Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường liên minh châu âu tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.27 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ MAI ANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU
HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG
LIÊN MINH CHÂU ÂU

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2019


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn KHXH Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lƣu Ngọc Trịnh
2. PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh
Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Tất Thắng
Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Quang Lâm

Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam


Có thể tìm luận án tại:
-Thƣ viện Quốc gia;
-Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vũ Thị Mai Anh (2018), Xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường
Liên minh Châu Âu, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 509+510.
2. Vũ Thị Mai Anh (2018), Một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của
Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu, Tạp chí Công Thương, số 1
3. Vũ Thị Mai Anh (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của
Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu: Tiếp cận mô hình trọng lực, Tạp
chí Kinh tế và Dự báo, số 27


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, quan hệ thương mại song phương Việt Nam - EU vẫn không
ngừng phát triển và có nhiều chuyển biến tích cực. EU là một thị trường lý tưởng
cho tất cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2017, tổng kim ngạch thương mại song
phương Việt Nam - EU đã tăng hơn 12 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 50,3 tỷ
USD năm 2017. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU
hiện nay đó là điện thoại các loại và linh kiện, giầy dép các loại, máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện, hàng dệt, may. Ngoài ra, còn một số mặt hàng khác như:
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, hàng thủy sản, cà phê, hạt điều, túi xách,
ví,vali, mũ,...
Nhiều năm trở lại đây, hàng chế biến là nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của ngành này đóng góp không nhỏ vào tổng kim ngạch

của cả nước nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung. Tốc độ tăng
trưởng bình quân trong xuất khẩu hàng chế biến sang thị trường EU giai đoạn 1997
- 2016 là 18,83%. Tuy nhiên, tính riêng trong giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng
trưởng là 14,21% và giai đoạn 2012 - 2016 gần đây, tốc độ này chỉ đạt 12,31%.
Điều này cho thấy rằng, xuất khẩu hàng chế biến có xu hướng chững lại, không
phải lúc nào cũng thuận lợi, còn nhiều vấn đề đang phát sinh trong quá trình xuất
khẩu. Nhìn nhận thực tế cho thấy, hàng chế biến xuất khẩu sang EU những năm gần
đây cũng phụ thuộc phần lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó,
khả năng tiếp cận thị trường của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, Việt
Nam chưa khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu nhóm hàng này dựa
vào trình độ công nghệ kỹ thuật, trình độ người lao động, lãnh đạo, quản lý,... để sản
xuất ra các sản phẩm xuất khẩu với khả năng cạnh tranh, có hàm lượng khoa học
công nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi
giá trị toàn cầu. Hơn nữa, EU là một thị trường có nhiều rào cản thương mại nên
mức xuất khẩu hiện tại của Việt Nam vẫn nằm dưới mức xuất khẩu tiềm năng.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu, để tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc và vượt qua được rào cản trên, đòi hỏi chúng ta phải cải thiện các yếu tố
tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu
lực thời gian gần đây cùng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự
kiến sắp phê chuẩn được coi như chất xúc tác quan trọng đối với hoạt động thương
mại, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
1


Xuất phát từ ý nghĩa và bối cảnh đó, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
Trên cơ sở đó, sử dụng mô hình định lượng phù hợp để phân tích những nhân tố tác
động chi phối đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường này. Chính
vì lý do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: ”Các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất

khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng Liên minh Châu Âu” làm đề
tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu là tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU, từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường
EU đến năm 2025.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa
của một quốc gia.
+ Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng chế biến và thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
+ Xác định chiều hướng tác động và mức độ tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU sử dụng mô
hình trọng lực.
+ Lập luận và đưa ra các giải pháp phù hợp đối với nhà nước và doanh nghiệp
để tận dụng những tác động thuận lợi và hạn chế những tác động ngược chiều nhằm
thúc đẩy xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
hàng hóa của một quốc gia.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận án sẽ triển khai nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 - 2016, đề
xuất giải pháp để tận dụng những tác động thuận lợi và hạn chế những tác động
ngược chiều của các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang thị trường EU đến năm 2025.
+ Về mặt hàng: Các mặt hàng chế biến bao gồm 4 nhóm theo phương pháp

phân loại tiêu chuẩn thương mại quốc tế (SITC): SITC 5: Hóa chất và sản phẩm liên
2


quan; SITC 6: Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu (trừ mặt hàng
667 và 68); SITC 7: Máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng; SITC 8: Hàng chế
biến khác.
+ Về nội dung: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến
của Việt Nam sang 28 quốc gia thành viên EU với 4 nhóm hàng thuộc hàng chế
biến.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu trên, cần trả lời được các câu hỏi
nghiên cứu sau: Tại sao Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế biến sang EU?;
Thực trạng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU trong thời
gian qua như thế nào?; Các nhân tố nào ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của
Việt Nam sang thị trường EU?; Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu nào
để xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang thị trường EU, qua đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố; Để có thể
cải thiện năng lực và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang thị trường EU trong giai đoạn tới, Việt Nam cần có những giải pháp nào để tận
dụng những tác động thuận lợi và hạn chế những tác động ngược chiều?
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
5.1. Cách tiếp cận
Phương pháp tiếp cận suy diễn; kết hợp tiếp cận định lượng và định tính; tiếp
cận hệ thống; tiếp cận kế thừa tri thức; tiếp cận điển hình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Chọn mẫu: tác giả lựa chọn số liệu xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang các nước EU (gồm 28 quốc gia thành viên).
- Thu thập số liệu: Để thực hiện đề tài này tác giả sẽ tiến hành thu thập số liệu

trong giai đoạn 2000-2016. Riêng đối với số liệu sử dụng chạy mô hình hồi quy, số
liệu được thu thập trong giai đoạn 2006-2016.
Luận án sẽ thu thập nguồn tài liệu thứ cấp gồm tư liệu, tài liệu, sách, số liệu
thống kê từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, một số cơ quan thống kê quốc tế và các
công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
5.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
5.2.2.1. Phân tích định tính: sử dụng để phân tích các yếu tố như quy mô sản
xuất, quy mô nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, thể chế, cơ sở hạ tầng, công
nghệ, môi trường kinh tế vĩ mô, rào cản kỹ thuật, hiệp định thương mại tự do Việt

3


Nam - EU, chất lượng hàng hóa tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang EU.
5.2.2.2. Phân tích định lượng
- Phân tích hồi quy: Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của VN
sang EU tác giả sử dụng mô hình Gravity (mô hình trọng lực) và có bổ sung thêm
một số yếu tố mới vào mô hình. Mô hình phân tích của đề tài có dạng sau đây:

