Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại huyện cái nước, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.63 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN QUỐC TOẢN

“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN
TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CÁI NƢỚC,
TỈNH CÀ MAU”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN QUỐC TOẢN

“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN
TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CÁI NƢỚC,
TỈNH CÀ MAU”

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Hữu Lam


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI,CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng,đây là công trình-nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử,dụng trong bất cứ một học vị
nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho,việc thực hiện luận văn đều đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Cà Mau, ngày 31-tháng 10 năm 2018
Ngƣời-thực hiện

Nguyễn,Quốc Toản


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu............................................................................................. 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 4
1.2.1. Mục tiêu chung:................................................................................................. 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................. 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................... 5
1.5. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 5

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ, LÝ THUYẾT .............................................. 7
2. Cơ sở lý luận của đề tài. .......................................................................................... 7
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................................. 7
2.1.1. Sự tham gia của người dân ................................................................................ 7
2.1.2 Mức độ tham gia của người dân......................................................................... 9
2.1.3. Lợi ích sự tham gia của người dân ................................................................. 10
2.1.4. Dân chủ tham gia tại Việt Nam ...................................................................... 11
2.1.5. Lập kế hoạch có sự tham gia của người dân ................................................... 12
2.1.6. Lập ngân sách có sự tham gia của người dân ................................................. 13
2.1.7. Sự tham gia giám sát của người dân ............................................................... 14
2.2. Các khái niệm cơ bản về xây dựng nông thôn mới ............................................ 15
2.2.1. Nông thôn ........................................................................................................ 15
2.2.2. Khái niệm nông thôn mới................................................................................ 17
2.2.3. Nội dung xây dựng nông thôn.mới ................................................................. 18


2.2.4. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ............................................................. 20
2.2.5. Nội dung sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới............... 21
2.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông
thôn mới. ................................................................................................................... 27
2.3. Kinh nghiệm các nước. ...................................................................................... 30
2.3.1. Mô hình nông thôn mới của một số nước về sự tham gia của người dân trong
xây dựng nông thôn mới trên thế giới ....................................................................... 30
2.3.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc ......................................................... 30
2.3.1.2. Mô hình nông thôn mới ở Trung Quốc ........................................................ 31
2.3.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam............................................................. 36
2.3.3. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau ........................................................ 42
2.3.4. Một số bài.học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ................................... 42
2.3.5. Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ...................................... 44
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU ................................................. 46

3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 46
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 46
3.2.1. Đánh giá nhận thức của người dân trong việc XDNTM ................................. 46
3.2.2. Đánh giá sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở
huyện Cái Nước......................................................................................................... 46
3.3. Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 47
3.3.1. Thông,tin thứ cấp ............................................................................................ 47
3.3.2 Thông tin sơ cấp ............................................................................................... 47
3.3.3. Xác định sự tham gia của người dân vào xây dựng chương trình Nông thôn
mới............................................................................................................................. 48
3.4 . Phương pháp thu thập thông tin. ....................................................................... 48
3.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 48
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 48
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 48
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin ..................................................................... 48


3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 49
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN,CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 50
4.1. Thông tin mẫu khảo sát ...................................................................................... 50
4.2. Quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Cái Nước ... 50
4.3. Thực trạng tham gia của người dân ................................................................... 52
4.3.1 Sự tham gia của người dân trong công tác tổ chức hội họp ............................. 53
4.3.2 Sự tham gia của người dân trong việc phát triển kinh tế ................................. 55
4.3.2.1 Người dân tham gia các lớp tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật ................ 55
4.4.3 Sự tham gia của người dân trong đóng góp xây dựng nông thôn mới ............... 57
4.4.3.1 Người dân tham gia đóng góp kinh phí xây dựng công trình nông thôn ............... 57
4.3.4 Sự tham gia của người dân trong kiểm tra, giám sát........................................ 59
4.4. Đánh giá các yếu tố ảnh,hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Cái Nước ............................................................................. 61

4.4.1 Các yếu tố chủ quan ......................................................................................... 62
4.4.1.1. Trình độ dân trí............................................................................................. 62
4.4.1.2 Ý thức của người dân .................................................................................... 63
4.4.1.3 Kinh tế của hộ ............................................................................................... 63
4.4.1.4 Kinh phí hoạt động hạn hẹp .......................................................................... 64
4.4.2 Các yếu tố khách quan ..................................................................................... 65
4.4.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước ............................................................... 65
4.4.2.2 Trình độ phát triển kinh tế xã hội .................................................................. 65
4.5. Đánh giá những kết quả đạt được và một số tác động của NTM ở huyện Cái
Nước .......................................................................................................................... 66
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ........................................ 69
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 69
5.2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 70
5.2.1. Nâng cao trình độ, nhận thức của người dân .................................................. 72
5.2.2. Nâng cao thu nhập cho người dân ................................................................... 73
5.2.3. Tăng cường cơ chế dân chủ cơ sở ................................................................... 74


