Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Nghiên cuwua các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê ở xã IAYOK huyện IAGRAI tỉnh GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT CÂY CÀ PHÊ Ở XÃ IAYOK
HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT CÂY CÀ PHÊ Ở XÃ IAYOK
HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Bình



Đà Nẵng – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách
nhiệm hoàn toàn về những điều đã trình bày trong Luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Nhung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 2
3. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu............................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 4
7. Bố cục đề tài....................................................................................................................... 5
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

NĂNG SUẤT

CÂY CÀ PHÊ..................................................................................................................................... 9
1.1.


CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm sản lượng.............................................................................................. 9
1.1.2. Khái niệm năng suất.............................................................................................. 9
1.1.3. Năng suất cây cà phê............................................................................................. 9

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÂY CÀ PHÊ................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm cây cà phê......................................................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm của cây cà phê.................................................................................. 10
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY CÀ PHÊ...........11
1.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan......................................................................... 11
1.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan.............................................................................. 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................ 18


CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................................................ 19
2.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI XÃ

IAYOK HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI....................................................................... 19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 19
2.1.2. Tình hình phân bố và sử dụng đất................................................................ 22
2.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên................................................................ 24
2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................. 25
2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................................... 31
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................. 34
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................. 34
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................... 34

2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin.................................................................. 36
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................ 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 40
3.1. TÌNH HÌNH NĂNG SUẤT CÂY CÀ PHÊ Ở XÃ IAYOK HUYỆN
IAGRAI TỈNH GIA LAI............................................................................................................. 40
3.1.1. Diện tích cà phê..................................................................................................... 40
3.1.2. Nguồn nhân lực tham gia sản xuất cà phê............................................... 43
3.1.3. Sản lượng và năng suất cà phê...................................................................... 45
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY
CÀ PHÊ Ở XÃ IAYOK HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI.................................... 48
3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................. 48
3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả.......................................................................... 51
3.2.3. Kết quả mô hình hồi quy.................................................................................. 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................ 77


CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................ 78
4.1. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TĂNG NĂNG SUẤT CÂY CÀ PHÊ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ IAYOK................................................................................................... 78
4.1.1. Những kết quả đạt được.................................................................................... 78
4.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................................... 79
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................................................................... 81
4.2.1. Đối với người nông dân.................................................................................... 81
4.2.2. Đối với chính quyền địa phương.................................................................. 83
4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................................ 84
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

DTTS

Dân tộc thiểu số

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KD

Kinh doanh

LĐNN

Lao động nông nghiệp

LĐ SX

Lao động sản xuất

PBVC


Phân bón vô cơ

PBHC

Phân bón hữu cơ

Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SC, TC, CĐ

Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1.

Diện tích một số cây trồng chủ yếu

25

2.2.


Tình hình chăn nuôi giá súc, gia cầm

26

2.3.

Số lượng mẫu của mỗi thôn trong xã

36

2.4.

Mô tả các biến độc lập được sử dụng trong mô hình năng
suất

36

3.1.

Tình hình biến động diện tích cà phê qua các năm

43

3.2.

Tình hình biến động nguồn nhân lực xã IaYok

44

3.3.


Đóng góp của sản xuất cà phê trong tổng giá trị sản xuất
của xã IaYok qua các năm

48

3.4.

Kết quả phân tích nhân tố lần 1

49

3.5.

Kết quả phân tích nhân tố lần cuối

50

3.6.

Mô tả kết quả thống kê về diện tích và năng suất cà phê
trung bình

51

3.7.

Tình hình diện tích và năng suất cà phê trung bình của các
nhóm hộ được điều tra


53

3.8.

Khối lượng phân bón được khuyến cáo cho 1 ha cà phê

53

3.9.

Năng suất cà phê và mức phân bón của các hộ được điều
tra

55

3.10.

Phương pháp tưới nước cho cây cà phê của các hộ gia
đình

56

3.11.

Tần suất tưới nước cho cà phê trong 1 năm và năng suất
cà phê trung bình của các hộ được điều tra

57

3.12.


Tần suất làm cỏ cho vườn cà phê của các hộ được điều tra

58

3.13.

Phương pháp cắt, tỉa cành cà phê của các hộ nông dân

60


Số hiệu

Tên bảng

Trang

3.14.

