Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 105 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu
1



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



BÙI MINH TÂN



NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG
VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KIM BÔI - TỈNH HÒA BÌNH


Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60-62-01-16

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Trọng Bình
















Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN


Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong
việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa
Bình”,, chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông
tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tô xin cam, đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình
nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc
thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài

đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái nguyên, ngày 19 tháng 10 năm 2013
Tác giả đề tài




Bùi Minh Tân

Số hóa bởi trung tâm học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay em đã hoàn thành
bài luận văn tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên với đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong việc xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình”,.
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn đến các thầy
cô giáo: TS. Vũ Trọng Bình, TS. Bùi Đình Hòa, PGS.TS. Đinh Ngọc
Lan, PGS.TS. Dƣơng Văn Sơn đã hướng dẫn em trong quá trình hoàn
thành luận văn. Các thầy cô đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những
kiến thức lý thuyết, thực tế cũng như các kỹ năng trong viết bài, đồng thời
cũng chỉ rõ những thiếu sót và hạn chế để em hoàn thành bài báo cáo với kết
quả tốt nhất. Các thầy cô luôn là người truyền động lực giúp em hoàn thành
tốt giai đoạn thực tập tốt nghiệp và viết luận văn.
Cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các phòng ban của UBND
huyện Kim Bôi, UBND các xã Nam Thượng, Bắc Sơn, Trung Bì đã nhiệt
tình giúp đỡ em, cung cấp cho em các thông tin, số liệu để phục vụ cho bài
báo cáo. Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành luận văn.

Em xin chân thành biết ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, phòng quản lí và đào tạo sau Đại học.
Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc, em xin gửi đến gia đình, bạn bè đã
luôn sát cánh và động viên em trong những giai đoạn khó khăn nhất.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 10 năm2013
Học viên


Bùi Minh Tân

Số hóa bởi trung tâm học liệu
iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 3
4.Ý nghĩa của đề tài 3
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Khái niệm Nông thôn và đặc điểm của nông thôn 4
1.1.2. Nông thôn mới 5
1.1.3. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 5
1.1.4. Khái niệm cộng đồng và mức độ tham gia của cộng đồng 6
1.1.5. Khái niệm về nội lực, nội lực của cộng đồng 7
1.1.6. Các yếu tố xác định sự tham gia trong PTNT 11

1.1.7. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong
PTNT 13
2.1.8. Các chỉ tiêu để xác định sự tham gia 15
1.1.9. Căn cứ pháp lý để xây dựng nông thôn mới 15
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 16
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới
16
1.2.2. Những kết quả bước đầu về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
22
1.2.3. Bài học kinh nghiệm từ xây dựng nông thôn mới 33

Số hóa bởi trung tâm học liệu
iv
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 36
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 36
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 36
2.3. Nội dung nghiên cứu 37
2.4. Phương pháp nghiên cứu 37
2.4.1. Phương pháp điều tra hộ: Gồm các bước sau 37
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 39
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Bôi 40
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 40
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 42
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với quá
trình tham gia của cộng đồng 45
3.2. Tình hình xây dựng NTM ở 3 xã nghiên cứu 46

3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới 48
3.3.1. Mức độ đạt tiêu chí của các xã 48
3.3.2. Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM 51
3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng CSHT nông thôn 55
3.3.4. Đóng góp của người dân cho xây dựng CSHT nông thôn 60
3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động cải thiện điều kiện ở
69
3.4.1. Các nội dung người dân tham gia hoạt động cải thiện điều kiện ở
69
3.4.2. Khả năng đầu tư, đóng góp của người dân nhằm cải thiện điều kiện
ở 71

Số hóa bởi trung tâm học liệu
v
3.5. Sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển sản xuất 74
3.6. Đánh giá chung về sự tham gia của cộng đồng tại 3 xã điểm 77
3.6.1. Kinh nghiệm huy động cộng đồng tham gia đóng góp 80
3.6.2. Kinh nghiệm huy động cộng đồng theo nội dung xây dựng NTM
85
3.7. Một số giải pháp huy động nội lực từ người dân tham gia xây dựng NTM
87
KẾT LUẬN 92
1. Kết luận 92
2. Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Số hóa bởi trung tâm học liệu
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


MTQG
: Mục tiêu quốc gia
XĐGN
: Xóa đói giảm nghèo
PTNT
: Phát triển nông thôn
NN&PTNT
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
LĐ, TB&XH
: Lao động, Thương binh và Xã hội
NTM
: Nông thôn mới
NQ/TW
: Nghị quyết Trung ương
CSHT
: Cơ sở hạ tầng
QĐ - TTg
: Quyết định thủ tướng
NQ-CP
: Nghị quyết Chính phủ
CNH-HĐH
: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CSXH
: Chính sách xã hội
NVL
: Nguyên vật liệu
BQL
: Ban quản lí
BCĐ
: Ban chỉ đạo

