Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Xã hội hóa cai nghiện ma túy khuôn khổ pháp lý và thực tiễn tại bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TRẦN HOÀNG LAN

XÃ HỘI HÓA CAI NGHIỆN MA TÚY:
KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN
TẠI BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TRẦN HOÀNG LAN

XÃ HỘI HÓA CAI NGHIỆN MA TÚY:
KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN
TẠI BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Trí Hảo

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018



MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Tóm tắt luận văn
Phần mở đầu ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CAI NGHIỆN MA
TÚY ....................................................................................................................... 3
1.1. Nghiện ma túy, tác hại đối với xã hội................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm ma túy .................................................................................. 3
1.1.2. Phân loại ma túy .................................................................................... 4
1.1.3. Nghiện ma túy ....................................................................................... 5
1.1.4. Tác hại của ma túy ................................................................................. 5
1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về xử lý người nghiện ma túy ........ 8
1.2.1. Giai đoạn trước năm 2002 ..................................................................... 8
1.2.2. Giai đoạn 2002 đến 2012 ..................................................................... 10
1.2.3. Giai đoạn 2012 đến nay ....................................................................... 11
1.3. Những khó khăn trong tổ chức cai nghiện .................................................... 11
1.4.1. Khó khăn trong cai nghiện tự nguyện ................................................. 12
1.4.2. Khó khăn trong cai nghiện bắt buộc .................................................... 13
1.5. Các tiêu chí của một hệ thống cai nghiện ma túy hiệu quả ....................... 18
Tiểu kết luận Chương 1 ............................................................................................ 21
Chương 2: XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN TẠI BẾN TRE
DƯỚI GÓC NHÌN KINH TẾ - LUẬT ............................................................. 23
2.1. Nhà nước tham gia vào hoạt động cai nghiện ma túy ................................ 23
2.1.1. Nhà nước tham gia với tư cách là chủ thể bảo đảm an ninh trật tự cho
xã hội ............................................................................................................. 23
2.1.2. Nhà nước tham gia với tư cách là chủ thể bảo đảm an sinh xã hội ..... 25
2.2. Cơ sở pháp lý cho việc xã hội hóa hoạt động cai nghiện ............................ 31
2.2.1. Khái niệm xã hội hóa ........................................................................... 31
2.2.2. Chủ trương của Đảng và hệ thống văn bản pháp luật ......................... 32

2.3. Tác động kinh tế - xã hội của việc xã hội hóa hoạt động cai nghiện ....... 34
2.3.1. Chi phí từ góc nhìn của nhà đầu tư ............................................................. 34
2.3.2. Hiệu quả cắt cơn, điều trị ........................................................................... 36


2.4. Xã hội hóa hoạt động cai nghiện tại Bến Tre giai đoạn 2010 - 2018. Thực
trạng và kiến nghị ....................................................................................................... 39
2.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 39
2.4.2. Những khó khăn, tồn tại và hạn chế .................................................... 42
2.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa hoạt động cai
nghiện trên địa bàn tỉnh ................................................................................. 43
Tiểu kết luận Chương 2 ............................................................................................ 47
Phụ lục 1: Danh mục các bảng ............................................................................. l
Bảng 2: Phân loại ma túy được sử dụng ............................................................. l
Bảng 3: Số vụ bị xử lý hành chính ...................................................................... li
Bảng 4: Số vụ bị xử lý hình sự ............................................................................ li
Bảng 5: Kết quả hoạt động cai nghiện .............................................................. lii
Phụ lục 2: Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................... liii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trần Hoàng Lan, mã số học viên: 7701270064A, là học viên
lớp Cao học Luật … Khóa chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài
“Nghiện ma túy: Khuôn khổ pháp lý và thực tiễn tại Bến Tre” (Sau đây gọi tắt
là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này
là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người
hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan
điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn

cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng
trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực
Học viên thực hiện

Trần Hoàng Lan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân.
HĐND: Hội đồng nhân dân.
MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
PCMT: Phòng, chống ma túy.
LĐTB&XH: Lao động, thương binh và xã hội.
VHTT&DL: Văn hóa, thể thao và du lịch.


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
01
02
03
04
05

BẢNG
Số liệu người nghiện từ năm 2012 đến năm 2017
Phân loại ma túy được sử dụng
Số vụ bị xử lý hành chính
Số vụ bị xử lý hình sự
Kết quả hoạt động cai nghiện


TRANG
1xxxiii
1xxxiii
1xxxiv
1xxxiv
1xxxv


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiện ma túy có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân
người nghiện, gia đình và xã hội. Vì thế việc quản lý và điều trị những người
nghiện ma túy hiện nay là một trong vấn đề quan trọng và hết sức cấp thiết.
Bằng những chứng cứ xác thực từ những nghiên cứu mới nhất, hiện nay,
nghiện được thừa nhận là một bệnh mạn tính, thường tái diễn, là nguyên nhân
gây ra xung động tìm kiếm và sử dụng ma túy cho dù biết hậu quả tổn hại cho
bản thân và cho người ngoài. Tương tự như những bệnh mạn tính khác, nghiện
ma túy là căn bệnh tái diễn; không có gì lạ khi một người nghiện tái diễn hút
chích trở lại. Tuy nhiên, tái diễn hút chích không phải là dấu hiệu điều trị nghiện
thất bại, mà đúng hơn là còn chỉ ra cho chúng ta cần thiết lập trị liệu lại và hoặc
bổ sung hoặc thay đổi cần thiết trong điều trị giúp cho bệnh nhân lấy lại khả năng
kiểm soát bản thân và hồi phục. Không yếu tố nào có thể tiên đoán người nào có
thể bị nghiện ma túy. Nguy cơ nghiện tác động bởi sự kết hợp các yếu tố như
sinh học, môi trường xã hội, tuổi tác hay quá trình trưởng thành của người
nghiện.
Có một biểu hiện chung ở những người nghiện ma túy và các chất gây
nghiện khác, đó là xuất hiện “hội chứng cai” hay là hội chứng thiếu, đói thuốc rất
dễ nhận biết. Hội chứng này xuất hiện khi vì bất kỳ lý do nào đó ngưng sử dụng

