Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.39 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN NHƢ NGUYÊN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phan Nhƣ Nguyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1


1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu............................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................2
5. Bố cục của đề tài...................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................. 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM
CHỮA BỆNH.................................................................................................. 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH............................... 7
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm của du lịch khám chữa bệnh.........................................11
1.1.3. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của phát triển du lịch khám chữa bệnh .. 14

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM CHỮA
BỆNH..............................................................................................................16
1.2.1. Phát triển quy mô du lịch khám chữa bệnh.................................. 16
1.2.2. Phát triển các nguồn lực phục vụ du lịch khám chữa bệnh..........18
1.2.3. Phát triển các hình thức du lịch khám chữa bệnh.........................18
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH
19
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................19
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................. 21
1.3.3. Tài nguyên du lịch khám chữa bệnh.............................................22
1.3.4. Nhu cầu du lịch kết hợp khám chữa bệnh của du khách..............23


1.4. DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT
RA CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...............................................................24
1.4.1. Du lịch khám chữa bệnh tại một số quốc gia trên thế giới...........24
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch khám chữa bệnh ở nƣớc ta.........30

1.4.3. Bài học rút ra cho thành phố Đà Nẵng..........................................31
TÓM TẮT CHƢƠNG 1...............................................................................34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM CHỮA
BỆNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG........................................................ 35
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM
CHỮA BỆNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...............................................35
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................37
2.1.3. Đặc điểm về tài nguyên du lịch khám chữa bệnh.........................39
2.1.4. Nhu cầu du lịch kết hợp khám chữa bệnh của du khách..............45
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................................................. 45
2.2.1. Quy mô du lịch khám chữa bệnh..................................................45
2.2.2. Các nguồn lực phục vụ du lịch khám chữa bệnh..........................51
2.2.3. Các hình thức du lịch khám chữa bệnh.........................................53
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM CHỮA
BỆNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...........................................................55
2.3.1. Thành công................................................................................... 55
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...............................................................56
2.4. PHÂN TÍCH DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO MÔ HÌNH SWOT....................................57
2.4.1. Điểm mạnh....................................................................................57
2.4.2. Điểm yếu.......................................................................................58


2.4.3. Cơ hội........................................................................................... 59
2.4.4. Thách thức.................................................................................... 60
2.4.5. Kết luận.........................................................................................60
TÓM TẮT CHƢƠNG 2...............................................................................62
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM


CHỮA BỆNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................63
3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...........................................63
3.1.1. Chiến lƣợc phát triển du lịch và kế hoạch phát triển y học cổ
truyền.............................................................................................................. 63
3.1.2. Sự phát triển của loại hình du lịch khám chữa bệnh.....................67
3.1.3. Xu hƣớng chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nƣớc khoáng, nƣớc
nóng ở Việt Nam............................................................................................. 68
3.1.4. Định hƣớng phát triển loại hình du lịch khám chữa bệnh tại thành
phố Đà Nẵng................................................................................................... 71
3.1.5. Quan điểm có tính nguyên tắc khi đề xuất giải pháp phát triển du
lịch khám chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng..................................................73
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH Ở ĐÀ NẴNG....................74
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ vào du lịch
khám chữa bệnh.............................................................................................. 74
3.2.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trƣờng và quảng bá du lịch khám
chữa bệnh........................................................................................................75
3.2.3. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch khám chữa bệnh
76
3.2.4. Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực...................... 77
3.2.5. Áp dụng thành tựu tiến bộ y học cổ truyền dân tộc, kết hợp với
những tài nguyên du lịch khác........................................................................ 80


3.2.6. Bảo tồn và phát triển vƣờn cây thuốc nam...................................80
3.2.7. Hợp tác tổ chức phát triển loại hình du lịch khám chữa bệnh hiệu
quả...................................................................................................................82
3.2.8. Củng cố các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền để đủ điều
kiện tiếp nhận bệnh nhân nƣớc ngoài có nhu cầu đến Việt Nam khám và điều

trị bằng y học cổ truyền...................................................................................83
3.2.9. Bảo vệ tài nguyên du lịch khám chữa bệnh..................................83
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
KHÁM CHỮA BỆNH Ở ĐÀ NẴNG.............................................................84
3.3.1. Với Nhà nƣớc...............................................................................84
3.3.2. Với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng....................................85
TÓM TẮT CHƢƠNG 3...............................................................................86
KẾT LUẬN....................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................89
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tăng trƣởng kinh tế Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2013

38

Bảng 2.2

Các loại nguồn nƣớc khoáng nóng và tác dụng chữa bệnh

41


Bảng 2.3

Một số loài cây thuốc có số lƣợng lớn mọc theo độ cao tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa

43

Bảng 2.4

Các loài dƣợc liệu ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

44

Bảng 2.5

Số lƣợt khách đến Khu du lịch suối nƣớc khoáng Phƣớc
Nhơn

48

Bảng 2.6

Doanh thu của Khu du lịch suối nƣớc khoáng Phƣớc
Nhơn

48

Bảng 2.7


Các khu nghỉ dƣỡng 4-5 sao tại Đà Nẵng năm 2013

49

Bảng 2.8

Số lƣợt khách đến Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2013

50

Bảng 2.9

Hiện trạng các vùng trồng dƣợc liệu tại miền Trung

51

Bảng 2.10

Dự kiến các loài dƣợc liệu có khả năng khai thác ở vùng
Duyên Hải Nam Trung Bộ.