Trong đó:
+ Ln là logarít tự nhiên, i là nước i (Việt Nam); j là nước j (quốc gia thành
viên EU); t là năm t (t=2006...2016)
+ Xijt , Xijt-1 là giá trị xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang từng quốc gia
thành viên của EU tại năm t và năm t-1 (Đơn vị tính: triệu USD).
+ GDPijt là tổng sản phẩm quốc nội gộp của Việt Nam và các nước thành
viên EU tại năm t (Đơn vị tính: Triệu USD).
+ GDPCijt là tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người gộp của Việt
Nam và các nước thành viên EU tại năm t (Đơn vị tính: Triệu USD)
+ WDistij là khoảng cách địa lý trung bình tính theo đường chim bay giữa thủ

đô Hà Nội và thủ đô của nước đối tác thương mại (Đơn vị tính: km).
+ Landlockedj là biến giả, xác định xem quốc gia j có tiếp giáp với biển hay
không.
+ IDijt , TDijt lần lượt là khoảng cách thể chế, khoảng cách công nghệ giữa Việt
Nam và từng quốc gia thành viên của EU tại năm t.
+ HCit đo lường nguồn vốn con người của Việt Nam.
+ TFjt là chỉ số đo lường mức độ tự do thương mại của từng quốc gia thành
viên của EU tại năm t.
+ ASMTMjt là mức thuế bình quân gia quyền áp dụng đối với hàng chế biến
của Việt Nam xuất khẩu sang EU (Đơn vị tính: %).
+ MEijt là chỉ số đo lường môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam và từng
quốc gia thành viên của EU tại năm t
+ CFIit là chỉ tiêu đo lường khả năng đổi mới công nghệ của Việt Nam tại năm
t.
+
+

=0
4


Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM để ước lượng mô hình trên. Để
kiểm định tính phù hợp của phương pháp GMM trong hồi quy, luận án áp dụng hai
kiểm định Sargan và Arellano-Bond.
- Phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis): Đây là phương
pháp phân tích được sử dụng để tính toán hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng
chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Sau đó hiệu quả kỹ thuật được sử dụng
để tính toán tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
Mô hình phân tích biên ngẫu nhiên có thể được biểu diễn dưới dạng sau đây:
Mô hình giới hạn ngẫu nhiên nêu trên có thể được biểu diễn như sau:


v

ijt

 uijt 

Để ước tính tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường
EU, tác giả sử dụng công thức sau:

TEij 

Yij
*
ij

Y

 exp( uij ),0  TEij  1
*

Trong đó:TEij là hiệu quả kỹ thuật; Y , Yij là mức xuất khẩu thực tế và mức
xuất khẩu tiềm năng (tối đa) của nước i sang nước j.
- Dự báo về xu hướng xuất khẩu: có thể được tính toán theo phương trình sau
đây: ̂
Trong đó: ̂ là giá trị dự báo xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị
trường EU (ĐVT: Triệu USD); a là hệ số chặn; b mức thay đổi giá trị xuất khẩu
hàng chế biến bình quân khi t tăng lên một đơn vị; t là năm t.
Trong đề tài này giá trị xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường
̂

EU được biểu diễn dưới dạng logarith:
Do vậy, dự báo giá trị xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường
EU (ĐVT: Triệu USD) được tính toán như sau: ̂
5.2.2.3. Một số phương pháp khác: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
so sánh.
5.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

5


Để phân tích thực trạng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU luận
án sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu sau đây:
5.2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá thực trạng về mặt hàng xuất khẩu: Cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu; Tốc độ tăng trưởng bình quân; Mức độ đa dạng hóa mặt hàng
xuất khẩu: sử dụng kết hợp hệ số Gini-Hirschman (GH) và chỉ số Theil Entropy.
5.2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá thực trạng về thị trường xuất khẩu:
Cơ cấu thị trường xuất khẩu; Mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
5.2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng xuất khẩu: Gia tăng xuất khẩu
theo chiều rộng và theo chiều sâu; Chỉ số bổ trợ thương mại; Chỉ số đo lường mức
độ lợi thế so sánh.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án bổ sung các yếu tố tác động mới đó là khoảng cách thể chế, khoảng
cách công nghệ, môi trường kinh tế vĩ mô, tự do hoá thương mại, thuế quan, nguồn
vốn con người, khả năng đổi mới công nghệ vào mô hình nghiên cứu đối với hoạt
động xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam.
- Ứng dụng mô hình động (mô hình GMM) trong phân tích xuất khẩu hàng
chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
- Sử dụng kết hợp 3 chỉ số bổ trợ thương mại (TCI), chỉ số đo lường mức độ
lợi thế so sánh (RCA) và hiệu quả kỹ thuật (TE) để xác định triển vọng xuất khẩu
hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần hệ thống hoá và bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu hàng chế biến của Việt Nam thông qua xây dựng khung phân tích.
- Xây dựng mô hình Gravity phục vụ cho phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
- Xây dựng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên áp dụng cho phân tích tiềm
năng xuất khẩu hàng hoá.
- Luận án đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến xuất khẩu
hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Trên cơ sở đó, gợi ý giải pháp
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tư liệu khoa học để
tham khảo cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và thị
trường EU nói riêng.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan
- Về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa: Các công trình nghiên
cứu đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. Các yếu tố này có thể
được chia thành 3 nhóm, bao gồm nhóm các yếu tố về phía cung, nhóm các yếu tố
về phía cầu và các yếu tố cản trở/hấp dẫn. Nhóm các yếu tố về phía cung đại diện
cho cung xuất khẩu, bao gồm: quy mô kinh tế nước xuất khẩu (thường đại điện bởi
GDP hay GNP), quy mô thị trường nước xuất khẩu (thường đại diện bởi dân số),
yếu tố thể hiện năng lực sản xuất (thường đại biện bởi GDP bình quân đầu người).
Nhóm các yếu tố thuộc về phía cầu đại diện cho cầu nhập khẩu, bao gồm quy mô
kinh tế nước nhập khẩu (thường đại điện bởi GDP hay GNP), quy mô thị trường

