Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HÀ NHI

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ
VỐN LƢU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HÀ NHI

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ
VỐN LƢU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trƣơng Bá Thanh



Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của GS.TS Trương Bá Thanh.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Hà Nhi


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
6. Bố cục đề tài .......................................................................................... 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ
VỐN LƢU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP ...........................................................................................................
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU


9

ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm vốn lƣu động và quản trị vốn lƣu động ........................ 9
1.1.2. Vai trò của vốn lƣu động và quản trị vốn lƣu động ..................... 10
1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị vốn lƣu động ............................... 14
1.2. KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ........................ 30
1.2.1. Khái niệm khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ..................... 30
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ...................................... 31
1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI ........................................................................ 33
1.3.1. Ảnh hƣởng của quản trị hàng tồn kho lên khả năng sinh lời ......... 33
1.3.2. Ảnh hƣởng của khoản phải thu lên khả năng sinh lời ................... 34
1.3.3. Ảnh hƣởng của khoản phải trả lên khả năng sinh lời .................... 35
1.3.4. Ảnh hƣởng của chu kỳ chuyển hóa tiền lên khả năng sinh lời ...... 35


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................37
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................................................38
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................38
2.1.1. Sơ lƣợc về ngành vật liệu xây dựng.............................................38
2.1.2. Dữ liệu nghiên cứu....................................................................... 42
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................42
2.3. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA MÔ HÌNH...........................43
2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................................................45
2.4.1. Biến nghiên cứu............................................................................45
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài........................................ 49
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................50
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................51
3.1. ĐẶC TRƢNG CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ KHẢ

NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG
VIỆT NAM..................................................................................................... 51
3.2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG..................................................................52
3.2.1. Kiểm tra phân phối chuẩn của dữ liệu..........................................52
3.2.2. Phân tích hệ số tƣơng quan Spearman.........................................57
3.2.3. Phân tích hồi quy..........................................................................60
3.3. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ......................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................82
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ.......................... 83
4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...........................................................................83
4.1.1. Chính sách thu nợ.........................................................................83
4.1.2. Chính sách trả nợ..........................................................................88
4.1.3. Chính sách quản lý hàng tồn kho................................................. 88
4.1.4. Chính sách quản lý tiền mặt......................................................... 88


4.1.5. Các chính sách khác..................................................................... 89
4.2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4...............................................................................92
KẾT LUẬN....................................................................................................93
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Kỳ vọng dấu cho các biến

39

2.2

Biến và công thức tính biến

40

3.1

Thống kê mô tả các chỉ tiêu về quản trị vốn lƣu động và
khả năng sinh lời

51

3.2

Kết quả phân tích tƣơng quan Sperman


58

3.3

Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích mô hình
hồi quy giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời

61

(GROSS)
3.4

Hệ số phù hợp của mô hình giữa quản trị vốn lƣu động và
khả năng sinh lời (GROSS)

62

3.5

Hệ số mô hình hồi quy giữa quản trị vốn lƣu động và khả
năng sinh lời (GROSS)

62

3.6

Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích mô hình
hồi quy giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời


65

3.7

Hệ số phù hợp của mô hình giữa kỳ thu tiền bình quân và
khả năng sinh lời

66

3.8

Hệ số mô hình hồi quy giữa kỳ thu tiền bình quân và khả
năng sinh lời

67

3.9

Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích mô hình
hồi quy giữa kỳ thanh toán bình quân và khả năng sinh lời

69

3.10

Hệ số phù hợp của mô hình giữa kỳ thanh toán bình quân
và khả năng sinh lời

70


3.11

Hệ số mô hình hồi quy giữa kỳ thanh toán bình quân và

70


khả năng sinh lời
Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích mô hình
3.12 hồi quy giữa chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho và khả năng

72

sinh lời
3.13 Hệ số phù hợp của mô hình giữa chu kỳ chuyển hóa hàng
tồn kho và khả năng sinh lời

73

3.14 Hệ số mô hình của mô hình giữa chu kỳ chuyển hóa hàng
tồn kho và khả năng sinh lời

74

Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích mô hình
3.15 hồi quy giữa Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh

76

lời

3.16 Hệ số phù hợp của mô hình giữa Chu kỳ chuyển hóa tiền
mặt và khả năng sinh lời

77

3.17 Hệ số phù hợp của mô hình giữa Chu kỳ chuyển hóa tiền
mặt và khả năng sinh lời

78


DANH MỤC SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH
Số hiệu
Hình
1.1

Tên hình

Trang

Sơ đồ chu kỳ vốn lƣu động

11

1.2

Sơ đồ mức dự trữ hàng tồn kho

15


1.3

Mô hình chu kỳ dặt hàng dự trữ EOQ

18

1.4

Sơ đồ luân chuyển tiền mặt

23

1.5

Mô hình Miller Orr

25

1.6

Mô hình tổng quát để ra quyết định quản trị khoản phải thu

27

1.7

Sơ đồ tín dụng thƣơng mại

28


2.1

Cơ cấu đóng góp của các nhóm ngành trong BXH V1000
năm 2013

40

2.2

10 ngành có chỉ số ROE, ROA trung bình cao nhất trong
BXH V1000 năm 2013

41

2.3

10 ngành có hệ số Nợ/ Tổng tài sản trung bình lớn nhất
trong BXH V1000 năm 2013.

41

3.2

Mô hình phân phối chuẩn của Tỷ suất lợi nhuận gộp

53

3.3

Mô hình phân phối chuẩn của Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn

kho

51

3.4

Mô hình phân phối chuẩn của Kỳ thu tiền bình quân

52

3.5

Mô hình phân phối chuẩn của Kỳ thanh toán bình quân

52

3.6

Mô hình phân phối chuẩn của Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt

55

3.7

Mô hình phân phối chuẩn của Tỷ lệ nợ

55

3.8


Mô hình phân phối chuẩn của Quy mô công ty

56

3.9

Mô hình phân phối chuẩn của Hệ số khả năng thanh toán
hiện hành

56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế ngày càng phát triển giúp cho các doanh nghiệp có thể mở rộng
thị trƣờng. Để sản xuất kinh doanh đƣợc liên tục đòi hỏi phải có một lƣợng vốn
lƣu động nhất định. Hơn nữa, trong sản xuất kinh doanh có thể gặp những rủi ro,
mất mát, hƣ hỏng, giá cả giảm mạnh, nếu doanh nghiệp không có lƣợng vốn đủ
lớn sẽ khó đứng vững trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh đầy rủi ro nhƣ vậy.
Trong quá trình đối phó với các thách thức cạnh tranh này, vấn đề quản trị tài
chính doanh nghiệp nói chung và quản trị vốn lƣu động – cụ thể là quản trị tài
sản ngắn hạn và quản trị nợ ngắn hạn nói riêng là một vấn đề lớn mà các doanh
nghiệp rất cần phải quan tâm và chú trọng.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc quản lý vốn lƣu động chƣa có
sự quan tâm đúng mức, một số các doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh toán và thua lỗ vì hàng tồn kho lớn trong những năm từ 20122014, cụ thể nhƣ các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng nhƣ Tập đoàn
Hòa Phát, Công ty Thép Dana Ý bị thua lỗ nhiều do tồn kho lớn trong năm

2012, 2013 (theo số liệu thống kê trên sàn HOSE). Nhƣ vậy các doanh nghiệp
cần chú trong hơn trong việc quản trị vốn lƣu động. Quản trị vốn lƣu động có
vai trò quan trọng trong việc gia tăng khả năng sinh lời, tăng hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng có những nghiên cứu đã tập trung vào phân tích mối quan hệ này
nhƣ Shin và Soenen (1998) , Deloof (2003), Eljelly (2004), Gul & cộng sự
(2013), Afeef (2011) …. Tuy nhiên rất ít nghiên cứu xem xét trong một ngành
cụ thể, đặc biệt lĩnh vực vật liệu xây dựng ở Việt Nam chƣa đƣợc nghiên cứu
một cách rõ ràng. Trong khi đó ngành vật liệu xây dựng đƣợc coi là cầu nối
của ngành công nghiệp-xây dựng, vật liệu xây dựng không thể thiếu đƣợc
trong các công trình xây dựng cơ bản. Đặc trƣng của ngành vật liệu xây dựng