5.2.4. Xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh .................................................... 75
5.2.5. Phát triển hệ thống thông tin tuyên truyền ...................................................... 75
5.3. Hạn chế của đề tài .............................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MTQGXDNTM : Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
NMT

: Nông thôn mới


XD NTM

: Xây dựng nông thôn mới

CQĐP

: Chính quyền địa phương

GTNT

: Giao thông nông thôn

CB, CC, VC

: Cán bộ, công chức, viên chức

HĐND

: Hội đồng nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BQL


: Ban quản lý

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ANTT

: An ninh trật tự


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lợi ích,sự tham gia của người dân ............................................................... 11
Bảng 4.1. Phân phối mẫu điều tra theo xã .................................................................... 50
Bảng 4.2. Người dân,tham gia thành lập Ban phát triển ấp xây dựng NTM ................ 54
Bảng 4.3 Người dân tham gia các cuộc họp ................................................................. 54
Bảng 4.4 Người dân tham gia lập kế hoạch XDNTM (Xây dựng lộ GTNT) ............... 55
Bảng 4.5 Người dân tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ứng dụng kỹ thuật (Nuôi
tôm QCCT, Siêu thâm canh, Nuôi ca chình, Nuôi dê) ở do xã tổ chức. ....................... 56
Bảng 4.6: Người dân tham,gia đóng góp kinh phí thực hiện các mô hình sản xuất ..... 57
Bảng 4.7: Người dân tham gia công lao động xây dựng công trình ............................. 59
Bảng 4.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong XDNTM ... 61
Bảng 4.9. Trình độ học vấn của,người được khảo sát................................................... 62
Bảng 4.10. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 .................................................. 64


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 : Ảnh hưởng của độ tuổi đến mức độ quan tâm của,người dân trong việc
xây,dựng NTM ............................................................................................................... 28

Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến mức độ quan tâm của người dân trong
việc xây dựng NTM ........................................................................................................ 29


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự tham,gia của người dân có thể xem là một nhân tố quan trọng trong việc
thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới và người dân là “chủ
thể” của chương trình, là người hưởng lợi trực tiếp. Do đó, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tham gia của người dân vào quá trình XD NTM thông qua nghiên cứu
tình huống ở địa bàn cụ thể là cần thiết để đưa ra các chính sách phù hợp.
Đề tài đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người,dân trong
xây dựng nông thôn mới tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau và đề ra khuyến nghị để
tăng cường sự tham gia của người dân trong XD NTM.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn một số người
dân tại địa bàn, lập bảng hỏi để từ đó phân tích, so sánh và thống kê để trả lời cho
câu hỏi: để xem xét hình thức và mức độ tham gia của người dân đối với chương
trình NTM tại huyện Cái Nước?
Qua đề tài đã thấy được có rất,nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân và vẫn còn một số khó khăn hạn chế sự tham gia của người dân,… mà
trong thời gian tới cần được khắc phục để huy động tổng lực cho xây dựng NTM.
Từ khóa: xây dựng nông thôn mới


The participation of the people can be seen as an important factor in the
successful implementation of the new rural construction program and the people are
the "subject" of the program, who are direct beneficiaries. Therefore, analyzing the
factors affecting the participation of people in the NTM construction process
through the study of specific local situations is necessary to come up with
appropriate policies.
The study evaluated the factors affecting the participation of people and

people in the construction of new rural areas in Cai Nuoc and Ca Mau districts and
proposed recommendations to enhance the participation of people in building rural
areas.
The study evaluated the factors affecting the participation of people and
people in the construction of new rural areas in Cai Nuoc and Ca Mau districts and
proposed recommendations to enhance the participation of people in building rural
areas.
The thesis uses qualitative research methods, interviews with a number of
people in the area, questionnaires from which to analyze, compare and statistics to
answer questions: to consider form and level citizen participation in the program for
rural areas in Cai Nuoc district?
Through the topic, it was found that there are many factors affecting the
participation of the people and there are still some difficulties limiting the
participation of the people, ... in the future, it needs to be overcome to mobilize.
total force for building NTM.
Keywords: new rural construction