ma túy mà trước đó đã sử dụng số lượng nhiều hay trong thời gian kéo dài. Do
đó, cần tập trung thực hiện hai nội dung, thứ nhất là nhanh chóng đưa người
nghiện ra khỏi hội chứng cai. Vì đây là giai đoạn khổ sở nhất của người nghiện
do các triệu chứng liều thuốc mang lại. Sự đau đớn về thể xác và tinh thần mãnh
liệt đến mức người nghiện có thể làm bất cứ điều gì để có thuốc. Tốt nhất là nên
đưa người nghiện đến cơ sở điều trị cai nghiện có đầy đủ phương tiện giúp người
nghiện nhanh chóng cắt được cơn. Thứ hai là vấn đề hậu cai (là giai đoạn điều trị
tiếp theo sau khi cắt cơn để phòng ngừa tái phát). Cần nhớ nghiện ma túy là dạng
bệnh đặc biệt. Nhu cầu được chữa trị (tự nguyện) luôn luôn bị sự thôi thúc thèm
muốn mãnh liệt dùng lại ma túy. Bởi lẽ ngoài sự lệ thuộc thuốc, người nghiện
còn có sự lệ thuộc về tâm lý. Mặt khác hơn 90% người nghiện tái nghiện là do
chưa được giải quyết đúng mức ở giai đoạn hậu cai này.
Vấn đề này là một công việc rất lớn, rất phức tạp, cần thiết phải điều trị
lâu dài, có sự hợp tác giữa người bệnh và thầy thuốc, với sự hỗ trợ của gia đình


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

và xã hội. Việc từ bỏ ma túy hẳn là cực kỳ khó khăn đòi hỏi nhiều nỗ lực của cá
nhân người nghiện, sự động viên, nâng đỡ, an ủi, tạo việc làm của gia đình và xã
hội sẽ tạo điều kiện cho người nghiện ma túy vượt qua chính mình để tái hòa
nhập cộng đồng.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng ma túy và tác hại của ma túy đến bản
thân người nghiện, gia đình và xã hội là hết sức to lớn. Tuy nhiên nghiện ma túy
có thể điều trị và phòng ngừa nếu có những biện pháp hợp lý cho người nghiện
và những đối tượng có khả năng nghiện cao (thanh thiếu niên, những người bị
lạm dụng, bạo hành, đối tượng mại dâm…). Cần phát huy hiệu quả hoạt động cai
nghiện, trong đó chú trọng xã hội hóa hoạt động cai nghiện ma túy, tăng cường
tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của ma túy và
giúp đỡ những người bị lệ thuộc vào ma túy để họ có thể thực hiện thành công

việc cai nghiện ma túy.


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình hình tội phạm nói riêng và phạm pháp hình sự nói chung trên địa bàn
tỉnh Bến Tre cũng như cả nước có xu hướng diễn biến phức tạp, ngày càng gia
tăng về số vụ cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi
phạm. Cơ cấu về tội phạm và số hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến người
nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy thực hiện chiếm tỉ lệ ngày càng
nhiều. Trong khi đó, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến ma
túy, công tác tổ chức cai nghiện ma túy chưa mang lại kết quả như mong muốn;
đặc biệt là công tác cai nghiện ma túy. Việc hạn chế trong tổ chức cai nghiện,
quản lý số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn trong
thời gian qua góp phần làm gia tăng “nguồn” cung cấp đối tượng cho phạm pháp
hình sự cũng như các hành vi vi phạm khác.
Về nguyên nhân của hạn chế trong bình diện chung của cả nước như hệ
thống quy định của pháp luật còn chồng chéo, thiếu tính khả thi, thì trong đó còn
mang tính đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Đa dạng hóa các loại hình cai nghiện, khuyến khích các cá nhân, tổ chức –
doanh nghiệp – tham gia hoạt động cai nghiện; sự tham gia của khu vực tư nhân
vào hoạt động cai nghiện thông qua xã hội hóa dựa trên nền tảng pháp luật về
phòng chống ma túy, biện pháp cai nghiện được quy định trong các quy định
pháp luật có liên quan; cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác
cai nghiện ma túy, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật
tự trên địa bàn tỉnh nhà, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm và vi phạm pháp luật
liên quan đến ma túy, đó là lý do chọn đề tài.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu

2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Việc tổ chức cai nghiện ma túy trong thời gian qua chưa thật sự phát huy
hiệu quả, tỉ lệ tái nghiện trong số người đã được tổ chức cai nghiện (dưới nhiều
hình thức) luôn chiếm tỉ lệ cao (hơn 90%). Liệu có phải nguyên nhân do mô hình
tổ chức cai nghiện chưa đa dạng, chưa thu hút được nhiều thành phần tham gia,
chủ yếu là do nhà nước đảm nhiệm; phát đồ điều trị chưa phù hợp, không phát
huy hiệu quả; công tác quản lý sau cai nghiện chưa được quan tâm; cơ sở vật
chất và kinh phí phục vụ cho việc cai nghiện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

1


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

2.2. Câu hỏi nghiên cứu
2.2.1.Vì sao công tác cai nghiện ma túy trong thời gian vừa qua chưa
mang lại hiệu quả? tỉ lệ tái nghiện cao?. Mô hình cai nghiện hiện nay có gì bất
cập?. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực cai nghiện ma túy phát huy hiệu
quả hay chưa?.
2.2.2. Sự cần thiết phải bổ sung, thay đổi phương thức quản lý, cách thức
tổ chức cai nghiện ma túy; sự tham gia của khu vực tư vào hoạt động cai nghiện,
thực hiện xã hội hóa hoạt động cai nghiện ma túy?.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích: Thực trạng tình hình nghiện ma túy và tính hiệu quả trong
công tác cai nghiện ma túy. Hệ thống pháp luật về phòng chống ma túy và pháp
luật có liên quan, việc thực hiện xã hội hóa trong hoạt động cai nghiện ma túy.
3.2. Đối tượng: Hoạt động tổ chức cai nghiện ma túy; công tác quả lý nhà
nước; hoạt động cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy (bắt buộc, tự nguyện
tại gia đình và cộng đồng).
3.3. Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh.