2

là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng
vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Do đó, việc quản trị vốn lƣu động
hết sức quan trọng đối với ngành vật liệu xây dựng, vì nếu quản trị không tốt
sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không đủ tiền để chi trả cho các hoạt động
thƣờng xuyên của mình. Hơn nữa việc lựa chọn phân tích một ngành sẽ giúp
tác giả đƣa ra kết quả nghiên cứu với nét đặc thù riêng của ngành hơn là phân
tích chung chung cho các dữ liệu của tất cả các ngành.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”.
Bài nghiên cứu này sẽ giải thích rõ hơn về tầm quan trọng của quản trị vốn
lƣu động, đồng thời, thực hiện các quy trình phân tích để tìm ra mối quan hệ
giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu
xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động với khả năng sinh
lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam.
- Từ đó đƣa ra kết luận và gợi ý đối với việc quản trị vốn lƣu động để
nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành này.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời
của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam. Lần lƣợt làm rõ các vấn đề sau:
- Quản trị vốn lƣu động ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt

Nam.


3

- Các thành phần của vốn lƣu động ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp này?
- Từ mối quan hệ đó rút ra đƣợc quản trị vốn lƣu động nhƣ thế nào để
tăng khả năng sinh lời?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Các chỉ tiêu quản trị vốn lƣu động và tác động
của các chỉ tiêu quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Thông tin dữ liệu phục vụ nghiên cứu
đƣợc thu thập gồm 38 doanh nghiệp, trong khoảng thời gian 5 năm, giai đoạn
2012-2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Thống kê mô tả: Nhận thấy đặc điểm chung trong các số liệu chi tiết, sử
dụng phần mềm SPSS.
- Phân tích tƣơng quan Spearman để đo lƣờng sự tác động giữa các biến
số với nhau. Sau đó phân tích hồi quy để ƣớc lƣợng các mối quan hệ giữa
biến khả năng sinh lợi và các biến đƣợc chọn khác.
6. Bố cục đề tài
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu
động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động với khả năng
sinh lời đã đƣợc khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu tại các nền kinh tế và


4

các khu vực khác nhau:
Shin và Soenen (1998) [24] nhấn mạnh rằng quản lý vốn lƣu động hiệu
quả vô cùng quan trọng trong việc tạo ra giá trị cổ đông, đƣợc sử dụng để đo
lƣờng hiệu quả quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời doanh nghiệp. Hai
tác giả này đã sử dụng phân tích tƣơng quan và hồi quy để nghiên cứu mối
quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh, khả năng sinh lời. Kết quả nghiên cứu cho ra
mối quan hệ ngƣợc chiều giữa chu kỳ kinh doanh và khả năng sinh lời.
Deloof (2003) [14] tìm thấy mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và
khả năng sinh lời của các công ty phi tài chính lớn của Bỉ gồm 1.009 công ty
trong giai đoạn 1992-1996. Tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan
Peason, từ kết quả phân tích ông đề xuất rằng các nhà quản trị có thể tăng khả
năng sinh lợi của công ty bằng cách giảm kỳ thu tiền, kỳ phải trả ngƣời bán

và thời gian chuyển đổi hàng tồn kho.
Eljelly (2004) [15] làm sáng tỏ rằng hiệu quả quản trị vốn lƣu động liên
quan đến việc lập kế hoạch, kiểm soát tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn sao
cho tránh nguy cơ không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn và tránh
đầu tƣ quá mức vào tài sản ngắn hạn. Eljelly kiểm tra mối quan hệ giữa khả
năng thanh toán và khả năng sinh lời trên mẫu là các công ty niêm yết của
Saudi Arabia. Sử dụng phân tích hồi quy tƣơng quan để chỉ ra mối quan hệ
ngƣợc chiều giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời.
Gul & cộng sự (2013) [19] cũng tiến hành nghiên cứu sự tác động của
quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lợi (ROA) của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Pakistan trong giai đoạn 2006-2012. Kết quả cho thấy kỳ thanh toán
bình quân có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi (ROA). Trong khi kỳ
thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt có tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lợi (ROA). Mặt khác, nghiên
cứu cũng tìm thấy sự tác động cùng chiều của biến kiểm soát quy mô doanh


