Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.76 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ 

TRẦN THÙY UYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN TỰ NGUYỆN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HOÀI HƯƠNG

Đà Nẵng – Năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC, KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 2
5. Bố cục đề tài.................................................................................................................................... 3
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về công bố thông tin tự
nguyện..................................................................................................................................................... 3
6.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài........................................................................................ 3


6.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ

NGUYỆN............................................................................................................................................... 7
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN..............................7
1.2. VAI TRÒ CỦA VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN....................8
1.3. ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY VÀ CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ CÔNG BỐ
THÔNG TIN TỰ NGUYỆN..................................................................................................... 11
1.3.1.Động lực thúc đẩy......................................................................................................... 11
1.3.2. Yếu tố cản trở việc công bố thông tin tự nguyện......................................... 11
1.4. CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TỰ NGUYỆN................................................................................................................................... 12
1.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory).................................................................. 12
1.4.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)............................................................... 13
1.4.3. Lý thuyết chi phí chính trị (Political Economy Theory)..........................14


1.4.4. Lý thuyết chi phí sở hữu ( Property Cost Theory )..................................... 14
1.4.5.Lý thuyết tính hợp lý( Legitimacy Theory)..................................................... 15
1.4.6. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)..................................... 15
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN TỰ NGUYỆN......................................................................................................................... 16
1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc về quản trị công ty.......................................................... 16
1.5.2. Nhóm nhân tố thuộc về cơ cấu sở hữu.............................................................. 19
1.5.3. Nhóm nhân tố về các chỉ tiêu tài chính............................................................. 20
1.5.4. Nhóm nhân tố khác..................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN........................................ 25
2.1. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.......................................................................... 25

2.1.1. Giả thuyết nghiên cứu liên quan đếnnhóm nhân tố thuộc về quản trị
công ty................................................................................................................................................... 25
2.1.2. Nhóm nhân tố thuộc về cơ cấu sở hữu.............................................................. 28
2.1.3. Nhóm nhân tố các chỉ tiêu tài chính................................................................... 30
2.1.4. Nhóm nhân tố khác..................................................................................................... 31
2.2. ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TỰ NGUYỆN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM............................................................................................... 34
2.2.1. Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam........................................................................ 34
2.2.2. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam......37
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................................... 39
2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU......................................................................................... 41
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................. 43


3.1. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM...................................................................................................................................................... 43
3.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP......................................................... 47
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG
BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM............................................................. 51
3.3.1. Phân tích mối quan hệ của từng biến độc lập với mức độ công bố
thông tin tự nguyện........................................................................................................................ 51
3.3.2. Kiểm định các giả thiết và tính tin cậy của mô hình hồi qui.................58
3.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện từ kết quả mô hình hồi quy....................................................................................... 66

3.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG
BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI TỪNG NHÓM THÔNG TIN....70
3.4.1. Nhóm thông tin chung về doanh nghiệp và chiến lược (VnCSI)......70
3.4.2. Nhóm thông tin về tài chính và thị trường vốn (VnFCMI)....................72
3.4.3. Nhóm thông tin về hoạt động tương lai (VnFLI)........................................ 74
3.4.4. Nhóm thông tin về báo cáo trách nhiệm xã hội (VnCSRI)....................76
3.4.5. Nhóm thông tin về quản lý cao cấp (VnDSMI)........................................... 78
CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN............................................. 83
4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH..................................................................................................... 83
4.2. KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 87
4.2.1. Đóng góp luận văn....................................................................................................... 87
4.2.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai........................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................



DANH MỤC, KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
VnDI: Chỉ số mức độ công bố thông tin tự nguyện.
VnCSI: Chỉ số mức độ công bố thông tin tự nguyện nhóm thông tin chung về
doanh nghiệp và chiến lược.
VnFCMI: Chỉ số mức độ công bố thông tin tự nguyện nhóm thông tin về tài
chính và thị trường vốn.
VnFLI: Chỉ số mức độ công bố thông tin tự nguyện nhóm thông tin về hoạt
động tương lai.
VnDSMI: Chỉ số mức độ công bố thông tin tự nguyện nhóm thông tin về quản
lý cấp cao.
HĐQT: Hội đồng quản trị.



