Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Kế toán quản trị chi phí tại viễn thông đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÙI THẾ HÙNG

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI VIỄN THÔNG
ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÙI THẾ HÙNG

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI VIỄN THÔNG
ĐẮK NÔNG

Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Tùng

Đà Nẵng - năm 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Bùi Thế Hùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp Thiết Của Đề tài...................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................1
3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................3
7. Bố cục luận văn.................................................................................. 4
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:........................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP...........................................................8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT.......................................................................................8
1.1.1. Khái niệm về chi phí, quản trị chi phí và kế toán quản trị chi phí
trong doanh nghiệp............................................................................................8
1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong việc thực hiện chức
năng quản lý....................................................................................................13
1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 15
1.2.1. Phân loại theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh..........15
1.2.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và các đối tượng

tập hợp chi phí.................................................................................................19
1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng
hoạt động.........................................................................................................19
1.2.4. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định.........21
1.3. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT.....................................................................................22


1.3.1. Lập dự toán chi phí.....................................................................23
1.3.2. Tổ chức chi phí thực hiện........................................................... 28
1.3.3. Kiểm soát, đánh giá chi phí........................................................ 33
1.3.4. Phân tích chi phí để ra quyết định.............................................. 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TẠI VIỄN THÔNG ĐẮK NÔNG........................................................42
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ VIỄN THÔNG ĐẮK NÔNG......42
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................. 42
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Viễn thông Đắk Nông....43
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI VIỄN THÔNG ĐẮK NÔNG.................................................................. 42
2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Viễn thông Đắk Nông...................... 44
2.2.2. Mô hình tổ chức kế toán tại Viễn thông Đắk Nông....................50
2.3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI VIỄN THÔNG
ĐẮK NÔNG................................................................................................... 53
2.3.1. Khái quát nhu cầu kế toán quản trị chi phí tại Viễn thông Đắk
Nông................................................................................................................53
2.3.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán chi phí sản xuất............................. 53
2.3.3. Phân loại chi phí......................................................................... 54
2.3.4. Lập dự toán chi phí.....................................................................57
2.3.5. Tổ chức chi phí thực hiện........................................................... 71

2.3.6. Kiểm soát, đánh giá chi phí........................................................ 74
2.3.7. Phân tích chi phí để ra quyết định.............................................. 76
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ CỦA VIỄN
THÔNG ĐẮK NÔNG.................................................................................... 77
2.4.1. Những mặt mạnh........................................................................ 77
2.4.2. Những mặt còn hạn chế..............................................................78


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................80
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TẠI VIỄN THÔNG ĐẮK NÔNG............................................... 81
3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI VIỄN
THÔNG ĐẮK NÔNG.................................................................................... 81
3.1.1. Xuất phát từ chiến lược phát triển.............................................. 81
3.1.2. Xuất phát từ nhu cầu thông tin chi phí cho việc ra các quyết định
kinh doanh của các nhà quản trị......................................................................81
3.2. YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI VIỄN THÔNG
ĐẮK NÔNG................................................................................................... 82
3.2.1. Phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất.............................. 82
3.2.2. Đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của nhà quản trị.................82
3.2.3. Đáp ứng mục tiêu kiểm soát chi phí của doanh nghiệp..............82
3.3. KIẾN NGHỊ CÁC GIÁI PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI
VIỄN THÔNG ĐẮK NÔNG..........................................................................84
3.3.1. Nhận diện chi phí phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp.........84
3.3.2. Các giải pháp về lập dự toán chi phí...........................................86
3.3.3. Các giải pháp về Tổ chức chi phí thực hiện................................90
3.3.4. Các giải pháp về kiểm soát chi phí và ra quyết định..................93
3.4. KIẾN NGHỊ CÁC GIÁI PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI
VIỄN THÔNG ĐẮK NÔNG..........................................................................84
3.4.1. Về phía đơn vị quản lý cấp trên................................................100