Tần suất cắt, tỉa cành và năng suất trung bình của các hộ
được điều tra ở xã IaYok

61

3.15.

Tình hình về trình độ lao động và năng suất cà phê trung
bình của các hộ nông dân được điều tra ở xã IaYok


62

3.16.

Hệ thống chắn gió và năng suất cà phê trung bình của các
hộ được điều tra

65

3.17.

Tình hình làm bồn và năng suất cà phê trung bình của các
hộ được điều tra

66

3.18.

Tình hình về độ tuổi vườn cây và năng suất cây cà phê
trung bình của các hộ được điều tra

67

3.19.

Trình độ lao động, diện tích và năng suất của người Kinh
và người đồng bào tham gia sản xuất cà phê

68


3.20.

Kết quả hồi quy bội lần 1 của mô hình

70

3.21.

Phân tích phương sai ANOVA

71

3.22.

Kết quả phân tích hồi quy bội lần 1

71

3.23.

Kết quả hồi quy bội lần 2 của mô hình

72

3.24.

Phân tích phương sai ANOVA lần 2

73


3.25.

Kết quả phân tích hồi quy bội lần 2

74

3.26.

Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết

76


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

2.1.

Bản đồ hành chính huyện IaGrai

19

2.2.

Tỷ lệ các loại hình thương mại, dịch vụ


27

2.3.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

32

3.1.

Diện tích cà phê và các loại cây trồng khác trong toàn bộ
diện tích cây trồng của xã IaYok

41

3.2.

Tỷ lệ diện tích cà phê già cỗi trong toàn bộ diện tích cà
phê của xã IaYok

42

3.3.

Sản lượng cà phê tươi qua các năm

46

3.4.


Năng suất cà phê trung bình của xã IaYok qua các năm

47

3.5.

Cơ cấu diện tích sản xuất cà phê của các hộ được điều tra

52

3.6.

Phương pháp bón phân cho cây cà phê của các hộ

54

3.7.

Tần suất làm cỏ/năm và năng suất cà phê trung bình của
các hộ được điều tra.

58

3.8.

Phương pháp diệt cỏ của các hộ gia đình được điều tra

59

3.9.


Phương pháp cắt, tỉa cành của các hộ nông dân được điều
tra ở xã IaYok

60

3.10.

Năng suất cà phê trung bình theo kinh nghiệm sản xuất
của các nhóm hộ được điều tra ở xã IaYok

64

3.11.

Tình hình sử dụng hệ thống cây chắn gió cho vườn cà phê
của các hộ được điều tra

64

3.12.

Cơ cấu dân tộc trong tổng số các hộ được điều tra

67


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cà phê được đưa vào nước ta từ năm 1857 và đến năm 1888 mới
được trồng ở Việt Nam, đến nay cây cà phê gần như là cây chủ lực của một số
tỉnh Tây Nguyên nói chung và của Gia Lai nói riêng. Dù là một nước đi sau
nhưng cà phê được xem là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
nước ta. Những năm trở lại đây, Việt Nam liên tục là nước xuất khẩu cà phê
lớn thứ hai thế giới sau Brazil. Để có được những thành quả như thế này
không thể không kể đến những người nông dân, công nhân không kể vất và
ngày đêm tham gia vào quá trình sản xuất cây cà phê mà đứng sau lưng hỗ trợ
họ chính là những nông trường, những công ty cà phê lớn. Và xã IaYok là một
trong những địa phương có cây cà phê là cây trồng chủ lực, đóng chân trên địa
bàn là những chi nhánh công ty cà phê lớn của Tổng công ty cà phê Việt Nam,
hàng năm nguồn thu nhập từ cà phê của xã đã có những đóng góp đáng kể
trong sự phát triển của ngành hàng cà phê Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên
nói chung, cũng như sự đóng góp không nhỏ trong tốc độ tăng GDP của tỉnh.
Với điều kiện tự nhiên sẵn có thuận lợi cho việc hình thành các vùng
chuyên canh cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, tiêu… nhưng thuận lợi
nhất vẫn là cây cà phê. Hàng năm xã IaYok đã cung cấp ra thị trường cà phê
Việt Nam một khối lượng lớn sản phẩm cà phê nhằm góp phần đáp ứng cho
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đa số cây cà phê được trồng ở xã IaYok từ năm 1982 bởi những con
người từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc đi làm “kinh tế mới” cho nên có
thể nói cuộc đời của những người công nhân sống ở đây đều gắn bó mật thiết
với cây cà phê. Sản xuất cà phê được xem là ngành nghề chính của những con


2
người nơi đây và nguồn thu nhập từ cây cà phê là nguồn thu nhập chính của
họ. Đối với họ, chỉ có cây cà phê mới giúp họ thay đổi được cuộc sống, hướng
đến cuộc sống có chất lượng hơn.

Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển cây cà phê trên địa bàn xã
IaYok còn manh mún, nhỏ lẻ, công tác đầu tư thâm canh chưa đúng mức, máy
móc canh tác còn lạc hậu, dựa vào sức người là chính. Mặt khác, cây cà phê
nơi đây đa số được trồng từ năm 1982 với giống cây chủ yếu là tự ươm nên
chất lượng giống cây không tốt, khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh
thấp và cho đến nay tuổi của cây đang ở trong giai đoạn già cỗi dẫn đến sản
lượng quả không cao. Thêm vào đó việc quản lý kỹ thuật vườn cây như: tưới
nước, bón phân, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh… chưa đảm bảo yêu cầu về kỹ
thuật. Kỹ thuật canh tác và kinh nghiệm trồng cà phê của nông dân chủ yếu
học hỏi lẫn nhau, tiềm năng đất chưa được khai thác đúng mức…là nguyên
nhân làm cho năng suất cây cà phê tại xã IaYok ngày càng giảm. Chính những
nguyên nhân này làm cho thu nhập của người dân nơi đây còn nhiều bấp
bênh, đời sống không ổn định, người dân không an tâm sinh sống và kéo theo
nhiều hệ lụy về kinh tế và xã hội khác.
Từ thực trạng phát triển cây cà phê của xã IaYok, bản thân tác giả muốn
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê. Từ đó có thể tìm
hiểu nguyên nhân còn tồn tại để đề xuất một số giải pháp giúp người nông dân
nơi đây có thể nâng cao năng suất cây cà phê, phát huy lợi thế so sánh, nâng
cao sức cạnh tranh, đặc biệt là giúp người dân tại nơi mình sinh ra có thể tăng
thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài. Cũng
chính vì điều này mà tác giả đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất cây cà phê ở xã IaYok huyện IaGrai tỉnh Gia Lai”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận về cây cà phê


3
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê
- Ước lượng tác động của các nhân tố đến năng suất cây cà phê
3. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu

a. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Yếu tố nào tác động đến năng suất cây cà phê ở xã IaYok
huyện IaGrai tỉnh Gia Lai?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất cây cà phê
trên địa bàn nghiên cứu như thế nào?
b. Giả thiết nghiên cứu
H1: Khối lượng phân vô cơ được bón cho 1 ha cà phê càng nhiều thì
năng suất càng tăng
H2: Khối lượng phân hữu cơ được bón cho 1 ha cà phê càng nhiều thì
năng suất càng tăng
H3: Tưới nước càng nhiều thì năng suất càng tăng.
H4: Làm cỏ càng nhiều thì năng suất càng tăng
H5: Cắt tỉa cành càng nhiều thì năng suất càng tăng
H6: Trình độ người lao động càng cao thì năng suất càng tăng
H7: Kinh nghiệm sản xuất cà phê càng nhiều thì năng suất càng tăng
H8: Vườn cây có hệ thống chắn gió thì năng suất sẽ tăng
H9: Có làm bồn cho cây cà phê thì năng suất sẽ tăng
H10: Vườn cà phê có đào hố ép xanh thì năng suất sẽ tăng
H11: Vườn cây ở trong giai đoạn già cỗi thì năng suất sẽ giảm
H12: Nguồn gốc giống cây cũng ảnh hưởng đến năng suất
H13: Người đồng bào sản xuất cà phê sẽ có năng suất thấp hơn người kinh

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh


4
hưởng và năng suất cây cà phê trên địa bàn xã IaYok huyện IaGrai tỉnh Gia
Lai trong thời gian qua.

- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Bài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn
xã IaYok huyện IaGrai tỉnh Gia Lai.
+ Phạm vi về thời gian: Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được dùng để đánh
giá thực trạng năng suất cây cà phê được thu thập được trong năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính:
Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu thử) và nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ: Khảo sát sơ bộ các hộ trong địa bàn nghiên cứu
nhằm thu thập thêm thông tin và kiểm tra tính xác thực của bảng câu hỏi, từ
đó bổ sung để mô hình hoàn thiện hơn.
- Nghiên cứu chính thức: thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu
định lượng và phương pháp thống kê mô tả bằng việc thu thập thông tin sơ
cấp và thứ cấp
Từ các số liệu đã tu thập được, với phần mềm SPSS có thể đánh giá
thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất cây cà phê ở xã IaYok huyện IaGrai tỉnh Gia Lai”, rút
ra được ý nghĩa như sau:
Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu đã khái quát hóa cơ sở khoa học và lý luận về năng
suất cây cà phê từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu để xác định rõ ảnh hưởng
của các nhân tố đến năng suất cây cà phê trên địa bàn xã IaYok huyện IaGrai
tỉnh Gia Lai.


5
Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê

giúp cho các hộ nông dân, các chuyên gia và các cơ quan chức năng đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất cây cà phê, từ đó đưa ra
những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng suất cây cà phê của địa
phương mình.
- Những giải pháp, kiến nghị đề xuất trong đề tài sẽ là cơ sở, nền tảng
cho những cải tiến nhằm nâng cao năng suất cây cà phê trong thời gian tới.
Ngoài ra việc nâng năng suất cây cà phê còn giúp tạo sự uy tín và hình ảnh
của ngành cà phê địa phương nói riêng và của ngành cà phê Tây Nguyên nói
chung.
- Những hạn chế và thành công của đề tài sẽ là cơ sở và tài liệu tham
khảo cho hoạt động nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà
phê trong các nghiên cứu sau.
7. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng suất cây cà phê
Chương 2: Giới thiệu về địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Đánh giá và hàm ý chính sách
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
* Các mô hình nghiên cứu nước ngoài
Năm 2007, Adebayo đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
sản xuất trong nông nghiệp (cụ thể là sản xuất lúa nước) ở bang Adamawa
nước Nigeria. Qua phân tích, kết quả cho thấy rằng quy mô của các trang trại
và số lượng hạt giống ảnh hưởng đáng kể đến năng suất của lúa vào mưa.
Ngoài yếu tố tài nguyên ảnh hưởng đến năng suất, trong phân tích còn chỉ ra


6
rằng người nông dân đã sử dụng hạt giống quá mức, trong khi tài nguyên đất
và thuốc diệt cỏ thì có hạn nên đã ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Vì vậy

để tăng năng suất lúa thì trong sản xuất cần phải giảm số lượng hạt giống
đồng thời tối đa hóa diện tích đất và số lượng thuốc diệt cỏ tương ứng. [11]
Tương tự như vậy, Bezabih và Hadera (2007) đã kiểm tra việc ảnh
hưởng của công nghệ, rủi ro do thiên nhiên gây ra như bão và dịch bệnh bùng
phát… đến sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiên tai và
dịch bệnh là những nguyên nhân chính làm suy giảm năng suất. Hơn nữa, dân
số tăng nhanh nên diện tích đất được giao cho mỗi hộ gia đình giảm dẫn đến
sự sụt giảm trong sản xuất. Do đó muốn tăng năng suất thì người nông dân
cần xem thâm canh trong sản xuất như là một phương tiện để tối đa hóa năng
suất đất đai. [14]
Năm 1958, J. H. Beaumont và E. T. Fukunaga có bài nghiên cứu
“Factors affecting the growth and yield of coffee in Kona, Hawaii”. Trong bài
này, tác giả đã đưa ra một số giả thiết ảnh hưởng đến năng suất cà phê là: cắt
tỉa cành, phân bón, tuổi cây, thời điểm thụ phấn.... Kết quả nghiên cứu cho
thấy 2 yếu tố cắt tỉa cành và phân bón ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây cà
phê hơn các yếu tố còn lại. Bằng phương pháp phân tích phương sai đã cho
thấy sự ý nghĩa khác biệt trong thống kê về sản lượng cà phê trong các năm
khi tất cả các phương pháp cắt tỉa cành được tính theo giá trị trung bình. Theo
đó phương pháp cắt tỉa cành ảnh hưởng đến năng suất là lớn nhất. [13]
Năm 2012, trong bài nghiên cứu “In Uganda, coffee and banana go
better together” của Caity Peterson tại Viện Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế
(IITA). Bà cho rằng với tình hình khan hiếm đất như Uganda, thì việc xen
canh giữa cây chuối và cây cà phê là một giải pháp để cải thiện năng suất loại
cây trồng này. Vì xen canh 2 loại cây trồng này một mặt đem lại nguồn thu
cho hộ gia đình trong những năm đầu trồng cà phê, mặt khác cây chuối được