52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành du lịch, trong đó có loại hình du lịch khám chữa bệnh đóng góp
đáng kể cho nền kinh tế của một số quốc gia. Nhiều quốc gia châu Á nhƣ Ấn

Độ, Thái Lan và Singapore đã trở thành các điểm đến chính của du lịch kết
hợp khám chữa bệnh. Các chi phí gia tăng của khám chữa bệnh ở các nƣớc
phƣơng Tây đang khiến nhiều ngƣời phải dựa vào du lịch khám chữa bệnh,
họ tìm kiếm chăm sóc sức khỏe chất lƣợng cao nhƣng giá rẻ tại các phòng
khám nƣớc ngoài. Do đó, thị trƣờng du lịch khám chữa bệnh đã phát triển
nhanh chóng và đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong thƣơng
mại du lịch quốc tế.
Du lịch khám chữa bệnh trên thế giới đang có tốc độ phát triển nhanh
chóng. Ở Đông Nam Á, du lịch khám chữa bệnh đang trở thành xu hƣớng
ngày càng phổ biến. Việt Nam đƣợc đánh giá là nơi có tiềm năng du lịch
khám chữa bệnh rất lớn, tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm du lịch khám chữa
bệnh còn mới và vấn đề khai thác loại hình du lịch này chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng thực tế.
Thành phố Đà Nẵng trong những năm vừa qua đã vƣơn lên trở thành
thành phố du lịch, thành phố đáng sống, ngày càng đƣợc nhiều du khách biết
đến. Để khai thác hết tiềm năng, lợi thế của thành phố và tạo nguồn thu cho
ngân sách thì vấn đề kết hợp giữa du lịch và khám chữa bệnh là một trong
những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển du lịch khám
chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng’’ làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh
tế phát triển.
Với kết quả nghiên cứu đề tài của mình, tác giả mong muốn qua đó sẽ
góp phần làm rõ các xu hƣớng, tiềm năng và rủi ro của loại hình du lịch khám


2

chữa bệnh. Điều này rất cần thiết trong việc phát triển loại hình du lịch khám
chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch khám chữa bệnh.
- Phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch khám
chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch khám chữa bệnh tại
thành phố Đà Nẵng thời gian đến.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến việc phát triển du lịch khám chữa bệnh.

Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Một số vấn đề về phát triển loại hình du lịch
khám chữa bệnh.
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian: Trong thời gian từ năm 2009 đến 2013 và định
hƣớng đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu: sƣu tầm, tra cứu thu thập và chọn lọc thông tin
từ các sách, báo chuyên ngành; công trình nghiên cứu và tài liệu có liên quan.
- Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê: khai thác tƣ
liệu, số liệu của các cơ quan quản lý ở địa phƣơng, tham khảo thông tin từ
Internet, tổng hợp phân tích, sử dụng kết quả đã công bố.
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia về
phát triển du lịch khám chữa bệnh.


3

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn đã kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch khám chữa bệnh
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố
Đà Nẵng
Chƣơng 3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khám chữa bệnh tại
thành phố Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Thời gian qua, đã có không ít các công trình nghiên cứu về du lịch
khám chữa bệnh trên phạm vi thế giới hoặc tại Việt Nam, nhƣng hầu nhƣ chỉ
là nghiên cứu trong phạm vị từng điểm du lịch cụ thể hoặc một vấn đề du lịch
khám chữa bệnh cụ thể.
Du lịch khám chữa bệnh đã có những dấu hiệu phát triển từ sớm trên
thế giới. Đã có một số cuốn sách viết về loại hình này nhƣ: “Du lịch sức
khoẻ: Lý luận và thực tiễn - Nghiên cứu ví dụ Hàn Quốc và Nhật Bản” của tác
giả Soo Kyung Kang (2003). Cuốn sách đã nêu đƣợc quá trình hình thành loại
hình du lịch sức khoẻ, chủ thể của du lịch sức khoẻ và đƣa ra hai ví dụ cụ thể
là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tại Việt Nam, cuốn sách đầu tiên viết về loại hình du lịch này là “Du
lịch sức khoẻ” của Giáo sƣ Phan Văn Duyệt (Nhà xuất bản Y học Hà Nội,
năm 1999). Tác giả đã chỉ ra đƣợc những tiềm năng cơ bản trong việc phát
triển loại hình du lịch khám chữa bệnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, lại chƣa đề
cập đến thực trạng cũng nhƣ các biện pháp để thúc đẩy hoạt động khai khác
loại hình này tại Việt Nam. Sau giáo sƣ Phan Văn Duyệt, chƣa có cuốn sách
chuyên khảo nào viết về đề tài này.


