Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ quản trị vốn lưu động với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ THANH DIỆP

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ
VỐN LƢU ĐỘNG VỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC
PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ THANH DIỆP

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ
VỐN LƢU ĐỘNG VỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC
PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH



Đà Nẵng – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ với đề tài ―NGHIÊN CỨU MỐI
QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG VỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM‖ là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS. TS. Trƣơng Bá Thanh.

Nội dung của luận văn đƣợc đúc kết từ quá trình học tập và kết quả
nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Có trích dẫn và nguồn gốc số liệu rõ
ràng.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Diệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................3
5. Bố cục đề tài........................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu................................................................................3
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU
ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP..........8
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU

ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP..................................................................8
1.1.1. Khái niệm về vốn lƣu động...........................................................8
1.1.2. Phân loại vốn lƣu động...............................................................10
1.1.3. Vai trò của vốn lƣu động.............................................................12
1.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến kết cấu vốn lƣu động................13
1.1.5. Quản trị vốn lƣu động.................................................................14
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại doanh
nghiệp.............................................................................................................. 26
1.2. KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG THỊ
TRƢỜNG....................................................................................................... 31
1.2.1. Khái niệm về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp...............31
1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp.............................................................................................................. 31
1.2.3. Một số chỉ số khả năng sinh lời cơ bản của doanh nghiệp..........35
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG
VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI...........................................................................36


1.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu quản trị vốn lƣu động và
khả năng sinh lời..............................................................................................36
1.3.2. Mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời
trong các nghiên cứu trƣớc đây.......................................................................39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................41
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................................................42
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................42
2.1.1. Sơ lƣợc về ngành thực phẩm...................................................... 42
2.1.2. Thực trạng về mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động với khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp.................................................................46
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.................................................................. 46
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................... 47

2.4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................................................50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................52
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 53
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ................................................................................53
3.2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG..................................................................54
3.2.1. Phân tích hệ số tƣơng quan.........................................................54
3.2.2. Phân tích hồi quy.........................................................................57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................83
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ...........................84
4.1. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ..........................................................................84
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................................................... 87
4.2.1. Chính sách thu nợ........................................................................87
4.2.2. Chính sách quản lý hàng tồn kho................................................ 88
4.2.3. Chính sách trả nợ.........................................................................89
4.2.4. Chính sách quản lý tiền mặt........................................................ 90
4.3. KIẾN NGHỊ............................................................................................. 90


KẾT LUẬN CHƢƠNG 4...............................................................................92
KẾT LUẬN.................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên


SX

Sản xuất



Lƣu động

VLĐ

Vốn lƣu động

VLĐBQ

Vốn lƣu động bình quân

KH&CN

Khoa học và công nghệ

DN

Doanh nghiệp

VN

Việt Nam

BĐS


Bất động sản

VLXD

Vật liệu xây dựng

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

NVL

Nguyên vật liệu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Mức độ quan trọng của một số hoạt động quản lý vốn
lƣu động

15


2.1.

Biến và công thức tính biến

48

2.2.

Tổng hợp các biến tác động và kỳ vọng về dấu

51

3.1

Bảng thống kê mô tả

53

3.2

Bảng phân tích tƣơng quan

55

3.3

Phân tích ANOVA trong hồi quy bội

58


3.4

Bảng hệ số R bình phƣơng

59

3.5

Bảng kiểm định Dubin – Watson

59

3.6

Phân tích hồi quy đa biến

60

3.7

Phân tích ANOVA

63

3.8

Bảng hệ số R bình phƣơng

63


3.9

Bảng kiểm định Dubin - Watson

64

3.10

Bảng phân tích hồi quy đa biến

65

3.11

Phân tích ANOVA

66

3.12

Bảng hệ số R bình phƣơng

67

3.13

Bảng kiểm định Dubin - Watson

67


3.14

Bảng phân tích hồi quy đa biến

68

3.15

Bảng phân tích ANOVA

70

3.16

Bảng hệ số R bình phƣơng

71

3.17

Bảng kiểm định Dubin - Watson

71

3.18

Bảng phân tích hồi quy đa biến

72


3.19

Bảng phân tích ANOVA

74

3.20

Hệ số R bình phƣơng

74

3.21

Bảng kiểm định Dubin - Watson

75


3.22

Bảng phân tích hồi quy đa biến

75

3.23

Bảng phân tích ANOVA trong hồi quy bội

77


3.24

Bảng hệ số R bình phƣơng

78

3.25

Bảng kiểm định Dubin - Watson

78

3.26

Bảng phân tích hồi quy đa biến

79

3.27

Bảng phân tích ANOVA trong hồi quy bội

80

3.28

Hệ số R bình phƣơng

81


3.29

Bảng kiểm định Dubin - Watson

81

3.30

Bảng phân tích hồi quy đa biến

82


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Quy trình chuyển hóa vốn lƣu động