7
xem như là loại cây che bóng giúp cho cây cà phê trong giai đoạn đầu tránh
được sự ảnh hưởng của gió, bão… đồng thời giúp cho cây cà phê thích ứng

được với sự biến đổi khí hậu và kiểm soát dịch bệnh – đây chính là một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến năng suất cây cà phê. [23]
* Các mô hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong bài nghiên cứu của tác giả TS. Bùi Quang Bình (2008) với đề tài
“Đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê hộ gia đình và những ảnh hưởng của nó
tới sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh ĐăkLăk” cũng đã đề cập đến các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê, tác giả cho rằng việc giảm dần
chênh lệch giữa các nhóm có năng suất thấp, giảm tỷ lệ số hộ có năng suất
thấp sẽ giúp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành hàng này.
Theo nghiên cứu của tác giả thì ảnh hưởng mạnh nhất đến nâng cao năng suất
cà phê là công lao động, kế đến là phân chuồng (phân hữu cơ) còn phân vô cơ
thì ảnh hưởng không lớn lắm. Mặt khác vấn đề tưới tiêu cũng là một yếu tố
quan trọng và không thể thiếu trong việc nâng cao năng suất cà phê. Tuy
nhiên với tình hình thực tế thì không nên mở rộng diện tích cà phê mà cần tập
trung vào tăng công lao động cho làm cỏ, cắt tỉa cành, chồi…, thâm canh theo
hướng giảm phân vô cơ và tăng một lượng phân chuồng phù hợp và nhất thiết
phải nâng cao trình độ cho người sản xuất cà phê thì mới có thể nâng cao năng
suất cà phê theo hướng bền vững. [1]
Năm 2010, Trần Đình Sáng trong đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê vối tại Binh đoàn 15 tỉnh Gia Lai”
dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Hồng đã cho thấy năng suất cây cà phê ở
Binh đoàn 15 không cao là do giống cà phê là giống thực sinh nên tỷ lệ cây
kém hiệu quả, mặt khác việc bón phân vi lượng kẽm chưa được chú trọng,
bón phân hóa học chưa đúng kỹ thuật khuyến cáo nên năng suất cây cà phê tại
đây không cao. Thêm vào đó trình độ kỹ thuật của công nhân đứng lô chưa tốt


8
nên việc tạo hình cây chưa khoa học dẫn đến năng suất cây chưa cao. [6] Theo
Mai Văn Xuân (trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế) và

Nguyễn Văn Hóa (trường Đại học Tây Nguyên) (2011) trong bài “Ảnh hưởng
của các yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk
Lăk”, khi phân tích các nhân tố tác động đến phát triển cà phê bền vững thì
thấy vốn, lao động, đất đai là những yếu tố góp phần quan trọng trong việc gia
tăng năng suất cây cà phê. Bên cạnh những yếu tố trên thì không thể không kể
đến việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật tốt (tưới nước, bón phân, chống xói
mòn đất, trồng cây chắn gió…), làm tốt công tác khuyến nông cũng góp phần
nâng cao năng suất của cây cà phê [10].
Một nghiên cứu về “Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh
tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông” của Phạm Ngọc Toản (2008) dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Đinh Phi Hổ đã cho thấy yếu tố tác động chủ yếu đến năng suất
cây cà phê là phân bón và kiến thức nông nghiệp của hộ, còn lượng nước tưới
ít ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê hơn. Sở dĩ có kết quả như vậy vì lượng
mưa tại địa phương nghiên cứu cao trên 2.400mm nên tại đây các nông hộ
tưới ít hơn các địa phương khác nhưng sản lượng vẫn không thay đổi nhiều.
[8]
Có thể nói cây cà phê là cây có giá trị lớn về mặt kinh tế, hàng năm giá
trị đóng góp của loại cây này trong GDP nước ta rất đáng kể và Việt Nam là
nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Cũng chính vì vậy mà cây cà phê đã
và đang được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu để từ đó
tìm ra giải pháp để phát triển loại cây này. Và một điều dễ nhận thấy rằng
muốn phát triển loại cây này thì khía cạnh năng suất cũng không phải là một
ngoại lệ và cần được đưa ra giải quyết hàng đầu.