5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
Khảo sát, tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Nâng cao hiệu quả hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Bến Tre,
góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phương.

2


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CAI
NGHIỆN MA TÚY
1.1.

Nghiện ma túy, tác hại đối với xã hội

1.1.1. Khái niệm ma túy
Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất như thế nào là ma túy, chỉ có
một số khái niệm dưới dạng liệt kê. Khi nói đến ma túy, việc đầu tiên phải suy nghĩ
đến đó là một hiểm họa của nhân loại, tác hại của ma túy không chỉ hủy hoại sức
khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến giống nòi; tạo ra nhiều bất ổn của tình hình
trật tự xã hội nói chung và tội phạm nói riêng. Ma túy là từ Hán Việt, trong đó “ma”
được hiểu là tê mê và “túy” là say sưa. Theo đó, ma túy là chất có tác dụng gây
trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, tê liệt, dùng quen thành nghiện, hay nói cách khác, ma
túy là chất gây nghiện. Theo từ điển tiếng Việt1, ma túy là tên gọi chung của những
chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện; ma túy
là những chất mà người dùng nó một thời gian sẽ gây nghiện hay nói cách khác là
trạng thái phụ thuộc vào nó.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa “ma túy” là các chất khi xâm nhập
vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng. Đến năm 1982, WHO đã phát triển định
nghĩa “ma tuý” theo nghĩa rộng, là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn
hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường,
việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc
của vật. Liên Hợp Quốc cũng đã đưa ra định nghĩa “ma túy” là các chất có nguồn gốc
tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý
của người sử dụng. Tuy nhiên, các định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới hay của
Liên Hợp Quốc đều mang tính khái quát, bao hàm tất cả các chất làm biến đổi về
mặt tâm sinh lý của con người2.
Ở Việt Nam, theo các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017, ma túy có thể hiểu là các chất bao gồm: nhựa thuốc phiện, nhựa cần
sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi,

Viện Ngôn ngữ học – Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản
Đà Nẵng – Hà Nội – Đà Nẵng 2002.
2
Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020.
1

3


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

heroine, cocaine, mathamphetamine, amphetamine, MDMA hoặc XLR-11, các chất
ma túy khác ở thể lỏng hay thể rắn. Luật PCMT năm 2000 đưa ra khái niệm về chất
ma túy tại khoản 1 Điều 2 như sau: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất
hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”. Khoản 2

và khoản 3 Điều 2 Luật PCMT năm 2000 quy định: “chất gây nghiện” là chất kích
thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng và
“chất hướng thần” là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, sử dụng
nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
Như vậy, ma túy là những chất đã được khoa học xác định và có tên gọi
riêng. Danh mục các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định của
Chính phủ (Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành
các Danh mục về chất ma túy và tiền chất; Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày
09/12/2015 của Chính phủ sửa đổi danh mục các chất ma túy và tiền chất). Việc xác
định là chất ma túy, tiền chất được tiến hành qua trưng cầu giám định.
Từ các khái niệm của quốc tế và Việt Nam về ma túy, tác giả khái quát đưa
ra một khái niệm chung, sử dụng trong luận văn này như sau: Ma túy là các chất có
nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng
làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng ma túy, con
người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và
cộng đồng.
1.1.2. Phân loại ma túy
Ma túy được phân thành nhiều nhóm dựa trên những căn cứ nhất định phục
vụ cho những mục đích khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản như sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc, ma túy được chia thành: Ma túy tự nhiên, ma túy
tổng hợp và ma túy bán tổng hợp.
- Căn cứ theo tác dụng, ma túy được chia thành ba nhóm chính là kích thích,
ức chế thần kinh và gây ảo giác.
- Căn cứ tính hợp pháp, ma túy chia làm hai nhóm: hợp pháp, bất hợp pháp.
- Căn cứ nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia của
Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhóm sau:
+ Nhóm 1: Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates);
+ Nhóm 2: ma túy là các chất làm từ cần sa (canabis);
+ Nhóm 3: ma túy là các chất gây kích thích (sitimulants);
+ Nhóm 4: ma túy là các chất gây ức chế (depressants);

+ Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens).

4


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

1.1.3. Nghiện ma túy
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa “Nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về
mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại
theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này
làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc họ luôn cảm thấy bức bách phải dùng ma túy để
có được những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó
chịu, vật vã do thiếu ma túy”3.
Luật Phòng chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008 định nghĩa
“người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần và bị lệ thuộc vào các chất này”.
1.1.4. Tác hại của ma túy
Khi nói đến tác hại của ma túy, hình ảnh đầu tiên liên tưởng đến đó là những
hình ảnh gầy gò, tiều tụy của người sử dụng ma túy hay những hình ảnh người
nghiện ma túy vật vã trong cơn nghiện…tất cả những hình ảnh đó đều là những hậu
quả do ma túy mang lại. Tác hại của ma túy có thể thấy được ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất về sức khỏe, ma túy gây tổn hại rất nghiêm trọng về sức khỏe. Ma
tuý được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hút (thuốc phiện, hút cần sa,
hít (heroin, ma tuý tổng hợp (hàng đá)), tiêm chích (heroin, morphine, thuốc phiện)
và uống (các loại ma tuý tổng hợp); và hiện nay một số hình thức sử dụng ma túy
mới xuất hiện như hít một số loại ma túy mới xuất hiện hay miếng da dưới lưỡi.
Như vậy ma tuý đưa vào cơ thể theo đường tiêu hoá, đường hô hấp, đường máu
tuần hoàn hoặc thẩm thấu qua da, niêm mạc và gây tổn hại trực tiếp cho các cơ quan
này. Đồng thời gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (làm cho người nghiện luôn có cảm

giác no, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm nên họ thường có
cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón); hệ tuần hoàn (Người
nghiện thường bị loạn nhịp tim, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng.
Đặc biệt là hệ mạch máu làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. Do việc tiêm
chích thường không vô trùng nên dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch); hệ
hô hấp (Những đối tượng hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường
hô hấp); các bệnh về da (Người nghiện ma tuý bị rối loạn cảm giác da nên không