3.4.2. Về phía doanh nghiệp............................................................... 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................101
KẾT LUẬN..................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

CĐKT

Cân đối kế toán

CP

Chi phí



Giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTTT


Hệ thống thông tin

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

KTQT

Kế toán quản trị

NCTT

Nhân công trực tiếp

NVLTT

Nguyên vật liệu trực tiếp

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

SPDD

Sản phẩm dở dang


SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

VT-CNTT

Viễn thông Công nghệ thông tin

XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1


Báo cáo chi phí thực hiện năm 2014

55

2.2

Chi tiết giá vật liệu chính

59

2.3

Định mức kinh tế-kỹ thuật vật tư lắp đặt mới dịch vụ
FiberVNN

59

2.4

Chi tiết kế hoạch chi phí khấu hao Tài sản cố định

62

2.5

Chi tiết kế hoạch chi phí nguyên vật liệu

63


2.6

Chi tiết kế hoạch chi phí lao động

64

2.7

Dự toán về chi phí năm 2015

65

2.8

Dự toán về chi phí giao đơn vị Trung tâm Kinh doanh

69

2.9

Dự toán về chi phí giao đơn vị Trung tâm Viễn thông
Gia Nghĩa - Đắk Glong

70

2.10

Đánh giá thực hiện kế hoạch chi phí - quý 1/2015

75


2.11

Đánh giá thực hiện kế hoạch sản lượng, doanh thu VTCNTT - quý 1/2015

77

3.1

Phân loại chi phí theo cách ứng xử

85

3.2

Định mức nguyên công

87

3.3

Định mức ấn phẩm, vật liệu dùng trong khai thác sản
phẩm dịch vụ

87

3.4

Phân loại dự toán chi phí theo cách ứng xử-năm 2015


88

3.5

Trích mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao

91

3.6

Dự toán điều chỉnh lại biến phí theo thực tế -Quý
1/2015

95

3.7

Bảng tổng hợp chi phí thực hiện - Quý 1/2015

96

3.8

Báo cáo Kết quả lợi nhuận kinh doanh -Quý 1/2015

99

3.9

Báo cáo Kết quả lợi nhuận kinh doanh theo dịch vụ


100


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Viễn thông Đắk
Nông

44

2.2

Sơ đồ bộ máy kế toán tại Viễn thông Đắk Nông

50

2.3

Sơ đồ quy trình thu nhận thông tin ban đầu

72


3.1

Sơ đồ mối quan hệ thông tin thiết lập dự toán

90

3.2

Sơ đồ chứng từ hạch toán máy

92


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Viễn thông là một ngành đang có sự canh tranh rất cao, vì
vậy, mọi thông tin về chi phí, lãi (lỗ) thực sự của từng dịch vụ, từng khu vực,
… rất cần thiết cho Ban giám đốc đưa ra các quyết định hợp lý phù hợp với
tình hình kinh doanh thực tế của đơn vị, đặc biệt là những quyết định về giá
cả, quảng cáo, chiết khấu, khuyến mãi kể cả việc thay đổi cơ cấu sản phẩm,
dịch vụ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại Viễn thông Đắk Nông kế toán quản trị
chi phí đang gặp nhiều khó khăn, khả năng phối hợp giữa các bộ phận, hệ
thống trong doanh nghiệp để tổ chức thu thập đầy đủ dữ liệu đầu vào rất đa
dạng và phức tạp, xử lý và cung cấp thông tin cho kế toán quản trị chi phí còn
nhiều hạn chế. Với hệ thống thông tin chi phí như hiện nay, điều này tiềm ẩn
nguy cơ sai lệch về thông tin chi phí do kế toán quản trị đưa ra cho nhà quản

lý. Qua tìm hiểu cho thấy nếu thông tin kế toán quản trị được cung cấp một
cách đầy đủ và chi tiết cho từng hoạt động, từng loại dịch vụ sẽ là một trong
những cơ sở giúp cho nhà quản lý đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của
từng bộ phận, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn.
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài “Kế toán quản trị chi
phí tại Viễn thông Đắk Nông” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông tin kế toán quản trị chi phí là một công cụ hữu ích giúp các nhà
quản trị doanh nghiệp kiểm soát chi phí. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn
là:
-

Nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí đã được tổ chức ở Viễn

thông Đắk Nông như thế nào?


