Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.24 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TỐNG THỊ HƯỜNG

MẠCH LẠC TRONG
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TIẾNG VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9.22.90.20

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2018


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC XÁC HỘI ỆTNAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Tình

Phản biện 1: ...............................................................................................

Phản biện 2: ..............................................................................................

Phản biện 3: ..............................................................................................

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477


Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201...

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Liên kết (cohesion) và mạch lạc (coherence) là hai vấn đề liên quan
tới mọi loại thể văn bản. Một văn bản "chính danh" muốn đạt được hiệu quả giao
tiếp tốt nhất phải có mạch lạc. Mạch lạc có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định
“chất văn bản” của văn bản. Mạch lạc là yếu tố quyết định việc tạo thành văn
bản, trong đó nổi rõ lên việc tạo thành tính thống nhất chủ đề của văn bản. Mạch
lạc tuy là yếu tố khó xác định rạch ròi nhưng việc thể hiện nó ở những loại hình
văn bản khác nhau có những điểm đặc trưng đáng chú ý. Vì thế, việc hiểu rõ về
mạch lạc (về vai trò và những biểu hiện) gắn với đặc trưng loại hình là vô cùng
cần thiết khi tạo lập hay tiếp nhận một văn bản nào đó.
1.2. Văn bản nghị luận (VBNL) là loại văn bản dùng để trình bày,
bình luận, đánh giá theo một quan điểm nhất định các vấn đề trong các
lĩnh vực chính trị - xã hội, thực hiện chức năng thuyết phục, lôi cuốn,
động viên. VBNL thể hiện quan điểm, “bản lĩnh” của người viết khi trình
bày, bình giá về một sự kiện, một vấn đề chính trị - xã hội cụ thể và thể
hiện rất rõ ràng tính bình giá công khai, tính lập luận chặt chẽ và tính
truyền cảm mạnh mẽ. VBNL là loại văn bản quan trọng trong xã hội xưa
và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày ở xã hội nay và có ví trí quan
trọng trong nhà trường. Việc tìm hiểu mạch lạc và những biểu hiện của nó
gắn với đặc trưng thể loại trong VBNL, theo chúng tôi, là một việc làm
hết sức cần thiết cho những ai quan tâm đến VBNL, đặc biệt là giáo viên,

học sinh và sinh viên.
Đó là những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Mạch lạc
trong văn bản nghị luận tiếng Việt”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: là mạch lạc và biểu hiện của mạch lạc trong
VBNL tiếng Việt.
2.2. Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định là mạch lạc và một số biểu
hiện của mạch lạc trong VBNL tiếng Việt, cụ thể là hai biểu hiện: Mạch lạc
trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và mạch lạc trong quan hệ lập luận.

1


2.2.2. Phạm vi về nguồn ngữ liệu
Để đảm bảo tính đại diện, tính chọn lọc và độ tin cậy, luận án xác định
ngữ liệu nghiên cứu là 326 VBNL được lấy từ các nguồn: Sách giáo khoa Ngữ
văn lớp 7, 8.9.10.11.12, tập 1+2, (2008), Nxb Giáo dục, Hà Nội; Tập nghiên cứu
và bình luận văn học chọn lọc (2000), tập I + II + III + IV + V + VI, Đỗ Quang
Lưu tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Hà Nội; Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí
Minh, (1997), Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, Hà Nội;
Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Văn chính luận - quyển V) (2003), Mai Quốc Liên Nguyễn Văn Lưu (chủ biên), Nxb Văn học, Hà Nội và Xã luận báo Nhân dân, từ
số thứ sáu, ngày 18/11/2013 đến số thứ bảy, ngày 13/6/2017.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Qua việc khảo sát, thống kê, phân tích, đánh
giá biểu hiện của mạch lạc trong VBNL tiếng Việt, luận án nhằm mục đích làm
rõ một số biểu hiện nổi trội của mạch lạc gắn với đặc trưng thể loại VBNL tiếng
Việt, qua đó góp phần khẳng định vai trò của mạch lạc trong việc tiếp nhận và
tạo lập loại văn bản này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống lại một cách khái quát những vấn đề lí thuyết liên quan đến nội
dung của đề tài luận án.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc
trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở phương diện kết cấu và các phép liên kết ở
VBNL tiếng Việt.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc
trong quan hệ lập luận ở phương diện: kiểu lập luận, đặc điểm các thành phần
lập luận,... ở VBNL tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu là phân tích diễn ngôn,
miêu tả và phân tích ngữ nghĩa.
Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng một số thủ pháp như: thống kê, phân
loại, so sánh và phân tích, tổng hợp.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thông qua việc vận dụng lí thuyết về mạch lạc vào nghiên cứu biểu hiện
của mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và trong quan hệ lập luận ở
VBNL tiếng Việt, luận án góp phần khẳng định vai trò quan trong của mạch lạc
trong văn bản.

2


- Khảo sát, phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc trong quan hệ lập
luận qua kết cấu và các phép liên kết,... ở VBNL và chỉ ra được những điểm nổi
bật của mạch lạc trong loại văn bản này.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc trong quan hệ lập
luận ở kiểu lập luận, đặc điểm các thành phần lập luận, tính đa thanh... ở VBNL
và chỉ ra đặc điểm nổi bật mang tính đặc trưng của mạch lạc ở loại văn bản này.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

6.1. Đóng góp về phương diện lí luận: góp phần làm rõ hơn những vấn
đề lí luận của ngôn ngữ học văn bản và lí thuyết phân tích diễn ngôn dựa vào kết
quả nghiên cứu về mạch lạc trong VBNL tiếng Việt, từ đó khẳng định tầm quan
trọng của mạch lạc trong việc tạo lập và phân tích văn bản nói chung và VBNL
nói riêng.
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn: góp phần chỉ ra một số biểu
hiện quan trọng, nổi bật của mạch lạc trong VBNL tiếng Việt là mạch lạc
trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và mạch lạc trong quan hệ lập luận, từ đó
mong muốn góp phần vào việc làm cho quá trình tiếp nhận và tạo lập
VBNL đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Luận án là nguồn tài liệu tham khảo
hữu ích cho việc nghiên cứu, phân tích VBNL về phương diện ngôn ngữ.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2. Mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở văn bản nghị luận
tiếng Việt
Chương 3. Mạch lạc trong quan hệ lập luận ở văn bản nghị luận tiếng Việt.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

3


1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu mạch lạc trên thế giới
Trên thế giới, mạch lạc được nghiên cứu trong các công trình của T.

Todorov, V. Dijk, M.A.K. Halliday & R. Hasan, H.G Widdowson, G. Llian
Brown & George Yule, G.M. Green, D. Nunan, …
Tuy không phải là những công trình nghiên cứu riêng biệt về mạch lạc
song đây là những cuốn sách thể hiện quan điểm của các tác giả về vai trò và các
biểu hiện của mạch lạc trong văn bản/diễn ngôn. Điểm đồng nhất giữa các nhà
nghiên cứu là đều khẳng định vai trò quan trọng, tính chất quyết định của mạch
lạc trong việc làm cho một chuỗi câu thành một thể thống nhất - văn bản.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu mạch lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mạch lạc được nghiên cứu muộn hơn. Đó là các nghiên cứu
Trần Ngọc Thêm 1985 trong[111] Đỗ Hữu Châu (1996) trong [18] và [22], đặc
biệt là các nghiên cứu về mạch lạc của Diệp Quang Ban từ 1985 trong [5], [6],
[7], [8], [11], [12],.... Mạch lạc được tác giả khẳng định là cái làm cho văn bản là
một văn bản và được trình bày rõ ràng, chi tiết từ khái niệm đến các biểu hiện của
nó trong văn bản, đồng thời mạch lạc cũng được phân biệt với liên kết hình thức.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến mạch lạc
như [28] [40], [41], [95], [55] ,... Hay các luận văn, luận án vận dụng lí thuyết về
mạch lạc để nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó như [1], [4], [39], [66].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu mạch lạc trong văn bản nghị luận
Các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ chủ yếu tập trung nghiên cứu biểu
hiện của mạch lạc qua quan hệ lập luận hay một phương diện nào đó của mạch
lạc trong phân tích diễn ngôn như: [45], [80], [81], [104],...
Những nội dung và kết quả nghiên cứu về mạch lạc nói chung và mạch
lạc trong một số VBNL nói riêng giúp chúng tôi có một cái nhìn hệ thống, toàn
diện về mạch lạc, đặc biệt là vai trò của nó trong văn bản, đồng thời gợi mở việc
xác định những nội dung nghiên cứu về mạch lạc trong luận án này.
1.2. Cơ sở lí thuyết
Để phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã xác định
những cơ sở lí thuyết cơ bản là văn bản, mạch lạc và văn bản nghị luận.
1.2.1. Văn bản và một số vấn đề liên quan
1.2.1.1. Văn bản và diễn ngôn. Phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn


4


a. Văn bản và diễn ngôn
Phần này luận án hệ thống lại cách hiểu và sử dụng hai thuật ngữ văn bản
và diễn ngôn của các nhà nghiên cứu, từ đó có thể hiểu diễn ngôn là thuật ngữ chỉ
sự kiện giao tiếp có mục đích, thống nhất, có mạch lạc được ghi lại bằng văn
bản. Cách hiểu này cho thấy rõ sự gắn bó chặt chẽ giữa văn bản và diễn ngôn.
Luận án, sử dụng thuật ngữ văn bản để chỉ các sự kiện nói và viết được ghi lại
bằng chữ viết, như tên gọi của văn bản ở giai đoạn đầu và theo thói quen hiện
nay ở Việt Nam.
Luận án cũng đưa ra định nghĩa về văn bản như sau: Văn bản là sản
phẩm giao tiếp bằng ngôn ngữ được ghi lại bằng chữ viết, có cấu trúc hoàn
chỉnh và truyền tải một nội dung ngữ nghĩa trọn vẹn.
b. Phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản
Trong luận án, do cách sử dụng thuật ngữ “văn bản” ở giai đoạn đầu và
theo thói quen ở Việt Nam nên mạch lạc mà chúng tôi nghiên cứu trong VBNL
sẽ thuộc về vấn đề cốt yếu của phân tích diễn ngôn.
1.2.1.2. Đặc trưng của văn bản
Theo Diệp Quang Ban, văn bản có sáu đặc trưng là: mục đích sử dụng văn
bản, yếu tố nội dung, yếu tố cấu trúc, mạch lạc và liên kết, yếu tố chỉ lượng và
yếu tố định biên, trong đó yếu tố mạch lạc được coi là đặc trưng quan trọng,
quyết định đối với việc làm cho một chuỗi câu nào đó trở thành văn bản.
1.2.1.3. Đề tài-chủ đề và kết cấu của văn bản
a. Đề tài-chủ đề của văn bản
Đề tài của văn bản là nội dung hiện thực được phản ánh trong văn bản.
Chủ đề của văn bản được hiểu là "ý đồ của người viết hay đích hướng tới
của văn bản " [103, tr.38], được coi là sợi chỉ đỏ, là hạt nhân ngữ nghĩa xâu
chuỗi các câu tạo thành một mạng lưới. Chủ đề văn bản là hệ quy chiếu lớn cho

toàn bộ các thành tố ở các cấp độ khác nhau trong văn bản như câu, đoạn, mục,
chương, phần, tập,... chụm lại với nhau [18, tr.19].
Sự thống nhất chủ đề được đảm bảo bởi sự đồng nhất về quy chiếu của
các từ tương ứng [78; tr. 30-31] và kết cấu có chức năng bộc lộ chủ đề, tư tưởng
của tác phẩm [44, tr. 44]. Đề tài và chủ đề văn bản là hai khái niệm khác nhau, ở
đây, luận án ghép hai tên gọi này (đề tài-chủ đề) để thuận tiện cho việc sử dụng.
1.2.1.4. Kết cấu của văn bản
Kết cấu (cấu trúc) của văn bản được hiểu là sự tổ chức, sắp xếp các phần,
các thành tố nội dung ở các cấp độ khác nhau (các luận điểm lớn nhỏ) trong văn

5


bản để tạo thành một thể thống nhất, hợp lí, mạch lạc theo một ý đồ nào đó để thể
hiện chủ đề và nội dung văn bản. Chính kết cấu của văn bản đảm bảo tính liên
kết, tính thống nhất, tính hoàn chỉnh cho nội dung. Tất cả sự phức tạp của vấn
đề trình bày nhờ được triển khai theo một kết cấu nhất định mà trở nên rõ ràng,
rành mạch [18, tr.81]. Như vậy chính kết cấu là một yếu tố để tạo mạch lạc trong
sự thống nhất đề tài-ch ủ đề văn bản.
Có hai kiểu quan hệ đặc trưng cho kết cấu là kết cấu chuỗi (các yếu tố có
quan hệ ngữ nghĩa và logic được thể hiện nối tiếp liên tục, yếu tố trước tạo tiền đề
xuất hiện cho yếu tố sau,... cứ tiếp nối quan hệ như vậy cho đến hết) và kết cấu
song song (các yếu tố có quan hệ nghĩa và logic được thể hiện trong sự đối chiếu,
phát triển song song với nhau, có sự móc nối, chồng chéo các nội dung).
1.2.1.5. Liên kết trong văn bản
a. Khái niệm liên kết: "Liên kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố
ngôn ngữ nằm trong hai câu (hai mệnh đề) theo cách giải thích nghĩa cho
nhau. Nói rõ hơn liên kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ
nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham
khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó, hai câu (mệnh đề) chứa chúng

liên kết được với nhau." [12, tr. 347]
b. Các phép liên kết
Trong luận án, về cơ bản, chúng tôi dựa trên lý thuyết về liên kết của
Halliday và Hasan mà Diệp Quang Ban đã vận dụng vào tiếng Việt. Theo
đó, các phép liên kết được chia thành: phép quy chiếu, phép nối, phép tỉnh
lược, phép thế, phép liên kết từ vựng (lặp từ ngữ; dùng từ đồng nghĩa, từ
ngữ gần nghĩa và từ ngữ trái nghĩa; phối hợp từ ngữ)
1.2.1.6. Lập luận trong văn bản
a. Khái niệm lập luận
Luận án đưa ra cách hiểu về lập luận: lập luận cách đưa ra luận cứ (lí lẽ
và dẫn chứng) nhằm dẫn dắt người nghe/ người đọc đến một kết luận nào đó mà
người nói/ người viết muốn đạt tới một cách thuyết phục nhất.
b. Các thành phần của lập luận
Trong một lập luận, có ba bộ phận là luận cứ, kết luận và quan hệ lập luận.
Luận cứ là những căn cứ (tiền đề, cơ sở) được dùng làm chỗ dựa cho một
mệnh đề hay một lí thuyết (giữ vai trò kết luận) hoặc dùng để phản bác lại mệnh
đề hay lí thuyết đó, gồm có lí lẽ và dẫn chứng.
Kết luận là mệnh đề hay lí thuyết được chứng minh bằng các luận cứ.

6


Quan hệ lập luận được hiểu là quan hệ giữa luận cứ với kết luận.
c. Các kiểu lập luận
* Căn cứ vào độ phức tạp trong lập luận, có thể chia thành lập luận đơn và
lập luận phức.
* Căn cứ theo vị trí của các thành phần lập luận có thể chia thành: lập luận
diễn dịch, lập luận quy nạp, lập luận phối hợp diễn dịch-quy nạp
* Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của các thành phần lập luận, có thể
chia thành: lập luận tường minh và lập luận hàm ẩn.