“nghiện ma túy là gì, bản chất và cơ sở sinh lý học của
nghiệnmatúy”,www.lamdong.gov.vn/vivn/phongchongmatuy/tachai/pages/banchatnghienmatuy/aspx 21/9/2009
3

5


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

cảm thấy bẩn, mặt khác họ thường sợ nước, vì vậy họ rất sợ và ngại tắm. Đây là
điều kiện thuận lợi cho các bệnh về da phát triển như ghẻ lở, hắc lào viêm da…);
làm suy giảm chức năng giải độc (Trong cơ thể gan, thận là cơ quan chủ yếu đào
thải các chất độc. Khi nghiện ma tuý nhất là heroin, hai cơ quan này suy yếu ảnh
hưởng đến chức năng thải độc làm các chất độc tích tụ trong cơ thể, càng làm cho
gan thận và toàn cơ thể suy yếu, thường người nghiện hay bị các bệnh như: áp xe
gan, viêm gan, suy thận dẫn đến tử vong); ảnh hưởng đối với hệ thần kinh (Khi đưa
ma tuý vào cơ thể, ma tuý sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, gây nên
tình trạng kích thích hoặc ức chế từng phần ở bán cầu não. Người nghiện có biểu
hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, rối loạn cảm
giác, run tay chân, viêm dây thần kinh dễ bị kích động dẫn đến tội ác, nếu dùng liều
cao cơ thể bị ngộ độc cấp, biểu hiện rối loạn tinh thần nặng, hôn mê. Người nghiện
ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người

gầy gò xanh xao, mặt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể
gầy đét do suy kiệt hay phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức
đêm, ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao
động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử
dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.
Thứ hai, gây tổn hại về nhân cách. Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện
thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống sinh hoạt
lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu
cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác
trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cấp bách về ma tuý cho
bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí
giết người… miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành vi lối sống
của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và pháp luật. Họ là những
người bị tha hoá về nhân cách. Ma tuý còn làm biến chất một số cán bộ cơ quan nhà
nước, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật vì buôn bán ma tuý đem lại lợi nhuận
cao cho nên bọn tội phạm ma tuý dùng tiền mua chuộc một số ít cán bộ biến chất để
tiếp tay bảo vệ cho chúng, thậm chí cán bộ cơ quan nhà nước trong đó có cơ quan
bảo vệ pháp luật tham gia mua bán ma tuý để kiếm lời. Cho nên ma tuý chính là
nguyên nhân phát sinh nhiều loại bệnh tật, huỷ hoại sức khoẻ của người nghiện và
cũng là nguồn phát sinh ra nhiều loại tội phạm khác đồng thời cũng là nguyên nhân
chính làm lây lan căn bệnh truyền nhiễm của thế kỷ đó là HIV/AIDS. Theo số liệu
thống kê của cơ quan chức năng thì trong số người bị nhiễm HIV có tới gần 70% là

6


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

do nghiện ma tuý (trong đó lây nhiễm HIV được xác định qua 3 đường là: tiêm
chích ma tuý, đường tình dục và lây từ mẹ sang con).

Thứ ba, gây tổn hại về tỉnh cảm và hạnh phúc gia đình. Người nghiện ma tuý
làm tiêu tốn tài sản, đây cũng là một hậu quả dễ nhận thấy nhất đối với những gia
đình có người nghiện ma tuý. Thiệt hại về kinh tế do sử dụng ma tuý là một trong
những nguyên nhân làm đổ vỡ mối quan hệ tốt đẹp giữa những người trong gia đình
với người nghiện. Mặt khác người nghiện có xu hướng sống thu mình, ngại tiếp xúc
lẩn tránh người thân. Do quá trình sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi
tính cách như hay gây gổ, cáu gắt, lừa dối, trộm cắp, cướp giật… đến lúc nào đó
bản thân họ không còn hoà hợp với những người trong gia đình. Khi lên cơn nghiện
thì người nghiện mất hết lý trí, không còn điều khiển được hành vi của mình, họ
xoay xở và tìm mọi cách để có tiền mua chất ma tuý nhằm thoả mãn cơn nghiện.
Nhưng khi không có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đó, người nghiện trở nên liều
lĩnh, tàn bạo có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như hành hạ người thân,
cha mẹ, vợ con, anh em, đập phá tài sản gia đình… từ đó dẫn đến hạnh phúc gia
đình bị tan vỡ và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cộng đồng.
Thứ tư, tác hại của ma túy đối với nền kinh tế. Sự lạm dụng các chất ma tuý
đã làm mất đi các giá trị tổng hoà của cuộc sống cộng đồng. Việc duy trì các dịch
vụ có liên quan đến ma tuý vừa tốn kém vừa tiêu phí tiền bạc, nhân lực quý giá cần
thiết cho các nhu cầu và các mối quan tâm khác của xã hội. Hàng năm ở nước ta
phải chi phí hàng trăm tỷ đồng cho việc xoá bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai
nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Cuối năm 2014 cả nước
có 204.377 người nghiện. Ước tính hàng năm tiêu phí gần 6.000 tỉ đồng cho việc sử
dụng heroin nói riêng và ma túy nói chung. Nếu số tiền này được đầu tư vào các
chương trình phát triển kinh tế thì hiệu quả mang lại sẽ rất lớn. Ngoài những thiệt
hại trực tiếp về kinh tế, tệ nạn ma tuý còn gây ra những tác động xấu đối với nền
kinh tế như: Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng
lẫn chất lượng, làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, nhưng chi phí cho dự phòng
và chăm sóc y tế lại tăng; người nghiện ma tuý hầu hết ở độ tuổi lao động, vì vậy
vấn đề đào tạo cán bộ, công nhân có tay nghề để thay thế họ là một vấn đề khó
khăn; đầu tư nước ngoài cũng giảm vì họ ngại đầu tư vào những nước có tỷ lệ người
nghiện cao như ở nước ta.

