Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.31 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

---------------

---------------

ĐINH THỊ HỒNG THẮM

ĐINH THỊ HỒNG THẮM

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN

KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kế toán

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số ngành: 60340301

Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ

TP. HCM, tháng 04-2015

TP. HCM, tháng 04-2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 15 tháng 03 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN MINH HÀ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Họ tên học viên

: Đinh Thị Hồng Thắm Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 19/05/1977

Nơi sinh

: Quảng Bình

Chuyên ngành

MSHV

: 1341850043

: Kế toán

I- Tên đề tài:

Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM

nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

II- Nhiệm vụ và nội dung:

ngày 19 tháng 04 năm 2015

Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các
doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

III- Ngày giao nhiệm vụ

: 18/08/2014

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 15/03/2015
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình nguyên

2

TS. Nguyễn Ngọc Ảnh

Phản biện 1


3

TS. Mai Đình Lâm

Phản biện 2

4

TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

5

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh

Chủ tịch

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

V- Cán bộ hướng dẫn

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).


PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

ii

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Hà, thầy đã hướng dẫn rất

VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

tận tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cũng như động viên giúp tôi hoàn thành

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” là

luận văn này.


công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Nguồn dữ liệu sử dụng để phân tích trong bài

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả các thầy cô vì những kiến thức cũng như

này là báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các công ty vật liệu xây dựng

kinh nghiệm từ những bài giảng mà các thầy cô đã truyền đạt trong quá trình học

niêm yết, được lấy từ trang web của sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, Hà

tập tại trường Đại học Công Nghệ TPHCM.

Nội và các công ty chứng khoán, tôi bảo đảm nội dung luận văn là độc lập, không

Học viên thực hiện Luận văn

sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác.
Học viên thực hiện Luận văn

Đinh Thị Hồng Thắm

Đinh Thị hồng Thắm


iii

iv

TÓM TẮT


ABSTRACT

Quản trị vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện lợi

Working capital management plays an important role in improving the

nhuận của các công ty. Các công ty có thể quản trị tối ưu vốn lưu động của mình

profitability of the company. The company can optimise their working capital by

bằng cách cân đối giữa lợi nhuận và tính thanh khoản. Bài viết này phân tích tác

making the trade-off between profitability and liquidity. This article analyzes the

động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của 49 doanh nghiệp vật liệu

impact of working capital management on profitability of 49 building materials

xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 đến 2013. Dựa vào

companies in Vietnam stock market from 2009 to 2013. Based on the unbalance

dữ liệu bảng không cân, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy được sử

panel data, Pearson correlations analysis and the regression analysis is used to

dụng để thiết lập mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lợi của

establish the relationship between working capital management and profitability of


công ty. Nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa ROA, ROE với kỳ

the company. The study shows that the negative relationship between ROA, ROE

thu tiền bình quân và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, nhưng có mối quan hệ cùng chiều

and the average collection period and cash conversion cycle, but the positive

giữa ROA, ROE với kỳ thanh toán bình quân. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỳ

relationship between ROA, ROE and the average payment period. The study results

chuyển đổi hàng tồn kho có mối quan hệ ngược chiều với ROA, TOBINQ, nhưng

showed that the inventory conversion period has negative relationships with

không có mối quan hệ với ROE. Nghiên cứu không tìm thấy có mối quan hệ nào

ROA, TOBINQ, but no relationship with ROE. The study found no relationship

giữa kỳ thu tiền bình quân và kỳ thanh toán bình quân với TOBINQ, nhưng chu kỳ

between the average collection period and the average payment period for

chuyển đổi tiền mặt lại tác động ngược chiều đến TOBINQ. Ngoài ra, đòn bẩy tài
chính, tăng trưởng doanh thu, cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh
lợi của công ty. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các doanh nghiệp vật liệu xây
dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể quản trị vốn lưu động của mình
theo cách có lợi nhất. Các công ty cũng có thể kéo dài thời gian để trả nợ nếu
thương lượng được với các nhà cung cấp của mình. Các công ty có khả năng đạt

được lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực của
công ty thông qua việc giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt một cách thận trọng ở mức
tối thiểu của nó. Khi làm như vậy, khả năng sinh lợi của các công ty chắc chắn sẽ
gia tăng.

Từ khóa: Quản trị vốn lưu động, khả năng sinh lợi, công ty vật liệu xây dựng

TOBINQ, but the cash conversion cycle has negative relashionship to TOBINQ.
In addition, financial leverage, sales growth, are also significantly affected the
profitability of the company. The results of this study show that the building
materials companies in Vietnam stock market can manage their working capital in
ways that benefit the most. The company also can extend the time to pay the debt if
negotiations with their suppliers. The company has the ability to achieve a
sustainable competitive advantage by effectively use the resources of the company
through a reduction in the cash conversion cycle carefully at its minimum. In doing
so, the company’s profitability is sure to increase.

Key words: Working capital management, profitability, building materials company


v

MỤC LỤC

vi

3.4.

Mô hình nghiên cứu .................................................................................25


3.5.

Mô tả và phương pháp đo lường các biến trong mô hình. .......................26

3.5.1. Các biến phụ thuộc...................................................................................26
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

3.5.2. Các biến độc lập .......................................................................................27

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................33

TÓM TẮT ................................................................................................................. iii

4.1.

Đặc điểm ngành vật liệu xây dựng...........................................................33

ABSTRACT ...............................................................................................................iv

4.2.

Thực trạng quản trị VLĐ tại các công ty VLXD trên TTCK Việt Nam 334

MỤC LỤC...................................................................................................................v

4.3.

Phân tích thống kê mô tả các biến............................................................36


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................vii

4.4.

Phân tích tương quan Pearson giữa các biến............................................39

DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................ix

4.5.

Kiểm định đa cộng tuyến .........................................................................42

DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................x

4.6.

Kết quả hồi quy và lựa chọn mô hình ......................................................42

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1.

Lý do chọn đề tài........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu ............................2

1.2.1. Mục tiêu của đề tài: ....................................................................................2


4.6.1. Kết quả hồi quy ........................................................................................42
4.6.2. Lựa chọn mô hình ....................................................................................48
4.7.

Phân tích kết quả hồi quy .........................................................................49

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................58

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................2

5.1.

Kết luận ....................................................................................................58

1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2

5.2.

Một số khuyến nghị..................................................................................60

1.2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2

5.3.

Hạn chế.....................................................................................................62

5.4.

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................62


1.3.

Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................3

1.4.

Kết cấu luận văn .........................................................................................3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC..................................4
2.1.

Cơ sở lý thuyết ...........................................................................................4

2.1.1. Lý thuyết hiệu quả hoạt động của công ty .................................................4
2.1.2. Các thành phần của vốn lưu động ..............................................................6
2.1.3. Quản trị vốn lưu động ................................................................................9
2.1.4. Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả công ty .................13
2.2.

Các nghiên cứu trước ...............................................................................14

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............21
3.1.

Quy trình nghiên cứu................................................................................21

3.2.

Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................21


3.3.

Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................63


vii

Viết tắt

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TTCK

Thị trường chứng khoán

Tiếng Việt

VLĐ

Vốn lưu động

Tiếng Anh

ACP

Kỳ thu tiền bình quân


Average Collection Period

VSH

Vốn sở hữu

APP

Kỳ thanh toán bình quân

Average payment period

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VLXD

Vật liệu xây dựng

CCC

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Cash converson cycle

COGS

Giá vốn hàng bán


Cost of Good Sold

CR

Tỷ lệ thanh toán hiện hành

Current ratio

DR

Tỷ số nợ

Debt ratio

ICP

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Inventory Converson Period

FATA

Tỷ lệ tài sản tài chính cố định

Fixed finacial assets to total

FEM

Mô hình ảnh hưởng cố định


Fixed effects model

REM

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

Random effects model

NS

Doanh thu thuần

Net sales

OLS

Bình phương tối thiểu

Ordinary Least Squares

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Return on Assets

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở


Return on Equity

assets

hữu
STATE

Tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước

State ownership on total equity

SIZE

Quy mô doanh nghiệp

Firm size

SG

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Sales growth

TOBINQ

Giá trị doanh nghiệp

Maket value


WCM

Quản trị vốn lưu động

Working capital management

DT

Doanh thu

ĐĐN

Đặc điểm ngành

HQHĐDN

Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

PT

Phương trình

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh


TC

Tài chính


ix

x

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước ................................................................20
Bảng 3.1: Phương pháp đo lường các biến .............................................................322

Hình 2.1: Sơ đồ tín dụng thương mại..........................................................................8

Bảng 4.1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2009-2013 ................................325

Hình 2.2: Sơ đồ mức dự trữ hàng tồn kho ..................................................................9

Bảng 4.2: Cơ cấu VLĐ giai đoạn 2009-2013 .........................................................325

Hình 2.3: Sơ đồ chu kỳ vốn lưu động .......................................................................10

Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến.........................................................................377

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................21


Bảng 4.4: Hệ số tương quan Pearson ........................................................................40

Hình 3.2: Sơ đồ mô hình hồi quy ..............................................................................26

Bảng 4.5: Hệ số phóng đại phương sai .....................................................................42
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo biến ROA ...............................................................43
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo biến ROE................................................................45
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo biến TOBINQ.........................................................47
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp kết quả so sánh các mô hình dựa vào Hausman test........49
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả hồi quy theo các mô hình được lựa chọn ..................50


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

2

nghiệp không đủ tiền để chi trả cho các hoạt động thường xuyên của mình.
Với mục đích tìm hiểu và nghiên cứu các thành phần trong vốn lưu động tác

Vốn lưu động là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh của mỗi doanh

động lên khả năng sinh lợi của các công ty vật liệu xây dựng như thế nào, tác giả

nghiệp, là điều cần thiết cho các hoạt động kinh doanh liên tục. Đó là yêu cầu của

đã chọn đề tài: “Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các


một công ty để duy trì tính thanh khoản, khả năng thanh toán, sự sống còn và khả

doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam"

năng sinh lời (Mukhopadhyay, 2004). Việc quản trị hiệu quả các khoản phải thu,
hàng tồn kho, và các khoản phải trả có một tác động đáng kể vào sự thành công của

