ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THẾ DOANH
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT
NAM THỊNH VƢỢNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THẾ DOANH
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT
NAM THỊNH VƢỢNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.01.02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS LÊ THẾ GIỚI
Đà Nẵng – Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là Các công trình nghiên cứu của riêng tôi.
số liệu, kết quả được ai nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thế Doanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................ 3
6. Cấu trúc của luận văn......................................................................... 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN...............................................................................................................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN.....................6
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cho vay KHCN.................................6
1.1.2. Quy định cho vay khách hàng cá nhân......................................... 7
1.1.3. Khác biệt giữa KHCN với khách hàng Doanh Nghiệp...............11
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ
NHÂN CỦA NHTM....................................................................................... 12
1.2.1 Các nhân tổ bên ngoài Ngân hàng.............................................. 12
1.2.2 Các nhân tổ bên trong Ngân hàng...............................................16
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN..........................................................................................20
1.3.1. Khái niệm về quyết định vay vốn...............................................20
1.3.2. Quá trình ra quyết định vay vốn................................................. 20
1.3.3. Các mô hình lý thuyết về ý định hành vi....................................22
1.3.4 Các mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm
dịch vụ của khách hàng...................................................................................26
1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƢỚC ĐÂY.......35
1.4.1. Nghiên cứu của Frangos, Konstantinos, Ioannis, Giannis, and
Valvi (2012) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định vay ngân
hàng của khách hàng Hi Lạp”.........................................................................35
1.4.2. Nghiên cứu của Devlin (2002) “Nghiên cứu phân tích các tiêu
chí lựa chọn vay mua nhà trên thị trƣờng tại Vƣơng Quốc Anh”..................36
1.4.3. Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2013) về
“Yếu tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng chọn lựa Ngân Hàng của khách hàng cá
nhân”............................................................................................................... 37
1.4.4. Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến ý định và
quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam của PGS.TS. Lê Thế Giới và ThS.
Lê Văn Huy, 2005...........................................................................................38
1.4.5 Nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Huỳnh Văn Tùng (2013)
“Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng tín dụng nhà ở tại Thành phố Cần
Thơ”................................................................................................................ 41
1.4.6 Một số nghiên cứu khác..................................................................................... 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................43
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................................................44
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG
– CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (VPBANK – CN ĐÀ NẴNG)...........................44
2.1.1. Vài nét về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng – Chi
nhánh Đà Nẵng................................................................................................44
2.1.2. Tình hình kinh doanh của VPbank– Chi nhánh Đà Nẵng (đến từ
mảng khách hàng cá nhân)..............................................................................47
2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................................................51
2.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định vay vốn của khách hàng
cá nhân khi vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại........................................51
2.2.2. Chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng cung cấp............................. 53
2.2.3. Hình ảnh và danh tiếng của ngân hàng.......................................53
2.2.4. Giá cả của ngân hàng..................................................................54
2.2.5. Chính sách truyền thông, tiếp thị và khuyến mãi của ngân hàng 54
2.2.6. Chính sách tín dụng của ngân hàng............................................54
2.3. KIỂM ĐINH MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
VPBANK........................................................................................................55
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................... 55