HTX
: Hợp tác xã
UBND
: Ủy ban nhân dân
HĐND
: Hội đồng nhân dân
DTTN
: Diện tích tự nhiên
TTCN – XDCB
: Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng cơ bản
GO
: Giá trị sản xuất
GTVT
: Giao thông vận tải
THCS
: Trung học cơ sở
VH-TT-DL
: Văn hóa – Thể thao – Du lịch
SX-KD
: Sản xuất – Kinh doanh
GTNT
: Giao thông nông thôn
GPMB
: Giải phóng mặt bằng
CT
: Chương trình
CC
: Công cộng
DA
: Dự án

ĐBKK
: Đặc biệt khó khăn
VSMT
: Vệ sinh môi trường
USD
: Đôla mỹ

Số hóa bởi trung tâm học liệu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Bảng 3.1. Một số thông tin 3 xã điểm thời điểm cuối năm 2012 47
Bảng 3.2. Mức độ đạt các tiêu chí của 3 xã theo 19 tiêu chí của QĐ 491 48
Bảng 3.3. Một số công trình CSHT có sự tham gia của người dân trong
xây dựng NTM 52
Bảng 3.4. Sự tham gia của người dân vào việc ra quyết định trong
chương trình NTM 53
Bảng 3.5. Đánh giá của người dân về sự tham gia xây dựng CSHT trong
mỗi dự án 58
Bảng 3.6. Giá trị đóng góp của hộ cho xây dựng các công trình hạ tầng 61
Bảng 3.7. Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong huy động đóng
góp bằng tiền 63
Bảng 3.8. Đóng góp của hộ cho xây dựng CSHT theo năm 66
Bảng 3.9. Tổng hợp các nội dung tham gia của người dân trong cải thiện
điều kiện ở 69
Bảng 3.10. Đóng góp của hộ gia đình để cải thiện điều kiện ở qua các năm 73
Bảng 3.11. Hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật trong các dự án phát triển sản xuất 75
Bảng 3.12. Tổng hợp giá trị đóng góp của cộng đồng cho xây dựng
NTM ở 3 xã điểm (tính đến hết tháng 6/2013) 78

Bảng 3.13. Ý kiến đánh giá của cán bộ xã, thôn về sự tham gia của cộng
đồng trong xây dựng NTM (n = 12) 79
Bảng 3.14. Ý kiến của hộ về các khoản đóng góp 80


Số hóa bởi trung tâm học liệu
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ hỗ trợ của dự án so với tổng chi phí xây dựng công trình 72
Biểu đồ 3.2. Đóng góp của nhân dân trong xây dựng NTM ở 3 xã điểm 78












Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 26 - NQ/TW ngày 05 tháng 08
năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Nông nghiệp,
Nông dân, Nông thôn. Thực hiện Nghị quyết 26, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng NTM giai đoạn 2010 –
2020. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị
và an ninh quốc phòng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,
được thực hiện trên phạm vi cả nước.
Trước giai đoạn 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM
đã có 10 năm triển khai các hoạt động thử nghiệm thông qua các chương trình
thí điểm xây dựng NTM ở nhiều địa phương. Giai đoạn 2001 – 2005 là
chương trình thí điểm NTM cấp xã của Ban Kinh tế Trung ương; giai đoạn
2007 – 2009 là chương trình thí điểm NTM cấp thôn bản của Bộ NN&PTNT;
giai đoạn 2009 – 2011 là chương trình thí điểm NTM thời kỳ đẩy nhanh
CNH-HĐH do Ban bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo. Song song với các
chương trình này, nhiều địa phương cũng triển khai các hoạt động xây dựng
NTM theo những chương trình riêng của tỉnh, thành phố.
Các chương trình thí điểm và chương trình MTQG xây dựng NTM đều
thực hiện nguyên tắc chủ đạo trong triển khai các nội dung xây dựng NTM là
phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương, các hoạt động cụ
thể do chính cộng đồng dân cư ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ
chức thực hiện. Nguyên tắc này đã xác định xây dựng NTM là một hoạt động
“dựa vào cộng đồng”, phát huy sự tham gia và đóng góp của cộng đồng là
nguồn lực chính để thực hiện các nội dung xây dựng NTM.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ các chương trình thí điểm, quá trình thử
nghiệm vẫn chưa khơi dậy hiệu quả nguồn lực từ cộng đồng, người dân chưa