10

1.2


Sơ đồ cơ cấu vốn lƣu động của doanh nghiệp

12

1.3

Mô hình dự trữ tiền mặt tối ƣu

16

1.4

Mô hình Miller Orr

16

1.5

Mô hình EOQ

24

2.1

Ngành có chỉ số ROE, ROA trung bình cao nhất trong
BXH V1000 năm 2013

45



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trƣờng, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động
kinh doanh đòi hỏi phải có một lƣợng vốn lƣu động nhất định. Vốn lƣu động
có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh
cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đó quản trị tốt vốn lƣu
động là một trong những nhân tố sống còn đối với các doanh nghiệp. Quản trị
vốn lƣu động đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả hoạt động tài chính của
các doanh nghiệp, nó liên quan đến việc sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài
sản lƣu động ở mức hợp lý nhằm cung cấp đủ tiền cho doanh nghiệp để đảm
bảo chi trả nợ nghĩa vụ ngắn hạn và các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, với
những doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận, khi đƣa ra quyết định tài chính
bao giờ cũng hƣớng đến khả năng sinh lời để nhằm tạo ra giá trị tăng thêm
cho doanh nghiệp và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Vốn có mối quan hệ mật
thiết với khả năng sinh lời của doanh nghiệp, là điều kiện tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính chủ yếu tập trung vào các
quyết định tài chính dài hạn nhƣ cấu trúc vốn, chính sách cổ tức hoặc định giá
công ty. Tuy nhiên, các khoản đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn lại chiếm phần lớn
các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Do đó, quản trị vốn lƣu động là một
vấn đề quan trọng, có tác động lớn đến thành quả hoạt động và ảnh hƣởng
trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng nhƣ khả năng sinh lời của
doanh nghiệp. Chính điều đó cho thấy việc quản trị vốn lƣu động có tác động
mạnh mẽ đến khả năng sinh lời và là vấn đề cần đƣợc quan tâm.
Hiện nay, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động
với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp không nhiều và còn một số hạn
chế. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài ―Nghiên cứu
mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động với khả năng sinh lời của các

doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam‖ để làm đề tài nghiên cứu.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa quản
trị vốn lƣu động với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp.
- Phân tích mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động với khả năng sinh
lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam.
- Xác định sự ảnh hƣởng của quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh
lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam.
Từ đó, đƣa ra kết luận và gợi ý đối với việc quản trị vốn lƣu động
nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Các chỉ tiêu quản trị vốn lƣu động và mối quan hệ giữa
quản trị vốn lƣu động với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực
phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
- Về không gian: Phạm vi của bài nghiên cứu chỉ là các doanh nghiệp
ngành thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Đây chỉ là
một bộ phận nhỏ của nền kinh tế nên các doanh nghiệp đƣợc chọn nghiên cứu
trong bài luận này không cung cấp đƣợc những thông tin đầy đủ và thuyết
phục tuyệt đối về thực trạng tài chính của các doanh nghiệp khác trong nền
kinh tế Việt Nam.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu chuỗi dữ liệu từ năm 2007 - 2014.
Các dữ liệu cần thiết trong bài đƣợc lấy từ báo cáo tài chính của các doanh

nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.