2.3.2. Thang đo..................................................................................... 57
2.3.3. Quy trình phân tích dữ liệu.........................................................59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................62
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................63
3.1. MÔ TẢ MẪU.......................................................................................................................... 69
3.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO THÔNG QUA HỆ SỐ
CRONBACH ALPHA.................................................................................... 65
3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA................................................................. 67
3.3.1. Phân tích nhân tố đối với biến độc lập........................................67
3.3.2. Phân tích nhân tố đối với các biến phụ thuộc.............................69
3.4. KHẲNG ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................. 69
3.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................70
3.5.1. Kiểm định hệ số tƣơng quan Pearson.........................................70
3.5.2. Kiểm định giả thuyết.................................................................. 71
3.6. TÓM TẮT KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY......................................73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................75
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH............................76
4.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH.........................................76
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...........................................................................77
KẾT LUẬN....................................................................................................81
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Các yếu tố của Thuyết hành vi hoạch định TPB
25
1.2
Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến ý
định và quyết định sử dụng thẻ ATM
40
2.1
Số liệu hoạt động VPbank Đà Nẵng
47
2.2
Thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định vay vốn
của khách hàng vay cá nhân tại VPBank Đà Nẵng
57
3.1
Mầu phân bổ theo phân loại đối tƣợng phỏng vấn
64
3.2
Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang đo
65
3.3
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
68
3.4
Các biến trích xuất đƣợc từ EFA
69
3.5
Kết quả phân tích tƣơng quan
70
3.6
Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy
72
3.7
Kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình
72
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
1.1
Quy trình ra quyết định vay vốn của KHCN
21
1.2
Thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein
(1975)
22
1.3
Thuyết hành vi có kế hoạch(TPB) của Ajzen (1988)
23
1.4
Quá trình chấp nhận sản phẩm mới của Rogers (1983)
27
1.5
Nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng - mô hình EKB
29
1.6
Mô hình TAM của Davis (1986)
31
1.7
Mô hình UTAUT của Vemkatesh và cộng sự (2003)
33
1.8
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết
định vay ngân hàng của khách hàng Hi Lạp
36
Mô hình nghiên cứu phân tích các tiêu chí lựa chọn vay
mua nhà trên thị trƣờng tại Vƣơng Quốc Anh
37
Mô hình nghiên cứu lựa chọn ngân hàng của Phạm Thị
Tâm và Phạm Ngọc Thúy
38
Các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định và quyết định sử
dụng thẻ ATM
39
2.1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức VPBank Đà Nẵng
45
2.2
Mô hình nghiên cứu quyết định vay vốn của KHCN
52
2.3
Quy trình thực hiện nghiên cứu
57
1.9
1.10
1.11
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
2.1
Dƣ nợ cho vay của VPbank Đà Nẵng
49
2.2
Biểu đồ thu nhập của VPBank Đà Nẵng
50
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng là ngành biến động nhiều
nhất với sự sát sao của Chính Phủ cũng nhƣ Ngân hàng nhà nƣớc để tái cơ
cấu ngành Ngân Hàng. Rất nhiều vụ sát nhập hay một số ngân hàng không
hiệu quả bị giám sát hoạt động đặc biệt hoặc trở thành Ngân Hàng giá trị 0
đồng và bị NHNN nƣớc mua lại nhằm điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn,
chuyên nghiệp hơn.
Chủ động tái cơ cấu hoạt động chuyên sâu, VPBank là một trong những
ngân hàng đầu tiên trong cả nƣớc thuê nhà tƣ vấn hàng đầu thế giới
Mckinsey tƣ vấn chiến lƣợc toàn diện để tái cơ cấu hệ thống, chuyển đổi
sang một mô hình hoạt động hiệu quả hơn và chuyên nghiệp hơn phù hợp với
xu hƣớng thế giới.
Việc thực hiện chuyển đổi mô hình sang quản lý ngành dọc, biến ngân
hàng thành một “attacker bank” đúng nghĩa với nhiều hoạt động nhƣ: tách
phần phê duyệt tín dụng về Hội Sở, tách định giá ra công ty riêng, xử lý nợ
đƣợc chuyên nghiệp bằng công ty Vpbank AMC, hệ thống chi nhánh chỉ phục
vụ khách hàng cá nhân. KHDN đƣợc tách ra thành trung tâm phục vụ chuyên
sâu...những điều đó đã gây rất nhiều bỡ ngỡ với khách hàng trên cả nƣớc
cũng nhƣ dẫn đến nhiều xáo trộn trong hoạt động.
Trƣớc tình hình chuyển đổi đó, có khá nhiều khách hàng truyền thống
chuyển qua giao dịch tại Ngân Hàng khác, tuy nhiên cũng rất nhiều khách
hàng mới lại về giao dịch với ngân hàng. Nên việc nghiên cứu các nhân tố nào
quan trọng đã đƣa khách hàng đến với VPBank sẽ giúp cho ngân hàng có cái
nhìn chính xác, chuyên sâu để phát huy thế mạnh của mình nhằm đƣa hoạt
2
động hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn.