d. Tác tử, kết tử lập luận và các dấu hiệu có giá trị lập luận khác
Trong một lập luận, ngoài những luận cứ xác đáng, tin cậy, ngoài quan hệ
lập luận logic, chặt chẽ thì một số yếu tố khác cũng có vai trò quan trọng tạo nên
sức thuyết phục cho lập luận. Đó chính là tác tử, kết tử lập luận, các yếu tố miêu
tả được lựa chọn, các từ ngữ xưng hô, các biện pháp tu từ và các từ đồng nghĩa,...
e. Lập luận và logic
Trong lập luận, tam đoạn luận là cấu trúc điển hình của lập luận diễn dịch
logic. Một kết luận logic chỉ có hai khả năng: hoặc đúng hoặc sai, đúng hay sai
không thể bác bỏ. Tam đoạn luận đời thường có đại tiền đề không phải là một
chân lí khách quan, khoa học mà là một lẽ thường, là những chân lí thông
thường có tính kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic
[23, tr. 187].
g. Lập luận và hiện tượng đa thanh
Hiện tượng đa thanh trong lập luận được hiểu là có một thành phần nào đó
của lập luận là của chủ ngôn được thuyết ngôn đưa vào làm cơ sở cho lập luận.
1.2.2. Mạch lạc
1.2.2.1. Quan niệm về mạch lạc. Vai trò của mạch lạc
Phân này luận án hệ thống các quan niệm về mạch lạc của Halliday &
Hasan (1976),T.A. Van Dijk (1977), I.R. Gal'perin (1981), G. Brown & G.
Yulle (1983), Georgia M. Green (1989), D. Nunan (1993), K. Wales (1994), D.
Togeby (1994).
Trong luận án, chúng tôi chọn cách hiểu về mạch lạc của Diệp Quang Ban
(được sử dụng trong phạm vi trường học): Mạch lạc là sự nối kết có tính chất
hợp lí về mặt nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển
khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…)
nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự kiện liên kết câu với câu.
[12, tr. 297]

7



1.2.2.2. Mạch lạc và liên kết
Phân này, luận án dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là
Diệp Quang về mạch lạc và liên kết, mối quan hệ giữa mạch lạc và liên kết.
Mạch lạc là sợi dây nối các yếu tố mang nghĩa trong văn bản, còn liên kết là việc
sử dụng các phương tiện từ ngữ để nối kết các câu với nhau. Mạch lạc sẽ tạo ra
sự rõ ràng, logic về mặt nội dung nghĩa của văn bản, còn liên kết có chức năng
nối nghĩa của câu với câu trong văn bản theo những cấu hình nghĩa xác định, tức
liên kết là phương tiện tạo mạch lạc cho văn bản.
1.2.2.3. Các biểu hiện của mạch lạc
Luận án đã hệ thống nghiên cứu về các biểu hiện của mạch lạc qua các
công trình của M.A.K. Halliday và R.Hasan, D. Nunan, Trần Ngọc Thêm,... đặc
biệt là trong các nghiên cứu [6], [7], [12] của Diệp Quang Ban. Luận án đã phân
tích các biểu hiện mạch lạc của Diệp Quang Ban và cho rằng có một số biểu hiện
còn có sự chồng chéo và hơi rối nên theo chúng tôi, các biểu hiện của mạch lạc
sẽ là sáu biểu hiện sau: Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong
một câu, trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan hệ
nghĩa với nhau, trong sự thống nhất đề tài-chủ đề văn bản, trong quan hệ thích
hợp giữa các hành động nói, trong quan hệ ngoại chiếu, trong quan hệ lập luận.
Luận án cũng căn cứ vào đặc trưng thể loại, căn cứ vào sự khảo sát ngữ
liệu đưa ra nhận xét về các biểu hiện của mạch lạc trong các loại văn bản nói
chung và VBNL nói riêng, từ đó có cơ sở lựa chọn nghiên cứu biểu hiện nổi trội
của mạch lạc trong VBNL là: mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và
mạch lạc trong quan hệ lập luận.
1.2.3. Văn bản nghị luận
1.2.3.1. Khái niệm văn bản nghị luận
Ở phần này, luận án đã hệ thống quan điểm của các nhà từ điển, các nhà
phương pháp, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là các nhà phong cách học
về nghị luận và văn bản nghị luận. Từ đó, có thể quan niệm VBNL như sau:
VBNL là loại văn bản dùng để trình bày, bình luận, đánh giá theo một quan điểm

nhất định các vấn đề về chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật,... nhằm
thuyết phục người khác nghe theo ý kiến của mình.
1.2.3.2. Phân loại văn bản nghị luận
Căn cứ vào nội dung - đề tài, phạm vi hoạt động, VBNL được chia thành
hai loại chính: là văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học.
1.2.3.3. Chức năng của văn bản nghị luận:

8


VBNL hướng tới thực hiện các chức năng là: chức năng thông báo và
chức năng tác động.
1.2.3.4. Đặc trưng của văn bản nghị luận: đó là tính bình giá công khai,
tính lập luận chặt chẽ và tính truyền cảm mạnh mẽ.
1.2.3.5. Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản nghị luận
Ngôn ngữ của VBNL có năm đặc điểm: một là giàu tính lí luận kết hợp
với biểu cảm; hai là ngôn ngữ khúc triết và giàu tính thuyết phục; ba là ngôn ngữ
có tính trong sáng và thẩm mĩ cao; bốn là ngôn ngữ có tính trang trọng và tính đại
chúng; năm là từ ngữ, cú pháp trong VBNL đa dạng, sinh động, mang tính biểu
cảm cao.
1.3. Tiểu kết
Phần tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án đã hệ thống lại các
nghiên cứu về mạch lạc của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nói
chung và các nghiên cứu về mạch lạc trong VBNL nói riêng. Các nghiên
cứu về mạch lạc của các nhà phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn đều
thừa nhận, khẳng định vai trò quan trọng của mạch lạc trong văn bản, đồng
thời làm rõ các phương diện của mạch lạc là: khái niệm, vai trò, các phương
tiện tạo mạch lạc, cách nhận diện và biểu hiện của nó trong văn bản.
Phần cơ sở lí thuyết, luận án đã hệ thống một số vấn đề về văn bản
như khái niệm, đặc trưng, đề tài-chủ đề, kết cấu của văn bản. Luận án cũng

đã hệ thống các nghiên cứu về mạch lạc của các tác giả trong và ngoài nước
ở các phương diện: định nghĩa, vai trò và các biểu hiện, phân biệt mạch lạc
với liên kết. Đặc biệt, ở phần các biểu hiện của mạch lạc, luận án đưa ra
nhận xét về các biểu hiện này trong các loại văn bản nói chung và trong
VBNL nói riêng, để từ đó khẳng định rằng: một VBNL mạch lạc phải có đủ
các biểu hiện của mạch lạc lựa, tuy nhiên có hai biểu hiện được cho là tiêu
biểu, mang tính đại diện cho mạch lạc trong VBNL là mạch lạc trong sự
thống nhất đề tài-chủ đề và mạch lạc trong quan hệ lập luận. Đây chính là
cơ sở để luận án chọn hai biểu hiện mang tính đại diện nói trên của mạch
lạc trong VBNL để nghiên cứu. Luận án cũng hệ thống một số vấn đề lí
thuyết về VBNL như định nghĩa, phân loại, chức năng, đặc trưng và đặc
điểm ngôn ngữ. Cơ sở về lí thuyết về lập luận như khái niệm, các thành
phần lập luận, các kiểu lập luận, các yếu tố có giá trị lập luận cũng được
luận án hệ thống vì lập luận là yếu tố mang tính đặc trưng của VBNL. Ở
chương này, luận án cũng đã xác định rõ các khái niệm công cụ như văn