1.2. Mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu

doanh nghiệp. Nếu vốn đầu tư bằng tiền mặt, các khoản phải thu thương mại, hàng

1.2.1. Mục tiêu của đề tài:

tồn kho là không đủ, các công ty có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt

Phân tích tác động của quản trị vốn lưu động và các thành phần của vốn lưu

động kinh doanh hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến doanh số bán hàng suy giảm

động ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên

và cuối cùng là giảm lợi nhuận. Vì vậy quản trị vốn lưu động và lợi nhuận chắc

thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị cho việc quản

chắn có một số mối quan hệ với nhau. Xem xét tầm quan trọng của quản trị vốn lưu

lý vốn lưu động để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vật liệu xây


động, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa quản trị

dựng.

vốn lưu động và khả năng sinh lợi như Deloof (2003), Padachi (2006), Binti

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Mohamad và Mohd Saad (2010), Gul và ctg (2013), Sharma và Kumar (2011),
Athar Iqbal và Madhu Mati (2012), Gamze Vural và ctg (2012), Makori. D. M. và
Ambrose Jagomo (2013). Tuy nhiên, trong lĩnh vực vật liệu xây dựng ở Việt Nam
chưa được xem xét một cách cụ thể, rõ ràng về tác động của quản trị vốn lưu động
đến khả năng sinh lợi, ví dụ như Nguyễn Thị Việt Thủy (2012) phân tích mối quan
hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi của tất cả các công ty trên thị

- Quản trị vốn lưu động ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lợi của các
công ty vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
- Các thành phần của vốn lưu động ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh
lợi doanh nghiệp?
- Các khuyến nghị nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi doanh nghiệp?
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

trường chứng khoán Việt Nam, Nguyễn Ngọc Hân (2012) tập trung phân tích mối

Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp vật liệu xây dựng

quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi của các công ty thủy sản

Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường


trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong khi đó ngành vật liệu xây dựng được

chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 đến 2013

coi là cầu nối của ngành công nghiệp-xây dựng, vật liệu xây dựng không thể thiếu
được trong các công trình xây dựng cơ bản. Nó chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng

1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định lượng với mô hình hồi quy đa biến

giá thành xây dựng, từ 70% đến 80% đối với các công trình dân dụng và công

- Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata với ba phương pháp ước lượng:

nghiệp, từ 70% đến 75% đối với các công trình giao thông, từ 50% đến 55% đối

Pooled ordinary least square (OLS), Random effects (REM), fixed effects

với các công trình thủy lợi. Đặc trưng của ngành vật liệu xây dựng là một ngành

(FEM) để phân tích các ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động lên khả năng

kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố

sinh lợi của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán

định của ngành khá cao. Do đó, việc quản trị vốn lưu động hết sức quan trọng đối

Việt Nam.


với ngành vật liệu xây dựng, vì nếu quản trị không tốt sẽ dẫn đến tình trạng doanh

- Ngoài ra phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng như phương pháp


3

thống kê, phân tích định tính, phương pháp tổng hợp…

4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC

1.3. Ý nghĩa nghiên cứu
Những phát hiện của nghiên cứu này là hữu ích cho các nhà quản lý tài chính
của ngành vật liệu xây dựng như cung cấp những thông tin liên quan đến
việc quản lý nguồn vốn ngắn hạn, giúp các nhà quản lý có đối sách để quản
trị hiệu quả các thành phần của vốn lưu động: kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân
chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Qua đó góp phần cải thiện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, nhằm tăng lợi
thế cạnh tranh trên thị trường.
1.4. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm năm chương với nội dung như sau:
 Chương 1: Mở đầu.
Chương này trình bày về lý do nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phương
pháp, ý nghĩa của nghiên cứu.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Chương này trình bày các lý thuyết liên quan đến các thành phần của vốn
lưu động, khả năng sinh lợi, quản trị vốn lưu động của công ty và mối quan

hệ giữa chúng. Phần cuối của chương trình bày các nghiên cứu trước đây.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.
Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu, mô tả và đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu. Trình bày
các phương pháp lựa chọn mô hình và phân tích hồi quy.
 Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương này sẽ bắt đầu với phần trình bày và phân tích các số liệu thống kê
mô tả của nghiên cứu. Sau đó, phân tích tương quan Pearson giữa các biến
và phân tích hồi quy.
 Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.

Chương này trình bày các lý thuyết liên quan đến các thành phần của vốn
lưu động đó là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân
chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân. Tiếp theo, trình bày lý
thuyết về khả năng sinh lợi, quản trị vốn lưu động của công ty và mối quan
hệ giữa chúng. Phần cuối của chương trình bày các nghiên cứu trước đây
.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết hiệu quả hoạt động của công ty
Bititci, Carrie và McDevitt (1997) định nghĩa quản trị hiệu quả của công ty
như một "quá trình mà theo đó các công ty quản trị thành quả của mình phù hợp với
mục tiêu và chiến lược". Định nghĩa này thường được sử dụng trong nghiên cứu
quản trị. Theo Bititci, Carrie & McDevitt, nó là mục tiêu của quá trình đó để cung
cấp hệ thống kiểm soát toàn diện, là nơi mà các chiến lược của công ty được triển
khai đến tất cả các quy trình kinh doanh, các hoạt động, nhiệm vụ và từng nhân
viên, và thông tin phản hồi thu được thông qua hệ thống quản trị hiệu quả cho phép
có các quyết định quản trị thích hợp. Mục đích cuối cùng của quá trình đó là để cải
thiện hiệu quả của công ty.
Đo lường hiệu quả là một phần quan trọng của quản trị hiệu quả. Bằng cách
đo lường, sẽ chuyển đổi thực tế phức tạp thành những khái niệm số đơn giản mà có

thể dễ dàng truyền đạt và thực thi (Lebas, 1995). Theo Lebas, đơn giản hóa các thực
tế bằng cách đo lường là điều kiện tiên quyết cho việc quản trị thành công. Tương
tự như vậy, Bititci và ctg (1997) cho rằng đo lường hiệu quả là trung tâm của quá
trình quản trị hiệu quả và nó có tầm quan trọng đối với quản trị hiệu quả.
Để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty có thể đo lường bằng thước đo
tài chính và phi tài chính. Nhưng mục tiêu trực tiếp nhất đối với các ông chủ doanh
nghiệp, các nhà quản lý là tập trung vào các thước đo tài chính. Những thước đo

Chương này sẽ đưa ra kết luận rằng nghiên cứu này đã đưa ra và cung cấp

này bao gồm lợi nhuận, doanh thu, lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) (Smith, Bracker,

câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cũng như những đóng góp, hạn chế,

và Miner 1987), lợi nhuận trên doanh thu (Kean và ctg 1998), và lợi nhuận trên vốn

khuyến nghị của nghiên cứu.

chủ sở hữu (Richard 2000; Barney 1997), lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận


5

6

trước thuế (EBIT), hay tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Ittner & Larcker, 1997;

lý, mà do đầu tư lớn đang được chuyển vào các dự án dài hạn với mục đích tăng

Fraquelli & Vannoni, 2000; Crabtree & DeBusk, 2008), Q’s tobin tỷ số (Jame


trưởng trong tương lai hoặc để đáp ứng nhu cầu nội bộ (ví dụ nhu cầu tăng lương

Tobin, 1969). Các thước đo tài chính là mục tiêu, vì nó đơn giản, dễ hiểu và dễ tính

đột ngột của người lao động) hoặc yêu cầu từ bên ngoài (ví dụ, đáp ứng các quy

toán. Nhưng trong nhiều trường hợp, do tính bảo mật, không thể tiếp cận, (Covin

định pháp luật). Đo lường hiệu quả hoạt động của công ty nên dựa trên phương

và Slevin, 1989), tính đầy đủ (Sapienza và Grimm 1997), tính chính xác (Brush

pháp tiếp cận toàn diện trong đó kết hợp thước đo tài chính và phi tài chính cũng

Wanderwerf và 1992) và tính đúng thời hạn (Sapienza, Smith, và Gannon 1988) của

như các yếu tố thời gian. McDougall và Oviatt (1996) báo cáo rằng sự gia tăng khối

dữ liệu để so sánh giữa các bộ phận là đầy thách thức và không hiệu quả. Hơn nữa,

lượng bán hàng là do những nỗ lực trong quá khứ và kết quả của sự thỏa mãn của

lợi nhuận có thể được làm sai lệch và điều chỉnh . Khi đó, cách có thể áp dụng là

khách hàng.

các thước đo phi tài chính, mặc dù mang tính chủ quan, nhưng nó bổ sung cho các
thước đo tài chính (Covin và Slevin 1989; Begley và Boyd 1987; Sandberg và


2.1.2. Các thành phần của vốn lưu động

Hofer 1987). Sự kết hợp của hai thước đo giúp cho chủ doanh nghiệp, nhà quản lý

 Các khoản phải thu có thể được xem là các khoản cho vay ngắn hạn đối với

có được cái nhìn rộng hơn về đo lường và so sánh hiệu quả hoạt động của công ty,

các khách hàng được đưa ra bởi các nhà cung cấp. Tín dụng cho khách hàng

đặc biệt là mức độ hiệu quả và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực, khả năng

là một phương thức quan trọng để đảm bảo doanh số bán hàng (Berry và

cạnh tranh và sẵn sàng để đối mặt với những áp lực ngày càng tăng từ bên ngoài

Jarvis, 2006). Mặc dù tổng số nợ phải thu trên bảng cân đối kế toán của một

bao gồm cả sự toàn cầu hoá.

công ty có thể cố định theo thời gian, nhưng các thành phần của nó liên tục

Tùy thuộc vào thời gian của một dự án hay một kế hoạch, kết quả và lợi

thay đổi và do đó theo dõi cẩn thận là cần thiết (Firth, 1976). Khi các khoản

nhuận có thể được đo lường dựa trên các thước đo ngắn hạn hay dài hạn. Các thước

phải thu tiếp tục gia tăng và các nguồn dự trữ không có sẵn, vì vậy có thể


đo ngắn hạn, thông thường dựa vào lợi nhuận tài chính, là để đánh giá các dự án sẽ

được xem như là chi phí cơ hội. Theo Berry và Jarvis (2006) một công ty

hoàn thành trong vòng mười hai tháng, trong khi các thước đo dài hạn, thông

thiết lập chính sách về việc xác định lượng tối ưu của các khoản phải thu,

thường dựa trên lợi nhuận phi tài chính, rất hữu ích cho các dự án mà có thể mất

phải xem xét các yếu tố sau:

mười hai tháng trở lên. Các thước đo tài chính ngắn hạn, trong đó bao gồm doanh

-

thu và lợi nhuận, phản ánh hiệu quả hoạt động hiện tại của một công ty có thể
không nhất thiết phải đáp ứng như một hướng dẫn hữu ích hay dự đoán cho sự tồn

Sự cân bằng giữa đảm bảo doanh thu, lợi nhuận và chi phí cơ hội, chi phí
hành chính của việc gia tăng các khoản phải thu.

