Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 95 trang )

Header Page 1 of 146.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------

BÙI THỊ NGỌC BÍCH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Footer Page 1 of 146.


Header Page 2 of 146.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------

BÙI THỊ NGỌC BÍCH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH


CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

CB HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS NGUYỄN THỊ CÀNH

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2015

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

Footer Page 2 of 146.


Header Page 3 of 146.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN THỊ CÀNH

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
Ngày 19 tháng 04 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng


1

TS. Phan Mỹ Hạnh

Chủ tịch 1

2

TS. Phạm Ngọc Toàn

Phản biện 1

3

TS. Phan Thị Hằng Nga

Phản biện 2

4

PSG. TS Lê Quốc Hội

Ủy viên

5

TS. Hà Văn Dũng

Ủy viên, Thư ký


Xác nhận của chủ tịch Hội Đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Footer Page 3 of 146.


Header Page 4 of 146.
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do –Hạnh phúc

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
---------------------------

____________________

TP. HCM, ngày 19 tháng 04 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: BÙI THỊ NGỌC BÍCH

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: tỉnh Long An

Ngày, tháng, năm sinh: 17/07/ 1987
Chuyên ngành: Kế toán


MSHV: 1341850004

I-Tên đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
II-Nhiệm vụ và nội dung:
Phân tích và đánh giá tác động của chính sách vốn lưu động có tác động như thế
nào đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm được niêm yết trên TTCK
phải có đầy đủ trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2013. So sánh sự
khác biệt nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu khác từ đó đề xuất lựa ch ọn những
hàm ý cho doanh nghiệp ngành thực phẩm
III-Ngày giao nhiệm vụ: 18/08/2014
IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/03/2014
V-Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. NGUYỄN THỊ CÀNH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

Footer Page 4 of 146.


Header Page 5 of 146.


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nghiên cứu Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

BÙI THỊ NGỌC BÍCH

Footer Page 5 of 146.


Header Page 6 of 146.

ii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thị Cành –
Người hướng dẫn khoa học của tôi đã tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý
báu cũng như động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã cung cấp những kiến th ức cũng
như kinh nghiệm từ những bài giảng mà các thầy cô đã truyền đạt trong quá trình
tôi theo học chương trình cao học tại trường.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên
giúp đỡ vì những góp ý hữu ích trong chuyên môn và cũng như những chia sẽ trong

cuộc sống.
(Họ và tên của Tác giả Luận văn)

BÙI THỊ NGỌC BÍCH

Footer Page 6 of 146.


Header Page 7 of 146.

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1. TTCK:

Thị trường chứng khoán

2. DN:

Doanh nghiệp

3. VLĐ:

Vốn lưu động


4. ROA

Return On Assets

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản

5. AR

Account Receivables days

Kỳ thu tiền bình quân

6. INV

Inventory Turnover days

Ngày tồn kho bình quân

7. AP

Account Payables days

Kỳ thanh toán bình quân

8. CCC

Cash Conversion Cycle

Chu kỳ luân chuyên tiền


9. CTO

Creditors Turnover ratio

Tỷ lệ nợ phải thanh toán

10. DTO

Debtors Turnover ratio

Tỷ lệ nợ phải thu

11. ITO

Inventory Turnover ratio

Tỷ lệ hàng tồn kho

12. CR

Current assets Ratio

Tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn
hạn

Footer Page 7 of 146.


Header Page 8 of 146.


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ,

HÌNH ẢNH
Sơ Đồ 2.1 Trình bày tóm tắt hậu quả của việc tồn kho hàng hóa quá ít hoặc quá
nhiều
14
Bảng 2.1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước

26

Bảng 2.2 Bảng giả tóm tắt các giả thuyết

28

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu

30

Bảng 3.1 Bảng mô tả biến được sử dụng trong mô hình

30

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình

37

Bảng 4.2 Bảng kiểm định 8 biến đưa vào mô hình


40

Bảng 4.3 Bảng thể hiện biến không nằm trong mô hình

41

Bảng 4.4 Bảng kiểm định 6 biến đưa vào mô hình

42

Bảng 4.5 Bảng kiểm định 5 biến đưa vào mô hình

43

Bảng 4.6 Bảng kiểm định 4 biến đưa vào mô hình

44

Bảng 4.7 Kiểm định mối tương quan giữa các biến trong mô hình

47

Bảng 4.8 Kiểm định đa cộng tuyến

48

Bảng 4.9 Kiểm định tự tương quan

49


Bảng 4.10 Kiểm định giả thuyết

50

Footer Page 8 of 146.