4

Năm 2003, đã có nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của bùn khoáng,

nƣớc khoáng với đề tài nghiên cứu khoa học “Xác định tính chất của bùn
khoáng, nước khoáng tại Ninh Lộc - Ninh Hòa, Vĩnh Phương - Nha Trang và
đánh giá hiệu quả trong điều trị, phục hồi chức năng một số bệnh xương khớp
và bệnh da”. Nghiên cứu này do Bệnh viện Điều dƣỡng - phục hồi chức năng
(Bộ Y tế) phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang, Trung tâm Y tế dự phòng
Khánh Hòa, Bệnh viện Điều dƣỡng - phục hồi chức năng Khánh Hòa, Bệnh
viện Da liễu Khánh Hòa và Công ty Sao Mai Thế Kỷ 21 thực hiện từ tháng
hai đến tháng 11-2003 tại Trung tâm Du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà
(thành phố Nha Trang). Cụ thể, qua theo dõi, nghiên cứu, cho thấy bệnh khớp
của bệnh nhân đƣợc giảm rõ rệt. Đối với bệnh da: tắm bùn có tác dụng tốt
tƣơng đƣơng các phƣơng pháp điều trị truyền thống, trong đó tỉ lệ tốt đạt
43,3% (bệnh vảy nến) và 30% (bệnh da mãn tính), triệu chứng ngứa khỏi 80%
sau hai tuần điều trị. Qua ngâm tắm, các chỉ số mạch, huyết áp, nhịp thở, thân
nhiệt và phản ứng da đều có những thay đổi có lợi cho sức khỏe. Đề tài tập
trung nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của nƣớc khoáng và bùn khoáng, tuy
nhiên chƣa nghiên cứu việc phát triển du lịch dựa trên nguồn tài nguyên này.
Nghiên cứu của Devon M. Herrick (2007) về “Du lịch y tế: Cạnh tranh
toàn cầu trong chăm sóc sức khỏe” đã cho chúng ta thấy về mức độ cạnh
tranh ngày càng cao trong lĩnh vực du lịch y tế khi số lƣợng bệnh nhân không
có bảo hiểm và tự thanh toán đi du lịch ra nƣớc ngoài để chăm sóc sức khỏe
đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua. Xu hƣớng này có thể tiếp tục
khi dịch vụ chăm sóc y tế tại các quốc gia phát triển có chi phí rất cao, thì việc
tìm dịch vụ chăm sóc y tế chất lƣợng cao kết hợp du lịch với chi phí thấp hơn
tại các quốc gia đang phát triển là điều cần thiết.
Nghiên cứu “Định hướng phát triển du lịch y tế tại châu Á” do nhóm
tác giả JansonYap, Sim Siew Chen, Nelson Nones, Công ty Tƣ vấn Deloitte


5


(2008) đã phân tích các điểm mạnh của lĩnh vực du lịch này với định hƣớng
toàn cầu hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhóm tác giả đã chỉ ra các vấn đề
nhƣ thuê nguồn lao động nƣớc ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân
tài và tiêu chuẩn hóa hệ thống y tế chính là những trọng tâm, đóng vai trò
quan trọng đối với ngành nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Tháng 5/2008, nhóm tác giả của Trƣờng Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội, do
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Ty - Chủ nhiệm đề tài, nghiên cứu và báo cáo đề tài
khoa học cấp bộ về “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh loại hình chữa bệnh
tại Việt Nam”. Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ tiềm năng phát triển loại
hình du lịch khám chữa bệnh tại Việt Nam, trên cơ sở điều kiện tài nguyên đa
dạng và phong phú nhƣ khí hậu, sự phân bố hệ thống các nguồn nƣớc khoáng
nóng trải dọc các miền, bên cạnh đó chúng ta còn thừa hƣởng các phƣơng
pháp chữa bệnh truyền thống dùng các phƣơng pháp y học cổ truyền với các
loại thuốc nam, phƣơng pháp châm cứu. Tác giả đã đƣa ra cách thức khai
thác, quy trình thực hiện và những mô hình phù hợp cho phát triển du lịch
khám chữa bệnh ởViệt Nam, nhƣng chƣa tìm hiểu và phân tích chi tiết đối
với địa hình và tài nguyên du lịch khám chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng.
Trên báo và tạp chí cũng có một số bài viết nhƣ “Du lịch sức khoẻ”
của Tiến sĩ Lê Anh Tuấn (Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5/2008). Tác giả đã
tóm lƣợc một số thông tin cơ bản nhƣ sự hình thành loại hình du lịch sức
khoẻ trên thế giới, sản phẩm và chủ thể của du lịch sức khoẻ và thực trạng, xu
hƣớng phát triển du lịch khám chữa bệnh tại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ, năm 2010 của tác giả Trần Mạnh Cƣờng về đề tài
“Nghiên cứu điều kiện để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng nước
khoáng” (Tại một số điểm suối khoáng ở trung du & duyên hải Bắc Bộ) đã đi
sâu tìm hiểu một dạng tiềm năng phục vụ phát triển loại hình du lịch khám
chữa bệnh tại Việt Nam đó là suối nƣớc khoáng, nƣớc nóng.