9
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG SUẤT CÂY CÀ
PHÊ

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Khái niệm sản lượng
Sản lượng là số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một không gian
và thời gian nhất định.
Đối với ngành sản xuất cà phê, sản lượng cà phê chính là số lượng quả
cà phê mà người nông dân thu được trên một đơn vị diện tích trong một năm.
1.1.2. Khái niệm năng suất
Theo Từ điển Oxford “năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản
xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời
gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó”
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT(Mỹ) “năng suất là đầu ra
trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính
hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng
đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn
và lao động”
1.1.3. Năng suất cây cà phê
Về mặt toán học, năng suất là thương số giữa sản lượng đầu ra so với số
lượng đầu vào nhất định. Có nhiều phương pháp để xác định năng suất như
năng suất là sản lượng đầu ra / lao động; hoặc là sản lượng đầu ra / diện tích
hoặc là sản lượng đầu ra / vốn hoặc Sản lượng đầu ra / máy …
Trong bài nghiên cứu này, mục đích đi tìm hiểu mối quan hệ giữa các
yếu tố ảnh hưởng và năng suất cây cà phê nên năng suất cây cà phê được xác
định theo công thức


10
Năng suất
cây cà phê

=


Sản lượng đầu ra (quả tươi hoặc khô)
Một đơn vị diện tích cây trồng (thường là 1 ha)

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÂY CÀ PHÊ
1.2.1. Khái niệm cây cà phê
Cà phê là tên của một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo, đây là một loại
cây trồng lâu năm. Họ này gồm khoảng 500 chi khác nhau với gần 6.000 loài
khác nhau. Trong đó có những loài có chứa chất caffein trong hạt (có ý nghĩa
kinh tế) nhưng cũng có loài không chứa chất caffein trong hạt (không có ý
nghĩa kinh tế) như: coffee gallienii, coffee bonnieri, coffee mogeteni….
Hiện nay ở nước ta trồng phổ biến 2 loại cà phê là cà phê vối và cà phê
chè, còn cà phê mít thì chiếm một tỷ trọng rất thấp.
1.2.2. Đặc điểm của cây cà phê
a. Cấu tạo của cây cà phê
- Thân cà phê: Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m.
Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ
cao từ 2 - 4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá
cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới
xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8 - 15 cm, rộng 4 - 6 cm. Rễ cây cà
phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa
ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc
chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở
trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà
phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.
- Quả cà phê: Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được
bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt
tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung.



11
Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám
chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có
hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh.
Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do
hai hạt bị dính lại thành một).
b. Niên vụ sản xuất
Đặc trưng của cây cà phê được thể hiện rõ nhất qua cấu tạo và niên vụ
sản xuất cà phê. Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê
vối (robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo
dương lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên (là nơi sản xuất
khoảng 80 % tổng sản lượng của Việt Nam) thường kéo dài trong 4 tháng, tính
từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1.
Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới
nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài
đến tháng 4 hàng năm.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY CÀ PHÊ
1.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan
a. Khí hậu thời
tiết * Nhiệt độ
Cà phê ưa nhiệt độ bình quân hàng năm cao, trong đó cà phê sinh
trưởng và phát triển thuận lợi từ 19- 23 0c, ngược lại ở nhiệt độ cao từ 38 0c trở
lên cũng gây ảnh hưởng xấu đến cà phê. So với các loại cà phê khác thì cà phê
chè có khả năng chịu lạnh và chịu nóng khá hơn. Cây cà phê phản ứng mạnh
với biên độ nhiệt giữa ngày và đêm. Độ chênh lệch này càng cao thì chất
lượng cà phê càng cao vì ban ngày nhiệt độ cao thúc đẩy quá trình quang hợp,
tích lũy chất khô và ban đêm khi nhiệt độ thấp xuống sẽ hạn chế sự tiêu hao
các chất đã được tích lũy.