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Bảng tóm tắt đo lường các nhân tố tác động

39

3.1

Bảng thống kê mô tả chỉ số mức độ công bố thông tin
tự nguyện

43

3.2

Bảng mô tả các biến độc lập

48

3.3

Kiểm định T-test VnDI với hai nhóm tỷ trọng thành viên

hội đồng quản trị không tham gia điều hành

52

3.4

Kiểm định T-test VnDI với sự hiện diện của
quản lý

53

3.5

Kiểm định T-test VnDI với hai nhóm tỷ lệ sở hữu quản lý

53

3.6

Kiểm định T-test VnDI vớisự hiện diện của nhà nước

54

3.7

Kiểm định T-test VnDI vớihai nhóm tỷ lệ sở hữu nhà
nước (20%)

54


3.8

Kiểm định T-test VnDI với hai nhóm tỷ lệ sở hữu nhà
nước (50%)

54

3.9

Kiểm định T-test VnDI với sự hiện diện của
nước ngoài

sở hữu

56

3.10

Kiểm định T-test VnDI với hai nhóm tỷ lệ
nước ngoài

sở hữu

56

3.11

Kiểm định T-test VnDI với sự hiện diện của thành viên
nữ trong hội đồng quản trị


57

3.12

Kiểm định T-test VnDI với loại ngành công nghiệp

57

3.13

Bảng hệ số tương quan giữa các biến

63

sở hữu


3.14

Bảng mô tả kết quả hồi quy đa biến

67

3.15

Bảng mô tả kết quả hồi quy VnCSI

72

3.16


Bảng mô tả kết quả hồi quy VnFCMI

74

3.17

Bảng mô tả kết quả hồi quy VnFLI

76

3.18

Bảng mô tả kết quả hồi quy VnCSRI

79

3.19

Bảng mô tả kết quả hồi quy VnDSMI

81

3.20

Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin tự nguyện

83



DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

3.1

Biểu đồ phân phối của nhân tố mức độ độc lập HĐQT

59

3.2

Biểu đồ phân phối của nhân tố tỷ lệ sở hữu của nhà
quản lý

59

3.3

Biểu đồ phân phối của nhân tố tỷ lệ thành viên nữ tham
gia HĐQT

59

3.4


Biểu đồ phân phối của nhân tố tỷ lệ sở hữu nhà nước

60

3.5

Biểu đồ phân phối của nhân tố tỷ lệ sở hữu nước ngoài

60

3.6

Biểu đồ phân phối của nhân tố tỷ suất sinh lời

60

3.7

Biểu đồ phân phối của nhân tố tỷ suất nợ

60

3.8

Biểu đồ phân phối của tổng doanh thu

61

3.9


Biểu đồ phân phối của logarit tự nhiên của tổng doanh thu

61

3.10

Biểu đồ phân phối phần dư của mô hình VnDI

66


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Minh bạch thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của thị
trường chứng khoán đồng thời là cơ sở cho nhà đầu tư đưa ra quyết định mua
hoặc bán chứng khoán. Đối với một thị trường chứng khoán còn non trẻ như
ở Việt Nam, việc minh bạch hoá thông tin vẫn chưa trở thành một thói quen
bình thường đối với các công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán, điều này gây khó khăn rất nhiều cho các nhà đầu tư để có thể nhận
định, phân tích và đầu tư có hiệu quả. Ngày nay, hòa chung với sự phát triển
của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có
những bước phát triển đáng kể, Nhà nước đã có những quy định bắt buộc về
thông tin cần công bố, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu
thông tin của người sử dụng. Chính vì vậy, hiện nay một số doanh nghiệp còn
hướng tới việc công bố các thông tin tự nguyện nhằm thu hút các nhà đầu tư,
có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các nhân tố đã ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin tự nguyện của công ty niêm yết ở mỗi quốc gia, các nghiên cứu

đó đã chỉ ra các nhân tố khác nhau như: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh
lời, chủ thể kiểm toán, đòn bẩy tài chính,... Những năm gần đây, ở Việt Nam
cũng đã có nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu vẫn
còn hạn chế. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về mức độ công bố thông tin tự
nguyện của công ty niêm yết chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào, tôi đã chọn
đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi những nhân tố nào ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh


2
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả tập trung
nghiên cứu các mục tiêu sau:
Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, đánh giá tình trạng công bố
thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ
đó đưa ra các gợi ý chính sách nhằm tăng cường công bố thông tin tự nguyện
của các công ty niêm yết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm các nhóm thông tin:
- Thông tin chung về doanh nghiệp và chiến lược
- Thông tin tài chính và thị trường vốn của doanh nghiệp
-Thông tin dự báo trong tương lai

-Thông tin báo cáo trách nhiệm xã hội
-Thông tin về quản lý cấp cao
Phạm vi nghiên cứu
Thông tin công bố tự nguyện trong báo cáo thường niên năm 2015 của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước đây và có điều chỉnh để xây dựng danh
mục thông tin tự nguyện. Trên cơ sở đó đo lường mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các công ty niêm yết.