Do đó đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
vay vốn của khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đà Nẵng” đƣợc lựa chọn để thực hiện
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 mục tiêu chủ yếu sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định vay vốn của khách
hàng cá nhân.
- Xác định mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết
định vay vốn của khách hàng cá nhân tại VPBank chi nhánh Đà Nẵng.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp nhằm duy
trì và thu hút thêm khách hàng vay mới cho VPBank chi nhánh Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định vay
vốn của khách hàng cá nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: Mảng tín dụng khách hàng cá nhân tại VPBank
chi nhánh Đà Nẵng.
- Địa điểm và thời gian: Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong 3 năm
2014 – 2016. Khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với khách hàng đã vay vốn tại
VPBank chi nhánh Đà Nẵng khoảng thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng
3/2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu thông qua hai bƣớc quan trọng là
nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lƣợng.
- Nghiên cứu sơ bộ đƣợc tiến hành trong giai đoạn đầu từ việc tổng
3
hợp các lý thuyết và thang đo từ các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây, xây
dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết. Dựa trên mô hình, tiến hành phỏng vấn
sâu nhân viên trong ngân hàng cùng với một số khách hàng là những ngƣời
đang vay tại VPbank chi nhánh Đà Nẵng, là khách hàng đang có nhu cầu vay
nhằm khảo sát ý kiến của họ về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc chấp nhận
vay vốn. Kết quả từ nghiên cứu sơ bộ cùng với thang đo lý thuyết là cơ sở cho
việc hiệu chỉnh, thiết kế bảng câu hỏi chính thức.
- Nghiên cứu chính thức định lƣợng: tiến hành từ bƣớc hoàn thiện
bảng câu hỏi để đƣa vào điều tra chính thức với kích thƣớc mẫu lớn, hơn 200
mẫu. Khảo sát ý kiến khách hàng đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng
vấn trực tiếp, trả lời qua email thông qua bảng câu hỏi chính thức thực hiện tại
thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc tiến hành để đánh giá về độ
tin cậy và giá trị thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết đặt ra (trình
bày chi tiết ở chƣơng 2). Phƣơng pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).
Công cụ: phiếu điều tra, phần mềm SPSS
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài này sẽ nêu ra các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố
đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại VPBank chi nhánh Đà
Nẵng. Từ đó đề xuất các giải pháp ngằm duy trì khách hàng cũ và thu hút
thêm khách hàng mới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và danh mục các bảng, hình vẽ,
các chữ viết tắt khảo thì bố cục đề tài gồm bốn chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về các nhân tố ảnh hƣởng
đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân.
4
- Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
- Chƣơng 4: Kết luận và hàm ý chính sách.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này kế thừa và điều chỉnh những yếu tố ảnh hƣởng đến
việc quyết định vay vốn tại ngân hàng từ những nghiên cứu trƣớc đây phù
hợp với thị trƣờng Việt Nam. Bao gồm các nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu của Frangos, Konstantinos, Ioannis, Giannis, and Valvi
(2012) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định vay ngân hàng
của khách hàng Hi Lạp”
Thông qua cơ sở lý thuyết các tác giả đề xuất các yếu tố ảnh hƣởng đến
quyết định vay của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng: Yếu tố cá nhân, chất
lƣợng dịch vụ, chính sách vay vốn của ngân hàng, sự hài lòng của khách hàng.
Nghiên cứu của Devlin (2002) “Nghiên cứu phân tích các tiêu chí lựa
chọn vay mua nhà trên thị trƣờng tại Vƣơng Quốc Anh
Nghiên cứu này phân tích các tiêu chí lựa chọn của khách hàng trên thị
trƣờng trong việc vay mua nhà của vƣơng quốc Anh. Đặc biệt nghiên cứu
điều tra về tầm quan trọng của các tiêu chí lựa chọn theo ngƣời tiêu dùng và
cũng phân tích sự khác biệt quan trọng của sự lựa chọn đối với một số yếu tố
liên quan tới nhân khẩu, yếu tố cá nhân. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố
ảnh hƣởng đến việc lựa chọn tổ chức vay của khách hàng dựa trên lời khuyên
của chuyên gia, và tiêu chí đƣợc khách hàng quan tâm nhất là lãi suất.