2
- Từ đó đề xuất giải pháp kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
nhằm khai thác lợi ích của kế toán quản trị chi phí đối với công tác quản trị
doanh nghiệp.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của Luận văn, tác giả cần phân tích
các vấn đề liên quan đến kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp nhằm trả
lời các câu hỏi sau:
1. Nhu cầu kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trịchi phí của nhà
quản trị trong doanh nghiệp và mức độ thỏa mãn của họ đối với thông tin do
kế toán chi phí cung cấp hiện nay như thế nào?
2. Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới kế toán quản trị chi phí trong
doanh nghiệp?

3. Việc tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp đang thực
hiện ở mức độ như thế nào?
4. Từ kết quả đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Viễn thông
Đắk Nông đưa ra những giải pháp nào để có thể tổ chức kế toán quản trị chi
phí trong doanh nghiệp nhằm khai thác lợi ích của hệ thống thông tin kế toán
quản trị chi phí đối với công tác quản trị doanh nghiệp?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của
kế toán quản trị tại Viễn Thông Đắk Nông.
Phạm vi: Là Viễn Thông Đắk Nông, bao gồm tất cả các đơn vị trực
thuộc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc Viễn Thông Đắk Nông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: Hệ thống hóa, so sánh, phân tích, logic, ... để hệ thống hóa lý luận, tìm


3
hiểu thực tế liên quan, từ đó triển khai tổ chức công tác kế toán đáp ứng yêu
cầu quản trị nội bộ tại doanh nghiệp.
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo, sổ sách trực tiếp tại doanh nghiệp, thông tin
cần thiết từ sách báo, tạp chí và những văn bản liên quan.
- Dữ liệu sơ cấp: Điều tra thu thập ý kiến của nhà quản lý và các bộ
phận thuộc doanh nghiệp.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Đối với các dữ liệu thu được, các phương
pháp xử lý sau: Tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu các đặc điểm riêng của ngành Viễn
thông; hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán quản trị chi phí trong
doanh nghiệp sản xuất.

- Về mặt thực tiễn:
+ Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại
Viễn thông Đắk Nông;
+ Nêu ra được các nguyên nhân tồn tại trong việc tổ chức kế toán quản
trị chi phí tại Viễn thông Đắk Nông;
+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí
tại viễn thông Đắk Nông.
Kết quả nghiên cứu dự kiến trên tác giả sẽ đề xuất các giải pháp xây
dựng mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Viễn thông
– Công nghệ thông tin theo các nội dung: Lập dự toán chi phí; Tổ chức chi phí
thực hiện;Kiểm soát, đánh giá chi phí; Phân tích chi phí để ra quyết định..
Từ đó giúp nhà quản trị những nhìn nhận bao quát về hệ thống thông tin kế
toán quản trị và tầm quan trọng của nó trong việc đưa ra các quyết định, định


4
hướng phát triển doanh nghiệp. Đây là các nội dung mà các nghiên cứu trước
chưa đề cập đầy đủ.
7. Bố cục luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các
phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị chi phí trong doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Viễn thông Đắk
Nông
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Viễn
thông Đắk Nông.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Về kế toán quản trị chi phí đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu
như một số đề tài sau:

1. Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng (2012) “Kế toán quản trị chi phí
tại công ty cổ phần vận tải biển Đà Nẵng” của tác giả: Trần Thị Phương Linh.
- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về lý
thuyết kế toán quản trị chi phí đối với đơn vị vận tải biển, trung tâm trách
nhiệm, đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí trong hoạt động kinh doanh
vận tải biển.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã nêu lên thực trạng tổ chức kế toán
quản trị chi phí, kiểm soát chi phí của các trung tâm chi phí tại Công ty cổ
phần vận tải biển Đà Nẵng. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
kế toán quản trị chi phí, kiểm soát chi phí của các trung tâm chi phí như: xác
định lại đối tượng tập hợp chi phí, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán kết hợp
với kế toán tài chính theo mã chi phí, tập hợp chi phí theo cách ứng xử chi
phí.