nước nhập khẩu (thường đại diện bởi dân số), yếu tố thể hiện sức mua (thường đại
biện bởi GDP bình quân đầu người). Nhóm các yếu tố cản trở/hấp dẫn gồm có
khoảng cách địa lý giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu, cơ sở hạ tầng, các yếu
tố thuộc về lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, cùng tham gia vào các hiệp định thương
mại tự do, khoảng cách công nghệ, khoảng cách thể chế, độ mở nền kinh tế, môi
trường kinh tế vĩ mô, chất lượng nguồn nhân lực, rào cản kỹ thuật, chất lượng sản
phẩm, hiệp định thương mại tự do... Ngoài các yếu tố trên còn có một số yếu tố
khác như đầu tư trực tiếp nước ngoài, biến trễ xuất khẩu,...
Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu nói trên chưa đánh giá được tác động
của khoảng cách thể chế, khoảng cách công nghệ, khả năng đổi mới công nghệ,
môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, rào
cản kỹ thuật, thuế quan, hiệp định thương mại tự do... đối với xuất khẩu. Vì vậy,
vấn đề luận án đưa ra vẫn còn khe hở cần quan tâm nghiên cứu. Do đó, luận án sẽ
bổ sung và tập trung nghiên cứu những vấn đề mới sau: Tác động của của khoảng
cách thể chế, khoảng cách công nghệ, cơ sở hạ tầng, tự do thương mại, sự sẵn sàng
về công nghệ, môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng nguồn nhân lực, rào cản kỹ
thuật, chất lượng sản phẩm, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với
xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
- Về phương pháp nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu trước đây sử đều dụng
số liệu hỗn hợp. Trên cơ sở số liệu hỗn hợp, các tác giả đã sử dụng nhiều phương
pháp ước lượng khác nhau, bao gồm phương pháp ước lượng OLS (Rahman, 2009;
Xu và Sheng, 2009), hiệu ứng cố định, ngẫu nhiên (Chẳng hạn, Gani, 2006; Bac,
2010; Hatab và các cộng sự, 2010). Phương pháp ước lượng OLS là phương pháp
phổ biến nhất bởi tính đơn giản của phương pháp. Tuy nhiên phương pháp ước
7


lượng OLS được dựa trên khá nhiều giả định. Để khắc phục những hạn chế đó, các
nghiên cứu sau này đã sử dụng mô hình hiệu ứng cố định (fixed effects model) hoặc
mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (random effects model). Tuy nhiên, các mô hình này

đây đều là mô hình tĩnh. Trong khi đó, trên thực tế giá trị xuất khẩu của năm sau có
quan hệ mật thiết với giá trị xuất khẩu của năm trước. Vì vậy, để giải quyết vấn đề
này thì nhiều tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM. Ưu điểm của phương
pháp ước lượng GMM là ngay cả khi một số giả định bị vi phạm (đặc biệt là hiện
tượng nội sinh) thì ước lượng GMM vẫn cho kết quả ước lượng vững, không chệch,
phân phối chuẩn và hiệu quả.
Có thể nói, cho đến thời điểm này, đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng chế biến nói riêng. Đồng thời đã
có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình tĩnh và một số nghiên cứu sử dụng mô hình
động. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của tác giả thì chưa có nghiên cứu nào sử dụng
phương pháp ước lượng GMM hệ thống để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỔ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT QUỐC GIA
2.1. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm xuất khẩu: xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và
dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua mua bán nhằm
khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
- Khái niệm về hàng chế biến: hàng chế biến được hiểu là những mặt hàng
được chế tạo từ nguyên liệu thô với quy mô lớn sử dụng máy móc. Hàng chế biến
bao gồm 4 nhóm theo phương pháp phân loại tiêu chuẩn thương mại quốc tế, bản
sửa đổi lần thứ 3 (SITC - Rev. 3): SITC 5, SITC 6 (trừ mặt hàng 667 và 68), SITC 7,
SITC 8.
- Khái niệm về công nghiệp chế biến, chế tạo:
Công nghiệp chế biến, chế tạo đó là hoạt động làm thay đổi về chất của các
nguyên liệu nguyên thủy (là những sản phẩm có được từ việc khai thác) thành các
sản phẩm trung gian và tiếp tục biến đổi, chế biến thành sản phẩm cuối cùng.
2.2. Thƣơng mại quốc tế
Thương mại quốc tế xuất hiện từ cách đây hàng ngàn năm nhưng việc giải

thích nguồn gốc và lợi ích mà thương mại quốc tế đem lại mới thực sự bắt đầu từ thế
kỷ 16. Trải qua nhiều thế kỷ, các lý thuyết đã lần lượt ra đời từ quan điểm của chủ
nghĩa trọng thương (giữa thế kỷ 16), tiếp theo đó là lý thuyết lợi thế tuyệt đối của
8


Adam Smith (1776). Phát triển quan điểm của Adam Smith, hai lý thuyết khác tiếp
tục được xây dựng đó là lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1817) và lý
thuyết Heckscher-Ohlin, một công trình nghiên cứu sâu hơn lý thuyết của Heckscher
(1919) và Ohlin (1933). Trước những biến đổi liên tục của thực tiễn, các lý thuyết
này không phải là những giải thích luôn đúng cho các mô hình thương mại. Lý
thuyết chu kỳ sống của sản phẩm do Raymond Vernon (1966) phát triển đã cho
thấy sự thất bại của lý thuyết Heckscher-Ohlin trong việc giải thích các mô hình
thương mại trên thực tế. Không chỉ vậy, trong các công trình nghiên cứu liên quan
tới lý thuyết thương mại mới, Michael Porter (1990) đã đưa ra lý thuyết lợi thế cạnh
tranh quốc gia (mô hình kim cương).
Trong những năm gần đây, mô hình Gravity đã được sử dụng rất nhiều trong
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Mô hình gravity áp dụng
trong thương mại song phương có dạng như sau (Krugman và Maurice, 2005):

Tij  A

Yi Y j
Dij

Tij là luồng chảy thương mại từ địa điểm i sang địa điểm j. Yi và Yj là quy mô
nền kinh tế của địa điểm i và địa điểm j. Nếu T được đo lường bởi luồng tiền (giá trị
xuất khẩu) thì Y thường là tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng thu nhập quốc dân của
mỗi địa điểm. Dij là khoảng cách giữa hai địa điểm (thường là khoảng cách giữa hai
trung tâm của i và của j).