6


Ngoài ra, trong thực tế nghiên cứu khoa học đã có một số bài báo, tạp
chí, luận văn, luận án đề cập đến vấn đề du lịch khám chữa bệnh nhƣng chủ
yếu là những đánh giá khái quát, sơ lƣợc hoặc về một số quốc gia, điểm du
lịch khám chữa bệnh, còn chƣa có đề tài, dự án nào nghiên cứu sâu và cụ thể
về du lịch khám chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng.
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến du lịch khám
chữa bệnh, tuy nhiên, đối tƣợng và mục tiêu của các đề tài này chƣa gắn với
các điểm du lịch và từng thị trƣờng du lịch cụ thể. Việc tham khảo các đề tài
nghiên cứu này sẽ rất có ích, nhƣng khi áp dụng vào thực tế tại thành phố Đà
Nẵng thì còn nhiều khó khăn.


7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm du lịch
Trong cuộc sống của mình, mỗi ngƣời đều có những nhu cầu nhất
định. Những nhu cầu đó có thể đƣợc đáp ứng ngay tại nơi cƣ trú của bản thân
họ, nhƣng cũng có không ít nhu cầu chỉ có thể đƣợc thỏa mãn ngoài nơi cƣ
trú thông qua các cách thức tổ chức thực hiện khác nhau. Một trong số cách
thức tổ chức đó là mỗi ngƣời hoặc nhóm ngƣời thực hiện chuyến đi du lịch.
Theo Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam: “Du lịch là hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong

một khoảng thời gian nhất định”[36, tr.8].
Với quan niệm này, du lịch là hoạt động liên quan đến nhu cầu, nhƣng
không phải mọi nhu cầu đều là du lịch. Chỉ có hoạt động nào dẫn đến thỏa
mãn nhu cầu về tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một thời gian nhất định
mới đƣợc gọi là du lịch.
Trong đề tài luận văn này, tác giả quan tâm đến phạm trù du lịch dƣới
góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ
cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt
động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Xét từ góc độ các chính sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng của tài
nguyên du lịch để hoạch định chiến lƣợc phát triển du lịch, định hƣớng các kế
hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc


8

đáo và đặc trƣng từ nguồn tài nguyên du lịch trên, đồng thời xác định phƣơng
hƣớng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ
du lịch tƣơng ứng.
b. Khái niệm du lịch khám chữa bệnh
Hoạt động di chuyển khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên đến những nơi
khác với mục đích chữa bệnh đã đƣợc hình thành phổ biến trong giới thƣợng
lƣu từ thời cổ đại và theo các kết quả nghiên cứu, hoạt động trên đây đƣợc
hình thành trƣớc hoạt động du lịch. Ngƣời ta cho rằng loại hình du lịch chữa
bệnh đƣợc bắt đầu và trở thành phổ biến trên cơ sở các hình thức tắm các suối
nƣớc nóng, đồng thời từ đây hình thành lên loại hình thành phố suối nƣớc
nóng (Spa city) hoặc sau này trở thành những khu nghỉ dƣỡng gắn với chữa
bệnh ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Đức, Nhật Bản…
Với việc giá trị cuộc sống đã đƣợc nâng lên rất nhiều so với trƣớc đây
cùng với việc phát triển của khoa học kỹ thuật đƣợc áp dụng trong ngành y tế,

sức khoẻ cộng đồng đƣợc chăm sóc tốt hơn dẫn đến tỷ lệ ngƣời cao tuổi ở
nhiều nƣớc, đặc biệt là những nƣớc tiên tiến trên thế giới, đang có chiều
hƣớng gia tăng. Vấn đề sức khoẻ đƣợc quan tâm hơn và do vậy hoạt động du
lịch gắn với vấn đề sức khoẻ hoặc chữa bệnh đƣợc quan tâm nhiều hơn và đã
hình thành lên loại hình du lịch khám chữa bệnh.
Du lịch khám chữa bệnh hay du lịch y tế có rất nhiều khái niệm khác nhau
ở các nƣớc trên thế giới. Nhiều khái niệm du lịch khám chữa bệnh hiện nay
đƣợc thu hẹp, trong đó xác định du lịch y tế chỉ liên quan đến dịch vụ y tế bên
ngoài quốc gia khác. Một số khái niệm hạn chế khía cạnh địa lý này hơn nữa
bằng cách chỉ bao gồm “các quốc gia có chi phí thấp”, hoặc các nƣớc “thế giới
thứ ba”. Tuy nhiên, nhiều nƣớc phát triển cũng cung cấp dịch vụ này. Ngoài ra
còn có du lịch y tế nội địa, ngƣời dân đi du lịch trong nƣớc để đƣợc chăm sóc
sức khỏe. Những bệnh nhân này, chỉ có thể đƣợc tính là khách