5
2. Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng (2010) “Hoàn thiện kế toán quản
trị chi phí tại công ty cổ phần Vinaconex 25 ” của tác giả: Nguyễn Thị Kim
Cường. Về cơ bản luận văn đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí như tổ chức theo dõi, phân loại chi phí theo cách ứng xử của
chi phí để xây dựng giá thành dự toán phục vụ cho việc ra quyết định đấu
thầu; đưa ra tiêu thức phù hợp hơn trong phân bổ chi phí sản xuất chung; ý
kiến trong xây dựng một số định mức chi phí phù hợp với năng lực, biện pháp
thi công của Công ty dùng làm cơ sở xây dựng định mức dự toán; tính giá
thành theo phương pháp trực tiếp; lập các báo cáo phân tích chi phí, lập dự
toán linh hoạt giúp cho nhà quản lý có được quyết định chính xác trong việc
xác định giá dự thầu; tổ chức bộ máy kế toán phục vụ kế toán quản trị chi phí
tại Công ty.
Tuy nhiên đề tài nghiên cứu liên quan đến kế toán quản trị trong ngành
Viễn thông-công nghệ thông tin tính đến thời điểm hiện tại thì chỉ có một số

ít, như một số đề tài sau:
3. Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2010) “Hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí tại Viễn thông Quảng Ngãi” của tác giả: Nguyễn Thị Minh
Tâm.
- Về mặt lý luận: Luân văn đã nêu lên các đặc điểm riêng của ngành
Viễn thông; hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán quản trị chi phí
trong doanh nghiệp sản xuất.
- Về mặt thực tiễn:
+ Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại doanh
nghiệp;
+ Nêu ra được các nguyên nhân tồn tại trong việc tổ chức, vận dụng
kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp;


6
+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí áp dụng
đặc thù cho đơn vị Viễn thông tại doanh nghiệp như: hoàn thiện việc kết hợp
giữa KTTC và KTQT và có sự phát triển từ các mô hình truyền thống; hoàn
thiện nội dung KTQT chi phí trong ngành kinh doanh Viễn thông nói chung
và Viễn thông Đắk Nông nói riêng như: Phân loại chi phí theo yêu cầu quản
trị; xây dựng hạn mức chi quảng cáo, khuyến mại; lập dự toán chi phí; xác
định giá phí trực tiếp; phân tích thông tin chi phí; báo cáo KTQT,…nhằm kịp
thời xử lý và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của các nhà quản trị,
hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tại đơn vị.
4. Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2015) “Kế toán trách nhiệm tại
Viễn thông Quảng Bình” của tác giả: Nguyễn Thanh Hưng.
- Về mặt lý luận: Luân văn cũng đã nêu lên các đặc điểm riêng của
ngành Viễn thông; hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán trách nhiệm
(là một phần cơ bản trong kế toán quản trị) của doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn:

+ Phân tích, đánh giá được những điểm đã đạt được cũng như những
hạn chế trong hệ thống kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp.
+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm như:
tập trung vào vấn đề tổ chức xây dựng mô hình phân quyền, xác định mục
tiêu, nhiệm vụ của từng trung tâm, hoàn thiện việc lập dự toán cũng như hệ
thống báo cáo đánh giá trách nhiệm. Đồng thời, luận văn cũng vận dụng kết
hợp giữa kế toán trách nhiệm và thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced
Scorecard) nhằm giúp cho nhà quản lý đánh giá một cách toàn diện về mọi
phương diện trong doanh nghiệp (như là: Phương diện tài chính, phương diện
khách hàng, phương diện quy trình nội bộ, phương diện học tập và phát triển)
tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong tương lai.
5.