Header Page 9 of 146.

v

TÓM TẮT
Mục đích chính của đề tài này là nghiên cứu tác động của vốn lưu động đến
hiệu quả tài chính của 30 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn 2009 – 2013. Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân
tích tác động các biến độc lập gồm thời gian thu tiền, thời gian thanh toán, thời gian
tồn kho, kỳ luân chuyển tiền, tỷ lệ nợ phải thu, tỷ lệ nợ phải trả, tỷ lệ hàng tồn kho
trên doanh thu, tỷ lệ thanh toán hiện hành đến lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Kết quả nghiên cứu cho thấy là có sự tác động đáng kể của vốn lưu động đến
hiệu quả tài chính và giúp các nhà quản lý có thể tăng hiệu quả tài chính của công ty
thông qua việc tăng thời gian tồn kho (INV), và tỷ lệ thanh toán hiện hành kết quả
nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa hiệu quả t ài
chính tỷ lệ nợ phải thu (DTO); tỷ lệ hàng tồn kho (ITO). Đồng thời kết quả nghiên
cứu chứng minh là không có mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và thời gian thanh
toán cho khách hàng (AP), Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC), Thời gian thu nợ (AR),
tỷ lệ nợ phải trả trên doanh thu( CTO)
Tuy nhiên, một vài kết quả nghiên cứu của luận văn trái ngược với lý thuyết
và kết quả thực nghiệm, của các nghiên cứu trong và ngoài nước khác. Từ đó tác giả
đưa ra một vài lý giải cho đặc tính riêng biệt của tác động vốn lưu động đến hiệu

quả tài chính, đồng thời đóng góp các khuyến nghị cho việc mở rộng nghiên cứu tại
Việt Nam trong tương lai.

Footer Page 9 of 146.


Header Page 10 of 146.

vi

ABSTRACT
The main purpose of this topic is to study the impact of working capital to the
financial performance of 30 companies listed on the stock market in Vietnam in the
period 2009 - 2013. The theme using multiple regression method variables to
analyze the impact of independent variables include time collecting money, time
billing, time inventory, cash rotation period, the proportion of debts, liabilities ratio,
the ratio of inventories on business collection, payment rates applicable to profits on
assets (ROA)
Results of the study showed that there is a significant impact of working
capital to the financial performance and helps managers can increase the financial
performance of the company through increased time inventory (INV), and the ratio
of current empirical findings indicate that there is a negative relationship between
financial performance variable rate debts (DTO); inventory ratio (ITO). At the same
time the research results demonstrate that there is no relationship between financial
performance and time for customer payments (AP), cash conversion cycle (CCC),
Time collection (AR), the ratio payable on sales (CTO)
However, some findings of the thesis as opposed to theoretical and
experimental results, the study of foreign and other countries. Since then, the author
gives some explanations for its special character of the impact of working capital to
financial performance, and contribute recommendations for expanding research in

Vietnam in the future.

Footer Page 10 of 146.


Header Page 11 of 146.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN .........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .................. iv
TÓM TẮT ............................................................................................................... v
ABSTRACT........................................................................................................... vi
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trước ....................................................................2
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu......................................................................6
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................6
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu. .................................................................................7
1.4 Đối tượng, phạm vi giới hạn nghiên cứu ........................................................7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................7
1.4.2 Phạm vi giới hạn nghiên cứu ...................................................................7
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................8
1.6 Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................8
1.7 Kết cấu luận văn ............................................................................................9
Chương 1. Giới thiệu........................................................................................9
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ..........................................9
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................9
Chương 4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................9

Chương 5. Kết luận – kiến nghị ........................................................................9
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC............................ 10
2.1 Định nghĩa vốn lưu động và chính sách vốn lưu động ..................................10
2.1.1 Chính sách quản trị tiền mặt ......................................................................11
2.1.2 Chính sách quản trị phải thu của khách hàng (quản trị tín dụng):............... 13
2.1.3 Chính sách quản trị hàng tồn kho .............................................................. 14

Footer Page 11 of 146.