1

CHƢƠNG 1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Bối cảnh nguyên cứu

Việt Nam hiện tại vẫn đang là một nước nông,nghiệp với khoảng 70% dân số
sống ở khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển nông thôn là nhiệm vụ quan
trọng,nhằm từng bước nâng cao mức sống của người dân nông,thôn, thu hẹp dần
khoảng cách thành thị nông thôn. Trong nhiều dự án đã được triển khai trên toàn

quốc thì chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
(MTQGXDNTM) là chương trình phát triển nông thôn toàn diện nhất bao trùm mọi
lĩnh vực của khu vực nông thôn. Điểm khác biệt của chương trình này so với những
chương trình đi trước là đã bao quát toàn bộ mọi lĩnh,vực của đời sống xã hội chứ
không thiên về đầu tư cơ sở hạ tầng. Với quyết tâm nâng cao chất lượng ở khu vực
nông thôn, Hội nghị TW lần thứ bảy của BCH Trung ương Đảng khóa X về chính
sách Tam nông đã ra Nghị quyết,số 26-NQ/TW xác định các mục tiêu xây dựng
NTM. Theo định hướng đó, Quyết định số 800/QĐ-TTg của,Thủ tướng Chính phủ
đã khẳng định chương trình MTQGXDNTM là một chương trình,tổng thể về phát
triển kinh tế xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng để phát triển toàn diện khu vực
nông thôn. Theo đó, mục tiêu của Chương trình hành động đề ra nhằm: nâng cao
chất lượng cuộc sống vật chất và tinh,thần của người dân nông thôn. tập trung đào
tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, XD NTM bền vững theo hướng giàu đẹp, văn
minh...
Trong quá trình thực hiện, Chương,trình MTQG XD NTM đa đạt
được,những kết quả tích cực. Theo báo cáo sơ kết kết quả thực hiện Chương trình
giai đoạn,2010 - 2015, phương hướng 2016 - 2020 cho thấy trong bối cảnh đất nước
chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, song với sự nỗ lực
của các cấp chính quyền và sự tham gia đồng lòng của người dân đã đạt được nhiều
kết quả khả quan. Theo số liệu thống kê, tính đến hết,tháng 6/2018, cả nước có trên
1.761 xã đạt chuẩn 19 tiêu,chí Nông thôn mới, chiếm 19,7% trong số khoảng trên
9.000 xã của cả nước; bình quân tiêu chí/xã đạt 12,9 tiêu chỉ, tăng 2,9 tiêu Chí so


2

với đầu 2015. Mục tiêu của Chương trình XD NTM giai đoạn 2016 - 2020 là đến
năm 2020, số xã đạt NTM chiếm 50%, mỗi tỉnh thành phố có ít nhất 01 huyện
NTM; tiêu chí mỗi xã trên cả nước bình quân đạt 15 tiêu chí, không còn xã dưới 5
tiêu chí; cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời

sống của người dân nông thôn như điện, đường giao thông, nước sinh hoạt.
Trong 5 năm, cả nước đã huy,động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho
Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước,(bao gồm các chương trình, dự án
khác) 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%),doanh nghiệp
42.198 tỷ đồng <4,9%›, người dân và cộng đồng đóng,góp 107.447 tỷ đồng
(12,62%).
Riêng ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho,Chương trình 98.664 tỷ đồng
(11,59%). Trong đó, ngân sách,Trung ương 16.400 ty đồng (sự nghiệp kinh tế 3.480
tỷ đồng, đầu tư phát triển 2.420 tỷ đồng, trái phiếu,Chính phủ 10.500 tỷ đồng), ngân
sách địa phương các cấp 82.264 tỷ đồng. (Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình
MT QG XD NTM, tháng 6 năm 2018).
Tại tỉnh Cà Mau, trong 5 năm qua, Chương trình xây dụng,NTM đã được
triển khai toàn diện và cũng đã thu được những thành,quả đáng khích lệ. Bộ mặt
nông thôn của tỉnh đang dần thay đổi, đặc biệt hạ tầng nông thôn phát triển mạnh
mà nhiều tuyến đường giao thông liên xã, đường trục xã, ấp… được cải tạo hay xây
mới tạo sự thuận tiện phục vụ sản xuất, đi lại, giao thương của nhân dân, hệ thống
thủy lợi tiếp tục được đầu tư kiên cố để đẩy mạnh chương trình thâm canh sản xuất,
nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản;
việc xây dựng trụ sở, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nhà văn hóa, chợ nông
thôn, nước sinh hoạt,…dần được hoàn thiện.
Bên cạnh những thành công đạt được thì trong quá,trình XD NTM còn gặp
không ít khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là các khó khăn liên quan đến người dân
như: nhận thức của người dân về XD NTM còn hạn chế, nhất là ở những khu vực
vùng sâu, vùng xa. Ở một số địa phương, nhận thức người dân chưa,được sâu sắc,
chưa hiểu rõ chương trình này là phát huy nguồn lực của nhân dân, vai trò chủ thể