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu

2
tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động xây dựng NTM. Nhiều nơi người
dân có tâm lý ỷ lại, chỉ dựa vào sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước. Nguồn vốn cho
xây dựng NTM, chủ yếu từ ngân sách nhà nước và tập trung cho xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn, thiếu sự tham gia ý kiến của cộng đồng, thiếu các hoạt động
phát huy vai trò cộng đồng trong tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường, duy trì và
phát triển các truyền thống văn hoá tốt đẹp… Ngay trong báo cáo của BCĐ
Trung ương về kết quả giai đoạn đầu triển khai chương trình MTQG xây dựng
NTM, vấn đề tồn tại vẫn là nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp và người
dân về xây dựng NTM còn chưa đúng và chưa đầy đủ, mang nặng tâm lý thụ
động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy được vai trò chủ thể
của cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, xây dựng NTM đã trở thành nhiệm vụ
trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là cuộc vận động toàn diện
trên tất cả các lĩnh vực, là cơ sở để đến năm 2020, Việt Nam ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp.
Hiện nay Bộ chính trị đang chỉ đạo việc sơ kết nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, đặc biệt là quá trình xây dựng NTM và chuẩn bị cho đại hội Đảng
sắp tới. Do đó việc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng là quan trọng và
cấp thiết làm cơ sở lý luận cũng như thực tiễn giúp cho việc sơ kết “Tam
nông” của các địa phương.
Xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu sự
tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình”, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc
đẩy sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được mức độ tham gia của cộng đồng trong việc triển khai
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong
quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình.



Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
3
3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về các văn bản quy định của địa phương, Trung ương về sự
tham gia của cộng đồng trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình, theo các qui định của Trung ương, địa
phương và sáng tạo của cơ sở.
- Trao đổi kết quả với cộng đồng, chính quyền cơ sở để đề xuất một số
giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình.
4.Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho tôi có điều kiện củng cố
và áp dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn đồng thời bổ xung
những kiến thức còn thiếu cho bản thân.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình rất lớn đã và
đang được triển khai trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Do vậy, những
nghiên cứu của tôi trong đề tài này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Nghiên cứu được mức độ tham gia của cộng đồng trong quá trình xây
dựng nông thôn mới sẽ cung cấp thông tin gốc từ thực địa cho quá trình xây
dựng NTM ở Kim Bôi – Hòa Bình và Trung ương, để chỉ đạo xây dựng NTM
sẽ sát thực tiễn nhu cầu của người dân hơn.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở, căn cứ để đề xuất một số giải pháp thực
tiễn nhằm xây dựng nông thôn mới thành công và đạt hiệu quả cao tại Kim

Bôi – Hòa Bình.
- Kết quả nghiên cứu giúp cho khoa Kinh tế &PTNT trường đại học
Nông lâm Thái nguyên, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn Bộ NN&PTNT làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất chính sách cho
quá trình sơ kết Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm Nông thôn và đặc điểm của nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông
dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và
môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác.
Nông thôn là vùng khác với đô thị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là
nông dân, làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp hơn; có kết
cấu hạ tầng kém phát triển hơn; có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn; có
trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn.
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau. Theo Mai Thanh Cúc và cs (2005) [3]: “Phát triển
nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và
xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp
những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn
được hưởng lợi ích từ sự phát triển”.
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều khác nhau. Đây là một
quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm

mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng thời
phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn
nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng
khoa học và công nghệ. PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động
có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công
nghệ, văn hóa, xã hội, thể chế và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách
độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát
triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nước (Phạm
Vân Đình và cs, 1997) [8].

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
5
1.1.2. Nông thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW [20] đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ
thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Trong quyết định Số 800/QĐ-TTg [22] đưa ra mục tiêu trung về xây
dựng mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ,
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an
ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị

tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có
thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạch
đẹp, hạ tầng hiện đại; (2) sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế
hàng hóa; (3) đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao; (4) bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; (5) xã hội
nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
1.1.3. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng
Theo Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học của Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp – Bộ NN & PTNT (2009) [18]: Trên thế giới đã có nhiều nghiên
cứu về phát triển (nông thôn) theo định hướng cộng đồng, và có một số cách
dùng từ khác nhau như phát triển theo định hướng cộng đồng, phát triển dựa
vào cộng đồng, phát triển do cộng đồng làm chủ, và phát triển lấy người dân
làm trung tâm. Phát triển theo các tên gọi khác nhau này đều có chung bản
chất là phát triển theo định hướng cộng đồng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
6
Phát triển theo định hướng cộng đồng cho rằng các cộng đồng địa
phương khi có được quyền ra các quyết định và quản lý các nguồn lực trong
tay sẽ thực hiện việc phát triển tốt hơn.
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, phát triển do cộng đồng làm
chủ phụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức cộng
đồng, các tổ chức phi chính phủ với các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư nhân
hay công cộng (như dịch vụ khuyến nông). Trong điều kiện của Việt Nam, có
thể hiểu trong điều kiện khi chính quyền xã, các thôn và các tổ chức cộng đồng
đang giữ vai trò chủ đạo trong việc lựa chọn, lập kế hoạch và quản lý các
chương trình, các hoạt động phát triển địa phương. Điều đó còn bao gồm cả
việc chuyển quyền chủ đầu tư và sử dụng tài chính cho cấp địa phương (Báo
cáo tổng hợp đề tài khoa học của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp –

Bộ NN & PTNT, 2009) [18].
1.1.4. Khái niệm cộng đồng và mức độ tham gia của cộng đồng
Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [16], có nhiều khái niệm về cộng
đồng, trong đó nổi bật hai khái niệm: theo Marcia L.Conner “cộng đồng là
các nhóm dân cư có cùng sở thích, có chung lợi ích và mối quan tâm”. Khái
niệm này đã phản ánh được những đặc trưng mang tính bản chất của cộng
đồng. T.Schouten và P. Moriarty lại cho rằng: “cộng đồng sinh ra và tồn tại
do một nhóm những người đồng sở thích, nhưng cộng đồng không chỉ có
nghĩa chỉ là một nhóm gồm những cá nhân đó mà còn bao hàm cả mối quan
hệ, hành vi, ứng xử và sự tương tác giữa các thành viên”. Trên thực tế, không
có một cộng đồng thuần chất. Trong một cộng đồng có thể bao gồm cả những
người giàu, người nghèo từ các giai tầng xã hội khác nhau, có trình độ kiến
thức và nhu cầu cụ thể khác nhau, nhưng có cùng mối quan tâm và lợi ích
chung. Mặt khác, một cá nhân có thể đồng thời thuộc về vài cộng đồng tại
cùng một thời điểm do bản thân họ có nhiều mối quan tâm, nhiều sở thích và
chia sẻ lợi ích với nhiều nhóm người khác nhau; trong một cộng đồng số
thành viên thường có xu hướng biến đổi. Cộng đồng nông thôn gắn kết với
nhau trên cơ sở tình làng nghĩa xóm truyền thống và quan hệ trong nội bộ
dòng tộc.

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
7
Ở Việt Nam, có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm “cộng đồng”. Từ điển
tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, 1992 giải thích: “cộng đồng là toàn thể những
người sống thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau, gắn bó
thành một khối”. Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1999
giải thích: “cộng đồng là tập hợp những người có những điểm giống nhau
làm thành một khối như một xã hội”. Cộng đồng là một nhóm người có cùng
những đặc điểm chung, ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ

tài nguyên và lợi ích chung, Nói cách khác, cộng đồng là một nhóm người
cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, có chung đặc điểm về tâm
lý, tác động qua lại và sử dụng tài nguyên vốn có để đạt mục đích chung (
Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011) [16].
Cộng đồng dân cư làng xã truyền thống: Cộng đồng nông thôn truyền
thống ở Việt Nam là làng xã xuất hiện từ khi tổ tiên biết làm nông nghiệp, đặc
biệt là từ khi biết trồng lúa nước. Cộng đồng dân cư làng xã, những nhóm người
dân tự quản gắn bó với nhau trên cơ sở tự nguyện vì những mối quan tâm chung.
Các mối quan tâm này khá phong phú và đa dạng. Để có thể thực hiện mục tiêu
chung, cộng đồng đã tự lập ra những hình thức tổ chức tự quản hết sức phong
phú của mình. Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần có loại hình phường hát bội, hội
làng Gióng,… được lập ra để gìn giữ các di sản văn hóa giá trị. Nhiều tổ chức
cộng đồng được lập ra để bảo vệ an ninh trật tự công cộng trong làng xã. Nhiều
nơi, các dòng họ cũng đặt ra các quy ước nghiêm ngặt buộc các thành viên tuân
theo nhằm duy trì và phát huy truyền thống của dòng họ ( Nguyễn Ngọc Luân và
cs, 2011) [16].
1.1.5. Khái niệm về nội lực, nội lực của cộng đồng
Không có nhiều các khái niệm về “nội lực từ người dân” được tìm thấy.
Trong cuốn “sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã” của Bộ Nông
nghiệp và PTNT (2009) [2] có giải thích “nội lực của cộng đồng” bao gồm:
(i) Công sức, tiền của do người dân và cộng đồng tự bỏ ra để chỉnh trang
nơi ở của gia đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở; xây dựng đủ 3 công
trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
8
sinh theo tiêu chuẩn nông thôn mới; cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và
cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang,…
(ii) Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ

công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.
(iii) Đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng, xã như:
đường giao thông thôn, xóm; kiên cố hóa kênh mương; vệ sinh công cộng,
Theo giải thích trong cuốn sổ tay này thì “nội lực của cộng đồng” chính là
những đóng góp bằng tiền và công sức của người dân và cộng đồng. Cách hiểu
này chưa thật đầy đủ vì ngoài đóng góp bằng tiền và công sức, người dân và
cộng đồng còn có thể đóng góp cho xây dựng nông thôn bằng các nguồn nội lực
khác như: đất đai và các tài sản khác (nguyên vật liệu của hộ và của cộng đồng:
tre, luồng, cát, sỏi ở địa phương); trí tuệ và năng lực của người dân; hoặc bằng
các mối quan hệ xã hội, quyền được ra quyết định ( Nguyễn Tiến Định và cs,
2010) [15].
Trong nghiên cứu này, nội lực từ người dân được hiểu là những nguồn lực sẵn
có của người dân có thể đóng góp cho phát triển nông thôn, các công việc làm tham
gia của người dân cũng chính là nội lực. Cụ thể nội lực của người dân bao gồm:
- Tiền (vốn tài chính);
- Sức lao động;
- Tài sản sở hữu (đất đai và các tài sản khác);
- Trí tuệ và năng lực (trình độ, kỹ năng);
- Quan hệ xã hội (quyền ra quyết định, mối quan hệ).
a) Nguồn lực cộng đồng:
Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [16], một cách khái quát nhất,
nguồn lực từ cộng đồng là tất cả các nguồn lực thực tế trong cộng đồng giúp
người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ (Gord Cunningham, 2006). Trong
tài liệu tập huấn Kỹ năng phát triển cộng đồng (Đại học An Giang, 2007),
nguồn lực cộng đồng được khái niệm một cách toàn vẹn bao gồm các thành
phần sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
9

- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (natural capitals): là các nguồn tài
nguyên thiên nhiên tồn tại trong cộng đồng. Ví dụ: đất sản xuất, tài nguyên rừng,
thuỷ sản…
- Các nguồn tài sản vật chất (physical capitals): là các công trình được xây
dựng phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống nhân dân tại cộng đồng (và
các cộng đồng lân cận). Ví dụ: cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm).
- Các nguồn tài sản về con người (human capitals): gồm các kỹ năng
(skills), kiến thức (knowledge) và năng lực (talent) của các thành viên trong
cộng đồng.
- Các nguồn tài sản xã hội (social capitals): mối quan hệ giữa các thành
viên trong cộng đồng, ví dụ như niềm tin (trust).
- Các nguồn tài sản tài chính (financial capitals): là các nguồn lực kinh
tế tồn tại trong cộng đồng như hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong
vùng, khả năng kinh tế của các thành viên trong cộng đồng.
Trong nghiên cứu này, các nguồn lực cộng đồng không nhìn ở phạm vi
rộng như trên. Nguồn lực cộng đồng ở đây được hiểu là những đóng góp của
người dân (cá nhân, hộ gia đình, tổ nhóm…) cho các hoạt động xây dựng
NTM. Các nguồn lực mà họ có thể đóng góp là: tiền, tài sản, vật chất, công
lao động, tham gia ý kiến
b) Vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn:
Trong cuốn cẩm nang “Phát triển nông thôn toàn diện” (2004), giáo sư
Michael Dower cho rằng cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển
nông thôn, là cơ sở cho phát triển nông thôn bền vững vì:
- Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.
- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa
phương mà quá trình phát triển phải dựa vào đó.
- Kỹ năng, truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính
để phát triển.
- Sự cam kết của họ là sống còn (nếu như họ không ủng hộ một kế hoạch
nào, kế hoạch đó sẽ không thực hiện được).


Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
10
- Hơn thế nữa, một cộng đồng càng phát triển và năng động, thì càng có
khả năng thu hút người dân ở lại, và giữ họ không di chuyển đi nơi khác
(Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011) [16].
c) Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng
Theo các phân tích ở trên thì vai trò của cộng đồng trong phát triển nông
thôn được xác định là rất quan trọng. Các nguồn lực cộng đồng có thể huy
động cho phát triển nông thôn cũng rất đa dạng. Chính vì thế, những năm vừa
qua, cách tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được thực hiện phổ
biến ở nhiều chương trình, dự án phát triển nông thôn trên thế giới.
Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [16]: Phát triển nông thôn dựa
vào cộng đồng (Community-Based Rural Development –CBRD) là phương
pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để phát triển các lĩnh vực khác nhau ở khu
vực nông thôn. Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng
được nhiều chương trình/dự án sử dụng phổ biến. Mỗi chương trình/dự án có
mục tiêu riêng, có thể là nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong cộng
đồng, phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, quản lý nguồn
tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn…
Chính vì thế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển nông thôn
dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên có một điểm chính vẫn còn đang có nhiều
tranh luận, đó là cách hiểu như thế nào là “dựa vào cộng đồng” (community-
based). Có ý kiến cho rằng, ở các nước đang phát triển, vấn đề phát triển nông
thôn là rất quan trọng do phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn và hoạt
động chính là sản xuất nông nghiệp, vì thế rất nhiều tổ chức khác nhau áp
dụng các biện pháp phát triển cộng đồng khác nhau đã được thực hiện tại các
quốc gia này. Hầu hết những nỗ lực hỗ trợ phát triển này được tạo ra từ phía
bên ngoài cộng đồng (nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu –

phát triển) chứ bản thân cộng đồng không tự tổ chức phát triển. Điều này tạo
đặt ra vấn đề là “sự tham gia” hay “dựa vào cộng đồng” nằm ở đâu? Nhiều
câu hỏi cũng được đặt ra về sự bền vững của những tác động phát triển này
cũng như câu hỏi về việc cộng đồng có được tăng cường sức mạnh để tự ra
quyết định của mình hay không ( Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011) [16].