Thứ năm, ma tuý là nguyên nhân xô đẩy người lương thiện vào con đường
phạm tội. Do sử dụng các chất ma tuý mà người nghiện không làm chủ được hành
vi của mình dẫn đến họ có những hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức và vi phạm

7


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

pháp luật. Theo thống kê thì có tới 85,5% người nghiện ma tuý có tiền án, tiền sự.
Khi trở thành nô lệ của ma tuý, nhu cầu về tiền bạc đối với người nghiện là rất lớn.
Trong khi đó khả năng về tài chính của bản thân họ và gia đình không thể đáp
ứng. Lúc đó, họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền mua ma tuý thoả mãn cho
cơn nghiện kể cả giết người, cướp tài sản ... điều này đã chứng minh được qua
những tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý ở nước
ta thời gian qua cho thấy số đối tượng nghiện ma tuý phạm tội cướp giật, trộm cắp,
lừa đảo… chiếm tỷ lệ khá cao. Trong số những đối tượng nghiện các chất ma tuý,
có một số không nhỏ đã tham gia vào cuộc vận chuyển thuê, bán thuê ma tuý cho
các đối tượng buôn bán ma tuý chuyên nghiệp hoặc họ tự tham gia buôn bán, tổ
chức sử dụng trái phép chất ma tuý… nhằm thu lợi bất chính vừa có tiền để duy trì
việc hút, tiêm chích ma tuý cho bản thân. Hoạt động mua bán, tổ chức sử dụng ma
tuý trái phép của các đối tượng và sự tập trung của những người nghiện ở một địa
bàn sẽ kéo theo những tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật khác làm bất ổn về
an ninh trật tự tại địa phương đó. Thực trạng nói trên đã gây tâm lý hoang mang, lo
sợ và bất bình trong quần chúng nhân dân.
1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về xử lý người nghiện ma túy
1.2.1. Giai đoạn trước năm 2002
Ngày 06/7/1995, Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính lần đầu tiên được
ban hành (gọi tắt là Pháp lệnh 1995), thay thế Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
chính 1989; lần đầu tiên, Pháp lệnh 1995 có quy định việc áp dụng các biện pháp xử

lý hành chính khác, trong đó có biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Điều 24 Pháp
lệnh 1995 quy định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh được áp dụng đối với đối tượng là
người nghiện ma túy, người mại dâm có tính chất thường xuyên, đã được chính
quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu chữa, giới hạn
trong độ tuổi trên 18 và không quá 55 đối với nữ, không quá 60 đối với nam; thời
hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh 1995 là từ 03 tháng
đến 12 tháng với mục đích chữa bệnh học tập và lao động. Nghị định số 20/CP ngày
13/4/1996 của Chính phủ ban hành quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh
1995 quy định cụ thể hơn về đối tượng nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở chữa bệnh
bao gồm “người nghiện ma túy đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng vẫn
chưa cai nghiện được; đã được đưa vào Cơ sở chữa bệnh để cai nghiện nhưng vẫn
tái nghiện; người nghiên nặng không có khả năng để cai nghiện tại nhà hoặc cai
nghiện tại cộng đồng. Thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

8


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

thuộc người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính cấp tỉnh, là chủ tịch ủy ban nhân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Về mô hình tổ chức cai nghiện ma túy theo Pháp lệnh 1995, Nghị định số
20/CP của Chính phủ quy định cơ sở chữa bệnh quy định là đơn vị sự nghiệp, có tư
cách pháp nhân, được cấp kinh phí sự nghiệp; được thành lập theo địa bàn tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động - Thương binh
và xã hội, mỗi tỉnh, thành phố thành lập một cơ sở chữa bệnh. Đối với những tỉnh,
thành phố có số lượng lớn người nghiện ma túy, người mại dâm thì có thể thành lập
một cơ sở chữa bệnh riêng cho người nghiện ma túy và một cơ sở chữa bệnh riêng
cho người mại dâm. Những địa phương có ít người nghiện ma túy, mại dâm thì có thể
gửi những người bị áp dụng biện pháp này ở các cơ sở chữa bệnh của những địa

phương khác trên cơ sở thỏa thuận giữa địa phương nơi gửi và nơi nhận. Việc thành
lập hay giải thể cơ sở chữa bệnh tại địa phương sẽ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh thỏa
thuận bằng văn bản với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Cơ sở chữa bệnh theo
quy định của Pháp lệnh 1995 và những văn bản hướng dẫn thi hành có chức năng,
nhiệm vụ tiếp nhận, chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ cho những người được đưa vào cơ
sở chữa bệnh, tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề; bảo đảm các điều kiện vật chất,
sinh hoạt tinh thần cho người được đưa vào cơ sở chữa bệnh theo đúng quy định, tổ
chức lao động sản xuất cho người được đưa vào cơ sở chữa bệnh, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan để tổ chức quản lý, chữa bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề
và hướng nghiệp cho người được đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người được đưa vào cơ
sở chữa bệnh phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và nội quy của
Cơ sở, chịu sự quản lý, giáo dục của Cơ sở, tuân theo chế độ điều trị, chữa bệnh và
lao động do Cơ sở chữa bệnh quy định.
Về cơ cấu tổ chức, tuỳ theo quy mô tổ chức và số lượng người được đưa vào
cơ sở chữa bệnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng các phòng và biên
chế cần thiết cho phù hợp với cơ sở chữa bệnh thuộc địa phương mình. Chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định bổ nhiệm Giám đốc cơ sở chữa bệnh trên cơ sở
đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Phó Giám đốc cơ sở
chữa bệnh sẽ do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội quyết định bổ
nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở chữa bệnh. Bộ Lao động - Thương
binh và xã hội thống nhất quản lý Nhà nước đối với các cơ sở chữa bệnh.
Về quan hệ phối hợp, khi có tình hình phức tạp về y tế, an ninh trật tự mà cơ
sở chữa bệnh không bảo đảm được thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội làm văn bản đề nghị, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách

9


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn


nhiệm cử cán bộ, chiến sỹ của ngành mình tăng cường, hỗ trợ, phối hợp trong việc
bảo đảm an ninh trật tự và chữa bệnh, điều trị tại các cơ sở chữa bệnh. Trong thời
gian công tác tại cơ sở chữa bệnh các cán bộ, chiến sĩ của ngành Y tế, Công an làm
việc theo sự phân công và điều hành của Giám đốc Cơ sở chữa bệnh.
1.2.2. Giai đoạn 2002 đến 2012
Trước những thay đổi kinh tế, xã hội của đất nước, hệ thống pháp luật Việt
Nam giai đoạn 2002 đến 2012 phát triển tương đối nhanh và từng bước hoàn thiện
nhằm đáp ứng công cuộc phát triển của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Sau gần
07 năm triển khai thực hiện trong thực tế, Pháp lệnh 1995 đã bộc lộ những tồn tại,
hạn chế nhất định cần phải được thay thế để phù hợp với hệ thống pháp luật vào thời
điểm hiện tại và định hướng của Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị
quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10. Ngày
02/7/2002, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X đã ban hành Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính, thay thế Pháp lệnh 1995 (gọi tắt là Pháp lệnh 2002). Pháp lệnh
2002 tiếp tục quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa
bệnh tương tự như Pháp lệnh 1995, tuy nhiên có những thay đổi nhất định.
Thứ nhất, về diện người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, đã
phân rõ diện người nghiện ma túy và mại dâm. Theo đó, đối với diện người nghiện
ma túy áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư
trú nhất định. Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp
này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Thời hạn đưa vào cơ sở chữa bệnh theo
Pháp lệnh 2002 cũng đã phân biệt cụ thể, đối với người nghiện ma túy là từ 12
tháng đến 24 tháng, người bán dâm là từ 03 tháng đến 18 tháng.
Thứ hai, về thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh sẽ do
chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mà không phải là cấp tỉnh như Pháp
lệnh 1995.
Về cơ cấu tổ chức, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và quản lý cơ
sở chữa bệnh theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổ chức và hoạt

động của Trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội được quy định tại Nghị
định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức và hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành

10


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh, nhiều nội dung giống như Pháp lệnh
1995 và Nghị định số 20/CP.
1.2.3. Giai đoạn 2012 đến nay
Thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt
là Hiến pháp năm 2013 nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, Hiến pháp quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn
chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Theo đó,
hệ thống pháp luật cũng phải thể hiện được đường lối, chủ trương đó.
Ngày 20/6/2012, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Xử
lý vi phạm hành chính, đây là đạo luật có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm cụ thể đường lối của Đảng, đảm bảo
quyền con người, quyền công dân trong tiến trình hội nhập quốc tế; thể hiện các
cam kết của Việt Nam đối với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham
gia. Việc xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy cũng đã có những cơ bản,
rõ rệt, đã tuân thủ được nguyên tắc hiến định, cụ thể đó là:
Thứ nhất, về tên gọi của biện pháp đã thay đổi từ “đưa vào cơ sở chữa bệnh”
thành “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”.
Thứ hai, là việc thay đổi cơ quan có thẩm quyền áp dụng từ cơ quan hành chính
nhà nước sang tòa án. Đây là thay đổi mang tính cách mạng nhằm đảm bảo quyền con

người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, theo đó quyền con người, quyền
công dân chỉ bị hạn chế theo phán quyết có hiệu lực pháp luật của tòa án.
1.3. Những khó khăn trong tổ chức cai nghiện
Kết quả hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định. Những số liệu về người nghiện được áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh (theo Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính) và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (theo Luật xử lý vi phạm
hành chính) qua từng năm đã nói lên được điều đó. Tuy có những khoảng thời gian
nhất định khi hệ thống pháp luật liên quan đến việc xử lý hành vi vi phạm cũng như
hoạt động cai nghiện chưa kịp hoàn thiện nên việc áp dụng biện pháp cai nghiện
gặp khó khăn, nhất là thời điểm sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực
cho đến trước khi các văn bản hướng dẫn được ban hành để hướng dẫn thực hiện.
Tuy nhiên, tổ chức các hoạt động cai nghiện ma túy trong thời gian qua trên địa bàn
tỉnh Bến Tre cũng gặp không ít khó khăn và dẫn đến việc hiệu quả hoạt động của
công tác này chưa mang lại hiệu quả.

11


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

1.4.1. Khó khăn trong cai nghiện tự nguyện
Bên cạnh những ưu điểm của công tác cai nghiện tự nguyện như giảm bớt
kinh phí cho chính quyền địa phương, giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép,
góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội, người nghiện được phục hồi hành vi, nhân
cách và có niềm tin vào cuộc sống. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh
và xã hội, nếu tăng số người cai tự nguyện, chương trình cai nghiện tự nguyện được
mở rộng thì sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước số tiền rất lớn.
Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tỉnh Bến Tre, trong giai đoạn từ năm 2012 đến hết năm 2017, kết quả của hoạt động

cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng có những thời điểm chỉ là con số
không, do công tác này vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn, đó là:
Thứ nhất, trên địa bàn tỉnh chỉ có duy nhất một cơ sở cai nghiện bắt buộc do
Nhà nước quản lý, thực hiện chức năng cai nghiện bắt buộc; thực hiện việc cai
nghiện cho người tự nguyện đến cơ sở cai nghiện là không nhiều, chỉ một số ít
người nghiện có điều kiện về kinh tế vì họ phải trả nhiều chi phí, trong khi phần lớn
họ thuộc gia đình có khó khăn về kinh tế; không có một cơ sở dân lập nào thực hiện
công tác cai nghiện tự nguyện.
Thứ hai, việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
Methadone trên địa bàn tỉnh tổ chức được 02 điểm, 01 tại trung tâm thành phố Bến
Tre và 01 nằm trong cơ sở cai nghiện và lượng người thực hiện biện pháp điều trị
thay thế này cũng không nhiều do xu hướng chuyển từ ma túy “truyền thống”
(morphine, heroin) sang ma túy tổng hợp (ma túy đá, thuốc lắc…) hiện nay trên địa
bàn tỉnh đã chiếm hơn 70% số người sử dụng trái phép chất ma túy. Việc quản lý,
kiểm soát người điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế Methadone thực hiện chưa hiệu quả. Có một thực tế đang tồn tại là ngoài một số
ít người nghiện quyết tâm lựa chọn biện pháp điều trị nghiện bằng thuốc thay thế
Methadone nhằm cố gắng cải thiện tình trạng nghiện của mình để hướng đến việc
có thể thoát khỏi tình trạng nghiện, thì không ít người nghiện lựa chọn biện pháp
này như một giải pháp tình thế để thoát khỏi nghiện tạm thời hoặc là giải pháp để
không bị áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc, vì khi họ đang tham gia
chương trình điều trị Methadone thì không bị áp dụng biện pháp đưa đi cai bắt
buộc, mà thực tế họ đang lợi dụng chương trình này để đồng thời sử dụng trái phép
chất ma túy và uống Methadone. Và một nhược điểm của chương trình này là đến
hiện nay, chưa có một tài liệu hoặc một chứng cứ khoa học nào khẳng định người
nghiện sẽ thoát khỏi nghiện bằng điều trị Methadone, mà đây chỉ là một biện pháp