3
Dựa vào các lý thuyết giải thích mức độ công bố thông tin tự nguyện và
các nhân tố ở các nghiên cứu trước đây để xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin tự nguyện.
Sử dụng mô hình hồi quy bội để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
5. Bố cục đề tài
Với phương pháp nghiên cứu được đưa ra ở trên, tác giả xây dựng luận
văn gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công bố thông tin tự nguyện và các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
công bố thông tin tự nguyện.
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Hàm ý chính sách và kết luận.
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về công bố thông
tin tự nguyện
6.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Các nghiên cứu tập trung ở
các nước phát triển như nghiên cứu của tác giả Meek và cộng sự (1995) về đề
tài “Factors influencing voluntary annual report disclosures by US, UK and
continental European multinational corporations” đã tìm ra 3 nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện liên quan đến các thông tin
chiến lược, tài chính, phi tài chính của các tập đoàn Mỹ, Anh, và các tập đoàn
đa quốc gia ở Châu Âu [55]. Bài nghiên cứu chỉ ra các nhân tố quy mô doanh


4
nghiệp, quốc gia/khu vực, loại ngành công nghiệp có ảnh hưởng tới mức độ
công bố thông tin tự nguyện.
Một nghiên cứu khác của Barako và cộng sự (2006) “Factors
Influencing Voluntary Corporate Disclosure by Kenyan Companies” [15].
Nghiên cứu này kiểm tra việc công bố thông tin tự nguyện trong của các công
ty niêm yết ở Kenya. Bài nghiên cứu nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố thuộc về quản trị doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu, đặc điểm công ty
đến việc công bố thông tin tự nguyện trong thực tế. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mức độ công bố thông tin tự nguyện bị ảnh hưởng bởi các thuộc tính về
quản lý của công ty, cơ cấu sở hữu, tỷ lệ giám đốc không điều hành trong hội
đồng quản trị.
Alves và cộng sự (2012) đã kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân tố như
đặc điểm của công ty, quản trị doanh nghiệp và công bố thông tin tự nguyện
của các công ty niêm yết ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha [10]. Kết quả của họ
chỉ ra rằng yếu tố quyết định chính đến việc công bố thông tin tự nguyện là
quy mô công ty, mức độ tăng trưởng, hiệu quả tổ chức và số lượng cổ đông.
Trong nghiên cứu của Lan và cộng sự (2013) dựa trên các thông tin của
1066 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm
Quyến cho rằng việc công bố thông tin tự nguyện tại Trung Quốc đang diễn ra

ngày càng tích cực và có liên quan đến các nhân tố quy mô công ty, đòn bẩy
tài chính, sở hữu nhà nước [44].
Nghiên cứu của Ho và cộng sự (2009) về đề tài “Determinants of
voluntary disclosure by Malaysian listed companies over time” [42]. Nghiên
cứu này xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các công ty niêm yết ở Malaysia, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng các nhân tố mức độ độc lập hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu có ảnh


5
hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết ở
Malaysia.
6.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cho đến nay các nghiên cứu về vấn đề này là không nhiều.
Nghiên cứu của Ta Quang Binh (2012) với đề tài "Voluntary Disclosure
Information in the Annual Report of Non Financial Listed Companies: The
Case of Vietnam" [67]. Bài nghiên cứu xây dựng danh mục các thông tin tự
nguyện và khảo sát xem các mục thông tin tự nguyện nào là quan trọng đối
với người sử dụng thông tin và người cung cấp thông tin. Từ đó, chỉ ra các
thông tin tự nguyện mà doanh nghiệp cần cung cấp để thu hẹp khoảng cách
với người sử dụng thông tin. Tuy nhiên bài viết chỉ nghiên cứu ở khía cạnh
khoảng cách thông tin yêu cầu giữa đối tượng sử dụng và đối tượng cung cấp
thông tin, không đề cập nghiên cứu về mô hình và kiểm định mô hình các
nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin tự nguyện tại các doanh
nghiệp.
Nghiên cứu của Kelly Bao Anh Huynh Vu (2012) về đề tài
"Determinants of Voluntary Disclosure for Vietnamese Listed Firms" [70]. Bài
nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố như quy mô công ty, khả năng sinh lời,
quyền sở hữu là các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nghiên cứu mới nhất về vấn đề này là nghiên cứu của hai tác giả Phạm
Đức Hiếu và Đỗ Thị Hương Lan (2015) về đề tài " Factors Influencing the
Voluntary Disclosure of Vietnamese Listed Companies" [58]. Nghiên cứu này
điều tra 205 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí
Minh năm 2012 và đưa ra kết luận các nhân tố quy mô công ty và sở hữu
nước ngoài ảnh hưởng đến việc công bố thông tin tự nguyện ở Việt Nam.