3

của nhân dân, nên một số nơi còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước. Có đến 50% những

khó khăn là do người dân có nhận thức chưa đúng về XD NTM, chưa coi mình là
“chủ thể” của chương trình, năng lực của cán bộ còn yếu và thiếu về số lượng,
nhiều người dân coi đây là cơ hội để hưởng nguồn đầu tư nên họ có tâm lý ỷ lại, coi
đây là là phần việc của Chính quyền. Nhưng thực tế về khả năng thành công cũng
như tính bền vững của chương trình NTM phụ thuộc vào sự tham gia của
người,dân.
Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Cà Mau giai
đoạn 2015 - 2018: trong tổng nguồn vốn đầu tư 36.493 tỷ đồng, nguồn vốn người
dân đóng góp 424,5 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,2%, rất thấp so với yêu cầu của Quyết
định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 10% (Ban chỉ đạo Chương trình xây
dựng NTM tỉnh Cà Mau 2018).
Trên địa bàn huyện Cái Nước, thời gian qua Chương trình xây dựng nông
thôn mới đạt nhiều kết quả, song vẫn chưa phát huy hết vai trò của người dân nông
thôn, đặc biệt là quan tâm nhiều đến vai trò của người dân trong việc thực hiện các
chương trình, dự án, mô hình phát triển nông nghiệp - nông thôn tại địa phương,
tham gia xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho đời sống dân
sinh,. . . Vì vậy, việc nâng cao sự tham gia của người dân vừa là hành động để tiếp
tục thực hiện, vừa là mục đích để hướng tới trong quá trình xây dựng NTM. Khi sự
tham gia của người dân được,cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn. thì nguồn lực
đầu tư cho xây dựng NTM không chỉ tăng lên mà còn thúc đẩy người dân tự tin
hơn, năng động hơn, tham gia đóng góp tích cực hơn để xây dựng NTM tại địa
phương mình.
Qua khảo sát sơ bộ tại huyện Cái Nước, tôi nhận thấy sự tham gia của người
dân trong xây dựng NTM còn hạn chế và thụ động. Thực tế này phản ánh sự bất cập
trong chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn, dựa vào phát triển cộng,đồng
và các chính sách của nhà nước cũng như thực tế khi triển khai các chính sách tại cơ
sở. Khi sự tham gia của người dân được cải thiện, không chỉ nguồn lực đầu tư cho


4


xây dựng NTM tăng lên mà còn thúc đẩy người dân tự tin… tự quyết và tham gia
chủ động tích cực hơn trong xây dựng NTM ở địa phương.
Sự tham,gia của người dân có thể xem là một nhân tố quan trọng trong việc
thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia vào quá
trình xây dựng, có thể thấy rằng, ngoài các nguồn lực khác để đảm bảo mục tiêu
chung thì sự tham gia của người dân đóng vai trò quan trọng vì người dân là “chủ
thể” của chương trình, là người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình. Thông qua các
lợi ích trực tiếp này, như việc tiếp cận được các dịch vụ cơ bản từ cơ sở hạ tầng, văn
hóa, xã hội, môi trường... từ đó sẽ nâng cao được mức sống của người dân, từ đó
giảm nghèo bền vững, trực tiếp góp phần thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Như
vậy, để hoàn thiện được mục tiêu XD NTM theo định hướng đã để ra phải có sự
tham gia của người dân, không những vậy, đây sẽ là lực lượng quyết định sự thành
bại và tính bền vững của Chương trình.
Do đó, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào
quá trình XD NTM thông qua nghiên cứu tình huống ở một địa bàn cụ thể là cần
thiết để đưa ra các chính sách phù hợp. Vì thế, bản thân tôi thực hiện để tài: “Các
yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn
mới tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người,dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Qua đó,
đề ra những giải pháp, khuyến nghị để tăng cường sự tham gia của người dân trong
xây dựng,nông thôn,mới.
1.2.2. Mục,tiêu cụ thể:
- Đánh giá các yếu tố ảnh,hưởng,đến sự tham gia của người dân trong xây
dựng nông thôn mới. Làm như thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân
trong xây dựng nông thôn mới.