3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài luận văn sử dụng 2 phƣơng pháp là thống kê mô tả và phân tích
định lƣợng.
- Thống kê mô tả: Thống kê mô tả là bƣớc đầu tiên trong nghiên cứu,
thống kê mô tả giúp tác giả nhận thấy đặc điểm chung trong các số liệu chi
tiết. Để làm đƣợc điều này, tác giả sử dụng phần mềm SPSS.
- Phân tích định lƣợng: Trong phân tích định lƣợng tác giả sử dụng hai
phƣơng thức là mô hình tƣơng quan, cụ thể là hệ số tƣơng quan Pearman để
đo lƣờng mức độ liên kết (tác động) giữa các biến với nhau. Sau đó sử dụng
phân tích hồi quy để đo lƣờng mối quan hệ giữa biến khả năng sinh lời và khả
năng thanh khoản cũng nhƣ các biến đƣợc chọn khác.
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm có 4 phần:
- Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về quản trị vốn lƣu động và khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp.
- Chƣơng 2. Thiết kế nghiên cứu.
- Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu.
- Chƣơng 4. Hàm ý chính sách và kiến nghị.
6. Tổng quan tài liệu
Quản trị vốn lƣu động đƣợc nghiên cứu với rất nhiều tác giả khác nhau
và trong các ngữ cảnh khác nhau:
Kulkanya Napompech (2012) xem xét tác động của quản trị vốn lƣu
động lên khả năng sinh lời bằng cách sử dụng phân tích hồi quy trên mẫu gồm
255 công ty niêm yết trên TTCK Thái Lan trong giai đoạn từ năm 2007 đến
năm 2009. Kết quả của nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ âm giữa thu nhập từ
hoạt động sản xuất kinh doanh và thời gian quay vòng hàng tồn kho, thời gian

quay vòng khoản phải thu và thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình.
Do đó, nghiên cứu gợi ý đối với các nhà quản lý nên tăng khả năng sinh lời


4
bằng cách giảm thời gian luân chuyển vốn bằng tiền, giảm thời gian quay
vòng hàng tồn kho và phải thu khách hàng, tuy nhiên không nên hoãn các
khoản nợ phải trả. Trong nghiên cứu của tác giả cũng nhận thấy yếu tố ngành
có ảnh hƣởng đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để kiểm tra tác động của quản trị vốn lƣu động lên khả năng thanh
khoản (liquidity) và khả năng thanh toán (solvency) của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa thì James Sunday (2011) sử dụng số liệu của các công ty Nigeria, kết
quả nghiên cứu cho thấy các công ty nhỏ có tình trạng tài chính yếu vì họ phụ
thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng thƣơng mại cho dòng hoạt động hàng ngày.
Singh và Asress (2011) cũng kiểm tra mức độ tác độ của khả năng
thanh toán đến khả năng sinh lời trên mẫu 449 công ty sản xuất niêm yết trên
TTCK Ấn Độ trong giai đoạn từ 1999 đến 2008. Trong đó biến phụ thuộc là
nhu cầu về vốn lƣu động và biến độc lập là chi phí hoạt động, chu kỳ kinh
doanh và điểm hoà vốn với việc sử dụng kiểm tra Anova một chiều, so sánh
trung bình nhiều chiều và kiểm tra t-test đã chỉ ra rằng một công ty có vốn
lƣu động phù hợp cho hoạt động hàng ngày sẽ có hiệu quả cao hơn một công
ty có vốn lƣu động thấp hơn nhu cầu hàng ngày, do đó Singh và Asress đƣa
ra kiến nghị đối với các công ty này là nên để vốn lƣu động đủ để tác động
dƣơng đến khả năng sinh lời cũng nhƣ quản lý vốn lƣu động hàng ngày để
tránh nguy cơ phá sản.
Abdul RahemKulkanya Napompechvà Mohamed Nasr (2007) nghiên
cứu mối quan hệ tác động giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời
thông qua nghiên cứu mẫu gồm 94 công ty niêm yết trên TTCK Karachi trong
giai đoạn 6 năm từ năm 1999 đến năm 2004. Trong nghiên cứu này hai ông sử
dụng các thƣớc đo thời gian thu nợ trung bình, thời gian lƣu kho trung bình,

thời gian trả nợ trung bình và khả năng thanh toán ngắn hạn để đo lƣờng biến
độc lập khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời hoạt động để đo lƣờng khả
năng sinh lời. Các biến kiểm soát trong mô hình này là tỷ số nợ, quy mô của