12
* Ánh sáng
Cây cà phê ưa ánh sáng tán xạ, nguyên nhân do cây cà phê có nguồn
gốc từ các rừng thưa. Cũng chính vì vậy mà cây cà phê cần có cây che bóng,
tuy nhiên qua quá trình thuần hóa, người ta trồng cà phê vẫn có thể không cần
cây che bóng với điều kiện thâm canh tốt ngay từ đầu.
* Gió
Gió có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với cây cà phê, nếu gió có tốc
độ vừa phải sẽ giúp cho sự tung phấn và thụ phấn của cây. Nhưng với điều
kiện khí hậu ở nước ta gió có nhiều mặt bất lợi như: gió bão gây gãy cành,
rụng quả; gió rét làm cây mới trồng chậm sinh trưởng… Do đó cần phải trồng
cây đai rừng phòng hộ, cây che bóng… để khắc phục hậu quả của gió.
b. Nước và độ ẩm
Cà phê rất cần mưa ẩm, riêng cà phê chè thì cần độ ẩm ít hơn so với cà
phê vối. Sau thu hoạch, 2 tháng cuối năm là thời gian phân hóa mầm hoa, nếu
trong thời gian này có mưa thì không thuận lợi cho cà phê, đồng thời khi hoa
nở và quả non được hình thành mà không có mưa thì tỷ lệ đậu quả thấp, quả
bị lép. Do đó trong thời gian này cần phải bổ sung nước cho cây nếu thời tiết
khô hạn.
Độ ẩm tương đối của không khí cũng ảnh hưởng lớn đối với sinh
trưởng của cây cà phê vì nó liên quan đến độ bốc hơi nước của lá cà phê. Nếu
gió khô nóng và gay gắt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và
năng suất cây cà phê.
c. Đất đai
Là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây cà phê, đất ảnh hưởng
trực tiếp đến sản lượng và năng suất cây cà phê.
Đất để trồng cà phê phải là đất tốt, màu mỡ, có độ sâu vì cà phê là cây
lâu năm, có bộ rễ khỏe, phát triển tốt và ăn sâu tới hơn 1m. Ngoài ra đất cần



13
phải có độ tơi xốp để bộ rễ phát triển tốt, nhất là rễ lông hút. Trên nền đất tốt
và được chăm sóc chu đáo thì không những cây cà phê sinh trưởng tốt, năng
suất cao mà còn kéo dài được tuổi thọ.
1.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan
a. Phân bón
Bón phân cho cây cà phê nhất là cà phê kinh doanh là một biện pháp kỹ
thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng cà phê. Cà
phê là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rộng rãi, nó có thể
sống được ở những vùng đất màu mỡ hoặc những vùng đất khô cằn mà vẫn có
thể cho năng suất nhất định.
Tuy nhiên muốn nâng cao năng suất và chất lượng cà phê thì cần phải
bón phân đầy đủ. Bón phân cho cà phê là một biện pháp kỹ thuật cần thiết để
nâng cao năng suất cho cà phê, nhưng nếu lạm dụng quá mức thì sẽ cho tác
dụng ngược lại. Bởi nếu bón phân không hợp lý thì sẽ làm cho năng suất
không tăng lên mà ngược lại còn có thể bị giảm xuống. Nếu bón đạm với hàm
lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ không hợp lý thì sẽ làm giảm
hàm lượng cafein trong hạt cà phê, làm tăng hợp chất Nitow dẫn tới giảm chất
lượng cà phê. Vì vậy bón phân cần phải đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng
và phải cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: đạm, lân, kali, phân
chuồng, phân vi sinh... sao cho phù hợp để tăng năng suất và chất lượng.
b. Tưới nước
Như đã biết nước có vai trò quan trọng đối với quá trình sinh trưởng,
phát triển và tăng năng suất của cây cà phê. Tưới nước có tác dụng duy trì
sinh trưởng của cây cà phê đồng thời là điều kiện tiên quyết để cây ra hoa.
Trong giai đoạn phân hóa mần hoa và giai đoạn nở hoa, nếu thiếu nước thì
hoa sẽ không nở không tập trung và thậm chí có thể phát triển bất bình thường
thành hoa sao không thể thụ phấn được hoặc trở thành hoa chanh màu tím



