Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây quế (cinnamomum cassia bl ) tại huyện trấn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN MINH TÖ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY QUẾ (Cinnamomum cassia Bl.)
TẠI HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lí tài nguyên rừng
: Lâm Nghiệp
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - Năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN MINH TÖ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY QUẾ (Cinnamomum cassia Bl.)


TẠI HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lí tài nguyên rừng
: 46QLTNR(N2)
: Lâm Nghiệp
: 2014 - 2018
: Ths. Phạm Thị Diệu

Thái Nguyên, Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học
của bản thân tôi , công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
TS. Lê Văn Bình, cô giáo ThS. Phạm Thị Diệu. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận văn là quá trình điều tra hoàn toàn trung thực, nếu có
sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của
khoa và nhà trường đề ra.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2018

Giáo viên hƣớng dẫn

Tác giả khóa luận

Đồng ý cho bảo vệ trước Hội đồng khoa học

ThS. Phạm Thị Diệu

Trần Minh Tú

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký, ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô và cán bộ Trung tâm nghiên cứu bảo vệ
rừng - Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới lời cảm ơn trân thành tới thầy
giáo TS. Lê Văn Bình, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện khoa học
Lâm Nghiệp Việt Nam và cô giáo ThS. Phạm Thị Diệu -Giảng viên khoa Lâm
nghiệp, Trường đại học nông lâm Thái Nguyên, đã hướng dẫn và chỉ cách tiếp
cận vấn đề trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn ThS. Nguyễn Quốc Thống, ThS. Bùi

Quang Tiếp, ThS. Nguyễn Hoài Thu, ThS. Phạm Duy Long cán bộ Bộ môn côn
trùng rừng -Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, những người đã tận tình chỉ
bảo giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ trang bị kiến thức hữu ích
và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Vì năng lực bản thân và thời gian có hạn bước đầu làm quen với thực tế
và phương pháp nghiên cứu nên khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Chính vì vậy mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô
giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của tôi được đầy đủ và hoàn thiện thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 Tháng 5 Năm 2018


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Danh mục thành phần loài sâu hại Quế .......................................... 31
Bảng 4.2: Tỷ lệ bị hại trung bình và chỉ số bị hại trung bình do sâu hại Quế 36
Bảng 4.3: Thời gian hoàn thành vòng đời của Sâu đo xám lá Quế ................ 39
Bảng 4.4: Kết quả phòng trừ Sâu đo xám hại Quế ......................................... 41
Bảng 4.5: Hiệu lực phòng trừ Sâu đo xám bằng chế phẩm sinh học ở công
thức thí nghiệm................................................................................. 42
Bảng 4.6: Hiệu lực phòng trừ Sâu đo xám hại Quế bằng thuốc trừ sâu sinh học ..43
Bảng 4.7: Hiệu lực phòng trừ Sâu đo xám hại Quế bằng thuốc trừ sâu hóa học
ở công thức thí nghiệm ..................................................................... 44
Bảng 4.8: Hiệu lực phòng trừ Sâu đo xám hại Quế bằng thuốc trừ sâu hóa học ...45


iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Câu cấu xanh lớn ............................................................................. 34
Hình 4.2: Bọ xít lưng gù ................................................................................. 34
Hình 4.3: Rệp muội ........................................................................................ 34
Hình 4.4: Rệp sáp vảy ..................................................................................... 34
Hình 4.5: Rệp bông ......................................................................................... 34
Hình 4.6: Rệp nhung ....................................................................................... 34
Hình 4.7: Ve sầu sừng ..................................................................................... 35
Hình 4.8: Mối lớn vàng lục ............................................................................. 35
Hình 4.9: Sâu róm đen .................................................................................... 35
Hình 4.10: Sâu đo ............................................................................................ 35
Hình 4.11: Sâu đo xám .................................................................................... 35
Hình 4.12: Sâu cuốn lá .................................................................................... 35
Hình 4.13: Sâu cuốn lá .................................................................................... 35
Hình 4.14: Trưởng thành cái ........................................................................... 38
Hình 4.15: Trưởng thành đực .......................................................................... 38
Hình 4.16: Trứng ............................................................................................ 38
Hình 4.17: Sâu non ......................................................................................... 38
Hình 4.18: Nhộng ............................................................................................ 38
Hình 4.19: Vòng đời Sâu đo xám.................................................................... 40


v

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt
1

Viết tắt

0

C

Nghĩa đầy đủ
Nhiệt độ

2

ĐC

Đối chứng

3

OTC

Ô tiêu chuẩn

4

RH%

Độ ẩm không khí

5

SD

Độ lệch chuẩn


6

STT

Số thứ tự


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn........................................................................................ 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. T ng quan các nghiên cứu ngoài nước và trong nước ............................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 5
2.2.1.1. Thành phần sâu hại Quế ....................................................................... 5
2.2.1.2. Đặc điểm sinh học của sâu hại Quế ..................................................... 6
2.2.1.3. Biện pháp phòng trừ sâu hại Quế ......................................................... 8
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................... 9