Theo Yue và Tom (1995) những nhân tố chính ảnh hƣởng đen sự lựa
chọn ngân hàng bao gồm: dịch vụ tiện ích, danh tiếng ngân hàng, phí ngân
hàng, vị trí thuận tiện, lãi suất (tiết kiệm và vay vốn).
Christos C. Frangos và các đồng sự (2012), lãi suất cho vay là nhân tố
5
quan trọng nhất. Vì một lãi suất thấp sẽ làm giảm chi phí của khoản vay, nên
nó sẽ làm tăng nhu cầu vay, cũng cùng quan điểm trên có Calza và các đồng
sự (2003) và Nieto (2007).
Ornella Ricci và Massimo Caratelli (2013) thì thuộc tính giá (lãi suất và
phí dịch vụ) không phải là nhân tố quyết định đen sự lựa chọn ngân hàng khi
khách hàng cá nhân vay vốn, không phân biệt ngƣời đi vay về trình độ hiểu
biết tài chính cũng nhƣ thời gian đã từng quan hệ giao dịch với ngân hàng.
Nhân tố quyết định đen sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng là vị trí thuận
tiện và các mối quan hệ của khách hàng.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cho vay KHCN
a. Khái niệm
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi” (khoản 16 điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12
ngày 16/06/2010).
Nhƣ vậy, có thể hiểu “Cho vay cá nhân là hình thức cấp tín dụng, theo
đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng cá nhân một khoản
tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa
thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”
b. Đặc điểm
Đối tƣợng cho vay là cá nhân, hộ gia đình.
Quy mô khoản vay nhỏ, số lƣợng nhiều nhƣng mang lại lợi nhuận
cao:. Mặc dù quy mô các khoản tín dụng này của ngân hàng là nhỏ nhƣng
tổng quy mô lại khá lớn, lãi suất cho vay luôn cao hơn so với lãi suất cho vay
doanh nghiệp nên thông thƣờng lợi nhuận mang lại từ hoạt động này khá cao.
Có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng: Quy mô của
mỗi khoản tín dụng thƣờng nhỏ, thậm chí đối với các khoản tín dụng tín chấp thì
lại nhỏ không đáng kể nhƣng số lƣợng các khoản vay lại rất lớn. Hơn
7
nữa, việc cập nhật về các thông tin cá nhân lại khó có thể đƣợc thực hiện một
cách đầy đủ và chính xác. Ngân hàng phải xử lý rất nhiều bƣớc trong suốt quá
trình cấp tín dụng từ lúc tiếp cân khách hàng, tiếp nhân hồ sơ, thẩm định các
nội dung chính sách liên quan của Ngân hàng về khách hàng, giải ngân khoản
tín dụng cho đen lúc trả dứt khoản tín dụng này.
Chất lƣợng các thông tin tài chính của khách hàng vay thƣờng không
cao và không đầy đủ: Do thói quen thanh toán và nhân bằng tiền mặt trong
các giao dịch cá nhân vẫn còn khá phổ biến nên việc khách hàng cá nhân kê
khai ít hơn hoặc nhiều hơn so với thực te hay việc giả mạo, kê khai khống các
nguồn thu nhập trong hồ sơ vay vốn là một thực trạng khá phổ biến tại các
ngân hàng thƣơng mại.
Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thƣờng phụ thuộc vào chu kỳ
kinh tế.
Nguồn trả nợ chủ yếu của ngƣời đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc
vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của những
ngƣời này.
Quy trình xét duyệt cho vay và hồ sơ khách hàng cá nhân thƣờng đơn
giản hơn so với doanh nghiệp, tổ chức.
Tƣ cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng,
quyết định sự hoàn trả của khoản vay.
1.1.2. Quy định cho vay khách hàng cá nhân
a. Mục đích vay vốn
Cho vay cƣ trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua
sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình.
Cho vay phi cƣ trú: là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các
chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du
8
lịch,... của cá nhân, hộ gia đình
b. Phương thức cho vay
Theo điều 27 thông tƣ 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016
và hiệu lực ngày 15 tháng 3 năm 2017 thì các phƣơng thức cho vay đƣợc quy
định nhƣ sau:
Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng
thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.
Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực
hiện cho vay đối với khách hàngđể thực hiện một phƣơng án,dự án vay vốn.
Cho vay lƣu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với
khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa
vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lƣu gốc, cây công
nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa
thuận dƣ nợ gốc của chu kỳ trƣớc tiếp tục đƣợc sử dụng cho chu kỳ sản xuất
tiếp theo nhƣng không vƣợt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với
khách hàng một mức dƣ nợ cho vay tối đa đƣợc duy trì trong một khoảng
thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho
vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại
mức dƣ nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dƣ nợ này.
Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết
đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng
đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của
hạn mức cho vay dự phòng nhƣng không vƣợt quá 01 (một) năm.
Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức
tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh
9
toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán
trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa đƣợc duy trì trong một khoảng
thời gian tối đa 01 (một) năm.
Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp
dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá
01 (một) tháng, khách hàng đƣợc sử dụng dƣ nợ gốc của chu kỳ hoạt động
kinh doanh trƣớc cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhƣng thời hạn cho vay
không vƣợt quá 03 (ba) tháng.
Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa
thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:
- Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn
trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số
dƣ nợ gốc của khoản vay;
- Tổng thời hạn vay vốn không vƣợt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân
ban đầu và không vƣợt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;
- Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ
chức tín dụng;
- Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các
tổ chức tín dụng thì không đƣợc thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa
thuận.
c. Phương thức trả nợ
+ Gốc trả hàng kỳ:
- Gốc lãi giảm dần: là hình thức cho vay trong đó khách hàng cá nhân
đi vay trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng một số tiền gốc bằng nhau hàng tháng
hoặc hàng quý trong suốt thời hạn vay, còn lãi trả hàng tháng theo tổng dƣ nợ
tại thời điểm vay.
10
- Trả lãi add-on: Khách hàng trả gốc và lãi cố định hàng tháng trong
suốt thời gian vay.
- Trả theo Phƣơng thức niên kim: hàng tháng khách hàng trả một
khoản nhất định. Trong đó ngân hàng thu lãi (theo dƣ nợ giảm dần) trƣớc rồi
phần còn lại thu gốc. Thu nhƣ vậy cho đến khi nào hết nợ gốc thì món vay
đƣợc tất toán.
+ Gốc trả cuối kỳ:
Phƣơng thức này áp dụng cho vay dƣới 12 tháng. Khách hàng trả lãi
hàng tháng hoặc hàng quý. Gốc trả vào ngày tất toán món vay.
d. Thời hạn khoản vay
Theo tiêu chí này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thời gian của
các khoản vay nhƣ là thời gian giải ngân, thời gian thu nợ, ... Qua đó các
ngân hàng có thể quản lý tốt khả năng thanh khoản của mình
Ngắn hạn: các khoản vay cá nhân có thời gian vay từ 12 tháng trở
xuống, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho các tài sản lƣu động, nhu cầu sử
dụng vốn ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình. Ngân hàng có thể áp dụng cho
vay món hay hạn mức, có hoặc không có tài sản đảm bảo,...
Trung và dài hạn: các khoản vay có thời hạn từ 1 đên 5 năm đƣợc xếp
vào khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở lên là các khoản cho vay dài hạn.
Các khoản vay này thƣờng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ cho vay
cá nhân của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay
mang lại.
e. Hình thức bảo đảm
Cho vay có tài sản bảo đảm: nghĩa vụ trả nợ của khách hàng cá nhân
đƣợc cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của ngƣời đi
vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
11
Cho vay không có tài sản bảo đảm: ngân hàng căn cứ vào uy tín của
khách hàng hoặc đƣợc bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba và các nhân tố liên
quan khác để cấp quyết định cho vay.
f. Nguồn gốc của khoản nợ
Cho vay trực tiếp: Khách hàng cá nhân và ngân hàng trực tiếp đàm
phán, ký kết hợp đồng tín dụng để nhân tiền vay từ ngân hàng hoặc chuyển
khoản vào các doanh nghiệp,cá nhân mà họ nợ tiền. Hình thức này ngân hàng
trực tiếp thẩm định khách hàng và chịu mọi tổn thất khi có rủi ro xảy ra.