9

du lịch y tế nếu hành trình nhƣ một phần du lịch truyền thống: một số hình
thức tham quan hoặc ở trong một khách sạn sau khi đƣợc điều trị phục hồi
sức khoẻ.
Theo Theobald (1998) định nghĩa: “Du lịch y tế là loại hình dịch vụ mà
ngƣời bệnh đƣợc chăm sóc y tế bên ngoài nơi cƣ trú nhiều hơn 24 giờ”.
Theo Ross (2001): “Du lịch y tế là một loại hình du lịch, mọi ngƣời đi
du lịch từ nơi họ sinh sống đến nơi khác cho các mục đích y tế.”
Du lịch y tế hay du lịch sức khỏe là việc đi du lịch của mọi ngƣời đến
một quốc gia khác với mục đích điều trị y tế tại quốc gia đó. Xu hƣớng gần
đây cho thấy mọi ngƣời đi du lịch từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc thế
giới thứ ba để điều trị y tế bởi vì ngƣời ta quan tâm đến chi phí. Một lý do
khác cho việc đi lại để chữa bệnh là do một số phƣơng pháp điều trị có thể
không đƣợc pháp luật của nƣớc sở tại cho phép.

Theo nghĩa rộng, du lịch y tế là tổng thể tất cả các mối liên hệ giữa hiện
tƣợng và kết quả từ một cuộc hành trình của những ngƣời có động cơ chính
là để điều trị hoặc chữa khỏi bệnh bằng cách sử dụng các dịch vụ can thiệp y
tế bên ngoài vị trí cƣ trú và thƣờng kết hợp với cuộc hành trình này một kỳ
nghỉ hoặc các yếu tố du lịch theo nghĩa thông thƣờng.
Theo nghiên cứu của Soo Kyung Kang (2003) đã đƣa ra quan niệm về
du lịch sức khoẻ trên quan điểm của các nhà cung cấp các dịch vụ du lịch, cụ
thể: “Du lịch sức khoẻ có nghĩa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn nước khoáng nóng,
điều kiện khí hậu…để xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan đến sức
khoẻ, phục vụ cho nhu cầu hồi phục hoặc tăng cường sức khoẻ của khách du
lịch”.
Du lịch khám chữa bệnh theo nghĩa hẹp đƣợc hiểu là loại hình hoạt
động của ngƣời bệnh nhằm tìm kiếm quá trình chăm sóc sức khoẻ, điều trị y


10

tế kết hợp với đi lại và tham quan, nghỉ dƣỡng ở nƣớc ngoài trong thời gian
nhất định.
Du lịch khám chữa bệnh theo nghĩa rộng đƣợc hiểu là quá trình hoạt
động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình có liên quan
đến y tế, chăm sóc và phục hồi sức khoẻ trong thời gian nhất định.
Tại Việt Nam, du lịch khám chữa bệnh đƣợc hiểu rộng hơn: “Loại
hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh hay phục hồi sức khỏe là loại hình du
lịch mà yếu tố chữa bệnh là mục tiêu phụ còn mục tiêu chính là giúp cho du
khách thư giãn, giảm mệt mỏi trong và sau chuyến đi, phục hồi phần nào sức
khỏe sau một thời gian dài làm việc căng thẳng nơi công sở hay trong gia
đình”.
c. Khái niệm về phát triển du lịch khám chữa bệnh

Theo Raanan Weitz (1995), “Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trƣởng mức sống của con ngƣời và phân phối công bằng những
thành quả tăng trƣởng trong xã hội”.
Phát triển đƣợc định nghĩa khái quát trong từ điển Oxford là: “Sự gia
tăng dần của một sự vật theo hƣớng tiến bộ hơn, mạnh hơn...”. Hay trong Từ
điển Bách khoa của Việt Nam, phát triển đƣợc định nghĩa là: “Phạm trù triết
học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới”. Theo từ
điển Tiếng Việt thì “Phát triển là sự lớn lên về mặt kích thƣớc, độ rộng (số
lƣợng) hay về mặt giá trị, tầm quan trọng (chất lƣợng)” [7,tr. 636]. Con
ngƣời và mọi sự vật đều thay đổi theo thời gian, nhƣng sự phát triển đƣợc
bao hàm cả khía cạnh thay đổi theo hƣớng đi lên, hƣớng tốt hơn tƣơng đối.
Sự phát triển đi lên nhƣ vậy trong sinh học đƣợc gọi đó là phát triển tiến bộ
hay tiến hóa, và ngƣợc lại là phát triển thoái bộ - thoái hóa.