Trong bài báo (2008): “Phân loại thông tin kế toán quản trị” của tác


7
giả: Trương Thị Thủy, đã chỉ ra thông tin của kế toán quản trị không chỉ là
thông tin về quá khứ, thông tin hiện tại, mà còn bao gồm các thông tin ước
tính cho tương lai (kế hoạch, dự toán…). Theo tác giả, Kế toán quản trị không
những là nguồn chủ yếu để cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý ra
các quyết định kinh doanh phù hợp nhất mà còn là công cụ giúp nhà quản lý
kiểm tra, giám sát điều hành các hoạt động kinh tế tài chính và sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu chuyên sâu,
tổng thể về hệ thống thông tin kế toán quản trị áp dụng cho doanh nghiệp kinh
doanh lĩnh vực Viễn thông – Công nghệ thông tin. Các các công trình nghiên
cứu này không đi sâu vào việc phân tích chi phí, xác định hiệu quả theo từng
dịch vụ; có đề tài đi theo hướng phân tích chi phí theo sản lượng thời gian (giá
thành dịch vụ/phút). Điểm đổi mới tại công trình nghiên cứu này tác giả trên

cở sở kế thừa lại những kết quả nghiên cứu trên nhưng phân tách rõ chi phí,
hiệu quả theo từng dịch vụ và trong công trình nghiên cứu tác giả phân tích
chi phí, hiệu quả theo cách tính sản lượng trên thuê bao không đi sâu vào tính
giá thành theo thời gian.


8
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1.1. Khái niệm về chi phí, quản trị chi phí và kế toán quản trị chi
phí trong doanh nghiệp
a. Chi phí
Để tiến hành sản xuất kinh doanh theo bất kỳ một phương thức nào đều
gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản (còn gọi là các nguồn
lực) để tạo nên quá trình sản xuất. Đó là các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng
lao động và lao động. Hoạt động của một đơn vị nói chung và hoạt động sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nói riêng là quá trình tiêu dùng các
nguồn lực nói trên để thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp và tạo ra các sản
phẩm, dịch vụ nhất định. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản
xuất kinh doanh hình thành nên các khoản chi phí tương ứng.
Có nhiều định nghĩa, nhận thức về chi phí ở những phạm vi, góc độ
khác nhau. Ở góc độ chung nhất có thể hiểu: “Mọi sự tiêu phí tính bằng tiền
của một xí nghiệp là chi phí” [8,204]. Hanson & Mowen (1997) định nghĩa:
“Chi phí là sự hao phí vật phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến việc tạo ra kết quả
và đánh giá được” [39,69]. Một cách chi tiết và đầy đủ hơn, Woehe định
nghĩa: “Chi phí là sự hao phí xét trên phương diện giá trị các vật phẩm và dịch

vụ để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như để duy trì năng lực sản xuất cần
thiết cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó [52,1218].
Chi phí có thể được tiếp cận theo những khía cạnh khác nhau. Nếu
đứng trên góc độ những người bên ngoài đánh giá hoạt động của doanh