Header Page 12 of 146.
Sơ Đồ 2.1: Trình bày tóm tắt hậu quả của việc tồn kho hàng hóa quá ít hoặc
quá nhiều........................................................................................................14
2.1.4 Hiệu quả tài chính ..................................................................................... 17
2.1.4.1 Lợi nhuận biên.................................................................................... 18
2.1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA – Return On Assets) ................... 18
2.2 Nội dung các nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 19
2.2.1 Nghiên cứu của David M. Mathuva (2010) về “The influence of Working
Capital Management Component on Corporate Profitability: A survey on
Keyan Listed Firm”, Research Journal of Business Management, Volume 4,
Issue 1, Pages 1-11 ......................................................................................... 19
2.2.2 Nghiên cứu của Huỳnh Phương Đông (2010),” The relationship between
working capital managemen and profitability: a Viet Nam case" International
Research Journal of Finance and Economics, Issue 49, 59-67 ....................... 20
2.2.3 Nghiêm cứu của Muhammad Malik và các cộng sự (2012) “Working
Capital Management and Profitabilit An Analysis of Firms of Textile Industry
of Pakistan”, Journal of Managerial Sciences; Jul-Dec2012, Vol. 6 Issue 2,
p155-165. .......................................................................................................21
2.2.4 Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hân (2012) “Tác động của quản trị vốn
lưu động đến tỷ suất sinh lời của các công ty thủy sản trên thị trường chứng

khoán Việt Nam”, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, 5-2012 ....................... 21
2.2.5 Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2013), “Quản trị vốn lưu động và khả
năng sinh lợi – thực tiễn các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Hồ Chí Minh”, Tạp chí kinh tế và phát triển , Số đặc biệt
tháng 10/2013, từ trang 28 – 35 ......................................................................22
2.2.6 Nghiên cứu của Hina Agha và các cộng sự (2014), “IMPACT OF
WORKING CAPITAL MANAGEMENT ON PROFITABILITY”, European
Scientific Journal, January 2014, edition vol.10, No 1 ISSN: 1857 – 7881
(Print) e -ISSN 1857- 7431............................................................................. 23
2.3 Nêu nhận xét của tác giả về nghiên cứu trước: ............................................. 24

Footer Page 12 of 146.


Header Page 13 of 146.
2.4 Lựa chọn mô hình của tác giả .......................................................................25
2.5 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.6 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 26
Bảng 2.2 Bảng giả tóm tắt các giả thuyết ........................................................ 28
Tóm lược chương 2: ........................................................................................... 29
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 30
3.2 Phân tích cách đo lường các biến .................................................................31
3.3 Chọn mẫu và thu thập số liệu và xử lý các biến đưa vào............................... 33
3.3 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 34
Tóm lược chương 3: .......................................................................................... 35
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 36
4.1 Thống kê mô tả và kiểm định các biến đầu vào ............................................ 36
4.1.1 Thống kê mô tả ......................................................................................... 36
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình .......................... 37

4.1.2 Kiểm định các biến đưa vào mô hình ........................................................ 39
4.1.2.1 Kiểm định biến lần 1: ......................................................................39
Bảng 4.2 Bảng kiểm định 8 biến đưa vào mô hình ..........................................40
Bảng 4.3 Bảng thể hiện biến CCC loại ra khỏi phương trình .......................... 41
4.1.2.2 Kiểm định biến lần 2: ......................................................................41
Bảng 4.4 Bảng kiểm định 6 biến đưa vào mô hình ..........................................42
4.1.2.3 Kiểm định biến lần 3: ......................................................................42
Bảng 4.5 Bảng kiểm định 5 biến đưa vào mô hình ..........................................43
4.1.2.4 Kiểm định biến lần 4 (lần cuối) ....................................................... 43
Bảng 4.6 Bảng kiểm định 4 biến đưa vào mô hình ..........................................44
4.2 Kết quả mô hình và kiểm định mô hình ........................................................ 44
4.2.1 Kết quả mô hình .................................................................................... 44
4.2.2 Kiểm định mô hình ................................................................................ 46
Bảng 4.7 Kiểm định mối tương quan giữa các biến trong mô hình ................. 46

Footer Page 13 of 146.