6
Mặc dù ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về đề tài này, tuy
nhiên các nghiên cứu trước đây thường chỉ tập trung vào các nhân tố như quy
mô, lợi nhuận, cơ cấu sở hữu,… của công ty mà chưa nghiên cứu về các nhân
tố như giới tính của các thành viên hội đồng quản trị hay ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, ở Việt Nam những năm gần đây khi thị
trường chứng khoán ngày càng phát triển nhanh chóng và đi vào hoạt động ổn
định thì các quy định của bộ tài chính cũng thay đổi thường xuyên để phù hợp
với tốc độ phát triển của thị trường, do đó những nghiên cứu trước đây có một
số mục thông tin không còn được xem là tự nguyện nữa. Trong nghiên cứu
này tác giả bổ sung thêm các nhân tố như giới tính của các thành viên hội
đồng quản trị, ngành nghề kinh doanh để nghiên cứu đồng thời có những điều
chỉnh danh mục thông tin tự nguyện để phù hợp với giai đoạn hiện nay.


7
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN

Công bố thông tin được xem như một kênh thông tin liên lạc giữa các
công ty và công chúng (Agca và Onder, 2007) [9]. Có nhiều định nghĩa khác
nhau về công bố thông tin tự nguyện. Theo Meek và cộng sự (1995) công bố
thông tin tự nguyện là công bố những thông tin vượt quá các quy định bắt
buộc, những thông tin này được lựa chọn tự do từ nhà quản lý công ty nhằm
cung cấp các thông tin về kế toán và các thông tin khác có liên quan đến nhu
cầu của người sử dụng báo cáo tài chính của họ [55]. Theo Wallace và Naser
(1995) công bố thông tin tự nguyện là bất kỳ sự công bố có chủ ý của nhà
quản lý về thông tin tài chính và phi tài chính khác nhau cho các bên liên quan
[71]. Theo Adina P. and Ion P. (2008), công bố thông tin tự nguyện chỉ là các
thông tin được cung cấp thêm nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người sử
dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp như các nhà phân tích tài chính, các
công ty tư vấn, các nhà đầu tư là các tổ chức, …[6]
Luận văn này định nghĩa công bố thông tin tự nguyện là việc trình bày
các thông tin vượt quá quy định bắt buộc (1) cần thiết trong báo cáo thường
niên, bao gồm các thông tin kế toán và các thông tin khác mà nhà quản lý cho
là có liên quan đến nhu cầu của các bên liên quan. Có nghĩa là một công ty có
thể hoặc không cần phải công bố các thông tin mà luật pháp không yêu cầu.
Theo xu hướng hiện nay thì các thông tin công bố tự nguyện đang thu hút mối
quan tâm lớn của người sử dụng thông tin vì tính hữu ích của nó, và các công
1

Thông tư 52/2012/TT-BTC Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. [5]


8
ty cũng ngày càng thu được nhiều lợi ích hơn khi công bố các thông tin dạng
này.
1.2. VAI TRÒ CỦA VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
Thị trường chứng khoán đang đóng một vai trò rất quan trọng đến sự