2.2.2.1. Thành phần sâu hại Quế ....................................................................... 9
2.2.2.2. Đặc điểm sinh học của sâu hại Quế ................................................... 10
2.2.2.3. Biện pháp phòng trừ sâu hại Quế ....................................................... 12
2.3. T ng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 14
2.3.1. Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên .......................................................................... 14
2.3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 14
2.3.1.2. Địa hình .............................................................................................. 15


vii

2.3.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 15
2.3.2. Điều kiện tài nguyên, kinh tế và văn hóa xã hội ............................................ 15
2.3.2.1. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 15
2.3.2.2. Tiềm năng kinh tế............................................................................... 18
2.3.2.3. Văn hoá, xã hội .................................................................................. 18
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21
3.2.1. Địa điểm tiến hành............................................................................................. 21
3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Điều tra thành phần loài sâu hại trên cây Quế tại huyện Trấn Yên,
tỉnh Yên Bái .................................................................................................................. 21
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài sâu hại chính trên cây Quế 21
3.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ của loài sâu hại chính trên cây Quế22
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22

3.4.1. Phương pháp điều tra thành phần loài sâu hại trên cây Quế tại huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái......................................................................................................... 22
3.4.1.1. Phương pháp điều tra, thu mẫu và đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ bị
hại của các loài sâu hại trên cây Quế .............................................................. 22
3.4.1.2. Phương pháp giám định tên khoa học các loài sâu hại trên cây Quế. 25
3.4.1.3. Phương pháp xây dựng danh mục loài sâu hại trên cây Quế ............. 26
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài sâu hại chính
trên cây Quế .................................................................................................................. 26


viii

3.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm hình thái ......................... 26
3.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu vòng đời .................................................... 26
3.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu một số tập tính........................................... 27
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ của loài sâu hại chính
trên cây Quế .................................................................................................................. 27
3.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu biện pháp lâm sinh .................................... 27
3.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu biện pháp sinh học .................................... 27
3.4.3.3. Phương pháp nghiên cứu biện pháp hóa học ..................................... 29
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31
4.1. Kết quả điều tra xác định thành phần loài và loài sâu hại chính trên cây
Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái............................................................ 31
4.1.1. Kết quả về thành phần loài sâu hại trên cây Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái.......................................................................................................................... 31
4.1.2. Kết quả xác định loài sâu hại chính trên cây Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái.......................................................................................................................... 36
4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu đo xám hại chính trên
cây Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ..................................................... 37
4.2.1. Một số đặc điểm hình thái................................................................................. 37

4.2.2. Đặc điểm vòng đời ............................................................................................ 39
4.2.3. Một số tập tính ................................................................................................... 40
4.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ loài sâu đo xám hại chính
trên cây Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .............................................. 41
4.3.1. Biện pháp lâm sinh ............................................................................................ 41
4.3.2. Biện pháp sinh học ............................................................................................ 42
4.3.2.1. Kết quả phòng trừ Sâu đo xám hại Quế ở trong phòng thí nghiệm ... 42
4.3.2.2. Kết quả phòng trừ Sâu đo xám hại Quế ở ngoài hiện trường ............ 43
4.3.3. Biện pháp hóa học ............................................................................................. 44


ix

4.3.3.1. Kết quả phòng trừ Sâu đo xám hại Quế ở trong phòng thí nghiệm ... 44
4.3.3.2. Kết quả phòng trừ Sâu đo hại Quế ở ngoài hiện trường .................... 45
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
I. Tiếng Việt .................................................................................................... 48
II. Tiếng Anh ................................................................................................... 48


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây Quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể cao
trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3m) có thể đạt đến 40cm. Quế có lá đơn

mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc k o dài đến tận đầu lá và n i r ở mặt
dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng, mặt
dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 -20cm, rộng khoảng 6 -8cm,
cuống lá dài khoảng 1cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm,
thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Trong các
bộ phận của cây Quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt
trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 -5%. Tinh dầu Quế
có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 -90%.
Cây Quế khoảng 8 đến 10 tu i thì bắt đầu ra hoa, hoa Quế mọc ở nách lá đầu
cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu
trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4 và tháng 5 và quả chín vào tháng
1 và tháng 2 năm sau. Quả Quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển
sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt
hình bầu dục, 1 kg hạt Quế có khoảng 2.500 -3.000 hạt. Bộ rễ Quế phát triển
mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan ch o nhau vì vậy
Quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Cây Quế lúc còn
nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt, càng lớn lên
mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3 - 4 năm trồng thì cây Quế
hoàn toàn ưa sáng. Tinh dầu Quế có vị thơm, cay, ngọt rất được ưa chuộng.
Hiện nay trên địa bàn huyện Trấn Yên, cây Quế (Cinnamomum cassia Bl)
xuất hiện đối tượng gây chết ngọn cành, những năm đầu không r nguyên