2.3. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia
2.3.1. Các yếu tố tác động đến cung xuất khẩu: Quy mô sản xuất của nước xuất
khẩu; Sự sẵn sàng về công nghệ ; Đổi mới công nghệ; Chất lượng nguồn nhân lực.
2.3.2. Các yếu tố tác động đến cầu nhập khẩu: Quy mô nền kinh tế của nước
nhập khẩu; Chất lượng hàng hoá.
2.3.3. Các yếu tố cản trở/ hấp dẫn: Khoảng cách địa lý; Khoảng cách công
nghệ; Khoảng cách thể chế; Tiếp giáp với biển; Môi trường kinh tế vĩ mô; Tự do hoá
thương mại; Rào cản kỹ thuật; Hiệp định thương mại tự do, cơ sở hạ tầng
2.4. Khung phân tích về các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hoá
của một quốc gia

9


Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của luận án
NƢỚC XUẤT KHẨU

NƢỚC NHẬP KHẨU

(Năng lực sản xuất)

(Sức mua của thị trường)

CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ, HẤP DẪN

- Môi trường kinh
tế vĩ mô của nước
xuất khẩu

Khoảng cách


- Địa lý

- Môi trường kinh tế vĩ
mô của nước nhập
khẩu

- Quy mô sản xuất (GDP, GDP bình
quân đầu người)

- Cơ sở hạ tầng

- Công nghệ

- Vị trí tiếp giáp biển

- Quy mô nền kinh tế (GDP, GDP
bình quân đầu người)

- Sự sẵn sàng về công nghệ

- Độ trễ xuất khẩu

- Thể chế

- Tự do hóa thương
mại

- Chất lượng hàng hóa


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CUNG XUẤT KHẨU

- Đổi mới công nghệ

- Rào cản kỹ thuật

- Chất lượng nguồn nhân lực

- Thuế quan

- Hiệp định thương
mại tự do

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

10

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CẦU NHẬP KHẨU


Chƣơng 3
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
XUẤT KHẨU HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN 2000 - 2016
3.1. Tổng quan về thị trƣờng EU
3.2. Thực trạng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU
3.2.1. Mặt hàng xuất khẩu
- Kim ngạch xuất khẩu:

Trong giai đoạn 2000 - 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến đã tăng
12,7 lần từ 2.337,6 triệu USD năm 2000 lên 29.770,2 triệu USD năm 2016. Trong đó,
tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như: thiết bị viễn thông, dệt may, da giầy.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng chế biến
của Việt Nam sang thị trường EU có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2000 - 2016.
- Mặt hàng xuất khẩu chủ lực: SITC-7643 - Thiết bị truyền dẫn TV/radio là
mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của
Việt Nam sang thị trường EU. Tỷ trọng của 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang thị trường EU và có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. Điều này
cho thấy cơ cấu xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU đang có
xu hướng chuyển dịch theo hướng chuyên môn hóa.
- Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu: Xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang thị trường EU có xu hướng chuyển từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa.
Nhóm hàng SITC-5, SITC-6, SITC-8 là các nhóm hàng có xu hướng đa dạng hóa.
Nhóm hàng SITC-7 lại là nhóm hàng có mức độ chuyên môn hóa tăng dần. Điều này
cho thấy, trong số các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm SITC-7, Việt Nam có xu
hướng tập trung hơn vào xuất khẩu một số mặt hàng. Mức độ đa dạng hoá mặt hàng
xuất khẩu (hàng chế biến) của Việt Nam chủ yếu là đa dạng hoá theo chiều rộng,
đóng góp của đa dạng hoá theo chiều sâu ngày càng hạn chế, đặc biệt tỷ lệ đóng
góp thấp ở mức 0,46 (tương đương 19,4%) trong giai đoạn 2011-2015.
3.2.2. Thị trường xuất khẩu
- Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan là những thị trường
xuất khẩu hàng chế biến lớn nhất của Việt Nam. Các thị trường Áo, Ba Lan, Tây
Ban Nha, Thụy Điển là những thị trường nhỏ hơn cùng sức tiêu thụ hàng hoá thấp
nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gần như không đáng kể, các nước còn lại tỷ trọng
kim ngạch đều chỉ ở mức khiêm tốn.

11



- Mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Xuất khẩu hàng chế biến của Việt
Nam sang thị trường EU có chiều hướng chuyển từ chuyên môn hóa sang đa dạng
hóa thị trường xuất khẩu. Nhóm hàng SITC-6, SITC-8 là các nhóm hàng có xu
hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, nhóm hàng SITC-7 lại là
nhóm hàng có mức độ tập trung vào một số thị trường tăng dần.
- Thị trường xuất khẩu chủ lực: 10 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
chiếm trên 90% trong tổng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường
EU. Trong số 10 quốc gia nói trên, Đức là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của
Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam vào các thị trường
Vương quốc Anh và Pháp cũng có xu hướng giảm dần. Ngược lại, tỷ trọng xuất
khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang Hà Lan, Áo và Cộng hòa Slovakia lại có xu
hướng tăng dần.
3.2.3. Tiềm năng xuất khẩu
- Năng suất và quy mô xuất khẩu: Hợp phần quan trọng và chủ yếu đóng góp
vào tăng trưởng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU là do tăng
cường xuất khẩu các mặt hàng mà trước đây đã từng xuất khẩu sang EU. Số lượng
hàng hoá biến mất gần như không có. Đồng thời, số lượng hàng hoá mới có xu hướng
tăng lên trong giai đoạn 2005-2010, nhưng đến giai đoạn 2010-2015 thì hàng hoá mới
không xuất hiện. Như vậy, trong tất cả các năm, tăng trưởng xuất khẩu hàng chế biến
của Việt Nam sang thị trường EU là xuất phát từ xuất khẩu các mặt hàng cũ mà trước
đây Việt Nam đã từng xuất khẩu.
- Chỉ số bổ trợ thương mại: 10 quốc gia có chỉ số bổ trợ thương mại cao nhất
đối với Việt Nam như Cộng hòa Slovakia, Cộng hòa Séc, Hung-ga-ri, Ai-len,… Đây
là 10 quốc gia có cơ cấu nhập khẩu hàng chế biến từ thế giới khá tương đồng với cơ
cấu xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường thế giới. Điều này cho
thấy đây là những thị trường mà Việt Nam có thể duy trì mức nhập khẩu và có cơ hội
khai thác được tiềm năng xuất khẩu sang các thị trường này.
- Lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU:
Đứng đầu là nhóm hàng SITC 764 - Thiết bị viễn thông. Đứng thứ hai là nhóm

hàng SITC 851 - Giầy dép. Tiếp theo là các nhóm hàng SITC 831 - Hòm và vali,
SITC 751 - Máy móc văn phòng, SITC 841 - Quần áo dệt may của đàn ông/trẻ em
nam có lợi thế so sánh biến động tăng giảm, nhưng cũng đều ở mức cao (RCA>4).
3.3. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chế biến chủ lực: Giầy dép;
Dệt may; Điện thoại và linh kiện
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt
Nam sang thị trƣờng EU
12