-

Mức độ rủi ro sẵn sàng chấp nhận khi mở rộng tín dụng cho khách hàng, bởi

tại lâu dài của công ty (Birley và Westhead 1994). Tuy nhiên, bằng cách cộng dồn

vì khách hàng này có thể mất khả năng thanh toán khi đến hạn trả nợ.


doanh thu và lợi nhuận, có thể trở thành một nhóm nguồn lực hữu ích cho sự phát

Và một công ty khi thiết lập chính sách quản trị tín dụng bán hàng phải trả lời được

triển, kế hoạch mở rộng trong tương lai, giúp thúc đẩy công ty lên trên ngưỡng tồn

các câu hỏi sau (Trần Ngọc Thơ và ctg, 2007):

tại của nó (Barney 1997) và hỗ trợ chiến lược tăng trưởng của công ty (Haber và

-

Doanh nghiệp đề nghị bán hàng hay dịch vụ của mình với điều kiện gì?

Reichel 2005). Phillips (1999) lập luận rằng, khả năng sinh lợi trong ngắn hạn là

Dành cho khách hàng thời gian bao lâu để thanh toán tiền mua hàng?

một yếu tố quan trọng trong khả năng của công ty để đạt được mục tiêu dài hạn như

Doanh nghiệp có chuẩn bị để giảm giá cho khách hàng thanh toán nhanh

tăng thị phần, thương hiệu và danh tiếng. Khả năng sinh lợi thấp trong một khoảng
thời gian cụ thể, có thể không phản ánh sự kém cỏi của các chủ sở hữu, người quản

không?
-

Doanh nghiệp cần đảm bảo gì về số tiền khách hàng nợ? Chỉ cần khách



7

-

8

hàng ký vào biên nhận hay buộc khách hàng ký vào một loại giấy nhận

việc chấp nhận tín dụng thương mại và không chấp nhận được minh họa trong hình

nợ chính thức nào khác?

2.1:

Phân loại khách hàng: Loại khách hàng nào có thể trả tiền vay ngay? Để tìm
hiểu, doanh nghiệp có tìm hiểu hồ sơ quá khứ hay các báo cáo tài chính đã
qua của khách hàng không? Hay doanh nghiệp dựa vào chứng nhận của ngân
hàng?

-

Doanh nghiệp chuẩn bị dành cho từng khách hàng với những hạn mức tín
dụng như thế nào để tránh rủi ro? Doanh nghiệp có từ chối cấp tín dụng
cho các khách hàng mà doanh nghiệp nghi ngờ? Hay doanh nghiệp chấp
nhận rủi ro có một vài món nợ khó đòi và điều này xem như là chi phí của
việc xây dựng một nhóm lớn khách hàng thường xuyên?

-


Biện pháp nào mà doanh nghiệp áp dụng thu nợ khi đến hạn? Doanh

Chi phí cho việc không sử
dụng tín dụng thương mại
- Nếu không sử dụng tín dụng
thương mại mà sử dụng các nguồn
tài chính khác thay thế thì có thể
tốn kém.
- Thanh toán ngay khi giao hàng có
thể tốn nhiều chi phí quản lý hơn
là trả tiền thông qua hệ thống tài
khoản bị chậm

Chi phí cho việc sử dụng
tín dụng thương mại
- Bỏ qua mức giá thấp hơn
hoặc chiết khấu
- Mất uy tín nếu thanh toán
trễ hạn
- Chi phí trong việc quản lý
các hồ sơ thanh toán

nghiệp theo dõi thanh toán như thế nào? Doanh nghiệp làm gì với những
khách hàng trả tiền miễn cưỡng hay đã kiệt sức vì họ?
 Khoản phải trả thì ngược lại với các khoản phải thu, thay vì đưa ra khoản tín
dụng bán hàng, công ty nhận được một khoản tín dụng. Hampton và Wagner
(1989) giải thích khoản phải trả như sau: Khi một công ty thực hiện mua
hàng trả chậm, nó phát sinh nghĩa vụ trả tiền cho các hàng hoá được mua
theo các điều khoản được đưa ra bởi người bán và khoản mua hàng hóa này
được ghi nhận vào khoản phải trả cho đến khi thanh toán tiền. Khoản phải trả

có thể được xem như là một khoản vay ngắn hạn, hay nói cách khác, đây là
một nguồn tài trợ. Chính sách về khoản phải trả điển hình là "2 trong 10, tối
đa 30". Điều này có nghĩa là nếu một công ty thanh toán trong vòng 10 ngày
đầu nhận được chiết khấu 2% , nếu không, phải thanh toán toàn bộ đơn hàng
trong vòng ba mươi ngày mà không có bất kỳ phần trăm chiết khấu nào.
(Leach và Melicher, 2009).
Thay vì nó là một nguồn tài trợ, việc sử dụng tín dụng thương mại của các
nhà cung cấp cũng có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng sản phẩm (Deloof,
2003; Lee và Stowe, 1993; Long, Malitz và Ravid, 1993). Việc đánh giá này phải
được thực hiện trong thời hạn tín dụng và nếu chất lượng của sản phẩm có vấn đề,
thì nó có thể được trả lại cho nhà cung cấp mà không phải trả tiền. Sự cân bằng của

(Nguồn: Arnold, 2008)

Hình 2.1: Sơ đồ tín dụng thương mại
 Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tổng tài sản của nhiều công ty, vì
vậy quản trị hiệu quả là cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty bình thường và để giữ các chi phí dự trữ hàng tồn kho ở
mức tối thiểu (Firth, 1976). Mục tiêu của quản trị hàng tồn kho là để tối thiểu
hóa chi phí lưu trữ và chi phí tài chính trong khi duy trì một mức hàng tồn
kho đáp ứng nhu cầu bán hàng (Hampton và Wagner, 1989). Deloof (2003)
cho rằng việc quản trị hàng tồn kho có một sự đánh đổi giữa doanh thu và chi
phí. Nếu một công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho hơn, nó có thể dẫn đến tăng
doanh số bán hàng, nhưng nó cũng sẽ tốn kém. Do đó các công ty cần phải
xác định mức tồn kho tối ưu cho mình. Trong hình 2.2 cho thấy những khó
khăn khi dự trữ hàng tồn kho quá cao hay quá thấp.


9


10

Để minh họa, chu kỳ vốn lưu động được mô tả như hình 2.3 dưới đây.
Mức tồn kho cao

Mức tồn kho thấp
- Chi phí đặt hàng cao
- Chi phí thiệt hại khi hết hàng
không có để bán
- Không có doanh thu
- Không có lợi nhuận
- Mất lợi thế kinh doanh
- Sản xuất rối loạn

-

-

Chi phí cho lượng tiền ứ
đọng ở hàng tồn kho
(mất tiền lãi)
Chi phí lưu kho
Chi phí quản lý
Chi phí bảo hiểm
Lỗi thời
Hư hỏng

(Nguồn: Arnold, 2008)
Hình 2.2: Sơ đồ mức dự trữ hàng tồn kho
 Tiền có thể được so sánh với hàng tồn kho vì nó cũng là một dạng của một

nguyên liệu mà công ty cần để kinh doanh. Nó rất tiện lợi cho các công ty để

Sản phẩm
dở dang

Thành
phẩm

Chi phí hoạt
động: Lương,
quảng cáo, ...

Bán hàng

Nguyên
vật liệu

Khoản
phải trả

Khoản
phải thu

Tiền

Vốn cổ
đông

Nợ dài
hạn


Chu kỳ vốn lưu động

Hợp đồng tài
chính trung hạn

Tài sản cố
định

(Nguồn: Afnold, 2008)

giữ một lượng lớn tiền nhàn rỗi cho các mục đích thanh khoản hoặc để họ
không cần phải huy động thêm vốn tại một thời gian ngắn. Vấn đề đặt ra là
nếu giữ quá nhiều tiền mặt trong tay làm tăng chi phí vốn. Trong trường hợp

Dòng tiền khác
Hình 2.3: Sơ đồ chu kỳ vốn lưu động

công ty có thể đầu tư một số tiền mặt của mình vào chứng khoán, nó có thể
làm giảm chi phí vốn và thu được lợi nhuận trên vốn nhàn rỗi của họ
(Brealey; Myers; & Allen, 2006).
2.1.3. Quản trị vốn lưu động

Chu kỳ vốn lưu động bắt đầu từ việc mua nguyên vật liệu, sau đó nguyên vật
liệu được chuyển thành thành phẩm. Những thành phẩm này được lưu trong kho
cho đến khi chúng được bán cho khách hàng. Bán hàng có thể thu ngay bằng tiền

Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh lợi của các

mặt hoặc bằng tín dụng bán hàn hàng. Cùng với mỗi bước trong chu kỳ luân chuyển


doanh nghiệp. Nếu lượng vốn lưu động không đủ thì có thể dẫn đến sự thiếu hụt và

vốn lưu động thì có các chi phí hoạt động phát sinh, đó là những chi phí trực tiếp và

gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp (Horne and Wachowicz,

chi phí cơ hội. Chi phí trực tiếp là chi phí vốn đầu tư vào mỗi thành phần của vốn

2000). Vốn lưu động cũng được gọi là vốn lưu động thuần và được xác định như

lưu động. Chi phí cơ hội là những thu nhập có thể bị bỏ lỡ do đầu tư vào vốn lưu

sau (Hiller và ctg, 2010):

động thay vì đầu tư vào cơ hội khác (Berry and Jarvis, 2006).