2

nhân, gây hại rất nguy hiểm cho vùng Quế Trấn Yên, những cây bị hại nặng ở
cả đoạn ngọn và khoảng 1/3 số cành bị chết khô, gốc cành bị hại thường sùi
to. Ở quế nhỏ (5-7 tu i) bị hại nặng cả cây sẽ chết khô dần, bị hại nhẹ vẫn
sống nhưng đến tu i lớn (9-12 tu i) không bóc vỏ được, không còn tinh dầu.
Ở các vùng trồng quế theo một số điều tra xuất hiện ph biến các loài sâu hại

như sâu ăn lá, sâu róm, sâu vẽ bùa, sâu đục ngọn chồi, sâu gặm vỏ, sự xuất
hiện của các loài sâu gậy hại ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.
Đặc biệt sâu cuốn lá, sâu đo và sâu đục ngọn chồi ở quế tu i nhỏ (2 -4 tu i)
sâu gặm vỏ ở quế tu i lớn có mật độ khá cao trên các vùng, gây t n thất rất
lớn về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa,
đặc biệt là một số đồng bào dân tộc thiểu số, nguồn thu nhập chính là cây quế,
nhưng những nghiên cứu về sâu bệnh hại quế ở nước ta và các công trình
nghiên cứu trên thế giới công bố không có nhiều, vì vậy em tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp phòng trừ
sâu hại chính trên cây quế (Cinnamomum cassia Bl.) tại huyện Trấn Yên,
tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
 Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh học và một số biện pháp
phòng trừ sâu hại chính trên cây Quế (Cinnamonmum cassia Bl.), tại huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, và đưa ra được một số biện pháp phòng trừ loài sâu
hại chính giúp rừng quế sinh trưởng, phát triển tốt.
 Yêu cầu của đề tài
- Xác định được thành phần loài sâu hại và loài sâu hại chính trên cây
Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Xác định được đặc điểm sinh học của loài sâu hại chính trên cây Quế.


3

- Xác định được một số biện pháp phòng trừ loài sâu hại chính trên
cây Quế.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
 Xác định thành phần phần loài sâu hại và loài sâu hại chính trên cây Quế.

 Đặc điểm sinh học (Hình thái, vòng đời và tập tính) của loài sâu hại
chính trên cây Quế.
 Xác đinh được một số biện pháp phòng trừ loài sâu hại chính trên cây Quế.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần giúp các vùng Quế của tỉnh Yên Bái nói chung và huyện
Trấn Yên nói riêng nâng cao hiểu biết về sâu bệnh hại cây Quế và biện pháp
phòng trừ sâu bệnh hại.
Các cơ quan chuyên môn có nguồn tư liệu phục vụ cho công tác dự báo
và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên cây quế đạt hiệu quả , giảm thiểu thiệt hại
do sâu bệnh gây ra đối với sản xuất quế.
Trang bị kiến thức về phòng trừ sâu bệnh hại quế cho các ban, ngành
đoàn thể cấp xã và nông dân trồng quế tại các vùng quế trọng điểm của huyện
Trấn Yên nhằm giúp các địa phương và nông dân chủ động trong phòng trừ
sâu bệnh, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra, nâng cao năng suất và phẩm chất
quế, nâng cao thu nhập cho người trồng quế, góp phần bảo tồn, phát huy
thương hiệu cây Quế tại huyện Trấn Yên.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Quế là một loại cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) cho hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu Quế hiện đã không còn dồi dào. Nhất là hiện
nay, người dân chuyển sang trồng cây keo nhiều hơn cây Quế, do cây keo sớm
thu lợi nhuận hơn (chỉ khoảng 4-5 năm là thu hoạch). Vì lợi ích trước mắt,
người trồng Quế đã tự thu hẹp diện tích trồng, làm giảm sản lượng sản phẩm.
Sự suy giảm năng suất, phẩm chất Quế tại địa phương do những nguyên
nhân như sau: Việc trồng, chăm sóc, khai thác Quế tại huyện Trấn Yên vẫn còn

theo kinh nghiệm truyền thống, có đất là trồng, trồng tùy tiện, không đúng kỹ
thuật, chỗ trồng quá dày, không đủ điều kiện ánh sáng cho cây, tạo điều kiện để
sâu bệnh hại phát triển; bảo quản Quế sau thu hoạch chưa đúng cách, chủ yếu
sấy khô theo phương pháp thủ công đất trồng manh mún, mang nặng tính tự
phát. Ngoài ra, giá cả thị trường trong thời gian gần đây luôn biến đ i do nhiều
nguyên nhân khác nhau và có chiều hướng giảm dần.
Ngoài ra, cây Quế trên địa bàn huyện Trấn Yên bị bệnh tua mực và các
loại bệnh khác như: Bệnh đốm lá, khô đọt, thán thư, sâu khô đọt... gây ảnh
hưởng lớn đến chất lượng và năng suất cây Quế. Cây Quế chủ yếu nhiễm
bệnh từ 3 năm tu i trở lên.
Giống Quế bản địa là một loại Quế có chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu
cao đang bị thoái hoá, nên nếu không có chủ chương, chính sách bảo tồn, cải
tạo rừng Quế bản địa thì sản lượng, đặc biệt là chất lượng sẽ giảm trong
những năm sắp tới... Vì vậy cần phải có biện pháp hỗ trợ và phát triển toàn
diện để đem lại năng suất và hiệu quả cho cây Quế trên địa bàn huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái.