5

nghiệp đến khả năng sinh lợi (ROA). Trong khi đó, biến kiểm soát tỷ lệ nợ có
tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lợi (ROA).
Afeef (2011) [8] nghiên cứu sự tác động của quản trị vốn lƣu động đến
khả năng sinh lợi (ROA) của 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trƣờng
chứng khoán Pakistan giai đoạn 2003-2008. Các biến độc lập đại diện của
quản trị vốn lƣu động gồm kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn
kho, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân có tác động
ngƣợc chiều đến khả năng sinh lợi (ROA). Điều này hàm ý rằng, việc rút
ngắn kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân sẽ giúp gia tăng
khả năng sinh lợi.

Mumtaz & cộng sự (2011) [23] cho rằng có tồn tại mối quan hệ ngƣợc
chiều giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lợi (ROA) khi nghiên cứu
dữ liệu của 22 doanh nghiệp ngành hóa học cho giai đoạn từ năm 2005-2010.
Các biến độc lập đƣợc sử dụng trong nghiên cứu gồm các thành phần của
quản trị vốn lƣu động (kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho,
kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt). Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân có tác động
ngƣợc chiều với khả năng sinh lợi (ROA). Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm
thấy sự tác động cùng chiều của các biến kiểm soát quy mô doanh nghiệp đến
khả năng sinh lợi (ROA), đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngƣợc chiều với
khả năng sinh lợi (ROA)
Sharma và Kumar (2011) [25] đã nghiên cứu tác động của vốn lƣu động
lên tỷ suất sinh lời ở những công ty Ấn Độ. Hai nhà khoa học đã chỉ ra rằng
khi các công ty gia tăng vòng quay tiền mặt, tỷ suất sinh lời có thể cao hơn.
Tại Việt Nam, Dong, Huynh Phương & Jyh-tay Su (2010) đã nghiên cứu
mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi trên mẫu


6

130 doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn 2006-2008. Các tác giả đã tìm ra mối quan hệ khá mạnh giữa chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi.
TS Nguyễn Thị Uyên Uyên & Ths. NguyễnThị Kim Thoa (2014) [26]:
“Mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lợi: Bằng chứng
thực nghiệm ở Việt Nam”. Bài nghiên cứu này sử dụng phân tích dữ liệu bảng
gồm 208 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai
đoạn 2006 đến 2012 kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và
khả năng sinh lợi ở các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy việc quản

trị vốn lƣu động hiệu quả bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền và kỳ lƣu kho sẽ gia
tăng khả năng sinh lợi cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số bài viết trên các tạp chí và diễn đàn có nội dung chuyên
biệt, đi sâu vào một vài khía cạnh riêng của vốn lƣu động mang tính chủ quan
của tác giả, chƣa đƣa ra cái nhìn khái quát về các nội dung của vốn lƣu động
nhƣ:
Bài viết: Dell’s working capital của Richard – Havard Business school
cho thấy việc quyết điịnh cơ cấu tài sản lƣu động không chỉ phụ thuộc vào
các chỉ số tài chính đƣợc dự báo mà còn phụ thuộc mạnh vào chiến thuật kinh
doanh của doanh nghiệp và tính chất lĩnh vực kinh doanh.
Bài viết “Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi
của các công ty cổ phần Việt Nam” của Phạm Bích Hồng (2012) [3] xây dựng
bộ dữ liệu gồm 74 công ty đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Hose trong khoảng thời gian từ 2007-2012, phân tích tác động của thành phần
vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lời đại diện bởi tỷ suất sinh lời gộp và tỷ suất
sinh lời trên tổng tài sản. Chỉ ra mối tƣơng quan giữa kỳ thu tiền bình quân,
tỷ số nợ, tỷ số thanh toán hiện hành với