Header Page 14 of 146.
4.3 Kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan .................................................. 48
4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến .......................................................................48
Bảng 4.8 Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................48
4.3.2 Kiểm định tự tương quan .......................................................................49
Bảng 4.9 Kiểm định tự tương quan .................................................................49
4.4 Kiểm tra các giả thuyết ................................................................................ 50
Bảng 4.10 Kiểm định giả thuyết .....................................................................50
4.5 Bình luận kết quả so với các nghiên cứu trước ............................................. 51
Tóm tắt chương 4 ............................................................................................... 53
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH
THỰC PHẨM ....................................................................................................... 54

5.1 Kết luận: ......................................................................................................54
5.2 Các hàm ý cho DN ngành thực phẩm ........................................................... 55
5.2.1 Các hàm ý quản lý hàng hóa tồn kho .................................................... 56
5.2.2 Các hàm ý quản lý các khoản phải thu ................................................... 57
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 58
5.3.1 Hạn chế .................................................................................................58
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................59
Tóm tắt chương 5 ............................................................................................... 59

Footer Page 14 of 146.


Header Page 15 of 146.

1

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài.
Trong vấn đề tài chính của các doanh nghiệp, theo Rehman & Nash (2007)
việc quản lý vốn lưu động là một phần quan trọng trong quyết định tài chính của
doanh nghiệp vì nó đến tính thanh khoản và lợi nhuận. Quản trị chính sách vốn lưu
động tức là thực hiện các quyết định tài chính và đầu tư vốn đối với nguồn vốn lưu
động vốn lưu động của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lợi
nhuận của doanh nghiệp. Do vốn lưu động chuyển hóa thành nhiều hình thái khác
nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, để quá trình sản xuất kinh doanh được liên
tục thì chính sách vốn lưu động của doanh nghiệp cần phải có mức tồn tại hợp lý và
đồng bộ nhau. Nếu vốn lưu động không được cung cấp đầy đủ và kịp thời sẽ dẫn
đến gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả cuối
cùng là lợi nhuận.
Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, vì lợi nhuận

là kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là nguồn t ích lũy tái sản
xuất mở rộng. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là
biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành
nên các dự định về tổ chức nhu cầu vốn lưu động của công ty và sử dụng chúng sao
cho có hiệu quả. Hơn nữa, trong tình hình sản xuất kinh doanh có thể gặp phải
những rủi ro, mất mát hư hỏng, giá thị trường liên tục biến động, nếu daoanh nghiệp
không có lượng vốn lưu động đủ lớn sẽ khó đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh
tranh đầy quyết liệt. Vốn lưu động là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao uy
tính của doanh nghiệp trên thị trường. Vốn lưu động là chỉ số giúp các nhà đầu tư có
các nhận định về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Footer Page 15 of 146.


Header Page 16 of 146.

2

Công tác quản trị chính sách vốn lưu động là huyết mạch của kinh doanh và
nhiệm vụ chính của mỗi nhà quản lý là giữ cho nó được lưu thông và sử dụng dòng
tiền để tạo ra lợi nhuận. Vốn lưu động trong kinh doanh được coi là huyết mạch
trong cơ thể con người Reddy và Patkar (2004).
Theo các nghiên cứu trước nhu cầu vốn lưu động của mỗi ngành công nghiệp
đều khác nhau. Công tác quản lý vốn lưu động bao gồm việc duy trì cân bằng tối ưu
của các thành phần vốn lưu động như quản lý các khoản phải thu, hàng tồn kho, các
khoản phải trả sử dụng tiền hiệu quả hàng ngày. Mục tiêu của quản trị vốn lưu động
là đảm bảo doanh nghiệp có thể vận hành và có khả năng đảm bảo hoàn trả nợ đến
hạn và các chi phí vận hành trước mắt.
Các doanh nghiệp ngành công nghiệp thường đầu tư vào vốn lưu động nhiều

hơn, và phải đối mặt với các chính sách vốn lưu động. Trong bài viết này tác giả tập
trung nghiên cứu “Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của
các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” phân
tích tác động của chính sách vốn lưu động đến lợi nhuận bằng cách lấy mẫu của 30
doanh nghiệp ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2009 – 2013. Nghiên cứu này hy vọng góp phần hiểu rõ hơn các yếu tố
tác động đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp đặc biệt tại thị trường Việt
Nam
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trước
Quản trị vốn lưu động là rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp bởi vì nó
có tác động trực tiếp đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ( Rehman & A. Nash,
M. (2007). Theo Shin và Soenen (1998) phát hiện ra rằng quản trị vốn lưu động
hiệu quả là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược toàn công ty hướng tới
mục tiêu tạo giá trị cổ đông.