5

2.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nƣớc và trong nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.2.1.1. Thành phần sâu hại Quế
Tại Ấn Độ Ayyar (1940)[9] lần đầu phát hiện loài Pauropsylla depressa
(Homoptera: Triozidae) gây u bướu trên lá và cành Quế. Theo Mani
(1973)[16] ghi nhận có 5 loài sâu và 1 loài bọ ve gây u bướu lá Quế.
Rajapakse và Kulasekera (1982)[18] có liệt kê đầu tiên ở Sri Lanka, xuất hiện
dịch hại trên cây Quế ở Sri Lanka.
Quế là cây gia vị quan trọng được gây trồng tại Sri Lanka và một số
quốc gia khác tại Đông Nam Á và đang bị một số loài côn trùng và vi khuẩn

gây hại, cụ thể các loài gây hại chính như: rệp nhảy Trioza cinnamoni
(Homoptera: Triozidae), nhện Eriophyes boisi (Acarina: Eriophyiidae), loài
sâu đục thân, cành Synanthedon spp. (Lepidoptera: Sesiidae). Các loài côn
trùng loại nhỏ như: loài sâu hại lá thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) Clytia
Chilasa, Graphium sarpedon, Orthaga vitialis, Dasychira mendosa và
Acrocercops spp. và loài đục quả Alcides sp.. Các loài sâu gây hại chính trên
cây Quế ở Srilanka và các nước Đông Nam Á bao gồm loài rầy Trioza
cinnamoni, nhện lông nhung Eriophyes boisi, loài sâu đục thân, cành
Synanthedon spp. và các loài sâu ăn lá như: Chilasa clytia, Graphium
sarpedon, Orthaga yejails, Dasychira mendosa và sâu vẽ bùa Acrocercops
spp. (Rajapakse and Wasantha Kumara, 2007)[19].
Loài sâu Cricula trifenestrata ăn lá hại một số loài cây thuộc họ
Lauraceae, cụ thể như loài Cinnamomum glanduliferum, C. glaucescens ở
Đông Bắc Ấn Độ, loài C. zeylanicum ở vùng Đông Bắc Á và Sri Lanka, loài
Persea bombycina ở vùng Đông Nam Ấn Độ, Nepal và loài Litsea cubeba ở
Ấn Độ (Amalendu Tikader, 2014)[7].


6

2.2.1.2. Đặc điểm sinh học của sâu hại Quế
Ở Ấn Độ cây Quế bị u bướu do nhện gây ra hầu hết có hình ovan hoặc
hình nón tạo các khoang có lông dài, bề mặt gồ ghề n i lên ở phiến lá. Bề mặt
của u thường có màu xanh vàng cho đến vàng. Mặt dưới được phủ bởi một
lớp tế bào mỏng để làm nơi trú ngụ cho trưởng thành và u thường mọc lên ở
cả 2 mặt của phiến lá với chiều cao khoảng 2-3mm và dày 1-2mm ở đáy
(Mani,1973)[16].
Theo Singh et al., (1978)[22] loài sâu Orthaga vitialis thuộc bộ
Lepidoptera gây hại trên lá và chồi cây Quế tại Ấn Độ, sâu non loài này hoạt
động rất mạnh, loài sâu này sống và gây hại ở chồi cây làm chồi biến dạng

dẫn đến chồi mọc thành cụm. Trong mỗi cụm chồi có thể có một vài sâu non,
chúng sống thành đàn và ăn toàn bộ bề mặt lá. Giai đoạn nhộng thường nằm ở
trong các cụm chồi, thời gian từ 11 đến 14 ngày. Thời kỳ sâu non từ 28 đến
30 ngày.
Tại Ấn Độ loài sâu róm Euproctis fraterna ăn lá hại cây Quế, sâu non
mới nở chỉ ăn phần diệp lục. Sau đó sâu non lớn dần và ăn toàn bộ lá làm
rụng lá. Chu kỳ sâu non loài này k o dài trong 13-29 ngày và thời gian nhộng
kéo dài 9-20 ngày. T ng chu kỳ sống k o dài 6-7 tuần (Singh et al.,1978)[22].
Theo Dharmadasa và Jayasinghe (2000)[15] phát hiện loài sâu
Synanthedon spp. (Lepidoptera: Sesiidae) hại thân, cành Quế, làm cho các
cành chết. Sâu non dài khoảng 2,5cm khi trưởng thành, đầu màu nâu sẫm và
thân màu trắng đậm. Sâu non thường ăn phần gỗ để sống và có xu hướng ăn
theo chiều ngang. Trưởng thành có cánh trước hẹp dài và đôi cánh sau rộng
hơn. Đuôi sau khi giao phối, đẻ trứng vào các vết nứt hoặc vết thương trên vỏ
cây và trứng nở trong khoảng 1- 4 tuần.
Loài sâu Chilasa clytia là loài sâu hại Quế thường gặp, trưởng thành có
kích thước lớn và là loài duy nhất ở Sri Lanka lưỡng tính cho cả hai giới; con


7

đực và cái có màu sắc khác nhau. Chúng thường bay chậm nhưng khi bị báo
động, nó sẽ thay đ i sang bay nhanh ngay lập tức. Bướm đẻ trứng đơn lẻ ở cả
mặt trên và dưới của lá non. Trứng có hình cầu, màu sáp và màu cam vàng.
Sâu non màu đen hoặc xanh đen, ăn cả lá non và lá bánh tẻ. Trong trường hợp
phá hoại nghiêm trọng chúng ăn toàn bộ lá và chỉ chừa lại gân lá. Sâu non có
5 tu i, k o dài từ 11 đến 17 ngày. Sâu non tu i lớn có màu vàng nhạt với sọc
đen ở hai bên và có chiều dài khoảng 2,5 cm. Nhộng có hình trụ được bọc
trong k n trông giống một cành củi gãy. Đối với loài sâu ăn lá Graphium
sarpedon cũng là một loài sâu hại Quế ph biến. Trưởng thành có màu đen