7

tỷ suất sinh lợi là tƣơng quan âm có ý nghĩa thống kê.
Bài viết của Abdul RahemKulkanya Napomech và Mohamed Nasr
(2007) [7] nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh
lời thông qua nghiên cứu mẫu gồm 94 công ty niêm yết trên Thị trƣờng
chứng khoán Karachi trong giai đoạn 6 năm từ năm 1999 đến năm 2004.
Trong nghiên cứu này hai ông sử dụng thƣớc đo thời gian thu nợ trung bình,
thời gian lƣu kho trung bình, thời gian trả nợ trung bình và khả năng thanh
toán ngắn hạn để đo lƣờng biến độc lập khả năng thanh toán và tỷ suất sinh
lời hoạt động để đo lƣờng khả năng sinh lời. Các biến kiểm soát trong mô

hình này là tỷ số nợ, quy mô công ty và đòn bẩy tài chính. Phƣơng pháp mà
nghiên cứu này sử dụng là phƣơng pháp phân tích hồi quy tƣơng quan
Pearson. Kết quả chỉ ra có mối tƣơng quan mạnh giữa quản trị vốn lƣu động
và khả năng sinh lời, đây là mối quan hệ ngƣợc chiều và mối quan hệ cùng
chiều giữa quy mô công ty và khả năng sinh lời, mối quan hệ ngƣợc chiều
giữa việc sử dụng nợ và khả năng sinh lời. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu
này mới chỉ đề cập đến hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng mà chƣa
đề cập đến các tài sản khác có tính thanh khoản cao nhƣ tiền và đầu tƣ tài
chính ngắn hạn.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lƣu động đến
khả năng sinh lợi tại các doanh nghiệp ở nƣớc ngoài cũng nhƣ ở Việt Nam,
nhƣng chƣa có nghiên cứu cụ thể nào cho lĩnh vực vật liệu xây dựng. Trong khi
đó ngành vật liệu xây dựng là ngành đầu vào của các ngành khác, đặc biệt là
ngành xây dựng. Ngành vật liệu xây dựng ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh
doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trƣởng, doanh số và lợi nhuận
của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Tại Việt Nam thì các nghiên cứu đa số
dùng phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng tối thiểu để phân tích và cũng chỉ
một trong ba chỉ tiêu ROA hoặc ROE hoặc Tobin’s Q để


8

đánh giá tác động của quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp. Ở bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu về tác động của việc quản trị
các yếu tố vốn lƣu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu
xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Tác giả sử dụng
chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp để xem xét khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
cùng các biến: Biến kỳ thu tiền bình quân (AR), Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn
kho (INV), Kỳ thanh toán bình quân (AP), Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt
(CCC), Logarit tự nhiên của doanh thu (LOS-Quy mô công ty), Tỷ lệ nợ

(DR), Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (CR)
Tóm lại, tất cả các nghiên cứu trên đều có xu hƣớng chỉ ra đƣợc mối
quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động với khả năng sinh lời. Trên cơ sở đó, bài
nghiên cứu này đƣợc tiến hành nhằm xác định xem có tồn tại mối quan hệ
giữa các chỉ tiêu quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp trong một ngành cụ thể, đó là ngành vật liệu xây dựng. Nếu có thì
từng thành phần trong vốn lƣu động có mối tƣơng quan nhƣ thế nào với khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp.


9

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN
LƢU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm vốn lƣu động và quản trị vốn lƣu động
Vốn lƣu động là lƣợng tiền ứng trƣớc để thỏa mãn nhu cầu về các đối
tƣợng lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục. Vốn lƣu động hoàn thành một
vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó, vốn
lƣu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc
quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị hàng hóa đƣợc thực hiện và vốn lƣu
động đƣợc thu hồi. Vốn lƣu động là điều kiện vật chất không thể thiếu trong
quá trình sản xuất. Vốn lƣu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá
trình vận động của vật tƣ hàng hóa, tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua
sắm dự trữ, sản xuất, tiêu thụ cảu doanh nghiệp. Trong doanh nghiêp, sự vận

động của vốn là phản ánh sự vận động của vật tƣ hàng hóa. Vốn lƣu động là
một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Vốn lƣu động là biểu hiện bằn tiền của tài sản lƣu động và vốn
lƣu thông, vì vậy nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Quản trị vốn lƣu động là quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhƣ:
Tiền mặt, chứng khoán, các khoản phải thu, hàng tồn kho và nợ ngăn hạn (để hỗ
trợ cho tài sản ngắn hạn). Nền tảng quyết định cho việc quản trị này liên quan
đến mức độ đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn. Quản trị vốn lƣu động là quản lý đầu
tƣ vào tài sản lƣu động và tài trợ tài sản ngắn hạn. Khả năng quản lý vốn lƣu
động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm. Ngay