9


bản (được hiểu như "văn bản" ở giai đoạn đầu, như "diễn ngôn" trong giai
đoạn hiện nay), mạch lạc (là vấn đề quan trọng trong phân tích văn bản/diễn
ngôn) và văn bản nghị luận.
CHƯƠNG 2
MẠCH LẠC TRONG SỰ THỐNG NHẤT
ĐỀ TÀI - CHỦ ĐỀ Ở VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Một văn bản mạch lạc trước hết phải có đề tài-chủ đề thống nhất,
nghĩa là đề tài-chủ đề phải được duy trì và được triển khai một cách hợp lí,
logic từ đầu đến cuối văn bản. Nếu đảm bảo được yêu cầu này, văn bản
đang xét được coi là mạch lạc - mạch lạc ở sự thống nhất đề tài-chủ đề - và
ngược lại. Đánh giá được biểu hiện này của mạch lạc phải dựa vào những

yếu tố có tác dụng tạo mạch lạc như kết cấu của văn bản và các phương tiện
liên kết.
2.1. Mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở văn bản nghị
luận thể hiện qua kết cấu văn bản
2.1.1. Đảm bảo yêu cầu chung về kết cấu của văn bản nghị luận
2.1.1.1. Mô hình kết cấu chung của văn bản nghị luận
Từ việc phân tích kết cấu VBNL và các yếu tố của nó, có thể rút ra
nhận xét: một VBNL nào đó có một kết cấu mà các phần, các luận điểm ở
các cấp độ được xác lập và sắp xếp hợp lí, logic, làm sáng tỏ được luận đề,
đảm bảo yêu cầu của thể loại thì văn bản đó đã mạch lạc - mạch lạc trong
sự thống nhất đề tài-chủ đề văn bản.
Dựa vào số liệu khảo sát, luận án đã đưa ra nhận xét về các phần
trong kết cấu của VBNL là: Tiêu đề phong phú, đa dạng về hình thức cấu
tạo và về mục đích nói; Phần mở có cấu tạo là một câu, một đoạn, có khi
nhiều đoạn, có 4 văn bản khuyết phần mở đầu; Phần triển khai, các luận
điểm được xác lập và được sắp xếp hợp lí, logic; Phần kết luận kết luận lại
vấn đề đã đưa ra bàn luận và có khi kêu gọi hành động, có 6 văn bản khuyết
phần kết luận. Như vậy, các VBNL trong ngữ liệu đáp ứng được yêu cầu cụ
thể về kết cấu chung của VBNL tức là có sự mạch lạc - mạch lạc trong việc
thống nhất đề tài-chủ đề văn bản.
2.1.1.2. Các kiểu kết cấu của văn bản nghị luận
a. Kết cấu đầy đủ: có 316/326 VBNL

10


b. Kết cấu không đầy đủ: có 10/326 VBNL.
2.1.2. Sử dụng kiểu quan hệ kết cấu phù hợp
2.1.2.1. Kết cấu ở cấp độ văn bản
a. Kết cấu chuỗi: Số liệu khảo sát cho thấy kết cấu chuỗi chiếm số

lượng nhiều nhất, 307/326 VBNL. Kết cấu chuỗi giúp cho việc trình bày
vấn đề được tuần tự, logic, giống như kiểu quan hệ nhân quả tất yếu. Kết
cấu này được thực hiện dựa vào các thủ pháp như hỏi-đáp, liệt kê,... Chẳng
hạn bản Cần, kiệm, liêm, chính của Hồ Chủ tịch đã sử dụng hai thủ pháp
tiêu biểu là hỏi-đáp và liệt kê. Kết cấu chuỗi với các thủ pháp đặc thù giúp
cho việc duy trì và triển khai đề tài một cách hợp lí, logic, tạo được mạch
lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề văn bản.
b. Kết cấu song song: Kết cấu song song ở cấp độ văn bản chiếm số
lượng không nhiều, chỉ trong trường hợp cần xây dựng trong thế đối chiếu
hai đối tượng, hai sự vật nào đó.Ví dụ một số văn bản Mỹ Diệm sẽ thua,
nhân dân sẽ thắng, Quân Mỹ chết nhăn răng, tướng Mỹ nhăn răng cười,...
2.1.2.2. Kết cấu ở cấp độ đoạn văn
a. Kết cấu chuỗi: thường gặp ở cấp độ đoạn văn trong VBNL. Kiểu
quan hệ kết cấu này sử dụng các thủ pháp là móc xích, lập luận ba đoạn, liệt
kê tích lũy và hỏi đáp, có khi đan xen các thủ pháp. Chẳng hạn, trong văn
bản Cách viết (Hồ Chủ tịch), thủ pháp hỏi đáp là thủ pháp chủ đạo để xây
dựng kết cấu chuỗi trong văn bản theo kiểu tự đặt câu hỏi và tự trả lời.
b. Kết cấu song song: ở cấp đoạn văn, VBNL ưu tiên sử dụng các thủ
pháp song hành như song hành đơn thuần, song hành diễn dịch, song hành
quy nạp và song hành phối hợp diễn dịch-quy nạp và tương phản, sóng đôi.
2.2. Mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở văn bản nghị luận
thể hiện qua các phép liên kết
Nội dụng nghiên cứu phần này nhằm chỉ ra được điểm nổi bật của
liên kết gắn với đặc trưng thể loại , đồng thời thấy được mối quan hệ giữa
mạch lạc và liên kết. Luận án đưa ra bảng thống kê về sự xuất hiện của các
phép liên kết trong 326 VBNL tiếng Việt.
Luận án cũng đưa ra bảng số liệu thống kê so sánh tần suất xuất hiện
của các phép liên kết trong 326 VBNL với 586 bài báo Khoa học xã hội &
Nhân văn ở [45] và 50 Hợp đồng kinh tế tiếng Việt ở [38] để thấy sự khác
biệt trong việc sử dụng một số phép liên kết ở 326 VBNL.

2.2.1. Các phép liên kết duy trì đề tài-chủ đề tạo mạch lạc cho văn bản

11


nghị luận tiếng Việt
2.2.1.1. Phép lặp
Việc sử dụng phép lặp trong VBNL nhiều nhất danh từ, đại từ xưng
hô, đáng chú ý là lặp từ ngữ kết hợp với lặp cú pháp. Ví dụ:
Càng là người vất vả khổ cực thì Bác lại càng thương. Thương người
bạn tù chỉ có cái chăn bằng giấy bồi, đêm thu cũng như Bác, trằn trọc ngủ
chẳng yên. Thương người tù cờ bạc nghèo không có gì ăn trước cái cảnh
"ngày ngày no rượu thịt" của kẻ khác, đành chịu "nước mắt bọt mồm tuôn".
Thương người bạn tù đêm qua còn dựa lưng vào Bác, sáng ngày đã chết
cứng... Thương những người phu làm đường quanh năm suốt tháng dãi gió
dầm mưa mà công lao nào mấy ai biết... [137, tập III, tr. 87-88]
2.2.1.2. Phép thế
Trong các đại từ được dùng để thế, các từ xuất hiện với tần suất cao
là đó (482/1.495), đây (255/1.495), như vậy (245/1.495), như thế
(204/1.495). Luận án đã phân tích các trường hợp cụ thể để thấy rõ vai trò
của pháp thế trong việc thống nhất đề tài-chủ đề tạo mạch lạc cho VBNL.
2.2.1.3. Phép tỉnh lược
Phép tỉnh lược xuất hiện nhiều trong VBNL, nó vừa có tác dụng liên
kết vừa tạo được sự ngắn gọn trong diễn đạt Ví dụ:
Muốn tiết kiệm thời giờ thì việc gì ta cũng phải làm cho nhanh
chóng, mau lẹ. ø Không nên chậm rãi. ø Không nên "nay lần mai lữa".
(...) Tiết kiệm thời giờ của mình, ø lại phải tiết kiệm thời giờ cho
người khác. ø Không nên ngồi lâu nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ
người khác. [137, tr. 136]
Trong VBNL còn xuất hiện những ngữ trực thuộc, chúng là kết quả

của việc tách các phần bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, giải thích,...
thành câu riêng. Những câu thuộc kiểu này mang màu sắc tu từ, giúp cho
thông tin và sắc thái biểu cảm được thể hiện rõ rệt hơn.
2.2.1.4. Sử dụng từ ngữ đồng nghĩa
Sử dụng từ ngữ đồng nghĩa để liên kết, tạo mạch lạc nhờ đề tài-chủ
đề được duy trì, đồng thời tránh lặp từ vựng, tạo ra sự diễn đạt sinh động,
cung cấp thông tin phụ cho phát ngôn với những sắc thái nghĩa mà lặp từ
vựng không thể có được. Ví dụ [41] trong luận án phân tích từ ngữ đồng
nghĩa có được nhờ việc phủ định trái nghĩa ở hai câu: đỉnh cao nhất - cái
đỉnh mà hàng mấy trăm năm về sau, mãi cho đến thế kỉ XIX, chưa một tác