Vốn lưu động thuần = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Quản trị vốn lưu động (WCM) là một phần của quản trị tài chính của một

Tài sản lưu động bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, đầu tư

doanh nghiệp. WCM tập trung chủ yếu vào các nguồn tài chính ngắn hạn và quyết

ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn là những khoản

định đầu tư ngắn hạn của các doanh nghiệp (Sharma và Kumar, 2011). WCM là rất

nợ có thời hạn từ 1 năm trở xuống, bao gồm khoản phải trả, nợ ngắn hạn, các khoản


quan trọng cho một doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất,

nợ đáo hạn.

thương mại và phân phối, bởi vì trong các doanh nghiệp này WCM trực tiếp ảnh
hưởng đến lợi nhuận và tính thanh khoản. Điều này là do các doanh nghiệp này có


11

12

vốn lưu động chiếm hơn một nửa tổng tài sản của họ (Raheman và Nasr, 2007). Nếu

chính sách này là giảm chi phí cung cấp, bảo vệ chống lại biến động giá cả và gia

WCM không hiệu quả có thể dẫn đến phá sản, ngay cả khi công ty có lợi nhuận

tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận do hàng tồn kho cao và các khoản phải thu cao.

(Kargar và Bluementhal, 1994). Nếu tài sản lưu động quá dư thừa thì sẽ dẫn đến lợi

(Garcia-Ternuel và Martinez Solano, 2007). Tuy nhiên nó cũng có một số nhược

nhuận bình quân trên các khoản đầu tư thấp (Raheman và Nasr, 2007). WCM hiệu

điểm, đó là chi phí dự trữ cao hơn do mức tồn kho cao, làm giảm lợi thế thương mại

quả phải quản trị theo cách mà có thể loại bỏ nguy cơ không thanh toán được các


do sử dụng số lượng lớn tín dụng thương mại và gia tăng nguy cơ vỡ nợ thanh toán

khoản nợ ngắn hạn đến hạn và tối thiểu hóa sự thay đổi quá mức của vốn lưu động

của khách hàng. Chính sách ngược lại là chính sách WCM mạo hiểm. Chính sách

(Eljelly, 2004).

này thích hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường ổn định và vốn

Các công ty phải xem xét mỗi một trong các thành phần của WCM và cố

lưu động được giữ ở mức tối thiểu. Các doanh nghiệp này giữ mức tồn kho tối

gắng xác định mức tối ưu, dựa vào sự đánh đổi đã được thảo luận ở trên. Mức tối ưu

thiểu, tiền mặt và lượng khách hàng thanh toán tại thời điểm sớm nhất có thể.

này có thể đạt được nếu nó tối đa hóa giá trị của công ty (Howorth 2003, Deloof

Nhưng chính sách này bị chỉ trích bởi Wang (2002). Ông lập luận rằng việc giảm

2003, Afza và Nazir 2007). Về mặt lý thuyết, theo quan điểm Giám đốc tài chính thì

lượng hàng tồn kho có thể làm giảm doanh số bán hàng. Ưu điểm của chính sách

WCM là một khái niệm đơn giản và dễ hiểu, đó là đảm bảo đủ nguồn lực tài chính

này chủ yếu là giảm chi phí do mức độ thấp của hàng tồn kho và các khoản phải


để tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn (Harris, 2005). Trong thực

thu. Những rủi ro của chính sách này cũng thấp, vì số lượng các khoản phải thu

tế, WCM là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong một tổ chức mà nhà quản

thấp. Những nhược điểm của chính sách này chủ yếu là việc giảm doanh thu, lợi thế

trị tài chính đang đấu tranh để đạt được mức tối ưu của mỗi một trong ba bộ phận

thương mại và lợi nhuận do thiếu hàng tồn kho và mở rộng tín dụng thương mại cho

của WCM (Lamberson, 1995).

các khách hàng.

Công ty có thể có một số lượng vốn lưu động tốt nhất mà có thể tối đa hóa

Khi một công ty xác định chính sách WCM, phải đối mặt với mục tiêu đạt

giá trị của họ. Mặt khác, việc duy trì hàng tồn kho rất lớn, sẵn sàng cấp tín dụng cho

được mức tối ưu của vốn lưu động, sự cân bằng giữa tính thanh khoản và lợi nhuận

khách hàng, và sẵn sàng chờ đợi một thời gian lâu hơn để nhận được thanh toán có

đạt được (Nazir và Afza, 2008; Hill và ctg, 2010; Smith, 1980). Sự cân bằng này là

thể dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn. Nhược điểm của việc cấp tín dụng thương


một sự lựa chọn giữa rủi ro và lợi nhuận. Đầu tư với nhiều rủi ro hơn sẽ cho kết quả

mại rộng rãi và duy trì mức tồn kho cao là tiền được cất giấu trong vốn lưu động

trở lại nhiều hơn. Như vậy, một doanh nghiệp có tính thanh khoản cao của vốn lưu

(M. Deloof 2003). Ở phía bên người mua thì việc trì hoãn thanh toán cho các nhà

động sẽ có rủi ro thấp và lợi nhuận do đó cũng thấp. Ngược lại là khi một doanh

cung cấp cho phép công ty có được hàng hóa trước khi trả tiền, do đó làm tăng

nghiệp có tính thanh khoản thấp của vốn lưu động thì có rủi ro cao nhưng lợi nhuận

nguồn tài chính tự phát và làm giảm nhu cầu tài trợ từ bên ngoài tốn kém

cao. Khi xác định chính sách WCM, doanh nghiệp phải xem xét cả hai mặt của

(W.R.Lasher 2007).

đồng tiền và cố gắng tìm sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.

Việc xác định mức vốn lưu động phụ thuộc vào các chính sách vốn lưu động

Nghiên cứu trước đây đã ghi nhận rằng việc quản trị vốn lưu động ảnh hưởng

của một doanh nghiệp. Theo Arnold (2008) có hai chính sách WCM trái ngược

đến lợi nhuận của một công ty. Johnson và Soenen (2003) cũng cho biết quản trị


nhau. Chính sách thứ nhất là chính sách WCM thận trọng, doanh nghiệp sẽ dự trữ

vốn lưu động hiệu quả là một trong những đặc điểm quan trọng của các công ty phát

tiền mặt lớn, tín dụng khách hàng rộng rãi hơn và hàng tồn kho cao. Chính sách này

triển mạnh về tài chính. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa

thích hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường không chắc chắn

quản trị vốn lưu động và lợi nhuận đã xác nhận quan điểm cho rằng việc giảm tài

thì nó là cần thiết để tránh đình trệ sản xuất (Arnold, 2008). Những ưu điểm của

sản ngắn hạn trong tổng tài sản sẽ giảm đầu tư vốn lưu động; do đó, nó sẽ ảnh


13

hưởng tích cực đến lợi nhuận của công ty.

14

gian trả tiền với mức giá cao hơn do gặp khó khăn về thanh toán hay doanh nghiệp
thực sự rơi vào hoàn cảnh khó khăn dẫn đến phải trì hoãn các khoản phải trả và

2.1.4. Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả công ty

chấp nhận các khoản phạt trả chậm (Lazaridis và Tryfonidis, 2006).


Quản trị vốn lưu động đề cập đến tất cả các hành động, quyết định của việc

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt là biến số tổng hợp của ba biến kỳ thu tiền bình

quản trị mà nó ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của vốn lưu động. WCM đòi hỏi

quân, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân. Biến số này trong các

phải đặc biệt chú ý trong những ngày hiện tại khi giá vốn đang tăng và các quỹ đang

nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận của

khan hiếm. Nó đã được chứng minh rằng khả năng sinh lợi của một công ty phụ

doanh nghiệp. Điều này cho thấy, khi chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tăng thì số ngày

thuộc nhiều vào cách thức quản lý vốn lưu động. Nếu một công ty quản trị vốn lưu

doanh nghiệp cần tài trợ vốn lưu động tăng thêm. Khi đó doanh nghiệp phải huy

động không hiệu quả, nó sẽ không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn có thể dẫn đến

động thêm các nguồn khác để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và

khủng hoảng tài chính. Vốn lưu động thiếu hụt hay quá nhiều đều bất lợi cho kinh

chi phí cho việc huy động là cao và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp (Shin và

doanh. Vốn lưu động quá dư thừa dẫn đến nguồn vốn nhàn rỗi mà có thể được sử


Soenen, 1998). Tuy nhiên, một số ít nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy chu kỳ

dụng để kiếm lợi nhuận, trong khi vốn lưu động không đủ sẽ làm gián đoạn hoạt

chuyển đổi tiền mặt có tác động cùng chiều với lợi nhuận. Điều này có thể là doanh

động và cũng sẽ làm suy yếu khả năng sinh lợi của công ty (Chowdhary và Amin,

nghiệp cấp khoản tín dụng thương mại cho khách hàng để tăng cường khả năng

2007). Những công ty có quá ít tài sản lưu động có thể phải chịu tình trạng thiếu hụt

cạnh tranh và do đó sẽ tăng lợi nhuận (Sharma và Kumar, 2011).

và khó khăn trong việc duy trì hoạt động bình thường (Horne và Wachowicz, 2000).
Kỳ thu tiền bình quân và kỳ luân chuyển hàng tồn kho thường được tìm thấy
trong các nghiên cứu thực nghiệm là các biến số tác động ngược chiều tới lợi nhuận

2.2. Các nghiên cứu trước
Nghiên cứu của Deloof (2003)

của doanh nghiệp. Deloof (2003), người đã phân tích mẫu nghiên cứu các công ty

Deloof (2003) đã phân tích 1.009 công ty phi tài chính của Bỉ từ 1992-1996.