10

cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lƣu động cũng rất
cần thiết vì nó đảm bảo rằng lƣợng vốn nhàn rỗi này sẽ đƣợc đầu tƣ một
cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tƣ.
1.1.2. Vai trò của vốn lƣu động và quản trị vốn lƣu động
Vốn lƣu động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh lợi của
các doanh nghiệp. Nếu khả năng vốn lƣu động đủ lớn sẽ giúp cho doanh
nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc làm chủ sản xuất và đẩy mạnh tiêu
thụ sản phẩm, ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu lƣợng vốn lƣu động không đủ thì có thể dẫn đến sự thiếu hụt và
gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Vốn lƣu động
cũng đƣợc gọi là vốn lƣu động thuần và đƣợc xác định nhƣ sau (Hiller và
ctg, 2010) [21]:
Vốn lƣu động thuần = Tài sản lƣu động – Nợ ngắn hạn
Tài sản lƣu động bao gồm tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền, đầu
tƣ ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn là
những khoản nợ có thời hạn từ 1 năm trở xuống, bao gồm khoản phải trả, nợ

ngắn hạn, các khoản nợ đáo hạn.
Để minh họa, chu kỳ vốn lƣu động đƣợc mô tả nhƣ hình 1.1 dƣới đây:


11

Nguyên
liệu

Sản phẩm
dở dang
Chi phí hoạt

Thành
phẩm
Bán hàng

động: Lƣơng,
quảng cáo, ...
Khoản

Khoản

Tiền

phải trả

Vốn cổ
đông


Nợ dài
hạn

phải thu

Hợp đồng tài
chính trung hạn

Tài sản cố
định

(Nguồn: Afnold, 2008)
Chu kỳ vốn lƣu động
Dòng tiền khác
Hình 1.1: Sơ đồ chu kỳ vốn lưu động
Chu kỳ vốn lƣu động bắt đầu từ việc mua nguyên vật liệu, sau đó
nguyên vật liệu đƣợc chuyển thành thành phẩm. Những thành phẩm này
đƣợc lƣu trong kho cho đến khi chúng đƣợc bán cho khách hàng. Bán hàng
có thể thu ngay bằng tiền mặt hoặc bằng tín dụng bán hàn hàng. Cùng với mỗi
bƣớc trong chu kỳ luân chuyển vốn lƣu động thì có các chi phí hoạt động
phát sinh, đó là những chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội. Chi phí trực tiếp là
chi phí vốn đầu tƣ vào mỗi thành phần của vốn lƣu động. Chi phí cơ hội là
những thu nhập có thể bị bỏ lỡ do đầu tƣ vào vốn lƣu động thay vì đầu tƣ
vào cơ hội khác (Berry and Jarvis, 2006) [13].
Quản trị vốn lƣu động là một phần của quản trị tài chính của một doanh
nghiệp. Quản trị vốn lƣu động tập trung chủ yếu vào các nguồn tài chính ngắn