với các hoa văn màu xanh đặc trưng. Trứng được đẻ ở mặt dưới của lá, hình
tròn và có màu vàng nhạt và trứng k o dài 5-6 ngày. Giai đoạn sâu non có 5
tu i kéo dài 29-31 ngày (Vander Poorten et al ., 2004)[23].
Theo tác giả Anandaraj et al., (2001)[8] loài sâu vẽ bùa Acrocercops spp.
(Lepidoptera: Gracillaridae) là loài đục lá Quế. Trưởng thành nhỏ, màu bạc và
sau khi giao phối con cái thường đẻ một vài trứng trên mặt dưới lá gần gân
chính của lá và nở trong khoảng 2-6 ngày. Sâu non màu xám nhạt và ăn phần
mô diệp lục của lá. Các lá bị sâu đục trở nên nhăn nheo và các khu vực lá bị
sâu đục khô lại tạo thành các lỗ lớn trên lá. Các lá này trở nên nhợt nhạt và
quăn queo làm chậm sự phát triển.
Đối với loài sâu Alcides morio (Coleoptera: Curculionidae) là loài cánh
cứng hại quả Quế tại Ấn Độ, sâu non của loài này ăn hạt bên trong quả và đào
đường hầm bên trong hạt. Điều này gây thiệt hại kinh tế đáng kể vì Quế được
nhân giống thông qua hạt.Sâu non trưởng thành có đầu màu nâu với thân
trắng và đạt chiều dài 8-10mm. Giai đoạn nhộng thường diễn ra bên trong hạt
và kéo dài 7-9 ngày. Trưởng thành cắt một lỗ tròn trên lớp vỏ hạt. Chúng có
màu đen bẩn và không hoạt động. Con cái lớn hơn con đực. Tu i thọ của bọ
cánh cứng là 5-7 ngày (Rajapakse et al., 1997)[17].


8

Phát hiện loài sâu Synanthedon spp. (Lepidoptera: Sesiidae) hại thân,
cành Quế, làm cho các cành chết. Sâu non dài khoảng 2,5cm khi trưởng
thành, đầu màu nâu sẫm và thân màu trắng đậm. Sâu non thường ăn phần gỗ
để sống và có xu hướng ăn theo chiều ngang. Trưởng thành có cánh trước hẹp
dài và đôi cánh sau rộng hơn. Đuôi sau khi giao phối, đẻ trứng vào các vết nứt
hoặc vết thương trên vỏ cây và trứng nở trong khoảng 1- 4 tuần (Dharmadasa
và Jayasinghe, 2000)[15].
2.2.1.3. Biện pháp phòng trừ sâu hại Quế

Theo tác giả Butani (1983)[11] và Anandaraj et al., (2001)[8] đã cảnh báo
sự xâm nhập của sâu đục lá Conopomorpha civica và Phyllocnistis
chrysophthalma gây hại Quế ở Ấn Độ. Devashayam và Koya (1993)[14] chỉ ra
rằng C. civica đã gây hại cho 20,2% số cây Quế tu i nhỏ ở Kerala, Ấn Độ và
phòng trừ loài sâu này bằng cách phun thuốc trừ sâu Quinalphos 0,05% ngay khi
chúng vừa xuất hiện mới có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự xâm nhập.
Theo Singh et al., (1978)[22] kiểm tra việc trồng và chăm sóc như việc
cắt tỉa các cụm chồi Quế bị sâu là biện pháp phòng trừ chủ yếu và phun thuốc
trừ sâu Carbaryl (0.1%), hoặc Quinalphos (0.05%) hoặc Endosulphan
(0.05%), từ đó có thể kiểm soát sâu hại trên cây Quế, việc phun thuốc được
lặp lại trong khoảng 10-12 ngày hiệu quả đạt cao hơn.
Việc phòng trừ sinh học cho các loài nhện gây u bướu lá Quế là rất khó
khăn vì chúng sống và ăn trong các u của lá. Việc cắt tỉa thường xuyên có thể
kiểm soát rầy Trioza và nhện Eriophyes. Sử dụng thuốc monocrotophos,
lannat (methomyl) và methamidiphos ở trên, ở giữa và ở gốc của cây trồng,
việc sử dụng 30 ml monocrotophos / 25 L trong khoảng thời gian 4 ngày làm
giảm lượng u bướu đến mức thấp nhất. Quinalphos (0,05%) hoặc Dimethoate
(0,06%) cũng được khuyến cáo sử dụng để kiểm soát lá và chồi bị u bướu ở
Việt Nam (Rajapakse et al., (2007)[19].