phát triển của nền kinh tế. Vì vậy những thông tin được công bố là một yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực xã hội và
giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa doanh nghiệp và các đối tượng sử
dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Những thông tin được công bố sẽ
giúp cho những cá nhân, tổ chức bên trong và bên ngoài doanh nghiệp hiểu rõ
hơn về những hoạt động, chính sách của doanh nghiệp và những mối quan hệ
phát sinh với cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động.
Việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là một công cụ
quan trọng tác động lên lợi ích của các doanh nghiệp niêm yết và bảo vệ các
nhà đầu tư tránh được những rủi ro. Nếu việc công bố thông tin nhiều, cụ thể,
hiệu quả có thể thu hút vốn đầu tư, tạo dựng niềm tin và gia tăng lợi ích cho
các doanh nghiệp niêm yết. Ngược lại việc công bố thông tin không minh
bạch, giấu giếm sẽ gia tăng hành vi kinh doanh mất đạo đức, tốn kém chi phí
cho những ai quan tâm, gây mất lòng tin từ nhà đầu tư, phân bổ nguồn lực
không hiệu quả, không những thiệt hại cho doanh nghiệp, cổ đông, nhà đầu tư
mà còn là cả nền kinh tế của một đất nước.
Các cá nhân, tổ chức khi tham gia thị trường như các nhà đầu tư vốn,
nhà xuất nhập khẩu, trái chủ, các ngân hàng, doanh nghiệp,…tất cả đều cần
cập nhật thông tin hằng ngày để có thể hoạt động, kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường. Và nếu những thông tin cần thiết không chính xác hoặc không
có sẵn, người tham gia thị trường sẽ tìm đến phương án đầu cơ, tin đồn, tìm
những phương thức không trung thực để có được thông tin và thậm chí là tung
ra những thông tin bất lợi nhằm “hạ gục” đối thủ. Điều này giải thích vì


9
sao người ta lại lập luận rằng một trong những bất ổn kinh tế của Việt Nam
hiện nay có thể bắt nguồn từ việc thiếu dữ liệu kinh tế kịp thời, đáng tin cậy
và sự yếu kém trong công tác truyền thông về các chính sách thay đổi đến thị
trường.

Vì vậy, việc công bố thông tin tự nguyện trên thị trường chứng khoán
có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp, công chúng đầu tư mà
còn giúp các cơ quan quản lý hiệu quả hơn. Với doanh nghiệp đó là cơ hội tạo
lập quan hệ, gắn kết với cổ đông, các bên có liên quan và thu được lợi ích từ
các nhà đầu tư. Với các nhà đầu tư đó là cơ hội tiếp cận những thông tin rõ
ràng, cụ thể hơn, giảm sự xung đột về bất đối xứng thông tin để đưa ra các
quyết định đầu tư hợp lý hơn. Với cơ quan quản lý đó là những thông tin phục
vụ công tác quản lý, giám sát và đưa ra những chính sách phù hợp nhằm phát
triển thị trường. Tuy nhiên việc lựa chọn các thông tin công bố tự nguyện vẫn
còn phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của nhà quản lý.
Verrecchia (1983) lập luận rằng nhà quản lý quyết định công bố hoặc
che giấu thông tin tự nguyện phụ thuộc vào chi phí và lợi ích của việc cung
cấp thông tin bổ sung này [69].
Một số lợi ích cho các công ty tham gia vào các hoạt động công bố
thông tin tự nguyện, những lợi ích này bao gồm: giảm chi phí vốn và chi phí
nợ, cải thiện thanh khoản của thị trường, nâng cao giá trị công ty và hỗ trợ
tổng thể phát triển kinh tế.
Các nghiên cứu trước cho thấy rằng việc công bố thông tin tự nguyện
có thể cải thiện tính thanh khoản thị trường vốn bằng cách giảm chi phí giao
dịch và do đó làm tăng nhu cầu đối với cổ phiếu của doanh nghiệp, nhu cầu
cao hơn đối với cổ phiếu dẫn đến giá cổ phiếu sẽ tăng trong một chi phí vốn
thấp hơn (Diamond và Verrecchia, 1991) [24]. Một nghiên cứu khác của
Haddad, Alshattarat và Nobanee (2009) về công bố thông tin tự nguyện và


10
tính thanh khoản thị trường trong thị trường mới nổi thấy rằng việc tăng
cường công bố thông tin tự nguyện giúp giảm thiểu sự chênh lệch giữa các giá
bán và giá mua cổ phiếu của các hoạt động giao dịch cổ phiếu, do đó làm
giảm chi phí vốn, cải thiện tính thanh khoản của thị trường [37].