12


hạn và quyết định đầu tƣ ngắn hạn của các doanh nghiệp (Sharma và Kumar,
2011) [25]. Quản trị vốn lƣu động là rất quan trọng cho một doanh nghiệp,
đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất, thƣơng mại và phân phối, bởi vì
trong các doanh nghiệp này Quản trị vốn lƣu động trực tiếp ảnh hƣởng đến
lợi nhuận và tính thanh khoản. Điều này là do các doanh nghiệp này có vốn
lƣu động chiếm hơn một nửa tổng tài sản của họ (Raheman và Nasr, 2007)
[26]. Nếu Quản trị vốn lƣu động không hiệu quả có thể dẫn đến phá sản, ngay
cả khi công ty có lợi nhuận. Nếu tài sản lƣu động quá dƣ thừa thì sẽ dẫn đến
lợi nhuận bình quân trên các khoản đầu tƣ thấp (Raheman và Nasr, 2007)
[26]. Quản trị vốn lƣu động hiệu quả phải quản trị theo cách mà có thể loại bỏ
nguy cơ không thanh toán đƣợc các khoản nợ ngắn hạn đến hạn và tối thiểu
hóa sự thay đổi quá mức của vốn lƣu động (Eljelly, 2004) [15].
Việc xác định mức vốn lƣu động phụ thuộc vào các chính sách vốn lƣu
động của một doanh nghiệp. Theo Arnold (2008) [10] có hai chính sách Quản
trị vốn lƣu động trái ngƣợc nhau. Chính sách thứ nhất là chính sách Quản trị
vốn lƣu động thận trọng, doanh nghiệp sẽ dự trữ tiền mặt lớn, tín dụng khách
hàng rộng rãi hơn và hàng tồn kho cao. Chính sách này thích hợp với các
doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng không chắc chắn thì nó là cần
thiết để tránh đình trệ sản xuất (Arnold, 2008) [105]. Những ƣu điểm của
chính sách này là giảm chi phí cung cấp, bảo vệ chống lại biến động giá cả và
gia tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận do hàng tồn kho cao và các khoản phải
thu cao. (Garcia-Ternuel và Martinez Solano, 2007) [18]. Tuy nhiên nó cũng
có một số nhƣợc điểm, đó là chi phí dự trữ cao hơn do mức tồn kho cao, làm
giảm lợi thế thƣơng mại do sử dụng số lƣợng lớn tín dụng thƣơng mại và gia
tăng nguy cơ vỡ nợ thanh toán của khách hàng. Chính sách ngƣợc lại là chính
sách Quản trị vốn lƣu động mạo hiểm. Chính sách này thích hợp với các
doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng ổn định và vốn lƣu động đƣợc


13


giữ ở mức tối thiểu. Các doanh nghiệp này giữ mức tồn kho tối thiểu, tiền mặt
và lƣợng khách hàng thanh toán tại thời điểm sớm nhất có thể. Nhƣng chính
sách này bị chỉ trích bởi Wang (2002) [27]. Ông lập luận rằng việc giảm
lƣợng hàng tồn kho có thể làm giảm doanh số bán hàng. Ƣu điểm của chính
sách này chủ yếu là giảm chi phí do mức độ thấp của hàng tồn kho và các
khoản phải thu. Những rủi ro của chính sách này cũng thấp, vì số lƣợng các
khoản phải thu thấp. Những nhƣợc điểm của chính sách này chủ yếu là việc
giảm doanh thu, lợi thế thƣơng mại và lợi nhuận do thiếu hàng tồn kho và mở
rộng tín dụng thƣơng mại cho các khách hàng.
Khi một công ty xác định chính sách Quản trị vốn lƣu động, phải đối
mặt với mục tiêu đạt đƣợc mức tối ƣu của vốn lƣu động, sự cân bằng giữa
tính thanh khoản và lợi nhuận đạt đƣợc (Hill và ctg, 2010) [21]. Sự cân bằng
này là một sự lựa chọn giữa rủi ro và lợi nhuận. Đầu tƣ với nhiều rủi ro hơn
sẽ cho kết quả trở lại nhiều hơn. Nhƣ vậy, một doanh nghiệp có tính thanh
khoản cao của vốn lƣu động sẽ có rủi ro thấp và lợi nhuận do đó cũng thấp.
Ngƣợc lại là khi một doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp của vốn lƣu
động thì có rủi ro cao nhƣng lợi nhuận cao. Khi xác định chính sách Quản trị
vốn lƣu động, doanh nghiệp phải xem xét cả hai mặt của đồng tiền và cố gắng
tìm sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
Nghiên cứu trƣớc đây đã ghi nhận rằng việc quản trị vốn lƣu động ảnh
hƣởng đến lợi nhuận của một công ty. Quản trị vốn lƣu động hiệu quả là một
trong những đặc điểm quan trọng của các công ty phát triển mạnh về tài
chính. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn
lƣu động và lợi nhuận đã xác nhận quan điểm cho rằng việc giảm tài sản ngắn
hạn trong tổng tài sản sẽ giảm đầu tƣ vốn lƣu động; do đó, nó sẽ ảnh hƣởng
tích cực đến lợi nhuận của công ty.