Footer Page 16 of 146.


Header Page 17 of 146.

3

Các quyết định về thời gian hóa tồn kho, thời hạn thanh toán cũng như kỳ thu
nợ khách hàng được phản ánh trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt hay tỷ lệ thu tiền,
thanh toán, tồn kho trên doanh thu của công ty. Các nghiên cứu trước đây đã sử
dụng chỉ tiêu này để phân tích sự ảnh hưởng của các thành phần vốn lưu động lên
hiệu quả khả năng sinh lợi của công ty. Tác giả David M. Mathuva, Khoa Thương
Mại, Đại Học Strathmore nghiên cứu” “Sự ảnh hưởng của các thành phần quản trị
vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của 30 công ty được niêm yết trên sàn chứng
khoán Nairioi (NSE) từ năm 1993 -2008”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy: có mối

tương quan nghịch biến ở mức ý nghĩa cao giữa thời gian công ty thu tiền từ khách
hàng (ACP) và ROA. Có mối tương quan đồng biến ở mức ý nghĩa 1% giữa thời
gian cần thiết để chuyển hàng tồn kho thà nh doanh thu (ICP) và ROA. Có mối
tương quan nghịch biến ở mức ý nghĩa 1% giữa thời gian thanh toán cho chủ nợ (kỳ
trả tiền bình quân –APP) và ROA.
Trong nghiên cứu này Huỳnh Phương Đông (2010) đã sử dụng dữ liệu 130
công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2008 để điều tra
mối quan hệ tồn tại giữa lợi nhuận, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần
của vốn lưu động đến công niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu
này chứng minh rằng: mối tương quan phủ định mạnh mẽ giữa lợi nhuận và chu kỳ
chuyển đổi tiền và còn cho thấy rằng có tương quan phủ định giữa kỳ thu tiền bình
quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho. Kết quả nghiên chứng minh rằng doanh nghiệp
có lợi nhuận cao hơn thì sẽ duy trì thời gian dài hơn để thanh toán các khoản nợ cho
khách hàng.
Mohammad Morshedur Rahman (2011), cho thấy Việc quản lý các khoản
phải thu và phải thanh toán cho khách hàng khẳng định với với lợi nhuận và có tại
mối quan hệ phủ đ ịnh giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, thời gian luân chuyển hàng

Footer Page 17 of 146.


Header Page 18 of 146.

4

tồn kho với ROA Thông qua bộ dữ liệu sơ cấp điều tra bằng bảng câu hỏi và thứ
cấp của 9 công ty ngành dệt ở Bangladesh trong thời gian từ năm 2005 -2008.
Abbasali và Milad (2012) nghiên cứu trên 400 công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Tehran trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa quản lý vốn lưu động với lợi nhuận trên tài

sàn (ROA) và lợi nhuận trên vốn đầu tư ( ROIC), có thể làm tăng lợi nhuận của công
ty bằng cách giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và tổng số nợ và tỷ lệ tài sản
(DTAR). Và chứng minh rằng không có mối quan hệ đáng kể giữa việc quản lý vốn
lưu động với giá thị trường
Mobeen Ur Rehman và Naveed Anjum (2012) nghiên cứu trong giai đoạn
2003 – 2008 của 10 công ty ngành xi măng trên sàn giao dịch chứng khoán KSE ở
Pakistan. Kết quả nghiên cứu Mobeen và Naveed đã đưa ra kết luận có mối quan hệ
tích cực giữa quản lý vốn lưu động và lợi nhuận đối với ngành xi măng ở Pak istan.
Nghiêm cứu của Muhammad Malik và các cộng sự (2012) chứng minh vốn
lưu động có tác động tích cực đến lợi nhuận, việc quản lý tiền mặt, các khoản phải
thu và hàng tồn kho tác động tích cực cho lợi nhuận và các khoản phải trả có tác
động tiêu cực đến lợi nhuận trên dữ liệu thứ cấp của 25 doanh nghiệp ngành dệt trên
Sở giao dịch chứng khoán Karachi ở Pakistan giao đoạn 2001 -2006.
Nghiên cứu của ZohraSabunwala Zabeen (2012) sử dụng số liệu thứ cấp để
tập trung phân tích và giải thích kết quả của 60 doa nh nghiệp ngành xi măng ở Ấn
Độ niêm yết trên thị trường chứng khoán Bombay (BSE) trong thời gian 2007 –
2011 Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm cho rằng: các yếu tố vốn lưu động như
ngày thu tiền bình quân, thời gian thanh toán, ngày tồn kho bình quân và chu kỳ
luân chuyển tiền tệ có tác động phủ định đến đến hiệu quả hoạt động
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hân (2012 ) Nghiên cứu đã sử dụng mẫu của 20
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm

Footer Page 18 of 146.


Header Page 19 of 146.

5

2008 đến năm 2010 cho thấy: ROA có mối tương quan phủ định với Chu kỳ luân

chuyển tiền bình quân (CCC), kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyển hàng
tồn kho (ICP), Và cho thấy rằng ROA có mối tương quan khẳng định với kỳ thanh
toán cho khách hàng (APP). Bên cạnh đó kết quả trên Nguyễn Ngọc Hân cũng
chứng minh rằng tỷ suất sinh lời: Có mối tương quan th uận với đòn bẩy tài chính
(LEV) và Có mối tương quan nghịch với quy mô công ty (CS), tỷ số đầu tư tài
chính đầu tư dài hạn (FFAR), số năm công ty tồn tại (AGE) .
Theo Sarbapriya Ray (2012) đưa ra kết quả là mối quan hệ tiêu cực giữa các
biện pháp quản lý vốn lưu động bao gồm số ngày các khoản phải thu và tỷ lệ
chuyển đổi chu kỳ tiền mặt, nợ tài chính với lợi nhuận doanh nghiệp; không tìm
thấy thời gian khoản phải t rả bình quân có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong
nghiên cứu mẫu của 311 công ty sản xuất tại Ấn Độ trong khoảng thời gian 1 4 năm
(từ năm 1996 đến 2010) để nghiên cứu mối quan hệ các nhân tố quản lý vốn lưu
động Nghiên cứu còn cho thấy không đáng kể mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô
doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động
Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2013) của 80 doanh nghiệp ngành công
nghiệp niêm yết trên sàn trong khoảng thời gian từ 2007 - 2011 đã cung cấp
bằng chứng thực nghiệm là thời gian trả tiền không có tác động rõ rệt đến khả năng
sinh lợi doanh nghiệp và tỷ lệ thanh toán nhanh (CR) có mối tương quan dương với
ROA. Ngoài ra, kết quả cho thấy thời gian thu tiền, thời gian tồn kho, chu kỳ
luân chuyển tiền đều cho tác động ngược chiều với khả năng sinh lợi . Do đó, khi giá
trị các biến giải thích giảm đồng nghĩa với khả năng sinh lợi tăng.
Hina Agha và các cộng sự (2014) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác
động của quản lý vốn lưu động trên lợi nhuận trong bài “tác động vốn lưu động hiệu
quả tài chính công ty dược phẩm Glaxo Smith Kline”, để xem xét sự tác động của
vốn lưu động đến hiệu quả tài chính. Các phát hiện quan trọng từ nghiên cứu này là

Footer Page 19 of 146.


Header Page 20 of 146.


6

tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ nợ phải thu, tỷ lệ nợ phải trả, tỷ lệ hàng tồn
kho với hiệu quả tài chính, và cho chứng minh không có mối quan hệ giữ tỷ lệ hiện
tại hiệu quả tài chính
Từ những nghiên cứu trong và ngoài nước trên đa phần nghiên cứu về tác
động thời gian thu tiền, thời gian thanh toán thời gian tồn kho, và chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt, tỷ lệ thanh toán hiện hành ... và nghiên cứu một số ngành cụ th ể như dệt,
xi măng, thủy sản. Trên cơ sở đó tác giả mở rộng nghiên cứu lĩnh vực ngành thực
phẩm tại Việt Nam và và dựa trên những kết quả nghiên cứu trên được tác giả lựa
chọn các biến phát triển vào tỷ lệ nợ phải thu trên doanh thu, tỷ lệ nợ phải trả trên
doanh thu, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu nhằm làm hướng nghiên c ứu của tác
giả
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
- Xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố thời gian thu tiền, các khoản nợ,
hàng tồn kho, và tỷ lệ thanh toán hiện hành đối với chính sách vốn lưu động c ủa các
công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Xác định sự ảnh hưởng của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính
của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán từ đó kiến
nghị giải pháp đề xuất quản lý vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho
các doanh nghiệp
Mục tiêu cụ thể
- Xác định mô hình hồi quy phù hợp
- Thu thập dữ liệu đáp ứng được yêu cầu của mô hình
- Hồi quy mô hình với các chỉ số thống kê có ý nghĩa

Footer Page 20 of 146.