5

- Đề xuất,giải pháp để nâng cao sự tham gia của người dân trong công tác
xây dựng nông thôn,mới.
1.3. Đối tƣợng và,phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên,cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người
dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, mức độ
tham gia của người dân vào quá trình xây xựng nông thôn,mới, những vấn đề
lý,luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn
mới.
Phạm vi nghiên,cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn 03 xã nông
thôn mới (Phú Hưng, Hưng Mỹ và Hòa Mỹ) của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn một số người
dân tại địa bàn và chuyên gia, lập hàng khảo sát để từ đó phân tích, so sánh và thống
kê mô tả để trả lời cho các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Để xem xét hình thức và mức đó tham gia của người dân đối với
chương trình NTM tại huyện Cái Nước, đề tài thực hiện khảo sát tại địa phương
thông qua bảng hỏi, phỏng vấn người dân, chuyên gia. Thông qua việc khảo sát này,
đề tài sẽ nhìn nhận vai trò tích cực của người dân trong việc xây dựng nông thôn
mới.
Câu hỏi 2: Từ việc khảo sát để cho thấy vai trò quan trọng của người dân có
ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình, đề tài đưa ra một số khuyến nghị
chính sách để tăng cường sự tham gia của người dân nhằm đảm bảo tính bền vững
của chương trình.
1.5. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của Luận văn bao gồm 5 chương với các chủ để sau: Chương 1: Đặt
vấn đề; Chương 2: Tổng,quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước; Chương 3:
Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên,cứu và thảo luận; Chương 5:

Kết luận và các khuyến nghị.


6

Tóm tắt chƣơng
Chương 1 trình bày tính cấp thiết của vấn để nghiên cứu; Mục tiêu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu, những câu hỏi đặt ra và kết cấu của luận văn cần thực
hiện.


7

Chƣơng 2.
TỔNG QUAN CƠ SỞ,LÝ THUYẾT
2. Cơ sở lý luận của đề tài.
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1. Sự,tham gia của ngƣời dân
Sự tham,gia của người dân được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc
vào hoạt động, mức độ... mà người dân tham gia. Theo Florin Paul (1990), “Sự
tham gia của ngươi dân là một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra
quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ”.
Theo Pierre Andre (2012), “Sự tham gia của người dân là một quá trình mà
trong đó những người dân thường tham gia trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc và
hành động một mình hoặc trong một nhóm với mục tiêu ảnh hưởng đến quyết định
sẽ tác động đến cộng đồng của họ”. Sự tham gia này có thể diễn ra bên trong hoặc
bên ngoài khuôn khổ, thể chế và nó có thể được tổ chức bởi thành viên của các tổ
chức xã hội hay người ra quyết định.
Harding cùng cộng sự (2009) đã phân tích khái niệm “Sự tham gia của cộng
đồng” theo cách phân tách từng thành phần riêng biệt: “tự tham gia” và “cộng

đồng”. “Sự tham gia” được hiểu là quá trình đối thoại giữa cộng đồng và người ra
quyết định, giữa một bên là các cá nhân, nhóm, tổ chức và một bên là nhóm chính
quyền trong việc,thảo luận và ra các quyết định. “Cộng đồng” bao gồm tất cả các
chủ thể đóng góp hay bị ảnh hưởng bởi các quyết định. “Cộng đồng” được hiểu với
một nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các thành viên cùng sinh sống trong một khu
vực địa lý, có những đặc điểm chung về lối sống và các điều kiện kinh tế, xã
hội,,văn hóa, chính trị.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, đặc điểm của từng địa phương, trình độ nhận thức
của,người dân… mà mức độ tham gia của người dân thể hiện ở các cấp độ
khác,nhau:
+ Không có sự tham gia: mọi công việc đều do nhà nước làm bằng cách thuê
người ngoài vào làm người dân không tham gia vào bất kỳ khâu nào của quá trình.


8

+ Tham gia thụ động: người dân làm theo ý của người đại diện nhà nước mà
không hiểu việc mình đang làm người dân được đóng góp ý kiến nhưng chỉ là hình
thức, mọi quyết định không phụ thuộc vào ý kiến người dân.
+ Tham gia thông,qua việc cung cấp thông tin: thông qua trả lời các câu hỏi
mà người đại diện nhà nước đưa ra, người dân không tham gia vào quá trình phân
tích hay sử dụng các thông tin mà mình đưa ra.
+ Tham gia bởi nghĩa,vụ hoặc bị bắt buộc: người dân phải đóng góp tiền của,
sức lao động theo nghĩa vụ, do người đại diện nhà nước khởi xướng, định hướng.
+ Tham gia bởi định hướng từ bên,ngoài: người dân tự nguyện tham gia
đóng góp vào chương trình do bên ngoài khởi xướng, hỗ trợ và chịu trách nhiệm
trong quyết định của mình.
+ Tham gia tự nguyện: nhận thấy lợi ích mà mình nhận được thông qua
chương trình, người dân tự lên kế hoạch thực hiện, đánh giá và quản lý mà không có
sự định hướng từ bên,ngoài.