9

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Thành phần sâu hại Quế
Theo tác giả Nguyễn Bá Thụ, Đào Xuân Trường (2004)[2] sâu hại Quế
tại Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An và Hà Tĩnh. Xác định có 14 loài
thuộc 13 họ và 4 bộ (Lepidoptera, Hemiptera, Coleoptera và Isoptera); cụ thể
các loài sâu hại Quế gồm có: Sâu đo Culcula paterinaria , Sâu róm ăn lá Quế
Malacossma dentata, Sâu đục lá Quế Leucoptera susinella, Bọ nẹt Latoia

lepida, Sâu kèn dài Amatissa vanlogeri, Bọ xít dài Leptocorisa varicomls, Bọ
xít lưới Chưa xác định tên, Bọ xít nâu sẫm Ertheina fullo, Sâu đục thân cành
Arbela baibarana, Sâu đục ngọn chồi Zeuzera sp., Sâu đục sùi vỏ Quế
Synanthedon sp., Xén tóc cánh xanh Bacchisa atriaris, mối Odontotermes sp.
và Bọ hung nâu nhỏ Maladera orientalis, trong đó có 3 loài sâu hại nguy
hiểm là loài Sâu đo, Bọ xít nâu sẫm và Sâu đục thân cành.
Theo kết quả điều tra về thành phần sâu hại Quế của tác giả Phạm Thanh
Loan (2012)[4] xác định được 17 loài sâu hại Quế ở Văn Yên, Yên Bái, cụ thể
gồm các loài Sâu ăn lá Quế Phalera flavescens (Lepidoptera: Geometridae),
loài sâu đo ăn lá Culcula paterinaria (Lepidoptera: Geometridae), loài sâu đục
quả Leucoptera susinella (Lepidoptera: Lyonetiidae), Bọ xít dài Leptocorisa
varicormis (Hemiptera: Coreidae), Sâu đục thân cành Arbela baibarana
(Lepidoptera: Cossidae), Sâu đục chồi ngọn Zeuzera sp. (Lepidoptera:
Cossidae), Sâu đục sùi vỏ quả (Lepidoptera: Aegeriidae), Mối Odontotermes
sp. (Isoptera: Termitidae), Bọ hung nâu nhỏ Maladera orientalis (Coleoptera:
Scarabacidae), Sâu cuốn lá Pandemis sp. (Lepidoptera: Totricidae), Bọ dừa nâu
(Coleoptera: Scarabacidae), Bọ rầy (Hemiptera: Triozidae), Bọ nẹt Latoia
lepida (Lepidoptera: Eucleidae), Sâu cuốn lá Coleophora sp. (Lepidoptera:
Tortricidae), Sâu xám Agrotis ypsilon (Lepidoptera: Noctuidae), Dế mèn nâu
lớn Brachytrupes portentorus, Dế mèn nâu nhỏ Gryllus testaceus (Orthoptera:


10

Gryllidae), trong đó có 4 loài sâu hại chính là: sâu ăn lá Quế, Sâu đục thân cành, Sâu đục sùi vỏ và Sâu đục chồi ngọn.
Theo kết quả điều tra thành phần sâu hại Quế tại Yên Bái gồm có nhóm
sâu hại lá: Sâu đo Biston maginata, bọ dừa nâu Adoretus sp., Sâu kèn
Amatissa vaulogeri, Sâu róm Creatonotus gangis, Ngài đèn xanh Creatonotus
transiens, Sâu ăn lá Crienla trifenestra, Sâu cuốn lá Ancylis sp., Sâu đục lá
Phyllocnistis sp., Rệp sáp Linsoma sp.; nhóm sâu hại thân, cành và chồi non:

Sâu đục chồi Cophopropra sp., Bọ xít đầu dài Leptocorisa acuta, Bọ xít lưới
Stephanitis sp., Bọ xít nâu sẫm Pseudodoniella chinensis, Bọ xít Nezara sp.,
Sâu đục thân Thimiatris sp., Sâu ăn vỏ Aegeria sp., Rầy Pauropsylla sp.,
trong đó có 8 loài hại xuất hiện 50% số lần điều tra bắt gặp lá loài Sâu đo, Bọ
dừa nâu, Sâu cuốn lá, Sâu đục lá, Sâu đục chồi, Rệp sáp, Bọ xít nâu xẫm, Sâu
gặm vỏ (Trần Quang Tấn, 2004)[6].
Thành phần sâu hại Quế rất phong phú gồm 14 loài ở 13 họ thuộc 4 bộ
khác nhau. Sâu ăn lá có 4 loài chiếm 36%, sâu đục thân, cành ngọn có 3 loài
chiếm 21,2%, sâu chích hút ngọn, cành non có 3 loài chiếm 21,2%, sâu đục
sùi vỏ có 1 loài chiếm 7,2%, sâu hại rễ có 2 loài chiếm 14,4%. Trong đó các
loài có mức độ gây hại nghiêm trọng là sâu đo Culcula paterinaria, sâu đục
thân cành Arbela baibarana, bọ xít nâu sẫm Ertheina fullo, Sâu đục ngọn chồi
Zeuzera sp., Mối Odontotermes sp. (Hà Công Tuấn và đồng tác giả, 2006)[1].
2.2.2.2. Đặc điểm sinh học của sâu hại Quế
Theo tác giả Nguyễn Bá Thụ, Đào Xuân Trường (2004)[2] loài Sâu đục
thân cành Arbela bailbarama (Lepidoptera: Metarbelidae), gây hại rất ph
biến các cành bị sâu đục thường hơi già, có đường kính từ 1,5 - 3cm, chiều
dài vết đục từ 10 - 15cm, những cành này thường bị chết và thường xuất hiện
ở Quế từ 6 tu i trở lên. Sâu trưởng thành dài 7 - 12mm, sải cánh rộng 22 25mm, con đực dài 7 - 11mm, cánh rộng 20 - 24mm; thân màu nâu xám, đỉnh