Header Page 21 of 146.

7

- Xác định hệ số, dấu (-/+) của các biến tr ong mô hình
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu.
+ Tác động của thời gian thu tiền như thế nào đến hiệu quả tài chính (+/ -)?
+ Tác động của thời gian thanh toán như thế nào đến hiệu quả tài chính (+/ -)?
+ Tác động của thời gian lưu kho như thế nào đến hiệu quả tài chính (+/-)?
+ Tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt như thế nào đến hiệu quả tài chính
(+/-)?
+ Tác động của tỷ lệ nợ phải thu trên doanh thu như thế nào đến hiệu quả tài
chính (+/-)?
+ Tác động của tỷ lệ nợ phải trả trên doanh thu như thế nào đến hiệu quả tài
chính (+/-)?
+ Tác động của tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu như thế nào đến hiệu quả tài
chính (+/-)?
+ Tác động của tỷ lệ tỷ lệ thanh toán hiện hành như thế nào đến hiệu quả tài
chính (+/-)?
1.4 Đối tượng, phạm vi giới hạn nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là chính sách vốn lưu đ ộng và hiệu quả tài chính của
30 công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong
giai đoạn 2009 – 2013
1.4.2 Phạm vi giới hạn nghiên cứu
- Về thời gian: số liệu lấy từ báo cáo tài chính năm 2009 - 2013.
- Về không gian: các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn giao chứng
khoán Việt Nam.


Footer Page 21 of 146.


Header Page 22 of 146.

8

- Lĩnh vực nghiên cứu các công ty thuộc ngành sản xuất chế biến thực phẩm
tại Việt Nam.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào mô hình hồi quy về mối quan hệ giữa các
biến phương pháp nghiên cứu là định lượng để đo lường tác động của chính sách
vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của 30 công ty ngành thực phẩm niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam tr ong giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn số liệu: Dữ liệu sử dụng cho đề tài này được lấy từ trang web của các
công ty chứng khoán: Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(www.hsc.com.vn), Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
và qua các kênh như , www.hnx. Dữ
liệu dùng cho nghiên cứu được trích từ các báo cáo tài chính giao dịch hằng năm
của các công ty niêm yết thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Phương pháp xử lý số liệu:
Sau khi tính toán trên phần mềm Excel sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS
+ Phân tích mô tả:
+ Kiểm định sự tương quan giữa các biến trong mô hình
+ Sau đó tác giả tiếp tục xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và phân
tích phương sai ANOVA. Để kiểm tra xác nhận các lỗi thiếu giả thuyết tự tương
quan thử nghiệm Durbin Watson
1.6 Ý nghĩa của đề tài

Tác giả viết đề tài này nhằm góp phần tìm hiểu tác động của các thành phần
chính sách vốn lưu động đến h iệu quả tài chính, bên cạnh đó luận văn đưa ra những

Footer Page 22 of 146.


Header Page 23 of 146.

9

hàm ý nhằm tăng hiệu quả vốn lưu động cho các công ty thuộc lĩnh vực thực phẩm
hiện nay
1.7 Kết cấu luận văn
Chương 1. Giới thiệu
Chương này nêu lý do chọn đề tài, tổng quan các nghiên cứu trước, mục tiêu
nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi giới hạn nghiên cứu,
phương pháp, ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Trình bài cơ sở lý thuyết về vốn lưu động chính sách vốn lưu động, hiệu quả
tài chính và tóm tắt các nghiên cứu trước, nêu nhận định của tác giả và hướng
nghiên cứu tiếp theo
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày về phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu, cách thu
thập dữ liệu và kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Trình bày các kết quả hồi quy, trả lời các câu hỏi nghiên cứu
Chương 5. Kết luận – kiến nghị
Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu và các hàm ý cho chính sách vốn lưu
động


Footer Page 23 of 146.


