất thông
minh tuyệt vời, từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã đƣợc giáo dục Hán học và đã tiếp thu
nền văn hóa phƣơng Tây tại trƣờng Quốc học Huế. Khi bôn ba khắp năm
châu, bốn bể, Ngƣời vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng.
Ngƣời đã thông thạo các ngôn ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại,
am tƣờng các nền văn hóa Đông, Tây, kim, cổ. Khi tiếp thu các nền văn hóa,
Ngƣời bao giờ cũng phân tích các yếu tố giá trị toàn nhân loại và vĩnh cửu.
Ngƣời đã làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh thần văn hóa nhân loại. Ngƣời là
tƣợng trƣng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa và tỏa ra một nền
văn hóa của tƣơng lai. Trong các chuyến đi và hoạt động cách mạng của
mình, Ngƣời đã và đƣợc tiếp cận nhiều tƣ tƣởng tiến bộ về giáo dục từ Tây
sang Đông, từ tƣ tƣởng giáo dục của các nhà Khai sáng nhƣ Rousseau, cho
đến tƣ tƣởng giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin và các nhà giáo dục ở
phƣơng Đông nhƣ Khổng Tử, tƣ tƣởng nhân sinh của Phật giáo, Lão giáo…


14
ngay cả các nhà giáo dục ở Việt Nam. Đây là điều kiện tiền đề cho việc hình
thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giáo dục
Trong quá trình hình thành, phát triển và tiến bộ của xã hội loài ngƣời.
Nhu cầu lƣu giữ và truyền đạt kinh nghiệm từ đời này sang đời khác đã trở
nên thiết yếu trong quá trình tìm hiểu và chinh phục tự nhiên. Trong quá trình
ấy, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Vào giữa thế kỷ XIX, học thuyết của
chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết mang tính khoa học và cách mạng
triệt để nhất trong lịch sử tƣ tƣởng của nhân loại. Học thuyết Mác – Lênin đã
vạch ra những quy luật khách quan trong sự vận động, phát triển của tự nhiên
và xã hội, nó đã chỉ ra quy luật của sự hình thành nhân cách của con ngƣời,

mở ra nhiều khả năng thực tế cho việc cải tạo xã hội và giới tự nhiên.
Trong học thuyết của mình, các lãnh tụ vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lênin
đã trình bày nhiều nội dung quan trọng, đã luận giải hàng loạt các vấn đề của
tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Song trùng với những kiến giải hết sức khoa học –
thực tiễn ấy, C. Mác – Ph. Ăngghen, Lênin cũng luôn quan tâm tới vấn đề
giáo dục, chỉ rõ vai trò của giáo dục đối với việc phát triển kinh tế – xã hội và
sự phát triển nhân cách của con ngƣời. C. Mác, Ph. Ăngghen và sau này là V.
I. Lênin khi thừa nhận vai trò quyết định của nhân tố kinh tế – xã hội trong
việc hình thành con ngƣời và nhân cách con ngƣời. Các ông đều khẳng định:
Con ngƣời là chủ thể của lịch sử, là lực lƣợng tự giác, tích cực, sáng tạo ra
lịch sử. C. Mác viết:
“Cái học thuyết duy vật cho rằng con ngƣời là sản phẩm của
những hoàn cảnh và của giáo dục, rằng do đó con ngƣời đã biến đổi
là sản phẩm của những hoàn cảnh khác và của một nền giáo dục đã
thay đổi, cái học thuyết ấy quên rằng chính những con ngƣời làm
thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải đƣợc


15
giáo dục,...Sự phù hợp giữa sự thay đổi của hoàn cảnh với hoạt
động của con ngƣời, chỉ có thể đƣợc quan niệm và đƣợc hiểu một
cách hợp lý khi coi đó là thực tiễn cách mạng”.[22, tr.18]
Trong luận điểm này, C. Mác đã vạch ra những hạn chế của những quan
điểm của chủ nghĩa duy vật trƣớc mình. Khi chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII ở
Pháp luôn coi nhân cách của con ngƣời là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo
dục. Luận điểm này đã có những tác dụng nhất định trong việc chống lại chủ
nghĩa duy tâm, tôn giáo coi nhân cách con ngƣời là cái có sẵn, hoặc nhân cách
ấy theo họ là đƣợc thần thánh ban cho hay đó là sự “hồi tưởng” lại thế giới
mà kiếp trƣớc con ngƣời đã sống. Nhƣng bản thân luận điểm của chủ nghĩa
duy vật trƣớc Mác vẫn mang tính phiến diện, bản thân nó chỉ thấy đƣợc một