3.4.1. Tóm tắt các biến có sử dụng trong mô hình
3.4.2. Kết quả kiểm định mô hình
Kết quả kiểm định Sargan của mô hình khẳng định rằng biến công cụ sử dụng
trong mô hình là biến ngoại sinh. Kết quả kiểm định Arellano-Bond của mô hình cho
thấy kiểm định này bác bỏ giả thuyết mô hình có hiện tượng tự tương quan.
3.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang thị trường EU
Bảng dưới đây trình bày kết quả của mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Các kết quả kiểm
định ở trên cho thấy rằng mô hình 5 là hoàn toàn phù hợp.
Kết quả mô hình hồi quy
Các biến
Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình
1
2
3
4
5
LnExportijt-1
0.696** 0.688** 0.694** 0.718** 0.703**

(0.012)
(0.019)
(0.019)
(0.027)
(0.033)
LnGDPijt
0.277** 0.305** 0.288** 0.255** 0.267**
(0.012)
(0.020)
(0.020)
(0.038)
(0.040)
LnGDPCijt
0.271** 0.281** 0.314** 0.241** 0.315**
(0.033)
(0.054)
(0.058)
(0.059)
(0.067)
LnWDistij
-0.0218
-0.337
-0.516
-0.222
-0.155
(0.393)
(0.483)
(0.504)
(0.424)
(0.509)

Landlockj
-0.478** -0.500** -0.449** -0.575** -0.453**
(0.054)
(0.103)
(0.128)
(0.092)
(0.170)
IDijt
-0.178** -0.113*
-0.128*
-0.144** -0.114*
(0.030)
(0.049)
(0.050)
(0.050)
(0.058)
TDijt
-0.147** -0.186** -0.202** -0.135*
-0.308**
(0.054)
(0.053)
(0.052)
(0.066)
(0.073)
HCit
0.052** 0.031** 0.059*
0.071*
0.097*
(0.012)
(0.012)

(0.030)
(0.030)
(0.038)
TFjt
0.037** 0.052** 0.032** 0.029*
(0.011)
(0.015)
(0.012)
(0.012)
ASMTMjt
-0.149*
-0.173*
-0.218*
(0.075)
(0.075)
(0.093)
MEijt
0.088** 0.069**
(0.019)
(0.021)
CFIit
0.106*
(0.051)
Constant
-3.497
-4.224
-4.064
-4.467
-6.103
(3.161)

(4.190)
(4.218)
(3.727)
(4.129)
Number of
280
280
280
280
280
Observations
Nguồn: Kết quả của mô hình
Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc; * mức ý nghĩa 0,05; ** mức ý nghĩa 0,01
13


3.4.3.1. Các yếu tố tác động đến cung xuất khẩu
- Quy mô sản xuất của Việt Nam
+ Kết quả mô hình hồi quy cho thấy, hệ số ước lượng của biến LnGDP ijt mang
dấu dương và có ý nghĩa thống kê 0,01. Khi GDP của Việt Nam và GDP của các
nước thành viên EU tăng lên 1% thì xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị
trường EU cũng tăng lên 0,267%, với các yếu tố khác không đổi. GDP của Việt
Nam đã tăng nhanh dần qua các năm, từ mức 57,6 tỷ USD năm 2005 lên 201,3 tỷ
USD năm 2016. Điều đó đồng nghĩa với lượng hàng hóa tạo ra ngày càng nhiều, dẫn
đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam càng lớn, trong đó có xuất khẩu nhóm hàng
chế biến. Do vậy, GDP của Việt Nam có tác động thuận chiều với cung xuất khẩu
Việt Nam về hàng chế biến.
+ Biến LnGDPCijt có hệ số ước lượng mang dấu dương với mức ý nghĩa
thống kê 0,01, nghĩa là tích số giữa GDP bình quân đầu người của Việt Nam và
GDP bình quân đầu người của EU có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng chế biến

của Việt Nam sang EU. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 699,6
USD/người năm 2005 lên 2171 USD/người năm 2016. Điều này thể hiện sự dồi dào
của tư bản, dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường giá trị xuất khẩu sang EU.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU ít cạnh tranh, mang tính bổ sung cho
nhau, trong khi đó hàng chế biến là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Do
đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam có tác động cùng chiều với cung xuất
khẩu Việt Nam về hàng chế biến.
- Sự sẵn sàng về công nghệ
Hàng chế biến là nhóm hàng đòi hỏi đầu tư nhiều về công nghệ trong hoạt
động sản xuất. Doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị sản phẩm để tăng năng lực cạnh
tranh và xuất khẩu ra thị trường lớn EU thì phải dựa trên cơ sở cải tiến công nghệ
truyền thống, du nhập công nghệ mới, hiện đại. Do vậy, công nghệ có ảnh hưởng
tích cực đối với xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU. Theo Diễn đàn
kinh tế thế giới (WEF), trong giai đoạn 2007-2016, mức độ sẵn sàng về công nghệ
của Việt Nam còn thấp. Chỉ số về mức độ sẵn sàng công nghệ của Việt Nam nhỏ
hơn 4, trong khi đó hầu hết các nước thành viên EU chỉ số này lớn hơn 4. Thực trạng
này cho thấy, công nghệ của Việt Nam còn thua xa so với các nước EU.
- Đổi mới công nghệ
Hệ số của biến “đổi mới công nghệ” của Việt Nam (CFIit) có giá trị dương.
Kết quả này cho thấy, đổi mới công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động
xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU. Cụ thể là, khi chỉ số về chất lượng
đổi mới công nghệ của Việt Nam tăng lên 1% thì xuất khẩu hàng chế biến sẽ tăng
14


lên 0,106%. Hiện nay mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển và hầu như chỉ tập trung vào các
doanh nghiệp lớn. Phần lớn đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chỉ mang tính
thụ động và chủ yếu từ công nghệ nhập khẩu. Đổi mới công nghệ có vai trò quyết
định việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng chế biến, từ đó thúc đẩy mạnh