12


phẩm văn chương hay một văn kiện chính trị nào vượt qua được.
2.2.1.5. Phép quy chiếu
Liên kết quy chiếu có tác dụng duy trì đề tài-chủ đề là quy chiếu chỉ
định và quy chiếu chỉ ngôi, đáng chú ý là quy chiếu chỉ ngôi với sự xuất
hiện của 33 từ chỉ ngôi. Ví dụ [50] trong bản chính văn sẽ cho thấy Hoài
Thanh đã dùng đại từ hắn thay cho Hồ Tôn Hiến, đại từ mụ thay cho mẹ
Hoạn Thư. Việc sử dụng quy chiếu chỉ ngôi trong VBNL vừa tạo ra sự
mạch lạc về nội dung vừa tạo ra sự mạch lạc trong thái độ, cảm xúc. Và đây
cũng là yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục cho VBNL.
2.2.2. Các phép liên kết phát triển đề tài-chủ đề tạo mạch lạc cho
văn bản nghị luận tiếng Việt
2.2.2.1. Phép phối hợp từ ngữ
Phối hợp từ ngữ có 1.239 trường hợp sử dụng. Có bốn kiểu quan hệ là:
quan hệ đồng loại, quan hệ đặc trưng, quan hệ nhân quả và quan hệ định vị.
2.2.2.2. Dùng từ ngữ gần nghĩa
Có 361 trường hợp dùng từ ngữ gần nghĩa trong 326 VBNL, các từ

ngữ gần nghĩa có quan hệ chỉnh thể - bộ phận là 294, các từ ngữ có quan hệ
cấp-loại là 67. Sử dụng từ ngữ gần nghĩa là phép liên kết có tác dụng phát
triển chủ đề, đồng thời tạo được sự diễn đạt phong phú, sinh động, tăng sức
hấp dẫn cho văn bản.
2.2.2.3. Sử dụng từ ngữ trái nghĩa: có 488 trường hợp sử dụng.
Việc sử dụng từ ngữ trái nghĩa trong các câu vừa có tác dụng liên kết
vừa có tác dụng làm cho vấn đề trình bày được rõ ràng, sâu sắc, đồng thời
tạo ra sự đối xứng nhịp nhàng cho câu văn, đoạn văn.
2.2.2.4. Quy chiếu so sánh
Quy chiếu so sánh xuất hiện trong VBNL, đặc biệt là VBNL văn học
với tần suất cao và rất đa dạng. Ngoài tác dụng liên kết phát triển đề tài-chủ
đề, tạo mạch lạc cho văn bản, quy chiếu so sánh còn giúp cho việc nhận
xét, đánh giá vấn đề rõ hơn, sâu hơn, thể hiện được quan điểm, thái độ của
người bình luận.
2.3. Phân tích trường hợp: Mạch lạc trong thống nhất đề tài-chủ
đề qua một số văn bản cụ thể
2.3.1. Mạch lạc trong thống nhất đề tài-chủ đề ở văn bản "Tuyên
ngôn độc lập"
2.3.1.1. Kết cấu của văn bản "Tuyên ngôn độc lập"

13


Luận án xác định mục đích, chủ đề, tiểu loại văn bản, từ đó phân tích
kết cấu của văn bản Tuyên ngôn độc lập và thấy rõ văn bản này đã đảm bảo
đúng yêu cầu của thể loại tuyên ngôn (tiêu đề - cơ sở pháp lí - cơ sở thực tế
- lời tuyên bố); các phần, các luận điểm, luận cứ được xác lập và sắp xếp
một cách chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục.Toàn bộ văn bản được xây
dựng theo kết cấu chuỗi với quan hệ nhân quả. Các đoạn văn tùy theo nội
dung, mục đích mà được lựa chọn xây dựng theo kết cấu chuỗi hay kết cấu

song song.
2.3.1.2. Các phép liên kết thể hiện mạch lạc trong thống nhất đề tàichủ đề ở văn bản "Tuyên ngôn độc lập"
Các từ ngữ có sử dụng màu đánh dấu chỉ rõ việc thực hiện nhiệm vụ
liên kết, nhằm thống nhất đề tài-chủ đề xuất hiện dày đặc trong văn bản, nổi
bật là các phép liên kết: lặp từ ngữ (chữ màu đỏ: tự do, độc lập, Việt Nam,
chúng,...) kết hợp với lặp cú pháp; dùng từ ngữ đồng nghĩa (các dân tộc trên
thế giới - dân tộc nào - người ta, nhân dân ta - dân tộc ta); quy chiếu chỉ
ngôi (thực dân Pháp - chúng); dùng từ ngữ trái nghĩa (trái hẳn), quy chiếu
so sánh,... Các phép liên kết được Hồ Chủ tịch vận dụng không chỉ có tác
dụng liên kết tạo mạch lạc trong thống nhất đề tài-chủ đề mà còn thể hiện
được thái độ, tình cảm của tác giả.
2.3.2. Mạch lạc trong thống nhất đề tài-chủ đề ở văn bản "Nguyễn
Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc"
2.3.2.1. Kết cấu văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong
văn nghệ của dân tộc Phần này luận án đã xác định và phân tích kết cấu,
kiểu quan hệ kết cấu và các thủ pháp kết cấu của văn bản và khẳng định đề
tài-chủ đề của văn bản được duy trì, triển khai, đảm bảo sự thống nhất từ
đầu đến cuối văn bản. Toàn văn bản sử dụng kiểu quan hệ kết cấu chuỗi, ở
từng phần, quan hệ kết cấu chuỗi và kết cấu song song với các thủ pháp phù
hợp như liệt kê, song hành diễn dịch, song hành quy nạp, song hành diễn
dịch phối hợp quy nạp,...được linh hoạt sử dụng phù hợp với đề tài-chủ đề
của phần, của đoạn.
2.3.2.2. Các phép liên kết thể hiện mạch lạc trong thống nhất đề tàichủ đề ở văn bản "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của
dân tộc"
Hai phép liên kết nổi bật xuất hiện dày đặc và xuyên suốt văn bản là
phép lặp (Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu,

14



thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu) và dùng từ ngữ đồng nghĩa (Nguyễn Đình
Chiểu - tác giả của Lục Vân Tiên, người chí sĩ yêu nước; thực dân Pháp bọn xâm lược Pháp, bọn xâm lược phương Tây, giặc ngoại xâm, giặc, kẻ
thù, bọn cướp nước phương Tây,...) có tác dụng tạo mạch lạc. Việc sử dụng
linh hoạt các phép liên kết trong phần này giúp các câu liên kết với nhau
chặt chẽ về đề tài-chủ đề.
2.3.3. Mạch lạc trong thống nhất đề tài-chủ đề ở văn bản "Chuẩn
bị hành trang vào thế kỉ mới"
2.3.3.1. Kết cấu văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"
Văn bản này có bố cục đầy đủ, rõ ràng và được xây dựng theo quan
hệ kết cấu chuỗi với các thủ pháp như liệt kê, nhân quả móc xích,...giúp cho
chủ đề và các phần, các luận điểm được lần lượt trình bày theo một trình tự
hợp lí, thành chuỗi không thể đảo lộn. kết cấu hợp lí đã tạo được mạch lạc
cho văn bản bởi tất cả các phần, các luận điểm đều hướng về đề tài-chủ đề:
nhiệm vụ quan trọng của lớp trẻ Việt Nam là phải chuẩn bị hành trang vào
thế kỉ mới bằng cách phát huy những điểm mạnh và vứt bỏ điểm yếu.
2.3.3.2. Các phép liên kết thể hiện mạch lạc trong thống nhất đề tàichủ đề ở văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"
Các từ ngữ có sử dụng màu đánh dấu cho thấy rõ sự thống nhất đề
tài-chủ đề của văn bản được thể hiện qua việc sử dụng các phép liên kết như
lặp, quy chiếu, thế, dùng từ ngữ đồng nghĩa, phối hợp từ ngữ, tỉnh lược
được sử dụng linh hoạt trong văn bản, trong đó nổi bật là phép lặp (thế kỉ
mới, chuẩn bị hành trang, điểm mạnh, điểm yếu, con người Việt Nam,...)
phép quy chiếu (những hành trang ấy, chiều hướng này, sự nghiệp ấy,
những lỗ hổng này...;sâu rộng hơn nhiều, khác với người Nhật,...),... Các
phép liên kết còn thể hiện rõ thái độ, cảm xúc của tác giả.
2.4. Tiểu kết
Qua việc nghiên cứu, khảo sát, phân tích về mạch lạc trong sự thống
nhất đề tài-chủ đề ở VBNL, luận án rút ra một số nhận xét như sau:
Mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở VBNL là một biểu hiện
quan trọng, cần được xem xét trước tiên khi muốn tìm hiểu mạch lạc trong
một văn bản nào đó và nó được thể hiện qua kết cấu của văn bản và các

phép liên kết có tác dụng duy trì, phát triển đề tài-chủ đề. Việc khảo sát,
nghiên cứu 326 VBNL trong ngữ liệu cho thấy tất cả các VBNL này đều
đảm bảo được yêu cầu về kết cấu thể loại: các phần, các luận điểm được