Bỉ, và Wang (2002) đã phân tích mẫu nghiên cứu của các công ty Nhật Bản và Đài

Ông thấy rằng lợi nhuận hoạt động gộp của một công ty có mối quan hệ nghịch với


Loan, cả hai nhấn mạnh rằng các công ty có thể tăng tăng lợi nhuận bằng cách giảm

kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP) và kỳ thu tiền bình quân (ACP). Do đó, ông đề

số ngày khoản phải thu, số ngày hàng tồn kho. Tuy nhiên, trái với quan niệm truyền

nghị các nhà quản trị tài chính có thể cố gắng để nâng cao lợi nhuận bằng cách tăng

thống, đầu tư nhiều vào hàng tồn kho cũng có thể làm tăng lợi nhuận. Khi hàng tồn

thời hạn thanh toán trung bình và giảm kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu tiền

kho cao được duy trì, nó làm giảm các chi phí gián đoạn trong quá trình sản xuất,

bình quân. Ông cũng khuyến cáo rằng lợi nhuận có liên quan mạnh mẽ đến quản trị

giảm chi phí cung ứng, bảo vệ chống lại sự biến động giá cả và tổn thất kinh doanh

vốn lưu động của một công ty.

do sự khan hiếm của sản phẩm (Blinder và Maccini, 1991).
Kỳ thanh toán bình quân cũng thường được tìm thấy có mối quan hệ cùng

Nghiên cứu của Padachi (2006)

chiều với khả năng sinh lợi của daonh nghiệp trong các nghiên cứu thực nghiệm.

Trong một nghiên cứu trên 58 công ty sản xuất nhỏ, Padachi (2006) đã phân

Xét về mặt lý thuyết thì doanh nghiệp có thể kéo dài thời gian thanh toán cho nhà


tích quản trị vốn lưu động và mối quan hệ của nó với lợi nhuận bằng cách kiểm tra

cung cấp để cân đối nguồn tiền của mình và được xem như là khoản tín dụng của

một mẫu của công ty sản xuất của Mauritius. Giai đoạn của nghiên cứu là sáu năm

nhà cung cấp (Gul và ctg 2013). Tuy nhiên, việc kéo dài này mà ảnh hưởng ngược

từ 1998-2003. Ông đã sử dụng số ngày các khoản phải thu, kỳ luân chuyển hàng tồn

chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đánh đổi thời

kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và số ngày các khoản phải trả làm biến giải


15

thích, và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là biến phụ thuộc. Ông đã sử dụng phân

16

Nghiên cứu của Athar Iqbal và Madhu Mati (2012)

tích hồi quy OLS và FEM để tìm ra kết quả. Ông nhận thấy rằng trong ngành công

Nghiên cứu này được thực hiện từ nguồn dữ liệu của các công ty phi tài chính

nghiệp giấy và in ấn có nhiều điểm khác biệt về thành phần vốn lưu động trong toàn


đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán Karachi (KSE) của Pakistan với thời gian

bộ ngành công nghiệp sản xuất nói chung. Những điểm khác biệt có ảnh hưởng tích

10 năm. Tổng số 9 lĩnh vực niêm yết đã được lựa chọn bao gồm: dệt may, hóa chất,

cực đến lợi nhuận của ngành công nghiệp này. Cuối cùng ông kết luận rằng nếu một

kỹ thuật, mía đường, giấy và bao bì, xi măng, nhiên liệu và năng lượng, giao thông

công ty đầu tư mạnh vào hàng tồn kho và các khoản phải thu thì lợi nhuận của các

vận tải và truyền thông, ngành đay.

công ty đó thấp hơn.

Trong nghiên cứu này, phân tích hồi quy đã được sử dụng để phân tích các kết
quả và cho thấy mối quan hệ giữa tài sản cố định (TSCĐ) và lợi nhuận của công ty.

Nghiên cứu của Binti Mohamad và Mohd Saad (2010)
Nghiên cứu của Binti Mohamad và Mohd Saad (2010) được dựa trên dữ liệu

Đó là các hệ số tài sản cố định có mối quan hệ tích cực với biên lợi nhuận gộp cũng
như tỷ suất sinh lời ROE và ROA.

thứ cấp của 172 công ty của Malaysia. Họ đánh giá tác động của các thành phần
khác nhau của vốn lưu động trên lợi nhuận và giá trị thị trường của các công ty.

Nghiên cứu của Gamze Vural và ctg(2012)


Nghiên cứu bao phủ một khoảng thời gian 5 năm từ 2003 đến 2007. Với mục đích

Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy GMM với dữ liệu được

này, họ sử dụng các thành phần vốn lưu động khác nhau, cụ thể là chu kỳ chuyển

thu thập từ 75 công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Istanbul của Thổ nhĩ

đổi tiền mặt, tỷ lệ nợ, tài sản lưu động trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài

Kỳ từ 2002-2009. Nghiên cứu này sử dụng biến Tobin’s Q làm biến phụ thuộc và

sản và tỷ lệ thanh toán hiện hành. Để xem hiệu quả của các thành phần vốn lưu

các biến độc lập là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ chuyển đổi

động trong hoạt động tài chính, họ sử dụng Q’s Tobin, lợi nhuận trên vốn đầu tư và

hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, tỷ số nợ, quy mô doanh nghiệp để xem xét

lợi nhuận trên tài sản là một thước đo của hoạt động tài chính của các doanh nghiệp

tác động của quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của các công ty trên sàn

lựa chọn. Để đưa ra các kết quả họ đã sử dụng phân tích tương quan và phân tích

Istanbul. Nghiên cứu phát hiện ra sự tồn tại của mối tương quan cùng chiều giữa

hồi quy. Kết quả cho thấy rằng có tồn tại một mối quan hệ nghịch giữa các thành


Tobin’s Q và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy

phần vốn lưu động khác nhau với hiệu quả hoạt động của các công ty.

rằng không có mối tương quan giữa Tobin’s Q và kỳ thanh toán bình quân, kỳ
chuyển đổi hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân.

Nghiên cứu của Sharma và Kumar (2011)
Để kiểm tra tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công

Nghiên cứu của Pouraghajan(2012)

ty Ấn Độ. Họ đã thu thập dữ liệu của 263 công ty phi tài chính trên sàn chứng

Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS với dữ liệu bảng và 400 công ty

khoán Bombay (BSE) từ năm 2000-2008 và sử dụng hồi quy OLS. Kết quả cho

niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran trong giai đoạn 2006-2010 để kiểm tra mối

thấy quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi (ROA) tương quan cùng chiều trong

quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư, Tobin’s Q

các công ty Ấn Độ. Nghiên cứu cũng cho thấy kỳ chuyển đổi hàng tồn kho và kỳ

và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn, tỷ lệ tài sản

thanh toán bình quân (APP) có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận, trong khi đó


lưu động trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên tổng

kỳ thu tiền bình quân và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có mối quan hệ cùng chiều với

tài sản. Kết quả cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt không có ảnh hưởng tới

lợi nhuận.

Tobin’s Q.


17

Nghiên cứu của Mei Yu (2013)

18

ra sự tồn tại của mối tương quan nghịch giữa thu nhập trên tài sản với kỳ thu tiền

Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu

bình quân và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy

nhiên với dữ liệu bảng và 10.639 quan sát của các công ty phi tài chính niêm yết

rằng có một sự tương quan tích cực giữa ROA với kỳ chuyển đổi hàng tồn kho và

trên sàn chứng khoán Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2010 để kiểm tra mối quan

kỳ thanh toán bình quân.


hệ giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy
sở hữu nhà nước có mối quan hệ hình chữ U với hiệu quả hoạt động công ty. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy sở hữu nhà nước cao là tốt hơn so với một cơ cấu sở
hữu phân tán do những lợi ích của chính phủ và mối quan hệ chính trị.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Thủy (2012)
Mẫu nghiên cứu gồm 173 công ty cổ phần niêm yết tại thị trường chứng
khoán Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2011. Tác giả đã sử dụng phương pháp OLS
để phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ đáng kể

Nghiên cứu của Gul và ctg (2013)

giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận, nhưng không có mối quan hệ đáng kể với

Gul và ctg (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động của

tiêu chí về giá trị thị trường (Tobin’s Q) của công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam.

các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan. Thời gian nghiên cứu là bảy năm từ năm

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê

2006 đến năm 2012. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ sàn chứng

giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, số ngày phải thu khách hàng, số ngày tồn kho với

khoán Karachi, cơ quan thuế. Biến phụ thuộc của nghiên cứu là ROA được sử dụng

tỷ suất sinh lợi trên tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ đông. Ngược lại, số ngày


như là một đại diện cho lợi nhuận. Biến độc lập là kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân

phải thanh toán cho nhà cung cấp có mối quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lợi trên

chuyển hàng tồn kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và kỳ thanh toán bình quân. Ngoài

tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ đông. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quản trị

các biến trên, một số biến khác đã được sử dụng trong đó bao gồm quy mô doanh

tốt vốn lưu động có thể tăng lợi nhuận của công ty thông qua việc giảm chu kỳ

nghiệp (SIZE), tỷ số nợ (DR) và tỷ lệ tăng trưởng (SG). Phân tích hồi quy được sử

chuyển đổi tiền mặt và giảm tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản.

dụng để xác định mối quan hệ giữa WCM và hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan. Kết quả cho thấy rằng APP, SG và SIZE có quan hệ
cùng chiều với khả năng sinh lợi, trong khi ACP, ICP, CCC và DR có mối quan hệ
ngược chiều với khả năng sinh lợi.