mẽ hoạt động xuất khẩu hàng chế biến sang thị trường EU.
- Chất lượng nguồn nhân lực
Biến “nguồn vốn con người” của Việt Nam (HCit) có tác động tích cực đến
xuất khẩu hàng chế biến sang thị trường EU. Khi nguồn vốn con người tăng lên 1%
thì xuất khẩu hàng chế biến sẽ tăng 0,097%. Thực tế cho thấy, nguồn lao động dồi
dào nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động có
trình độ, dẫn đến một số doanh nghiệp phải đi thuê lao động có trình độ tay nghề cao
từ các nước khác và theo đó, giá thành sản phẩm tăng, hàng hóa của Việt Nam nói
chung cũng như hàng chế biến của Việt Nam nói riêng rất khó cạnh tranh khi xuất
khẩu ra thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường khó tính như EU. Điều này khẳng
định rằng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa
rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu hàng chế biến của
Việt Nam sang EU.
3.4.3.2. Các yếu tố tác động đến cầu nhập khẩu
- Quy mô nền kinh tế của EU
+ Theo kết quả hồi quy đã trình bày ở trên, hệ số ước lượng dương và có ý
nghĩa thống kê của biến LnGDPijt cho thấy khi GDP của EU tăng lên đồng nghĩa với
sự gia tăng về thu nhập của thị trường này, kéo theo nhu cầu ngày càng cao trong
việc tiêu thụ các hàng hóa có hàm lượng chế biến nhiều và do vậy, EU sẽ có xu
hướng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao. GDP của EU tăng trưởng rất nhanh,
năm 2005 là 13.791 tỷ USD đến năm 2016 là 18.126 tỷ USD. Điều này cũng là một
thách thức đối với xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam do khả năng sản xuất của
EU lớn hơn dẫn đến mức độ cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước và hàng nhập
khẩu ngày càng trở nên gay gắt. Nhìn chung, GDP của EU tăng lên thì khả năng
nhập khẩu của EU cũng nhiều hơn, sẽ có tác động tích cực đối với xuất khẩu hàng
chế biến của Việt Nam.
+ Như đã đề cập ở trên, biến LnGDPCijt của mô hình hồi quy có giá trị dương
và có ý nghĩa thống kê, điều này khẳng định rằng mức thu nhập bình quân đầu người
của EU là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang EU. GDP bình quân đầu người của EU tăng lên trong giai đoạn 2005-2016 từ

29.322 USD năm 2005 lên 32.462 USD năm 2016. Khi thu nhập của người dân EU
15


tăng lên thì họ có nhu cầu dùng nhiều hàng hóa thiết yếu và hàng xa xỉ hơn. Như
vậy, Việt Nam cần nâng cao chất lượng của các sản phẩm chế biến để có thể tăng
kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
- Chất lượng hàng hóa
EU là thị trường xuất khẩu truyền thống và đầy tiềm năng của Việt Nam với đòi
hỏi cao về chất lượng. Khi xuất khẩu sang EU, các đối tác EU luôn chú trọng đến chất
lượng sản phẩm. Vì vậy, vấn đề chất lượng được xem như yếu tố quan trọng hàng đầu.
Như vậy, hàng chế biến với chất lượng tốt có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu của
Việt Nam sang EU.
3.4.3.3. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn
- Khoảng cách địa lý
Mặc dù, biến khoảng cách giữa hai quốc gia (LnWDistij) không có ý nghĩa về
mặt thống kê, tuy nhiên hệ số ước lượng của biến này mang giá trị âm. Như vậy,
khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia càng xa nhau thì chi phí vận tải càng
cao và càng làm giảm thương mại hai chiều giữa hai quốc gia
- Khoảng cách công nghệ
Biến “khoảng cách công nghệ” (TDijt) tác động theo chiều hướng tiêu cực đến
xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Khi sự khác biệt về công
nghệ tăng 1% thì xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang EU sẽ giảm 0,308%.
Chỉ số mức độ sẵn sàng về công nghệ giai đoạn 2006-2015 cho thấy một khoảng
cách khá xa của sự tụt hậu về công nghệ Việt Nam so với EU, làm giảm khả năng
cạnh tranh hàng chế biến của Việt Nam. Điều này gây bất lợi cho xuất khẩu hàng
chế biến của Việt Nam sang thị trường này.
- Khoảng cách thể chế
Hệ số ước lượng của biến “khoảng cách thể chế” (IDijt) giữa Việt Nam và EU
mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05, kết quả này có nghĩa là sự khác

biệt về môi trường thể chế tăng lên 1% thì xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang EU sẽ giảm là 0,114% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đánh giá của
WEF cũng cho thấy chỉ số chất lượng thể chế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với
phần lớn các nước thành viên EU. Hơn nữa, mức tăng trưởng kinh tế của nước ta
chủ yếu từ các ngành khai thác khoáng sản, gia công sản phẩm, sử dụng nhiều tài
nguyên thiên nhiên là chính, chưa tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp chế biến,
chế tạo đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến thực trạng trên đó là do rào cản về thể chế kinh tế. Và do vậy, khoảng cách
thể chế giữa Việt Nam và EU càng lớn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu hàng
chế biến sang EU.
16


- Môi trường kinh tế vĩ mô
Biến “môi trường kinh tế vĩ mô” (MEijt) có tác động cùng chiều với xuất khẩu
hàng chế biến. Khi tổng chỉ số về chất lượng của yếu tố này ở Việt Nam và EU tăng
lên 1% thì xuất khẩu hàng chế biến sang EU sẽ tăng 0,069%. Theo đánh giá của
WEF, chỉ số môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã dần cải thiện trong những
năm gần đây. Ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế thông qua đẩy mạnh đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Nhờ
đó, hoạt động xuất khẩu hàng chế biến cũng được phát triển. Do vậy, đây sẽ là nhân
tố tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng chế biến của Việt
Nam sang thị trường EU nói riêng.
- Rào cản kỹ thuật
Cùng với quá trình toàn cầu hoá thì hệ thống hàng rào phi thuế quan mà đặc
biệt là rào cản kỹ thuật của thị trường EU áp dụng đối với các hàng chế biến nhập
khẩu ngày càng nghiêm ngặt hơn. Điều này là yếu tố bất lợi, có ảnh hưởng tiêu cực
đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU.
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Tính toàn diện, phạm vi cam kết rộng, hiệp định có thể có tác động đáng kể