mặt của vấn đề. Một mặt khác nữa là, con ngƣời đã biến đổi hoàn cảnh bằng
những hoạt động thực tiễn của mình. Theo đó, C. Mác đã cho rằng: con ngƣời
là sản phẩm của một nền giáo dục nhất định, nhƣng chúng ta không đƣợc
tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục. Nếu tuyệt đối hóa giáo dục sẽ dấn đến việc
đặt một bộ phận (những ngƣời đi giáo dục, những nhà giáo dục) đứng lên trên
xã hội và bộ phận còn lại chỉ là sản phẩm thụ động của một chế độ giáo dục
nhất định. Thật ra mà nói, những nhà giáo dục chƣa phải là những con ngƣời
hoàn thiện nhất, họ luôn nhận đƣợc sự giáo dục từ xã hội. Con ngƣời cũng
không phải là sản phẩm của một nền giáo dục nhất định. Bởi vì, những cá
nhân tiên tiến tuy đƣợc giáo dục trong nhà nƣớc của đế quốc, thực dân chẳng
những không tiêm nhiễm những tƣ tƣởng do nhà trƣờng cũ nhồi nhét. Ngƣợc
lại, bản thân họ đã có tƣ duy mang tính độc lập, họ phân biệt đƣợc đâu là
đúng, đâu là sai, những gì là thành quả của sự phát triển văn minh nhân loại
và những gì chỉ là sản phẩm của một chế độ xã hội lỗi thời.
Trong lĩnh vực giáo dục, Ph. Ăngghen cũng có những cống hiến đặc biệt
nổi bật, cùng với C.Mác, ngƣời đã đặt nền móng vững chắc cho việc xây


16
dựng và phát triển nền giáo dục vô sản. Ph. Ăngghen cho rằng, mỗi chế độ xã
hội cần có một nền giáo dục tƣơng ứng với trình độ phát triển của xã hội và
sản xuất. Bằng phƣơng pháp duy vật lịch sử, Ph. Ăngghen đã phân tích một
cách khoa học và rõ ràng mối quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau và tạo
điều kiện cho nhau giữa xã hội, giữa nền sản xuất và con ngƣời. Theo đó, xã
hội cần có và tạo điều kiện cho con ngƣời phát triển, đồng thời chính con
ngƣời đến lƣợt mình, lại thúc đẩy xã hội phát triển. Giáo dục có trọng trách to
lớn trong việc tạo nên những con ngƣời đó cho xã hội và cho sản xuất. Ph.
Ăngghen nhấn mạnh: “Muốn thay đổi những điều kiện xã hội phải có một chế
độ giáo dục thích hợp”[24, tr.771], và
“nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách tập thể và

có kế hoạch lại càng cần có những con ngƣời có năng lực phát triển
toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất”.[23, tr.474]
Ông luận giải một cách khoa học đầy thuyết phục về vai trò to lớn của
giáo dục đối với sự phát triển của xã hội, ông đã chỉ rõ giáo dục có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, thông
qua đó giáo dục góp phần quyết định sự vận động và phát triển của xã hội.
Những vấn đề cơ bản, chủ yếu của nền giáo dục trong xã hội mới nhƣ
vấn đề mục đích, bản chất, tính chất, phƣơng châm, nguyên tắc, nguyên lý
giáo dục, vai trò của nhà nƣớc, của xã hội đối với giáo dục… đều đƣợc Ph.
Ăngghen trình bày và luận giải một cách sâu sắc, tạo nền tảng lý luận rất cơ
bản cho sự hình thành và phát triển nền giáo dục vô sản tƣơng lai. Theo Ph.
Ăngghen, nền giáo dục XHCN là một nền giáo dục “thống nhất cho tất cả mọi
ngƣời, tiến hành cho đến lứa tuổi mà ngƣời ta có thể trở thành một thành viên
độc lập của xã hội”[21, tr.370], là nền giáo dục thực hiện “giáo dục phổ thông
do nhà nƣớc cấp kinh phí cho tất cả trẻ em, không trừ một ngoại lệ nào”.[21,
tr.370] Đó còn là nền giáo dục thực hiện “công bằng” trong giáo dục, tạo