11

đầu có vảy màu trắng xám, miệng thoái hóa, râu môi dưới nhỏ; lưng có vẩy
màu nâu, bụng màu trắng, chân ngắn có vẩy trắng; cánh trước màu trắng xám,
có đốm đen, trên đốm đen có 6 đốm dài; m p trước có 11 đốm nâu, m p ngoài
có 6 đốm nâu; cánh sau hình chữ nhật, m p ngoài có 8 đốm nâu, bụng có lông
màu nâu đen mọc thành chùm. Trứng hình bầu dục xếp thành hình vẩy cá.
Sâu non dài 18 - 27mm, màu đen bóng, đầu màu nâu đỏ, môi trên hơi nhạt;
các đốt bụng cứng. Nhộng dài 12 - 16mm, màu vàng đỏ, râu đầu to. Loài sâu

đục thân cành mỗi năm 1 lứa, sâu trưởng thành xuất hiện ở tháng 6 - 7 đẻ
trứng ở kẽ nứt của vỏ cây, sâu non nở ra đục lỗ xuyên qua thân cây cành cây.
Biện pháp phòng trừ loài Sâu đục thân cành bằng cách chặt những cây bị sâu
hại, bắt sâu non và dùng thuốc Rogor 1% phun vào lỗ đục rồi bịt bông bại.Tác
giả còn chỉ ra Sâu đo ăn lá Quế Culcula panterinaria (Lepidoptera:
Geometridae) xuất hiện và phá hoại ở hầu hết các tỉnh trồng Quế ở nước ta
như: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi... Sâu đo
ăn trụi lá Quế trông như cây chết, làm giảm sinh trưởng của rừng Quế và làm
cây suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho những loài sâu hại thứ cấp xâm nhập,
phá hoại. Sâu trưởng thành thân dài 18 - 20mm, sải cánh rộng 72 - 75mm,
cánh trước có đốm vân màu xanh nhạt, giữa cánh có đốm lửa trong suốt, cánh
sau màu nâu xám, đầu hình sợi chỉ, bụng nhọn gần về cuối. Trứng hình bầu
dục màu xám trắng. Sâu non dài 5cm, biến màu theo cây chủ, đầu có màu
xanh, với những chấm n i màu vàng, thân màu xanh sẫm, bụng có hai đường
ch o trắng, cuối bụng có 2 sừng đuôi và đốt chân đuôi uốn cong. Nhộng màu
nâu đen bóng, phía trước thân nhộng có u lồi. Loài sâu đo ăn lá Quế mỗi năm
2 lứa, mỗi lứa k o dài tùy theo điều kiện thời tiết. Nói chung thời kỳ trứng 7
ngày, sâu non 29 ngày, nhộng 25 ngày, trứng được đẻ ở mặt sau của lá. Mỗi
con cái có thể đẻ 1.000 -1.500 trứng. Chúng thường đẻ trên kẽ hở thân cây, kẽ
lá, sắp xếp thành đám không theo thứ tự. Sâu non hoạt động mạnh, nhả tơ di


12

chuyển theo gió. Loài sâu đo ăn lá Quế chỉ tập trung chủ yếu ở sườn đồi và
chân đồi là chính. Nơi này có nguồn thức ăn dồi dào và có điều kiện nóng ẩm
thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của loài sâu hại này.
Theo Hà Công Tuấn và đồng tác giả (2006)[1], Bọ xít nâu sẫm
Pseudodoniella chinensis xuất hiện ở các vùng trồng Quế ở nước ta. Đặc biệt
tập trung nhiều ở vùng Quế Yên Bái, Quảng Ninh. Các cành non và chồi có

các vết chích của bọ xít. Sau 1 - 2 tuần các vết chích cùng với vết loang
chuyển sang màu đen, khô dần và nứt ra theo chiều dọc của cành, chồi. Cành,
chồi của cây Quế có thể khô h o và chết. Bọ xít trưởng thành: có kích thước
trung bình dài từ 0,8 - 0,9cm, rộng 0,4 - 0,5cm; có màu nâu sẫm, ngực trước
rất phát triển. Bọ xít chủ yếu gây hại trên phần gốc của chồi, cành và các chồi
ngọn ở thời kỳ bánh tẻ. Bọ xít sống tập trung ở nách chồi và điểm gốc cành.
Các vết chích cùng với vết loang to lan gần hết hoặc kín nách chồi, rất có thể
đây là chất bài tiết của bọ xít hoặc 1 loại bệnh gây hại. Các vết chích cùng với
vết loang sau 1 - 2 tuần chuyển sang màu xám đen, hơi l m xuống sau đó
chuyển màu nâu xám, khô dần, nứt ra theo chiều dọc của cánh, chồi. Phần gỗ
tiếp giáp với vỏ cũng chuyển màu hơi xám. Những gốc cành hoặc phần ngọn
bị nhẹ thì ở phía trên vết hại sùi to dần với nhiều hình dạng khác nhau, phía
dưới vết hại không sùi hoặc hơi sùi, đoạn giữa vỏ Quế chết dần và chỉ còn lại
gỗ, phần lớn các cành này sẽ chết dần dần.
2.2.2.3. Biện pháp phòng trừ sâu hại Quế
Theo tác giả Nguyễn Thị Hà (2013)[3], thường xuyên kiểm tra vườn rừng
phát hiện sớm dịch hại và áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp phòng, trừ triệt
để khi mật độ thấp, sâu tu i nhỏ. Dùng bẫy đèn bẫy trưởng thành. Xới đất diệt
nhộng quanh tán cây Quế sâu 3 - 5cm vào tháng 1 và tháng 8 hằng năm. Đối
với diện tích nhiễm sâu ở phạm vi hẹp, mật độ thấp, sâu tu i lớn: Sử dụng vòng
độc quanh thân cây hoặc dùng chế phẩm sinh học Bt để phun lên tán cây (liều