9
nghiệp thì chi phí có thể được định nghĩa như một sự tiêu hao nguồn lực cho
một mục đích nhất định, thường được quy ra đơn vị tiền tệ phải trả để có được
nguồn lực đó. Do vậy, phát sinh chi phí đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị
tổn thất tài sản hoặc gánh chịu nợ phải trả hoặc bị giảm sút vốn chủ sở hữu.
Theo quan điểm này, chi phí phải được ghi nhận theo một kỳ kế toán nhất
định và phải được phản ánh trên báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ các nhà quản trị doanh nghiệp (quan
điểm của kế toán quản trị), thì chi phí được hiểu rộng hơn, đó là biểu hiện
bằng tiền của các giảm sút về lợi ích kinh tế để thực hiện các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí trong kế toán quản trị cần được
nhận diện theo mục đích thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết
định kinh doanh. Theo đó, chi phí bao gồm các phí tổn thực tế gắn liền với
hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh hàng kỳ; các phí tổn ước tính để thực
hiện dự án; và các phí tổn mất đi do lựa chọn phương án này mà bỏ qua cơ hội
kinh doanh khác.
Từ sự phân tích trên, ta rút ra bản chất của chi phí trong doanh nghiệp
là:
- Những phí tồn về các nguồn lực gắn liền với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và phải được đo lường bằng thước đo tiền tệ trong
một khoảng thời gian xác định
- Việc xác định chi phí thành từng loại cụ thể phụ thuộc vào đối tượng
và mục đích sử dụng chi phí.
b. Quản trị chi phí

Đã có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chi phí. Trong từ điển kinh
tế, người ta hiểu: “Quản trị chi phí là việc tập hợp, phân bổ và tính toán mọi
chi phí phát sinh” [42,538]. Nhằm làm rõ mục tiêu của quản trị chi phí,
Haberstock trong tác phẩm “Cost Accounting 1” đã định nghĩa: “Quản trị chi


10
phí là việc tính toán hướng nội, nó theo đuổi việc mô tả đường vận động các
nhân tố sản xuất trong quá trình kết hợp chúng và giới hạn ở việc tập hợp, tính
toán mọi hao phí gắn với việc tạo ra và thực hiện các kết quả hoạt động”
[38,72]. Cũng nhấn mạnh vào mục tiêu quản trị chi phí, tác giả
Kemmetmueler định nghĩa ngắn gọn: “Quản trị chi phí phục vụ cho việc tập
hợp và tính toán các chi phí của kết quả được tạo ra trong sản xuất kinh
doanh”.
Trên cơ sở các khái niệm đã có có thể định nghĩa: Quản trị chi phí là
việc tập hợp, tính toán và kiểm soát các chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh nhằm cung cấp các thông tin chi phí cần thiết cho công việc
quản trị của một doanh nghiệp. Nhà quản trị chi phí không đơn giản là người
ghi chép các thông tin về chi phí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc
xây dựng các quyết định quản trị để có thể cung cấp cho khách hàng những
sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Quản trị tốt chi phí sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những điểm
mạnh của mình, từ đó xây dựng các quyết định sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Quản trị tốt chi phí giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản
phẩm hay dịch vụ của mình mà không làm thay đổi chi phí.
Quản trị tốt chi phí giúp người ra quyết định nhận diện được các nguồn
lực có chi phí thấp nhất trong việc sản xuất và cung ứng hàng hóa hoặc dịch
vụ.
Một trong những nội dung quan trọng của quản trị chi phí là phân loại
chi phí. Mỗi cách phân loại chi phí khác nhau đều cung cấp những thông tin ở

góc độ khác nhau cho nhà quản trị trong việc ra quyết định. Việc phân loại cụ
thể chi phí nào thuộc loại gì còn tùy thuộc vào yêu cầu quản lý chi phí của nhà
quản trị. Mục đích của thông tin thu nhận được từ từng cách phân loại chi phí
khác nhau là khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu quản trị chi phí, tùy từng tình


11
huống ra quyết định, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn tiêu thức phân loại phù
hợp để thu được các thông tin cần thiết. Luận án giới thiệu một số tiêu thức
phân loại chi phí theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp đó là: phân loại chi phí
theo chức năng hoạt động; Theo mối quan hệ với Báo cáo tài chính; Theo mối
quan hệ với đối tượng chịu phí; Theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động;
Theo mức độ kiểm soát của nhà quản lý và Theo sự ảnh hưởng tới việc ra
quyết định cho hoạt động trong tương lai.
c. Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị,
để hiểu rõ bản chất của kế toán quản trị chi phí trước hết cần hiểu rõ khái
niệm về kế toán quản trị.