5
công ty (đo lƣờng bằng logarit của tổng tài sản) và đòn bẩy tài chính. Phƣơng
pháp mà nghiên cứu này sử dụng là phƣơng pháp phân tích hồi quy tƣơng
quan Pearson. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra có mối tƣơng quan mạnh
giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời, đây là mối quan hệ ngƣợc
chiều. Và trong nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô
công ty và khả năng sinh lời, mối quan hệ ngƣợc chiều giữa việc sử dụng nợ
và khả năng sinh lời.
Eljelly (2004) kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả
năng sinh lời trong đó khả năng thanh toán đƣợc đo lƣờng bằng khả năng
thanh toán ngắn hạn và thời gian quay vòng của tiền mặt trên một mẫu là các
công ty niêm yết của Saudi Arabia. Sử dụng phân tích hồi quy tƣơng quan
nghiên cứu này chỉ ra rằng có mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa khả năng
sinh lời và mức khả năng thanh toán. Mối tƣơng quan này đƣợc thể hiện rõ
hơn trong các công ty có hệ số khả năng thanh toán cao và thời gian quay
vòng tiền dài, tuy nhiên trong các công ty này thì cũng có bằng chứng chỉ ra
rằng thời gian quay vòng của tiền ảnh hƣởng mạnh hơn so với khả năng thanh
toán ngắn hạn. Hai nhân tố khả năng thanh toán ngắn hạn và thời gian quay
vòng của tiền ảnh hƣởng mạnh đến những ngành có xu hƣớng sử dụng vốn
nhƣ sản xuất và nông nghiệp, tuy nhiên thời gian quay vòng của tiền lại
không có ảnh hƣởng đối với những ngành sử dụng nhiều lao động nhƣ ngành
dịch vụ. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng quy mô công ty có ảnh hƣởng
đến khả năng sinh lời của một số lĩnh vực kinh tế nhƣng không phải trên toàn
bộ mẫu. Cuối cùng kết quả của nghiên cứu khá vững chắc qua các giai đoạn.
Marc Deloof (2003) chỉ ra mối quan hệ ngƣợc chiều giữa lợi nhuận

hoạt động và thời gian lƣu kho, thời gian thu nợ và thời gian trả nợ của 1009
các công ty lớn phi tài chính trong giai đoạn 1992 – 1996 của Bỉ. Deloof sử
dụng phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan Peason phân tích mối quan hệ.


6
Ghost và Maji (2003) đã thử kiểm tra hiệu quả quản lý vốn lƣu động
của các công ty xi măng của Ấn Độ trong giai đoạn 1992-1993 và 2001 và
2002. Để đo lƣờng hiệu quả của quản lý vốn lƣu động, nghiên cứu này sử
dụng tỷ số quản lý vốn lƣu động gồm hiệu quả hoạt động, lợi ích và hiệu quả
tổng thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả quản lý vốn lƣu động của các công
ty xi măng của Ấn độ kém.
Shin và Soenen (1998) đã nhấn mạnh rằng quản lý vốn lƣu động hiệu
quả vô cùng quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho cổ đông. Phƣơng pháp
quản lý vốn lƣu động ảnh hƣởng đến cả khả năng thanh khoản và khả năng
sinh lời. Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh, khả năng sinh lời và lợi vốn
đƣợc kiểm tra thông qua mô hình hồi quy tƣơng quan. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng có mối quan hệ ngƣợc chiều giữa chu kỳ kinh doanh và khả
năng sinh lời, mặt khác một công ty có chu kỳ kinh doanh ngắn thì lợi vốn
cao.
Một số bài viết trên tạp chí và các diễn đàn có nội dung chuyên biệt, đi
sâu vào một vài khía cạnh riêng của vốn lƣu động mang tính chủ quan của tác
giả, chƣa đƣa ra cái nhìn khái quát về các nội dung của vốn lƣu động, phần
này đƣợc sử dụng tham khảo. Các bài viết đó là:
- Phạm Bích Hồng (2012), ―Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển
và tỷ suất sinh lợi của các công ty cổ phần Việt Nam‖, mục tiêu của bài nghiên
cứu là xem xét tác động của các phần vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của
doanh nghiệp. Đề tài xây dựng bộ dữ liệu gồm 74 công ty đƣợc niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) trong khoảng thời gian 2007 –
2012, phân tích tác động của các thành phần vốn luân chuyển nhƣ

kỳ thu tiền bình quân (RCP), vòng quay hàng tồn kho (ICP), chu kỳ khoản phải
trả (PDP), vòng quay tiền mặt (CCC), tỷ số nợ (DR), tỷ số thanh toán hiện hành
(CR), quy mô công ty (LNS) lên tỷ suất sinh lời đại diện bởi tỷ suất sinh lời gộp
và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Đƣa ra kết quả nghiên cứu chỉ