14


1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị vốn lƣu động
a. Quản lý hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho liên quan đến thiết lập các mức hàng tồn kho để
tối đa hóa lợi ích mà vẫn giảm thiểu đƣợc chi phí lƣu giữ hàng tồn kho. Quản
lý hàng tồn kho là quan trọng đối với hầu hết các công ty. Để đại diện cho
việc quản lý hàng tồn kho tác giả sử dụng chỉ tiêu Chu kỳ chuyển hóa hàng
tồn kho (INV).
 Tồn kho và các nhân tố ảnh hƣởng đến tồn kho dự trữ
Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm đƣợc doanh nghiệp giữ để
bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà
một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó,
hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng
thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan
trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng tồn kho chiếm
một phần lớn trong tổng tài sản của nhiều công ty, vì vậy quản trị hiệu quả là
cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bình
thƣờng và để giữ các chi phí dự trữ hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Mục tiêu
của quản trị hàng tồn kho là để tối thiểu hóa chi phí lƣu trữ và chi phí tài
chính trong khi duy trì một mức hàng tồn kho đáp ứng nhu cầu bán hàng.
Deloof (2003) [14] cho rằng việc quản trị hàng tồn kho có một sự đánh đổi
giữa doanh thu và chi phí. Nếu một công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho hơn, nó
có thể dẫn đến tăng doanh số bán hàng, nhƣng nó cũng sẽ tốn kém. Do đó các
công ty cần phải xác định mức tồn kho tối ƣu cho mình. Trong hình 1.2 cho
thấy những khó khăn khi dự trữ hàng tồn kho quá cao hay quá thấp.


15

Mức tồn kho thấp


Mức tồn kho cao

Chi phí đặt hàng cao
Chi phí thiệt hại khi hết
hàng không có để bán
Không có doanh thu
Không có lợi nhuận
Mất lợi thế kinh doanh
Sản xuất rối loạn

Chi phí cho lƣợng tiền
ứ đọng ở hàng tồn kho
(mất tiền lãi)
Chi phí lƣu kho
Chi phí quản lý
Chi phí bảo hiểm
Lỗi thời
Hƣ hỏng

(Nguồn: Arnold, 2008)
Hình 1.2: Sơ đồ mức dự trữ hàng tồn kho
Các nhân tố ảnh hƣởng đến tồn kho dự trữ:
Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữ thƣờng ở 3 dạng: Nguyên
vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất, các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm;
các thành phẩm chờ tiêu thụ.
Đối với trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, mức tồn kho dự thƣờng phụ
thuộc vào:
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của
doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thƣờng bao

gồm 3 loại: Dự trữ thƣờng xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với các
doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ).
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trƣờng.
- Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng
nguyên vật liệu với doanh nghiệp.
- Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh
nghiệp.
- Giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu đƣợc cung ứng.
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các


16

nhân tố ảnh hƣởng gồm:
- Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo
sản phẩm.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thƣờng chịu ảnh hƣởng
các nhân tố:
- Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp.
 Các chi phí liên quan đến việc quản trị hàng tồn kho
Chi phí tồn trữ: là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa và
có thể chia thành 2 loại là chi phí hoạt động và chi phí tài chính.
+ Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí bảo
hiểm hàng tồn kho, chi phí hao hụt, mất mát, mất giá trị do bị hƣ hỏng bà chi
phí bảo quản hàng hóa.

+ Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn
kinh phí vay mƣợn để mua hàng dự trữ, chi phí về thuế, khấu hao,…
- Chi phí đặt hàng gồm: chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng
hóa. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thƣờng rất ổn định, không phụ
thuộc vào số lƣợng hàng đƣợc mua. Trong nhiều trƣờng hợp, chi phí đặt
hàng thƣờng tỷ lệ thuận với số lần đặt hàng trong năm. Khi số lƣợng hàng
của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng và chi phí đặt hàng cao. Khi
khối lƣợng mỗi lần đặt hàng lớn, số lần đặt hàng giảm và chi phí đặt hàng
cũng thấp hơn.
- Chi phí cơ hội: nếu 1 doanh nghiệp không thực hiện đƣợc đơn hàng khi


×