Cho vay gián tiếp: Ngân hàng cho khách hàng cá nhân vay thông qua
các tổ chức trung gian. (hiện Vpbank không áp dụng phƣơng thức này cho
khách hàng cá nhân).
1.1.3. Khác biệt giữa KHCN với khách hàng Doanh Nghiệp
Khách hàng cá nhân thƣờng vay các khoản vay nhỏ lẻ, không thƣờng
xuyên và không ổn định. Các khoản vay này thông thƣờng phát sinh từ nhu
cầu chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình, do đó đáp ứng nhu cầu tức thời cho
nhóm đối tƣợng KHCN là mục tiêu của các NHTM hƣớng tới. Việc cho vay
KHCN cũng giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng thông qua việc cấp tín
dụng cho nhiều món vay với nhiều khách hàng hơn. Trong quan hệ vay này
ngân hàng và khách hàng có quan hệ trực tiếp với nhau, trực tiếp ký kết vào
các hợp đồng tín dụng và các văn bản liên quan đen việc vay vốn. Còn cho
vay đối với doanh nghiệp, tổ chức thì việc ký kết các hợp đồng và các văn bản
liên quan đến khoản vay là ngƣời đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức đó.
Khách hàng doanh nghiệp, tổ chức thƣờng có nhu cầu vay các khoản
lớn, nhu cầu có tính ổn định cao. Vì các khoản dƣ nợ lớn nên mỗi khoản vay
12
đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định rất chặt chẽ, quy trình thẩm định, phân tích
và kiểm soát khoản vay nghiêm ngặt.
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ
NHÂN CỦA NHTM
1.2.1 Các nhân tổ bên ngoài Ngân hàng
a. Môi trường kinh tế
Một môi trƣờng kinh te tốt sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh
doanh của ngành ngân hàng phát triển một cách ổn định, vững chắc, mối quan
hệ ngƣời vay và ngân hàng diễn ra thông suốt. Còn đối với một môi trƣờng
kinh te suy yếu, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để tranh giành
khách hàng bất chấp rủi ro thì hoạt động tín dụng sẽ trì trệ, suy yếu và dễ dẫn
đen phá sản.
Chẳng hạn, dự báo về việc hàng năm Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 2
triệu ngƣời gia nhập nhóm tiêu dùng và hơn 2/3 dân số Việt Nam có độ tuổi
từ 35 trở xuống với xu hƣớng khám phá, tham quan du lịch trong và ngoài
nƣớc góp phần trong việc xây dựng ke hoạch thúc đẩy tín dụng cá nhân tăng
cao trong giai đoạn sắp tới một cách hiệu quả nhất; hay một dự báo về chính
xác thời điểm việc lao dốc của giá chứng khoán/nhà đất để NHTM kiểm soát
tiềm năng rủi ro quá hạn đối với việc đánh giá chất lƣợng tín dụng đầu tƣ
mua sắm bất động sản/chứng khoán và đánh giá chất lƣợng tài sản cho việc
bảo đảm cho các khoản tín dụng trong tƣơng lai; một địa phƣơng có thu nhập
bình quân đầu ngƣời cao thì nhu cầu cá nhân của ngƣời dân nơi đây cũng sẽ
cao hơn so với địa phƣơng có thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp.
b. Chính trị và pháp luật
Nếu môi trƣờng chính trị ổn đinh và hệ thống pháp luật đơn giản, dễ
13
hiểu, đáp ứng đƣợc việc che tài các hình thức phạm tội thì sự phát triển kinh
doanh trong ngân hàng sẽ bền vững, hạn che đƣợc các thủ tục rƣờm rà, các
thủ thuật lách luật, tệ nạn tham nhũng, đồng thời nhờ đó các khách hàng cá
nhân cũng dễ dàng tiếp cân đƣợc với nguồn vốn của ngân hàng.