7
ra mối tƣơng quan giữa kỳ thu tiền bình quân, tỷ số nợ, tỷ số thanh toán hiện
hành với tỷ suất sinh lợi là tƣơng quan âm có ý nghĩa thống kê, khá phù hợp
với nghiên cứu trƣớc.
- Bài viết: Dell’s working capital của Richard – Havard Business
school cho thấy việc quyết định cơ cấu tài sản lƣu động (nhu cầu Hàng tồn
kho) không chỉ phụ thuộc vào các chỉ số tài chính đƣợc dự báo mà còn phụ
thuộc mạnh vào chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp và tính chất lĩnh
vực kinh doanh.
Marc Deloof (2003). Does Working Capital Managemnt Affect
Profitability of Belgian firms. Journal of Business Finance & Accounting,
đƣợc ngƣời viết nghiên cứu tác động của kỳ chuyển đổi tiền mặt, thời gian
thu thập các khoản phải thu, chuyển đổi hàng tồn kho thời gian, các khoản
phải trả khoảng thời gian trì hoãn đã thụt lùi so với tổng lợi nhuận hoạt động.
Với tất cả các nghiên cứu trên đã đặt nền tảng cho nghiên cứu của tác
giả về quản lý vốn lƣu động và các thành phần của quản lý vốn lƣu động
cũng nhƣ mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động với khả năng sinh lời của
doanh nghiệp.


8
CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

VỐN LƢU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về vốn lƣu động
Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành kinh doanh, ngoài tƣ liệu lao động
ra còn phải có đối tƣợng lao động. Đối với lao động khi tham gia quá trình
sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của
đối tƣợng lao động sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể của
sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất đi trong quá trình sản xuất, đối tƣợng
lao động chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau
phải dùng một đối tƣợng lao động đƣợc chuyển dịch toàn bộ một lần vào sản
phẩm và đƣợc bù đắp khi giá trị sản phẩm đƣợc thực hiện.
Đối tƣợng lao động trong doanh nghiệp đƣợc biểu hiện thành hai bộ
phận: một bộ phận là những vật tƣ dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất
đƣợc liên tục (nguyên nhiên vật liệu…); một bộ phận khác là những vật tƣ
đang trong quá trình chế biến (sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm). Hai
bộ phận này biểu hiện dƣới hình thái vật chất gọi là tài sản lƣu động. Để phục
vụ cho quá trình sản xuất còn cần phải dự trữ một số công cụ, dụng cụ, phụ
tùng thay thế, vật đóng gói cũng đƣợc coi là tài sản lƣu động.
Mặt khác quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá
trình lƣu thông. Trong quá trình lƣu thông, còn phải tiến hành một số công
việc nhƣ chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm và thanh toán… do đó trong
khâu lƣu thông hình thành một số khoản hàng hóa và tiền tệ, vốn trong thanh
toán.


9
Tài sản lƣu động nằm trong quá trình sản xuất và tài sản lƣu động nằm
trong quá trình lƣu thông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm

bảo cho quá trình tái sản xuất đƣợc tiến hành liên tục và thuận lợi.
Nhƣ vậy, doanh nghiệp nào cũng cần phải có một số vốn thích đáng để
đầu tƣ vào các tài sản ấy, số tiền ứng trƣớc về những tài sản đó đƣợc gọi là
vốn lƣu động của doanh nghiệp. Vốn lƣu động luôn đƣợc chuyển hóa qua
nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật
tƣ hàng hóa và cuối cùng lại trở về trạng thái tiền tệ ban đầu của nó. Quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng, cho nên
vốn lƣu động cũng tuần hoàn không ngừng, có tính chất chu kỳ thành chu
chuyển của tiền vốn.
Do sự chu chuyển không ngừng nên vốn lƣu động thƣờng xuyên có
các bộ phận tồn tại cùng một lúc dƣới các hình thái khác nhau trong các lĩnh
vực sản xuất và lƣu thông.
Tóm lại, vốn lƣu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trƣớc về tài sản
lƣu động và tài sản lƣu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của
doanh nghiệp thực hiện đƣợc thƣờng xuyên, liên tục. Vốn lƣu động lƣu
chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành
một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Vốn lƣu động là điều kiện vật
chất không thể thiếu đƣợc của quá trình sản xuất. Qua phần trình bày trên có
thể thấy trong cùng một lúc, vốn lƣu động của doanh nghiệp đƣợc phân bổ
trên khắp các giai đoạn lƣu động và tồn tại dƣới những hình thái khác nhau.
Muốn cho quá trình tái sản xuất đƣợc liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn
lƣu động đầu tƣ vào các hình thái khác nhau đó khiến cho các hình thái có
đƣợc mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Nhƣ vậy, sẽ khiến cho việc
chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình lƣu thông đƣợc thuận lợi. Nếu
nhƣ doanh nghiệp nào đó, không đủ vốn thì tổ chức sử dụng vốn sẽ gặp khó
khăn, và do đó quá trình sản xuất cũng bị trở ngại hoặc gián đoạn.


10
Vốn lƣu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động

của vật tƣ hàng hóa, tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm dự trữ,
sản xuất, tiêu thụ của danh nghiệp. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn
là phản ánh sự vận động của vật tƣ hàng hóa. Nhìn chung vốn lƣu động nhiều
ít là phản ánh số lƣợng vật tƣ sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở
khâu sản xuất và lƣu thông sản phẩm có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy
thông qua tình hình lƣu động vốn lƣu động còn có thể đánh giá một cách kịp
thời đối với các mặt mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lƣu động là một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lƣu động là biểu hiện bằng tiền
của tài sản lƣu động và vốn lƣu thông, vì vậy nó tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất, kinh doanh.
Qua một chu kỳ sản xuất, kinh doanh vốn lƣu động chuyển hoá thành
nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất vốn
lƣu động thể hiện dƣới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua các giai
đoạn nó dần chuyển thành các sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm. Giai
đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lƣu động đƣợc chuyển
hoá vào sản phẩm cuối cùng. Khi sản phẩm này đƣợc bán trên thị trƣờng sẽ
thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của vốn lƣu động. Chúng ta có thể mô tả
trong chu trình sau:
Mua vật tƣ
Vốn bằng tiền

Sản xuất

Vốn dự trữ SX
Hàng hoá

Vốn trong SX
sản phẩm


Tiêu thụ sản phẩm
Sơ đồ 1.1. Quy trình chuyển hóa vốn lƣu động
1.1.2. Phân loại vốn lƣu động
Vốn lƣu động của doanh nghiệp đƣợc phân chia theo nhiều tiêu thức


11
khác nhau nhƣng một số tiêu thức cơ bản để tiến hành phân loại vốn lƣu
động đó là:
- Căn cứ vào giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh phân chia
thành:
+ Vốn lƣu động trong quá trình dự trữ sản xuất gồm: vật liệu chính, vật
liệu phụ, phụ tùng thay thế, bao bì đóng gói và công cụ dụng cụ nhỏ.
+ Vốn lƣu động trong quá trình sản xuất gồm: giá trị sản phẩm dở dang
chế tạo, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ.
+ Vốn lƣu động trong quá trình lƣu thông bao gồm: giá trị thành phẩm,
vốn trong thanh toán và vốn bằng tiền.
- Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lƣu động ngƣời ta chia thành:
+ Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đối
với doanh nghiệp Nhà nƣớc vốn chủ sở hữu bao gồm:
. Vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp: là vốn mà khi mới thành lập doanh
nghiệp Nhà nƣớc cấp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
. Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Vốn lƣu động coi nhƣ tự có: là vốn lƣu động không thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp, có thể đƣợc sử dụng hợp lý vào quá trình sản xuất
kinh doanh của mình nhƣ: tiền lƣơng, tiền bảo hiểm chƣa đến kỳ trả, các
khoản chi phí tính trƣớc…
+ Vốn lƣu động đi vay (vốn tín dụng) là một bộ phận của vốn lƣu
động của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ các nguồn vốn vay tín dụng của
ngân hàng, tập thể cá nhân và các tổ chức khác.