15


xác lập đủ, đúng và được sắp xếp logic, hợp lí. Đồng thời, các VBNL đã lựa
chọn kiểu kết cấu phù hợp nhất với vấn đề bàn luận mà đa số là kết cấu
chuỗi ở cấp độ toàn văn bản. Ở cấp độ đoạn văn, các kiểu quan hệ kết cấu
chuỗi, kết cấu song song cùng với các thủ pháp đặc thù của nó được các tác
giả nghị luận sử dụng hết sức linh hoạt nên đã tạo được sự đa dạng, sinh
động trong tổ chức, diễn đạt văn bản, góp phần làm cho VBNL hấp dẫn,
thuyết phục. Vì vậy, khi tạo lập VBNL, trước hết, phải tuân thủ nguyên tắc
là xây dựng văn bản đúng yêu cầu kết cấu đặc trưng thể loại và lựa chọn
kiểu kết cấu phù hợp với nội dung bàn luận. Khi tiếp nhận VBNL cũng phải
xác định, phân tích kết cấu của nó cùng việc sử dụng kiểu quan hệ kết cấu
và các thủ pháp xây dựng kết cấu để đánh giá mức độ mạch lạc được thể
hiện trong sự thống nhất đề tài-chủ đề văn bản.
Mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở VBNL còn được thể
hiện thông qua các phép liên kết được sử dụng trong văn bản. Các phép liên
kết đã được sử dụng hết sức phong phú, linh hoạt, hợp lí và hữu hiệu, vừa
giúp duy trì đề tài-chủ đề tạo mạch lạc cho văn bản vừa thể hiện được quan
điểm, thái độ, cảm xúc của người viết. Lặp là phép liên kết tạo mạch lạc
được sử dụng phổ biến nhất, đáng chú ý là những trường hợp lặp từ ngữ kết
hợp với lặp ngữ âm và lặp ngữ pháp. Một số phép liên kết xuất hiện với tần
suất cao, mang những điểm nổi bật của VBNL như tỉnh lược, quy chiếu chỉ
ngôi, quy chiếu so sánh, đồng nghĩa miêu tả, đồng nghĩa lâm thời. Các phép
liên kết này không chỉ có vai trò tạo được mạch lạc mà còn có tác dụng thể
hiện thái độ, cảm xúc, quan điểm của tác giả đối với vấn đề được bàn tới và

có giá trị như biện pháp tu từ thể hiện các sắc thái tình cảm của người viết.
Đây là điểm khác biệt của các phép liên kết tạo mạch lạc trong VBNL so
với các loại văn bản khác như văn bản hành chính, văn bản khoa học.
Nghiên cứu trường hợp (ba văn bản) là sự minh chứng rõ ràng cho
biểu hiện mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở VBNL. Qua phân
tích, mô hình hóa kết cấu toàn văn bản, kiểu quan hệ kết cấu cùng các thủ
pháp và sự xuất hiện của các phép liên kết ở mỗi văn bản, có thể thấy mạch
lạc ở sự thống nhất đề tài-chủ đề giúp cho VBNL có được sự nối kết một
cách hợp lí để tạo thống nhất, hấp dẫn, thuyết phục ở mặt nghĩa suốt từ đầu
đến cuối văn bản.

16


CHƯƠNG 3
MẠCH LẠC TRONG QUAN HỆ LẬP LUẬN
Ở VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TIẾNG VIỆT
Để làm mạch lạc trong quan hệ lập luận ở VBNL, luận án quan tâm
đến những phương diện nổi bật là kiểu lập luận, đặc điểm của các thành
phần lập luận, các yếu tố có giá trị lập luận và hiện tượng đa thanh.
3.1. Mạch lạc biểu hiện qua việc sử dụng kiểu lập luận phù hợp
Cùng một kết luận nhưng việc lựa chọn cách lập luận nào để kết luận
mang sức thuyết phục nhất trước hết do nội dung của nó, nhưng quan trọng
hơn cả là do ý định của người viết. Trong quá trình phân tích, luận án sẽ có
sự đối chiếu bằng cách thay đổi hướng lập luận để có cơ sở đánh giá hiệu
quả của việc lựa chọn cách lập luận tạo mạch lạc cho VBNL.
3.1.1. Lập luận theo logic hình thức của luận cứ và kết luận
3.1.1.1. Lập luận diễn dịch
Lập luận diễn dịch có 834/ 2.051 lập luận. Đây là kiểu lập luận được
sử dụng khá nhiều trong VBNL. Lập luận này bao gồm cả tam đoạn luận.

Lập luận theo lối diễn dịch phù hợp với những lập luận đơn giản có
các luận cứ đồng hướng, với mục đích diễn giải, phân tích, chứng minh.
Tam đoạn luận cũng được trình bày theo cách diễn dịch.
3.1.1.2. Lập luận quy nạp
Trong ngữ liệu 326 VBNL, có 885/2.051 lập luận quy nạp, chiếm
43,1%. Trong VBNL, đối với các lập luận phức, lập luận có luận cứ nghịch
hướng, đặc biệt là các lập luận mang tính phản biện thì lập luận quy nạp là
hình thức tổ chức phù hợp nhất, hiệu quả nhất để kết luận rút ra mang tính
thuyết phục.
3.1.2. Lập luận tường minh và lập luận hàm ẩn
Luận án tập trung vào lập luận hàm ẩn bởi lập luận tường minh đã
được trình bày trong một số ví dụ ở mục 3.1.1. Có hai loại hàm ẩn trong
VBNL là hàm ẩn luận cứ và hàm ẩn kết luận. Kiểu lập luận hàm ẩn luận cứ
được sử dụng trong cả VBNL xã hội và văn học. Trong VBNL xã hội, kết
luận hàm ẩn xuất hiện trong trường hợp tác giả nghị luận do ý nhị, không
muốn áp đặt điều mình đánh giá, không muốn gây sức ép trong việc kêu gọi
thực hiện một hành động nào đó. Kiểu lập luận này khiến cho người tiếp
nhận phải tự suy nghĩ để rút ra kết luận phù hợp.

17


3.1.3. Lập luận phức
Một đặc điểm nổi bật dễ nhận biết và trở thành đặc điểm riêng của
VBNL là hiện tượng chuỗi lập luận, là lập luận trong lập luận. Lập luận
thường gặp trong VBNL là lập luận phức, lập luận trong lập luận. Bản thân
mỗi luận điểm ở các cấp cũng có thể được coi là luận cứ trong một lập luận
lớn hơn nó mà lớn nhất là lập luận ở cấp văn bản.
3.2. Mạch lạc biểu hiện qua đặc điểm của các thành phần lập
luận