Ngƣợc lại, môi trƣờng chính trị bất ổn, hệ thống pháp luật thay đổi
thƣờng xuyên thì ngân hàng cần phải giành một nguồn lực để phân tích, đánh
giá các thay đổi này và đƣa ra các giải pháp phù hợp. Điều này làm giảm
năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại, cản trở sự phát triển và khả
năng bị thôn tính của các ngân hàng nhỏ gia tăng cũng nhƣ kìm hãm nhu cầu
tín dụng của các cá nhân.
c. Văn hóa
“Văn hóa phải đƣợc đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” Nghị quyết Trung ƣơng 9 (khóa XI). Văn hóa không chỉ ảnh hƣớng đến việc
hình thành đạo đức của con ngƣời mà còn ảnh hƣởng đến tƣ duy, đến hành
động của bản thân cá nhân đó trong cuộc sống. Một thay đổi bất kỳ nào đó
của văn hóa cũng có ảnh hƣởng ít nhiều trực tiếp hay gián tiếp lên nền kinh
tế.Ngành ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng không nhỏ bởi nhân tố văn hóa. Mỗi
nền văn hóa sẽ có những chuẩn mực ứng xử trong cuộc sống riêng, điều này
tác động đến hành vi ra quyết định trong hoạt động tín dụng của mỗi cá nhân.
Trong đó phải kể đến là tác động của thói quen, của lối sống hằng ngày làm
hình thành nên những nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác nhau của
mỗi vùng miền. Với một nền văn hóa có trình độ cao sẽ giúp cho mỗi cá nhân
dễ dàng tiếp cân với các văn minh tiên tiến thƣờng có nhu cầu tín dụng cao và
ngƣợc lạiNgân hàng xác định đƣợc thói quen của ngƣời dân sử dụng tiền mặt
hay thẻ ATM, thẻ tín dụng, ... trong giao dịch thanh toán hàng ngày thì dễ
phân loại sản phẩm tín dụng chủ lực là cho vay tiền mặt, cho vay mua hàng
14
hay cho vay thẻ tín dụng.
Bên cạnh thông qua nền văn hóa để đánh giá tiềm năng phát triển tín
dụng, ngân hàng còn căn cứ vào ảnh hƣởng của văn hóa mà áp dụng các tiêu
chí đánh giá rủi ro. Bởi văn hóa có thể ảnh hƣởng đen đạo đức của ngƣời đi
vay. Nhƣ vây, văn hóa có thể làm giảm hoặc tăng rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay tại NHTM.
Văn hóa cũng ảnh hƣởng đen lối sống. So sánh giữa thành thị/nơi tập
trung đông dân cƣ với mức thu nhập và trình độ học vấn trung bình ở mức
cao thì nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thƣờng sẽ tăng ở mức cao so với
các vùng nông thôn/hẻo lánh nơi mà phần lớn là ngƣời nông dân quanh năm
chỉ biết tới ruộng đồng. Những ngƣời có trình độ văn hóa cao có điều kiện
tiếp xúc với nhiều kiến thức liên quan đen khoản cấp tín dụng, do đó khi xảy
ra vấn đề tranh chấp, khiếu kiện thì thời gian mà ngân hàng xử lý đối với
nhóm ngƣời này cũng dài hơn và mất nhiều chi phí hơn so với đối tƣợng là
những ngƣời nông dân có trình độ văn hóa thấp. Các NHTM đƣa nhân tố này
vào trong quy định nội bộ các tiêu chí phân nhóm đối tƣợng cho vay, sản
phẩm cho vay và khẩu vị rủi ro khi đánh giá uy tín, chất lƣợng tín dụng của
đối tƣợng đi vay. Trong thực tế các ngân hàng luôn có một bộ phận chuyên
nghiên cứu phát triển sản phẩm đáp ứng cho các chiến lƣợc tăng trƣởng tín
dụng của mỗi nhóm đối tƣợng đặc thù trong từng thời điểm kinh doanh.
d. Khách hàng
* Nhu cầu tín dụng:
Nhu cầu tín dụng của khách hàng quyết định việc tăng trƣởng và mở
rộng hoạt động tín dụng. Đối với hoạt động tín dụng cá nhân cũng phụ thuộc
vào tình hình nhu cầu tín dụng cá nhân của từng giai đoạn, từng khu vực địa
lý, kinh te khác nhau.