- Theo Ronald W. Hilton, Giáo sư Đại học Cornell (Mỹ): “Kế toán
quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà
nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ
chức”
- Theo Ray H. Garrison: “Kế toán quản trị có liên hệ với việc cung cấp
tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có
trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó”
- Theo các Giáo sư đại học South Florida là Jack L.Smith; Robert
M.Keith và William L.Stephens: “Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán
cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch
định và kiểm soát”

-

quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài


12
chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị
kế toán”.

vị)
hoạt động của tổ chức (đơn vị).

định và kiểm soát các

Từ đó có thể đưa ra khái niệm chung về kế toán quản trị là: Kế toán
quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định
lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nh
quá trình ra các quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,
kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.
Như vậy, có thể nói, kế toán quản trị ra đời từ khi xuất hiện nền kinh tế
thị tr

nghiệp. Trong nền kinh tế thị t

-

diện về các mặt hoạt động của doanh nghiệp và đối thủ của mình. Trong thực


13

tế, để có được những thông tin hữu ích nhà quản lý phải sử dụng nhiều công
cụ khác nhau, kế toán quản trị là một trong những công cụ thu thập, xử lý,
kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin quan trọng, hữu ích phục vụ cho
việc ra các quyết định của nhà quản lý. Vì nhu cầu thông tin nội bộ rất đa
dạng nên các báo cáo KTQT mang tính linh hoạt, thích hợp trong từng tình
huống cụ thể, không theo một khuôn mẫu, tiêu chuẩn như KTTC, mà Báo cáo
KTQT phải thiết kế các thông tin một cách hữu ích. Vậy KTQT cung cấp
thông tin phục vụ nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp trong việc hoạch định, tổ
chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định.
1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong việc thực hiện chức
năng quản lý
Quản trị doanh nghiệp có bốn chức năng cơ bản là: (1) Hoạch định; (2)
Tổ chức thực hiện; (3) Kiểm tra, đánh giá; (4) Ra quyết định. KTQT chi phí ra
đời, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin để nhà quản trị thực hiện toàn
diện các chức năng quản trị đó.
Kế toán quản trị cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu của các nhà quản
trị doanh nghiệp, là những người mà các quyết định và hành động của họ ảnh
hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp tùy theo phạm vi của quyết
định có hiệu lực.
Để thực hiện vai trò của mình, kế toán quản trị chi phí tiến hành lập dự
toán chi phí để trợ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện chức năng lập
kế hoạch; phản ánh thông tin thực hiện để trợ giúp các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện chức năng tổ chức, thực hiện kế hoạch và xử lý thông tin
thực hiện để từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện chức năng kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Như vậy, kế toán quản trị chi phí đã
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho quản lý cả trước,
trong và sau quá trình kinh doanh.