Từ khái niệm nền tảng “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng”, nhiều tác
giả đã xây dựng thang đo của sự tham gia, trong đó các thang đo đều hướng tới việc
đảm bảo mục tiêu thực hiện dân chủ, trao quyền và quyền con người. Trong số đó
phải kể đến các công trình nghiên cứu của Sheưy R Amstein (1969), Wilcox (2003)
và Choguil (1996).
Từ các nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy rằng người dân tham gia
theo các mức độ khác nhau vào các chương trình mà có tác động trực tiếp đến họ
hay đến cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống theo nhưng hình thức và mức độ khác
nhau. Vì vậy, khi đánh giá Chương trình xây dựng NTM, ta nhận thấy 11 nội dung
với 19 tiêu Chí xây dựng NTM này điều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
cộng,đồng dân cư nông,thôn nên đây là cơ sở cho người dân tham gia vào các hoạt
động xây dụng NTM. Cụ thể hơn, người dân nông thôn là người thụ hưởng nhưng
thành quả trong xây dựng NTM nên chỉ có họ mới là người hiểu rõ nhất nhu cầu của
mình. Từ những nhu cầu đó, người dân biết cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt
được mục tiêu đề ra.


9

2.1.2 Mức độ tham gia của,ngƣời dân
Khi,nhắc,đến mức độ tham gia của,người dân, Andre. P. Mania và
Lanmafaukpotin (2012) đã đưa ra,sáu mức độ tham gia của người dân vào các công
việc phát triển cộng,đồng:
Sự,tham gia thụ,động (Passive panicipation): tham gia một cách bị động,
thực hiện theo sự chỉ bảo, không chủ động tham gia vào quá trình ra,quyết định.
Tham,gia,thông qua việc cung cấp thông tin (Participation as contributor):
người dân,tham gia,trả lời các câu hỏi điều tra, không tham gia vào quá trình phân
tích và sử dụng thông,tin.
Tham,gia như nhà tư vấn (Participation as consultants): người dân được tham
vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề của địa phương.

Tham,gia trong việc thực hiện (Participation in implementation): người dân
thành lập nhóm,để thực hiện những chương trình hay các dự án tại địa phương,
không bao gồm quá trình,tham gia ra quyết định.
Tham,gia trong quá trình ra quyết định (Participation in decision marking);
người dân chủ,động tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch và tham gia vào
quá trình ra quyết định.
Tham gia,tự nguyện (self mobilization): người dân tự thực hiện không có sự
hỗ trợ định hướng từ bên ngoài.
Sự tham,gia tích cực của người dân ở bốn cấp độ (The White Paper ,1998):
(1) Là,cử tri: để đảm bảo trách nhiệm dân chủ tối đa của các lãnh đạo chính
trị bầu cho các,chính sách họ được trao quyền để thúc đẩy.
(2) Là,một công dân: người thể hiện thông qua các hiệp hội liên quan khác
nhau, quan,điểm của họ trước, trong và sau quá trình xây dựng chính sách để đảm
bảo rằng các chính sách phản,ánh sở thích của cộng đồng càng nhiều càng tốt.
(3) Là,người tiêu dùng và người dùng cuối cùng: nhưng người mong đợi giá
trị đồng tiền, các dịch vụ giá cả phải chăng và phục vụ lịch sự.


10

(4) Là,đối tác, tổ chức liên quan trong việc huy động các nguồn lực cho phát
triển thông qua,các doanh nghiệp phi lợi nhuận, các tổ chức phi chính phủ và các tổ
chức dựa vào,cộng đồng.
Trong bài,viết về “sự tham gia của cộng đồng là chìa khoá để phát huy sức
mạnh cộng đồng” của Ben Fleming,và Phil Bartle đã đưa 10 vấn để then chốt trong
sự tham gia của cộng đồng,(hai tác giả có sử dụng “Hướng dẫn cộng đồng tham gia
có hiệu quả” của David Wilcox),,trong đó có mức độ tham gia của Sherry
Amstein(1969) mô tả quá trình tham gia của cộng đồng như là một chiếc thang với
tám bước:
(1) Sự vận động,và (2) Liệu pháp: chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích

đào tạo người tham gia. Giả sử kế hoạch kiến nghị là tốt nhất và phải giành được sự
ủng hộ từ cộng đồng thông,qua quan hệ công chúng; (3) Cung cấp thông tin: Đây là
bước quan trọng đầu tiên nhằm,thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ
mang tính một chiều mà không có phản hồi; (4),Tham vấn: Khảo sát thái độ tổ chức
các cuộc họp khu dân cư và tham khảo ý,kiến cộng đồng. Thường lại chỉ là những
nghi thức; (5) Động viên: Bầu những thành,viên xứng đáng vào Ủy ban; (6) Hợp
tác: Dân xếp để phân phối lại quyền lực giữa,công dân và nhà cầm quyền. Cả hai
đều phải có trách nhiệm trong lên kế hoạch và ra,quyết định; (7) Ủy quyền; (8) Các
công dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong Ủy ban,và có quyền quyết định. Quần
chúng đã có thể chịu trách nhiệm.
Hay,theo Ngân hàng Thế giới (2000) có bốn mức độ độc quyền (hoặc các
loại) của sự tham,gia, thứ tự tăng dần. từ ảnh hưởng ít nhất đến anh hưởng nhiều
nhất: (1) chia sẻ,(một chiều truyền thông) thông tin; (2) tham vấn (giao tiếp hai
chiều); (3) hợp tác,(điều khiên chia sẽ qua các quyết định và nguồn lực); và (4) ưao
quyển (chuyển giao,quyền kiểm soát các quyết định và nguồn lực). Bốn cấp không
chỉ về quy mô mà còn cho,biết các loại khác biệt rõ nét về sự tham gia.
2.1.3. Lợi ích,sự tham gia của ngƣời dân
Kinh,nghiệm từ các nơi khác trên thế giới cho thấy rằng việc cải thiện sự
tham gia của công,chúng trong chính phủ có thể tăng cường chính quyền tốt.


11

Sự tham,gia đã được sử dụng để xây dựng năng lực địa phương và tự chủ
nhưng cũng để,biện minh cho việc mở rộng quyền lực của nhà nước. Nó cũng đã
được sử dụng để thu,thập dữ liệu và phân tích tương tác. Tại sao cần phải thúc đẩy
Sự tham gia của công chúng?,Nghiên cứu do DPLG (Khanya, 2002) đã chỉ ra rằng
sự tham gia của công chúng được,đẩy mạnh vì bốn lý do chính. (1) Sự tham gia của
công chúng được khuyến khích,vì nó là một yêu cầu pháp lý để tham khao ý kiến.
(2) Sự tham gia có thể được thúc đẩy,để thực hiện kế hoạch và các dịch vụ có liên

quan nhiều hơn đến nhu cầu và điều kiện,phát triển của địa phương. (3) Sự tham gia
có thể được khuyến khích để bàn giao trách,nhiệm cho các dịch vụ và thúc đẩy hoạt
động cộng đồng. Cuối cùng, sự tham,gia của công chúng có thể được khuyến khích
để trao quyền cho các cộng đồng địa,phương để có thể kiểm soát cuộc sống và sinh
kế của riêng mình.
Bảng 1.1: Lợi ích,sự tham gia của ngƣời dân
Lợi ích,sự tham gia của ngƣời dân
1.

Tăng mức độ thông,tin trong nhân dân

2.

Xác định nhu,cầu tốt hơn cho nhân dân

3.

Cải thiện,cung cấp dịch vụ

4.

Trao quyền,cho nhân dân

5.

Tăng cường,trách nhiệm

6.

Phân phối,của cải tốt hơn


7.

Đoàn kết,nhân dân lớn hơn

8.

Sự đa dạng,với sự khoan dung hơn
Nguồn:,DPLG, 2017
2.1.4. Dân chủ tham,gia tại Việt Nam
Ngày,19 6/1998 “Về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của

làng bản, thôn ấp, cụm dân cư”. Và,hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
04/2015/NĐ-CP của Chính phủ,về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước và đơn vị,sự nghiệp công lập. Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ góp
phần quan trọng cũng cố quyền,làm chủ của nhân dân, nhằm phát huy sức sáng tạo


12

của nhân dân trong phát triển kinh,tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đoàn kết
toàn dân, cải thiện dân sinh, năng,cao dân trí, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong đó,với bốn lĩnh vực cơ bản sự
tham gia của người dân:
(1) Nghe,thông tin.
(2) Người,dân tham gia thảo luận và ra quyết định,
(3) Người dân,tham gia thảo luận nhưng chính quyền địa phương ra quyết
định.
(4) Người,dân tham gia giám sát.
2.1.5. Lập,kế hoạch có sự tham gia của ngƣời dân