15
* Thu nhập của khách hàng:
Tổng thu nhập của khách hàng cá nhân càng cao thì hoạt động tín dụng
cá nhân càng có cơ hội mở rộng, phát triển. Bởi khi xét cấp duyệt một khoản
tín dụng cá nhân, ngân hàng luôn xét đến tiêu chí thu nhập. Tiêu chí này là tỷ
lệ nợ phải trả định kỳ (kể cả khoản nợ dự kiến đề xuất vay lần này) trên tổng
thu nhập của ngƣời vay nợ (payment-to-loan ratio, viết tắt là PTI). Trong đó:
- Nợ phải trả định kỳ (ví dụ nhƣ hàng tháng) là tổng lãi vay và nợ gốc
mà ngƣời vay phải trả hàng tháng theo các khoản tín dụng đƣợc cấp (bao
gồm các thẻ tín dụng, các khoản nợ dự kiến trong lần đề xuất lần này).
- Tổng thu nhập (hàng tháng) là tổng thu nhập trƣớc thuế hàng tháng
của một hay nhiều ngƣời trong cùng 1 đề xuất cấp khoản tín dụng.
- Do đó, tỷ lệ PTI là thƣớc đo về khả năng trả nợ của ngƣời vay. Tỷ lệ
này càng thấp thì khả năng trả nợ theo định kỳ càng cao.
* Uy tín của khách hàng
Tác động đến chất lƣợng của hoạt động tín dụng cá nhân của ngân
hàng. Đây là 1C (Character) trong nguyên tắc 5C thƣờng đƣợc nhắc đen khi
xét duyệt tín dụng cá nhân, bởi đây là nhân tố rất khó xác định song lại rất
quan trọng, đòi hỏi ngƣời xét duyệt phải dựa vào các kinh nghiệm khi thẩm
định khách hàng vay vốn, đánh giá đƣợc sự ý thức rõ ràng về trách nhiệm
hoàn trả đầy đủ và đúng hạn khoản nợ vay của họ.
e. Đối thủ cạnh tranh
Ngày nay, trong xu the hội nhập kinh te toàn cầu hệ thống tài chính
ngân hàng trong nƣớc phát triển mạnh và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
không chỉ với ngân hàng quốc nội mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng
nƣớc ngoài. Do đó, việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là vấn đề không thể bỏ
16
qua và luôn cần quan tâm đúng mức.
-Ngân hàng cần tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại và
những đối thủ tiềm ẩn trong tƣơng lai để đƣa ra những chính sách hợp lý.
1.2.2 Các nhân tổ bên trong Ngân hàng
a. Nguồn vốn của ngân hàng
- Là cơ sở để ngân hàng thƣơng mại tổ chức mọi hoạt động trong kinh
doanh, là đối tƣợng kinh doanh chủ yếu, là điểm xuất phát đầu tiên trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Vì vây những ngân hàng có
nguồn vốn lớn sẽ có thế mạnh trong hoạt động kinh doanh.
- Quyết định quy mô của hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Trong
tổng Vốn của một ngân hàng thì Vốn tự có đƣợc xem là một loại vốn có tầm
quan trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của nó. Vốn tự có dùng để mua
sắm TSCĐ, trang thiết bị, góp vốn liên doanh...và là c ăn cứ để giới hạn các
hoạt động tín dụng. Những quy định của ngân hàng nhà nƣớc về mức cho
vay, mức huy động trên Vốn tự có nhƣ:
+ Hạn mức cho vay đối với một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn
tự có.
+ Hạn mức vốn huy động của ngân hàng không vƣợt quá 20 lần vốn tự có
+ Mua cổ phần hay góp vốn liên doanh không vƣợt quá 50% vốn tự có
Nguồn Vốn khác trong ngân hàng cần kể đen đó là nguồn Vốn huy
động. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của
NHTM. Nguồn Vốn huy động càng lớn thì hoạt động tín dụng của ngân hàng
càng phát triển và rộng lớn. Đồng thời cũng là một trong những yếu tố quyết
định đen năng lực cạnh tranh, đen khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của
ngân hàng trên thị trƣờng.