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hân (2012)
Bài nghiên cứu này phân tích tác động của quản trị vốn lưu động lên khả năng
sinh lợi với biến phụ thuộc ROA bằng phương pháp hồi quy OLS được tiến hành
dựa trên một mẫu gồm 24 công ty thủy sản trên sàn giao dịch chứng khoán Việt

Nghiên cứu của Makori. D. M. và Ambrose Jagomo (2013)

Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Bài nghiên cứu này đã cung cấp


Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi OLS với dữ liệu được thu

một bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn lưu động lên tỷ suất sinh

thập từ 100 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán NSE của Kenya từ 2003-2012.

lời, đồng thời thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi

Nghiên cứu này sử dụng biến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) làm biến phụ thuộc

tiền mặt và các thành phần của nó với tỷ suất sinh lợi của các công ty thủy sản

và các biến độc lập là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ chuyển

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra mối

đổi hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, tỷ số nợ, tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ

tương quan đồng biến và có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền khách hàng, kỳ

tăng trưởng doanh thu, quy mô doanh nghiệp để xem xét tác động của quản trị vốn

chuyển đổi hàng tồn kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với tỷ suất sinh lời, đòn bẩy

lưu động lên khả năng sinh lời của các công ty trên sàn NSE. Nghiên cứu phát hiện

tài chính có tương quan âm với khả năng sinh lợi của công ty. Ngược lại, kỳ



19

20

thanh toán bình quân, quy mô công ty, số năm tồn tại công ty, tỷ số đầu tư tài
chính dài hạn có mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với tỷ suất sinh lời

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước
STT

TÁC GIẢ

MẪU VÀ THỜI GIAN

BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
ICP

APP

CCC

1

Deloof (2003)

1.009 công ty phi tài chính
ở Bỉ từ 1992-1996

-


-

+

N/A

2

Padachi (2006)

58 công ty sản xuất
ở Mauritius từ 1998-2003

-

0

-

-

3

Binti Mohamad và Mohd
Saad (2010)

172 công ty ở Malaysia
từ 2003 - 2007

-


-

-

-

4

Sharma và Kumar (2011)

263 công ty phi tài chính
ở Ấn Độ từ 2000 -2008

+

-

-

+

5

Gamze Vural và ctg(2012)

75 công ty niêm yết trên
sàn chứng khoán ở Thổ
Nhĩ Kỳ từ 2002-2009


0

0

0

+

6

Pouraghajan.A(2012)

N/A

N/A

N/A

0

đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Ở bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu

7

Gul và ctg (2013)

-

-


+

-

về tác động của việc quản trị các yếu tố vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các

8

Makori .D.M và A. Jagomo
(2013)

0

+

+

-

9

Nguyễn Thị Việt Thủy
(2012)

-

-

+


-

10

Nguyễn Ngọc Hân (2012)

-

-

+

-

của công ty.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến
khả năng sinh lợi tại các doanh nghiệp ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam, nhưng
chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD). Trong khi
đó ngành vật liệu xây dựng là ngành đầu vào của các ngành khác, đặc biệt là ngành
xây dựng. Ngành vật liệu xây dựng ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của
nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công
ty trong ngành sẽ tăng cao. Tại Việt Nam thì các nghiên cứu đa số dùng phương
pháp ước lượng bình phương tối thiểu để phân tích và cũng chỉ một trong ba chỉ tiêu
ROA hoặc ROE hoặc Tobin’s Q để đánh giá tác động của quản trị vốn lưu động

doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Tác
giả sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tài sản, chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ
sở hữu và giá trị doanh nghiệp để xem xét khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cùng
các biến: chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình
quân, kỳ thanh toán bình quân, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ số nợ, tỷ lệ tài sản cố

định, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ thanh toán hiện hành. Ngoài các biến trên tác giả
dùng thêm biến tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước vào mô hình nghiên cứu. Tác giả sử dụng
ba phương pháp hồi quy là pooled OLS, fixed effects, random effects để xem mô
hình nào cho kết quả tốt nhất, sau đó tiến hành phân tích kết quả hồi quy thu được.

400 công ty trên sàn chứng
khoán Tehran từ 20062010
công ty vừa và nhỏ ở
Pakistan từ 2006-2012
100 công ty niêm yết trên
sàn chứng khoán ở Kenya
từ 2003-2012
173 công ty CP niêm yết
tại Việt Nam từ 2009 2011
24 công ty Thủy sản niêm
yết tại Việt Nam từ 2008 2010

ACP

Ghi chú: Dấu “+”: mối quan hệ cùng chiều; dấu “-”: mối quan hệ ngược chiều
“0”: Không có mối quan hệ, N/A: không nghiên cứu


21

22

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên của các công ty của


NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và phương pháp
thu thập dữ liệu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu. Tiếp theo
mô tả và phương pháp đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu.

ngành vật liệu xây dựng.
Mẫu nghiên cứu bao gồm 49 công ty trong tổng số 53 công ty vật liệu xây
dựng. Có 3 công ty (công ty cổ phần gạch ngói Kiên Giang, công ty cổ phần phát
triển nhà và sản xuất VLXD Chí Linh, công ty cổ phần bê tông và xây dựng
vinaconex Xuân Mai) bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu là do năm 2013 rời khỏi sàn
giao dịch chứng khoán Việt Nam và 1 công ty (công ty cổ phần bê tông Biên Hòa)

3.1. Quy trình nghiên cứu

có vốn chủ sở hữu bị âm. Giai đoạn nghiên cứu là 5 năm bắt đầu từ 2009 đến 2013.
Xác định vấn đề nghiên cứu

Tổng cộng có 231 quan sát là do trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng không
cân có nghĩa là trong tập dữ liệu quan sát có công ty tham gia TTCK chậm hơn hoặc

Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết về WCM và hiệu
quả của công ty

rời khỏi TTCK sớm hơn khoảng thời gian nghiên cứu.
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu là loại dữ liệu bảng: Dữ liệu bảng là sự kết hợp
của dữ liệu chéo và chuỗi thời gian. Dữ liệu bảng có lợi ích cụ thể là nó giả định
rằng các công ty khác nhau là không đồng nhất trong tự nhiên tức là có những yếu


Xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu

tố khác nhau, nó cũng xem xét sự thay đổi trong dữ liệu, do đó nó hiệu quả hơn
phương pháp dữ liệu chéo (Baltagi, 2001). Dữ liệu bảng cũng cung cấp một giải
pháp cho tính không đồng nhất trong quan sát đó là một vấn đề phổ biến trong dữ

Xây dựng mô hình nghiên cứu

liệu chéo và dữ liệu bảng có thể dễ dàng xử lý số lượng lớn các quan sát

Thu thập dữ liệu của các công ty
VLXD trên TTCK Việt Nam

(Dougherty, 2011). Vì vậy, phương pháp dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên

Xử lý số liệu và phân tích dữ liệu

Pooled OLS model – mô hình gộp, Fixed effects model (FEM)- mô hình ảnh hưởng

cứu này.
Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng được thực hiện trong nghiên cứu này gồm:

cố định và Random effects model (REM) – mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên.
Kết luận và khuyến nghị
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Sau đó dùng kiểm định F để so sánh giữa mô hình hồi quy pooled OLS và
fixed effects, dùng kiểm định Breusch and Pagan Lagrange- multiplier để so sánh
mô hình hồi quy REM và pooled OLS. Dùng kiểm định Hausman so sánh mô hình


3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Để xác định tác động quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các
doanh nghiệp vật liệu xây dựng, thì dữ liệu được thu thập là dữ liệu thứ cấp của các

REM và FEM để chọn mô hình tốt nhất và phân tích kết quả hồi quy thu được
(Gujarati, 2004).
 Mô hình Pooled OLS:

công ty. Dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập từ các công ty vật liệu xây dựng

Mô hình gộp OLS là mô hình được hồi quy bằng cách sử dụng tất cả dữ liệu

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu được lấy từ bảng cân đối

xếp chồng không phân biệt từng cá thể, đơn vị chéo. Các cá thể trong bài nghiên


23

24

cứu này là công ty. Tức là mô hình này sử dụng dữ liệu như một phân tích OLS

quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời, trong khi kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ

bình thường. Với từng cá thể, mỗi sai số là ảnh hưởng của yếu tố không quan sát

thu tiền bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có mối quan hệ ngược chiều với lợi


được và không thay đổi theo thời gian và đặc trưng cho mỗi cá thể. Do đó mô hình

nhuận. Sharma và Kumar (2011) lại tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa kỳ thu

này có thể bỏ qua những khác biệt giữa các cá thể, giữa các thời gian quan sát

tiền bình quân và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với khả năng sinh lợi của công ty,

(Gujarati, 2004).

trong khi kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân lại có mối quan

 Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effects model –FEM):
Với giả định mỗi quan sát chéo đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh

hệ ngược chiều khả năng sinh lợi của công ty.
Trên cơ sở này, tác giả đưa ra giả thuyết cho bài nghiên cứu này như sau:

hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của

Ho1: Có mối quan hệ đáng kể giữa kỳ thu tiền bình quân (ACP) và tỷ suất

mỗi quan sát chéo với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của

sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp.

các đặc điểm riêng biệt của mỗi doanh nghiệp không thể quan sát (không đổi theo

Ho2: Có mối quan hệ đáng kể giữa kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) và tỷ


thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng

suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp.

thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc (Gujarati, 2004).

Ho3: Có mối quan hệ đáng kể giữa kỳ thanh toán bình quân (APP) và tỷ suất
sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp.

 Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model –REM)
Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng
cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các quan sát chéo. Nếu sự biến động
giữa các quan sát chéo có tương quan đến biến độc lập, biến giải thích trong mô
hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa
các quan sát chéo được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải
thích. Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các quan sát chéo có ảnh hưởng đến
biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dư của mỗi
quan sát chéo (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải
thích mới (Gujarati, 2004).