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
11
Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [16], cũng có nhiều câu trả lời
cho những tranh luận trên, trong đó đáng chú ý là khái niệm phát triển nông
thôn dựa vào nội lực cộng đồng (Asset-Based Community Development –
ABCD) do Jody Kretzmann và John McKnight (1993) đưa ra. Đây là một
cách tiếp cận phát triển cộng đồng đề cao việc sử dụng những kỹ năng và sức
mạnh đã và đang hiện hữu ngay trong cộng đồng nông thôn hơn là việc lôi
kéo, trông chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Cụm từ “dựa vào cộng đồng” ở
đây đề cập đến tính chủ động, tự phát triển, trong đó khuyến khích các thành
viên trong cộng đồng tạo ra sự tiến triển cho chính bản thân họ (capacity-
driven), đối lập với cách tiếp cận truyền thống là dựa theo nhu cầu (needs-
driven) mà đã khiến cho cộng đồng phụ thuộc vào các hỗ trợ bên ngoài.
1.1.6. Các yếu tố xác định sự tham gia trong PTNT
Theo Vũ Trọng Bình [1]: Trong phát triển nông thôn có sự tham gia của
nhiều tác nhân khác nhau. Những năm gần đây khái niệm phát triển nông thôn
có sự tham gia được sử dụng phổ biến trên thế giới. Hai tác giả Cohen và
Uphoff (1979) cho rằng: “liên quan đến phát triển nông thôn, sự tham gia
bao gồm sự liên quan của người dân vào quá trình ra quyết định, vào việc
thực hiện các chương trình, sự chia sẻ lợi ích có được từ chương trình phát
triển; và/hoặc các cố gắng để đánh giá những chương trình như vậy”.
Các lĩnh vực tham gia thay đổi tùy theo mục tiêu của người nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc ra quyết định luôn được xem là lĩnh vực quyết định nhất cho

bất kì mục tiêu nào và không đựơc bỏ qua. Cohen và Uphoff (1979) đã đưa ra
khung phân tích để giám sát vai trò của tham gia trong các dự án và chương
trình phát triển. Họ thấy có 4 lĩnh vực tham gia: (1) ra quyết định, (2) thực
hiện, (3) hưởng lợi, (4) đánh giá (Vũ Trọng Bình) [1].
Trong khi đó, Finsterbusch và Wiclin(1987) nhận thấy dự án có 3 pha và 5
hình thức tham gia là: (1) Lập kế hoạch (nguyên gốc và thiết kế), (2) Thực hiện
(thực hiện và thiết kế lại), và (3) bảo dưỡng. Khung phân tích Cohen và Uphoff có
mục tiêu tham gia và khung phân tích Finsterbusch và Wiclin có mục tiêu dự án,
nhưng chúng tương hợp để phù hợp với thực tế. Trong nghiên cứu sự tham gia

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
12
của địa phương về các hoạt động phát triển ở nông thôn Thái Lan, Pong Quan
(1992) quan sát thấy tham gia bao gồm: đóng góp, hưởng lợi, liên quan đến ra
quyết định và đánh giá. Tham gia hưởng lợi trong đánh giá dự án là không đáng
kể nên điều này có thể bỏ qua trong nghiên cứu của chúng ta, điều này cũng thấy
trong nghiên cứu của Finsterbusch và Wiclin ( Vũ Trọng Bình) [1].
Khi áp dụng vào thực tế, sự tham gia dường như thể hiện ở nhiều dạng
khác nhau. Sự tham gia là một khái niệm khó nắm bắt mà sự phân biệt giữa
các dạng khác nhau là không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bản tóm tắt của các
dự án phát triển của các quốc gia và các tổ chức phi hính phủ, Oakley (1987)
có gợi ý rằng ba dạng khác nhau của sự tham gia trong thực tế là: đóng góp,
tổ chức và trao quyền (Vũ Trọng Bình) [1].
 Tham gia là đóng góp: Theo cách hiểu này, sự tham gia nhấn mạnh
đến sự tự nguyện hay các dạng khác của sự đóng góp của người dân nông
thôn để quyết định trước các chương trình và dự án. Ví dụ như các dự án về y
tế, cấp nước, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên
nhiên chủ yếu nhằm vào sự đóng góp của người dân nông thôn ẩn trong sự
tham gia và thực sự là cơ sở để thành công ( Vũ Trọng Bình) [1].

 Tham gia là tổ chức: Đã có các cuộc tranh luận rất lâu về phạm vi của
lý thuyết và thực tế phát triển rằng sự tổ chức là công cụ cơ bản của sự tham
gia. Rất ít người tranh luận về luận điểm này nhưng sẽ không đồng ý về bản
chất và phát triển của sự tổ chức. Sự phân biệt giữa nguồn gốc của dạng tổ
chức mà sẽ dùng như là phương tiện cho sự tham gia, hoặc các tổ chức này
được giới thiệu và hình thành bên ngoài như hợp tác xã, hội nông dân, ban y
tế…, hay các tổ chức này xuất hiện và tự cơ cấu mình như là kết quả của quá
trình có sự tham gia. Cán bộ phát triển nhìn nhận có nhu cầu lớn về hỗ trợ
hình thành các tổ chức thích hợp của người nông dân, tuy vậy chỉ khuyến
khích để người dân nông thôn tự quyết định bản chất và cấu trúc của tổ chức
(Vũ Trọng Bình)[1].
 Tham gia là trao quyền: Khái niệm về sự tham gia như là sự áp dụng trao
quyền cho người dân đã được ủng hộ rộng rãi hơn trong những năm gần đây. Tuy