đối với kinh tế Việt Nam. Với tính bổ sung mạnh mẽ trong cơ cấu xuất nhập khẩu
hàng chế biến của Việt Nam và EU, Việt Nam thường xuất khẩu những hàng hóa
không phải là thế mạnh của EU (chẳng hạn như dệt may) còn phần lớn hàng hóa EU
xuất khẩu sang Việt Nam là những mặt hàng Việt Nam chưa phát triển hoạt động
sản xuất (như ô tô, dược phẩm...). Hiệp định được kỳ vọng sẽ tạo động lực thúc đẩy
mạnh mẽ thương mại và đầu tư giữa hai bên, đặc biệt, góp phần quan trọng nâng cao
giá trị cạnh tranh và làm gia tăng thị phần xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang thị trường này.
- Cơ sở hạ tầng
Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018 của WEF, Việt Nam
vẫn xếp hạng 79/137 nước được so sánh, chỉ tăng 2 bậc so với năm 2014. Mặc dù đã
có những cải thiện song kết cấu cơ sở hạ tầng của Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ,
chưa có sự đồng bộ, vẫn còn yếu kém khiến hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó
khăn. Do vậy, khi hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam phát triển đồng bộ, hiện
đại sẽ kích thích hoạt động trao đổi thương mại hàng chế biến của Việt Nam với các
nước trên thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.
- Độ trễ xuất khẩu

17


Kết quả từ mô hình hồi quy chỉ ra hệ số ước lượng của biến độ trễ (LnExport ijt1) mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao 0,01. Điều đó chứng tỏ rằng có một
mối tương quan giữa xuất khẩu của năm trước và xuất khẩu của năm sau. Khi giá trị
xuất khẩu hàng chế biến của năm trước tăng lên 1% thì giá trị xuất khẩu hàng chế
biến của Việt Nam sang EU năm sau sẽ tăng lên 0,703%. Lý do đơn giản là để thực
hiện xuất khẩu hàng chế biến thì Việt Nam đã phải tiến hành đầu tư nhất định vào
việc xây dựng mạng lưới, kênh phân phối và duy trì quan hệ thương mại với các
nước thành viên EU.
- Tự do hóa thương mại của EU

Hệ số ước lượng của biến “tự do hóa thương mại” (TF jt ) có giá trị dương.
Điều này thể hiện rằng, mức độ tự do thương mại của EU càng cao thì càng tạo điều
kiện cho xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng chế biến nói riêng của Việt Nam
sang EU. Khi tự do hóa thương mại tăng 1% thì xuất khẩu hàng chế biến sang EU
tăng 0,029%.
- Thuế quan
Hệ số ước lượng của biến ASMTMjt mang giá trị âm. Nghĩa là khi mức thuế
quan áp dụng, bình quân gia quyền đối với hàng chế biến của Việt Nam tăng lên 1%
thì xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ giảm 0,218%. Như vậy, thuế quan có ảnh
hưởng tiêu cực đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường này.
- Vị trí tiếp giáp biển của EU
Biến Landlockedj có hệ số ước lượng mang dấu âm, thể hiện chiều hướng tác
động tiêu cực đến xuất khẩu hàng chế biến. Điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam
có xu hướng xuất khẩu ít hơn sang các nước thành viên EU mà không tiếp giáp với
biển. Nếu các nước đối tác có vị trí địa lý không tiếp giáp với biển thì xuất khẩu của
Việt Nam sang các nước này sẽ thấp hơn so với trường hợp xuất khẩu sang nước có
tiếp giáp với biển là 0,453%.
3.5. Nhận xét về các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng chế biến của
Việt Nam sang thị trƣờng EU
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực như sau:
- Các yếu tố tác động đến cung xuất khẩu (Việt Nam): Quy mô sản xuất của Việt
Nam (đại diện bởi GDP, GDP bình quân đầu người), sự sẵn sàng về công nghệ, đổi
mới công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực (nguồn vốn con người) có tác động tích
cực đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
- Các yếu tố tác động đến cầu nhập khẩu (thị trường EU): Quy mô nền kinh tế của
EU (đại diện bởi GDP, GDP bình quân đầu người), chất lượng sản phẩm có tác động
tích cực đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
18



- Các yếu tố cản trở/hấp dẫn:
+ Tác động tích cực gồm các yếu tố sau: môi trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, tự
do hóa thương mại, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
+ Tác động tiêu cực gồm các yếu tố sau: vị trí không tiếp giáp biển của các nước
thành viên EU, khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ, khoảng cách thể chế
giữa Việt Nam và các nước thành viên EU, rào cản kỹ thuật của EU, thuế quan áp
dụng đối với hàng chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang EU.
3.6. Đánh giá chung về thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu
hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng EU
3.6.1. Kết quả chung
- Chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài của Việt Nam đã góp
phần tạo ra năng lực sản xuất mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đặc
biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến xuất khẩu.
- Những kết quả đạt được trong lĩnh vực ngoại thương và đầu tư nước ngoài đã
cho thấy hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng đã tạo động lực
mạnh mẽ để cải cách thể chế kinh tế Việt Nam, giúp tăng trưởng xuất nhập khẩu,
tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia.
- Trong dài hạn nước ta có khả năng ứng phó trước những diễn biến bất
thường của thị trường quốc tế bằng việc thúc đẩy ký kết và phê chuẩn một số Hiệp
định Thương mại tự do mới CPTPP, EVFTA,…
- EVFTA là hiệp định chất lượng cao, xóa bỏ hàng rào thuế quan ở mức cao
nhất và cơ chế ưu đãi của EVFTA mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, có tới
gần 99% ngành hàng, sản phẩm được hưởng mức thuế đơn cử như dệt may, da giày,
đồ gỗ, công nghiệp ô tô.
- Với nguồn lao động cơ cấu trẻ và dồi dào, Việt Nam hiện đang có thế mạnh
để phát triển lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.
3.6.2. Tồn tại, hạn chế
- Hiện nay, tình hình kinh tế và chính trị thế giới có nhiều chuyển biến khó
lường, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và ngày càng khốc liệt. Tăng trưởng xuất khẩu
hàng chế biến sang thị trường EU dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

- Việc cải cách thể chế có tiến triển nhưng tốc độ vẫn còn chậm và chưa đáp
ứng được những mục tiêu của doanh nghiệp mong muốn.
- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ các hình thức gia công, chế xuất... tăng
lên, thể hiện sự yếu kém của các doanh nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp
chế biến.