12



Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

điều trị thay thế và người nghiện sẽ phải sử dụng suốt đời. Bên cạnh đó, sau năm
2015 khi chương trình viện trợ của quốc tế về Methadone bị ngưng thì ngân sách
Nhà nước là đảm bảo 100%, đây sẽ là một khó khăn, một gánh nặng cho ngân sách
Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Thứ ba, hoạt động cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng thời gian qua
cũng không mang lại kết quả, vì hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
đều không có cơ sở vật chất, cũng như không có nguồn nhân lực, vật lực để thực
hiện công tác này. Trong khi đang tập trung để triển khai thực hiện Nghị định
94/2010 của Chính phủ về cai nghiện tại gia đình, cộng đồng thì Thông tư liên tịch
số 03/2012 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Bộ Công an, Bộ Y tế quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/2010 lại ràng buộc thêm một số
điều kiện về cơ sở vật chất đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện tại cộng đồng như
về cơ sở vật chất, thiết bị phải xây dựng thành khu liên hoàn, cách ly với môi
trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy và tối thiểu phải có 03 phòng chức năng
và các thiết bị kèm theo như phòng khám và cấp cứu diện tích tối thiểu 10m2 trong
đó có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của
Bộ Y tế; Phòng lưu bệnh nhân diện tích tối thiểu 8m2 và bằng hoặc lớn hơn
4m2/người điều trị; phòng phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và trong
phòng có đủ mỗi bệnh nhân 01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm giường, chiếu, ga, gối,
chăn, màn; Phòng thường trực của cán bộ y tế, bảo vệ. Về cán bộ phải có tối thiểu
04 người gồm phụ trách đơn vị điều trị cắt cơn là y, bác sỹ chuyên khoa tâm thần
hoặc đa khoa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa
bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; 01 y, bác sỹ điều
trị; 01 điều dưỡng viên; 01 bảo vệ. Xuất phát từ quy định trên nên công tác tổ chức
cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng đi vào bế tắt vì hầu như không có địa
phương nào có đủ kinh phí cũng như nhân lực để thực hiện.
Một khó khăn nữa của công tác này không thể không kể đến đó là những
người làm công tác cai nghiện ma túy ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) đều là kiêm

nhiệm, chế độ chính sách hầu như không có. Hiện chỉ quy định chế độ trợ cấp, phụ
cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý
người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập
theo quy định tại Nghị định số 26/2016 ngày 06/4/2016 của Chính phủ.
1.4.2. Khó khăn trong cai nghiện bắt buộc
Thời gian qua, nhất là từ sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực,
do hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn chưa được hoàn thiện, nhất là

13


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

những văn bản hướng dẫn thi hành và với nhận thức của người thực thi công vụ do
chuyển đổi thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc chuyển từ cơ quan hành chính Nhà nước sang cơ quan tư pháp là tòa
án nên bước đầu thực hiện công tác này gặp không ít khó khăn. Tính từ ngày
01/01/2014 đến tháng 11/2016, trên địa bàn tỉnh không lập được hồ sơ nào để đưa
người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, sau khi học tập kinh nghiệm của các
địa phương thực hiện hiệu quả công tác này trước đó như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Phước; và với sự lãnh đạo, vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng,
chính quyền từ tỉnh đến cơ sở công tác này đã được từng bước tháo gỡ. Ngày
16/3/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá 01 năm
thực hiện công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Qua rà
soát, thống kê, toàn tỉnh đã lập hồ sơ quản lý 2.707 người nghiện và sử dụng ma túy
(tăng 604 người so với cuối năm 2016); trong đó, có 1.090 người nghiện, 1.617 người
sử dụng. Số người nghiện chủ yếu ngoài xã hội với hơn 2 ngàn người, trong trại giam
và nhà tạm giữ là 179 người, cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy là 184
người; loại ma túy sử dụng đa số là ma túy tổng hợp, hầu hết người nghiện đều có
tiền án, tiền sự; số người có việc làm là 554 người/2.707 người nghiện và người sử

dụng ma túy. Từ tháng 11-2016 đến cuối năm 2017, các huyện, thành phố đã áp dụng
các biện pháp xử lý đối với người nghiện ma túy như: Xử lý hành chính giáo dục tại
xã, phường, thị trấn; cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; điều trị nghiện
bằng thuốc thay thế; cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy và cai nghiện bắt buộc.
Đối với hình thức cai nghiện bắt buộc, sau một năm áp dụng Nghị định số
136/2016/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
221/2013/NĐ-CP), các huyện, thành phố đã lập hồ sơ đề nghị tòa án nhân dân cấp
huyện xem xét áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc cho 226 người, đạt 20,7% (chỉ
tiêu là 15%). Về phương hướng thực hiện công tác này trong năm 2018 với các chỉ
tiêu: 100% người nghiện ma túy trên địa bàn được lập hồ sơ quản lý, 73% người
nghiện ma túy ngoài xã hội được tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, cai
nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy; 20% người nghiện ma túy ngoài xã hội
được điều trị thay thế bằng Methadone, 7% người nghiện ma túy ngoài xã hội được
đưa đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy; 100% người sau cai nghiện
ma túy tiếp tục được tiếp tục quản lý, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy đạt được một số kết quả về công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc, nhưng công tác lập hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện

14


Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính vẫn còn tồn tại một số khó khăn như
sau:
Thứ nhất, về đối tượng bị áp dụng biện pháp này là người nghiện ma túy từ
đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú nhất định. Về quy định trên có 02 vấn
đề đặt ra mà người viết nhận thấy cần phải thảo luận để làm rõ thêm, đó là về vấn

đề nơi cư trú và việc giao cho tổ chức xã hội quản lý (đối với người không có nơi
cư trú ổn định) của người bị đề nghị áp dụng biện pháp này. Nếu như nơi cư trú ổn
định được xác định là nơi đối tượng thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi
người đó hiện đang thường xuyên sinh sống hoặc phần lớn thời gian sinh sống thì
không có nơi cư trú ổn định được xem là trường hợp không xác định được nơi đăng
ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và người đó thường
xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định hoặc trường hợp xác định được nơi
đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm nhưng người đó
thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định. Vấn đề đặt ra là, không có
một con người nào khi sinh ra mà không có một nơi để đăng ký thường trú hoặc
tạm trú, nhất là trong trường hợp khi Luật cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành
đã mở rộng và tạo điều kiện rất thuận lợi cho tất cả mọi công dân sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam được tự do đi lại và sinh hoạt trong khuôn khổ của pháp luật; và
phạm vi cư trú không ổn định được đánh giá như thế nào, phạm vi xã, phường, thị
trấn hay huyện, tỉnh. Quy định về “không có nơi cư trú ổn định” vô hình chung đã
tạo ra một khẽ hỡ của pháp luật mà những người thực thi công vụ có thể lợi dụng để
“hợp thức hóa hồ sơ” nhằm làm “trong sạch địa bàn”, tạo cơ hội “thu gom” người
nghiện đưa vào các trung tâm, cơ sở cai nghiện để “dễ quản lý”. Những vụ học viên
ở các cơ sở cai nghiện như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long và ngay cả
Bến Tre trong thời gian vừa qua có những hành vi quậy phá, gây mất an ninh, trật
tự, bỏ trốn ở các cơ sở cai nghiện cũng có một phần lý do nêu trên. Vì khi tập trung
“thu gom” người nghiện đưa vào các cơ sở cai nghiện sẽ dẫn đến tình trạng quá tải,
cộng với điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, quy trình cai nghiện thuần túy là bắt
buộc dễ dẫn đến tình trạng “ngột ngạt”, “bức bách” của học viên. Và một vấn đề
nữa là khi xác định một người “không có nơi cư trú ổn định” thì người đó sẽ bị lập
hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không qua giai đoạn giáo dục tại xã,
phường, thị trấn. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu lập hồ sơ đến khi có phán quyết của tòa
án có hiệu lực để đưa họ vào các cơ sở cai nghiện, thì theo quyết định hành chính

15



Luận văn UEH LLM – www.law.ueh.edu.vn

của cơ quan hành chính chính Nhà nước - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn - người đó sẽ được giao cho các tổ chức xã hội quản lý. Với điều kiện đặc thù
như Bến Tre không có một tổ chức xã hội nào nên họ được đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc - khu quản lý đối tượng xã hội để quản lý. Điều này, hoàn toàn
không phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và cải cách tư pháp mà Đảng và
Nhà nước đã triển khai thực hiện trong thời gian qua; cũng hoàn toàn không phù
hợp với Hiến pháp 2013 với tinh thần không ai bị hạn chế quyền công dân, quyền tự
do đi lại khi chưa có phán quyết có hiệu lực của tòa án.
Thứ hai, một trong những khó khăn trong hiện nay khi áp dụng biện pháp xử
lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đó là việc xác định tình
trạng nghiện của họ. Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi
hành quy định việc áp dụng biện pháp này chỉ được thực hiện đối với người sử
dụng trái phép chất ma túy và bị nghiện; và để xác định tình trạng nghiện của họ, cơ
quan duy nhất thực hiện công việc trên là cơ quan y tế, người thực hiện là người có
thẩm quyền, đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên môn. Tuy rằng Bộ Y tế, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số
17/2015 quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma
túy, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện cũng đã gặp khó khăn với một số nội
dung của văn bản này. Đó là, thiếu hẳn một quy định làm thế nào để đưa một người
đến các cơ sở y tế để thực hiện việc xác định tình trạng nghiện, vì họ không thuộc
trường hợp bị tạm giữ theo thủ tục hành chính và hoàn toàn không nằm trong quy
định phải bị áp giải; và đối với họ, việc tự nguyện đến các cơ sở y tế để xác định
tình trạng nghiện là điều không thể, đặc biệt đối với những người sử dụng trái phép
các chất ma túy tổng hợp, có biểu hiện phê thuốc, “ngáo đá”. Để khắc phục tình
trạng trên, trong thực tế khi phát hiện họ sử dụng trái phép chất ma túy, cơ quan
Công an thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để đưa họ đến cơ sở y tế và tại đây họ

đươc người có thẩm quyền của cơ quan y tế thực hiện các công đoạn xác định tình
trạng nghiện – hoạt động trong giai đoạn này của cơ quan Công an không tuân thủ
theo một quy trình pháp luật nào và việc giải quyết hậu quả pháp lý nếu như có sự
cố xảy ra cũng chưa được đề cập đến để làm rõ. Một vấn đề thứ hai trong quy trình
xác định tình trạng nghiện là việc để một người nghiện có các biểu hiện của trạng
thái cai thì cần phải có thời gian tối đa là 3 hoặc 5 ngày, tùy theo loại ma túy sử
dụng là nhóm thuốc phiện hoặc nhóm ma túy tổng hợp. Như vậy, nếu trong thời
gian ngắn nhất mà họ không có đầy đủ các biểu hiện của trạng thái cai mà cơ quan y

16


×