+ Vốn lƣu động đƣợc hình thành từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của
doanh nghiệp.
- Căn cứ vào biện pháp quản lý vốn lƣu động:
+ Vốn lƣu động định mức: là vốn lƣu động đƣợc quy định cần thiết,
thƣờng xuyên cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nó bao


12
gồm: vốn dự trữ trong sản xuất, vốn thành phẩm. Vốn lƣu động định mức là
cơ sở quản lý vốn đảm bảo bố trí vốn lƣu động hợp lý trong sản xuất, kinh
doanh xác định đƣợc mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với Nhà nƣớc hoặc
ngân hàng trong việc huy động vốn.
+ Vốn lƣu động không định mức: là bộ phận vốn lƣu động trực tiếp
phục vụ cho giai đoạn lƣu thông thành phẩm gồm: vốn trong thanh toán, vốn
bằng tiền.
Vốn lƣu động

Vốn lƣu động sản xuất

Vốn dự
trữ

Vốn
trong SX

Vốn lƣu thông

Vốn thành
phẩm


Vốn lƣu động định mức

Vốn tiền
tệ

Vốn trong
thanh toán

Vốn LĐ không định mức

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cơ cấu vốn lƣu động của doanh
nghiệp 1.1.3. Vai trò của vốn lƣu động
Vốn lƣu động là một nhân tố không thể thiếu đƣợc trong quá trình sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là điều kiện cần và đủ cho hoạt động
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đƣợc diễn ra một cách bình thƣờng. Do đó
doanh nghiệp nào cũng có một số vốn lƣu động thỏa mãn đáng để mua sắm
các loại tài sản. Trong đó tài sản lƣu động sản xuất và tài sản lƣu động lƣu
thông thay thế nhau, vận động không ngừng để quá trình sản xuất kinh doanh


13
tiến hành thuận lợi. Nếu quy mô và khả năng vốn lƣu động đủ lớn sẽ giúp cho
doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc làm chủ sản xuất cũng nhƣ đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm. Bởi vì giá cả thị trƣờng do quy luật cung cầu tác động
luôn biến đổi liên tục, lúc cao lúc thấp. Việc nắm bắt đƣợc tình hình này giúp
cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa, trong quá trình sản
xuất kinh doanh không thể không gặp những rủi ro mất mát hƣ hỏng, giá cả bị
giảm mạnh. Nếu doanh nghiệp không có lƣợng vốn lƣu động đủ lớn

ở trƣờng hợp này sẽ làm cho doanh nghiệp khó đứng vững. Đặc biệt trong cơ

chế thị trƣờng hiện nay, cạnh tranh trong kinh doanh rất gay gắt, vốn lƣu
động là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao uy tín
của doanh nghiệp trong thị trƣờng.
Mặc khác, do đặc điểm tuần hoàn của vốn lƣu động trong cùng một lúc
nó phân bổ trên các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dƣới nhiều hình thái
khác nhau. Để tổ chức hợp lý tuần hoàn của các tài sản ở các doanh nghiệp,
để quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc diễn ra nhịp nhàng, liên tục, doanh
nghiệp phải có đủ vốn để đầu tƣ vào các hình thái khác nhau. Tổ chức cơ cấu
vốn lƣu động hợp lý sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Vậy vốn lƣu động có vai trò quan trọng tại mỗi doanh nghiệp, khả năng
huy động vốn và sử dụng vốn có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Do đó trong quá trình phải xác định đúng đắn quy mô cũng
nhƣ cơ cấu của lƣợng vốn này, tránh tình trạng thiếu hụt hay lãng phí vốn lƣu
động. Muốn vậy doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể về quy trình huy động và
sử dụng vốn lƣu động trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

1.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến kết cấu vốn lƣu động
Tùy thuộc vào các nhân tố nhƣ quy mô sản xuất, uy tín, các mối quan
hệ trong quá trình kinh doanh, đặc điểm của từng ngành và các điều kiện
khách quan của nền kinh tế trong khu vực mà nó tác động một cách trực tiếp