3.2.1. Đặc điểm của luận cứ
Để tăng sức thuyết phục cho lập luận, luận cứ trong VBNL có hình
thức thể hiện vô cùng đa dạng, phong phú theo mục đích nói và theo cấu tạo
ngữ pháp. Đặc điểm này chỉ có trong văn bản nghệ thuật, VBNL mà không
có trong các loại văn bản hành chính, văn bản khoa học. Luận án đã đưa và
phân tích các ví dụ để minh chứng cho nhận xét trên. Đáng chú ý là các
luận cứ được cấu tạo theo một cấu trúc cú pháp tương đồng, đây đồng thời
là một biện pháp tu từ tạo được sự cân đối, nhịp nhàng trong ngữ điệu, tăng
sức hấp dẫn cho lập luận.
Các luận cứ trong VBNL văn học thường được trích dẫn từ các văn
bản là các tài liệu, bài viết về tác gia văn học, giai đoạn văn học hoặc tác
phẩm văn học. Còn luận cứ trong VBNL xã hội là các lẽ thường, những
điều được thừa nhận trong cuộc sống hoặc là lời của các danh ngôn, các câu
tục ngữ, thành ngữ, các chân lí đã được thừa nhận.
3.2.2. Đặc điểm của kết luận
Kết luận trong VBNL có hình thức ngôn ngữ biểu hiện phong phú về
cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói. Về cấu tạo ngữ pháp của kết luận, đáng
chú ý là là kết luận được thể hiện dưới hình thức câu đặc biệt khẳng định,
phủ định.
Về mục đích nói, để đạt đích thuyết phục, VBNL sử dụng đa dạng
các kiểu câu thể hiện rõ ràng hành động nói và thái độ cảm xúc của tác giả,
thường gặp là câu trần thuật khẳng định, phủ định, câu nghi vấn, đặc biệt là
câu hỏi tu từ, có khi kết luận là câu cảm thán. Tất cả các hình thức diễn đạt
luận cứ đều nhằm tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho lập luận. Ví dụ:
Nội dung kết luận của VBNL xã hội thường là những vấn đề khái
quát mang ý nghĩa xã hội chứ không phải là những hiện tượng mang ý
nghĩa cá biệt. Nội dung kết luận toàn VBNL văn học là sự đánh giá, là

18



những phát hiện, khám phá về bản chất của các sự kiện, hiện tượng văn học
để lí giải, rút ra quy luật vận động chung. Ở cấp độ đoạn văn, kết luận chính
là các luận điểm/luận cứ phục vụ cho kết luận chung của toàn văn bản.
3.3. Mạch lạc biểu hiện qua một số yếu tố có giá trị lập luận ở văn
bản nghị luận
3.3.1. Kết tử lập luận trong văn bản nghị luận
3.3.1.1 Nhóm kết tử lập luận thể hiện quan hệ giữa luận cứ với luận cứ
a. Nhóm kết tử chỉ lập luận đồng hướng: là các kết tử chỉ ra mối quan
hệ bổ trợ, nhấn mạnh (hơn nữa, thêm vào đó, còn, và, vả lại, lại còn, đã...lại
còn, không những...mà còn,...huống chi, huống hồ, hoặc, hay, thật vậy, nữa
là, một mặt, mặt khác..) xuất hiện 2.659/4291 lần.
b. Các kết tử lập luận nghịch hướng là các kết tử ba vị trí như nhưng,
tuy nhiên, thế mà, trái lại, ngược lại, song, tuy vậy, thực ra, tuy...nhưng,...
Sự xuất hiện của kết tử lập luận nghịch hướng mà quan hệ lập luận được rõ
ràng, mạch lạc, thuyết phục.
3.3.1.2. Kết tử lập luận thể hiện quan hệ giữa luận cứ với kết luận.
Nhóm kết tử thể hiện quan hệ giữa luận cứ với kết luận có các kiểu
sau: chỉ quan hệ nhân-quả (các kết tử: vì, do đó, cho nên, bởi vậy, vì vậy, kết
quả là, vì...nên,...), chỉ sự tóm tắt, khái quát, kết luận (các kết tử: kết luận
lại, (nói) tóm lại, nhìn chung,...), đáng chú ý là tổ hợp quan hệ từ và đại từ
như: vì thế, vì vậy, bởi thế, bởi vậy, do đó, do thế, do vậy, nhờ đó, nhờ thế,
nhờ vậy, như vậy, như thế,...
3.3.2. Các từ ngữ xưng hô
Trong một lập luận ở VBNL, việc sử dụng từ ngữ xưng hô cũng là
dấu hiệu để chỉ dẫn lập luận. Từ ngữ xưng hô thể hiện được thái độ, quan
hệ của tác giả nghị luận đối với đối tượng được nói đến, có tác dụng chỉ dẫn
đến kết luận mang tính đánh giá tích cực hay tiêu cực về đối tượng.
3.4. Hiện tượng đa thanh trong lập luận ở văn bản nghị luận
3.4.1. Hiện tượng đa thanh trong lập luận đồng hướng

Trong các VBNL xã hội, lập luận đa thanh thường gặp khi tác giả
dẫn luận cứ là một câu châm ngôn, tục ngữ, một chân lý được thừa nhận,
một câu chuyện về tấm gương đạo lý, hoặc là lời của một nhân vật nổi tiếng
nào đó. Các VBNL thời trung đại thường mở đầu bằng các từ ngữ: từng/
thường nghe, xưa. Lời của chủ ngôn trở thành những luận cứ đáng tin cậy,
là cơ sở vững chắc cho kết luận bởi đó là những điều đã được thừa nhận là

19


đúng và được ghi lại, được lưu truyền trong sử sách, trong dân gian. Và vì
thế, kết luận rút ra dựa trên những luận cứ kiểu này sẽ giàu sức thuyết phục
vì hợp với lẽ thường.
Trong các VBNL văn học, chủ ngôn có thể là một nhà nghiên cứu, phê
bình, một nhân vật nổi tiếng, một người nào đó mà không cần chỉ đích
danh,... Lập luận đa thanh dễ nhận biết nhờ có danh từ riêng hoặc các từ/ tổ
hợp từ đứng đầu như: có người/ người ta/ nhiều người/có bạn/ nhiều bạn đọc
và phê bình,... cho rằng/ nhận xét/ nói,...; dưới con mắt/ dưới cái nhìn của...
3.4.2. Hiện tượng đa thanh trong lập luận nghịch hướng
Cách tổ chức, ngôn ngữ của loại lập luận này tạo nên sự đa dạng, hấp
dẫn trong lập luận, giúp cho nội dung bàn luận và quan điểm của tác giả
được rõ hơn, nổi bật hơn, kết luận mang sức thuyết phục cao hơn.
3.5. Phân tích trường hợp: Mạch lạc trong quan hệ lập luận qua
một số văn bản cụ thể
Ở mục này, luận án nghiên cứu mạch lạc trong quan hệ lập luận ở ba
văn bản "Tuyên ngôn độc lập", "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong
văn nghệ của dân tộc" và "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới".
Luận án đi sâu vào nghiên cứu lập luận trong mỗi văn bản ở các
phương diện như nghiên cứu về các kiểu lập luận được sử dụng, về luận cứ,
kết luận, kết tử lập luận và hiện tượng đa thanh,...

3.6. Tiểu kết
Luận án rút ra một số nhận xét ở chương 3 như sau:
Một là, trong VBNL, một lập luận hấp dẫn và mang tính thuyết phục
phải thể hiện được đặc trưng văn bản qua việc lựa chọn kiểu lập luận phù
hợp, sự đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn của ngôn ngữ lập luận như kiểu câu,
biện pháp tu từ, từ ngữ đồng nghĩa, từ xưng hô. Tính đa thanh trong lập
luận là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục cho lập luận nói riêng và
toàn VBNL nói chung.
Hai là từ các phương diện nghiên cứu cụ thể dựa trên đặc trưng của
văn bản, chúng tôi thấy rằng trong VBNL, lập luận được triển khai hết sức
đa dạng, phong phú, hấp dẫn và giàu sức thuyết phục, thể hiện ở việc lựa
chọn kiểu lập luận phù hợp với nội dung lập luận, ở hiện tượng đa thanh
xuất hiện thường xuyên, ở hình thức thể hiện luận cứ, kết luận hết sức đa
dạng, sinh động. Các kết tử lập luận có tần suất xuất hiện cao nhằm thể hiện
rõ ràng quan hệ trong lập luận. Các yếu tố có giá trị lập luận như các biện

20


pháp tu từ, các từ ngữ xưng hô và các từ ngữ đồng nghĩa xuất hiện thường
xuyên trong VBNL. Tất cả những đặc điểm trên khiến cho lập luận trong
VBNL hấp dẫn và thuyết phục vì tạo được sự logic, chặt chẽ, rõ ràng, xác
đáng, tin cậy, giàu hình ảnh và cảm xúc,... Chính lập luận của VBNL có vai
trò quan trọng trong việc thể hiện tính truyền cảm mạnh mẽ và tính thuyết
phục của loại văn bản này.
Tất cả những phương diện nghiên cứu trên về lập luận là bằng chứng
để luận án khẳng định rằng mạch lạc trong quan hệ lập luận ở VBNL là một
biểu hiện mang tính đặc trưng, nổi trội. Trong VBNL, một lập luận mạch lạc
phải có kiểu lập luận phù hợp; phải có lí lẽ sắc bén, giàu hình ảnh và mang
tính biểu cảm cao, thể hiện được thái độ, tình cảm của tác giả; dẫn chứng

phải tiêu biểu, chính xác, tin cậy; quan hệ lập luận phải hợp, lí logic; kết
luận phải rõ ràng, thuyết phục.