11

Phát triển là một phạm trù phản ánh sự thay đổi mang tính cấu trúc
không những về số lƣợng mà còn về chất. Phát triển là một quá trình thay đổi
theo hƣớng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế. Mục tiêu của sự phát triển
là không ngừng cải thiện chất lƣợng cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần
của con ngƣời. Nói cách khác, phát triển là tạo điều kiện cho con ngƣời đƣợc
thỏa mãn các nhu cầu sống, đƣợc hƣởng những thành tựu về văn hóa và tinh
thần, có đủ tài nguyên cho một cuộc sống sung túc, đƣợc sống trong một môi
trƣờng trong lành, đƣợc hƣởng các quyền cơ bản của con ngƣời và đƣợc bảo
đảm an ninh, an toàn, không bạo lực.
Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn
những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa…
của cƣ dân các miền khác nhau trên thế giới để thu đƣợc lợi nhuận. Vì vậy,
việc đẩy mạnh phát triển du lịch thƣờng đƣợc các quốc gia trên thế giới quan

tâm đề cao vì tính hiệu quả của nó.
Trên cơ sở các khái niệm về phát triển đã đƣợc giới thiệu ở trên, tác
giả đi đến việc xác lập nội hàm của phát triển du lịch khám chữa bệnh nhƣ
sau: “Đó là sự gia tăng sản lượng, doanh thu và mức độ đóng góp của loại
hình du lịch khám chữa bệnh cho nền kinh tế; đồng thời hoàn thiện các sản
phẩm du lịch khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của loại hình du lịch khám chữa bệnh”.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch khám chữa bệnh
a. Đối tượng của du lịch khám chữa bệnh

Đối tƣợng tham gia hoạt động du lịch khám chữa bệnh có thể đƣợc
chia thành 5 nhóm sau:


12

- Nhóm đối tƣợng thứ nhất là những ngƣời đang mang những bệnh lý
nhất định, không phân biệt giới tính và lứa tuổi. Mục đích chủ yếu là chữa trị
và cải thiện trạng thái bệnh lý.
- Nhóm đối tƣợng thứ hai là nhóm đối tƣợng do chịu nhiều sức ép của
cuộc sống, của công việc và có trạng thái sức khoẻ không tốt, cần có thời gian
nghỉ ngơi tĩnh dƣỡng. Nhóm đối tƣợng này chủ yếu thuộc lứa tuổi lao động vì

cũng không phân biệt giới tính.
- Nhóm đối tƣợng thứ ba là nhóm đối tƣợng có nhu cầu tăng cƣờng
sức khoẻ, thử thách sức mình. Nhóm đối tƣợng này có độ tuổi còn trẻ, chủ
yếu là nam giới.
- Nhóm đối tƣợng thứ tƣ là nhóm đối tƣợng có mục đích cải thiện tình
trạng sức khoẻ hay hình thức ngoại hình nhƣ các hoạt động chăm sóc sức
khoẻ, làm đẹp, thẩm mỹ và tập trung chủ yếu là các phụ nữ trẻ.

- Nhóm đối tƣợng thứ năm là nhóm đối tƣợng ngƣời cao tuổi đã nghỉ
hƣu. Nhóm đối tƣợng tham gia với mục đích kiểm tra sức khoẻ, thƣ giãn
nghỉ ngơi và phòng bệnh.
b. Các hình thức của du lịch khám chữa bệnh
Trên thực tế có rất nhiều hình thức du lịch liên quan đến sức khoẻ. Tuy
nhiên, dựa vào mục đích du lịch khám chữa bệnh của khách du lịch, các nhà
nghiên cứu cũng phân biệt thành 5 hình thức cụ thể nhƣ sau:
-

Hình thức thứ nhất, hoàn toàn với mục đích trị bệnh: trong hình thức
này, mục đích chữa bệnh mang tính bao trùm. Khách du lịch thực hiện
chuyến du lịch với mục đích điều trị bệnh đang có. Việc thực hiện
chuyến du lịch này kể cả trong nƣớc và nƣớc ngoài đều với mục đích


13

cụ thể nhƣ bắt mạch kê đơn và mua thuốc nhƣ trong loại hình chữa
bệnh truyền thống của các nƣớc phƣơng Đông. Việc sử dụng những
nguồn nƣớc khoáng nóng chữa các bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác
cũng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, hoặc việc sử dụng các phƣơng tiện
kỹ thuật y tế hiện đại, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ trong điều trị
để tổ chức các hoạt động trong các chƣơng trình du lịch và bán để phục
vụ cho nhu cầu của xã hội.
- Hình thức thứ hai, có mục đích nghỉ dƣỡng, hồi phục và phòng bệnh:
trong hình thức này, thông thƣờng khách du lịch thực hiện các chuyến
đi nghỉ tại các khu nghỉ dƣỡng có cảnh quan thiên nhiên đẹp, điều kiện
khí hậu trong lành. Tại đây, các hoạt động chủ yếu khách du lịch thực
hiện là các hoạt động nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động ít phải sử
dụng thể lực với mục đích giải tiêu những mệt nhọc, cân bằng lại trạng