Năm 2003, nhóm hành động chống đói,nghèo (PTF) đã hỗ trợ thực hiện cho
các đánh giá nghèo,có sự tham gia của cộng đồng (PPAs) ở 12 tỉnh của Việt Nam.
Đây là dự án có các nhà,tài trợ bao gồm ADB, AusAID, DFID,….và Ngân hàng thế
giới. Lập kế hoạch có sự,tham gia của người dân được đưa vào nước ta thông qua
các dự án của các tổ chức phi,chính phủ và các nhà tài trợ, nhằm thiết lập cơ chế
tham gia của người dân đối với hạ tầng cơ,sở ở nông thôn.
Việc tham,gia lập kế hoạch của người dân trong việc phát triển hạ tầng trong
giảm nghèo,đã được Shanks, E. và Turk, C. (2002), Ngân hàng Thế giới cùng với
ActionAid. CRS, Oxfam Anh,,Plan Việt Nam và Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh khẳng
định: “Mong muốn mạnh mẽ được tham gia nhiều hơn trong việc lập kế hoạch và
quản lý các hạ tầng của các cán bộ cấp xã, phường để tăng việc làm và phát triển
kinh tế địa phương, giảm chi phí xây dựng và nâng cao chất lượng xây dựng cũng
như tạo ra ý thức về quyền làm chủ của địa phương; Đòi hỏi về việc cần được cung
cấp nhiều thông tin hơn và được tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định của các
cộng đồng nghèo”.
Tuy,nhiên thành công của quá trình tham gia chủ yếu phụ thuộc vào chính
quyền,xã và lãnh đạo ấp, khóm có thiện,chí và năng lực thực hiện cũng như cách
tiếp cận và,lập kế hoạch. Chất lượng về sự tham gia của người dân trong việc lập kế


13

hoạch, hay,những người được mời tham gia trong việc lập kế hoạch là vấn đề cần
quan tâm và cần được chọn,lọc.
2.1.6. Lập,ngân sách có sự tham gia của ngƣời dân
Vấn đề lập ngân sách,là vấn đề nóng trên thế giới. Ví dụ như ở Brasil, theo
Enriqueta,Aragonés, Santiago Sánchez Pagés trong bài viết A theory of
panicipatory democracy,based on the real case of Porto Alegre (2009), cho thấy
rằng vai trò của người dân,trong việc tham gia dân chủ lựa chọn và thực thi các
chính sách. Tại Porto Alcgre, có,hệ thống của sự tham gia soạn lập ngân sách

(Orcamento Panicipativo), gọi tắt là OP, là,nói tiếng nhất và thành công nhất của thí
nghiệm quản lý của địa phương trên,cơ sở sự tham gia dân chủ. Công chúng giám
sát và kiểm soát của chính quyền thành,phố là một trong những vấn để chính trong
các cuộc họp. Các đô thị chiếm việc thực hiện,các kế hoạch đầu tư năm trước. Sau
đó, các cuộc thảo luận tập trung vào thiết lập,một cấp bậc có sự thỏa thuận của các
ưu tiên cho tìm vùng và một danh sách các yêu,cầu phân cấp trong mỗi ưu tiên. Họ
giám sát việc thực hiện ngân sách và thông báo cho,người dân. Tính,năng quan
trọng của mô hình Porto Alegre bao gồm:
Công,bằng xã hội thông qua một công thức phân bố nhằm giúp những khu
vực tụt hậu để bắt kịp những khu,vực phát triển khác;
Ở Kiểm,soát công dân thông qua một hội đồng có sự tham gia của Ngân sách
nhà nước họp thường,xuyên, đồng thời quy hoạch trong việc quản lý và tham gia
vào các phân bố các hợp,đồng công khai;
Cán bộ,trong đảng mang năng lực kỹ thuật để phân tích các công dân và xem
xét kỹ lưỡng và liên,kết với các nhóm thiệt thòi, mà nếu không có thể không cảm
thấy đủ tự tin đã tham gia,vào quá trình này.
Hệ,thống mà trong đó công dân được trao quyền để cùng nhau quyết định về
ngân sách,là khả hiếm khi được áp dụng ở những nơi khác. Trong trường hợp của
Porto Alegre nó,tạo ra một cảm giác,mạnh mẽ của tình đoàn kết; "Khi bạn thấy mình
quyết định cùng với những người khác, bạn bắt đầu suy nghĩ về phúc lợi của toàn bộ
cộng đồng… Bạn làm tăng tinh thần của tình,đoàn kết". Cùng với,nhau các tính năng


×