19


- Thiếu tính lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các doanh nghiệp
FDI đến các doanh nghiệp vốn trong nước.
- Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức khi chỉ có khoảng
300 doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) có đủ khả năng để tham
gia vào chuỗi cung ứng nhưng chỉ là cung ứng thay thế, gia công lắp ráp không phải
ở khâu sản xuất.
- Sức cạnh tranh của sản phẩm chế biến thua xa so với các đối thủ quốc tế,
chưa tạo được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
- Ưu thế về nguồn lao động giá rẻ đang giảm đi nhanh chóng do tác động của
cách mạng công nghiệp 4.0.
- Đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất trực tiếp hiện nay vẫn còn
nhiều yếu kém. Đối với các cán bộ kinh doanh, quản lý thì khả năng nghiên cứu
tiếp cận mở rộng thị trường còn yếu, đặc biệt là thị trường lớn và đầy tiềm năng
như EU.
- Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chậm được cải thiện
và vẫn còn nhiều điểm yếu.
- Khi EVFTA được thực thi, Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn về đảm
bảo quy tắc xuất xứ hàng hóa, tuân thủ theo những quy định về sở hữu trí tuệ, vấn đề
lao động và môi trường, các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật của thị trường EU.
3.6.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Hiện nay, Việt Nam đang thiếu các doanh nghiệp sản xuất có tính hiệu quả

kinh tế nhờ lợi thế về quy mô để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Doanh
nghiệp Việt Nam chủ yếu hợp tác với các doanh nghiệp FDI ở khâu sản xuất và
marketing bán hàng, còn việc phát triển sản phẩm mới hầu như không có.
- Việt Nam là một nước đi sau so với các nước EU, ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo chưa thực sự phát triển, mức độ cạnh tranh của các mặt hàng nói chung
còn thấp nên giá thành sản phẩm không cao, đặc biệt là các ngành có thế mạnh của
nước ta như dệt may, da giày,…
- Trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các doanh nghiệp thiếu vắng
nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng chuyên môn.
- Các thủ tục hành chính và sự gây phiền hà, thiếu trách nhiệm của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, công chức đã làm tăng rào cản của thể chế.
- Việc đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh còn hạn chế. Do vậy, nền công nghiệp nước ta vẫn ở trình độ gia công là
chính.

20


- Sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đó là do việc
thiếu vốn và công nghệ, chưa có sự đầu tư nhiều từ nhà nước… thì còn có một vấn
đề khác do nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về cách thức tổ chức sản xuất.
- Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện đầu tư công vào hệ thống
giao thông phục vụ cho hoạt động thương mại. Tuy nhiên, hệ thống giao thông chưa
theo kịp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và lưu lượng hàng hóa đang ngày càng tăng.

Chƣơng 4
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến phát triển xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025

4.2. Triển vọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU
Sử dụng kết hợp 3 chỉ số TCI, TE và RCA cho ta thấy triển vọng xuất khẩu
hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Cụ thể đó là, một số thị trường có
chỉ số TCI cao và chỉ số TE thấp như: Rumani, Hungary, Ai len, Ba Lan. Đây sẽ là
những thị trường có triển vọng xuất khẩu cao với các mặt hàng có chỉ số lợi thế so
sánh (RCA) cao như thiết bị viễn thông, giầy dép, hòm, vali, máy móc văn phòng,
quần áo dệt may. Ngược lại, các thị trường khác (Cộng hòa Séc, Cộng hoà Slovakia,
Cộng hòa Slovenia, Áo) mặc dù có chỉ số TCI cao nhưng hiệu quả kỹ thuật (TE) đã
đạt ở mức tương đối vì vậy Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục khai thác
những thị trường này.
4.3. Dự báo xu hƣớng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng
EU giai đoạn 2018 - 2025
Kết quả dự báo chỉ ra rằng xu hướng kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của
Việt Nam sang thị trường EU tăng nhanh qua các năm với giá trị năm 2020 là
58.953 triệu USD, năm 2025 là 137.086 triệu USD. Điều này phần nào cho thấy một
dấu hiệu khả quan trong việc tiếp tục khai thác thị trường đầy tiềm năng này.
4.4. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng
EU
4.4.1. Các giải pháp nhằm tận dụng những tác động thuận lợi
4.4.1.1. Đối với nhà nước
- Một là, ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và là ưu
tiên hàng đầu cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững ở nước ta.

21


- Hai là, cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh
vực xuất khẩu hàng chế biến.
- Ba là, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại phát triển để
giảm thiểu cước phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá.

- Bốn là, thực hiện cải cách và điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của
Việt Nam theo hướng tự do hoá trên cơ sở các hiệp định song phương và đa phương
là hết sức cần thiết.
- Năm là, phát triển ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành hàng chế biến bởi đây
những ngành liên quan trực tiếp đến ngành chủ lực, sự phát triển của ngành chủ lực
bị ảnh hưởng và chi phối của ngành này.
4.4.1.2. Đối với doanh nghiệp
- Một là, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các cơ hội từ EVFTA, đáp ứng
yêu cầu kiểm soát chất lượng, các tiêu chuẩn về môi trường, lao động, rào cản kỹ
thuật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,... Nhóm hàng công nghiệp chế biến là một trong
nhóm các mặt hàng ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp
cần cơ cấu lại hoạt động sản xuất thông qua việc thay đổi phương thức sản xuất và
xuất khẩu, cụ thể đó là chuyển từ phương thức gia công thuần túy sang các phương
thức sản xuất khác đem lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản phẩm.
- Hai là, nâng cao chất lượng sản phẩm: Một số biện pháp được đưa ra như
từng bước đầu tư công nghệ hiện đại; đa dạng hoá sản phẩm thuộc nhóm hàng chế
biến; đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm chế biến, các dòng sản phẩm mới
liên tục, gây dựng các thương hiệu và tạo ra giá trị riêng của sản phẩm; tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định về hệ thống kiểm tra chất lượng của EU ngay từ khâu sản
xuất và chế biến hàng xuất khẩu; Thu hút nguyên liệu từ các nước EU hoặc các nước
đã có FTA với EU.
- Ba là, đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Các doanh nghiệp cần đầu tư chi
phí và phối hợp với nhà nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực và phải có chính
sách đãi ngộ hợp lý đối với người lao động.
- Bốn là, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành hàng
chế biến nói riêng giúp tạo nên sức mạnh tổng hợp, nâng cao vị thế tại thị trường nội
địa, tăng khả năng cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu lớn như EU.
4.4.2. Các giải pháp nhằm hạn chế những tác động ngƣợc chiều
4.4.2.1. Đối với nhà nước
- Một là, Việt Nam cần hoàn thiện khung khổ pháp luật cũng như nâng cao

nhận thức của xã hội về các vấn đề môi trường, lao động và sở hữu trí tuệ để đáp
ứng những cam kết trong EVFTA ngày càng tốt hơn.
22


×