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
13
nhiên, đó là một khái niệm khó định nghĩa và gây ra nhiều cách giải thích khác
nhau. Một số coi trao quyền là sự phát triển các kỹ năng và khả năng giúp người
dân nông thôn quản lý tốt hơn, có tiếng nói và đàm phán với hệ thống tổ chức,
dịch vụ phát triển hiện có, một số khác lại coi đó là cơ bản và cần thiết liên quan
đến cho phép người dân quyết định và tự thực hiện những việc mà họ cho rằng
cần thiết cho sự phát triển của mình (Vũ Trọng Bình) [1].
1.1.7. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng
trong PTNT
Theo Vũ Trọng Bình [14]: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người
dân địa phương trong các hoạt động phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
 Điều kiện hộ gia đình: trong khuôn khổ nghiên cứu về sự tham gia
Cohen và Uphoff (1979) đã liệt kê các đặc trưng hộ gia đình ảnh hưởng tới sự
tham gia. Đó là: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế, quan

hệ xã hội, và vv Trong nghiên cứu khác, W. Alters và các cộng sự (1999)
thấy rằng lịch sử di dân và định cư của hộ gia đình cũng ảnh hưởng tới sự
tham gia.
Feachem (1980) nhấn mạnh 5 vấn đề khó khăn về tham gia của cộng đồng
trong cung cấp nước sạch và công nghệ vệ sinh: khả năng áp dụng trong thực
tiễn, tính thích hợp, giá thành, tiêu chuẩn, và hoàn cảnh chính trị. Các dự án vệ
sinh và cung cấp nước sạch có thể được hoàn thiện nếu: (1) thiết kế hoàn chỉnh;
(2) giảm giá thành công trình; (3) hỗ trợ và giảm giá thành vận hành và bảo
dưỡng.; (4) thực hiện các lợi ích của dự án; và (5) khuyến khích cộng đồng chủ
động phát triển.
 Điều kiện môi trường cộng đồng: điều kiện môi trường cộng đồng cũng
ảnh hưởng tới mức độ tham gia của người dân. Các yếu tố môi trường khác nhau
có ảnh hưởng tới việc thammgia vào dự án. (Cohen và Uphoff, 1980; Finterbusch,
1989). Xu thế và sự kiện lịch sử có những hệ quả quan trọng đối với sự tham gia
của người dân. Các sự kiện như: lịch sử di dân và định cư; dòng giống gia đình và
nhóm, lịch sử của các tổ chức chính trị xã hội và các xung đột vv ( Walter và
cộng sự, 1999). Các hoạt động phát triển trong cộng đồng được tổ chức thông qua

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
14
hoạt động tập thể, người dân địa phương tụ họp cùng nhau để làm việc. Ở các
cộng đồng nông thôn, ở mức độ nào đó, người dân luôn duy trì một số các hoạt
động tập thể, ví dụ: các hoạt động cộng đồng như xây dựng nhà, lễ hội vv (Vũ
Trọng Bình) [1].
 Tính cộng đồng: Ý thức cộng đồng có thể tự thể hiện bằng việc tự
nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể của cộng đồng. Trong nghiên cứu
về phong trào làng mới (Saemual Undong) ở Hàn Quốc, Park (2001) nhận thấy,
tính đồng nhất của những nông dân trong khuôn khổ kinh tế - xã hội là yếu tố
quan trọng dẫn tới sự hợp tác chặt chẽ giữa người dân trong thôn khi thực hiện

phong trào làng mới. Park (2001) cũng nhận thấy người dân nông thôn Hàn
Quốc có truyền thống lâu đời góp công lao động trong vụ nông nhàn để bảo
dưỡng giao thông công cộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thôn (Vũ Trọng
Bình) [1].
 Tổ chức cộng đồng: các đặc điểm chính trị và tổ chức của cộng đồng
ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động phát
triển (Rao, 2004; Jorgensen, 2001; Walters, 1999; Finsterbusch,1987; Cohen,
1980). Nhìn chung, người lãnh đạo của cộng đồng do dân bầu. Đó là người có
vai trò quan trọng trong quản lý cộng đồng và trong huy động các nguồn lực để
phát triển. Năng lực của trưởng thôn có ảnh hưởng mạnh tới sự tham gia cộng
đồng (Kim 2005). Trong các trường hợp khác, các nhóm xã hội khác có thể cũng
tham gia, và mặc dù họ không sử dụng quyền chính thức như là trường hợp của
cán bộ Đảng viên, trong 1 số trường hợp, khác với trưởng thôn, họ cũng tác động
đến việc ra quyết định trong quản lý cộng đồng (Jorgensen, 2001). Mức độ mà
chính quyền cấp trên tham gia trong các hoạt động của cộng đồng phụ thuộc vào
mức độ phân cấp quyền lực và nguồn lực mà chính quyền cấp trên trao cho cấp
dưới (Vũ Trọng Bình) [1].
 Đặc điểm của dự án: Các đặc trưng của chính dự án cũng có thể ảnh
hưởng đến mức độ tham gia. Khi dự án đã được xác định nhằm vào nhu cầu
của dân địa phương, tính phức tạp về kỹ thuật sẽ ảnh hưởng tới mức độ tham
gia (USAID, 1996). Nhìn chung, chỉ có lao động không có tay nghề trong mỗi