14
lên lƣợng vốn lƣu động của mỗi doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì khả năng phát triển việc đầu tƣ vào
tài sản cố định là rất khó do quy mô không bảo đảm, nên phần lớn chỉ nhờ vào
sự vận động của vốn lƣu động. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ cần một tỷ lệ
vốn lƣu động cao chiếm trong tổng số tài sản lớn hơn các doanh nghiệp lớn
có khả năng đầu tƣ vào tài sản cố định. Bên cạnh đó, mỗi ngành khác nhau

đều có đặc điểm kinh doanh riêng nên lƣợng vốn lƣu động cần cho hoạt động
sản xuất kinh doanh cũng khác nhau. Mặt khác, các mối quan hệ của doanh
nghiệp cũng ảnh hƣởng lớn đến lƣợng vốn lƣu động. Nếu doanh nghiệp có
uy tín trên thị trƣờng, có mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, với khách hàng…
thì nhu cầu về vốn lƣu động cũng ít đi (xem xét giữa các doanh nghiệp đồng
nhất). Ngoài ra, nếu nền kinh tế ổn định thì doanh nghiệp cũng yên tâm hơn,
nhu cầu về vốn lƣu động lúc đó cũng sẽ thấp hơn.
1.1.5. Quản trị vốn lƣu động
Theo Vanhorne và Wachowicz (2005), Paramasivan và Subramanian
(2008), quản trị vốn lƣu động là quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
nhƣ: Tiền mặt, chứng khoán, các khoản phải thu, hàng tồn kho và nợ ngắn
hạn (để hỗ trợ cho tài sản ngắn hạn). Nền tảng quyết định cho việc quản trị
này liên quan đến mức độ đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn. Ảnh hƣởng của quản
trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lời doanh nghiệp đƣợc biểu hiện thông
qua 4 nhân tố chính là thời gian thu tiền, thời gian tồn kho, thời gian trả tiền
và chu kỳ luân chuyển tiền. Đầu tƣ quá mức vào tài sản ngắn hạn có thể ảnh
hƣởng nghịch biến đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, trái lại đầu tƣ
quá ít vào tài sản ngắn hạn có thể dẫn đến tính thanh khoản thấp, gây khó
khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Quản trị vốn lƣu động giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị vốn lƣu động là duy trì
tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn ở mức vừa đủ cho hoạt động sản xuất của


15
doanh nghiệp. Vốn lƣu động quá thiếu hoặc quá thừa đều ảnh hƣởng không
tốt đến hoạt động của doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn lƣu động, sản xuất có thể
bị gián đoạn, doanh nghiệp không dự trữ đủ nguyên vật liệu sẽ làm giảm sản
lƣợng, doanh thu. Ngƣợc lại, nếu đầu tƣ quá thừa vào vốn lƣu động thì
doanh nghiệp sẽ tốn thêm chi phí tồn kho và chi phí cơ hội, gây tồn đọng vốn

lƣu động làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, từ đó ảnh hƣởng đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 1.1. Mức độ quan trọng của một số hoạt động quản lý vốn lƣu động
Hoạt động đƣợc khảo sát

ĐTB

Mức độ

Tăng tốc độ thu hồi nợ khách hàng

1.66

1

Tối thiểu giá trị hàng tồn kho

2.23

2

Tối thiểu số dƣ tiền mặt

3.19

3

Kéo dài thời gian trả nợ nhà cung cấp

3.06


4

(Nguồn: Tạp chí phát triển KH&CN, tập 10, số 10 –
2012) a. Quản lý tiền mặt
Quản lý vốn bằng tiền đề cập đến việc quản lý tiền giấy tại quỹ và tiền
gửi ngân hàng. Mặc dù tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên
tồn quỹ tiền mặt lại phát sinh chi phí cơ hội sử dụng vốn lớn. Tỷ lệ sinh lời
thực của tiền mặt là âm. Vậy tạo sao doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt? có
những lý do nhƣ sau:
- Động cơ giao dịch.
- Động cơ dự phòng.
- Động cơ đầu cơ.
Tỷ lệ sinh lời thực của tiền mặt là âm nên mục tiêu của quản lý tiền mặt
là giảm thiểu lƣợng tiền mặt trên cơ sở cực đại tính hữu dụng của nó. Quản lý
tiền mặt bao gồm các yếu tố:
- Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt: áp dụng chính sách chiết khấu với khách
hàng đối với những khoản nợ đƣợc thanh toán trƣớc hạn.


×