13

lượng 3 kg/ha thuốc pha với 450 - 600 lít nước) để diệt sâu non. Đối với diện
tích nhiễm sâu với mật độ cao (khả năng bùng phát dịch), phải sử dụng một
trong các loại thuốc hóa học như: Bestox 5EC, Ofatox 400EC... để phòng trừ.
Khi phun trừ sâu đo ăn lá Quế nên phun khi sâu mới nở sống tập trung trên lá
hoặc ở kẽ thân, hiệu quả phòng, trừ sẽ cao nhất.

Phòng trừ loài Sâu đục thân cành Arbela bailbarama bằng cách tập trung
phát dọn thực bì, chặt những cây bị sâu hại, cuốc xung quanh gốc cây vào
mùa xuân để giết nhộng. Dùng tay mây móc sâu non. Phun thuốc Rogor 1%
vào lỗ đục rồi bịt bông lại. Phun thuốc sữa Dip-tê-rếc nồng độ 0,2%. Đối với
Sâu đo ăn lá Quế Culcula panterinari dùng bẫy đèn hoặc bắt sâu non vào
sáng sớm. Cuối thu đào đất bắt nhộng. Có thể dùng một số loại thuốc diệt như
Ofatox 40 EC; Fax tax 25EC liều lượng 600 lít dung dịch/ha. Bọ xít nâu sẫm
Pseudodoniella chinensis bắt giết bọ xít khi mới nở còn sống tập trung, ngắt
các trứng bọ xít (Hà Công Tuấn và đồng tác giả, 2006)[1].
Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh t ng hợp (IPM) hại Quế
Cinnamomum cassia tại khu vực trồng Quế trọng điểm huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái, đã thử nghiệm các biện pháp phòng trừ cụ thể như đối với (1) Sâu
đục sùi vỏ Quế sử dụng thuốc Tasodant 600EC, Rigell 800WG, Oncol 25 WP, có
hiệu lực phòng trừ cao, đạt trên 90%. (2) Sâu ăn lá sử dụng thuốc Tasodant
600EC, Rigell 800WG, Oncol 25 WP, có hiệu lực phòng trừ cao, đạt trên 90%.
(3) Sâu đục chồi ngọn sử dụng thuốc Tasodant 600EC, Rigell 800WG, Oncol
25 WP, có hiệu lực phòng trừ cao, từ 76,9 - 80,6%. (4) Sâu đục thân cành sử
dụng thuốc Oncol 25 WP, có hiệu lực phòng trừ đạt 40,7% (Phạm Thanh
Loan, 2012)[4].
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy về thành phần loài sâu hại,
đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và các biện pháp phòng trừ sâu hại trên
cây Quế khá phong phú và đây là những tài liệu tham khảo cho các nghiên


14

cứu về sâu hại trên cây Quế ở Yên Bái, vì loài Sâu róm xanh ăn lá hại Quế ở
tỉnh Yên Bái là lần đầu tiên xuất hiện. Cho nên việc nghiên cứu chi tiết, hệ
thống và lôgic từ việc điều tra thành phần loài sâu róm ăn lá hại Quế, nghiên
cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các

biện pháp phòng trừ sâu róm xanh ăn lá hại Quế.
Về công tác phòng trừ trước kia chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học và
thường đối phó khi dịch đã xảy ra nên hiệu quả phòng trừ thấp. Ở Việt Nam đã
có mốt số công trình nghiên cứu về Sâu hại Quế. Tuy nhiên việc nghiên cứu
còn manh mún, chưa có giải pháp nghiên cứu đồng bộ, hệ thống và dịch sâu hại
Quế vẫn thường xuyên xảy ra cộng với loài sâu hại Quế như sâu đo, sâu ăn lá,
sâu đục thân cành, sâu hại vỏ, bọ xít nâu xẫm… đặc biệt năm 2016 và đầu năm
2017 loài sâu róm ăn lá hại Quế lần đầu tiên xuất hiện và gây dịch tại tỉnh Yên
Bái gây t n thất lớn đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của rừng Quế và
làm mất đi cảnh quan môi trường. Hơn nữa, diện tích rừng trồng Quế lớn và
phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau và nhiều địa hình khác nhau. Vì vậy,
thực tiễn sản xuất và kinh doanh rừng trồng Quế đòi hỏi cần phải có nghiên
cứu hệ thống từ điều tra thành phần loài sâu róm ăn lá Quế, nghiên cứu đặc
điểm sinh học, sinh thái, thời kỳ xuất hiện các loài sâu hại chính Quế, từ đó làm
cơ sở cho đề xuất biện pháp quản lý t ng hợp đảm bảo hạn chế dịch góp nâng
cao năng suất, chất lượng và quản lý rừng trồng bền vững rừng trồng Quế cho
tỉnh Yên Bái.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Trấn Yên có diện tích Huyện có diện tích 62.914,3 km2 và dân số
là 83.569 người (năm 2016), thị trấn C

Phúc nằm trên tỉnh lộ 151,


×