KẾT LUẬN
Việc ứng dụng lí thuyết về mạch lạc để nghiên cứu đề tài "Mạch lạc
trong văn bản nghị luận tiếng Việt" ở hai biểu hiện cụ thể là mạch lạc
trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và mạch lạc trong quan hệ lập luận cho phép
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Mạch lạc là một vấn đề quan trọng trong văn bản là vấn đề cốt
yếu của phân tích văn bản/diễn ngôn. Một chuỗi câu được gọi là văn bản tất
phải có mạch lạc. Mạch lạc trong văn bản được thể hiện ở nhiều phương diện
và ở các cấp độ khác nhau. Tùy thuộc vào loại hình văn bản mà những biểu
hiện nào đó của mạch lạc xuất hiện nổi trội có màu sắc riêng, hoặc gắn với
đặc trưng thể loại. Trong VBNL, mạch lạc được biểu hiện ở một số phương
diện, tuy nhiên, hai biểu hiện được coi là tiêu biểu, quan trọng, có màu sắc
riêng, gắn với đặc trưng thể loại được luận án lựa chọn nghiên cứu là mạch
lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và mạch lạc trong quan hệ lập luận.
2. Mạch lạc biểu hiện trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở VBNL là
một biểu hiện quan trọng, cần được xem xét trước tiên khi muốn tìm hiểu

21


mạch lạc trong một văn bản nào đó. Biểu hiện này của mạch lạc được nhận
diện qua kết cấu của văn bản và qua các phép liên kết có tác dụng duy trì và
phát triển đề tài-chủ đề văn bản. Một VBNL nào đó muốn đảm bảo được
mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề thì văn bản đó trước hết phải
thỏa mãn được yêu cầu cụ thể của từng phần trong kết cấu VBNL, đồng
thời phải sử dụng những kiểu quan hệ kết cấu và thủ pháp kết cấu phù hợp
với vấn đề bàn luận. Tất cả các VBNL trong ngữ liệu đều đảm bảo được

yêu cầu về kết cấu thể loại: các phần, các luận điểm được xác lập và sắp
xếp logic, hợp lí, các kiểu kết cấu và thủ pháp kết cấu được lựa chọn phù
hợp với đề tài-chủ đề văn bản.
Mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở VBNL còn được thực
hiện nhờ các phép liên kết có tác dụng duy trì và phát triển đề tài-chủ đề.
Kết quả khảo sát, thống kê của luận án về các phép liên kết trong 326
VBNL cho thấy các văn bản này đã kết hợp các phép liên kết hết sức linh
hoạt, hợp lí và hữu hiệu, tạo được mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ
đề, đồng thời tạo ra sự diễn đạt sinh động, phong phú, hấp dẫn, thể hiện
được quan điểm, thái độ, cảm xúc của người viết. Trong phép lặp đáng chú
ý là lặp từ ngữ kết hợp với lặp ngữ pháp và lặp ngữ âm Một số phép liên kết
xuất hiện với tần suất cao trong VBNL như phép tỉnh lược, quy chiếu chỉ
ngôi, quy chiếu so sánh, từ ngữ đồng nghĩa, từ ngữ trái nghĩa. Các phép liên
kết này không những chỉ có vai trò liên kết tạo mạch lạc trong sự thống nhất
đề tài-chủ đề cho VBNL mà chúng còn là những biện pháp tu từ có tác
dụng thể hiện thái độ, cảm xúc, quan điểm của tác giả nghị luận đối với vấn
đề bàn luận. Đây là điểm khác biệt, đáng chú ý của các phép liên kết tạo
mạch lạc trong VBNL so với các loại văn bản khác như văn bản hành
chính, văn bản khoa học.
3. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận ở VBNL là một biểu
hiện mang tính đặc trưng của VBNL. Biểu hiện này của mạch lạc được xem
xét ở các phương diện được coi là nổi bật, gắn với đặc trưng của VBNL như
hình thức thể hiện luận cứ, kết luận, các biện pháp tu từ như lặp cú pháp và
thế đồng nghĩa, kết tử lập luận, từ ngữ xưng hô và ở hiện tượng đa thanh.
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy: lập luận trong VBNL được triển
khai hết sức đa dạng, phong phú ở kiểu loại; hiện tượng đa thanh trong lập
luận là một yếu tố hấp dẫn, giàu sức thuyết phục cho VBNL. Luận cứ và kết
luận có hình thức thể hiện đa dạng, sinh động và có nội dung đáng chú ý

22



Bên cạnh đó các yếu tố có giá trị lập luận khác như kết tử lập luận,
các biện pháp tu từ, các từ ngữ xưng và ngôn ngữ giàu hình ảnh và sắc thái
biểu cảm luôn tạo được sự sinh động, hấp dẫn và thuyết phục cho lập luận.
Việc nghiên cứu và phân tích các ví dụ trong ngữ liệu cũng cho thấy rằng:
lập luận trong VBNL rất rõ ràng, logic, chặt chẽ, kết luận giàu sức thuyết
phục bởi có dẫn chứng xác đáng, tin cậy, có lí lẽ sắc bén mà giàu cảm xúc,
có quan hệ lập luận phù hợp, có ngôn ngữ lập luận hấp dẫn, lôi cuốn
4. Kết quả nghiên cứu của luận án về mạch lạc trong VBNL ở hai
biểu hiện tiêu biểu: mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và mạch lạc
trong quan hệ lập luận đã khẳng định vai trò quan trọng của mạch lạc ở loại
văn bản này. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong nhà trường, giúp
cho việc giảng dạy - học tập, tiếp nhận và tạo lập VBNL đạt hiệu quả giao
tiếp cao. Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra rằng: khi tiếp nhận VBNL,
phải dựa vào kết cấu văn bản và các phép liên kết để xác định, đánh giá việc
thể hiện đề tài - chủ đề văn bản; phải xác định và đánh giá được cách thức
tổ chức lập luận, cách sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thể hiện các thành phần
lập luận như kết tử lập luận, hình thức câu và các yếu tố có màu sắc tu từ,
hiện tượng đa thanh trong lập luận,... Các yếu tố này giúp cho việc phân
tích, đánh giá một VBNL nào đó có mạch lạc, có đảm bảo được đặc trưng
thể loại không. Mô hình về kết cấu văn bản, mô hình của ba VBNL cụ thể
(Tuyên ngôn độc lập, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ
dân tộc, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới), đặc biệt là việc dùng bảng
chữ màu thể hiện các phép liên kết tạo mạch lạc trong luận án có thể coi là
cách thể hiện trực quan, sinh động, hiệu quả về một VBNL mạch lạc.
Khi tạo lập VBNL, trước hết, phải tuân thủ nguyên tắc là xây dựng
văn bản theo đúng yêu cầu kết cấu thể loại (thể hiện ở việc xác lập và sắp
xếp hệ thống luận điểm đủ, đúng, logic, chặt chẽ; ở việc lựa chọn kiểu quan
hệ kết cấu và những thủ pháp kết cấu phù hợp để thể hiện nội dung), phải

biết sử dụng các phép liên kết một cách linh hoạt, hợp lí để tạo sự thống
nhất đề tài-chủ đề và tăng sự hấp dẫn, thuyết phục cho văn bản. Phải biết tổ
chức lập luận một cách chặt chẽ, logic mà hấp dẫn, thuyết phục (thể hiện ở
việc lựa chọn kiểu lập luận phù hợp; ở việc sử dụng kết tử, tác tử lập luận
để chỉ ra mối quan hệ rõ ràng, chặt chẽ giữa các thành phần lập luận; ở việc
sử dụng hình thức biểu đạt luận cứ, kết luận sinh động, hấp dẫn; ở việc sử
dụng linh hoạt, hợp lí các biện pháp tu từ, ở sự đa thanh trong lập luận,...),

23


×