thái sức khoẻ hoặc là để phòng một trạng thái bệnh lý nào đó.
- Hình thức thứ ba, có mục đích làm đẹp, hồi phục sức khoẻ, tránh hoặc
bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khoẻ: loại hình này đƣợc tổ
chức cho khách du lịch đến với những khu vực có cơ sở vật chất kỹ
thuật đầy đủ, với các chuyên gia tƣ vấn sức khoẻ để giúp khách du lịch
có điều kiện đƣợc tƣ vấn, đƣợc thực hiện những bài tập để loại bỏ
những thói quen hoặc bệnh lý nhƣ nghiện thuốc lá, nghiện rƣợu hoặc
để giảm béo phì, hoặc thực hiện những phẫu thuật nhỏ để cải thiện
ngoại hình.
- Hình thức thứ tƣ, gần tƣơng tự nhƣ loại hình du lịch bình thƣờng nhƣng
với mục đích xả stress giảm áp lực trong cuộc sống, chăm sóc sắc đẹp.
Hình thức này bình thƣờng giống nhƣ hoạt động du lịch bình thƣờng với
các hoạt động di chuyển đến các khu nghỉ mát, và việc nghỉ tại các


14

khách sạn. Trong quá trình nghỉ ngơi này khách du lịch tham gia các
hoạt động tham quan vãn cảnh, các hoạt động thƣ giãn, mua sắm, giải
trí và các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp... Qua một kỳ nghỉ nhƣ vậy, khách
du lịch lấy lại đƣợc trạng thái sức khoẻ bình thƣờng và đây là mục đích
chủ yếu của hình thái này.
- Hình thức thứ năm, có mục đích chính là tăng cƣờng sức khoẻ: đây là
hình thức du lịch thƣờng gắn với các hoạt động thể dục thể thao, các
hoạt động điền dã gắn với việc tìm hiểu thiên nhiên, các loại hình dã
ngoại khác. Thông qua các hoạt động du lịch này, khách du lịch có điều
kiện tham gia các hoạt động và cần có sức khoẻ, chính vì vậy bản thân
họ đã có những điều kiện để rèn luyện sức khoẻ của mình.
1.1.3. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của phát triển du lịch khám chữa
bệnh

a. Ý nghĩa kinh tế
Du lịch khám chữa bệnh tham gia vào quá trình tạo nên thu nhập quốc
dân, làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội. Tham gia tích cực vào quá trình
phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói một cách khác du lịch
tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của
nhân dân theo các vùng.
Du lịch khám chữa bệnh phát triển tốt, các dịch vụ y tế tại địa phƣơng
phát triển sẽ là cơ sở cho việc bảo vệ sức khoẻ của ngƣời lao động địa
phƣơng và qua đó làm tăng hiệu quả làm việc của họ.
Du lịch khám chữa bệnh góp phần củng cố và phát triển các mối quan
hệ kinh tế quốc tế, cụ thể thông qua các mặt sau:


15

- Các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch
tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
- Du lịch chữa bệnh nhƣ một đầu mối "xuất - nhập khẩu" ngoại tệ, góp
phần làm phát triển quan hệ ngoại tệ quốc tế.
Du lịch làm tăng thêm nguồn ngân sách cho các địa phƣơng phát triển
du lịch. Hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn thu ngân sách cho các địa
phƣơng từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc
quản lý trực tiếp của địa phƣơng và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh
nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn.
Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.
Trƣớc hết hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành, yêu cầu
về sự hỗ trợ liên ngành là cơ sở cho các ngành khác (nhƣ giao thông vận tải,
tài chính, bƣu điện, công nghiệp, nông nghiệp, hải quan ...) phát triển. Đối với
nền sản xuất xã hội, du lịch chữa bệnh mở ra một thị trƣờng tiêu thụ hàng
hóa. Mặt khác, sự phát triển du lịch chữa bệnh tạo ra các điều kiện để khách

du lịch tìm hiểu thị trƣờng, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong
nƣớc, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác.
Phát triển du lịch chữa bệnh sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng
kinh tế nhƣ mạng lƣới giao thông công cộng, mạng lƣới điện nƣớc, các
phƣơng tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch,
do xuất hiện và nhu cầu đi lại, vận chuyển thông tin liên lạc của khách du lịch,
cũng nhƣ những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động
nên các ngành này phát triển. Mặt khác, khách không chỉ dừng lại ở điểm du
lịch mà trƣớc đó và sau đó khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch, trên
cơ sở đó ngành giao thông vận tải phát triển.


16

b. Ý nghĩa xã hội
Du lịch khám chữa bệnh phát triển không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế
mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Du lịch khám chữa bệnh góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân tại các vùng nông thôn và miền núi.
Thông thƣờng tài nguyên du lịch thiên nhiên thƣờng có nhiều ở những vùng
núi xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác đƣa
những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tƣ về mọi mặt giao
thông, bƣu điện, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do vậy, việc phát triển làm thay đổi
bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng đó, và cũng vì vậy mà góp phần làm
giảm sự tập trung dân cƣ căng thẳng ở những trung tâm dân cƣ.
Du lịch là phƣơng tiện tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu cho các thành
tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giới thiệu về con ngƣời, phong tục tập
quán...
Du lịch khám chữa bệnh làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội
của ngƣời dân thông qua ngƣời ở địa phƣơng khác, khách nƣớc ngoài (về
phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ...)