S húa bi trung tõm hc liu húa
bi trung tõm hc liu
15
cng ng do ú nhng d ỏn cú cụng ngh n gin s lm dõn a phng
d dng tham gia. Mt khỏc cỏc d ỏn yờu cu k thut phc tp s ph thuc
vo s lao ng lnh ngh t bờn ngoi v iu ny hn ch kh nng tham
gia ca dõn a phng, thm chớ ngay c vi d ỏn do dõn quyt nh (V
Trng Bỡnh) [1].

2.1.8. Cỏc ch tiờu xỏc nh s tham gia
Theo V Trng Bỡnh [1] Trong nghiờn cu phỏt trin tham gia vựng
nụng thụn Nigeria, Okarfor(1997) nhn thy 4 lnh vc tham gia, v do ú 4
yu t o phm vi tham gia l:
(1) tham giam vo cuc hp ca d ỏn;
(2) tham gia vo vic ra quyt nh
(3) tham gia vo giỏm sỏt cỏc d ỏn phỏt trin;
(4) tham gia úng gúp vn;
S tham gia cú th ỏp dng cho rt nhiu cỏc hot ng tng hiu qu ca
cỏc hot ng hoc d ỏn. S tham gia cng c trng cho qun lý ti nguyờn thiờn
nhiờn (Lise 2000; Dupar 2002; Seker 2001;). S tham gia cng úng vai trũ ỏng
k trong xõy dng c s h tng, nh cụng trỡnh thy li, giao thụng, h thng in,
v vv (UNCDF; Feachem, 1980; Jogresen et al., 2001; lam 2001). Nú cng cú vai
trũ tớch cc trong cỏc hot ng vn húa xó hi nh l cỏc d ỏn v y t, giỏo dc
vv.(Rao et al., 2004) (V Trng Bỡnh) [1].
1.1.9. Cn c phỏp lý xõy dng nụng thụn mi
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung
-ơng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Ngh quyt s 24/2008/NQ-CP, ngy 28/10/2008 ca Chớnh ph ban hnh
chng trỡnh hnh ng thc hin ngh quyt hi ngh ln th 7 Ban Chp hnh
Trung ng ng khúa X v nụng nghip, nụng dõn, nụng thụn [18].
Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ t-ớng Chính
phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Quyt nh s 22/Q-TTg ca Th Tng Chớnh ph ngy 05 thỏng 01
nm 2010 Phờ duyt ỏn "Phỏt trin vn húa nụng thụn n nm 2015, nh
hng n nm 2020.

Số hóa bởi trung tâm học liệu hóa
bởi trung tâm học liệu
16

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2020;
C¸c tiªu chuÈn kinh tÕ - kü thuËt vÒ n«ng th«n míi cña c¸c Bé, Ngµnh cã
liªn quan;
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới
1.2.1.1. Phong trào Làng mới của Hàn Quốc
Vào những năm 1960, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống
nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn. Trong cả nước có 34% dân số thuộc vào
nhóm nghèo đói và chỉ có 20% dân số có thể tiếp cận với điện. Dù đã đình chiến
những hai miền Nam - Bắc vẫn đang còn căng thẳng, không có đủ kinh phí để
đầu tư phát triển nông thôn. Trước hoàn cảnh đó, bước vào những năm 1970,
Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện mô hình “Nông thôn mới” để thực hiện
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp - nông thôn (
www.Agroviet.gov.vn )[23].
- Vực dậy nông thôn bắt đầu bằng việc cải thiện dân sinh.
Từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình “Nông thôn mới”
(Saemaul Undong SMU) với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông
thôn. Mô hình này thực hiện 16 dự án với mục tiêu là cải thiện môi trường
sống cho người dân ở nông thôn: Mở rộng đường giao thông, hoàn thiên hệ
thống nước thải sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt công cộng và trồng thêm
nhiều cây xanh, xây dựng sân chơi cho trẻ em…Cải thiện môi trường sống cho
nông thôn được coi là nền tảng cho quá trình phát triển nông thôn (
www.Agroviet.gov.vn) [23].
Chính phủ đã liên tục điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển để phù hợp
với tình hình thực tiễn. Năm 1971 các dự án thực hiện hỗ trợ cho 33 nghìn
làng với mỗi làng là 300 bao xi măng. Đất đai và công lao động do chính dân
trong làng đó đã bỏ ra. Nhưng năm 1972, chiến lược đầu tư đã được điều

×