Header Page 24 of 146.

10

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong chương 2 này sẽ trình bày phần lý thuyết tổng quan về tác động
của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
2.1 Định nghĩa vốn lưu động và chính sách vốn lưu động
“Vốn lưu động” là thuật ngữ dùng để chỉ những dòng vốn cần thiết đáp ứng
nhu cầu về tiền của các hoạt động thường ngày của một doanh nghiệp. Dòng tiền
này có tính chất tuần hoàn, hay nói cách khác nó dùng để nói đến những tài sản
ngắn hạn mà có khả năng thay đổi loại hình từ dạng tài sản này dạng tài sản khác
tùy thuộc vào tốc độ luân chuyển, chẳng hạn một tài sản ngắn hạn khởi đầu dưới
hình thái tiền, rồi thay đổi thành nguyên vật liệu, kế đến chuyển sang sản phẩm dở
dang và thành phẩm, doanh số và cuối cùng lại được ghi nhận là tiền mặt thu được
từ khách hàng.
Vốn lưu động về mặt thống kê có thể được xem như là chênh lệch giữa tài sản
ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn (không tính đến nợ vay ngắn hạn). Tuy nhiên, dựa
trên tính chất tuần hoàn và luôn biến đổi của vốn lưu động, theo một cách tiếp cận
khác, vốn lưu động còn có thể được xem như là khoản mục để cân bằng giữa hoạt
động tạo ra doanh thu và hoạt động thu những nguồn lực đầu tư vào cho sản xuất
kinh doanh. Cách tiếp cận này kết nối vốn lưu động một cách trực tiếp với chu kỳ
chuyển hóa tiền mặt của doanh nghiệp.
Thuật ngữ vốn luân chuyển và vốn lưu động được dùng tương hỗ nhau, dường
như hai thuật ngữ này luôn được dùng thay thế cho nhau, khác nhau có thể là do
cách dịch hay do phương thức sử dụng riêng của từng nhà phân tích mà điều chỉnh
các thành tố của nó. Tuy nhiên, do thuật ngữ vốn luân chuyển thường được dùng để

chỉ tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn dài hạn.

Footer Page 24 of 146.


Header Page 25 of 146.

11

Vốn lưu động là thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn
của doanh nghiệp. Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì
nhu cầu vay nợ càng giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản
lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi sẽ được
đầu tư một ghi cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư. Đối với các doanh nghiệp Việt
Nam, sẽ là không thừa nếu các nhà đầu tư xem xét đến hiệu quả quản lý vốn lưu
động của các công ty. Mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra một con số doanh thu tuyệt
vời, giá trị tài sản lớn, quy mô vốn đồ sộ …. Tuy nhiên độ lớn của con số này không
nói lên tất cả và cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đang nắm giữ rất nhiều tiền
trong tay. Tiền của doanh nghiệp có thể đọng ở các khoản thu, vốn doanh nghiệp
biết đâu lại có lượng vốn là các khoản phải trả … Vì vậy xem xét một cách cẩn
trọng các thông tin, chỉ số của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý vốn lưu
động là quản trị các thành phần cấu thành của nó bao gồm các khoản mục phải thu
của khách hàng, phải trả khách hàng, hàng tồn kho và tiền mặt cụ thể như sau:
2.1.1 Chính sách quản trị tiền mặt
Việc quản trị tiền mặt là quá trình quản lý lượng tiền mặt tại quỹ và tiển mặt
trong tài khoản thanh toán của ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tình hình chi tiêu tiền
mặt, xác định nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp trong từng giai đoạn của quá trình
sản xuất kinh doanh, từng bước khắc phục tình trạng thừa thiếu lượng tiền trong
ngắn hạn và dài hạn.
Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, các doanh nghiệp cần

phải có một lượng tiền mặt dự trữ. Nếu dự trữ quá nhiều so với nhu cầu thực tế sẽ
làm vốn tiền mặt bị ứ đọng. Mặc khác, lạm phát ngày càng tăng sẽ làm giảm sút
nhanh chóng sức mua của dòng tiền. Ngược lại, nếu dự trữ quá ít sẽ làm giảm khả
năng thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Footer Page 25 of 146.


×