Ngoài ra du lịch khám chữa bệnh làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu
nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân
dân giữa các quốc gia với nhau.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM CHỮA
BỆNH
1.2.1. Phát triển quy mô du lịch khám chữa bệnh
a. Phát triển các điểm du lịch kết hợp khám chữa bệnh
Trong việc phát triển loại hình du lịch khám chữa bệnh, bên cạnh việc
đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu mà khách du lịch nào cũng cần đƣợc thỏa mãn


17

tối đa, thì cần phải có hệ thông cơ sở cung cấp các dịch vụ đặc trƣng của du
lịch khám chữa bệnh, đó là các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe của khách du
lịch (đặc biệt là khách đi du lịch khám chữa bệnh) nhƣ: Bệnh viện (hay khách
sạn bệnh viện), trung tâm y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe, phòng tắm hơi,
massage tại các khách sạn (khu nghỉ dƣỡng), cơ sở vật lý trị liệu… Các cơ sở
này đƣợc xây dựng ở những địa điểm thuận tiện về giao thông, gần khu vực
dân cƣ, hoặc ở những nơi có điều kiện tự nhiên hữu ích với sức khỏe con
ngƣời, có chức năng hỗ trợ dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân
địa phƣơng và khách du lịch. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút sự di
chuyển của khách đến với điểm du lịch khám chữa bệnh, qua đó đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh của khách du lịch.
Các cơ sở chữa bệnh trên chịu sự quản lý của Nhà nƣớc hoặc tƣ nhân
(đƣợc giám sát và quản lý hợp pháp), đƣợc đánh giá và xếp loại theo tiêu
chuẩn và mức độ đồng bộ hiện đại về các trang thiết bị kèm theo. Ở những địa
điểm du lịch đồng thời có tài nguyên đặc biệt hữu ích với sức khỏe của con
ngƣời (nƣớc khoáng, khí hậu trong lành...) thì các cơ sở điều trị bệnh, dƣỡng
bệnh có mối quan hệ mật thiết với các đơn vị kinh doanh dịch vụ để thu hút

khách du lịch.
b. Phát triển lượng du khách du lịch kết hợp khám chữa bệnh
Gia tăng doanh thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có liên quan tới
số lƣợng du khách tới địa phƣơng. Khách du lịch khi đi du lịch sẽ chi tiêu để
thỏa mãn nhu cầu thụ hƣởng các dịch vụ nếu cảm thấy thích thú và thỏa mãn
thì chi tiêu nhiều hơn và kết quả tạo ra doanh thu cao hơn cho các cơ sở du
lịch. Doanh thu từ du lịch còn phụ thuộc vào tần suất lặp lại của du khách tới
một điểm du lịch nào đó. Nghĩa là du khách không chỉ tới một lẩn mà nhiều
lần do đó doanh thu du lịch cũng tăng lên.


18

1.2.2. Phát triển các nguồn lực phục vụ du lịch khám chữa bệnh
a. Phát triển nguồn tài nguyên phục vụ du lịch khám chữa bệnh

Phát triển nguồn tài nguyên du lịch khám chữa bệnh bao gồm: phát
triển các suối nƣớc khoáng; phát triển và bảo tồn các loại cây thuốc Nam quý
hiếm; phát triển bệnh viện y học cổ truyền; các khu nghỉ dƣỡng...
Tiêu chí phản ánh phát triển cơ sở hạ tầng khám chữa bệnh: qui mô,
chất lƣợng khám chữa bệnh tại bệnh viện y học cổ truyền; số khu nghỉ dƣỡng
đạt tiêu chuẩn xếp hạng cao; số cơ sở, doanh nghiệp tham gia kinh doanh du
lịch; vốn đầu tƣ phát triển du lịch khám chữa bệnh.
b. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch khám chữa bệnh
Phát triển nguồn nhân lực du lịch khám chữa bệnh bao gồm cả phát
triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực du lịch khám
chữa bệnh.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực du lịch khám chữa
bệnh: gia tăng số lƣợng lao động du lịch khám chữa bệnh; trình độ nguồn
nhân lực du lịch khám chữa bệnh và chất lƣợng phục vụ ngày càng nâng cao.

1.2.3. Phát triển các hình thức du lịch khám chữa bệnh
- Phát triển số lượng sản phẩm du lịch khám chữa bệnh:
+ Gia tăng số lƣợng các sản phẩm riêng rẽ bằng cách tạo ra sản
phẩm mới hoặc bổ sung hoàn thiện sản phẩm hiện có.
+ Liên kết nhiều dịch vụ thành sản phẩm trọn gói mới nhƣ: nghỉ
dƣỡng - tắm biển - thể thao - mua sắm; nghỉ dƣỡng - tắm biển - thể thao

- hội thảo; nghỉ dƣỡng - tắm biển - chữa bệnh…


×