Việc công bố thông tin tự nguyện còn làm giảm chi phí nợ, trong các
nghiên cứu thực nghiệm của Sengupta (1998) cho thấy rằng lãi suất thấp có
liên quan với mức độ công bố thông tin tự nguyện cao [63]. Điều này là do
khi vấn đề thông tin bất đối xứng tồn tại, chủ nợ có thể cho rằng các công ty
đang che giấu thông tin vì họ không trung thực. Do đó, điều này có thể dẫn
đến chi phí vay sẽ tăng cao để chủ nợ bảo vệ tài sản của mình, giảm rủi ro
khoản vay. Mặt khác, khi các công ty công bố thông tin tự nguyện nó giúp các
ngân hàng tiết kiệm chi phí tìm kiếm thông tin (Mazumdar và Sengupta,
2005) [53].
Nhìn chung, việc công bố thông tin tự nguyện cho phép các công ty huy
động vốn bên ngoài thông qua chi phí giảm vốn và giảm chi phí nợ, đồng thời
tăng giá trị công ty và cải thiện tính thanh khoản của thị trường, do đó có thể
đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Barako (2007) cho rằng
trong một nền kinh tế mới nổi việc tăng cường công bố thông tin là cần thiết
để hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế [16]. Bởi việc công bố thông tin tự
nguyện tác động tích cực đến tính thanh khoản thị trường từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Điều này là rất quan trọng trong một thị trường vốn mới nổi
như Việt Nam.
1.3. ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY VÀ CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ CÔNG BỐ
THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
1.3.1.Động lực thúc đẩy
Quyền quản lý doanh nghiệp: Một nghiên cứu của DeAngelo (1988)
cho rằng các cổ đông và những người bất đồng ý kiến với người quản lý


11
thường hay đưa ra lý do hoạt động công ty kém hiệu quả để gây áp lực lên nhà
quản lý hiện tại, buộc họ thôi việc [23]. Khi đứng trước nguy cơ mất việc và
tình hình tài chính công ty suy giảm, giá cổ phiếu đi xuống thì việc công bố
các thông tin tự nguyện từ nhà quản lý ra công chúng như là một cách để giảm

thiểu áp lực từ công chúng về sự đánh giá thấp công ty, đồng thời giải thích về
tình hình tài chính không tốt của công ty.
Tín hiệu về năng lực của người quản lý: Để đánh giá năng lực của nhà
quản lý, nhà đầu tư thường nhìn vào tài năng của nhà quản lý thông qua khả
năng quản lý tài chính, dự đoán và phản ứng của người quản lý trước những
thay đổi của môi trường kinh doanh. Cũng chính vì lý do đó mà nhà quản lý
có động lực để công bố thông tin tự nguyện ra bên ngoài nhằm bộc lộ tài năng
của mình, tăng giá trị công ty trên thị trường (Jensen, 1976) [26].
Hạn chế của việc công bố thông tin bắt buộc: Việc công bố thông tin
theo quy định của pháp luật thường không đáp ứng đủ nhu cầu về thông tin
của nhà đầu tư. Trong nhiều trường hợp, pháp luật chỉ quy định những thông
tin tối thiểu, những thông tin này không đủ để nhà đầu tư ra quyết định, do đó
nhu cầu công bố thông tin tự nguyện phát sinh. Theo đó, công bố thông tin tự
nguyện được coi là lấp đầy những khoảng trống của công bố thông tin bắt
buộc (Graham và cộng sự, 2005) [19].
1.3.2. Yếu tố cản trở việc công bố thông tin tự nguyện
Theo nghiên cứu của Edwars và Smith (1996), một số chi phí phổ biến
làm cản trở đến việc công bố thông tin tự nguyện bao gồm chi phí thu thập,
xử lý và chi phí bất lợi về cạnh tranh [28]. Ví dụ, công bố thông tin liên quan
đến kế hoạch phát triển sản phẩm chính của công ty đang có nguy cơ cạnh
tranh tiềm năng làm cho đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng thông tin mà công
ty công bố để phát triển một sản phẩm tương tự gây bất lợi cạnh tranh cho
công ty. Theo Beyer, Cohen, Lys và Walther (2010), chi phí công bố thông tin


12
cũng có thể bao gồm chi phí là hậu quả từ việc tiết lộ những thông tin mang
tính chất độc quyền của công ty với đối thủ cạnh tranh trên thị trường, các
công đoàn lao động, quản lý [17].
1.4. CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG

TIN TỰ NGUYỆN
Có nhiều cách để giải thích tại sao các công ty công bố thêm thông tin
tự nguyện ngoài các thông tin bắt buộc. Sử dụng các lý thuyết nền để giải
thích là một trong số những cách giải thích có cơ sở nhất. Tuy nhiên, "không
có một lý thuyết duy nhất nào có thể giải thích hoàn toàn được hiện tượng”
(Leventis và Weetman, 2004) [46]. Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng các
lý thuyết khác nhau để giải thích cho thực trạng công bố thông tin tự nguyện
như: lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết
chi phí sở hữu, lý thuyết tính hợp lý, lý thuyết các bên liên quan.
1.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện đã chỉ ra được mối quan hệ giữa nhà quản lý và chủ
sở hữu. Các đối tượng này có mục tiêu chung đó là lợi ích nhưng không phải
lúc nào lợi ích của quản lý và chủ sở hữu cũng giống nhau. Lý thuyết về đại
diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (chủ sở hữu và người
quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng
người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho
người chủ, tức các cổ đông.
Lý thuyết đại diện giải thích lý do tại sao các báo cáo thường niên được
cung cấp tự nguyện cho các chủ nợ và các cổ đông (Jensen & Meckling,
1976) và nó cũng giải thích cho việc công bố thông tin tự nguyện trong bối
cảnh có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát (Sukthomya, 2011) [26],
[66]. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát của một công ty dẫn đến
các vấn đề xung đột về lợi ích giữa các bên. Người sở hữu có thể hạn chế sự


13
xung đột bằng cách thiết lập các ưu đãi thích hợp cho các nhà quản lý và từ đó
làm phát sinh chi phí giám sát nhằm hạn chế các hoạt động bất thường của các
quản lý.
Trong bối cảnh của công ty, một vấn đề lớn là sự bất đối xứng thông tin

giữa các nhà quản lý và cổ đông, trong đó quản lý công ty có lợi thế về thông
tin hơn. Chủ sở hữu khi đó phải đối mặt với tình huống khó bởi vì họ không
thể đánh giá chính xác và xác định giá trị của các quyết định đã thực hiện. Do
đó, các nhà quản lý lợi dụng sự thiếu khả năng quan sát của chủ sở hữu để
tham gia vào các hoạt động tối đa hóa lợi ích cá nhân của mình (Barako,
2007) [16]. Để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, hành vi của các nhà quản lý
được kiểm soát thông qua cơ chế giám sát của quản trị doanh nghiệp và công
bố thông tin bắt buộc. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể có động cơ làm hài
lòng cổ đông hay thể hiện năng lực quản lý họ sẽ thực hiện công bố thêm
thông tin tự nguyện.
1.4.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)
Lý thuyết tín hiệu cho rằng các quyết định tài chính của công ty là các
tín hiệu được gửi đi bởi các nhà quản lý cho các nhà đầu tư để xem xét những
thông tin phản hồi và tín hiệu này là nền tảng cho chính sách truyền thông tài
chính. Lý thuyết tín hiệu giả định rằng các công ty có kết quả hoạt động tốt
thường sử dụng thông tin tài chính như là một công cụ truyền tín hiệu đến thị
trường (Ross, 1997) [59]. Trong trường hợp công ty muốn huy động vốn, việc
công bố thông tin nhiều hơn sẽ giúp công ty gây sự chú ý với nhà đầu tư làm
cho việc huy động vốn dễ dàng hơn.
Như vậy, nhà quản lý có thể có động lực tự nguyện công bố những
thông tin có lợi cho doanh nghiệp để người sử dụng báo cáo thường niên có
thể đánh giá tốt tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết
định có lợi cho doanh nghiệp.


14
1.4.3. Lý thuyết chi phí chính trị (Political Economy Theory)
Chi phí chính trị được đề cập trong một công bố về lý thuyết kế toán
thực chứng của Watts và Zimmerman (1986) [72]. Lý thuyết về ảnh hưởng
của chính trị cho rằng các nhà quản lý như nhà nước, nghiệp đoàn hay các

nhóm cộng đồng ra quyết định có liên quan đến lợi ích của công ty (chẳng hạn
chính sách thuế, hạn chế độc quyền, cạnh tranh...) dựa trên thông tin được
công bố bởi các công ty. Các công ty dễ gây sự chú ý đối với cơ quan chức
năng thì họ sẽ công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn để tránh sự thanh tra,
kiểm tra, hạn chế chi phí phát sinh khi bị thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, khi
thông tin được tự nguyện công bố nhiều thì các nhà quản lý kỳ vọng các chính
sách quản lý của cơ quan nhà nước sẽ nới lỏng hơn.
1.4.4. Lý thuyết chi phí sở hữu ( Property Cost Theory )
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy những bằng chứng thực
nghiệm về chi phí sở hữu như là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến mức độ công bố các thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên
(Verrecchina, 1983) [69]. Các chi phí sở hữu được xem xét như một hạn chế
quan trọng của việc công bố thông tin, những bất lợi của cạnh tranh ảnh
hưởng đến quyết định cung cấp các thông tin riêng tư.
Khi công bố một thông tin tự nguyện, có thể công ty sẽ gánh chịu chi
phí do dòng tiền tương lai sụt giảm từ việc công bố thông tin, nhưng sau đó có
khả năng sẽ gia tăng lại theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, công ty công bố
một thông tin xấu nào đó, trước hết là cái giá mà công ty phải gánh trả vì có
khả năng làm sụt giảm các nhà đầu tư tiềm năng vào công ty, nhưng công bố
một thông tin xấu lại là cách thức làm nản lòng các công ty mới nào muốn
tham gia thị trường, hoặc làm các công ty đối thủ hạn chế mở rộng quy mô
hoạt động.