17
điều kiện để mọi ngƣời phát triển toàn diện tài năng của mình, đảm bảo cung
cấp một cách hậu hỉ học phí cho những tài năng để “họ có thể hoàn thành việc
học tập” và cất nhắc họ nhanh chóng về chức vụ, tạo điều kiện cho họ cống
hiến và phát triển. Và, Giáo dục phải “làm cho những thành viên trong xã hội
đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của
mình”[23, tr.475], phải “phát triển một cách tƣơng xứng năng lực của con
ngƣời sử dụng những phƣơng tiện”.[23, tr.474]
Ph. Ăngghen nêu lên những tƣ tƣởng rất cơ bản về nguyên lý, phƣơng
châm, phƣơng pháp, hình thức và nội dung giáo dục, khẳng định dạy học phải
lấy ngƣời học làm trung tâm, dạy học phải phát huy tối đa tính sáng tạo và tích
cực của ngƣời học, giáo dục phải kết hợp với tự giáo dục, giáo dục phải đảm

bảo học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục gắn liền với lao
động, sản xuất. Luận đề cơ bản mà Ph. Ăngghen nêu lên: “Kết hợp việc giáo
dục với lao động trong công xƣởng” [23, tr.471] đã chỉ rõ phƣơng châm,
nguyên lý giáo dục gắn với thực tiễn, gắn với sản xuất, học đi đôi với hành,
giáo dục phải phục vụ cho sản xuất và nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, của
sản xuất, chỉ rõ yêu cầu của giáo dục và yêu cầu của sản xuất phải gắn bó chặt
chẽ với nhau, quy định và đòi hỏi lẫn nhau, phải kết hợp với nhau.
Lênin đã kế thừa, vận dụng và phát triển những tƣ tƣởng của C.Mác và
Ph. Ăngghen về giáo dục vào trong thực tiễn cách mạng nƣớc Nga, xây dựng
chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nƣớc Nga vào những thập niên đầu của thế kỷ
XX. Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, coi đó là một
trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng
CNXH. Lênin nói:
“Sự nghiệp của nhà trƣờng chúng ta cũng là đấu tranh đánh
đổ giai cấp tƣ sản, chúng ta tuyên bố công khai rằng: nói nhà
trƣờng đứng ngoài cuộc sống, ngoài chính trị, là nối dối và lừa


18
bịp”, “ Những ngƣời lao động khao khát có tri thức, vì tri thức cần
cho họ để chiến thắng. Chín phần mƣời quần chúng lao động đã
hiểu rõ rằng tri thức là một vũ khí trong cuộc đấu tranh tự giải
phóng của họ, rằng sở dĩ họ thất bại là do thiếu học thức, rằng giờ
đây việc làm cho mọi ngƣời có thể thực sự đƣợc học hành, là do
bản thân họ quyết định. Sự nghiệp của chúng ta sẽ thắng vì bản
thân quần chúng đã bắt tay xây dựng một nƣớc Nga mới, xã hội chủ
nghĩa”.[18, tr.103-106]
Theo đó, một trong những điều kiện cơ bản, tiên quyết để nâng cao năng
suất lao động là phải nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần chúng
nhân dân lao động. Điều này, chỉ có thể thực hiện đƣợc và thực hiện đạt hiệu

quả tối ƣu nhất là thông qua giáo dục và bằng giáo dục. Nhận thức một cách
sâu sắc tầm quan trọng của công tác giáo dục trong sự nghiệp chấn hƣng đất
nƣớc nên trong Dự thảo cƣơng lĩnh của Đảng Cộng sản Nga tháng 2/1919
Lênin nói:
“Nhà trƣờng phải trở thành một công cụ của chuyên chính vô
sản, nghĩa là nhà trƣờng không những phải truyền bá những nguyên
lý của chủ nghĩa cộng sản nói chung, mà còn phải là một công cụ
truyền bá ảnh hƣởng về tƣ tƣởng, về tổ chức và giáo dục của giai
cấp vô sản vào những tầng lớp nửa vô sản và không phải vô sản
trong quần chúng lao động, nhằm hoàn toàn đập tan sự kháng cự
của bọn bóc lột và thực hiện chế độ cộng sản,... Kết hợp chặt chẽ
công tác giáo dục với lao động sản xuất”. [19, tr.140-141]
Bên cạnh những quan điểm về giáo dục và đào tạo nêu trên, Lênin còn
đƣa ra khẩu hiệu nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi!”, đã trở thành khẩu hiệu,
thành câu châm ngôn của hàng triệu, triệu các thế hệ không chỉ của nền giáo
dục ở Nga, mà còn là khẩu hiệu của nền giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế


×