Ho4: Có mối quan hệ đáng kể giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và tỷ
suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp.
Ho5: Có mối quan hệ đáng kể giữa kỳ thu tiền bình quân (ACP) và tỷ suất
sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Ho6: Có mối quan hệ đáng kể giữa kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) và tỷ
suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Ho7: Có mối quan hệ đáng kể giữa kỳ thanh toán bình quân (APP) và tỷ suất
sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Ho8: Có mối quan hệ đáng kể giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và tỷ
suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Ho9: Có mối quan hệ đáng kể giữa kỳ thu tiền bình quân (ACP) và giá trị

3.3. Giả thuyết nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu trước chỉ ra rằng khả năng sinh lợi của công ty có
mối quan hệ với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ chuyển đổi
hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân. Lazaridis and D. Tryfonidis (2006), Binti
Mohamah và Mohd Saad (2010) đã kiểm định mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt và lợi nhuận công ty và tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực mạnh mẽ. Kết
quả nghiên cứu của Gul và ctg (2013) cho thấy rằng kỳ thanh toán bình quân có mối

doanh nghiệp.
Ho10: Có mối quan hệ đáng kể giữa kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) và giá
trị doanh nghiệp.
Ho11: Có mối quan hệ đáng kể giữa kỳ thanh toán bình quân (APP) và giá trị
doanh nghiệp.
Ho12: Có mối quan hệ đáng kể giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và giá
trị doanh nghiệp.


25

26

-

Nhóm biến đặc điểm ngành được đo bằng chỉ tiêu: Tỷ số nợ, tỷ lệ TSCĐ trên
tổng tài sản. Tỷ số nợ được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu như Rehaman và

3.4. Mô hình nghiên cứu



Nasr (2007), Mohamad và Saad (2010), Gul và ctg (2013). Trong nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu tổng quát:
HQHĐDN = f (VLĐ, ĐĐN, KSK)

của Athar Iqbal và Madhu Mati (2012) đã sử dụng tỷ lệ TSCĐ.
-

Trong đó:

Nhóm các biến kiểm soát khác được đo bằng chỉ tiêu: Tỷ lệ thanh toán hiện

HQHĐDN: các biến phụ thuộc đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

hành, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước, tỷ lệ tăng trưởng

VLĐ: các biến thuộc thành phần VLĐ

doanh thu. Các biến này được sử dụng trong các nghiên cứu của Padachi

ĐĐN: các biến đặc điểm ngành

(2006), Rehaman và Nasr (2007), Binti Mohamad và Mohd Saad (2010),

KSK: các biến kiểm soát khác

Makori. D. M. và Ambrose Jagomo (2013), Gul và ctg (2013), Mei Yu
(2013), Nguyễn Thị Việt Thủy (2012).


 Mô hình nghiên cứu cụ thể:

Mô hình hồi quy được thể hiện như sau:

PT1: ROA = f (ACP, ICP, APP, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE)
PT2: ROA = f (CCC, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE)





PT3: ROE = f (ACP, ICP, APP, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE)
PT4: ROE = f (CCC, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE)
PT5: TOBINQ = f (ACP, ICP, APP, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE)

Các biến đặc điểm ngành

PT6: TOBINQ = f (CCC, DR, FITA, CR, SIZE, SG, STATE)




Trong đó:
-

Các biến VLĐ
ACP
ICP
APP
CCC

DR
FITA

Biến phụ thuộc
 ROA
 ROE
 TOBIN Q

Các biến kiểm soát khác





Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (HQHĐDN) được đo bằng các chỉ tiêu:
ROA, ROE, Tobin’s Q. ROA, ROE được sử dụng như một biến phụ thuộc
trong việc đo lường khả năng sinh lợi bởi nhiều nhà nghiên cứu như Padachi

CR
SIZE
STATE
SG

Hình 3.2: Sơ đồ mô hình hồi quy

(2006), Afta and Nazir (2008), Danuletiu (2010), Sharma và Kumar (2011),
Gul và ctg (2013). Tobin’s Q được sử dụng như một biến phụ thuộc trong
việc đo lường giá trị thị trường của doanh nghiệp (Pouraghajan, 2012). ROA,

3.5. Mô tả và phương pháp đo lường các biến trong mô hình.


ROE giải thích hiệu quả của công ty sử dụng nguồn lực sẵn có để tối đa hóa

3.5.1. Các biến phụ thuộc

lợi nhuận. ROA cho thấy sự gia tăng lợi nhuận (Gitman, 2002).
-

 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA):

Nhóm biến vốn lưu động được đo bằng chỉ tiêu: Kỳ thu tiền bình quân, kỳ

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp và cho biết

luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền

công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản. Đây là một thước đo

mặt. Các biến này được sử dụng hầu hết trong các nghiên cứu của Deloof

tốt vì nó liên quan đến khả năng sinh lợi của công ty trên nguồn tài sản (Padachi,

(2003), Padachi (2006), Afza và Nazir (2008), Gul và ctg (2013).

2006).


27

28


Cách xác định:
ROA = LNST/ Tổng TS

 Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP):

 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là thước đo thể hiện khả năng về mặt tài chính của công ty. Chỉ số này

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng

cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể bán, thanh lý

lợi nhuận. Chỉ tiêu này được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu như: Athar Iqbal và

được hết số lượng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hoá còn đang trong quá

Madhu Mati (2012), Khalaf Taani (2012) và cho thấy ROE có mối quan hệ với

trình sản xuất). Thông thường nếu chỉ số này ở mức thấp thì có nghĩa là công ty

quản trị vốn lưu động.

hoạt động khá tốt, tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng chỉ số ICP bình quân là rất

Cách xác định:

khác nhau giữa các ngành. Do đó, mối quan hệ giữa ICP và ROA, ROE, TOBINQ


ROE = LNST/ VCSH

được kỳ vọng là âm. Nhiều nhà nghiên cứu như Deloof (2003), Padachi (2006),
Afza và Nazir (2008), Sharma va Kumar (2011), Gul và ctg (2013), Makori .D.M và

 Giá trị doanh nghiệp (TOBINQ)
Tobin’s Q được sử dụng như một chỉ tiêu để xác định giá trị thị trường của các

Jagomo.A … đều sử dụng biến kỳ chuyển đổi hàng tồn kho trong nghiên cứu của
họ.

công ty. Gamze Vural và ctg (2012) đã sử dụng chỉ tiêu này trong nghiên cứu của

Cách xác định:

họ và cho thấy nó mối tương quan cùng chiều giữa Tobin’s Q và chu kỳ chuyển đổi

ICP = (Hàng tồn kho/ COGS) x 365

tiền mặt. Ngược lại, Pouraghajan (2012) cho rằng Tobin’Q không có mối quan hệ
đáng kể với quản trị vốn lưu động.
Cách xác định:
TOBINQ = (Giá trị thị trường của cổ phiếu+ giá trị sổ sách của nợ)/Tổng TS

 Kỳ thanh toán bình quân (APP):
Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền cho nhà cung
cấp. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán. Hệ số kỳ
chuyển đổi các khoản phải trả cao nghĩa là công ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp

3.5.2. Các biến độc lập

 Kỳ thu tiền bình quân (ACP):

và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán. Ngược lại hệ số APP thấp
nghĩa là công ty phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng.

Đây là một chỉ số được tính bằng số ngày trung bình mà một công ty cần để

Cũng như biến ACP, ICP, biến APP được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu như

thu hồi lại tiền bán hàng sau khi đã bán được hàng. Nếu như kỳ chuyển đổi các

Deloof (2003), Padachi (2006), Afza và Nazir (2008), Sharma và Kumar (2011),

khoản phải thu ở mức thấp thì có nghĩa là công ty chỉ cần ít ngày để thu hồi được

Gul và ctg (2013)…Giữa APP và ROA, ROE, TOBINQ dấu kỳ vọng là âm.

tiền khách còn nợ. Nếu tỉ lệ này cao thì có nghĩa là công ty chủ yếu là bán chịu cho

Cách xác định:

khách hàng, thời gian nợ dài hơn. Biến này được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu

APP = (Khoản phải trả / COGS) x 365

như Deloof (2003), Padachi (2006), Afza và Nazir (2008), Sharma va Kumar
(2011), Gul và ctg (2013)…Dấu âm được kỳ vọng giữa ACP và khả năng sinh lợi
của công ty.

 Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC)

Con số này càng cao, thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho

Cách xác định

hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư. Chu kỳ

ACP = (Khoản phải thu / NS) x 365

chuyển đổi tiền mặt được tính từ khi chi trả cho các nguyên liệu thô tới khi nhận


29

30

được tiền mặt trong bán hàng. Nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản trị
vốn lưu động tốt. Ngược lại, con số này lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp

 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR):

phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình.

Tỷ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn

Biến này cũng được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu như Padachi (2006), Binti

hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ

Mohamad và Mohd Saad (2010), Sharma va Kumar (2011), Gamze Vural và ctg


ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ

(2012), Gul và ctg (2013)…Dấu kỳ vọng cho mối quan hệ giữa CCC và ROA,

hoàn trả được hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy

ROE, TOBINQ là âm.

công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các

Cách xác định:

khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi

CCC = ACP + ICP - APP.

vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng

 Tỷ số nợ (DR):
Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường

không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài
sản chưa được hiệu quả.

thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn.

Tỷ lệ thanh toán hiện hành có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi.

Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi


Mohamad and Saah (2010), Ikram Ul Hah và ctg (2011) đã sử dụng tỷ số này

cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số

như một biến độc lập để tìm sự tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng

nợ của bình quân ngành. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ

sinh lợi và tất cả họ cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thanh toán hiện

càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý

hành và khả năng sinh lợi. Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dương.

tài sản. Có nhiều nhà nghiên cứu như Mohamad and Saah(2010), Gul và ctg
(2013), Gill và ctg(2010) đã cho thấy rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ số

Cách xác định:
CR = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

nợ và khả năng sinh lời. Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dương.
Cách xác định:
DR = Tổng nợ/ Tổng TS

 Quy mô doanh nghiệp (SIZE):
Quy mô công ty tác động tích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Quy mô càng lớn thì sản xuất hàng hóa được nhiều và mạng lưới kinh doanh càng

 Tỷ lệ TSCĐ (FITA):


Tỷ số này cho biết TSCĐ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của
công ty. Tỷ lệ tài sản cố định (FITA) đã được sử dụng để đánh giá tác động của việc
đầu tư tiền vào tài sản cố định để kinh doanh. Đây là tài sản đóng góp vào việc tạo

rộng, do đó lượng hàng hóa bán ra được nhiều dẫn đến lợi nhuận càng tăng (Gul và
ctg, 2013). Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dương.
Cách xác định:
SIZE = Ln(Tổng TS)

ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. TSCĐ có tác động cùng chiều với lợi nhuận biên
của doanh nghiệp (Athar Iqbal và Madhu Mati, 2012). Kỳ vọng dấu cho mối quan
hệ này là dương.
Cách xác định:
FITA = FITA/Tổng TS

 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (SG):

Tỷ số này cho biết doanh thu năm sau mà công ty đạt được tăng hay giảm bao
nhiêu phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ
cùng chiều với khả năng sinh lợi của công ty, điều này cho thấy khi doanh thu bù


31

32

đắp được các chi phí bỏ ra thì doanh thu tăng sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty và

Bảng 3.1: Phương pháp đo lường các biến


ngược lại (Gul và ctg, 2013). Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dương.
Cách xác định:
SG = (DTt- DTt-1)/DTt-1
 Tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước (STATE):
Tỷ số này cho biết vốn sở hữu nhà nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng

CHỈ TIÊU

KÝ HIỆU

KỲ VỌNG
DẤU

Nhóm HQHĐDN
Tỷ suất sinh lời trên tổng TS

ROA

Tỷ suất sinh lời trên VCSH

ROE

vốn chủ sở hữu của công ty. Theo Mei Yu (2013), tỷ lệ sở hữu nhà nước có mối
quan hệ hình chữ U với thành quả công ty. Điều này cho thấy, khi có chính sách cổ

CÔNG THỨC TÍNH

Giá trị doanh nghiệp

TOBINQ


LNST/Tổng TS
LNST/VCSH
(Giá trị thị trường của cổ phiếu+
giá trị sổ sách của nợ)/Tổng TS

phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thì tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh

Nhóm VLĐ

nghiệp giảm dẫn đến lợi nhuận giảm, nhưng nó vẫn còn cao ở các ngành công

Kỳ thu tiền bình quân

nghiệp chiến lược quan trọng như dầu mỏ, khí thiên nhiên và khu vực khai thác mỏ

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

ICP

(Hàng tồn kho/COGS)*365

-

và xuất bản, phát thanh truyền hình và lĩnh vực truyền thông, nên Nhà nước vẫn là

Kỳ thanh toán bình quân

APP


(Khoản phải trả/COGS)*365

+

cổ đông lớn, có thể cung cấp hỗ trợ về tài chính và các nguồn lực từ chính phủ và từ

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

CCC

ACP+ICP-APP

-

các mối quan hệ chính trị, nên sau đó lợi nhuận lại gia tăng. Kỳ vọng dấu cho mối

Nhóm đặc điểm ngành

quan hệ này là dương.

Tỷ số nợ

DR

Tổng nợ/tổng tài sản

+

FITA


FITA/Tổng TS

+

Cách xác định:
STATE = VSH nhà nước/ Tổng VCSH

Tỷ lệ tài sản cố định

ACP

(Khoản phải thu/NS)*365

-

Nhóm khác
CR

Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

+

SIZE

Ln(tổng TS)

+

Tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước


STATE

VSH nhà nước/Tổng VCSH

+

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

SG

(DTt- DTt-1)/DTt-1

+

Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Quy mô doanh nghiệp

Ghi chú: Dấu “+”: mối quan hệ cùng chiều; dấu “-”: mối quan hệ ngược chiều


33

34

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

công ty nào có chi phí sản xuất thấp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh bền vững. Đứng
trên giác độ của người sử dụng khi mua vật liệu xây dựng, đa số họ có tâm lý quan

Chương này sẽ bắt đầu với phần trình bày và phân tích các số liệu thống kê

mô tả của nghiên cứu và phân tích tương quan Pearson giữa các biến. Tiếp theo, với
mỗi mô hình nghiên cứu cụ thể sẽ hồi quy với 3 phương pháp pooled OLS, random
effects, fixed effects để lựa chọn mô hình tốt nhất cho từng biến phụ thuộc. Sau đó,
tiến hành phân tích hồi quy theo mô hình đã chọn để đưa ra kết luận.

tâm nhiều đến giá cả. Bởi lẽ, họ thường mua với khối lượng lớn, nhất là đối với các
công trình xây dựng như bến cảng, nhà xưởng, cầu cống hay các cao ốc. Do vậy,
một biến động nhỏ về giá cả có thể làm cho chi phí mua của khách hàng thay đổi
đáng kể. Tất nhiên, cũng phải nói rằng, thương hiệu, chất lượng và mẫu mã cũng có
ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu thụ. Nhưng sự sai khác về chất
lượng, mẫu mã của các sản phẩm trong ngành này là không nhiều. Chính vì thế, nhu

4.1. Đặc điểm ngành vật liệu xây dựng
Đặc trưng của ngành vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn,
các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn và chi phí vốn cố định của ngành khá
cao.

cầu hay khách hàng trong ngành này rất nhạy cảm với các biến động giá cả (Lê Đạt
Chí và Trương Minh Huy, 2007).
Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với
thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu

Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế
tăng trưởng thì doanh số, lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ

xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản
phản ánh nhu cầu cho ngành.

như vậy là vì ngành VLXD là đầu vào của các ngành khác. Chẳng hạn: sắt, thép, xi
măng là đầu vào cho các công trình nhà cửa, đường sá, cầu cống … của ngành xây


4.2. Thực trạng quản trị VLĐ tại các công ty VLXD trên TTCK Việt Nam

dựng. Khi ngành xây dựng kinh doanh phát đạt thì ngành VLXD có cơ hội tăng
trưởng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây

Để đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động tại các công ty VLXD trước hết ta

dựng ngưng trệ, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng.

so sánh cơ cấu vốn lưu động của các công ty VLXD với toàn bộ các công ty trên

Điều này làm cho doanh thu, lợi nhuận của các công ty VLXD sụt giảm nhanh

TTCK Việt Nam, ngoại trừ các công ty chứng khoán, giáo dục, ngân hàng, bảo

chóng. Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành VLXD với chu kỳ

hiểm, được thể hiện qua bảng sau:

của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận trong ngành chủ yếu là dựa vào tăng
trưởng doanh số và sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận, vì có rất ít độc
quyền giá và lợi nhuận biên thấp. Theo Morningstar thì lợi nhuận biên tế của ngành
vật liệu xây dựng chỉ ở mức 5%, do đó để gia tăng lợi nhuận, các công ty thực hiện
bằng cách đẩy mạnh doanh số bán. Nhưng khi thực hiện điều này thì cũng có nghĩa
rằng, các công ty vật liệu xây dựng sẽ phải sản xuất ở quy mô lớn và do đó chi phí
cố định sẽ bị đẩy lên cao. Lúc này, chi phí cố định cao trở thành vấn đề sống còn
đối với các công ty. Chỉ công ty nào có chi phí cố định thấp hơn so với đối thủ ở
cùng một quy mô sản xuất thì mới có thể gia tăng lợi nhuận và vượt qua khó khăn
trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Chi phí thấp sẽ là thế mạnh kinh tế của ngành,



35

36

Bảng 4.1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2009-2013

Theo bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng hàng tồn kho chiếm đến 51% trong

ĐVT: triệu đồng
CTY
VLXD

CHỈ TIÊU
Tài sản

202,547,006

Tài sản lưu động(1)

TỶ TRỌNG

CÁC CTY PHI
TC

tổng tài sản lưu động, tương ứng 34.408.047 triệu đồng. Các khoản phải thu chiếm
31% tương ứng 21.154.062 triệu đồng. Điều này cho thấy việc quản trị hàng tồn

TỶ TRỌNG


kho và các khoản phải thu của các công ty VLXD chưa thực sự hiệu quả. Lượng

100% 3,118,585,090

100%

67,711,023

33% 1,715,991,566

55%

mất mát. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao, chứng tỏ các công ty VLXD

Tài sản cố định

134,835,983

67% 1,402,593,524

45%

chưa có chính sách thu hồi công nợ hiệu quả, để khách hàng chiếm dụng vốn quá

Nguồn vốn

202,547,006

100% 3,118,585,090


100%

lâu. Do vậy lượng tiền mặt khá thấp chỉ chiếm 14% trong tổng tài sản lưu động.

Nợ ngắn hạn(2)

78,103,079

39% 1,139,729,026

37%

Điều này cho thấy các công ty VLXD sẽ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh

Nợ dài hạn

69,412,547

34% 743,824,583

24%

Vốn chủ sở hữu

55,031,380

27% 1,235,031,481

40%


VLĐ thuần(=(1)-(2))

(10,392,056)

hàng tồn kho quá cao, làm tăng chi phí bảo quản, chi phí quản lý, chi phí hư hỏng,

doanh của mình, có thể phải sử dụng các khoản nợ vay để đảm bảo hoạt động kinh
doanh được liên tục.

576,262,540

(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động thuần của các công ty VLXD không đủ
trang trải cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó nhìn chung các
công ty trên TTCK Việt Nam có đủ nguồn vốn lưu động để đảm bảo cho hoạt động
sản xuất kinh doanh được liên tục. Nguồn vốn của các công ty VLXD được tài trợ
bởi nợ ngắn hạn chiếm 39%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ 27%. Do
cơ cấu vốn và tài sản mang đặc trưng của ngành là ngành thâm dụng vốn nên các
công ty VLXD phải huy động vốn ngắn hạn là chủ yếu và như vậy làm tăng chi phí
vốn và tăng giá thành sản phẩm.
Để nhận định cơ cấu VLĐ của các công ty VLXD một cách cụ thể hơn, ta sẽ
xem xét bảng sau:
Bảng 4.2: Cơ cấu VLĐ giai đoạn 2009-2013
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Tiền
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
TSLĐ khác

Tổng

SỐ TIỀN
TỶ TRỌNG
9,297,249
14%
21,154,062
31%
34,408,047
51%
2,851,665
4%
67,711,023
100%
(Nguồn: Tính toán của tác giả)

4.3. Phân tích thống kê mô tả các biến
Kết quả phân tích thống kê mô tả với bộ dữ liệu 49 công ty vật liệu xây dựng
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gồm 231 quan sát từ năm 2009 đến 2013
được thể hiện ở bảng 4.2.


×