15
Một loạt cái giá phải trả và lợi ích nhận được như thế có khả năng làm
cho lợi nhuận nhận được lấn át và làm cho dòng tiền tương lai của công ty
tăng lên. Do đó, các công ty có quy mô, sức cạnh tranh lớn thường có mức độ
công bố thông tin tự nguyện cao.
1.4.5. Lý thuyết tính hợp lý (Legitimacy Theory)

Lý thuyết tính hợp lý cho rằng các công ty không thể tồn tại trừ khi giá
trị của nó được coi là phù hợp với xã hội. Theo đó các công ty phải thực hiện
những hành động mà xã hội mong muốn để đảm bảo sự tồn tại tiếp tục của nó.
Suchman (1995) cho rằng “Tính hợp lý là một nhận thức khái quát
hoặc giả định rằng các hành động của một thực thể là mong muốn, thích hợp,
hoặc phù hợp trong một số hệ thống xã hội được xây dựng từ giá trị, niềm tin”
[52].
Lý thuyết tính hợp lý có vai trò trong việc giải thích hành vi của doanh
nghiệp trong việc thực hiện công bố thông tin tự nguyện liên quan đến vấn đề
về trách nhiệm xã hội và môi trường. Đánh giá của xã hội về hoạt động của tổ
chức thể hiện qua thông tin mà tổ chức công bố phù hợp với sự mong đợi của
xã hội. Trong tình huống khi các hoạt động của tổ chức không tuân theo các
mong đợi của xã hội, tổ chức sẽ bị đánh giá thấp.
1.4.6. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
Lý thuyết các bên liên quan là một lý thuyết về quản lý tổ chức và đạo
đức kinh doanh trong đó đề cập đạo đức và các giá trị trong việc quản lý một
tổ chức (Freeman, 1984) [60]. Lý thuyết các bên liên quan xem xét các mối
quan hệ giữa một tổ chức và những người khác trong môi trường bên trong và
bên ngoài của nó.
Theo quan điểm truyền thống, chỉ có chủ sở hữu hoặc cổ đông của công
ty là quan trọng, và các công ty có trách nhiệm đặt những nhu cầu của họ lên


16
đầu tiên để làm tăng giá trị cho họ. Lý thuyết các bên liên quan thì lập luận
rằng ngoài việc đáp ứng nhu cầu cho chủ sở hữu thì việc cung cấp thông tin
cho các bên liên quan cũng là một yếu tố quan trọng. Các bên liên quan này
cần thông tin từ doanh nghiệp để đánh giá được tình hình hoạt động, nhằm
thực hiện các quyết định của mình. Các bên liên quan bao gồm cả nhân viên,
khách hàng, nhà cung cấp, tổ chức tài chính, cộng đồng, cơ quan nhà nước,

các hiệp hội thương mại và công đoàn. Ngay cả đối thủ cạnh tranh đôi khi
cũng được tính là các bên liên quan vì tình trạng của nó có thể ảnh hưởng đến
công ty và các bên liên quan của khác.
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN TỰ NGUYỆN
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết như nhân tố
quy mô doanh nghiệp, mức độ tăng trưởng, tỷ lệ quyền sở hữu, loại ngành
công nghiệp, ... có ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin tự nguyện. Trong
phần này tác giả dựa vào kết quả các nghiên cứu trước để tìm hiểu kỹ hơn về
từng nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các
công ty niêm yết.
1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc về quản trị công ty
a. Nhân tố mức độ độc lập của hội đồng quản
trị
Trong quản trị doanh nghiệp, số lượng thành viên hội đồng quản trị
không tham gia điều hành thường được coi là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để đại diện và bảo vệ lợi ích cổ đông. Một cơ chế quản trị doanh
nghiệp hiệu quả


×