14
nhạt rồi khô rụng và dẫn đến chết cành. Do vậy tưới nước cho cây cà phê
trong mùa khô cũng là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình
trồng và chăm sóc cây cà phê.
c. Làm cỏ
Trong thành phần dịch hại phá hoại cà phê thì ngoài côn trùng và các
loại bệnh ra thì cỏ dại cũng một dịch hại làm thiệt hại rất nhiều cho ngành sản
xuất cà phê. Vì mang đặc tính của sản xuất nông nghiệp nên sản xuất cà phê
luôn phải đối mặt với cỏ dại – một thành phần cạnh tranh dinh dưỡng và ánh
sáng của cây cà phê, ngoài ra cỏ dại còn là nguồn lây lan sâu bệnh cho loại
cây trồng này. Do vậy đối với người sản xuất cà phê cần nắm chắc thành phần
cỏ dại, từ đó có biện pháp phòng trừ thích hợp.
d. Cắt tỉa cành
Với kỹ thuật thâm canh, cây cà phê trong quá trình sinh trưởng phải
được sửa cành, tạo hình hàng năm mới đảm bảo năng suất cao. Có thể xem
đây là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp cho cây cà phê có
bộ cành tốt, có khả năng ra quả nhiều và ổn định trong các năm sau. Vì cắt, tỉa
cành một mặt giúp loại bỏ được những cành sâu bệnh, những cành không
mang quả..., mặt khác giúp cây cà phê có thể phục hồi nhanh hơn sau khi thu
hoạch, từ đó giúp quả lớn hơn và hạn chế được sâu bệnh.
e. Trình độ lao động
Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham vào
sản xuất nông nghiệp. Đây chính là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong
sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng. Nguồn lao động
tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng lao động mà còn cả
chất lượng lao động. Đặc biệt là yếu tố phi vật chất của lao động như hiểu biết
chung, kỹ năng trong đào tạo, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức mong muốn đạt
tới hiệu quả cao trong công việc… mà người lao động có được nhờ quá



15
trình đào tạo trên ghế nhà trường và những lần tham gia tập huấn. Những
người được qua đào tạo càng nhiều thì càng có kỹ năng xử lý công việc hiệu
quả, biết áp dụng khoa học kỹ thuật một cách nhanh chóng và khoa học. Có
thể nói đây chính là những nhân tố tác động lớn đến việc hiệu quả công việc,
cụ thể là gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, là động lực cho sự phát
triển kinh tế và đạt tăng trưởng cao. Do đó, muốn phát triển kinh tế nói chung
hoặc tăng năng suất cà phê nói riêng thì cần thiết phải đầu tư vào nguồn nhân
lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động.
f. Kinh nghiệm
Trong sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm là nhân tố quan trọng góp
phần trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trải qua thời
gian sản xuất, người nông dân sẽ tích lũy được nhiều kiến thức trong việc
chọn giống, phương pháp sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế tại thửa
đất mà mình đang canh tác. Chính những kinh nghiệm thực tiễn này mà người
nông dân có thể tránh được những rủi ro trong nông nghiệp, thêm vào đó giúp
người nông dân có sự khéo léo trong quá trình trồng và chăm sóc cây nhằm
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
g. Hệ thống chắn gió
Hệ thống chắn gió cũng có sự tác động không nhỏ đến năng suất và
hiệu quả sản xuất cà phê. Vì hệ thống chắn gió giúp điều hòa được khí hậu
vườn cây, điều tiết sự ra hoa, đậu quả, giảm được bệnh khô cành cũng như cải
thiện độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất mặt tránh tác hại sự thiêu đốt chất hữu
cơ do ánh sáng mặt trời, tăng khả năng giữ nước, giữ phân cho đất. Ngoài ra
hệ thống chắn gió còn giúp kéo dài quá trình chín của quả, tăng độ axít và
hàm lượng succrose trong hạt-những yếu tố quan trọng để hình thành các hợp
chất thơm, giúp cải thiện phẩm chất của cà phê.



×