14

Kế toán quản trị chi phí tiến hành cụ thể hoá các kế hoạch hoạt động
của doanh nghiệp thành các dự toán sản xuất kinh doanh.Chức năng lập kế
hoạch và dự toán của quản lý được thực hiện tốt, có tính hiệu lực, hiệu quả và
khả thi cao nếu nó được xây dựng trên cơ sở các thông tin phù hợp. Kế toán
quản trị tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá, cung cấp thông tin để nhà quản
trị có thể lựa chọn được phương án tối ưu cho việc lập kế hoạch ngắn hạn và
dài hạn của doanh nghiệp.
Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin về chi phí ước tính cho các
sản phẩm, dịch vụ hoặc các đối tượng khác theo yêu cầu của nhà quản lý
nhằm giúp họ ra các quyết định quan trọng về đặc điểm của sản phẩm, cơ cấu
sản phẩm sản xuất và phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn cho các hoạt động
của doanh nghiệp.
Bên cạnh cung cấp thông tin về dự toán chi phí cho việc lập kế hoạch
và ra quyết định của các nhà quản lý, kế toán quản trị chi phí cũng cung cấp
các thông tin để nhà quản lý kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch thông qua
các báo cáo đánh giá, đặc biệt là giúp ích cho các nhà quản lý trong việc kiểm
soát chi phí và nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt động. Phương pháp thực
hiện là phân tích các sai biệt trên cơ sở so sánh giữa kết quả thực hiện với số
liệu dự toán, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết hoặc các cơ hội
cần khai thác.
Kế toán quản trị chi phí còn cung cấp các thông tin thích hợp cho các
nhà quản lý nhằm xây dựng các chiến lược cạnh tranh bằng cách thiết lập các
báo cáo định kỳ và báo cáo đặc biệt. Việc nhận diện thông tin thích hợp sẽ tập
trung sự chú ý của nhà quản trị vào vấn đề chính cần giải quyết, giảm thời
gian ra quyết định, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị trong tình hình
cạnh tranh của cơ chế thị trường.


15
Vậy, theo từng chức năng cơ bản của nhà quản lý, KTQT chi phí cung

cấp thông tin hữu ích cụ thể phù hợp với từng chức năng:
+ Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch và dự toán;
+ Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện;
+ Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra;
+ Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định.
Tổ chức KTQT chi phí hợp lý sẽ giúp cho đơn vị có được hệ thống kế
toán hoạt động hiệu quả, bảo đảm cung cấp thông tin chi phí hữu ích và đầy
đủ nhất. Với những thông tin đó, các nhà quản trị có thể nhìn nhận được vấn
đề đang xảy ra, những khả năng tiềm tàng, những cơ hội sẵn có để có kế
hoạch và ra quyết định kinh doanh đúng đắn.
1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Một trong những cơ sở quan trọng để nhà quản trị đưa ra các quyết định
kinh doanh đúng đắn là phải nhận diện chính xác các khoản chi phí, phân tích
sự thay đổi của chúng trong mối quan hệ với kết quả hoạt động của doanh
nghiệp, từ đó giúp nhà quản lý có quyết định đúng đắn đối với từng loại chi
phí theo từng hoạt động khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để phục vụ cho yêu cầu của nhà quản trị trong việc phân tích, đánh giá
chi phí, kiểm soát và quản trị chi phí một cách tốt nhất, cần thiết phải phân
loại chi phí. Tuỳ theo đặc điểm của chi phí, mục đích và yêu cầu quản trị, chi
phí được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
1.2.1. Phân loại theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo chức năng hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp bao gồm: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
* Chi phí sản xuất


16

là chi phí sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất gồm có 3
khoản mục: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

& chi phí sản xuất chung.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

ản

xuất ra sản phẩm, cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chi phí nguyên liệu,
vật liệu trực tiếp được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
Đối với Viễn thông chi phí vật liệu gồm có:
+ Vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm, khai thác nghiệp vụ: dây điện
thoại; hộp bảo an; hộp cáp; khóa đai Inox; cầu giao; chân dây co; APTomat; tủ
điện; bộ nguồn; bộ đếm cước; keo dán; mạch điều khiển nguồn; anten; đèn
báo pha; thiết hàn; nhựa thông; băng dính; cột bêtông; ….
+ Vật liệu dùng sữa chữa tài sản: cột bê tông; móc nẹp ống nhựa PVC;
dây đo thử; dây cáp; keo dán….
- Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí doanh nghiệp phải trả tính trên
cơ sở toàn bộ lao động trực tiếp. Các khoản chi phí này bao gồm tiền lương,
phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất; các khoản
trích theo lương của lao động trực tiếp theo chế độ quy định doanh nghiệp
phải chịu (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất
nghiệp).
Lao động trực tiếp trong lĩnh vực viễn thông bao gồm nhóm nhân công
khai thác, nhân công đi phát và nhân công phục vụ cho các hoạt động viễn


×